VIPASSSANA ONLINE: TRÌNH PHÁP & HỎI ĐÁP CÙNG THIỀN SƯ NYANAVUDHA NGÀY THỨ 8 (2/8/2021)

 

Vipassana Online: Hỏi đáp cùng Thiền Sư Nyanavudha (phương pháp Ngài Mahasi)

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy)

Kính thưa tất cả thiền sinh, con mới gởi lời cám ơn của nhiều thiền sinh đã gởi lên Ban tổ chức nhờ trình lên Ngài, gởi lời cám ơn tới Ngài vì đã hướng dẫn cũng như là trả lời những câu hỏi trình pháp giúp cho các thiền sinh có thể biết được phương pháp thực hành thiền rất lợi lạc như vậy trong thời gian dịch bệnh. Thì Ngài nói rằng Ngài rất là hoan hỷ khi mà dạy quý thiền sinh và h7 dẫn quý thiền sinh thực tập và Ngài cũng rất là vui khi biết được quý thiền sinh thực tập rất là tinh tấn trong những ngày vừa qua và Ngài hy vọng quý thiền sinh mình tiếp tục cố gắng.

Con xin bắt đầu với câu hỏi đầu tiên đó là của hai thiền sinh, câu hỏi rằng:

Câu 1. Kính thưa Ngài dịch bệnh đang diễn biến rất là phức tạp ở Việt Nam cũng như thế giới và chúng con có thể làm được gì để cầu nguyện cho người thân, đất nước và thế giới?

Thì Ngài giảng rằng trong cái tình hình như vậy thì chúng ta có thể rải tâm từ đến cho loài người, những người bị dịch bệnh, tất cả chúng sanh. Thì tâm từ trong tiếng Pali là Mettā có nghĩa là cái lòng thương yêu và cái lòng thương yêu tất cả chúng sanh này chúng ta rải ra rộng rãi cho tất cả các chúng sanh và nó có nghĩa là cái sự mong mỏi những chúng sanh khác đều được an vui, đều được hạnh phúc, thoát khỏi những cái khổ đau. Khi mà sống ở trên đời thì ta không có muốn đau khổ, ta muốn được hạnh phúc và các chúng sanh khác thì cũng như vậy, không có riêng gì một chúng sanh nào, bất cứ ai, bất cứ loài nào thì cũng mong muốn rằng mình được hạnh phúc, không có đau khổ, không có bệnh tật cho nên người thiền sinh rải tâm từ, cái tâm thương yêu đó đến cho tất cả chúng sanh và chúng ta có thể thực hành điều này bằng cái cách là mình có thể niệm tưởng ở trong tâm hoặc ra thành lời. Chúng ta có thể niệm tưởng trong tâm như sau: “Mong cho tất cả chúng sanh được sức khỏe và hạnh phúc. Mong cho tất cả loài người được sức khỏe và hạnh phúc” thì đó là chúng ta niệm tưởng ở trong tâm, rồi chúng ta cũng có thể đọc ra thành lời cũng như vậy là “Mong cho tất cả loài người được hạnh phúc, an vui, được sức khỏe, thoát khỏi những dịch bệnh” hoặc là “Mong cho tất cả chúng sanh được sức khỏe, hạnh phúc và an vui” chúng ta có thể đọc ra thành lời như vậy.

Ngài giảng cách thức rải tâm từ thì có những cách chúng ta rải như sau:

_ Thứ nhất chúng ta rải tâm từ tới một cá nhân thì người đó có thể là cha của mình, mẹ của mình hoặc là nn bạn hoặc là người thầy, bất cứ ai… thì chúng ta có thể rải từng cá nhân như vậy.

_ Cách thứ hai là chúng ta rải tâm từ tới một nhóm người, chẳng hạn là chúng ta rải tâm từ tới gia đình của mình là “Mong cho gia đình tôi được sức khỏe, hạnh phúc và sống an vui”, thì cũng vậy chúng ta có thể rải tới một nhóm bạn hoặc là một khu phố, một thành phố nơi chúng ta đang sống hoặc là một đất nước. 

_ Và cách rải tâm từ thứ ba đó là chúng ta rải tâm từ cho tất cả chúng sanh, tất cả chúng sanh từ cảnh giới thấp nhất cho đến cảnh giới cao nhất trong toàn thể vũ trụ.

Đó là có ba cách rải tâm từ như vậy và trong lộ trình thực hành thì đầu tiên người thực hành nên rải tâm từ cho bản thân mình trước, chúng ta thực hành với bản thân khoảng 2 tới 3 phút; sau đó chúng ta thực hành tới cái người mà thân yêu, yêu quý thân thuộc của mình nhất có những phẩm tính mà mình kính trọng, chẳng hạn đó có thể là cha của mình, mẹ của mình hay là người thầy của mình hoặc là người bạn mà mình yêu quý.

Ngài hy vọng là câu trả lời của Ngài nó sẽ giải quyết được cái thắc mắc của các thiền sinh.

Câu 2. Con xin tổng hợp một số câu hỏi của thiền sinh hỏi về cách giữ giới, hỏi về ngũ giới thì câu hỏi thứ nhất đó là: 

_ Lúc con nấu ăn thì vô tình làm cho những con vật bị chết thì không biết là con có bị phạm giới sát sanh hay không? (Thì lúc nấu hay hay đi đứng mình vô tình mình giẫm hay là làm chết những con vật mình không có cố ý thì thiền sinh không biết như vậy có phạm giới không?) 

_ Thứ hai là chuyện quan hệ giữa vợ chồng thì có phạm cái điều giới tà dâm hay tà hạnh trong ngũ giới hay không? 

_ Và câu hỏi thứ ba là con làm nước tỏi lên men để ngăn ngừa dịch bệnh và con có thêm một ít rượu để khử mùi. Con không biết là sử dụng cái nước như vậy có bị phạm giới là uống rượu và các chất say hay không?

a) Ngài giảng rằng trong câu hỏi đầu tiên là chúng ta vô tình nấu ăn hay đi tới đi lui làm chết những con vật thì điều này nó không phạm giới sát sanh. Ngài giải thích như sau: khi muốn phạm giới sát sanh thì một người phải có 5 chi phần, phải hoàn thành đầy đủ 5 cái chi phần này thì lúc đó giới sát sanh mới bị đứt. 

_ Chi phần đầu tiên đó là có một chúng sanh còn sống, có một chúng sanh nó tồn tại. 

_ Và chi phần thứ hai là chúng ta biết, chúng ta biết được là à đây là có một con vật nó đang còn sống. 

_ Chi phần thứ ba là chúng ta muốn giết cái con đó, cái tâm của chúng ta muốn giết nó. 

_ Và chi phần thứ tư đó là chúng ta từ cái tâm muốn giết này chúng ta đưa ra cái hành động, là chúng ta bằng thân của chúng ta, bằng lời nói chúng ta giết cái con vật đó thì cái sự cố gắng giết đó là chi phần thứ tư. 

_ Và chi phần cuối cùng thứ năm là cái con vật đó nó chết vì sự cố gắng của chúng ta. 

Thì khi mà hoàn thành cái tiến trình 5 cái chi phần như vậy thì một người họ sẽ bị đứt giới sát sanh. Ngài giảng rằng trong cái phần mà người này vô tình làm con vật bị chết thì chi phần tác ý muốn giết không có, người này không có ý muốn giết chúng sanh đó mà chỉ vô tình thôi cho nên là thiếu mất chi phần tác ý nên là người thiền sinh này không có bị đứt giới sát sanh.

b) Ngài trả lời câu hỏi thứ hai đó là thì có phạm giới tà dâm hay tà hạnh ở trong ngũ giới hay không? Thì Ngài giảng rằng thiền sinh cần phân biệt sự khác nhau giữa 5 giới và 8 giới. Trong 5 giới thì người thiền sinh thọ trì là không có tà dâm và trong 8 giới thì không có hành dâm, có sự khác nhau như vậy. Và trong ngũ giới đó thì cái giới không có tà dâm thì không có cấm một người giữa quan hệ vợ và chồng nhưng nếu người đó có bất cứ một sự hành dâm nào với người khác ngoài người vợ và người chồng của mình thì người đó bị đứt giới, có thể hiểu giống như là sự ngoại tình thì nếu người đó đi ngoại tình thì người đó sẽ bị đứt giới tà dâm này. Còn đối với giới nếu thiền sinh thọ trì 8 giới thì ngăn ngừa hoàn toàn, tránh xa hoàn toàn khỏi sự hành dâm thì ngay cả vợ và chồng của mình thì mình cũng không có nên có cái quan hệ khi chúng ta thọ trì 8 giới. Đó là cái hướng dẫn của Ngài.

c) Vấn đề thứ ba đó là có nên bỏ rượu vào để khử mùi vô những thức ăn nước uống hay không? Thì Ngài nói là chúng ta không có nên làm như vậy, bỏ rượu mặc dù có chút ít vào trong nước để khử mùi thì chúng ta cũng không có nên làm cái việc đó, việc đó không có nên. Ngài giảng rằng có rất nhiều cách để khử mùi mà không có riêng gì rượu chúng ta phải bỏ vào, thì chúng ta không nên lựa chọn cách bỏ rượu vào để khử mùi. Đó là cái trả lời của Ngài, Ngài hy vọng là nó sẽ giải quyết được vấn đề của các thiền sinh.

Câu 3. Con muốn hỏi là khi liên tục cố gắng nỗ lực chìm sâu vào cái đề mục cái đối tượng thì con bị trạng thái là tâm rất là căng thẳng và cảm thấy bị mệt vì con phải liên tục giữ cái tâm của mình dính chặt vào đề mục. Xin Ngài hướng dẫn cho con để con quan sát một cách quân bình hơn.

Ngài giảng rằng khi chúng ta mới hành thiền thì cái sự ghi nhận của chúng ta nó chưa có quen và chúng ta chưa có điêu luyện trong việc dính chặt cái tâm của mình lên trên cái đối tượng và chưa có quen việc là tâm của chúng ta liên tục ghi nhận cái đối tượng. Và khi mà chưa có quen như vậy cho nên lại sẽ xuất hiện những cảm giác giống như là sự căng thẳng và mệt thì đó là chuyện bình thường đối với một thiền sinh mới và chỉ có thiền sinh mới gặp những vấn đề như vậy. Khi chúng ta thực hành một cách quen thuộc rồi, chúng ta có một kỹ năng ghi nhận và dính chặt lên đề mục, chúng ta thực hành điêu luyện thì lúc này những trạng thái này không có còn nữa và thiền sinh dễ dàng ở trên cái đề mục rất là lâu và ghi nhận một cách liên tục, mà tâm thì rất là thoải mái an lạc. Ngài nói rằng đối với một thiền sinh mới mà phải liên tục tinh tấn để ghi nhận đối tượng cũng như cái tinh tấn của thân là phải giữ tư thế của mình thì trong những ngày mới thì người thiền sinh phải liên tục gia tăng cái sự tinh tấn và nó có hai cái dạng tinh tấn đó là thân tinh tấn và tâm tinh tấn. Khi mà liên tục áp dụng hai cái dạng tinh tấn này như vậy thì người thiền sinh cảm thấy rất là mệt nhưng mà hồi người thiền sinh phát triển được cái sự hành thiền của mình, người thiền sinh phát triển được những kỹ năng ghi nhận cũng như là thuần thục trong sự ghi nhận phát triển chánh niệm, thì lúc đó người thiền sinh sẽ vượt qua được trạng thái này. Bởi vì khi mà cái việc thiền tập của quý vị đã được phát triển thì tâm tinh tấn của quý vị nó sẽ ở một mức độ rất là cao và khi mà tinh tấn ở mức độ cao như vậy thì lúc đó mình không còn cảm thấy mệt nữa.

Ngài nói những điều này vì Ngài biết rằng những thiền sinh chúng ta thì phần lớn là mới thực hành và chưa có thuần thục, chưa có điêu luyện trong cái ghi nhận và tinh tấn của chúng ta thì chưa được phát triển và còn thấp cho nên cái hiện tượng này nó sẽ xảy ra với phần lớn những thiền sinh mới đó là cảm thấy rất là mệt, rất là mệt mỏi khi mà phải ghi nhận một cách liên tục liên tục như vậy. Và Ngài nói rằng là khi mà chúng ta cảm thấy là thân tâm nó rất là mệt mỏi, nó rất là đuối sức thì chúng ta phải coi lại là chúng ta có đang áp dụng một sự tinh tấn mà nó quá, quá mức hay không? Có nghĩa là chúng ta nỗ lực quá sức, chúng ta đẩy quá nhiều tinh tấn làm cho nó bị mất quân bình, đó là trạng thái khi mà cái sự nỗ lực nó không có được quân bình thì lúc này mình cứ nghĩ là mình đang chánh niệm được nhưng mà thật ra lúc này là do cái sự tinh tấn nó không quân bình, nó quá vượt trội cho nên người thiền sinh không có nắm được đề mục, trượt khỏi đề mục và không có thấy được cái đề mục. Khi mình nhận ra cái điều đó nghĩa là tinh tấn mình nó đang rơi vào cái sự quá độ, mình quá hối hả, quá hứng thú trong việc chụp bắt những đề mục, làm cho tâm nó quá năng động và lúc đó thì mình bị trượt khỏi cái đề mục, mình không có chụp được cái đối tượng một cách chính xác thì lúc đó là lúc chúng ta cần phải quân bình lại cái tinh tấn. 

Và vấn đề thứ hai Ngài lưu ý với thiền sinh đó là có thể vấn đề này xảy ra khi mà mình không có thích cái việc ghi nhận chánh niệm cái đề mục đó. Thì Ngài đưa đến một ví dụ là khi mà chúng ta đọc sách thì có những cuốn sách chúng ta mới đọc khoảng 10 phút tới 15 phút là chúng ta cảm thấy không có thích cuốn sách này, không có thích nội dung, cũng có thể là chúng ta không có thích đọc sách, thì lúc này nếu mà nỗ lực cố gắng tiếp thì này đọc sách này cảm thấy rất là căng thẳng, cảm thấy rất là khó chịu không có thích tiếp tục nữa. Nhưng nếu người này tiếp tục đọc cuốn sách mà họ thích, với nội dung hấp dẫn thì người này rất là thích thú thì người này có thể đọc được một giờ đồng hồ hoặc là hai giờ đồng hồ mà người này cũng cảm thấy rất là thoải mái, không có mệt cũng không có căng thẳng bởi vì sao như vậy? Bởi vì người này thích cuốn sách đó, thích cái việc đọc sách. Cũng vậy khi người thiền sinh thích ghi nhận cái đối tượng thì cái việc ghi nhận một cách thoải mái nó sẽ rất là dễ dàng, còn khi chúng ta không có thích, không có thích cái việc ghi nhận thì cũng rất là dễ chúng ta sinh lên những trạng thái tâm như là căng thẳng.

Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải quyết được vấn đề của thiền sinh.

Câu 4. Khi ngồi thiền tâm con đôi lúc muốn suy nghĩ cách giải quyết những vấn đề rối ren trong cuộc sống, con có nên làm như vậy không? Con có nên tiếp tục suy nghĩ trong lúc thiền để giải quyết những vấn đề hay không? Bởi vì con nghĩ rằng trong lúc ngồi thiền là lúc con minh mẫn và trí tuệ nhất. 

Ngài nói rằng cái việc hành thiền thì không có riêng gì những cái suy nghĩ thiện, không có riêng gì những tâm thiện, mà bất cứ một trạng thái tâm nào, bất cứ một hiện tượng nào nếu nó nổi bật lên thì chúng ta phải ghi nhận, chúng ta không có để nó trôi qua. Và Ngài nói rằng ở đây khi những tâm thiện nó sẽ sanh khởi trong tâm, chẳng hạn như chúng ta muốn giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hay chúng ta muốn giúp đỡ người này người khác, chúng ta muốn bố thí, chúng ta muốn làm những việc thiện thì những trạng thái tâm này nó vừa sanh khởi thì chúng ta phải ghi nhận nó liền, chúng ta không có nên để cho cái tâm của mình nó trôi đi theo những cái suy nghĩ đó. Ngài giảng rằng khi mà quý thiền sinh thực hành thiền thì trí tuệ sẽ sanh khởi ở trong tâm của mình và trí tuệ nó có hai dạng: thứ nhất là trí tuệ về đời sống và thứ hai là trí tuệ minh sát. Thì khi mà hành thiền thì chúng ta phát triển rất là nhiều những hình thái của trí tuệ và khi mà một người có trí tuệ như vậy thì người đó sẽ dễ dàng giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống, giải quyết được những cái khúc mắc cũng như những khó khăn trong cuộc sống một cách rất là dễ dàng bởi vì khi mà một người có trí tuệ người ta không có cần phải dành nhiều thời gian để suy tư suy ngẫm, mà trí tuệ nó sẽ giải quyết vấn đề đó một cách rất là nhanh chóng. Đó là lý do vì sao Ngài khuyên chúng ta nên tập trung cái thời gian để phát triển cái tâm thiền, phát triển trí tuệ, thì đó phát triển một cách tự nhiên thì những vấn đề nó giải quyết sau này chúng ta giải quyết nó một cách rất là nhanh chóng. Thì Ngài giảng trong cách giải quyết vấn đề thì chúng ta không có chỉ đơn giản là giải quyết bằng pháp, mà chúng ta cần phải hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, thì việc hành thiền ở đây qua cái việc ghi nhận chúng ta sẽ hiểu được gốc rễ, chúng ta sẽ hiểu được cái nguyên nhân của tất cả những vấn đề. 

Ngài nói trong đời sống hằng ngày của mình ngoài khóa thiền đó nếu chúng ta không có hành thiền trong hằng ngày thì khi mà những vấn đề hiện lên thì chúng ta nếu có những vấn đề mà chúng ta không có tìm được phương án để giải quyết, thì chúng ta nên chúng ta nên thử Ngài khuyên thiền sinh chúng ta nên thử ngồi một lúc và khi ngồi thiền sau một khoảng thời gian như vậy thì chúng ta quay trở ra chúng ta thử suy nghĩ lại vấn đề đó thì thường là chúng ta tìm ra được giải pháp rất là nhanh chóng. Thì đây là một cái lời khuyên là chúng ta áp dụng cái việc hành thiền trong đời sống, chứ nó không phải là trong cái vấn đề tu tập, có nghĩa là trong khóa thiền thì không phải mà Ngài nói trong đời sống hằng ngày thì nếu gặp vấn đề gì khó khăn chúng ta hãy thử hành thiền một lúc rồi ra suy nghĩ vấn đề đó thì nó trở nên rất dễ để chúng ta tìm ra giải pháp. 

Ngài hy vọng thiền sinh nắm được câu trả lời của Ngài.

Câu 5. Câu hỏi về thân và tâm có sự phản ứng: 

Khi ngồi thiền thì con bị đau và ngứa và rất nhiều cảm giác không thoải mái, khi con hướng tâm đến để ghi nhận những cảm giác này thì một lúc sau con nổi sân và tiếp theo đó thì thân của con nó lại muốn phản ứng chống lại những cảm giác này. Vậy thiền sinh hỏi rằng khi ghi nhận các đối tượng thiền sinh thấy tâm phản ứng là thích và ghét, thân cũng phản ứng và cái sự gồng cứng người hay là sự di chuyển. Vậy phải làm gì với việc thân và tâm liên tục phản ứng với các đối tượng như vậy bởi vì chúng rất là nhanh và rất là tự động? 

Ngài giảng rằng cái hiện tượng thân và tâm nó phản ứng với sự ghi nhận của chúng ta, nó xuất hiện là do cái người thiền sinh có sự mong cầu trong lúc ghi nhận thì người thiền sinh có những trạng thái tâm như là mong cầu, trông đợi hay là mong muốn những cái hiện tượng này nó biến mất và mong cho những hiện tượng này mình có thể loại bỏ nó ra bằng sự ghi nhận của mình. Thì khi ghi nhận như vậy một khoảng thời gian mà hiện tượng nó không có mất đi như sự mong muốn của thiền sinh thì tâm nó khởi sanh cái sự bực bội, thì cái tâm bực bội này nó xuất hiện là do cái nguyên nhân là cái tâm mong cầu. Vậy thì trong đời sống hằng ngày cũng vậy, chúng ta có thể hiểu được cái nguyên lý này như sau: là khi chúng ta làm một cái điều gì đó với cái mong ước là đạt được những thành quả nhưng mà nếu chúng ta không có đạt được như ý mình mong muốn thì chúng ta sẽ rất là bực bội, sân hận thì cái điều đó nó cũng là bình thường, thì cái sự bực bội đó xuất hiện là do cái tâm ao ước ban đầu của chúng ta. Thì trong việc hành thiền cũng vậy nếu người thiền sinh mong cầu và mong đợi thì trong việc ghi nhận, sau đó dễ dàng nếu không có đạt được cái điều mình muốn thì tâm sân nó sẽ sinh lên, do đó người thiền sinh cần lưu ý vấn đề này đó là cái tâm mong cầu chính là nguyên nhân.

Con xin dịch thêm ở câu trước đó là khi mà tâm sân nó xuất hiện trong tâm cái sự bực bội thì thân nó cũng phản ứng theo cái tâm sân đó và nó phản ứng theo. Và cái câu Ngài mới nói có nghĩa rằng khi mong đợi của người thiền sinh càng nhiều thì cái (nghe không rõ phút 47:06) của thiền sinh nó càng nhanh chóng. Chúng ta không có nên có bất cứ cái mong đợi nào trong việc ghi nhận những đối tượng của chúng ta, không có mong đợi biến mất, không có mong đợi những trạng thái tốt sanh lên và người thiền sinh phải hành thiền và quan sát với mục đích duy nhất đó là “tôi sẽ hiểu rõ được cái đối tượng này, tôi sẽ ghi nhận được đối tượng này, tôi hiểu được bản chất của hiện tượng này dù nó sanh lên nó sẽ diệt đi, chúng tôi sẽ hiểu rõ nó” thì người thiền sinh hành thiền và ghi nhận với mục đích như vậy. Và khi mà đương nhiên do chánh niệm của thiền sinh chưa có được vững mạnh cho nên là đôi khi tâm sân nó vẫn sanh khởi lên cái sự bực bội nhưng mà khi nó vừa sanh khởi lên thì người thiền sinh ngay lập tức phải ghi nhận cho được, phải chánh niệm cho được cái tâm sân đó và không có được chậm trễ dù một cái khoảnh khắc, mà phải ngay lập tức ghi nhận cái tâm sân; nếu mà người thiền sinh chậm trễ thì cái tâm của chúng ta nó sẽ phản ứng khi mà có cái tâm sân nó duy trì thì cái tâm và cái thân chúng ta nó sẽ phản ứng.

Ngài giảng rằng người thiền sinh chúng ta không có nên mong cầu cái điều gì cả trong việc ghi nhận, để cho tâm sân nó không có sanh khởi và dù cho tâm sân nó có sanh khởi lên trong tâm thì người thiền sinh cũng ngay lập tức ghi nhận chánh niệm tâm sân đó.

Câu 6. Tâm của con thường xuyên bị quên và quên ghi nhận cái đề mục phồn xẹp và tâm của con nó hay rơi vào trạng thái u mê thì con không biết làm sao để khắc phục?

Ngài giảng cho chị rằng để giải quyết cái vấn đề này thì khi mà chị vừa ngồi xuống và vừa nhắm mắt lại thì trong khoảnh khắc đầu tiên này ngay lập tức chị phải hướng tâm tới sự phồng xẹp với một cái tâm rất là năng động. Và Ngài lưu ý là cái phồng xẹp đầu tiên chúng ta quan sát nó phải rất là (nghe không rõ phút 53:37), chúng ta phải lưu ý và rất là chú trọng trong cái phồng và cái xẹp đầu tiên, cái khoảnh khắc đầu tiên này người thiền sinh phải đảm bảo được là tâm của mình đang rất là năng động, rất là sẵn sàng trong việc ghi nhận. Và trong cái phồng đầu tiên chẳng hạn trong cái phồng đầu tiên chúng ta ghi nhận được thì tinh tấn của mình đang ở mức độ cao hay không? Mình phải xem xét cái điều đó, mình phải đảm bảo được là tâm của mình đang có tinh tấn, đang có cái sự sẵn sàng, có sự năng động rất là cao để ghi nhận cái sự phồng đầu tiên. Và cái tâm sở tầm của chúng ta nó có nhắm chính xác vào cái đề mục hay không? Thì chúng ta phải đảm bảo được hai yếu tố này đó là tinh tấn và tầm phải ở mức độ cao và phải rất là chính xác thì trong khoảnh khắc mà hai yếu tố này nó như vậy thì chúng ta sẽ quan sát thấy rõ được cái đề mục phồng xẹp trong cái phồng và cái xẹp đầu tiên. Và sau cái phồng và cái xẹp đầu tiên khi mà chúng ta thấy rằng hình như cái đầu tiên chúng ta ghi nhận không có đủ tinh tấn thì phải? Và cái tầm (cái sự hướng tâm) của mình nó cũng không có chính xác vào cái đối tượng? Thì cái phồng và cái xẹp thứ hai chúng ta phải gia tăng thêm cái sự tinh tấn và chúng ta phải nhắm cái đối tượng một cách chính xác hơn. Và tiếp tục với cái thứ ba như vậy thì chúng ta liên tục, chúng ta kiểm tra cái tâm sở tầm và tâm sở tinh tấn của chúng ta nó có đầy đủ ở mức độ cao và nó có chính xác hay không? Và khi mà chúng ta liên tục áp dụng cái tâm năng động như vậy trong cái việc ghi nhận phồng xẹp hết cái này qua cái khác, cũng như các đối tượng khác thì Ngài nói rằng cái người thiền sinh sẽ đủ khả năng để ghi nhận cái sự cái phồng xẹp một cách liên tục mà không quên, không có rơi vào những trạng thái u mê và quên chánh niệm đề mục, để mất cái đề mục. Và Ngài nói cái tình huống này nó cũng xảy ra khi mà chúng ta không nắm chính xác cái đối tượng, có nghĩa là chúng ta sử dụng cái tâm sở tầm nó không có đúng, chúng ta nhắm trật cái đề mục. Khi mà nhắm trật như vậy thì tâm nó sinh lên cái sự hoài nghi là nó không có hiểu rõ cái đối tượng, không có biết rõ đối tượng phồng nó sao? Xẹp nó sao? Và tâm thì nó cũng mơ hồ không biết được là cái tâm hiện tại mình nó đang ở đâu? Nó đang ở trên đề mục phồng xẹp hay là nó đang lang bạt ở chỗ nào khác? Thì tâm nó rơi vào trạng thái mơ mơ hồ hồ như vậy thì người thiền sinh cần phải cẩn trọng trong việc phát triển tâm sở tầm thì chúng ta phải nỗ lực ghi nhận cho chính xác, chúng ta phải nhắm chính xác cái đối tượng.

Thì Ngài giảng rằng cái việc này người thiền sinh khi mà cố gia công ghi nhận hướng tâm như vậy một cách nỗ lực liên tục thì có thể thường thì chúng ta không có thành công ngay, mà chúng ta sẽ gặp được rất là nhiều cái trở ngại, chẳng hạn như chúng ta nỗ lực từng cái khoảnh khắc từ cái đầu tiên phồng xẹp với tầm và tinh tấn, qua một thời gian thì tự nhiên tâm nó phóng chạy đi, nó suy nghĩ hoặc rơi vào trạng thái mơ hồ thì lúc đó chúng ta hay biết được là “à tâm mình đang suy nghĩ hay là đang phóng chạy đây đó…” thì chúng ta ghi nhận cái trạng thái tâm, lập tức hướng tâm lại phồng xẹp và chúng ta thực hành lại cái phương pháp mà Ngài đã dạy, có nghĩa là cũng với tầm nhắm chính xác và tinh tấn ở mức độ cao liên tục hết cái phồng đến cái xẹp khác. Nhưng mà dù chúng ta nỗ lực như vậy nhưng một lúc sau thì tâm nó lại phóng, nó lại suy nghĩ thì chúng ta lại tiếp tục với tiến trình như vậy, đó là ghi nhận rồi quay trở lại và tiếp tục thực hành. Thì Ngài nói chúng ta phải lặp đi lặp lại cái quá trình thực hành như vậy một cách siêng năng, kiên nhẫn, không có biết mệt mỏi, không có nản lòng thì dần dần sau một thời gian thì chánh niệm của chúng ta phát triển và chúng ta sẽ có thói quen ghi nhận và những trạng thái tâm mà phóng tâm, mơ hồ, quên nó dần dần nó giảm bớt đi và tâm chúng ta sẽ phát triển được chánh niệm tốt đẹp hơn.

Câu 7. Con xin hỏi trong thời gian tâm sở tầm, vậy tâm sở tinh tấn có phải liên quan tới Pali phút 1:02:57 không? Là vì ngũ uẩn và Ngài giải thích cho con thêm về Tứ niệm xứ và liên quan tới ngũ uẩn.

(dạ có phải phương pháp hành thiền chúng ta nó có liên quan gì tới ngũ uẩn hay không?) 

Csn: dạ tại vì khi mà diễn tả là cái tâm sở tầm với tâm sở tinh tấn thì nó có thể liên quan tới cái ngũ uẩ. Trước đây thì nghe nói ngũ uẩn nhưng mà có phải hai cái từ đó nó nằm trong ngũ uẩn hay không? Cái thứ hai nữa là liên hệ về Tứ Niệm Xứ và ngũ uẩn có mối liên hệ gì?

Dạ thì Ngài trả lời rằng hai cái tâm là tầm và tấn thì nó nằm ở trong cái ngũ uẩn. Trong ngũ uẩn thì có là sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì tầm và tứ thì nó nằm trong cái hành có nghĩa là hành uẩn là saṅkhāra kkhandha. Đó là về câu hỏi thứ nhất của Cô là tầm và tấn thì nó nằm trong ngũ uẩn.

Và câu hỏi thứ hai là Tứ niệm xứ thì nó có liên quan gì tới ngũ uẩn? Thì Ngài giảng rằng khi chúng ta có Tứ niệm xứ phát triển, hành thiền Tứ niệm xứ có nghĩa là sati paṭṭhāna thì lúc đó cái tâm của chúng ta nó có cái tâm sở chánh niệm và cái tâm sở chánh niệm là sati thì tâm sở chánh niệm này nó nằm trong hành uẩn của ngũ uẩn. Thì nó cũng nằm trong cái tâm sở thuộc hành uẩn. Đó là câu trả lời của Ngài.

Dạ thì Ngài giải thích như vậy thì cái tâm tinh tấn nó là một cái tâm sở trong tiếng Pali là vīriya, cái tâm sở tinh tấn này nó nằm trong 52 cái tâm sở và trong cái hành uẩn thì nó có 50 cái tâm sở. Trong ngũ uẩn thì có sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì thọ và tưởng là hai cái tâm sở và 50 cái tâm sở còn lại nó nằm trong cái hành uẩn và cái tâm tinh tấn tâm sở vīriya thì nó nằm trong 50 cái tâm hành thuộc ngũ uẩn. Và tâm sở tầm trong tiếng Pali là vitakka thì nó cũng là một trong 50 cái tâm sở thuộc cái hành uẩn và tâm sở chánh niệm sati thì nó cũng là một trong 50 cái tâm thuộc hành uẩn. Thì Ngài giải thích như vậy để Cô được rõ.

Dạ thì Ngài hy vọng Cô có thể hiểu được rõ ràng cái lời giải thích của Ngài.

Câu 8. Ở buổi giảng hôm trước con có nghe Thầy nói khi mà mình hành thiền Tứ niệm xứ thì mình sẽ diệt bỏ được cái tâm tham ái. Vậy liệu rằng có phải khi mình thực hành thiền Tứ niệm xứ thì mình và đặc biệt với những người chưa lập gia đình thì họ sẽ không còn nhu cầu có tình yêu nam nữ nữa đúng không ạ? Và làm thế nào để mình biết là mình yêu một người khác giới nào đó mà trong sự tỉnh thức, chứ không phải bằng một cái tâm tham ái ạ? Và làm thế nào để có một tình yêu nam nữ hoặc một cuộc hôn nhân mà với cái sự tỉnh thức, chứ không phải bằng cái tâm tham ái ạ? 

Ngài trả lời câu hỏi như sau: 

Khi thực tập thiền minh sát là thực tập phương pháp chánh niệm, nếu mà thực tập một cách rốt ráo đến tận cuối con đường thì chúng ta sẽ diệt trừ tất cả các hình thức của tham ái, sân hận, hoài nghi, ngã mạn, ích kỷ, keo kiệt, bủn xỉn thì tất cả những tâm phiền não nó sẽ được diệt trừ, chứ không có riêng gì cái tâm tham ái dính mắc. Nhưng mà nãy thì thiền sinh chỉ hỏi về cái tâm tham ái và dính mắc mà thôi cho nên Ngài sẽ trả lời về cái vấn đề này như sau: đó là chỉ có bậc thánh A-la-hán là bậc thánh cao nhất, khi mà đã đoạn diệt tất cả những phiền não thì người đó mới diệt trừ hoàn toàn tất cả những cái tham ái. Còn như bậc thánh đầu tiên là sotāpanna thì Ngài vẫn còn tâm tham và tâm sân. Và bậc thánh thứ hai là sakadāgāmī thì Ngài vẫn còn cái tham và sân dù đã đoạn trừ đi những cái thô tháo. Và bậc thánh thứ ba là anāgāmi thì Ngài đã diệt trừ được tất cả những tham dục nhưng Ngài vẫn còn những khao khát vào những cảnh giới thiền an lạc. Thì chỉ có duy nhất A-la-hán mới diệt trừ tất cả những phiền não và Ngài không còn tái sanh. Thì đó là những bậc thánh hoàn toàn diệt trừ những phiền não thì các Ngài mới có thể diệt trừ được hoàn toàn cái tham ái. 

Còn đối với chúng ta thì sao khi phát triển chánh niệm ở những giai đoạn ban đầu? Thì cũng đem lại rất là nhiều lợi ích mặc dù chưa có diệt trừ được những tham ái ngủ ngầm trong tâm nhưng mà tâm của chúng ta nó cũng phát triển được những cái phẩm tính, chẳng hạn như chúng ta bớt dính mắc hơn hoặc là chúng ta có được những tâm thiện giống như nãy Ngài vừa nhắc đó là bớt những tâm sân, bớt những tâm ganh tị, ngã mạn, ích kỷ; cũng như phát triển tâm thiện như tâm từ, tâm yêu thương và muốn những điều tốt đẹp cho người khác, mà không ích kỷ cho riêng mình thì cũng giống như người mẹ, một người cha có tình thương đối với người con của mình hay là những thành viên trong gia đình có tình thương yêu lẫn nhau cũng là cái tâm từ nhưng đôi lúc nó cũng là tâm dính mắc. Thì ở đây trong tình yêu nam nữ Ngài nói rằng đôi khi nó cũng có cái tâm từ, nếu chúng ta phát triển được tâm từ trong tình yêu nam nữ thì nó sẽ đem đến một mối quan hệ tốt đẹp bởi vì chúng ta loại bỏ bớt những cái tâm phiền não dính mắc và phát triển thêm những trạng thái tâm thiện trong mối quan hệ giữa hai người.

Ngài giảng rằng giống như cái bậc thánh đầu tiên dù đã thực hành để trở thành một bậc thánh nhân là sotāpanna thì người này vẫn do trong tâm vẫn còn tham, vẫn còn sự dính mắc cho nên bậc thánh đầu tiên thì Ngài vẫn còn lập gia đình và bậc thánh đầu tiên thì chỉ đoạn trừ những tham ái thô tháo mà nó dẫn một chúng sanh đi xuống bốn đường ác đạo thì những tham ái thô tháo này được bậc thánh nhập lưu loại trừ hoàn toàn, tuy nhiên những tham ái còn lại thì trong tâm của bậc thánh nhập lưu vẫn còn cho nên đó là lý do vì sao mà một bậc thánh nhập lưu vẫn còn có thể lập gia đình.

Ngài giảng rằng có một số thiền sinh, một số người thì người ta nghĩ rằng nếu mà ai cũng thực tập phương pháp thiền minh sát này thì ai cũng hết tham hết, không còn tham ái dính mắc gì hết thì tất cả mọi người không có ai đi làm, không có ai nỗ lực kiếm tiền hay không có ai lập gia đình, không có ai sinh con đẻ cái hết thì xã hội này sẽ ra sao? Có những người nói như vậy thì Ngài nói là cái tình huống này nó sẽ không bây giờ xảy ra bởi vì con người thì xã hội loài người thì không phải ai cũng muốn thực tập, ai cũng muốn thực tập thiền minh sát. Và ngay cả vào thời kỳ Đức Phật cũng vậy, cũng có những người không phải tất cả mọi người đều thực tập thiền minh sát, không phải tất cả mọi người đều diệt trừ được tham sân si.

Câu 9. Em thực hành thiền minh sát lấy đề mục là phồng xẹp, em thường ngồi với tư thế là kiết già, thời gian hành thiền của em thường 60 phút. Trong quá trình ngồi như vậy thì em chú tâm của mình tới đối tượng phồng xẹp và luôn cũng biết được các đối tượng khác bên trong quá trình ngồi thiền, thế nhưng em vẫn cứ theo dõi vào đối tượng phồng xẹp, khi có đối tượng khác nổi lên thì em biết nhưng mà đến khi quay lại đối tượng phồng xẹp thì em không có cảm giác chìm sâu vào đối tượng phồng xẹp. Và khi ngồi được khoảng 45 phút rồi thì chân em ngồi kiết già thì nó bắt đầu có cảm giác đau rồi cứng, em vẫn biết nhưng em cứ chuyên chú vào đối tượng phồng xẹp thôi ạ, tuy nhiên em không cảm giác độ chìm sâu vào cái phồng xẹp, mà chỉ là biết mình đang phồng, biết sự xẹp đang diễn ra thôi ạ. Em xin hỏi em đang hành thiền như vậy có đúng không ạ? 

Ngài dạy rằng mới đầu mình ghi nhận cái sự chuyển động phồng xẹp thì có vừa đủ cái tinh tấn và với cái tâm sở tầm nhắm chính xác vào đối tượng cho nên chúng ta có thể thấy được cái đối tượng phồng xẹp một cách nó rõ ràng. Tuy nhiên sau khi đã ghi nhận những đối tượng xung quanh, những đối tượng cảm thọ, tư tưởng v.v… và quay trở lại phồng xẹp và thấy phồng xẹp nó không có rõ nữa, không có khả năng chìm sâu vào trong phồng xẹp. Thì cái lý do Ngài nói rằng cái lý do chúng ta quan sát phồng xẹp không rõ đó là lúc đó tinh tấn của chúng ta nó bị giảm, thứ hai là cái tâm sở tầm chúng ta nó cũng bị giảm. Khi mà tinh tấn và tâm sở tầm không đủ năng lực thì nó không có khả năng chìm sâu vào cái đối tượng, nhiệm vụ của người thiền sinh lúc này là phải gia tăng thêm tinh tấn và phải nhắm cho thật là chính xác cái sự phồng xẹp, thì khi mà người thiền sinh phát triển có cái tinh tấn nó vừa đủ, cũng như cái sự nhắm và hướng chính xác cái tâm của mình thì lúc đó chánh niệm sẽ được thiết lập và người thiền sinh có thể ghi nhận một cách chuẩn xác cái sự phồng xẹp.

Ngài nói rằng đôi khi cái sự tinh tấn, tâm sở tinh tấn và tâm sở tầm nó giảm xuống trong quá trình chúng ta thực hành mà người thiền sinh không hề hay biết việc đó thì khi chúng ta mới bắt đầu ngồi thì chúng ta tâm rất là cảnh giác và những trạng thái tinh tấn được áp dụng rất là chuẩn xác tinh tấn ở mức độ cao và tầm là cái tâm sở hướng nhắm tới đề mục nhắm rất là chuẩn xác cho nên cái khởi đầu của sự ngồi thiền chúng ta thực tập rất là tốt đẹp. Nhưng có thể sau một thời gian khoảng 10 phút, 30 phút hoặc là 45 phút thì mất đi cái sự cảnh giác, người thiền sinh ghi nhận qua nhiều đối tượng và tâm dần dần nó bị giảm đi cái sự tinh tấn, cũng như cái tâm sở tầm nó mất đi cái năng lực nhắm nó không còn chính xác như ban đầu nữa thì người thiền sinh phải thường xuyên cảnh giác với chuyện như vậy, đó là chúng ta thường phải gia tăng cái năng lực của tâm tinh tấn cũng như cái sự nhắm là tâm sở tầm. Ngài giảng rằng chúng ta phải liên tục gia tăng năng lực của tâm sở tinh tấn, cũng như tâm sở tầm chúng ta phải liên tục thêm vào để gia tăng thêm năng lực của những trạng thái tâm này và khi mà thực tập một thời gian người thiền sinh đã phát triển được chánh niệm, cũng như được tâm định của mình thì lúc đó những tâm này không có giảm đi nữa, nó không có trồi lên trục xuống như lúc ban đầu nữa, mà nó sẽ ổn định hơn và dù người thiền sinh có ngồi liên tục trong một tiếng hoặc hơn thì cái tâm tinh tấn cũng như cái tâm sở tầm nó luôn luôn có đủ cái năng lực để ghi nhận và chìm sâu vào đề mục.

Ngài hy vọng chị có thể nắm được câu trả lời của Ngài.

Câu 10. Trong hoạt động hằng ngày nhưng lúc con bị cuốn theo những suy nghĩ miên man thì con không hề có cảm giác gì. Nhưng những lúc con nhận ra mình đang suy nghĩ thì cơ thể con nó xẹp xuống và thư giãn ngay vùng bụng, cùng lúc đó con cảm giác luôn được căng ở trán và hai bên thái dương, thỉnh thoảng thì con cảm thấy nặng đầu nữa. Con không biết con thực hành như vậy có đúng hay sai? 

Ngài hướng dẫn chị rằng trong hoạt động hằng ngày thì chúng ta tập trung mình ghi nhận những cái cử động của thân, ví dụ trong lúc đó chúng ta đang duỗi tay ra, co tay vào, đang cúi lên đứng xuống, cúi đầu xuống, ngẩng đầu lên thì chúng ta quan sát những hoạt động như vậy. Và khi mà có những suy nghĩ nó sanh khởi trong tâm thì ngay lập tức chúng ta kéo tâm trở về cái hoạt động trở lại và tiếp tục ghi nhận và chúng ta lặp lại quá trình này như vậy, có nghĩa rằng quan sát hoạt động có suy nghĩ thì chúng ta nỗ lực đưa tâm về tiếp tục quan sát và trong cái sự quan sát những cử động như vậy. Ngoài những chuyển động thì chúng ta cũng có thể quan sát những cảm giác, những cảm thọ thí dụ những cảm giác ở đầu hay những cảm giác ở tay, ở chân nó nổi bật thì chúng ta vẫn có thể ghi nhận, quan sát những cảm giác đó. 

Dạ thì Ngài hướng dẫn rằng khi mà chúng ta bị những suy nghĩ miên man trong lúc hoạt động hằng ngày thì chúng ta vừa nhận biết những suy nghĩ đó thì chúng ta hướng cái tâm của mình quay trả lời cái chuyển động, cũng như những hoạt động, những công việc mà chúng ta đang làm thì ngay trong khoảnh khắc hiện tại chúng ta vẫn chánh niệm những hoạt động đó và khi mà Ngài ví dụ giống như cái tay chúng ta đang duỗi ra hay co vào thì chúng ta hướng tâm tới để quan sát cái hành động co và duỗi đó. Khi mà chú tâm như vậy thì có những cảm giác ở những thân phần khác nó sanh khởi lên ví dụ đầu bị tê, trán bị căng hoặc là bụng nó thư giãn thì khi nó hy biết thì cứ để ngó lơ nó đi, kệ nó vậy, mình chỉ cần để cho tâm nó hay biết, mà không cần hướng tâm tới để quan sát và niệm thầm, mà chúng ta tập trung vào cái cử động của các thân phần đang làm việc trong khoảnh khắc hiện tại là co, duỗi, đứng lên, ngồi xuống, chúng ta tiếp tục tập trung vào đó để quan sát và ghi nhận, đó là cái lựa chọn thứ nhất.

Và cái lựa chọn thứ hai nữa là nếu những cái cảm giác đó mà chỉ thích ghi nhận nó, chỉ có ước muốn hiểu và ghi nhận những cảm giác căng, thư giãn, cứng này thì chị vẫn có thể quan sát nhưng chị phải dừng hoạt động lại, thí dụ như đang uống nước thì dừng việc uống nước lại và quan sát cái sự căng ở đầu, cũng như sự thư giãn ở bụng. Thì khi mà quan sát xong như vậy cảm thấy hài lòng thì chúng ta lại bắt đầu quan sát trở lại những hoạt động của thân là duỗi tay ra, co tay lại. Nhưng mà khi mình quan sát cảm giác thì chúng ta phải dừng những hoạt động của mình lại.

Thì khi mà cảm giác nó xuất hiện ở trong cánh tay mà chúng ta đang cử động thì chúng ta không phải dừng hoạt động đó lại, mà chúng ta tiếp tục quan sát cái cảm giác đó nghĩa là chúng ta không cần quan sát chuyển động đó nữa mà chúng ta hướng tâm tới quan sát cảm giác, chẳng hạn như tay của chúng ta co lại chúng ta cảm thấy sự căng, sự cứng trong cái tay thì chúng ta hướng tâm tới để ghi nhận cái sự căng cứng đó, trong đó vẫn tiếp tục niệm thầm là “co co co”, chúng ta quan sát cảm giác sanh khởi trong cánh tay của mình trong cùng cái thân phần nó đang chuyển động. Thì Ngài giảng rằng trong trường hợp này không cần phải dừng cái hành động, mà tiếp tục quan sát.

Ngài hy vọng chị có thể giải đáp được cái thắc mắc qua câu trả lời của Ngài.             

   

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app