Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần I: Sự Khôi Phục Những Di Tích Phật Giáo Ở Ấn Độ

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN I: Ý NGHĨA, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

7. Sự Khôi Phục Những Di Tích Phật Giáo Ở Ấn Độ

Bình Minh Mới Của Phật Giáo Ấn Độ

Sự biến mất của Phật giáo ở Ấn Độ kéo dài 6 thế kỷ, từ thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 19. Theo Thượng tọa Tỳ Kheo Jagdish Kashyap, sự biến mất là hầu như là hoàn toàn, ngay cả sau này, những người bản xứ ở Patna, Rajgir và Muttra, những nơi từng là căn cứ vững chãi của Phật giáo, cũng không còn được truyền lại một điều gì và cũng không thể nào nhận ra được những di tích Phật giáo được phát hiện hay khai quật lên ở đó. Trong khi đó, ở nhiều nơi vẫn còn một số tượng Phật (còn sót lại sau cuộc tàn phá) đã được người ta thờ cúng như là những thần của đạo Hindu. Rồi người Anh đến Ấn Độ vào thế kỷ 19 và tiến hành nhiều cuộc khai quật nhiều di tích Phật giáo vốn đã bị chôn vùi dưới đất sau nhiều thế kỷ.

Sau cuộc suy vong của Phật giáo Ấn Độ, thậm chí ngay cả tên của nhà vua Asoka vĩ đại cùng với những Trụ Đá Asoka của ông cũng đã bị quên lãng. Sau hơn 6 thế kỷ bóng tối, ánh bình minh bắt đầu ló rạng khi Đế Quốc Anh bước chân vào Ấn Độ vào thế kỷ 18, lôi cuốn theo nhiều học giả và nhiều nhà khám phá. Những người mới đến từ phương Tây rất hăm hở muốn khám phá những kho tàng và những bí mật của một đất nước cổ xưa như Ấn Độ. Những trụ đá Asoka đứng phô bày giữa không gian là những đối tượng được để ý đến trước tiên. Những người Anh đã bắt đầu phát hiện ra, từ năm 1750, những mảnh vỡ của những trụ đá Asoka có khắc những dòng chữ cổ đại. Đầu tiên là trụ đá Delhi-Mirath, rồi đến trụ đá Delhi-Topratrụ đá Allahabad-Kosambi và những trụ đá ở Lauriya Araraj và Lauriya Nandangarh, 2 trụ đá cuối cùng này nằm ở Bihar. Sau đó vào thế kỷ 19, những Thạch Dụ khắc trên đá được tìm thấy ở Girnar thuộc Gujerat, Dhauli thuộc Orissa (Kalinga) và Shahbazgarhi gần Peshawar ở Pakistan.

Sau khi phát hiện, bước tiếp theo họ tìm hiểu xem trên những Trụ Đá và những Thạch Dụ trên đá nói những gì. Nhưng vào thời đó, không một ai ở Ấn Độ có thể dịch được những ý nghĩa của những hàng chữ đó. Mãi cho đến năm 1837, James Princep, một sĩ quan trong quân đoàn Indian Mint và là Thư Ký Hội Á Đông vịnh Bengal (the Asiatic Society of Bengal), sau nhiều năm nghiên cứu và học hỏi công phu, đã có thể dịch được nội dung của những hàng chữ viết bằng thứ tiếng cổ đại Brahmi. Ông đã công bố bản dịch qua tiếng Anh của nội dung ghi trên 7 Trụ Đá Asoka, mà lúc nào cũng bằng một câu mở đầu: “Đây là lời của người con yêu dấu của những vị Trời, Vua Piyadasi” (tiếng Anh:“Thus spake the beloved of gods, King Piyadasi”)

Ai là Vua Piyadasi? vẫn là một bí mật. Nhưng may mắn thay, lúc này có một nhà sử học tên là George Turnour, cũng là một sĩ quan trong Bộ Dân Sự ở Tích Lan, đã xuất bản bản dịch tiếng Anh của quyển Mahavamsa (Đại Biên Niên Sử Tích Lan) bằng tiếng Pali. Như là một sự tình cờ may mắn, cái tên ‘Piyadasi’ xuất hiện trong quyển Biên Niên Sử, hay còn gọi là “Đại Sử Tích Lan”, đã giúp cho Princep nhận ra được Vua Piyadasi chính là vị Hoàng Đế Phật Tử Asoka.

Sự diễn dịch được những hàng chữ trên các Trụ Đá Asoka và việc nhận ra được tên của Vua Asoka là một sự kiện mang tính lịch sửhé mở ra một sự thật là vào thời đại Asoka, Ấn Độ là một nước Phật Giáo!. Rõ ràng là những nhà chép sử Bà-la-môn đã cố tình bôi xóa đi thời đại Hoàng Kim Phật Giáo này. Việc khám phá ra điều này làm giàu có thêm cho lịch sử của Ấn Độ và Phật Giáo, mà những nhà viết sử Ấn Độ phải viết lại tất cả những quyển sách lịch sử của mình!.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app