Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần I: “tây Vực Ký” Của Ngài Huyền Trang (hsüan Tsang)

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN I: Ý NGHĨA, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

5. “Tây Vực Ký” Của Ngài Huyền Trang (Hsüan Tsang)

Ký sự “Đại Đường Tây Vực Ký” là một bộ sách ghi chép một cách khách quan, hơn 12 quyển, do nhà hành hương nổi tiếng Huyền Trang kể về chuyến đi lịch sử từ Trung Hoa đến Trung Á và bán đảo Ấn Độ và hành trình quay vềtrong khoảng thời gian 629-645 sau CN. (Quí vị đừng nên nhầm lẫn với truyện Tây Du Ký, một sáng tác của Ngô Thừa Ân về cuộc hành hương của thầy trò Đường Tăng với Tề Thiên Đại Thánh, Trư Bát Giới…và cũng đã từng được quay thành phim).

Trong khi Pháp Hiển hành hương đến Ấn Độ để tìm giáo Luật hay Luật Tạng (Vinaya), thì mục đích của Huyền Trang là đến Ấn Độ để tìm học từ những bậc trí giảthánh nhân những điều về giáo Pháp hay Kinh Tạng (Suttana), mà bản thân ngài còn nhiều điều chưa thông suốt. Sau khi đơn xin hành hương của ngài không được triều đình cho phép, ngài đã lên đường một cách bí mật từ Trường An vào năm 629 sau CN, vào năm ngài 27 tuổi. Đi theo hành lan Gansu, ngài vượt qua Lan Châu và đi thẳng về nơi cuối cùng của Vạn Lý Trường Thành gần Đôn Hoàng. Từ đó, ngài tiếp tục đi theo nhánh phía bắc của con đường Tơ Lụavượt qua Yumen Guan (Ngọc Môn quan) và vượt sa mạc Gobi để đến Hami (Ha-mật). Đến đây, ngài được triệu mời về Turfan, thủ đô của nước Uighur, bởi nhà Vua kính mộ đạo Phật, để làm quốc sư, nhưng ngài đã từ chối. Sau khi không thuyết phục được Huyền Trang, nhà Vua đã tiễn Huyền Trang lên đường đến Kara-shahr, rồi từ đó, ngài tiếp tục đi đến Kucha (Dao Tần).

Kucha (thuộc xứ tự trị Tân Cương ngày nay của Trung Quốc) là một đô thị ốc đảo nằm bên vành đai sa mạc, rất nổi tiếng về những giống ngựa ở đây. Vùng đất này rất phì nhiêu về khoáng sản và hoa màu nông nghiệp. Ở đây, có hàng trăm tu viện với hơn 5000 tu sĩ theo trường phái Sarvastivadin (Nhất Thiết Hữu Bộ). Tất cả những tu viện đều có treo nhiều ảnh Phật được trang hoàng lộng lẫy, được dùng để treo lên những chiếc xe để đi diễu hành trong những dịp lễ. Ở Kucha, nhà Vua cũng tuân thủ tổ chức Lễ Pancavasssika Parisa (Hội Đồng Phật Giáo họp mặt 5 năm hay sau 5 Hạ một lần) do Hoàng Đế A-dục (Asoka) đặt ra, là dịp lễ để cho nhà Vua và tất cả thực hiện việc cúng dường lớn nhất 5 năm một lần. Lần hành hương của Pháp Hiển, ngài cũng ghé qua đất nước này và cũng ở lại đúng vào dịp tổ chức lễ này. Từ bên ngoài cổng thành, Huyền Trang thấy được những hình tượng Phật, cao khoảng 90 bộ (khoảng 30-40m), và bên trước đó là nơi để làm lễ hội được dựng lên. Sau khi ở lại xứ sở này 2 tháng, ngài lên đường đến Aksu và vượt qua dãy núi Thiên Sơn đầy băng tuyết và tiếp tục bộ hành đến gần Hồ Issyk Kul ở nước Kyrgyzstan. Khu vực hồ trên núi này có độ cao 5272 bộ Anh (1.607m) so với mực nước biển, rộng 6,200 Km2 là hồ nước mặn lớn thứ nhì trên thế giới.

Sau đó, ngài tiến về phía Tây Bắc dọc theo vùng đất màu mỡ thuộc thung lũng sông Chu và băng qua vùng hồ và châu thổ Kyrgyz thuộc vùng Myn-bulak, được biết đến với nghĩa là “Ngàn Con Suối”. Sau đó, ngài lại tiếp tục hành trình về phía Tây, đi qua đô thị Tartar của xứ Taras và nước Nujkend nằm trên Rặng Núi Chatkal, và đến được Tashkent ở miền Đông Uzbekistan, lúc bấy giờ dưới sự cai trị của người Tuh-kiueh (Hung Nô). Điểm dừng chân tiếp theo là Samarkand, một quốc gia đông dân nằm ngay trên trục giao thương giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Đó là khu chợ, trung tâm mua bán sầm uất nhất trên con đường Tơ Lụa. Theo như ghi chép của Huyền Trang:

“Nhiều loại hàng hóa quý hiếm của nhiều nước được chứa ở đây. Người dân ở đây thì khéo léo và buôn bán giỏi giang hơn những nước khác. Người ở đây dũng cảm và mạnh mẽ và mọi người xung quanh đều theo gương của họ về sự lịch thiệp và khẳng khái của họ”.

Từ Samarkand, nhà hành hương tiếp bước đến Kesh (Karshi), rồi đi về hướng Nam tiến về vùng núi non hiểm trở. Sau khi leo lên qua chặng đường dốc đứng và đầy nguy hiểm, ngài đến được ‘Cổng Sắt’ hay Thiết Môn Quan, một ngọn đèo hai đầu toàn vách núi dựng đứng, xanh đen thẳm cũng giống như màu của sắt. Ở đó, những cánh cổng 2 lớp bằng gỗ được dựng lên và nhiều loại chuông được gắn trên đó. Khi cổng cửa được gia cố bằng sắt và không thể nào đánh phá được. Bởi vì rất khó mà vượt qua đèo được một khi cổng đã bị đóng, hai bên là vách núi, cho nên đèo này được gọi là Thiết Môn Quan. Sau khi vượt qua Thiết Môn Quan, ngài đến được Tukhara, một đất nước đang được cai quản bởi người Turk, sau đó ngài vượt xông Oxus (Amu Darya) gần Termez đến Kunduz ở Afghanistan. Ở đây, ngài gặp người con cả của thủ lĩnh Turkish Khan, người anh rể của Vua nước Turfan. Vua nước Turfan khi trước đây Huyền Trang ghé lại Turfan, nhà Vua đã viết thư giới thiệu Huyền Trang cho thủ lĩnh Turkish Khan. Sau vài ngày chờ đợi, ngài cùng những nhà sư đồng hành từ Balkh đã tiến vào thành phố, trước đây là thủ đô của vương quốc Bactria của Vua Milinda. Nơi đây có khoảng hơn 100 tu viện và 3.000 tăng sĩ.

Sau khi đến chiêm bái một số di tích thiêng liêng tại nơi đây, ngài lên đường đi Balkh và bắt đầu thực hiện một cuộc hành trình gian khổ và đầy hiểm nguy nhất để vượt qua vùng núi cao Hindu Kush để đến Bamiyan. Ở Bamiyanmọi người thờ Tam Bảo, nhưng vẫn còn thờ hàng trăm vị thần hộ mệnhđặc biệt là những người buôn bán thường làm lễ cúng bái những vị thần này khi công việc làm ăn bị thất bát, thua lỗ. Có khoảng 10 tu viện và 1000 tăng sĩ theo trường phái Lokuttaravadin (Thuyết xuất thế bộ). Huyền Trang đã thấy những hình tượng Phật khổng lồ, cao 55 và 35 m, được khắc vào vách núi vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5 sau CN, và ngài cũng đã từng nhầm tưởng rằng hình tượng Phật nhỏ hơn khác được làm bằng đồng bởi vì ở đó sáng lên màu vàng ánh. Ngài cũng thấy một tượng Phật nằm và cũng đến lễ lạy một số di tích xá lợi răng của Phật.

(Ghi chú: Vào năm 2001, trong một hành động mù quáng, những tay súng Taliban cuồng tín ở Afghanistan đã phá hủy hình tượng Phật này, trước sự lên án và phản đối của cả thế giới).

Tiến về phía đông, Huyền Trang vượt qua đèo của dãy núi Hindu Kush, vượt qua Đỉnh đèo Siah Koh, xuống nước Kapisa. Nước này có khoảng 100 tu viện và 6.000 tăng sĩ Đại Thừa và một tu viện lớn có khoảng 300 Tỳ kheo Phật giáo Nguyên Thủy. Cũng có khoảng 10 đền thờ với khoảng 1.000 tu sĩ khổ hạnh người Hindu, theo nhiều phái tu hành khổ hạnh khác nhau như lõa thể (Digambaras), những người chỉ che thân bằng bụi tro (Pasupatas) và những người mang vòng kết bằng xương trên đầu (Kapaladharinas). Mỗi năm, nhà vua đều cho làm một ảnh Phật bằng bạc và phát chẩn cho người nghèo đói và mồ côi trong vương quốc của ông. Sau khi trải qua hết mùa hè năm 630 sau CN ở Kapisa, Huyền Trang lại lên đường đi Nagarahara (Jalalabad). Ở đây, ngài thấy rất nhiều tu viện, nhưng rất ít tu sĩ. Những bảo tháp (phù-đồ) stupa thì hiu quạnh và bị tàn phá. Ngài viếng thăm di tích hang động của Rồng Naga Gopala nổi tiếng, mà theo truyền thuyếtĐức Phật đã để lại bóng của người in trên vách hang động sau khi đã hàng phục con rồng (naga) định hủy diệt vương quốc. Tại ngôi chùa có xá lợi xương sọ của Phật, ngài bắt gặp người canh giữ ngôi chùa lại là một Bà-la-môn do nhà vua cử đến và Bà-la-môn đã thu tiền phí những người đến đây thăm viếng di tích. (Đoàn hành hương của ngài Pháp Hiển cũng đã từng viếng thăm những nơi thánh tích này).

Rời Nagarahara, nhà hành hương tiếp tục hành trình đến Gandhara sau khi vượt qua Đèo Khyber. Nơi đây, cảnh thành thị, làng xóm thật hiu quạnh, chỉ thưa thớt một số ít dân cư. Có khoảng 1.000 tu viện, nhưng thật tiếc chỉ còn là tàn tích, cây cỏ rêu phong mọc đầy. Những bảo tháp đều đã bị mục rửa, điêu tàn. Chỉ còn lại 1 ngôi chùa, trong đó có khoảng 50 tu sĩ Đại ThừaTuy nhiên những đền thờ các Thần, thì chiếm khoảng 100 cái và rất đông đúc những người dị giáo. Theo ghi chép của Huyền Trang:“Nhiều thế kỷ trước đây, một nhà vua Hung Nô bạo tàn ở Sakala tên là Mahirakula, đã giết người bảo trợ của mình là vua của nước Kashmir để chiếm ngôi. Sau đó, ông đến Gandhara và giết vua ở đây trong một cuộc mai phục. Ông giết sạch gia đình hoàng gia, tể tướng của nước này, đập đổ những bảo tháp và phá hủy những tu viện, chùa chiềng – tất cả 1.600 cơ sở như vậy”.

Rời vượt lên phía Bắc, Huyền trang đến Udyana, một trung tâm hưng thịnh Phật giáo vào thời ngài Pháp Hiển viếng thăm, nay chỉ còn là một đống đổ nát, toàn bộ 1.400 tu viện, chùa chiềng ngày trước đã trở thành tàn tích, hiu quạnh. Trước kia có khoảng 18.000 tăng sĩ ở vùng này, bây giờ chỉ còn lại thưa thớt một số ít. Sau khi thăm viếng những di tích, ngài tiếp tục chuyến hành trình đến Takkasila (gần Rawalpindo). Nơi đây, ngài đã chứng kiến cảnh hoang tàn và đổ nát cũng do chính tên vua bạo tàn Hung Nô Mahirakula gây ra, nhiều tu viện đã bị hủy diệt và hoang phế. Rời Takkasila, ngài tiếp tục đi Kashmir, nơi đây Phật giáo còn đang thịnh hành. Có khoảng 100 tu viện và 500 tu sĩ Phật giáo ở đây. Dường như là sau cái chết của Mahirakula, con cháu ông ta lên ngôi trị vì ở Kashmir, đã muốn chuộc lại những tội lỗi của ông, nên đã cho xây lại nhiểu bảo tháp và tu viện Phật giáo. Tại thủ đô SrinagarHuyền trang đã lưu trú lại 2 năm (631-633 sau CN) để học giáo pháp và sao chép kinh điển từ những người thầy theo Đại Thừa.

Rời khỏi Kashmir, nhà hành hương tiếp tục đi về phía Nam, đi qua Jammu và đến Sakala (Sialkot gần Lahore), nơi đóng đô của vua Milinda của vương quốc Bactria trước kia và một vua không nổi tiếng thuộc dòng con cháu của Mahirakula. Tại đây, ngài đã bị kẻ cướp cướp hết đồ đạc khi chuẩn bị rời Sakal. Lại tiếp tục đi, ngài đến một thị trấn lớn, có thể là Lahore, và ngài đã ở lại đó 1 tháng. Sau đó, ngài đến ở lại 1 năm ở Chinapati. Vào năm 634 sau CN, ngài lên đường đi Jalandharđến sông Sutlejvượt qua Satadru và Paryartra trước khi đến MathuraDọc đường, ngài đã chứng kiến sự suy tànxuống dốc của đạo Phật và sự nổi lên của tư tưởng Bà-la-môn mới vào thời đại Gupta. Mathura, một căn cứ mạnh mẽ của Phật giáo vào thời vua Asoka và là trung tâm của trường phái Phật giáo Sarvastavadin (Nhất Thiết Hữu Bộdẫn đầu bởi vị Tỳ Kheo lỗi lạc Upagupta, bây giờ chỉ còn là bóng mờ của quá khứ, với chỉ còn khoảng 20 tu viện và 2.000 Tỳ kheo. Sau khi thăm viếng những di tích nơi đây, nhà hành hương tiếp tục đi lên phía sông Yamuna, đến Kuru-kshetra (Thaneswar), vùng đất thánh của những người theo đạo Hindu và quang cảnh những trận chiến Mahabharata huyền thoại giữa anh em dòng họ Pandava và Kauravas, những người anh em họ và cũng là kẻ thù một mất một còn. Ở đây, chỉ còn 3 tu viện với khoảng 700 tu sĩ, nhưng có đến 100 đền thờ thần Deva với rất đông thành viên giáo phái.

Về hướng Đông, ngài đến sông Hằng và đi dọc theo dòng chảy của sông, ngài đi qua nhiều đô thị mà ngài ghi chép lại là những nơi đang nổi lên lại chủ nghĩa Bà-la-môn như thủy triều dâng lên. Ngài cũng đi qua thánh địa Sankasia và chiêm bái những di tích liên quan đến truyền thuyết Đức Phật hạ thế trở lại trần gian từ Cung Trời Đao Lợi. Sau đó, ngài đi đến Kanauj, cũng được gọi là Kanyakubja, (thành phố của những người phụ nữ lưng gù), nơi Vua Harsha Vardhana đã chọn làm thủ đô. Ngài không gặp được nhà Vua ở đó khi nhà Vua đi vắng, nhưng sau này nhà vua đã trở thành một người bảo trợ cho ngài. Rời Kanauj, ngài đến Ayodha hay Saketa, nơi mà đạo sư danh tiếng của phái Đại Thừa là ngài Vasubhandu (Thế Thân) đã biên soạn những trước tác Đại Thừa của mình. Sau đó, ngài đến được ngã ba hợp lưu của Sông Hằng và Sông Yamuna, vào thành phố Prayag (Allahabad). Nơi đây, chỉ có 2 tu viện và một vài tu sĩ, nhưng đền thờ thần Deva và những người theo giáo phái đó thì rất nhiều. Tại ngã ba sông đó, Huyền Trang cũng đã chứng kiến hàng trăm người theo đạo Hindu trầm mình dưới nước sau 7 ngày nhịn đói, với niềm tin rằng dòng nước sẽ gội rửa hết những tội lỗi và dẫn dắt họ lên thiên đường. Ngài lại đi và đến Kosambi và viếng thăm tu viện Ghositarama, nơi mà những thương nhân giàu có ở xứ này đã xây để cúng dường cho Đức Phật để Người cư ngụ trong những lần Người đến Kosambi. Bấy giờ, tu viện Ghositarama chỉ còn là một nơi đổ nát, điêu tàn.

Đi ngược lên phía Bắc, nhà hành hương đã đến Sravasti hay Savatthi (Xá-vệ), ngài thăm Maheth (nơi có hang động Anguilimal), ở đó ngài cũng chiêm bái Tháp Sudatađánh dấu vị trí ngôi nhà của Sudata, hay được gọi là Cấp Cô Độc (Anathapindika), và bên cạnh đó là Tháp Angulimala stupa. Tại Saheth, ngài chứng kiến tu viện Kỳ Viên (Jetavana) đổ nát và hoang tàn. Rời khỏi Sravasti (Xá-vệ), ngài tiếp tục đi đến Kapilavastu, (Ca-tỳ-la-vệ), kinh đô của vương quốc Thích Ca (Sakya); Rồi ngài đến nơi Đức Phật đản sinh là Lumbinitu viện Ramagama, cũng đã trở thành nơi phế tích đã nhiều năm và đến Kusinara, (Câu-tin-na), nơi Đại Bát-Niết-bàn của Đức Phật.

Lại đổi hướng đi về phía Nam khoảng 500 lý, băng qua nhiều cánh rừng rậm, ngài đến Varanasi, thành phố linh thiêng của người Hindu. Nơi đây có khoảng 30 tu viện và khoảng 3.000 Tỳ kheo, nhưng có đến hơn 100 đền thờ với khoảng 10.000 tín đồ theo đạo Hindu, chủ yếu họ thờ thần Siva. Tại khu Vườn Lộc Uyển ở Sarnath, ngài đã viếng thăm một tu viện, nơi có 1.500 Tỳ kheo theo trường phái Phật giáo Sammitiya (Chính Lượng Bộ) và cũng đã viếng thăm nhiều di tích xung quanh vùng này. Rồi lại xuôi theo sông Hằng về hướng Đông đến Ghazipur, rồi trở lại hướng Đông Bắc đến thành đô Vesali (Tỳ-xá-ly). Ở đây có vài trăm tu viện, nhưng chỉ có rất ít tu sĩ. Thành phố cũng bị tàn phá và gần như hoang phế. Ngài đến chiêm bái Trụ Đá Asoka với đầu sư tử trên đầu trụ, và bên cạnh đó có một bảo tháp cũng được xây dựng bởi vua Asoka. Gần trụ đá là một Ao Nước, do một bầy khỉ đào để cho Đức Phật dùng, và phía Nam là một bảo tháp được xây lên để đánh dấu nơi bầy khỉ lấy bình bát của Phật, trèo lên cây và đổ mật ong vào để dâng lên Phật. Đi lên Tây Bắc, ngài đi qua xứ Vaishali của những tu sĩ Bạt-kỳ (Vajji) trong quá khứ và rồi sau đó đi Nepal. Sau đó, ngài quay về lại Vesali và rồi đi qua sông Hằng, đến nước Magadha (Ma-kiệt-đà).

Pataliputta (Patna, Hoa Thị Thành), kinh đô của đế chế Maurya vào thời Vua A-dục (Asoka), cũng trở thành một nơi hoang tàn. Còn có khoảng 50 tu viện với khoảng 10.000 tu sĩđa số là những người theo Đại Thừa. Trong thành cổ, Huyền Trang cũng chứng kiến hàng trăm tu viện, đền thờ Hindu và bảo tháp nằm trên đống đổ nát. Ngài cũng viếng thăm tu viện Kukkutarama do nhà vua Asoka xây, nhưng công trình này cũng đã đổ nát, chỉ còn lại di tích là móng của những bức tường. Xuôi về hướng Nam, ngài ghé ngang Chùa Tiladaka, nơi có rất nhiều người bên cạnh một tượng Phật Đứng, dấu hiệu cho thấy sự phát sinh ra trường phái Phật giáo Tantra (sau này phát triển ở Tây Tạng). Tiếp tục hành trìnhHuyền Trang đã đến sông Neranjara (Ni Liên Thuyền), và qua sông là đến Gaya. Ở nơi quan trọng này, ngài viếng thăm tất cả các nơi, như đồi Pragbodhi (núi Tiền Chánh Giác) nơi Bồ-tát (tức Đức Phật trước khi Người thành Đạotrải qua 6 năm tu khổ hạnh, ngôi làng của nàng Sujata, người đã mang cho vị Bồ-tát bát cháo nấu bằng gạo và sữa, khu rừng Uruvela và Bodhgaya (Bồ-Đề Đạo Tràng), là thánh tích nơi Đức Phật thành ĐạoGiác Ngộ và là nơi thiêng liêng nhất đối với tất cả Phật Tử viếng thăm. Sau đó, ngài Huyền Trang đi đến Rajagaha (thành Vương-xá) và viếng thăm tất cả những di tích quan trọng ở đó, bao gồm Đỉnh Núi Linh ThứuRừng Tre (Trúc Lâm), Suối Nước Nóng, Ngôi Nhà Đá Pippala và Đại Hang Động Sattapanni, nơi diễn ra Hội Đồng Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Nhất.

Ngài ở lại Nalanda vào khoảng năm 635 sau CN và ghi danh vào Đại Học Viện danh tiếng Nalanda, đó là ngôi trường Phật giáo lớn nhất đầu tiên ở Ấn Độ, để hoàn thành mục đích là đến Ấn Độ để học hỏi giáo pháp Phật Giáo từ những bậc hiền trí. Việc Xét Tuyển dựa vào kết quả phỏng vấn bởi một quan chức có nhiều kiến thức sâu rộng về Phật học. Ông ta sẽ đặt bất kỳ những câu hỏi khó khăn nào, thì thí sinh phải trả lời được để thỏa mãn ông ta thì coi như đã được xét tuyển. Thông thường thi có 10 thí sinh, thì đến 7-8 người bị đánh rớt trong lần sát hạchHuyền Trang với nhiều kiến thức đã có sẵn của một nhà sư và chiêm bái nhiều năm, đã được nhận vào. Ở đó, ngài được học Du Già Luận Thuyết (Yogacara) từ một vị thầy Đại Thừa danh tiếng là Silabhadra. Ngài cũng học về Triết học Hindu và thành thạo về tiếng Phạn (Sanskrit). Trong suốt quá trình lưu học ở đó, ngài luôn thể hiện mình về tính chuyên cần và sự uyên bác nổi bật.

Đến năm 638 sau CN, ngài ngưng việc học và lên đường đi Champa (Bhagalpur) và West Bengal, rồi dừng chân lại ở khu hải cảng Tamralipti, (giống như ngài Pháp Hiển trước đó), nơi đây ngài định sẽ lên thuyền đi Sri Lanka (Tích Lan) để học giáo lý của trường phái Trưởng Lão Bộ (Theravada)¸ sau này là đại diện cho Phật Giáo Nguyên Thủy. Nhưng ngài nghe rằng Tích Lan rất gần mũi phía Nam của Ấn Độ, mà thật là đúng như vậy nếu chúng ta nhìn vào bản đồ Ấn Độ và Tích Lan, vì thế ngài quyết định đi tiếp bằng đường bộ hơn là mạo hiểm đi thuyền vượt đại dươngTiếp tục đi về hướng Tây Nam, ngài tiếp tục đi qua bang Orissa, nơi đây có vài trăm tu viện với khoảng 10.000 tăng sĩ của phái Đại Thừa, và đi qua Kalinga, nơi có rất nhiều tín đồ dị giáođa số là người theo giáo phái Nigantha (Ni-kiền-tử) trước kia (nhóm tu sĩ lõa thể tu khổ hạnh). Sau đó, ngài tiếp tục chuyến đi đến Kosala (quê của ngài Nagarjuna (Long Thọ), người sáng lập học thuyết Trung quán tông, hay Trung Quán Luận), rồi ngài đến Andhra, rồi ghé qua Amaravati. Ở đó, cũng còn một số tu viện, nhưng tất cả đều điêu tàn và hoang vắng. Khoảng 20 tu viện còn được bảo tồn, chỉ có khoảng 1.000 tu sĩ Đại Thừa. Ngài cũng đi qua 2 địa danh là 2 cơ sở nằm phía Đông và phía Tây sườn núi, của 2 nhánh phái gần nhau là Purvasaila (Đông Sơn Trụ bộ) và Aparasaila (Tây Sơn Trụ bộ). Cả 2 cơ sở, giống như tu viện, là nơi tăng sĩ cư ngụ và tu hành, những lúc đó cũng đã là tàn tích và bỏ hoang. Sau khi dừng chân qua mùa Mưa năm 639 sau CN ở Amaravati, nhà hành hương lại lên đường tiếp tục về hướng Nam, theo ý định qua Tích Lan, ngài đã đi qua nước Chola, mà ngài đã miêu tả lại trong ký sự của mình như sau: “…hoang tàn và hiu quạnhliên tiếp những đầm lầy và rừng già, dân cư thưa thớt và những toán quân cướp hiên ngang đi lại ở xứ này”.

Tiếp tục, ngài băng ngang qua một huyện toàn rừng hoang, tiếp tục đi thêm 1.500 lý, ngài đến được nước Dravida. Tại thủ đô Kanchipuram (gần Madras), có khoảng 100 tu viện và 10.000 tu sĩ Phật giáo Đại Thừa. (Thật ra, Đại Thừa xuất phát từ phía nam Ấn Độ, chứ không phải ở những nơi phía Bắc xưa kia Đức Phật đản sinh và giảng dạy giáo pháp như chúng ta thấy trên bản đồ những thánh địa Phật giáoXem thêm: ‘Giáo Trình Phật Học’, chương XVII). Ở đây, Huyền Trang nghe được rằng Sri Lanka (Tích Lan) đang đối diện với bạo động và nạn đói, sau cái chết của nhà vua. Vì vậy, ngài từ bỏ ý định đến Sri Lanka để tiếp thu giáo lý Phật Giáo Trưởng Lão Bộ (Theravada), mà ngày nay là đại diện cho Phật giáo Nguyên Thủy chính thống. (Thật là một điều vô cùng đáng tiếc cho lịch sử truyền thừa của Phật giáo!).

Quay lên lại hướng Bắc, ngài băng qua nhiều cánh rừng và làng mạc hoang vắng, chỉ gặp toàn những đám cướp ngày đêm lùng sục nạn nhân. Sau đó, ngài đi tiếp 2.000 lý nữa và không gặp tai nạn cướp bóc gì. Nhà hành hương đã đến được Konkanapura (Golconda gần Hyderabad), nơi đó có khoảng 100 tu viện với khoảng 10.000 tu sĩ thuộc cả 2 trường phái Đại Thừa và Kinh Bộ Nikaya. Rời khỏi Konkanapura, ngài băng qua những xứ sở hoang tàn, đầy những kẻ cướp bóc và thú rừng hoang dã, và ngài đã an toàn đến được Maharashtra, ngài đã ghé thăm di tích nổi tiếng khu tổ hợp Chùa Hang Ajanta. Rời Ajanta, ngài tiếp tục đi đến Valabhi vào năm 641, rồi đi qua BharochMalava và KachhaValabhi là kinh đô của vương quốc Maitraka ở vùng Gujerat và là một trung tâm học thuật và thương mại sầm uất. Theo ghi chép của Huyền Trang:“Ở đó có khoảng 100 gia đình có 100 triệu phú (lakhs). Những sản vật hiếm và quý giá được tích trữ ở đây với số lượng lớn.”

Ngài cũng đã đến thăm một tu viện lớn, nơi hai đạo sư Đại Thừa nổi tiếng từng cư ngụ ở đây và biên soạn những trước tác của mình là ngài Sthiramati và Gunamat. Chuyển qua hướng Tây, ngài đi qua vùng Surashtra và Gurjjara trước khi đến được Ujjain, kinh đô của nước Avanti. Ở đâu cũng có rất nhiều tu viện, nhưng tất cả đã trở thành phế tích và chỉ còn khoảng 300 tu sĩ Phật giáoTiếp tục theo hướng Tây, ngài đã đi đến Sindh và bắt gặp vài trăm tu viện với khoảng 10.000 tu sĩ theo trường phái Sammatiya (Chánh Lượng bộ). Rồi lại lên hướng Bắc, vượt sông Indus, ngài đến Multan. Ở đây, những Phật tử và tu sĩ rất ít. Có khoảng 10 tu viện, tất cả đều đã sụp đổ. Đến đây, ngài quyết định quay trở lại Nalanda, sau khi ngài đã đi và đã chiêm bái hầu hết những thánh tích và tu viện, chùa chiềng ở Ấn ĐộTrở lại Nalanda, Huyền Trang dành hết toàn bộ thời gian vào việc học giáo lý Phật Giáo Đại Thừa và tham gia vào nhiều cuộc đàm đạo giáo pháp ở đó. Sau khi đã lĩnh hội được hầu hết những kiến thức hàn lâm về giáo pháp, ngài bắt đầu nghĩ đến việc quay về lại Trung Hoa để truyền bá giáo pháp.

Nhà vua xứ Assam là Kumara-raja, khi nghe về khả năng uyên bác của ngài, đã mời ngài đến kinh đô Kamarupa vào năm 643. Trong khi Huyền Trang đang nghỉ chân tại đó, thì vua Kumara-raja lại nhận lệnh của một vị Hoàng Đế của đế chế quyền uy hơn là Vua Harsha Vardhana, đưa nhà sư Trung Hoa đó đến để gặp nhà vua ở Kajinghara, một kinh đô nhỏ nằm bên bờ sông Hằng. Sau khi gặp gỡ, cả hai người trở thành 2 người bạn tâm giao, thân thiện. Vua Harsha Vardhana mời Huyền Trang đến kinh đô Kanauj, nơi đó ông triệu tập một hội nghị tôn giáo bên sông Hằng, 20 vị vua của 20 nước chư hầu đã đến dự, cùng với nhiều tu sĩ và những Bà-la-môn. Huyền Trang được đề cử là người Chủ tọa của Cuộc Đàm ĐạoTrong suốt 3 tuần, vua Harsha cúng dường thức ăn cho tất cả các tăng sĩ và những Bà-la-môn. Sau đó, nhà vua tự mình khuân vác một bức tượng Phật với kích thước người thật làm bằng vàng lên một tháp cao để lễ lạy Tam Bảo và cúng dường những bộ y làm bằng lụa được gắn đá quý. Vào ngày cuối cùng, những kẻ ngoại đạo muốn phá hoại hội nghị, bằng cách phóng hỏa tháp Phật đó và tìm cách mưu sát nhà vua. Nhưng kế hoạch ám sát đã bất thành và những kẻ mưu sát đã bị bắt. Hắn khai nhận là được thuê bởi những kẻ dị giáo và những Bà-la-môn, họ ghen tức vì nhà vua đã trao nhiều danh dự và bày tỏ lòng tôn kính đối với nhà sư Phật giáo. Nhà vua cho lưu đày người cầm đầu và những Bà-la-môn ra biên ải Ấn Độ. Sau đó, nhà vua đích thân đưa tiễn Huyền Trang đến Prayag, và tổ chức Lễ hội Phật Giáo (tổ chức 5 năm 1 lần theo đề xướng của vua A-dục Asoka), nhà vua phát chẩn tất cả những tài sản ông tích lũy hơn 5 năm, theo gương nhà vua A-dục (Asoka).

Sau khi chứng kiến lễ hội này, Huyền Trang ở lại Prayag thêm 10 ngày nữa với Vua Harsha và bắt đầu chuyến đi trở về cố hương Trung Hoa. Để qua đèo núi an toàn, nhà vua đã cho Kumara-raja và quân lính đi theo bảo vệ Huyền Trang đến tận biên giới.

Huyền Trang quay trở về Trung Hoa theo hướng ngược lại với hướng ra đi trước kia. Ngài quay về qua JalandharTakkasila và Nagarahara. Sau khi vượt qua dãy núi Hindu Kush, ngài tiến về phía Bắc Afghanistan. Rồi đi theo hướng Tây Bắc, ngài đến Badakshan và vượt qua nhiều núi non hiểm trở và thung lũng của dãy Pamirs, đi qua nhiều đô thị của TajikistanVượt qua dãy núi Sarykol, là biên giới thiên nhiên giữa Trung Hoa và Tajikistan, ngài về đến Kashgar thuộc tỉnh Xinjiang (Tân Cương). Từ Kashgar, ngài đi tiếp về Yarkand và Khotan, băng qua sa mạc Takla Makan, và đến Đôn Hoàng (Dunhuang). Sau khi nghỉ lại ở Đôn Hoàng, ngài quay lại Trường An (Tây An) vào năm 645, ngài được hoan nghênh tiếp đón bởi quan lại triều đình và những nhà sư. Sau đó, ngài diện kiến Hoàng Đế vài ngày sau đó.

Huyền Trang đã mang về Trung Hoa những vật phẩm sau:

1) 150 viên ngọc xá lợi Phật.

2) 6 bức tượng Phật.

3) 124 tác phẩm và sách kinh Đại Thừa.

4) Những kinh điển, ghi chép khác, gồm 657 tác phẩm, được chuyên chở bởi 22 con ngựa.

Ngài Huyền Trang dành hết thời gian còn lại của đời mình để chuyển dịch những tác phẩm tiếng Phạn mà ngài đã mang về, cùng với sự trợ giúp của nhiều người trong nhóm phiên dịch.

Ngài qua đời vào năm 664, hưởng thọ 62 tuổi, sau khi đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng, cuộc hành hương Tây Du vĩ đại để học hỏi giáo pháp từ những thánh nhân, bậc hiền trí và mang kiến thức Phật Pháp về cho Trung Hoa. Cũng như ngài Pháp Hiển và nhiều nhà hành hương quả cảm khác, Huyền Trang trở thành một hiện tượng không bao giờ phai mờ trong lịch sử hành hương và lịch sử tôn giáo, là tấm gương cao đẹp về lòng mộ đạo, sự kiên trung trong việc sưu tầm, học hỏi và truyền bá giáo pháp. Hơn gần 1.350 năm này, hàng triệu Phật tử ở những nước Phật Giáo Đại Thừa ở vùng viễn Đông, như Trung Hoa, Việt NamTriều TiênNhật BảnMông Cổ đã có cơ hội học hỏi từ trong những giáo pháp mà ngài đã mang về cũng như học tấm gương mộ đạo và tu hành mẫu mực của ngài, với một lòng tri ân vô hạn.

hanh huong cua ngai huyen trang

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app