Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần Iii: Rajgir, Nơi Đức Phật Hàng Phục Voi Say Nalagiri

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN III: BỐN NƠI DIỄN RA ĐIỀU THẦN DIỆU

3. Rajgir, Nơi Đức Phật Hàng Phục Voi Say Nalagiri

3.1 Cách để Đi Đến Nơi

Rajgir (thành Vương-Xá) nằm trong quận Nalanda của bang Bihar, cách 70 km về hướng Đông-Bắc của Bodhgaya (Bồ-Đề Đạo Tràng) và cách 102 km về phía nam của Patna.

3.2 Ý Nghĩa Tôn Giáo

Rajgir là tên mới của Rajagaha (thành Vương Xá), là kinh đô cổ xưa của vương quốc hùng mạnh Magadha (Ma-kiệt-đà) nhiều thế kỷ. Vào thời Đức Phật, nhà vua trị vì là Vua Bimbisara, người sau này bị người con là Ajatasattu (À-xa-thế) phế truất và mưu hại. Sau khi gặp vị Bồ-tát (tức Đức Phật), nhà vua lấy làm cảm kích với thân thế hoàng gia của Bồ-tát, nên ông đã xin nhường một nửa vương quốc cho Bồ-tát. Vị Bồ-tát vừa mới từ bỏ vương quốc Thích Ca và đang trên đường đi tìm sự bất tử đã từ chối lòng tốt của nhà vua và hẹn khi nào thành Đạo sẽ quay lại thăm nhà vua.

Ngay sau khi gửi Tăng đoàn 60 vị vừa mới chứng đạt A-la-hán từ Sarnath đi nhiều phương khác nhau để truyền bá giáo phápĐức Phật một mình đi đến Uruvela, nơi đó, Người hóa độ được anh em nhà ngài Ca Diếp (Kassapa) trở thành những vị A-la-hán. Cùng với một đoàn gồm một ngàn vị A-la-hánĐức Phật tiến về thành Vương Xá Rajgir và được vua Bimbisara tiếp đón long trọng. Sau này, nhà vua cũng trở thành một Phật tử tại gia và đã cúng dường cho Đức Phật và Tăng Đòan Vườn Tre Veluvana hay còn gọi là Trúc Lâm để làm tịnh xá.

Là kinh đô của một vương quốc hùng mạnh như vậy, Rajgir là trung tâm của những hoạt động thế tục và tôn giáo. Theo Kinh Sa Môn Quả (Samannaphalasutta), nhiều đạo sư của các giáo phái khác (lục sư ngoại đạo) đã hoạt động ở Rajgir như: Purana Kassapa, Makkhali Gosala, Ajita Kesakambali, Pakudha Kaccayana, Nigantha Nattaputta và Sanjaya Belatthaputta. Trong số những môn đồ của Sanjaya có 2 Bà-la-môn giàu có. Đó là Upatissa và Kolita, thường được gọi với tên là: Sariputta (Xá-Lợi-Phất) và Moggallana (Mục-Kiền-Liên). Cả 2 người đều gia nhập Tăng đoàn và trở thành Tỳ kheo sau khi được chuyển hóa bởi Tỳ kheo A-la-hán Assaji, và đã trở thành 2 vị Đại Đệ Tử Thứ Nhất và Thứ Hai của Đức PhậtTheo sau sự chuyển hoá của những vị đó, nhiều du sĩ tu khổ hạnh (paribbajakas) cũng đã trở thành những đệ tử của Đức Phật. Trong số những Phật tử cư sĩnổi bật là lương y hoàng cung Jivaka là con nuôi của Hoàng Tử Abhaya; và triệu phú Upali, một người theo phái Kỳ-na giáo của Nigantha Nattaputta (Ni-kiền-tử), người đã được phái tổ Kỳ-na giáo là Mahavora phái đến để tranh luận với Đức Phật nhưng đã được Đức Phật chuyển hóa và trở thành một Phật tử cư sĩ.

Vì vậy, Rajgir đã trở thành một trung tâm Phật giáo vì danh tiếng của Đức Phật đã được biết nhiều ở khắp xứ Magadha (Ma-kiệt-đà).

Rajgir cũng là nơi mà Devadatta cố gắng bày nhiều âm mưu giết hại Phật để lên lãnh đạo tăng đoàn. Đầu tiên là ông đã thuê những cung thủ ám sát Đức Phật, nhưng khi đến thấy Phật, họ đã được chuyển hóa bởi Đức Phật. Sau đó, khi Đức Phật đang leo lên đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakuta), Devadatta đã lăn đá từ trên đỉnh núi xuống, nhưng hòn đá không trúng Phật mà sượt qua làm bị thương một bàn chân. Lần cuối cùng, ông đầu độc cho Voi tên Nalagiri uống rượu say trở thành voi điên và thả voi ra đường để giết Đức Phật. Nhưng Đức Phật đã dùng tâm từ bi của Người và hàng phục con Voi. Cũng bởi vì điều kỳ diệu này, Rajgir trở thành một nơi hành hương quan trọng của Phật giáo. Trong khi Devadatta đang cố sát hại Đức Phật thì vua con Ajatasattu (À-xa-thế) lại lật đổ vua cha Bimbisara và giam cầm cha mình và bỏ đói cho đến khi chết. Dù sau này ông nhận thấy được tội lỗi bất hiếu tày trời, nhưng vua cha đã chết ngay trước đó. Vua Ajatasattu, sau khi được khuyên bảo bởi Jivaka, đã đến xin phật giảng độ và đã trở thành một Phật tử cư sĩ. Sau Đại Bát-Niết-bàn của Đức Phật, ông đã dắt quân đến Kusinara để xin được chia phần Xá-Lợi Phật. Ông cũng là người bảo trợ cho Hội Đồng Kết Tập Kinh Điển Phật giáo Lần thứ Nhất (Sangiti) được tổ chức tại Đại Hang Động Sattapanni ở Rajgir.

3.3 Bối Cảnh Lịch Sử (5), (27), (36)

Rajgir không còn giữ được vị trí chính trị sau khi con của vua Ajatasattu (À-xa-thế) là Udayibhadda, giết cha mình và chuyển kinh đô về Pataliputta (Hoa Thị Thành). Nhưng sự kiện Vua Asoka vẫn hành hương về Rajgir và đã xây bảo tháp Stupa và Trụ Đá tưởng niệm có khắc tượng voi trên đầu trụ đá cho thấy được nơi này vẫn là một trung tâm Phật giáo quan trọng trong nhiều thế kỷ và thánh địa quan trọng của lịch sử Phật giáo. Khi ngài Pháp Hiển đến đây vào thế kỷ thứ 5, ngài chứng kiến thành cổ đã tiêu điều, nhưng bên ngoài phía những khu đồi gần tu viện Trúc Lâm Veluvana, ngài đã gặp một nhóm tỳ kheo sống trong tu viện này. Khi ngài Huyền Trang đến viếng thăm nơi này vào năm 637-638 sau Công Nguyên, nơi này chỉ còn lại những nền móng, vách và những tàn tích của thành vách, nhà cửa mà thôi. Ngài cũng thấy bảo Tháp Asoka cao 18.3m và bên cạnh đó là Trụ Đá Asoka, cao khoảng 15.2m với đầu hình sư tử ở trên; thấy được khu nhà đá Pippala được cho là hang động, thạch thất của ngài Đại Ca Diếp (Mahakassapa) và những hang động Sattapanni. Ngài cũng đã viếng thăm Đỉnh Núi Linh Thứu (Gijjhakuta) và thấy một ngôi chùa bằng gạch (vihara) ở gốc phía Tây của khu đồi và những tháp stupas ở gần đó .

Mặc dù không còn ghi chép nào khác về Rajgir sau chuyến hành hương của Huyền Trang, nhưng những cổ vật được phát hiện trong những cuộc khai quật năm 1905-1906 cho thấy, cũng giống như những thánh địa khác, Rajgir đã vẫn tiếp tục là trung tâm phật giáo với những đền tháp cho đến tận thế kỷ 12 sau Công Nguyên. Theo ghi chép của ngài Pháp Hiển, vua Ajatasattu (À-xa-thế) đã xây dựng thêm nhiều thành lũy bao bọc năm khu đồi: VebharaPandavaVepullaGijjhakuta và Isigili; tức là bao bọc hết kinh thành cổ Vương Xá Rajagaha. Ngôi làng Rajgir ngày nay bao gồm một phần của ‘thành Vương Xá mới’ được bao bọc lại đó, Thành được đắp bằng đất và đường chu vi tạo thành hình ngũ giác dài khoảng 5km. Ở phía Nam Raigir ngày nay, chúng ta vẫn còn thấy được một thành pháo đài dùng để bảo vệ kinh thành thời cổ xưa đó. Tường thành có độ dày 4.6-5.5m và nhiều nơi có chiều cao đến 3.4m.

3.4 Những Điểm cần thăm Viếng (5), (27), (36)

1) Trúc Lâm (Veluvana) và Ao Nước Karanda

hinh hanh huong24

Khi vua Bimbisara nghe tin Đức Phật cùng một đoàn Tỳ kheo 1000 vị A-la-hán đến viếng thăm vua, nhà vua đã đến khu bìa rừng để đảnh lễ Đức Phật. Nhà vua được Đức Phật giảng đạo và đã chứng được thành quả Nhập Lưu, tầng thánh thứ nhất. Sau đó, nhà vua mời Phật và Tăng Đoàn đến cung điện để thọ trai trong những ngày sau đó và đã cúng dường khu vườn Tre Veluvana (Trúc Lâm) để làm nơi tịnh xá (arama) cho Đức Phật và Tăng đoàn.

Khi tác giả quyển sách này lần đầu tiên đến viếng thăm khu vườn vào năm 1991, nơi này um tùm những bụi cây mọc kín và phía Nam gần nơi suối nước nóng có một số mồ mả của người Hồi Giáo được nhìn thấy ở trên mồ đất cao bên trái cổng vào. Nghĩa trang này được tin chính là vị trí của tu viện Trúc Lâm ngày trước (Veluvana Vihara) được xây bởi vua Bimbisara. Toàn bộ khu vực được dọn trống và Trúc Lâm bây giờ nhìn giống như một công viên, được trồng nhiều cây bóng mát và tre và những bông hoa, như để diễn tả lại vẻ đẹp của một khu vườn hoàng gia của vua Bimbisara. Gần khu vực Trúc Lâm có một hồ chứa nước lớn có tượng hình Đức Phật ở giữa hồ. Hồ này được tin là ao nước Karanda được ghi lại trong kinh điển Phật Giáo (Karanda kanivapa), nơi Đức Phật thường hay đến tắm. (Hình 41).

2) Thạch Thất Pippala

Không xa Tu Viện Trúc Lâm, gần chân đồi Vebhara, là những suối nước nóng của Rajgir, nơi mọi người thường ra tắm nước nóng. Phía trên những suối nước nóng này, phía bên phải của con đường lên núi, là một cấu trúc bằng đá được người dân ở đây gọi là “machan” (tháp canh, chòi canh gác). Cấu trúc này có hình khối lập thể dài 26m, rộng 25m và cao 7m, được xây trên một tảng đá nguyên khối nằm trên. Theo ngài Sir John Marshall, người đã tiến hành khai quật khảo cổ năm 1905-1906, cấu trúc này nguyên thủy là một chòi canh gác, và sau này nó không còn được dùng vào mục đích quân sự nữa, những người tu hành dùng làm nơi trú ngụ và tọa thiền. Cấu trúc này được tin là nhà đá hay Thạch Thất Pippala, nơi cư ngụ của ngài Đại Ca Diếp (Maha Kassapa), cũng là người chủ trì Hội đồng Kết Tập Lần Thứ Nhất. Theo Tiểu Bộ Kinh V, 78Đức Phật đã đến thăm ngài Đại Ca Diếp khi ngài bị bệnh và đã thuyết giảng về Bảy Yếu Tố Giác Ngộ (Thất Giác Chi), mà sau khi nghe xong ngài Đại Ca Diếp thấy bệnh không còn nữa. (Hình 42).

3) Những (Đại) Hang Động Sattapanni

hinh hanh huong25

Những (Đại) Hang Động Sattapannidi tích nơi Hội Đồng Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo đã diễn ra 3 tháng sau khi Đại Bát-Niết-Bàn của Đức Phật vào năm 543 trước CN. Khu hang động nằm trên đồi Vebhara, phía trước một đền thờ lớn của Kỳ-na giáo. Có một con đường hẹp chạy xuống đồi khoảng 30m thì thấy một mái hiên nhân tạo dài ngay trước một hàng 6 hang động liên tiếpnguyên thủy có lẽ là 7 hang. Những hang động đều được dán niêm phong để cho du khách không được vào vì lý do an toàn. Mái hiên trước những hang động dài 36.6m và rộng nhất là 10.4m, và một phần của bức tượng bằng đá nguyên tảng vẫn còn được thấy. Nơi này hoàn toàn đúng với miêu tả về Hang động Sattapanni lịch sử được ghi chép trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy, nơi có 500 vị A-la-hán hội nghị để tụng đọc, trùng tuyên và kết tập những lời phật đã dạy. Trải qua hơn 2.500 năm, thời gian đã làm phai nhạt nhiều nơi xưa, khu sảnh đường bên dưới mái hiên dài đó có lẽ lớn hơn nhiều vào lúc kết tập để chứa được nhiều vị A-la-hán tham gia nghị sự. (Hình 43)

4) Nơi Giam Cầm Vua Bimbisara

Cách khoảng 2.5 km về phía nam của Tu viện Trúc Lâm, bên cạnh đường đi là bốn khu đất rộng 6m được bao bọc kín bởi bức tường đá dày 2m. Nơi này là nhà tù nơi vua con À-xa-thế đã phản nghịch và giam cầm vua cha Bimbisara của mình sau khi cưỡng đoạt ngôi vua. Theo ghi chép, thì từ nơi giam cầm này nhà vua có thể nhìn thấy Đức Phật ngồi bên Đỉnh Linh Thứu (Gijjhakuta), làm cho nhà vua càng thêm được yên ủi và trong lòng hoan hỷ mặc dù đang bị giam cầm và bỏ đói một cách oái ăm.

5) Vườn Xoài Jivaka (Jivaka ambavana)

Theo nguồn kinh tạng Pali, Vườn Xoài của ông lương y Jivaka nằm giữa Cổng Đông của kinh thành và núi Linh Thứu (Gijjhakuta), và khu di tích này nằm không xa lắm từ chân núi Linh Thứu. Theo Luật tạngJivaka Komarabhacca là con nuôi của Hoàng Tử Abhaya, người đã tìm thấy ông lúc là đứa bé bị bỏ rơi trên đống đất và hoàng tử đã mang về nuôi. Sau khi ông lớn lên, ông đến Taxila để theo học ngành y 7 năm. Để kiểm tra kiến thức lương y mà ông đã học được, người thầy đã yêu cầu ông đi khắp Taxila tìm hết những cây không phải là vị thuốc đem về cho thầy coi. Jivaka đã chứng tỏ mình rất thông thạo về tất cả các cây thuốc, ông đã quay về nói với người thầy, sau một thời gian lâu tìm kiếm, là ông không thấy cây nào không phải là cây thuốc hết, trong khu vực bán kính 1 yojana (13 km) xung quanh Taxila.

Sau khi trở về thành Vương Xá, ông đã trị bệnh cho rất nhiều người bằng thuốc và giải phẩu, một kỹ thuật không được nghe đến thời bấy giờ. Ông đã trở thành một thầy thuốc và nhà phẩu thuật hàng đầu ở Rajgir và đã trở nên rất giàu có nhờ nghề y. Vào một lúc nào đó ông đã trở thành một Phật tử tại gia và ông đã từng có những lúc đến gặp Đức Phật thường xuyên 3 lần một ngày. Khi chân Đức Phật bị thương vì tảng đá mà Devadatta dùng để mưu sát từ trên đỉnh núi, thì cũng chính Jivaka đã đến chữa trị cho Phật. Ông thấy rằng tu viện nơi Phật cũng không xa nhà ông lắm, nên ông đã trồng một vườn xoài rất lớn và cúng dường cho Phật để làm tu việnDi tích tu viện này đã được khai quật gần đây, làm lộ ra một nền móng đã bị chôn vùi của tu viện được xây theo hình bầu dục, đúng theo thiết kế của tu viện.

6) Đỉnh Linh Thứu – Gijjhakuta

hinh hanh huong26

Đỉnh (ngọn núi) Gijjhakuta là một nơi được Đức Phật ưa thích đến và là bối cảnh trong rất nhiều bài kinh quan trọng mà Đức Phật thuyết giảng trong thời gian người lưu lại ở thành Vương-Xá (Rajgir). Để lên được đỉnh, chúng ta phải leo lên theo một đường bậc tâng cấp bằng đá, rộng 6.1m-7.3m, được gọi là con đường Bimbisara, vì được Vua Bimbisara xây dựng để ngài leo lên đỉnh để gặp Đức Phật. (Hình 44). Con đường bằng đá kết thúc khi gần đến đỉnh núi, ở đó chúng ta có thể thấy được 2 hang động tự nhiên, được tin là nơi ở của ngài Sariputta (Xá-Lợi-Phất) và Ananda.

Trên đỉnh núi, chúng ta sẽ thấy được 1 khối đá gran-nit nhọn trông xa giống như là một con linh thứu đang đứng với 2 cánh tay xếp lại, cho nên đỉnh núi này được gọi tên như vậy. Gần đây, người ta đã cho xây 1 cầu thang đi bộ bằng xi-măng dành cho du khách leo lên đỉnh núi. Trên đó được xây 1 mái hiên bằng phẳng được bao bọc bởi một bức tường thấp để bảo vệ, với một đền thờ gần bên vách núi. (Hình 45). Vị Trí này tạo một tầm nhìn bao quát xuống toàn bộ thung lũng bên dưới.

Đây là nơi rất hợp cho khách hành hương đến đây để thực hiện các thời công phu cúng đường hoặc đi vòng quanh và tụng kinh tôn kính Đức Phật và tọa thiền.

Gần đó, có một hang động nhỏ hơn, được tin là hang động của ngài Moggallana (Mục-Kiền-Liên).

7) Maddakucchi (Xoa Bụng)

Theo tiếng Pali, từ maddakucchi có nghĩa là “xoa bụng”, vì do sự tích là tại nơi này, hoàng hậu của Vua Bimbisara, sau khi biết được bà đang mang thai một đứa con nghịch tử, sẽ giết cha, bà đã cố gắng phá bỏ bào thai, bằng cách xoa mạnh, chà xát bụng mình. Địa danh Maddakucchi, được ghi lại trong kinh điển Phật Giáo, nằm ngay chân núi Linh Thứu. Nơi này cũng chính là nơi Đức Phật được khiêng trên băng ca vải sau khi người bị thương ở chân bởi tảng đá rơi mà Devadatta mưu sát trên đỉnh núi.

Trước kia, nơi dây cũng có một Vườn Nai và một tu viện.

8) Tu Viện Miến Điện

Tu Viện Miến Điện tọa lạc trên đỉnh đồi của thành Rajgir Mới, là một tu viện hiện đại mới được xây vào năm 1958 bởi một Tỳ kheo trưởng lão Theravada là Sayadaw U ZayantaGần đây, người ta đã xây thêm một điện thờ mới để thờ xá lợi Phật.

3.5 Những Tàn Tích Của Đại Tu Viện Nalanda (Nalanda Mahavihara)

Tàn tích Đại Tu Viện Nalanda Mahavihara đã được khai quật vào năm 1871 bởi Ngài Sir Alexander Cunningham, người đã xác định được di tích này nằm ngay ngôi làng Baragon sau này, dựa vào ghi chép của ngài Huyền Trang. Nằm cách Rajgir chỉ 12km, khu di tích này trải dài trên một diện tích rất rộng, gồm có những di tích tu việnbảo tháp stupas và đền thờ. Dọc theo chiều dài từ Nam đến Bắc là khu tu viện nằm bên phía Đông và khu đền tháp nằm bên phía Tây. Những Tu viện được xây dựng theo kiểu gần giống nhau, và cho đến hôm nay, ít nhất cũng có 11 khu tu viện và 5 khu đền tháp thờ đã được tìm thấy. Một trong những tháp thờ uy nghi nhất ở Nalanda là Tháp thờ Xá-Lợi-Phất, Sariputta stupa, được xây dựng để tưởng niệm vị Đệ Nhất Đại Đệ Tử của Đức Phật. Ngài đã được sinh ra và qua đời ở ngôi làng bên cạnh, làng Nalaka.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app