LỊCH SỬ QUÁ KHỨ CỦA TÔN GIẢ KUMĀRAKASSAPA

Cuối thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Ca Diếp (Kassapa), nhận thấy một số vị sư quay sang lối sống phi pháp, không còn tuân theo những giới luật mà Đức Phật đã ban hành, những vị Tỳ-kheo chân chánh cảm thấy tiếc cho tình trạng bất hạnh này đã hội họp lại và bàn bạc với nhau, họ suy xét rằng sự xuất hiện của một vị Phật là điều rất khó gặp. Để trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác (Sammā-Sambuddha) hoàn toàn không phải dễ, và người nguyện đắc Phật Quả phải phấn đấu liên tục, không ngừng nghỉ suốt nhiều kiếp sống, ít nhất là trong thời gian bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp để hoàn thiện các năng lực tinh thần của mình, đó là hoàn thành các pháp Ba-la-mật (paramittas). Chỉ sau khi đạt đến sự giác ngộ viên mãn, vị ấy mới có thể thuyết giảng Chánh Pháp giúp cho nhân loại đắc được đạo quả Niết Bàn. Các vị Tỳ-kheo chân chánh này cảm thấy tiếc rằng một số thành viên trong Tăng Chúng đã không thực sự tuân theo Giới Luật, và do đó nếu để cho tình trạng phi pháp này thắng lướt, giáo pháp cao quý và vô giá của Đức Thế Tôn chẳng bao lâu sẽ suy vong và chìm vào quên lãng. Do đó, họ đi đến quyết định là, “Trước khi Giáo Pháp vĩ đại và cao thượng này bị tiêu vong, chúng ta sẽ cống hiến đời mình cho việc hành thiền để phát triển sự giải thoát cá nhân của chúng ta bằng cách nương tựa độc nhất vào giáo pháp vĩ đại của Đức Thế Tôn. Chúng ta hãy đi vào an cư trong rừng nơi đây có sự bình yên và tĩnh lặng — một nơi thoát khỏi sự can thiệp của trần thế và hiến trọn đời mình cho việc hành thiền.”

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app