Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần I: Tám Thánh Địa Quan Trọng Của Cuộc Hành Hương

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN I: Ý NGHĨA, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

2. Tám Thánh Địa Quan Trọng Của Cuộc Hành Hương

Để đáp lại sự lo lắng của ngài Ananda rằng những Tỳ kheo sẽ không còn cơ hội để gặp và đảnh lễ Đức Phật sau Đại Bát-Niết-bàn của Người, Phật đã đề cập đến bốn thánh địa mà những Phật tử mộ đạo nên viếng thăm và tỏ lòng tôn kính. (Giới Phật tử Trung Hoa và Việt Nam thường hay gọi bốn nơi đó là Tứ Động Tâm). Bốn nơi đó là:

1) Lumbini: “Đây là nơi Như Lai đã đản sinh. Nơi này, này Ananda, là nơi một người kính đạo nên viếng thăm và chiêm bái với lòng thành kính”.

2) Buddhagaya (Bồ-Đề Đạo Tràng): “Nơi đây Như Lai đã giác ngộ viên mãnVô Thượng Chánh Đẳng Giác!. Nơi này, này Ananda, là nơi một người kính đạo nên viếng thăm và chiêm bái với lòng thành kính”.

3) Sarnath (Vườn Lộc Uyển): “Nơi đây Như Lai đã dịch chuyển Bánh Xe Giáo Pháp! Nơi này, này Ananda, là nơi một người kính đạo nên viếng thăm và chiêm bái với lòng thành kính”.

4) Kusinara (Câu Thi Na): “Nơi đây, Như Lai đã nhập diệt Niết-bàn, nơi mà những uẩn dính chấp không còn khởi sinh ! Nơi này, này Ananda, là nơi một người kính đạo nên viếng thăm và chiêm bái với lòng thành kính”.

Và bất kỳ ai, này Ananda, nếu bị thiệt mạng trong chuyến hành hương như vậy, với niềm tin sâu sắc trong lòng, khi thân xác phân hoại, sau khi chết, sẽ được tái sinh vào một cảnh trời hạnh phúc”.

“Trích Kinh “Đại Bát-Niết-bàn”

Còn Bốn thánh địa khác cũng là những nơi được thánh hóa bởi Đức Phật và những cảnh tượng kỳ diệu đã xảy ra, đó là:

5) Savatthi (Xá-Vệ), nơi Đức Phật dùng hai phép Thần Thông để hàng phục lục sư ngoại đạo. Sau đó, Phật xuất hành lên cõi trời Đao-Lợi (Tavatimsa) để thuyết giảng (Vi Diệu Pháp Abhidhamma) cho mẹ của Người.

6) Sankasia, nơi Đức Phật hạ thế xuống lại trần gian từ cõi trời Đao-Lợi (Tavatimsa), tháp tùng bởi Phạm Thiên (Brahma) và vua trời Đế-thích (Sakka), (sau khi Người đã thuyết giảng Vi Diệu Pháp Abhidhamma cho mẹ của Người và những vị Trời, Thần trong 3 tháng).

7) Rajagaha, nơi Đức Phật thuần phục con Voi Say.

8) Vesali (Tỳ-xá-ly), nơi đàn khỉ đào một ao nước cho Đức Phật dùng và cúng dường lên Đức Phật một bát mật ong.

● Tổng cộng tất cả, chúng ta có 8 địa danh quan trọng phải thăm viếng trong cuộc hành hương. Trong 8 địa danh đó, 7 địa danh là thuộc Ấn Độ ngày nay và 1 nơi là Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh, là thuộc nước Nepal, gần biên giới Ấn Độ.

Theo ghi chép trong quyển “Luận Giảng Bộ Phật Sử (Buddhavamsa Commentary, trang 188, 428), đối với tất cả chư Phật, có 4 nơi thánh tích là không hề thay đổi và không thể làm thay đổi được, đó là:

(a) Nơi Đức Phật ngồi thiền để đạt Giác Ngộ (Bodhi pallanka: chiếc Trường Kỷ Bồ-Đề) ở Bodhgaya (Bồ-Đề Đạo Tràng),

(b) Nơi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp tại Vườn Nai (Lộc Uyển), Isipatana, Sarnath,

(c) Nơi Phật đặt bước chân đầu tiên ở cổng thành Sankasia sau khi trở về trái đất từ cõi trời Đao-Lợi,

(d) Nơi đặt bốn chân giường trong đền Gandhatuki (Hương Thất) ở tu viện Kỳ Viên Jetavana, Savatthi (Xá-vệ).

Vậy, Bốn nơi không để đổi dời của chư Phật cũng nằm trong Tám Thánh Địa Quan Trọng của cuộc hành hương.

Chú thích:

Tên của một số nơi được ghi chép trong kinh điển Pali hiện nay đã bị thay đổi ở Ấn ĐộTên hiện nay của những nơi đó được ghi trong dấu ngoặc là:

Buddhagaya (Bodhgaya),

Kusinara (Kushinagar),

Rajagaha (Rajgir),

Savatthi (Sravasti), và

Vesali (Vaishali).

2.1 Thái Độ Tinh Thần Khi Bước Vào Những Thánh Tích

Một điều quan trọng cần nhắc nhở chúng ta, những người hành hương đến đây là để tưởng niệm và tôn kính Đức PhậtVì vậy, khi chúng ta đến những di tích thiêng liêngchúng ta cần giữ thái độ kính trọng một cách đúng mực, phù hợpĐức Phật được gọi là ‘vua của giáo pháp’ hay một Pháp Vương (Dhamma-raja) và khi chúng ta bước vào những nơi tưởng niệm người , chúng ta đang đảnh lễ trước sự có mặt của một vị ‘Vua’ mà chúng ta tôn kính. Người hành hương đến thánh tích không nên chụp hình lia lịa, đi lại lăng xănggiải thích nhau hay nói nhau ríu rít và cũng không nên có thái độ như là khách du lịch tham quan, tìm hiểu bằng sự tò mò hay tìm hiểu quang cảnh. Thay vì vậy, người hành hương nên giữ cho các giác quan hay các căn bình lặng và trầm tĩnhNgười hành hương chiêm bái nên đi một cách chánh niệm, đầu hơi nghiêng xuống và hai tay chấp hình búp sen để tạo sự trang trọng và tập trung niệm về những đức hạnh của Phật (niệm Phật). Khi bước vào nơi thờ cúngchánh điện, bảo tháp…, người chiêm bái nên giữ thái độ như đang bước vào đảnh lễ trước mặt Đức Phật, sau đó thực hiện những nghi thức cúng đường (puja), lễ lạy, nương tựa vào Tam Bảo bằng cách đọc hay tâm nguyện giữ Ngũ Giới hay Bát Giới và tụng niệm Phật, Pháp, Tăng.

Bằng cách thể hiện đúng đắn và phù hợp như thế, một Phật tử kính đạo đã thăm đến viếng và chiêm bái những nơi thiêng liêng với lòng thành kính, như Phật đã dạy.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app