VIPASSSANA ONLINE: TRÌNH PHÁP & HỎI ĐÁP CÙNG THIỀN SƯ NYANAVUDHA NGÀY THỨ 9 (3/8/2021)

 

Thuyết pháp sáng và hỏi đáp cùng thiền sư Nyanavudha

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy)

Câu 1. Ngài đã dạy rằng cái hiểu biết tối thiểu mà một người nên có trước khi bắt tay vào hành thiền đó là cá nhân của chúng ta thì không có cái tôi, không có cái tự ngã, không có linh hồn thì con vẫn chưa có thể hiểu vấn đề này. Xin Ngài giải thích thêm cho con để được hiểu rõ.

Ngài trả lời câu hỏi này rằng là: khi mà nói rằng là không có cái tôi, không có bản ngã, cũng không có linh hồn ở trong cái thân thể này thì Ngài chỉ đang nói tới là cái hiểu biết trên bề mặt kiến thức và đây không phải là một cái hiểu biết mà nó đến từ kinh nghiệm, tức là cái sự yêu cầu, cái sự yêu cầu của người thiền sinh khi mới bắt đầu thực tập thì nên có kiến thức về mặt lý thuyết căn bản là như vậy. Cái yêu cầu này không phải là yêu cầu người thiền sinh phải có kinh nghiệm hay là phải tự mình thấy như vậy thì không phải, mà chỉ yêu cầu người thiền sinh là có được cái hiểu biết lý thuyết như vậy. Và đương nhiên trong quá trình hành thiền, khi mà người thiền sinh phát triển được định tâm và phát triển được các cái tuệ minh sát thì người đó sẽ tự mình thực chứng được, tự mình thấy được qua kinh nghiệm của chính mình là không có cái tôi, không có cái bản ngã, cũng như linh hồn trong những hiện tượng mà chúng ta ghi nhận thì đó là sau này khi chúng ta phát triển được những cái tuệ giác. Còn bây giờ thì người thiền sinh chỉ đơn giản là nghe qua lý thuyết hay là đọc qua lý thuyết, điều này có nghĩa là người thiền sinh không nên có những tư tưởng và cái niềm tin về cái việc là bản thân mình hay là những người khác thì mọi người đều có một linh hồn hay là có một cái bản ngã, có một cái tôi trường cửu nó nằm ở bên trong cái thân thể này và Ngài nói rằng mình phải hiểu rằng trong cái cơ thể mà ta hay gọi là tôi, là anh ấy, là cô ta v.v… thì nó chỉ là tập hợp của các hiện tượng của thân và tâm. Những hiện tượng thân tâm này thì nó liên tục nó sinh diệt thì đó là bản chất của cái thân và tâm này.

Ngài nói rằng trong mỗi bản thân chúng ta thì có một niềm tin sâu sắc về cái tôi và không có dễ gì xóa bỏ được cho nên khi mà có một cái kiến thức được nói rằng là không có cái tôi, cũng không có linh hồn bên trong cơ thể chúng ta thì chúng ta sanh ra cái hoài nghi và chúng ta không có thể nào phân định được, mình cứ hoài nghi tới lui không biết thật sự là có cái tôi hay không? Có cái linh hồn hay không? Thì Ngài nói cái đó cái hoài nghi đó nó cũng hợp lý thôi bởi vì chúng ta chưa có thực chứng được. Và cái việc mà chúng ta nghe cái kiến thức đó thì nó cũng đã đủ, có nghĩa là cái kiến thức về lý thuyết mà chúng ta nghe qua như vậy thì nó đã đủ. Còn việc chúng ta tin thì nó phải đợi đến lúc mà chúng ta có cái sự thấy và cái sự kinh nghiệm trực tiếp. Và chúng ta cần có một cái kiến thức rằng trong cơ thể này nó chỉ có thân và tâm mà thôi, ngoài những hiện tượng vật chất của thân và những hiện tượng sinh lý của tâm thì nó không còn những cái gì khác, thì không còn cái gì ngoài thân và tâm. Và thân và tâm thì nó lại liên tục nó sinh diệt, nó không có tồn tại dù trong một khoảnh khắc thì chúng ta nên biết trên mặt lý thuyết như vậy mặc dù ta chưa thấy sinh diệt của thân và tâm nhưng mà chúng ta có cái kiến thức lý thuyết như vậy. Đến một lúc khi mà định tâm phát triển thì tự nhiên ta sẽ tự mình thân chứng và kinh nghiệm được các hiện tượng về thân, cũng như về tâm nó liên tục sinh lên rồi diệt đi, nó không có tồn tại dù trong một khoảnh khắc. Thì cái kiến thức lý thuyết này nó có ích lợi gì khi mà chúng ta chỉ biết trên kiến thức như vậy, chưa có kinh nghiệm? Thì ở đây chúng ta sẽ loại trừ được cái sự chấp thủ vững chắc vào tư tưởng là có một cái linh hồn hay là có một bản ngã, bởi vì cái sự chấp chặt tà kiến này nó rất là nguy hiểm. Khi mà người thiền sinh biết được rằng có một lý thuyết như vậy thì họ không còn có cái sự chấp thủ vào cái quan điểm là có một cái linh hồn hay có một cái bản ngã nữa và người ta dễ dàng chấp nhận khi mà thấy được cái bản chất của hiện tượng thì người ta dễ dàng chấp nhận được cái chánh kiến và người này tránh xa được khỏi những cái kiểu tà kiến cố định, có nghĩa là những hiểu biết sai lầm mà mình chấp chặt nó, mình tin tưởng một cách mù quáng vào nó và không có chịu thay đổi.

Ngài nói đây chỉ là mình trang bị những kiến thức căn bản và những kiến thức lý thuyết sách vở mà thôi thì mình phải hiểu rằng trong bản thân của mình nó chỉ có thân và tâm. Và thân thì nó không phải là một cái linh hồn, nó không phải là một cái cá nhân hay một cái bản ngã hay là một cái tôi bởi vì thân thì liên tục nó sinh diệt và những hiện tượng thuộc tâm thì nó cũng như vậy. Tâm thì nó cũng không phải là một linh hồn, nó cũng không phải là tôi, nó không phải là một cái cá nhân trường cửu không có thay đổi bởi vì những hiện tượng thuộc tâm thì nó cũng liên tục nó thay đổi, nó sinh diệt.

Ngài hy vọng là người thiền sinh sẽ nắm được vấn đề.

Câu 2. Đây là tổng hợp ba câu hỏi về những tư thế trong lúc ngồi thiền. Thiền sinh hỏi những câu sau: 

_ Thứ nhất là con bị bệnh giãn tĩnh mạch, bệnh đau cột sống, thoái hóa đầu gối, khi mà ngồi lâu thì con đau rất là nhiều. Vậy thì con có thể ngồi ghế hoặc là ngồi duỗi chân hay không? 

Ngài nói là nếu căn bệnh của mình nó không quá nghiêm trọng thì chúng ta nên chọn tư thế vẫn là kham nhẫn với cơn đau và chọn tư thế ngồi xếp bằng bởi vì nó hỗ trợ tốt hơn cho việc thiền tập. Còn khi căn bệnh nó quá nghiêm trọng, chẳng hạn như chúng ta cảm thấy cái sự đứng lên và ngồi xuống nó trở nên quá khó khăn thì lúc đó Ngài cho phép thiền sinh sử dụng ghế khi ngồi thiền.

_ Câu hỏi tiếp theo về tư thế đó là con ngồi thì rất là đau và khó quan sát sự phồng xẹp nhưng mà mỗi lần nằm xuống thì con thấy sự phồng xẹp rất là rõ ràng. Vậy con có nên nằm và quan sát hay không? Và tại sao chúng ta được khuyến khích là nên ngồi xếp bằng khi thiền?  

Ngài dạy rằng đối với những thiền sinh mới thì khả năng tinh tấn và tâm sở tầm của chúng ta, cái sự hướng tâm tới đề mục nó không có được mạnh, chưa có được phát triển cho nên khi người thiền sinh nằm xuống để thiền thì ở trong tư thế này nó quá thoải mái, cái sự tinh tấn nó không có được phát triển, người thiền sinh ở tư thế này không có thân tinh tấn có nghĩa là thiếu sự nỗ lực về thân cho nên là những trạng thái như là lười biếng, dã dượi, buồn ngủ nó sẽ xâm nhập tâm của thiền sinh và làm cho người thiền sinh mới này qua một lúc cảm thấy rất là dã dượi, rất là lười biếng và khó mà có thể tiếp tục hành thiền.

Ngài giảng rằng khi người thiền sinh ngồi thiền thì ở đây có đôi cái sự tinh tấn, khi ngồi thì thiền sinh cần hai sự tinh tấn. Tinh tấn thứ nhất đó là nỗ lực để giữ cái thân của mình nó được thẳng thớm, nó không nghiêng bên này ngả bên kia. Và nỗ lực tinh tấn thứ hai đó là nỗ lực hướng tâm tới để quan sát, để ghi nhận đối tượng. Khi mà người thiền sinh nằm thì nó thiếu mất một cái sự tinh tấn đó là không có cái tinh tấn mà giữ cái tư thế của cơ thể bởi vì khi nằm thì chúng ta thả lỏng hoàn toàn, không có nỗ lực để thẳng cơ thể do đó mà người thiền sinh thiếu, khó mà phát triển được trọn vẹn cái tinh tấn cho nên khi đi và khi ngồi thiền thì thiền sinh dễ dàng phát triển được cái tâm tinh tấn cho nên ở phương pháp này chúng ta bắt đầu với hai tư thế chính đó là ngồi thiền và đi kinh hành. Thì niềm tin của chúng ta cũng từ kinh nghiệm dù trong tư thế ngồi với gấp đôi sự tinh tấn thì tâm của chúng ta cũng sanh khởi rất là nhiều những trạng thái như là dã dượi, lười biếng, buồn ngủ. Vậy thì nếu mà người thiền sinh chọn tư thế nằm thì thử hỏi là biết bao nhiêu trạng thái tâm này nó sanh khởi, nó sẽ còn mạnh mẽ hơn bởi vì trong tư thế nằm thì người thiền sinh thiếu đi cái sự tinh tấn. 

Ngài nói rằng ở đây chúng ta được hướng dẫn là ngồi xếp bằng để hành thiền bởi vì đây là tư thế mà nó thuận lợi ở trong nhiều hoàn cảnh, cũng như là nó khá là thoải mái đối với hầu hết thiền sinh thì tư thế này nó khá là thuận lợi cho ghi nhận đề mục. Nhưng vì một lý do gì đó mà người thiền sinh không có ngồi được bằng tư thế xếp bằng thì chúng ta chọn một tư thế ngồi khác cũng được. Thì Ngài nói tư thế ngồi xếp bằng là tư thế mà nó khá là thuận lợi, thuận tiện, cũng như thoải mái cho hầu hết thiền sinh. Tuy nhiên vì một lý do nào khác mà thiền sinh cảm thấy ngồi xếp bằng không có ngồi được, đương nhiên mình có quyền chọn một tư thế ngồi khác tuy nhiên thiền sinh nên biết mình nên chọn một tư thế nào để cho được thoải mái và ngồi lâu nhất, ngồi với thời gian lâu nhất có thể.

_ Con đi kinh hành thì cảm thấy tốt hơn ngồi thiền, vậy thì con có thể chuyển qua đi kinh hành luôn được không? (có nghĩa là thiền sinh muốn bỏ ngồi thiền để toàn thời gian thực hành đi kinh hành).

Dạ thì Ngài giảng rằng khi mà chúng ta đi suốt như vậy thì có thể là dễ dàng, một người thiền sinh mà đi kinh hành suốt ngày thì đó là một điều không có phải dễ, đó là cái ý đầu tiên. Và cái điều thứ hai nữa là chúng ta phải kết hợp giữa ngồi và đi với mục đích là giữ quân bình giữa định tâm và tinh tấn thì cả định tâm và tinh tấn sẽ được quân bình nếu thiền sinh thực hành một tiếng đi một tiếng ngồi. Nếu mà người thiền sinh không có quân bình được tinh tấn và định tâm thì người thiền sinh không có thể tiến bộ được trong pháp hành và do đó cũng không thể phát triển được tuệ giác minh sát. Cho nên đó là lý do vì sao chúng ta nên thực hành một cách quân bình giữa việc đi kinh hành và ngồi thiền, đó là giữ một tiếng đi và một tiếng ngồi. Trong lúc người thiền sinh ngồi thiền thì do sự tập trung được phát triển cho nên thường định của người thiền sinh nó vượt trội, có phần vượt trội hơn so với tinh tấn. Và khi mà người thiền sinh đi kinh hành thì do nỗ lực đi và nỗ lực hướng tâm tới đối tượng cho nên cái sức tinh tấn của người thiền sinh nó gấp đôi so với lúc ngồi thiền, do đó tinh tấn lúc đi thì nó có phần vượt trội hơn so với định. Cho nên khi chúng ta chuyển đổi hai cái tư thế thì tinh tấn và định nó được quân bình qua lại với nhau.

Ngài nói hành giả chúng ta có thể nghe qua câu chuyện của người Ananda lúc Ngài đắc đạo quả A-la-hán thì Ngài Ananda trước cái đêm mà trước cái ngày kết tập tam tạng kinh điển lần thứ nhất thì Ngài nỗ lực thực hành suốt đêm bằng việc đi kinh hành với mục đích là đạt cho được cái đạo quả A-la-hán và cái mức tiến bộ tâm linh hiện tại của Ngài trong cái đêm đó chỉ là bậc thánh nhập lưu sotāpanna và Ngài cần phải nỗ lực đạt thêm ba cái mức độ thành đạt đạo quả tiếp theo. Thì với mong muốn như vậy Ngài thực hành đi kinh hành suốt đêm, với nỗ lực tinh tấn rất là cao độ và do đó tinh tấn và định tâm của Ngài nó không có được quân bình. Cho nên dù thực tập như vậy suốt đêm nhưng mà Ngài vẫn không có thành tựu được mục đích là cái đạo quả A-la-hán, cho nên khi mà Ngài nhận ra là tâm của Ngài nó đang bị mất quân bình, tinh tấn nó nhiều mà nó vượt trội so với định cho nên là Ngài nghĩ Ngài nên đổi tư thế để quân bình cái định và cái tinh tấn thì Ngài mới đi vào phòng và Ngài ngồi xuống trên chiếc giường. Lúc mà Ngài chánh niệm trong cái việc nghiêng người xuống để nghỉ thì ngay lập tức là cái định tâm và tinh tấn của Ngài nó được quân bình và Ngài đắc đạo quả A-la-hán trong cái khoảnh khắc đó. 

Câu chuyện này được ghi lại trong kinh điển và cho thấy rằng cái mức độ quan trọng là chúng ta phải quân bình hai cái trạng thái trong thiền, đó là tinh tấn và định tâm qua việc là chúng ta phải cân bằng giữa cách thực hành của các tư thế. Ngài hy vọng là câu trả lời của Ngài sẽ giải đáp những thắc mắc của thiền sinh.

Câu 3. Thưa Ngài lúc con đi kinh hành thì càng về sau bước chân của con càng nặng và rất là mỏi. Lúc đó con đứng lại khá là lâu để ở cuối đoạn đường đi kinh hành để con ghi nhận cái cảm giác này. Và có một thiền sinh khác hỏi rằng nếu trong lúc đi kinh hành mà con bị đau ở bên hông thì con phải ghi nhận như thế nào?     

Ngài nói rằng khi đang đi, khi mà chúng ta ngồi thiền cũng vậy thì nó đều có cảm giác khó chịu nó sanh khởi lên ở trong thân của mình, thì những cảm giác này có thể là cái sự căng, cứng hay sự nặng nề, những cơn đau nó khởi ở chỗ này chỗ kia. Và khi người thiền sinh nhận ra những cảm giác này đang nhận ra trong lúc đang đi kinh hành thì người thiền sinh cái việc đầu tiên đó là chúng ta phải kiên nhẫn, nhẫn nại với những cảm thọ đó, chúng ta phải có một cái tâm dũng mãnh, quyết tâm tiếp tục thực hành, nỗ lực có thể kham nhẫn những cơn đau đó để tiếp tục hướng tâm tới và ghi nhận cái chuyển động những cảm giác ở bàn chân. Nhưng cho đến khi nào mà những cảm giác này nó trở nên rất là khủng khiếp không chịu nỗi và làm cho chúng ta không thể nào tập trung được vào bước chân của mình thì đến lúc đó người thiền sinh nên đứng lại và ghi nhận cái cảm giác đó. 

Ngài nhắc lại cái tiến trình đó là khi mà cơn đau nó xuất hiện lúc đi thì người thiền sinh nên kiên nhẫn, nhẫn nại tiếp tục, chớ không có nên là bỏ dở cái thời đi kinh hành, mà chúng ta nên tiếp tục đi và khi mà cơn đau nó trở nên không chịu nỗi, có nghĩa là nó đau rất là mạnh và làm cho chúng ta không thể tập trung ghi nhận cái đi kinh hành tiếp tục được thì chúng ta tạm thời đứng lại trên con đường đi kinh hành và đứng lại để ghi nhận cái cơn đau đó, ghi nhận giống như lúc chúng ta đang ngồi thiền. Ngài nói rằng cái giải thích của Ngài ở trên là dành cho những cơn đau mà nó nằm ở trong cái thân phần của mình, những bộ phận trong cơ thể trong lúc mình đi kinh hành thì có một điều lưu ý là có những cái cảm giác mà nó nằm ngay trên đối tượng chúng ta đang ghi nhận là cái bàn chân thì cái đối tượng khi chúng ta đi kinh hành đó là chúng ta phải hướng tâm tới đúng cái bộ phận là cái bàn chân, tất cả những thân phần mà nó nằm dưới mắt cá thì tất cả hướng tâm tới chỗ từ mắt cá trở xuống là nguyên cái bàn chân, như vậy chúng ta quan sát cái cảm giác lúc mình đi kinh hành. Đôi khi có những thiền sinh thì hướng tâm không có chính xác, đôi khi chúng ta hướng tâm tới nguyên cái cẳng chân, từ đầu gối xuống cái bàn chân thì như vậy chúng ta hướng tâm như vậy là không có chính xác, đôi khi chúng ta hướng tới cái bắp chân, hướng tới cái đùi thì Ngài nói là chúng ta không có nên hướng tâm tới một cái vùng như vậy, mà phải hướng tâm chính xác tới bàn chân (phần phía dưới cái mắt cá). Và khi mà có những cảm giác nó xuất hiện, ví dụ những sự căng, cứng, nặng, nhẹ, nóng, lạnh hay là cơn đau nó xuất hiện ở cái mắt cá thì chúng ta có thể ghi nhận đồng thời với việc đi kinh hành chẳng hạn chúng ta niệm là “trái bước” thì chúng ta quan sát cơn đau, sự căng, sự cứng, sự nặng, sự nhẹ trong cái bàn chân của chúng ta đồng thời với cái sự niệm thầm đó thì chúng ta quan sát cái cảm giác trong cái bàn chân. Tuy nhiên nếu có những cảm giác mà nó nằm ngoài cái bàn chân, chẳng hạn như có những cảm giác mà căng cứng, nặng nhẹ nó nằm ngay cái bắp vế của mình hay là đầu gối hay là bắp đùi của mình thì nếu mà mình hay biết thì cứ để nó hay biết, mà không có cần phải tập trung, không có cần phải hướng tâm tới đó để ghi nhận, mà chúng ta hãy ngó lơ, tiếp tục tập trung vào cái đối tượng chính đó là cái thân phần dưới cái mắt cá chân. Thì đó là nếu có bất cứ cảm giác nào nó xuất hiện ở dưới mắt cá chân thì chúng ta ghi nhận song hành với việc niệm thầm. 

Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải quyết được những vấn đề của thiền sinh.

Câu 4. Ngài có thể giúp cho con giảng rõ hơn về tâm sở tầm và tâm sở tinh tấn không ạ? Và làm thế nào để áp dụng được tầm và tinh tấn một cách chính xác vào trong việc thực hành.

Trong lần giảng trước thì Ngài có đưa ra một ví dụ đó là một người, một đứa em bé nó chơi bắn bi thì nó phải bắn hai viên bi chạm vào nhau, ném hai viên bi chạm vào nhau thì lúc đó chiến thắng được trò chơi. Muốn chiến thắng được trò chơi này thì việc đầu tiên đó là phải nhắm cho chính xác, phải nhắm chính xác cái viên bi mà mình muốn ném tới. Nếu mà không có nhắm mà ném thì đương nhiên sẽ ném trật và nếu nhắm mà không có ném, không có dùng cái lực để mà ném tới, chỉ nhắm mà thôi thì viên bi cũng không có chạm được mục tiêu. Cho nên cần phải làm hai nhiệm vụ đó là: thứ nhất nhắm cho chính xác cái mục tiêu; thứ hai là phải dùng một lực vừa phải, không quá mạnh, cũng không quá yếu để ném tới mục tiêu. Cũng vậy trong việc hành thiền thì đầu tiên chúng ta phải dùng tâm sở tầm, đó là chúng ta phải nhắm mục tiêu cho thật chính xác. Mục tiêu ở đây là mình phải biết đối tượng mình ghi nhận, khi chúng ta ghi nhận phồng xẹp chúng ta hướng tâm mình tới vùng bụng thì chúng ta phải biết được và phải nhắm được mục tiêu đó là đối tượng chúng ta ghi nhận là gì để chúng ta hướng tâm tới đó và ghi nhận. Và thứ hai đó là cái tâm tinh tấn thì tâm tinh tấn nó có nhiều cách giải thích, đó có thể là một cái trạng thái là tâm nó thích thú trong việc ghi nhận; thứ hai là tâm nó năng động hoặc là tâm nó rất là tích cực, tâm nó luôn ở trạng thái sẵn sàng để ghi nhận hay là tâm nó luôn luôn chạy đến gần đối tượng, tâm nó thẳng hướng có nghĩa là tâm mình nó trực hướng nó chạy thẳng sọc tới đối tượng, nó chạy xông thẳng vào đối tượng hay là chúng ta có một cái nỗ lực áp đặt tâm lên đối tượng. Thì đó là những cách giải thích những góc nhìn khác nhau tâm tinh tấn.

Ngài có đưa ra một ví dụ thứ hai để chúng ta dễ hiểu hơn về cái tâm sở tầm. Chúng ta đang nhìn vào một cái ảnh của một nhóm bạn và trong ảnh này có rất là nhiều người nhưng mà chúng ta lại muốn nhìn một người, gương mặt một người trong ảnh đó thôi, khi đó chúng ta sẽ hướng ánh mắt của mình tập trung vào duy nhất một người đó và cái tâm mà nó hướng cái ánh nhìn trực tiếp vào cái người đó, nó hướng tới người trong ảnh đó như vậy, đó là cái tâm sở tầm. Và khi mà chúng ta tập trung vào một người trong ảnh như vậy thôi thì những người khác chúng ta không có thấy, không có thấy một cách rõ ràng bởi vì lúc đó tâm chỉ tập trung trên một đối tượng là cái người bạn mà chúng ta muốn nhìn cho rõ. Khi mà tâm sở tầm nó hướng tới đối tượng như vậy thì những cái khác, những cái hiện tượng khác nó thường nó lu mờ đi, mà cái hiện tượng mình đang hướng tâm tới thì nó rõ ràng lên. Thì ở đây là một ví dụ để hành giả có thể hiểu rõ hơn về cái tâm sở tầm. Ngày nay chúng ta cần cái thông tin gì đó thì chúng ta hay lên tìm kiếm, thì có những công cụ tìm kiếm thì cái sự tìm kiếm như vậy, cái sự đó cũng là cái sự hướng tâm, mình cũng có thể có một ví dụ về sự hướng tâm là giống như tâm sở tầm. Thì nó giống như cái trò chơi đó là chúng ta bịt mắt và tìm cái đồ vật, chúng ta cùng chơi trò chơi đó thì khi những người chơi họ bịt mắt tìm giữa rất là nhiều những đồ vật, tìm đúng con mà người dẫn trò chơi yêu cầu. Khi mà bịt mắt như vậy trong bóng tối như vậy thì phải tìm cho bằng được, mọi người chơi phải tìm cho bằng được cái đồ vật mà người chơi, người chủ trò chơi yêu cầu. Trong lúc tìm kiếm như vậy thì nó cũng là một ví dụ cho cái tâm sở tầm, có nghĩa là chúng ta phải dùng cái tâm sở tầm để hướng tâm, để biết cho rõ ràng cái đối tượng mà chúng ta đang tìm kiếm, hướng tâm tới để biết được rõ ràng cái đối tượng. Thì đó là ví dụ mà Ngài hy vọng là thiền sinh có thể nắm được về các hoạt động, cũng như phương thức áp dụng của tâm sở tầm và tâm tinh tấn. Ngài hy vọng thiền sinh sẽ nắm được câu trả lời và có thể hiểu được, áp dụng được hai trạng thái tâm này trong việc thực hành.

Câu 5. Kính bạch thiền sư! Bạch Ngài cho con hỏi là thường ngày thì con không có tập yoga, nhưng mấy hôm nay con hành thiền thì con có trạng thái là con tập yoga. Nếu mà những trạng thái đó nó xảy ra như vậy, mình để nó tự nhiên luôn để cho nó trổ ra hay là mình quay lại trạng thái phồng xẹp của mình ạ (trên đề mục phồng xẹp của mình ạ)? 

Thì Ngài có lời khuyên rằng cô nên cố gắng kiểm soát những hiện tượng đó, không nên đi theo nó, nó diễn ra thì chúng ta ghi nhận, kiểm soát và quay trở lại cái đề mục hành thiền của mình. Bởi vì nếu chúng ta để cho nó xảy ra một cách tự nhiên và chúng ta đi theo thì chúng ta không có tập trung được trên cái đề mục hành thiền, chúng ta phải liên tục cứ ngồi một lúc thì nó lại xoay bên này xoay bên kia, nó cứ như vậy và chúng ta đi theo nó chúng ta không có kiểm soát thì cái đề mục thiền chúng ta không có được ghi nhận chánh niệm một cách liên tục cho nên cái chánh định nó không được phát triển. Thì Ngài khuyên cô là nên cố gắng kiểm soát, đừng để cơ thể mình nó chuyển động như vậy. 

Ngài dạy rằng khi mà có những chuyển động như vậy xảy ra thì có thể là trong thân của cô nó có thể xuất hiện những cảm giác thoải mái trong thời điểm đó, những cảm giác thoải mái đó ban đầu có thể chúng ta không có nhận biết được nhưng mà tâm của chúng ta thì nó đi theo, nó dính mắc theo những cảm giác thoải mái đó. Nếu chúng ta không có kiểm soát nó ngay từ đầu thì sau này tâm nó thành một thói quen thì nó sẽ rất là khó vượt qua. Cho nên Ngài nói đầu tiên khi mà tâm của chúng ta nó chưa có dính vào những hiện tượng như vậy thì chúng ta nên kiểm soát nó từ đầu, không có để nó dính mắc vào những cảm giác thoải mái di chuyển đó. Ngài hy vọng là giải đáp được những thắc mắc của mình.

Câu 6. Khi con ngồi thiền thì tâm tĩnh lặng dần thì cùng với cái sự tĩnh lặng dần của tâm xuống thì hơi thở nó cũng ngắn và nó thưa, rồi nó rất là mềm dịu đi. Cùng với cái sự dịu lắng đấy thì đến một lúc là hơi thở nó lại chấm dứt hẳn, lúc đấy đối tượng quan sát là hơi thở là biến mất thì cái tâm quan sát nó cố gắng hết sức bám đuổi để tìm lại hơi thở thì cũng không thấy hơi thở, mà nếu tiếp tục bám đuổi thì nó có cảm giác là nó sẽ bị hút vào cái chỗ mà không có hơi thở đó, đâm ra là nó sinh ra có một cảm giác rất là sợ hãi và nó muốn bắt đầu là tìm cách để phải dừng lại không tiếp tục truy tìm nữa, mà để trở lại cái tỉnh giác bình thường bất cứ là hít thở thật mạnh hoặc là cấu véo vào chân, tay như là đánh thức mình dậy. Thì con hỏi thiền sư thứ nhất việc tắt hẳn hơi thở đó thì có phải là việc bình thường tự nhiên không? Và cái thứ hai là để tránh được cái nỗi hoảng sợ đó và để vượt qua được cái sự sợ hãi đấy thì có thể làm những cái gì? Và cái sự mất hơi thở đấy nó có phải là một cái biểu hiện cho cái mức độ định tĩnh được là ở mức cao nhất không ạ?  

Ngài giảng rằng khi người thiền sinh quan sát hơi thở cũng như quan sát sự phồng xẹp, khi quan sát hơi thở một cách tự nhiên của mình thì quan sát một hồi có thể là hơi thở nó biến mất đi hay là cái phồng xẹp nó sẽ biến mất đi và hơi thở khi chúng ta ghi nhận một hồi mà mất đi như vậy hoặc là nó trở nên rất là yếu ớt, nó rất là vi tế, nhỏ, khó nhận biết thì Ngài nói đây là một chuyện bình thường, đây là một vấn đề bình thường, nó không phải là một vấn đề đặc biệt và đôi khi hơi thở chúng ta nó dừng lại ở trong khoảng 5 tới 6 giây, rồi sau đó nó lại tiếp tục. Có thể nó sẽ xuất hiện một số hiện tượng như vậy thì người thiền sinh cái quan trọng nhất đó là chúng ta không có nên lo lắng, không có nên sợ hãi, mà phải hiểu rằng đây là vấn đề bình thường của hơi thở, khi chúng ta ghi nhận thì chúng ta mới phát hiện ra. 

Ngài nói là khi mà chúng ta thấy hơi thở cũng như sự phồng xẹp của mình nó dần vi tế đi và có lúc nó biến mất thì cái việc đầu tiên mà chúng ta cần làm đó là chúng ta phải kiểm tra lại, chúng ta phải định hướng lại cái tâm của mình. Thì chúng ta phải phát triển cái tâm sở tầm và cái tâm tinh tấn, có nghĩa là chúng ta phải hướng tâm cho thật chính xác tới đối tượng và phải dùng một cái nỗ lực để đưa tâm chạy thẳng vào đối tượng để ghi nhận. Thì cần phải định hướng lại hai trạng thái tâm này bởi vì có một số trường hợp không phải là do cái hiện tượng nó vi tế, mà do tâm sở tầm cũng như tâm tinh tấn của thiền sinh nó bị suy yếu, nó không có đủ năng lực cho nên dù hiện tượng nó vẫn xuất hiện ở đó nhưng mà người thiền sinh thì lại không có thấy rõ. Cho nên việc đầu tiên mà chúng ta cần làm đó là phải xốc lại cái tinh tấn, cũng như cái tâm sở tầm. Khi mà người thiền sinh thêm cái tâm tinh tấn và thêm cái tâm sở tầm nhắm cho chính xác cái đối tượng, mà lúc đó người thiền sinh vẫn không có thấy được, vẫn thấy đối tượng không thấy được hơi thở, cũng như không thấy được sự phồng xẹp thì lúc đó chúng ta không có nên tìm kiếm, chúng ta không có nên cố gắng để tạo ra bởi vì đó không phải là nhiệm vụ của thiền sinh, mà chúng ta hành thiền không có nỗ lực để hiện tượng không có mà chúng ta tìm cho nó có. Ở đây người thiền sinh giải quyết đó là chúng ta đổi cái đề mục khác. 

Thì trên thân thể chúng ta có rất nhiều cảm giác, chúng ta đổi qua cảm giác nào nổi bật chúng ta ghi nhận. Ngài nói rằng có nghĩa người thiền sinh không có nên điều khiển hơi thở, cố gắng thở mạnh hay là cố gắng làm cho cái bụng mình nó chuyển động thì chúng ta không có nên làm như vậy. Ngài dặn khi cái hơi thở hoặc phồng xẹp biến mất và mình nỗ lực tinh tấn mà vẫn không thấy thì chúng ta ghi nhận những cảm giác ở trên thân, trên thân thì bình thường có rất là nhiều cảm giác, chúng ta chọn cảm giác nổi bật nhất nhưng cũng có tình huống đó là những cảm giác trên thân nó cũng biến mất luôn. Thì lúc mà cả hơi thở, cũng như cảm giác trên thân đều biến mất thì vẫn còn cái tâm ở đó, có nghĩa là tâm của chúng ta vẫn hay biết cái này cái kia thì lúc đó chúng ta hướng tâm tới cái sự hay biết này, đó là những đề mục của tâm và chúng ta ghi nhận, lấy cái tâm làm đối tượng để chúng ta ghi nhận. Tâm thì trong khoảnh khắc thì nó luôn có cái sự hay biết và nó có thể hay biết về cái hơi thở, biết về sự phồng xẹp, hay biết về những cảm giác chỗ này chỗ kia thì lúc đó chúng ta quan sát cảm giác này và chúng ta cùng lúc đó niệm thầm là “biết, biết, biết” chúng ta niệm và quan sát cái tâm của mình. Khi niệm cái tâm hay biết của mình, chúng ta cũng phải niệm một cách nó cẩn trọng, chính xác, có sự nỗ lực tinh tấn hướng tâm bởi vì chúng ta không có nên niệm một cách hời hợt, lười biếng, niệm lấy lệ, mà không có sự hướng tâm quan sát trạng thái tâm của mình.

Ngài giảng nó không chỉ có tâm hay biết không mà thôi, mà nó còn có những trạng thái tâm chẳng hạn như tâm lo lắng, sợ hãi, thì ở đây những trạng thái tâm mà chú có thì chú cũng hướng cái tâm tới ghi nhận những cái tâm đó luôn. Ngài hy vọng là chú có thể có được câu trả lời cho vấn đề của mình.

Câu 7. Con đã hành thiền chung với Ngài một vài năm rồi cho nên con xin trình kinh nghiệm của con là hiện tại khi con trong quá trình ngồi thiền thì con chỉ thấy được cái sự sanh và diệt của những cảm giác và cái tâm ghi nhận của con. Sau một thời gian bắt đầu sự ngồi thiền thì hiện tại con không thấy sự sanh lên đề mục, mà con chỉ thấy rõ cái sự diệt đi của đề mục (là sự diệt đi của các cảm giác của cơ thể, cũng như là sự diệt đi của cái tâm ghi nhận) và nó diễn ra rất là nhanh. Chính vì vậy mà khi những hiện tượng nó diệt đi nhanh như vậy thì con cũng không hiểu rõ và con cũng không thấy rõ các đề mục nó sanh khởi như thế nào và nó là cái gì con cũng không thấy rõ luôn, con chỉ thấy sự diệt đi rất là nhanh của các hiện tượng thân và tâm thôi, ngay cả ý nghĩ, âm thanh hay là suy nghĩ ở trong tâm cũng thấy nó diệt đi nhanh, đến những lúc con cũng không thấy rõ những suy nghĩ nó là gì, mà chỉ thấy những điểm nó chuẩn bị sanh khởi thì nó cũng diệt luôn. Và đôi khi con cảm thấy sau giờ ngồi thiền của con thì con không có hiểu gì về đề mục hết, con cảm thấy bối rối về những hiện tượng này.

Khi người thiền sinh quan sát chánh niệm một hồi thì sẽ thấy được rằng thân và tâm, những hiện tượng trong thân và tâm của mình chỉ có sự sanh lên và diệt đi mà thôi. Và tất cả những hiện tượng nó sanh diệt một cách rất là nhanh chóng và nó nhanh chóng một cách khủng khiếp thì đó là bản chất của thân và tâm. Thì Ngài nói không phải chỉ có một hiện tượng nó sanh diệt mà thôi, trong một khoảnh khắc thì nếu mà định tâm và chánh niệm được phát triển thì người thiền sinh sẽ thấy được rất là nhiều cái đối tượng nó sanh diệt trong cùng một thời điểm. Trong một khoảnh khắc như vậy người thiền sinh có thể thấy được một đối tượng sanh diệt, hai đối tượng, ba đối tượng, năm đối tượng hay là ngay cả mười lăm đối tượng nó sanh diệt trong cùng một khoảnh khắc. Thì càng phát triển chánh niệm và định tâm mạnh mẽ thì người thiền sinh càng thấy được sự sanh diệt một cách nhanh chóng và cái sự sanh diệt này có cái tốc độ nó khủng khiếp đến cái mức là người thiền sinh cảm thấy là không có bắt kịp và không có kịp để đặt tên cho cái hiện tượng đó là gì và đến lúc mà người thiền sinh không có còn kịp để đặt tên cho cái hiện tượng đó để niệm thầm nữa, thì lúc đó người thiền sinh chỉ cần niệm là “biết, biết, biết” niệm liên tục bất cứ hiện tượng nào nó sanh diệt thì chúng ta niệm là “biết”. Và đến một thời điểm là cái sanh diệt nó càng nhanh hơn nữa thì lúc đó cái tâm niệm thầm nó trở thành một cái chướng ngại và nó làm cho người thiền sinh bối rối và khó có thể bắt kịp được cái đề mục thì lúc đó người thiền sinh bỏ qua cái sự niệm thầm, không có niệm thầm nữa, mà chỉ quan sát và ghi nhận một cách trực tiếp liên tục giữ tâm mình bám sát trên đối tượng và hay biết cái sự sanh diệt của đối tượng.

Ngài giảng khi mà thiền sinh quan sát một cách im lặng, không niệm thầm khi những đối tượng sanh diệt một cách mau lẹ như vậy thì dù vậy người thiền sinh vẫn phải giữ cái tâm tỉnh giác. Có nghĩa là giữ cái tâm hay biết một cách rõ ràng về cái đối tượng, người thiền sinh phải hiểu được cái bản chất của đối tượng một cách rõ ràng dù nó có như thế nào thì người thiền sinh vẫn phải hay biết một cách rõ ràng. Và người thiền sinh phải thiết lập một cái ước muốn, một cái mong muốn ở trong tâm là mình sẽ nỗ lực để hiểu rõ tường tận được cái đối tượng này dù nó có như thế nào thì người thiền sinh vẫn hiểu rõ được cái bản chất dù nó có là căng hay là cứng, nóng hay lạnh v.v… thì người thiền sinh luôn có cái nỗ lực ước muốn như vậy.

Ngài nói cái tác ý mà mình muốn hiểu rõ cái đối tượng này, mình thiết lập ở trong tâm với mục đích là phát triển được hai trạng thái tâm là tinh tấn và tầm, nó càng được phát triển mạnh hơn. Khi mà hai trạng thái tâm này nó phát triển một cách mạnh mẽ như vậy thì chúng ta lại càng thấy rõ hơn cái đối tượng, dù nó là gì thì chúng ta cũng thấy nó rất là rõ ràng, chi tiết, thì chúng ta từ những cái đơn giản như là phồng xẹp thì chúng ta tiến tới thấy được cái sự sanh diệt của các hiện tượng thân tâm, từ một đối tượng, hai đối tượng, ba đối tượng thì của đều thấy rõ cái sự sanh diệt. Ngài nói rằng chúng ta có thể nhớ được cái đối tượng mà chúng ta ghi nhận thì điều này nó cũng không có quan trọng, cái đối tượng nó cũng không có quan trọng là gì, mà quan trọng đó là tại sao chúng ta ghi nhận và cái cách mà chúng ta ghi nhận nó chính xác như thế nào.

Ngài hy vọng thiền sinh có thể nắm được câu trả lời của Ngài.

Câu 7. Ngày hôm qua Sư hành thiền ở trong cốc rất là nóng, Sư mới đi ra ngoài Sư hành thiền thì Sư hành thiền khoảng 15 phút thì một số âm thanh và một cơn gió nó làm cho Sư rất là hoảng sợ và lúc đó Sư ghi nhận “sợ, sợ”, ghi nhận sợ đó thì Sư mới quay về hơi thở thì tâm vẫn còn sợ, lúc đó Sư mới nhớ tới bài Kinh mà Đức Phật đã dạy cho các vị Tỳ kheo thì lúc này Sư mới đọc bài Kinh Tâm Từ đó, lúc đó tâm Sư vẫn còn sợ thì Sư mới mở mắt ra. Sư muốn hỏi là những lúc như vậy thì Sư nên làm gì?

Dạ thì Ngài có câu trả lời dành cho Sư rằng nếu mà Sư kịp thời Sư ghi nhận được cái sự nghe của Sư khi mà nó vừa sanh khởi, khi mà cái sự nghe nó vừa sanh khởi thì Sư ghi nhận ngay lập tức thì cái sự sợ nó (nghe không rõ phút 1:40:26) sanh khởi. Mà cái sự sợ này nó sanh khởi là có cái lý do, là do khi mà nghe cái âm thanh mà Sư chưa có kịp ghi nhận, sau đó nó xuất hiện những trạng thái tâm là phân tích, suy nghĩ “đây là âm thanh gì?” và Sư có thể xuất hiện những tưởng tượng về âm thanh đó cho nên có rất là nhiều những suy nghĩ, một loạt suy nghĩ nó sanh khởi đi theo âm thanh và khi mà sanh khởi nhiều trạng thái tâm như vậy thì nó xuất hiện cái sự sợ hãi. Cho nên Sư phải để ý rằng trước cái tâm sợ là nó có nhiều cái tâm khác nữa và để mà không xảy ra cái hiện tượng này thì Sư phải có sự ghi nhận chính xác và ngay lập tức cái đối tượng âm thanh khi nó vừa sanh khởi, làm cho những trạng thái tâm như là tưởng tượng, suy nghĩ, phân tích về âm thanh đó nó không có xuất hiện, do đó những tâm sợ nó cũng không có xuất hiện.

Ngài giảng đến Sư rằng khi mà cái việc đầu tiên mà Sư cần làm đó là phải dính chặt vào cái đề mục chính, có thể là đề mục phồng xẹp chẳng hạn, khi mà liên tục như vậy ghi nhận phồng xẹp liên tục như vậy thì những âm thanh kia ít sanh khởi lắm, bởi tâm của chúng ta đặt toàn bộ tập trung trên cái sự phồng xẹp. Và nếu có những trạng thái âm thanh nó rất là to, nó rất là nổi bật thì chúng ta mới có thể nghe thấy và lúc mà chúng ta nghe âm thanh nổi bật này thì chúng ta cũng ngay lập tức ghi nhận là “nghe, nghe, nghe” thì chúng ta ghi nhận như vậy thì những trạng thái tâm nối tiếp nó không có khởi lên. Tuy nhiên nếu không có kịp ghi nhận thì có thể những trạng thái tâm như là phân tích, tưởng tượng về cái âm thanh đó nó sẽ sanh khởi thì lúc này Sư cũng ngay lập tức Sư hướng tâm tới và niệm là “phân tích, phân tích, phân tích” hay là “suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ” liền những trạng thái tâm đó. Và nếu mà vẫn không kịp để ghi nhận những trạng thái tâm phân tích và suy nghĩ này thì làm cho cái tâm sợ hãi nó sanh khởi, thì khi mà tâm sợ nó sanh khởi lên và mình nhận biết được thì ngay lập tức mình hướng tâm tới và ghi nhận một cách chính xác cẩn trọng cái tâm sợ này và niệm thầm “sợ, sợ, sợ” cùng với sự quan sát ghi nhận và đó là cái việc đầu tiên mà chúng ta cần làm và cái việc tụng kinh nó không phải là cái việc đầu tiên, việc đầu tiên là chúng ta phải nỗ lực trong cái sự ghi nhận.

Ngài nói rằng thật sự đối với một thiền sinh mới thực tập thì nó không có dễ dàng để ghi nhận chính xác cái sự nghe vào đúng khoảnh khắc mà nó sanh khởi trong tâm nhưng mà mình phải nỗ lực thực tập từ từ, rồi sau này chúng ta sẽ dần quen thuộc và chúng ta sẽ điêu luyện trong việc ghi nhận âm thanh mà khi nó vừa sanh khởi trong tâm là chúng ta nga lập tức niệm “nghe, nghe, nghe” liền. 

Đối với sự nghe thì Ngài đã giảng một cách chi tiết như vậy thì xúc chạm có nghĩa là những cơn gió nó xúc chạm cơ thể thì chúng ta cũng thực hành một cách tương tự, là khi mà gió nó xúc chạm cơ thể thì mình “đụng, đụng” hoặc là “chạm, chạm, chạm”. Ngài hy vọng là Sư có thể giải đáp được cái thắc mắc của mình ạ.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!              

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app