VẤN ĐÁP, SÁNG NGÀY 29/7/2021

  1. Cách Chánh Niệm khi làm những hoạt động phải dùng hai tay, hoạt động cần có sự nhanh.
  • Khi Chánh Niệm trong đời sống hằng ngày, có hoạt động phải làm chậm, có họat động cần làm nhanh. Những hoạt động nào cần làm nhanh, chúng ta cố gắng không quá nhanh cũng không quá chậm. 
  • Khi đã làm với tốc độ bình thường, chúng ta hướng tâm vào điểm (thân phần đang hoạt động) VD: tắm, lấy xà phòng bằng hai tay, chọn những hoạt động nào nổi bật nhất để ghi nhận cảm giác hoạt động đó. Những thân phần khác cũng vậy.
  • Khi Chánh Niệm những hoạt động nhanh, không cần phải niệm chi tiết, chỉ niệm tổng quát là được: niệm “xối nước, xối nước”, “hạ tay xuống, hạ tay xuống”, ghi nhận tổng quát cảm giác trên toàn thân “lạnh, lạnh/ấm, ấm” . Khi nào có thời gian, chúng ta nên niệm chi tiết. 
  • Chánh Niệm khi cần làm nhanh: Lưu ý 3 điều sau đây:

+ Tốc độ: có những hoạt động cần làm với tốc độ bình thường, không nên làm quá nhanh.

+ Lựa chọn đề mục thân phần nào nổi bật nhất.

+ Niệm tổng quát, không cần niệm đi vào chi tiết.

  • Người thiền sinh: khi hoài nghi mình có Chánh Niệm hay không thì lúc đó nên kiểm tra xem tâm mình lúc đó có đang hay biết cái đối tượng nào hay không.
  • Dù trong từng khoảnh khắc, dù nhanh hay chậm cũng cần có sự hay biết của tâm. 
  1. Làm thế nào để kiểm soát sự rung lắc khi ngồi thiền/hiện tượng xoay, xoay?

Rung lắc dẫn đến chóng mặt: thì thiền sinh đừng lo lắng, đây là hiện tượng tự nhiên. 

– Khi thiền sinh nhận biết cơ thể đang rung lắc, ngay lập tức hướng tâm, ghi nhận một cách chính xác chi tiết, hết lòng ghi nhận “rung lắc”. Do đó chánh niệm sinh khởi thì biểu hiện rung lắc xoay sẽ giảm tự nhiên. Chúng ta chỉ cần niệm “chân rung tay rung”. 

– Niệm chi tiết, cẩn thận mà rung lắc vẫn tăng lên thì coi lại tư thế thân mình có tinh tấn không, có thẳng không. Nếu sửa lại mà không hết thì coi thử kiểm soát sự rung lắc này được không. Hãy thử cho cơ thể này không rung lắc nữa. 

– Ghi nhận tác ý “muốn kiểm soát”, rồi ghi nhận tiến trình kiểm soát. 

– Nếu rung lắc thì không nên ngồi quá lâu (tối đa 1:15)  Muốn không bị rung lắc chúng ta phải đi kinh hành một cách cẩn thận, tinh tấn.  

– Đi kinh hành để cân bằng giữa định – tấn, làm cho định và tấn quân bình. Vì rung lắc có thể do ngồi nhiều, định dư. 

3) Khi con ngồi thiền có khuynh hướng quay về hơi thở? Ngài cho con hỏi về sự khác nhau giữa hơi thở và phồng xẹp là gì ạ?

– Phương pháp phồng xẹp: Muốn ghi nhận được sự phồng xẹp, người thiền sinh phải nỗ lực hướng tâm tới phồng xẹp sẽ thấy phồng xẹp.  

– Khi thiền sinh thấy hơi thở quen thì tiếp tục thấy hơi thở + kết hợp niệm “Thở vào Thở ra” một thời gian, sau đó quay trở lại ghi nhận vùng bụng phồng xẹp. 

– Việc tâm tự nhiên hay biết hơi thở do thói quen cũ, tập luyện phương pháp này đã thuần thục. Việc ghi nhận phồng xẹp cũng như vậy. Tập luyện một thời gian, chúng ta cũng trở nên điêu luyện, tâm hướng đến ghi nhận một cách chính xác. Do đó một kỹ năng thói quen như vậy.  

Ví dụ: Khi Chúng Ta đi đến một nơi mới, vừa tới đó thì chúng ta rất nhớ nhà, thường xuyên có những hình ảnh về nhà và người thân. Và khi đã quen được với môi trường mới thì sẽ không cảm thấy nhớ nhà và người thân nữa. Cũng vậy, nếu chúng ta nỗ lực chuyên chú vào sự phồng xẹp, thì khi Tâm đã quen và điêu luyện trên đề mục phồng xẹp, tâm sẽ không quay trở lại đề một hơi thở gây sao lãng nữa.

# Sự giống nhau giữa Thiền hơi thở và phồng xẹp: Thì cả hai đều là đối tượng của Vipassana. 

# Sự khác biệt giữa thiền hơi thở và phồng xẹp: 

+ Thiền hơi thở phát triển định tâm – Samatha;  như đối tượng của tưởng, định danh, Tục Đế; thiền hơi thở (thiền định) không ghi nhận nóng lạnh hay cảm giác ở trong mũi mà chỉ chú ý vào Hơi Thở vào ra. 

+ Thiền Vipassana trên hơi thở là chú ý vào cảm giác nóng lạnh ở mũi… 

+ Khi thực hành chọn những đề mục dễ thấy nhất cho thiền sinh mới. Cũng vậy phương pháp hành thiền từ dễ nhất là ghi nhận phồng xẹp của bụng. Khi chánh niệm trở nên mạnh mẽ  ghi nhận cảm giác căng cứng nóng lạnh trên toàn thân (tứ đại)  đề mục chính thay đổi không còn là phồng xẹp nữa.  

4) Hiện tượng bệnh đau lưng, bầm máu ở chân, mắc ói… có ảnh hưởng đến việc thiền không và ngược lại? 

– Tiền lệ: Chưa có ai thiền dẫn đến bệnh tật hay chết. Có rất nhiều thiền sinh nhờ thực hành thiền Minh sát mà đã chữa lành bệnh Ví dụ như ở Thiền viện của Ngài một số thiền sinh đã chữa lành bệnh ung thư.  

– Nhưng có một số bệnh không thể chữa lành bằng thiền Minh sát. 

– Chúng ta không nên lo lắng về bệnh mà hãy tiếp tục hành thiền. 

– Tùy thuộc niệm lực và định lực của người thiền sinh, tùy thuộc chánh niệm và định tâm mà người thiền sinh có thể thấy được bản chất những hiện tượng trong thân của họ. 

– Những cảm giác phải nhìn bằng mắt tâm giống như khi chúng ta nhìn bằng mắt thường. 

– Khi bị bệnh không nên lưu giữ tư tưởng như vậy trong suốt quá trình ngồi thiền, mà chỉ xem nó là một cảm giác của thân tứ đại. Thì việc thay đổi những suy nghĩ này, những tư tưởng này tiếng là Chánh kiến, và để chúng ta tiếp tục ghi nhận. 

– Có rất nhiều tâm lo lắng, sợ hãi trong tâm khi có căn bệnh làm cho người thiền sinh không dám quan sát. Chúng ta phải bỏ nó qua một bên, thiết lập niềm tin trong phát hành. 

– Khi chánh niệm trên cơn đau, có thể cơn đau hoặc bệnh sẽ biến mất và không bao giờ trở lại. Về điều này có một số thiền sinh đã thành công. 

– Không nên thực hành với mục đích để xua đuổi cơn đau. Nếu chúng ta thực hành với mục đích xua đuổi cơn đau thì cơn đau không biến mất mà nó sẽ tiếp tục (do hiểu biết sai = Tà kiến). Đó là mục đích sai lầm. Phải ghi nhận cơn đau với mục đích là để hiểu rõ cơn đau.

– Chóng mặt xảy ra trong lúc hành thiền là chuyện rất bình thường. Tùy thuộc vào tâm định của người thiền sinh, nếu tiếp tục thực hành tinh tấn thì nó sẽ tự động hết. 

– Mắc ói: gặp tình huống như vậy là do phong đại (gió) nổi trội, sinh khởi đẩy từ dạ dày hướng lên, tạo ra sức ép dẫn đến mắc ói. Đây là biểu hiện bình thường nhưng hiếm gặp. Chỉ thấy ở một số thiền sinh mà thôi. 

– Bất cứ cảm giác nào cũng cần phải nỗ lực ghi nhận cảm giác đó, có thể cảm giác đó chạy dưới dạ dày lên, thì chúng ta niệm “nâng lên” “nâng lên”. Ghi nhận chính xác thì nó sẽ giảm đi sự mắc ói. Do đó phải ghi nhận một cách cẩn trọng. 

5) Rung lắc khi ngồi thiền thì thiền sinh nên làm thế nào? 

– Ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng từ điểm đầu đến điểm cuối, cẩn trọng không có sót, không bỏ quên, thì sự rung lắc sanh khởi ngay lập tức nắm được điểm khởi đầu, ngay lập tức chúng ta hay biết. Điều này rất quan trọng. Thấy nguyên một tiến trình sẽ dễ dàng kiểm soát được sự rung lắc.  

– Ghi nhận phồng xẹp, hay một tiến trình dở – bước – đạp. Ghi nhận nguyên một tiến trình thì sẽ biết được một cách tự nhiên nguyên nhân của sự rung lắc này. Không phải với mục đích loại bỏ sự rung lắc mà để hiểu bản chất của các tiến trình rung lắc. 

– Cẩn thận đừng để tâm trôi theo đi theo chuyển động rung lắc đó. 

– Để đối kháng lại tình huống này, cần phải đi kinh hành một cách cẩn thận. Ngồi và đi vừa phải, ngồi thẳng thớm. Nếu cảm thấy kiểm soát được thì mới quan sát ghi nhận để kiểm soát. 

6) Ý nghĩa của việc niệm Thầm. Thiền sinh không niệm thầm mà niệm trực tiếp được không, vì niệm trực tiếp dễ dàng hơn? 

– Khi mới bắt đầu hành thiền, ta được hướng dẫn niệm thầm song hành từ điểm đầu đến điểm cuối. Khi mới thì phải đọc, niệm một cách chính xác. Ví dụ, nếu học sinh không đọc to được từng chữ cái thì không thể đọc chữ được. Do đó để làm quen với đối tượng nên ghi nhận một cách chính xác những đối tượng khi mới thực hành bằng cách niệm thầm.  

– Sau này, tiến bộ khi hành thiền, thiền sinh mới bỏ niệm thầm, chỉ quan sát ghi nhận các đối tượng khi chúng sanh khởi. 

– Thường thiền sinh mới, quan sát đơn thuần thì dễ niệm hơn, nhưng thực ra không phải như vậy, niệm thầm hỗ trợ rất nhiều cho thiền sinh mới. 

– Niệm thầm có hai tác dụng: Giúp chúng ta nhận biết mình có Niệm đúng đối tượng hay không; phát triển thêm phẩm tính tinh tấn vì vừa quan sát vừa ghi nhận. 

– Niệm thầm giúp cho người thiền sinh hiểu được trạng thái tâm của mình đang ở đâu, nó có đang ở trên đối tượng hay không. Thiền Sinh biết đang phóng tâm nó sẽ dừng lại. 

 Ngài khích lệ chúng ta nỗ lực niệm thầm song hành với việc quan sát, không chỉ là thiền sinh mới, mà cả thiền sinh cũ cũng vậy.

 Ngài cầu chúc cho tất cả thiền sinh thực tập tinh tấn, nỗ lực, sớm đạt được sự thanh lọc tâm và hướng đến thành tựu sự giải thoát Niết Bàn cao thượng.

____Sadhu Sadhu Sadhu____

 

ALUBUM CÁC BÀI PHÁP THOẠI THIỀN SƯ NYANAVUDHA THUYẾT ĐƯỢC LIVE TRÊN YOUTUBE

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app