Vipassana Online: Thiền Sư Nyanavudha Giảng Pháp Thời Sáng – Hỏi Đáp 31/07/2021

VIPASSSANA ONLINE: THIỀN SƯ NYANAVUDHA GIẢNG

 

TRÌNH PHÁP & HỎI ĐÁP NGÀY 31/7/2021

(Thiền sư Nyanavudha)

Ngài giảng rằng, có một bài Pháp mà Đức Phật ngài thuyết, trong đó Đức Phật nói rằng để mà tu tập cho được tốt đẹp thì chúng ta cần có 7 điều kiện, trong 7 điều kiện đó thì có một điều kiện, đó là thức ăn. Cho nên thực phẩm cũng là một điều kiện quan trọng hỗ trợ cho việc hành thiền. Thức ăn là tùy vào mỗi người, có người thì họ thích ăn đồ ăn cay, có người thì thích ăn đồ ăn mặn chút, có người thì thích ăn chua, v.v… Có nhiều kiểu khác nhau như vậy, tùy vào sở thích cũng như tính trạng của mỗi người thì chúng ta chọn thức ăn phù hợp với chính mình.

Câu hỏi: Sau khi tinh tấn hành thiền thì con không có ngủ trưa được, và lúc tối thì con cũng không có ngủ được, huyết áp thì tăng cao, vậy con có nên tiếp tục hành thiền hay là con nên nghỉ ngơi?

Trả lời: 

Ngài nói rằng, huyết áp của người thiền sinh nếu có sự gia tăng trong quá trình hành thiền thì đó không phải do phương pháp hành thiền của chúng ta, hay do chúng ta ngồi thiền, mà có thể là do rất là nhiều những lý do khác, bởi vì việc hành thiền của chúng ta không bao giờ đem lại kết quả tiêu cực, hay đem lại bệnh tật, chứng bệnh cho thiền sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp, thì sự thực tập của chúng ta làm cho nhịp tim của chúng ta gia tăng trong quá trình thực tập, tim đập nhanh hơn dẫn tới việc đôi khi huyết áp cũng có tăng theo, và chuyện này là bình thường, nó không có kéo dài lâu, nó không có diễn tiến lâu mà nó chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, việc quan trọng là thiền sinh không nên lo lắng, và chúng ta nên bình tĩnh để ghi nhận trạng thái đó của thân. Và khi mà mình bình tĩnh ghi nhận tiếp tục chánh niệm như vậy thì chuyện này sẽ qua rất là nhanh, sự đập nhanh của tim sẽ qua rất là nhanh. Trong quá trình hành thiền mình cứ giữ cho tâm thư giãn, đừng có để lo lắng quá, đừng để tâm bị áp lực quá, mình cứ tiếp tục ghi nhận chánh niệm một cách liên tục và giữ tâm bình tĩnh, không có lo lắng về bệnh tật của mình, không có lo lắng về giấc ngủ của mình, mình cứ tiếp tục mà hành thiền như vậy.

Câu hỏi:  Lúc mà hành thiền thì con ngủ không có được ngon và con mơ rất là nhiều. Mong Ngài giải đáp cho con.

Trả lời: 

Ngài nói rằng, chuyện mất ngủ là chuyện rất bình thường trong việc thiền tập, và điều này vẫn thường xảy ra trong quá trình mà chúng ta thực hành. Bên thiền viện của Ngài cũng vậy, những thiền sinh mà Ngài hướng dẫn lâu lâu họ vẫn gặp phải những tình huống như vậy, họ sẽ bị mất ngủ một đêm, mất ngủ hai đêm, nhưng mà sự mất ngủ này thường thì không có kéo dài lâu bởi vì khi mà định tâm của thiền sinh được phát triển trở nên mạnh mẽ hơn, thì người thiền sinh tự nhiên sẽ dễ dàng quay trở lại giấc ngủ mà không có bị mất ngủ nữa. Vấn đề mất ngủ này không phải là một vấn đề lớn, nó chỉ là một chuyện bình thường mà thôi, người thiền sinh không có nên lo lắng về chuyện mình bị mất ngủ, và nếu mà trong ngày người thiền sinh do việc mất ngủ này mà cảm thấy là mình muốn nghỉ thì mình có thể nghỉ ngơi một, hai thời trong ngày, nhưng nếu chúng ta có thể thực tập tiếp thì cũng chúng ta cứ tiếp tục. Ngài hướng dẫn cho thiền sinh rằng, nếu mà thiền sinh muốn ngủ tốt thì mình sẽ thực hành như vầy, khi mà chúng ta đi vào giường chuẩn bị nghỉ ngơi thì chúng ta nên chánh niệm trên những đề mục của mình. Và khi chúng ta đang nằm thì không có nên niệm trên nhiều đề mục, mà chúng ta chỉ nên giới hạn vài đề mục mà thôi. Chẳng hạn như chúng ta niệm “phồng, xẹp”, chúng ta chỉ niệm hai đối tượng này mà thôi. Chúng ta niệm “đụng” chẳng hạn, cảm giác mà thân mình đang đụng xuống giường, chúng ta niệm là “đụng, đụng, đụng”. Và khi niệm như vậy thì chúng ta chỉ chọn tối đa là hai điểm đụng không có nên nhiều hơn, bởi vì khi thiền sinh chọn nhiều đối tượng, chúng ta ghi nhận nhiều đối tượng khác nhau thì lúc đó tâm sở tầm rất là năng động, và khi tâm sở tầm được phát triển như vậy thì sự dã dượi buồn ngủ không có xuất hiện, cho nên người thiền sinh lúc này rất là tỉnh táo và khó có thể chìm vào giấc ngủ, cho nên đó là lý do mà Ngài thiền sư hướng dẫn những người không có ngủ được thì chỉ niệm trước khi đi ngủ là chánh niệm vào một số ít đề mục tối đa là 2 đề mục mà thôi. Người thiền sinh cảm thấy thiếu ngủ khó hành thiền quá thì có thể nghỉ và nếu mà cảm thấy tiếp tục hành được mà không có mệt mỏi gì thì cứ hành và quan trọng là không có nên lo lắng về sự mất ngủ bởi vì đó là một chuyện bình thường và nó xảy ra đối với khá nhiều thiền sinh khi mà chúng ta thực hành.

Câu hỏi:  Khi ngồi thiền, tâm của con quan sát đối tượng, sau đó thì sự bực bội sinh khởi, cũng như là sự bứt rứt bồn chồn, và cảm thấy rất là nhiều cảm giác khó chịu trong tâm, lúc này thì con muốn xả thiền và không thể ngồi lâu được, con chưa từng bị như vậy. Con xin hỏi Ngài giờ con phải làm sao?

Trả lời: 

Ngài giảng rằng, quá trình hành thiền của chúng ta là một quá trình chúng ta chiêm nghiệm, quan sát bản chất tự nhiên của thân và tâm và khi chúng ta tìm hiểu và quan sát một cách liên tục như vậy, chúng ta sẽ thấy được bản chất thực sự của thân và tâm là như thế nào, chúng ta sẽ hiểu được rằng cái thân này là gì, tâm này là gì, tôi là ai, cá nhân này là ai. Khi chúng ta thực tập và quan sát ghi nhận thì chúng ta sẽ tiến tới sự hiểu biết, chúng ta sẽ hiểu được những trạng thái tâm của mình, chúng ta sẽ hiểu được những trạng thái vật chất nó hoạt động trong thân của mình. Quá trình hành thiền của chúng ta cũng giống như việc chúng ta nhìn vào gương, và ở đời thường khi chúng ta nhìn vào gương thì chúng ta thấy rõ được gương mặt của mình cũng như cơ thể của mình, chúng ta thấy được rằng gương mặt của mình nó có những đường nét như vậy, nó có những vết dơ ở trên mặt của mình, thì khi thấy như vậy chúng ta sẽ đi vệ sinh, rửa mặt cho nó sạch sẽ đi, cho nó trở nên xinh đẹp. Và chánh niệm trong hành thiền cũng giống như là một chiếc gương, bằng phương pháp chánh niệm chúng ta sẽ thấy được rằng cái gì đang tồn tại trong tâm của mình, đây là những tâm thiện đang có mặt, đây là những tâm bất thiện đang có mặt, và nhờ có sự ghi nhận mà người thiền sinh có thể loại trừ được những tâm bất thiện. Đó là khi chúng ta nhìn vào tâm của mình giống như là chúng ta đang sử dụng một chiếc gương để thanh lọc, để qua đó chúng ta thấy rõ được cái thân và cái tâm của mình đang hoạt động vận hành và đang tiếp diễn như thế nào, thì một người nếu muốn mình xinh đẹp, thì khi mà thấy những vết dơ ở trên mặt của mình qua chiếc gương, người đó ngay lập tức tiến hành chùi rửa vệ sinh cho gương mặt mình được xinh đẹp, sạch sẽ. Và cũng vậy, một người muốn cho tâm mình được trong sáng, một cái tâm khả ái thì người thiền sinh đó phải liên tục ghi nhận vào những đối tượng, dù đối tượng đó là gì, đó là một tâm thiện, người thiền sinh cũng ghi nhận chánh niệm, đó là một tâm bất thiện, người thiền sinh cũng ghi nhận chánh niệm, đó là cảm giác dễ chịu khó chịu, người thiền sinh đó đều phải ghi nhận và chánh niệm tất cả những cảm giác và những hiện tượng đó. Những trạng thái tâm này, đó là những trạng thái tâm sân hận, những trạng thái tâm bất an, trạo cử, ngồi không yên, cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người sinh khởi trong quá trình người thiền sinh hành thiền, thì không phải đây là lần đầu tiên nó sinh khởi mà những trạng thái tâm này trong quá khứ đã có mặt, đã xuất hiện nhiều lần ở trong tâm của người thiền sinh và trong hiện tại cũng vậy, trong hiện tại các trạng thái tâm đó lại tiếp diễn, lại xuất hiện và sinh khởi nhiều lần trong tâm của người thiền sinh. Nhưng mà sự khác biệt ở đây là gì, giữa quá khứ và hiện tại? Đó là trước đây thì chúng ta không có chánh niệm, chúng ta không có hướng tâm vào để ghi nhận và hay biết những trạng thái tâm này, cho nên chúng ta không có hay biết một cách rõ ràng. Và bây giờ đây khi người thiền sinh phát triển tâm và tấn và có được chánh niệm trên đối tượng là tâm và người thiền sinh hay biết rõ ràng là tâm đang có những sự dơ bẩn, những sự phiền não và những trạng thái tâm bất thiện như vậy, nhưng thật ra trước đây chúng ta đã có những trạng thái tâm đó rồi, những trạng thái tâm ấy tồn tại ở trong tâm của chúng ta nhưng mà chúng ta không hề hay biết bởi vì chúng ta không có chánh niệm. Khi mà ghi nhận những trạng thái tâm bất thiện như vậy thì đó là một dấu hiệu rất là tốt bởi vì trước đây những trạng thái tâm đó vẫn xuất hiện nhưng mà chúng ta không có thấy được, bây giờ với chánh niệm chúng ta thấy một cách rõ ràng, thì đây là một dấu hiệu cho thấy rằng người thiền sinh đã phát triển được trạng thái tâm chánh niệm ở trong tâm của mình. Đây là một dấu hiệu tốt và trong tương lai khi mà niệm và định của người thiền sinh được phát triển thì người thiền sinh sẽ thấy được càng nhiều phiền não trong tâm của mình hơn. Có rất là nhiều những trạng thái tâm mà người thiền sinh từ trước tới nay chưa bao giờ từng thấy, chưa bao giờ nghĩ là mình lại có những suy nghĩ như vậy, mình lại có những trạng thái tâm như vậy và người thiền sinh đôi khi cảm thấy bất ngờ và không hiểu vì sao mình lại có những trạng thái tâm đó bởi vì từ trước tới nay trong đời sống mình chưa bao giờ thấy những trạng thái tâm này xuất hiện trong tâm của mình, và đây cũng là một biểu hiện tốt bởi vì chỉ khi mà sự chánh niệm và định tâm của người thiền sinh phát triển đến một mức độ thì người thiền sinh sẽ tiến sâu vào trong tâm, để thấy rõ những trạng thái tâm nằm sâu bên trong và vẫn tiếp diễn ngày này qua ngày khác nhưng mà do chúng ta không có sự chú tâm và nhận biết cho nên chúng ta không hay biết. Bây giờ khi chúng ta phát triển được sự chánh niệm và sự tập trung, định tâm thì chúng ta thấy rõ, thấy rất là rõ những trạng thái tâm này và càng ngày khi mà càng phát triển chúng ta càng thấy nhiều hơn. Ngài dạy rằng đây là một cơ hội rất là tốt để chúng ta có thể hiểu được sự vận hành của tâm thức và dù là nó là một hiện tượng gì thuộc về tâm, dù nó có nổi sân, bất an, trạo cử, hối tiếc, lo lắng, ngồi không yên thì mình đều hướng tâm tới, với tâm và tấn ghi nhận chánh niệm hay biết một cách chính xác những trạng thái tâm này, và nếu là sân thì mình ghi nhận là “sân, sân”, nếu bất an thì mình ghi nhận là “bất an”, trạo cử thì mình ghi nhận là “trạo cử”, lo lắng mình ghi nhận là “lo lắng”, ngồi không yên mình ghi nhận là “ngồi không yên, ngồi không yên”, tất cả những trạng thái này cần phải được ghi nhận chánh niệm một cách chính xác, và người thiền sinh ghi nhận một cách chính xác và liên tục như vậy thì thường những trạng thái này sẽ biến mất đi và dù có sanh lên hay là biến mất thì người thiền sinh vẫn tiếp tục ghi nhận. Có thể khi chúng ta ghi nhận như vậy thì những trạng thái này sẽ tăng trưởng, gia tăng cường độ, hoặc là sẽ giảm đi, hoặc là sẽ biến mất, hoặc là khi chúng ta ghi nhận cơn sân thì một cơn sân này mất đi cơn sân mất lại xuất hiện, và cơn sân này mất đi, cơn sân khác lại xuất hiện, hoặc là sự lo lắng khác lại sinh khởi. Có rất nhiều những trạng thái tâm liên tiếp nhau như vậy và khi chúng ta quan sát sự thay đổi, quan sát sự biến chuyển của những trạng thái tâm như vậy thì chúng ta quan sát một cách cẩn thận, khắng khít, có sự chú tâm, có sự nỗ lực ghi nhận và chúng ta không nên có những mong muốn xua đuổi hay là tiêu diệt những trạng thái tâm này, mong cho những trạng thái tâm này biến mất đi, những trạng thái tâm khó chịu này mong cho đừng có xuất hiện, mà chúng ta ghi nhận chỉ với mục đích là hiểu rõ và thấy rõ được đối tượng, hiểu rõ được tâm của mình.

 

Câu hỏi: Con có cần học pháp học trước khi thực hành không ạ? Con cần phải biết những kiến thức giáo pháp căn bản nào trước khi con có thể bắt tay vào việc thực hành?

Trả lời: 

Ngài giảng rằng, người thiền sinh không cần phải trang bị thật là nhiều kiến thức để có thể bắt đầu việc thực hành, nhưng mà tối thiểu thì người thiền sinh cần phải biết được phương pháp thực hành như thế nào, người thiền sinh phải nắm được phương pháp thì đó là kiến thức tối thiểu. Ngài ví dụ rằng, khi chúng ta đi đâu đó thì chúng ta chỉ cần biết đường, biết con đường dẫn tới đích đến là mình có thể bắt đầu đi, chứ chúng ta không cần phải hiểu biết quá nhiều, chẳng hạn như chúng ta cần phải biết cả cái bản đồ đôi khi không phải là một yêu cầu cần thiết và con đường ở đây cũng giống như là phương pháp thực hành, người thiền sinh khi bắt tay vào hành thiền, thì người đó cần phải biết được phương pháp, biết được cách ghi nhận, biết được cách chánh niệm như thế nào và như vậy là đủ để người thiền sinh có thể bắt tay vào thực hành. Ngài giảng rằng, khi chúng ta bắt tay vào hành thiền, quá trình hành thiền nó sẽ sinh khởi lên sự hiểu biết và trí tuệ. Khi người thiền sinh thực hành như vậy thì chánh niệm và định tâm của người thiền sinh phát triển và sau đó trên cái căn bản niệm và định mạnh mẽ này tuệ giác sẽ sinh khởi, lúc đó người thiền sinh có được sự hiểu biết về giáo pháp một cách tự nhiên, tự thân mình thực chứng, tự thân mình kinh nghiệm được mà không cần phải đọc qua sách vở. Ngài giảng rằng, khi chúng ta hành thiền, việc hành thiền sẽ dạy cho chúng ta về giáo pháp, chúng ta sẽ học giáo pháp thông qua việc thực hành, và thông qua việc thực hành chúng ta sẽ phát triển những sự hiểu biết, cũng như trí tuệ và giáo pháp. Có hai điều tối thiểu mà người thiền sinh cần phải trang bị cho sự hiểu biết của mình, đó là:

  • Cá nhân này nó chỉ tồn tại hai thực thể, đó là thân và tâm, ngoài ra thì không có một linh hồn, không có một bản ngã nào cả ở trong cá nhân này, chỉ có những hiện tượng thân và tâm. Thân và tâm này trong tiếng Pali gọi là Nāma và Rūpa.
  • Những hiện tượng thân và tâm này không có bền vững, nó liên tục thay đổi biến diệt, nó sinh lên rồi nó diệt, tất cả những hiện tượng của thân và tâm có bản chất là sinh diệt, ta gọi nó là vô thường, bởi vì nó liên tục thay đổi, nó không có tồn tại dù chỉ trong một giây

Đây là một kiến thức căn bản, mà người bắt đầu hành thiền chúng ta cần phải nắm. Ngài dạy rằng, để bắt đầu công việc hành thiền thì người thiền sinh cũng không cần phải trang bị quá nhiều kiến thức về pháp học, tuy nhiên có thể có một số thiền sinh chúng ta đã có sẵn kiến thức về pháp học đã tìm hiểu trước đây, người thiền sinh nên có một chút cẩn thận bởi vì khi người thiền sinh có nhiều kiến thức như vậy nhưng lại không có khả năng kiểm soát những kiến thức của mình và đem những kiến thức này vào trong sự thực hành, quan sát ghi nhận đối tượng thì chúng ta liên tục suy nghĩ, so sánh, phân tích, đánh giá đối tượng đó, chúng ta so sánh đối tượng đó với những hiểu biết của chúng ta và lúc đó, điều này trở thành một chướng ngại cho thiền sinh trong quá trình thực tập bởi vì quá nhiều suy nghĩ, phân tích như vậy, người thiền sinh không có thời gian để chánh niệm, cũng không có ghi nhận được những suy nghĩ này, cho nên khi mà có nhiều kiến thức mà chúng ta không kiểm soát được nó, không có biết cách sử dụng nó, thì nó trở thành chướng ngại cho chúng ta trong việc hành thiền. Có một số người thiền sinh khi mà có nhiều kiến thức như vậy, thì người này đi vào sự thực hành và khi mà nghe ngài thiền sư giảng dạy về phương pháp thực hành, hướng dẫn về cách ghi nhận, người thiền sinh này đôi khi không có lắng nghe, không có tập trung mà chỉ chăm chú vào những kiến thức của mình, so sánh, phân tích, đánh giá, và do vậy, do không có lắng nghe, không có chuyên chú, không có tập trung vào lời dạy để hiểu rõ phương pháp, và áp dụng một cách chính xác cho nên người thiền sinh này rất khó để có thể phát triển trên pháp hành. Kiến thức của người thiền sinh này do không biết cách ứng dụng, không biết cách sử dụng nên những kiến thức này trở thành chướng ngại cho người đang đi vào thực hành, cho nên ngài nhắc nhở quý thiền sinh chúng ta nên cẩn thận khi mà chúng ta có sự hiểu biết, chúng ta đi vào thực hành, chúng ta hãy bỏ hết qua một bên và chúng ta nghe lời Ngài thiền sư hướng dẫn chúng ta thực tập theo, không có phân tích, suy nghĩ, so sánh sự thực tập của mình với kinh nghiệm và lý thuyết. Đó là lý do vì sao Đức Phật ngài chỉ dạy rằng mặc dù chúng ta có rất là nhiều hiểu biết và kiến thức về giáo pháp nhưng mà khi chúng ta bắt đầu vào thực hành thì chúng ta hãy thực hành như chúng ta không biết gì cả.

 

Câu hỏi: Lúc con ngồi thiền khoảng 40 phút thì hai chân con bắt đầu tê cứng. Lúc đầu thì con không chịu được và con đã xả thiền, sau đó con lại quay lại thiền. Đến ngày thứ hai, thứ ba thì con cố gắng thêm được một chút, con chánh niệm trên đối tượng tê chân thì được thêm 5, 10 phút rồi lại xả thiền. Đến hiện tại ngày thứ tư thì con vẫn chưa quay lại đề mục phồng xẹp được sau khi quan sát tê chân mà con xả thiền luôn. Có phải là do con chưa đủ tinh tấn hay không?

Trả lời:

Ngài giảng rằng, khi mà ghi nhận một đối tượng không có thoải mái, nếu chúng ta không có đủ tinh tấn thì khó mà có thể quan sát nó trong một thời gian lâu. Tinh tấn có nhiều biểu hiện, nếu nói về tinh tấn thì chúng ta có thể nói về một trạng thái tâm tự tin, có nghĩa là chúng ta có niềm tin rằng chúng ta sẽ ghi nhận được, chúng ta sẽ quyết tâm được hoặc là một cái tâm kiên cường, dũng cảm, sẵn sàng đối diện và thách thức với cơn đau, với cơn khó chịu. Có như vậy, người thiền sinh mới có đủ dũng cảm để có thể tiến sâu vào trong cơn đau và đối diện với nó, ở lại với nó trong một thời gian lâu để ghi nhận một cách liên tục. Sự kiên nhẫn là một trạng thái tâm rất quan trọng để người thiền sinh có thể ghi nhận được những khổ thọ, những cảm giác khó chịu đang sinh khởi trên thân. Khi mà thiếu kiên nhẫn như vậy thì người thiền sinh khó mà duy trì được lâu. Nếu có đầy đủ tâm kiên nhẫn, nhẫn nại thì người thiền sinh có thể ghi nhận những khổ thọ đó một cách dễ dàng. Nếu chúng ta thay đổi tư thế, chúng ta không kham nhẫn được khi ghi nhận những khổ thọ trong một thời gian dài thì chúng ta cũng không nên lo lắng, bởi vì đó là điều bình thường đối với tất cả thiền sinh. Ngài nói rằng, ngài giảng dạy nhiều thiền sinh, trong đó cũng có rất nhiều người như vậy, nên đây là một biểu hiện mà số đông thiền sinh đều gặp phải, chúng ta kiên nhẫn đến một mức độ nào đó hoặc là tới giới hạn nào đó và chúng ta không thể hoặc chưa thể vượt qua được giới hạn đó. Ngài nói rằng, sự kiên nhẫn cũng cần được vui bồi và phát triển. Khi chúng ta cảm thấy khó có thể kham nhẫn được cái cảm giác đau khổ này, cảm giác đau đớn này, chúng ta ghi nhận được nó liên tục trong 5 phút, thì thời thiền sau chúng ta nỗ lực thêm một chút nữa có thể là 6 phút, 7 phút, hoặc 10 phút, chúng ta dần dần phát triển tâm kham nhẫn, kiên nhẫn, và dũng cảm đối diện, trực diện với đề mục, chúng ta phát triển những trạng thái tâm đó qua từng thời thiền, mỗi thời thiền chúng ta phát triển, chúng ta cố gắng thêm một chút ít. Khi mà mình cảm thấy không thể kham nhẫn được nữa, những cảm thọ khó chịu này quá khốc liệt, quá khó chịu đựng, thì đây là thời điểm mà chúng ta cần phải có những sự khích lệ, động viên đối với chính mình. Mình tự nói với chính mình rằng “hãy cố gắng lên, chắc chắn mình sẽ làm được, chắc chắn mình sẽ ghi nhận được” một cách liên tục, liên tục nhắc nhở, khích lệ bản thân trong những lúc tâm yếu đuối như vậy. Và khi khích lệ như vậy thì chúng ta phát triển được sự tự tin và chúng ta dần lấy lại được sự tinh tấn.

Câu hỏi: Con có xin thọ trì tám giới, và con có uống nước cam vào buổi chiều ở ngày đầu tiên. Tuy nhiên bụng con không tốt nên con có sử dụng bí đỏ và hạt điều, xay nhuyễn, lọc thành nước để uống. Con muốn hỏi là con sử dụng như vậy có được không?

Trả lời:

Ngài giảng rằng, bí đỏ thì không phù hợp với giới luật và chúng ta sẽ không giữ được tám giới khi sử dụng bí đỏ, theo giới luật nghe được từ ngài rằng những loại hạt cũng như ngũ cốc thì không được sử dụng. Người thiền sinh có thể sử dụng những loại nước phù hợp như là nước xoài, đặc biệt là nước ép chuối rất là tốt cho dạ dày, chúng ta có thể hành thiền mà không lo cào ruột hoặc đau dạ dày. Người thiền sinh nên chọn loại nước vừa phù hợp với giới luật mà mình có thể thuận lợi trong việc tu tập, không nên chọn các loại nước như nước bí đỏ, ngũ cốc, sữa cũng như ăn vào buổi chiều để giữ tám giới cho được trong sạch.

Câu hỏi: Con có đăng ký thực hành miên mật theo tất cả các thời khóa mà ngài đưa ra. Tuy nhiên trong quá trình thực hành con nhận thấy những thời thiền, đặc biệt là thời thiền sau giờ ăn sáng, ăn trưa con rất dễ bị buồn ngủ mặc dù con đã nỗ lực thực hành theo tâm sở tầm và tâm tinh tấn. Con cảm nhận cơ thể con có xu hướng thiền nằm hơn thiền ngồi. Con nhận thấy con không bị mất tập trung và đau đầu. Con xin hỏi là những lúc như vậy con có thể thiền nằm không? Và là thế nào để mình có thể tinh tấn trong suốt các thời thiền, đặc biệt là thời thiền sau giờ ăn sáng, ăn trưa?

Trả lời:

Ngài dạy rằng, người thiền sinh ngồi thiền sau bữa ăn thì không nên ngồi ngay lập tức, mà chúng ta nên thực tập đi kinh hành tối thiểu là khoảng 15 phút, có thể tập nhiều hơn nếu dư thời gian, và nên đi trái phải. Khi mà đi kinh hành trái phải như vậy thì năng lượng của tinh tấn sẽ được phát triển. Khi tinh tấn được phát triển trong tâm, trong khoảnh khắc đó người thiền sinh không còn cảm thấy con buồn ngủ nữa khi ngồi xuống hành thiền. Sau khi đi kinh hành rồi thì người thiền sinh nên giữ tinh tấn trong thời đi kinh hành đó cho đến lúc mà mình ngồi xuống, đừng để sự tinh tấn mất đi giữa thời đi kinh hành và ngồi thiền, giữ một cách liên tục. Muốn được như vậy, người thiền sinh cần phải liên tục chánh niệm, từng hoạt động, chẳng hạn như là muốn đi tới chỗ ngồi thiền, muốn ngồi xuống, ghi nhận hoạt động ngồi xuống, từng cử động nhỏ cho tới lớn và chân xếp bằng, tay đưa qua đưa lại mình đều chánh niệm một cách cẩn trọng chi tiết với sự nỗ lực, thì người thiền sinh có thể giữ tinh tấn trong lúc đi kinh hành và tiếp tục trong thời thiền. Khi người thiền sinh giữ được tinh tấn như vậy thì không còn cảm thấy lười biếng hay dã dượi buồn ngủ trong lúc hành thiền nữa. Ngài hướng dẫn rằng khi vừa nhắm mắt và tâm mình hướng tới bụng để ghi nhận phồng xẹp thì từ cái niệm đầu tiên, mình phải ghi nhận nó với một cái tâm rất là chính xác, rất là nỗ lực và rất là tập trung chú ý vào đối tượng và phải duy trì cái tâm chú ý tập trung ghi nhận này, với sự tinh tấn này kéo dài liên tục hết cái phồng này đến cái xẹp khác, liên tục liên tục như vậy. Và khi người thiền sinh ghi nhận liên tục như vậy, nếu có tâm buồn ngủ sinh khởi lên và hay biết tâm đang buồn ngủ, ngay lập tức người thiền sinh gia tăng đối tượng lên, thay vì niệm phồng, xẹp thì niệm là phồng, xẹp, ngồi, đụng. Khi phồng thì mình quan sát phồng, khi xẹp mình quan sát là xẹp và hết cái xẹp thì chúng ta ghi nhận cái niệm thứ ba đó là ngồi. Khi niệm ngồi chúng ta quét từ dưới bàn tọa của mình lên đến đỉnh đầu, chúng ta quét thật là nhanh, quét ở đây có nghĩa là chúng ta quan sát cảm giác của toàn thân, quan sát một cách tổng quát, một cách nhanh chóng cái cảm giác từ dưới bàn tọa lên đến đỉnh đầu của mình. Tiếp theo chúng ta niệm là đụng, khi niệm đụng chúng ta quan sát các cảm giác xúc chạm của hai bàn tay với nhau hoặc là sự xúc chạm của bàn tọa với sàn, chúng ta có thể chọn chỗ nào nổi bật nhất thì chúng ta ghi nhận. Cho nên khi buồn ngủ, chúng ta gia tăng đối tượng lên thành bốn niệm “phồng, xẹp, ngồi, đụng”. Khi chúng ta ghi nhận bốn đối tượng như vậy, chúng ta sẽ có thể dễ dàng vượt qua được trạng thái buồn ngủ, bởi vì lúc đó tâm rất là tinh tấn. tâm rất là năng động để ghi nhận nhiều đối tượng, Do nhờ sự tinh tấn đó, sự buồn ngủ sẽ biến mất. Đối với trường hợp của người đặt câu hỏi này thì khi cảm thấy buồn ngủ người thiền sinh không nên nằm ngay như vậy mà chúng ta phải nỗ lực cố gắng thực hành những phương pháp như đi kinh hành, ngồi thiền ghi nhận nhiều đề mục phát triển sự tinh tấn để chúng ta có thể ghi nhận một cách tốt đẹp, nằm thiền chỉ là sự lựa chọn cuối cùng khi chúng ta cảm thấy không có hiệu quả với những phương pháp ở trước.

Câu hỏi: Khi con quan sát phồng xẹp được một lúc thì còn không còn cảm nhận được sự phồng xẹp nữa. Sau đó con cố thở một hơi sâu thì bụng căng cứng, con cảm thấy đau và rát. Con cố gắng thở mạnh hơn để tìm kiếm sự phồng xẹp nhưng con không thấy sự phồng xẹp mà con chỉ thấy toàn thân đang chuyển động theo hơi thở, con thở vào thì vai đưa lên, con thở ra thì vai hạ xuống, con cảm thấy đau ở quanh vùng chấn thủy, con cảm thấy con thở chưa đúng, mong Sư chỉ giúp con thở như thế nào cho đúng?

Trả lời:

Ngài giảng rằng, điều đầu tiên cần lưu ý rằng khi sự phồng xẹp không rõ ràng, chúng ta không nên thay đổi hơi thở, người thiền sinh phải luôn luôn giữ hơi thở bình thường, bình thường nghĩa là khi nó nhanh thì nó nhanh một cách tự nhiên, khi nó chậm thì nó chậm một cách tự nhiên, không có cố gắng thở nhanh, thở mạnh hay thở nhẹ nhàng đi, cứ để hơi thở tự nhiên như vậy, hơi thở như thế nào thì cứ để nó như vậy. Điều thứ hai là không cố gắng kiểm soát bụng của mình, ví dụ mình không thấy phồng xẹp cho nên mình ráng mình ưỡn bụng mình ra hay hóp bụng mình lại để mình thấy được sự phồng xẹp thì điều đó cũng là không đúng. Chúng ta không cố gắng đẩy và ép bụng của mình mà phải để nó một cách tự nhiên, thư thái, bởi vì khi ép như vậy cơn đau sẽ xuất hiện. Ngài nói rằng, cách giải quyết khi người thiền sinh không thấy rõ phồng xẹp, đó là người thiền sinh phải tinh tấn hơn, điều có nghĩa là phải nỗ lực hơn trong việc đưa tâm đến vùng bụng, phải hướng tâm cho chính xác đối tượng, tâm sở tầm phải được áp dụng chính xác. Khi hai tâm tinh tấn và tâm sở tầm hoạt động một cách hiệu quả thì tâm người thiền sinh sẽ tiến gần đến đối tượng phồng xẹp, sẽ chìm sâu vào trong đối tượng, không có lơ là, hời hợt, người đó sẽ bắt đầu thấy được những cảm giác ở đây. Ví như trong đời sống, khi nhìn vật gì đó bằng mắt thường mà nhìn thấy không rõ thì mình phải tiến lại gần vật đó để thấy rõ ràng hơn, cũng vậy, người thiền sinh không thấy rõ đề mục phồng xẹp thì chúng ta phải tiến lại gần đề mục phồng xẹp để ghi nhận. Tiến lại gần ở đây là chúng ta dùng tâm tinh tấn của mình, nỗ lực, hướng tâm tới gần đối tượng. Một trường hợp khác là người thiền sinh không thấy rõ đề mục phồng xẹp, nhưng khi người thiền sinh hướng tâm tới bụng của mình thì lại thấy rất nhiều cảm giác căng, cứng, giãn, bành trướng, thì lúc này người thiền sinh không cần tìm kiếm sự phồng xẹp nữa, mà lấy đề mục căng cứng này làm đề mục chính, chúng ta không cần phải tiếp tục tìm kiếm, lúc này đề mục cảm giác là đề mục hành thiền chính của thiền sinh, ghi nhận sự căng cứng và quan sát giống như việc quan sát phồng xẹp vậy. Khi sự phồng xẹp ở bụng không thấy, hay sự căng, cứng, nóng, lạnh cũng đều không thấy, thì người thiền sinh hướng sự ghi nhận đến những cảm giác trên cơ thể như là hơi thở, những cảm giác ở nơi chân tay hoặc trên thân, bất cứ cảm giác nào nổi bật mình có thể tùy chọn và lấy đó làm đề mục chính hành thiền. Nếu thiền sinh vẫn muốn quan sát sự phồng xẹp thì người thiền sinh có thể đặt tay lên vùng bụng để quan sát chuyển động của bụng trong một thời gian ngắn để ghi nhận rõ ràng hơn rồi đặt tay lại bình thường và chúng ta tiếp tục ghi nhận.

 

(Người đã đánh chữ tốc ký: Giang Tenzin)

 

ALUBUM CÁC BÀI PHÁP THOẠI THIỀN SƯ NYANAVUDHA THUYẾT ĐƯỢC LIVE TRÊN YOUTUBE

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app