Vipassana Online: 2 Loại Kẻ Thù, Loại Nào Nguy Hiểm Nhất & Làm Sao Loại Trừ? Ngày Thứ 9 (3/8/2021)

VIPASSANA ONLINE: 2 LOẠI KẺ THÙ, LOẠI NÀO NGUY HIỂM NHẤT & LÀM SAO LOẠI TRỪ? NGÀY THỨ 9 (3/8/2021)

 

VIPASSSANA ONLINE: THIỀN SƯ NYANAVUDHA GIẢNG

2 LOẠI KẺ THÙ, LOẠI NÀO NGUY HIỂM NHẤT & LÀM SAO LOẠI TRỪ? NGÀY THỨ 9 (3/8/2021)

 

BÀI GIẢNG: HAI LOẠI KẺ THÙ, LOẠI NÀO NGUY HIỂM NHẤT, LÀM SAO ĐỂ LOẠI TRỪ?

(bản text do đạo hữu Giang Tenzi đánh máy)

Ngài nói là ngày hôm qua và ngày trước nữa Ngài đã giảng cho Quý Thiền Sinh nghe về khả năng kiểm soát Tâm và Ngài cũng nói về những bất lợi mà chúng ta không có khả năng kiểm soát tâm ý của mình, cũng như những lợi ích vô cùng to lớn của việc khi hành giả có khả năng kiểm soát tâm và phát triển được những sức mạnh của Tâm;

Ngài đã giảng rằng trong tâm của chúng ta có rất nhiều những loại phiền não khác nhau và những phiền não này nó có số lượng rất là khủng khiếp và sức mạnh của nó thì cũng rất là mạnh, hơn nữa những phiền não này nó rất là sâu dày, nó bám rễ rất là vững chắc ở trong Tâm, không riêng gì kiếp này mà đã rất nhiều kiếp trước chúng ta đã có những trạng thái Tâm phiền não như vậy, do lý đo đó mà phiền não đã bám rễ rất là sâu dày trong Tâm, trong dòng chảy của tâm thức của chúng ta thường xuyên sinh khởi lên những cái trạng thái bất thiện trong khi đó những cái trạng thái Tâm Thiện thì nó rất là ít ỏi và yếu ớt; Lý do là do một người bình thường họ không có thực hành thiền, cho nên họ không có thực tập phương pháp mà giúp cho phát triển khả năng kiểm soát Tâm cũng như phát triển những sức mạnh của Tâm; Cho nên, khi mà những cái phiền não này nó sinh lên ở trong tâm của một người thì cái người đó trở thành nạn nhân của phiền não, trở thành nô lệ của phiền não và bị phiền não sai khiến, làm cái này làm cái kia theo ý muốn của phiền não, và đó là một cái tình huống bình thường xảy ra trong đời sống của chúng ta; 

Hôm qua Ngài thiền sư có một bài pháp thoại giảng cho chúng ta nghe bằng cách nào phương pháp hành thiền nó lại phát triển khả năng kiểm soát tâm cũng như phát triển những trạng thái Tâm Thiện, làm cho nó trở lên phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng;

Thiền sinh của chúng ta qua mấy ngày thực hành thì chắc chắn cũng đã phải đối diện với 2 cái trạng thái tâm này một cách thường xuyên, thì đôi khi chúng ta đối diện với một Tâm Thiện cũng như tâm Tất Thiện, đối diện với những tâm Tốt, những tâm Xấu, những tâm Trong sạch cũng như những tâm Dơ bẩn, và đó là hai trạng thái mà bất cứ người thiền sinh nào cũng phải đối diện trong quá trình tu tập của mình thì có những thời điểm, những trạng thái tâm bất thiện kilesa tràn ngập trong nội tâm của Thiền sinh, và người Thiền sinh phải cố gắng bươn trải với nó, phải cố gắng để vượt qua những trạng thái tâm bất thiện này; Vì khi mà những trạng thái bất thiện xuất hiện trong tâm thì người Thiền sinh sẽ rất đau khổ và phiền não, nhưng mà cũng có lúc những trạng thái tâm thiện nó xuất hiện và nó bao quanh người Thiền sinh những tâm thiện liên tục sinh khởi trong quá trình hành thiền, và có những kinh nghiệm như vậy sinh khởi thì người Thiền sinh có thể tự mình thấy và tự mình biết nếu như người Thiền sinh có sự nỗ lực trong phương pháp hành thiền thì sẽ thấy ra chính những cái kinh nghiệm lúc này lúc kia như vậy; 

Đôi khi quá trình hành thiền thì cái Tâm Lười biếng của Thiền sinh nổi lên, và nó sinh khởi quá là mạnh mẽ cho nên nó chiến thắng Tâm wilija (Tâm Tinh Tấn), thì trong cái khoảnh khắc này người Thiền sinh do cái tâm lười biếng nó là một trạng thái tâm phiền não nó trở lên quá vượt trội và mạnh mẽ so với Tâm Tinh tấn cho nên người Thiền sinh không có khả năng tiếp tục duy trì việc hành thiền của mình mà người này từ tư thế  ngồn phải xả thiền và không thể tiếp tục được nữa, thì cái sức mạnh của phiền não là như vậy nếu mà nó nhiều và nó mạnh thì nó có khả năng sai khiến những hành động của chúng ta, và đôi lúc có cái trạng thái tâm tinh tấn nó cũng rất mạnh mẽ và nó chiến thắng trạng thái tâm phiền não và lúc đó người Thiền sinh có thể duy trì cái tư thế của mình và tiếp tục công việc thực hành;

Thì cũng có những lúc người Thiền sinh có cái trạng thái tâm thiếu kiên nhẫn, nhẫn nại nó phát khởi trong tâm và nó trở lên rất là mạnh mẽ cho nên cái trạng thái tâm thiện như là tâm kiên nhẫn trong thiền sinh nó không có trong mỗi cái trạng thái tâm này, cho nên khi mà đối diện với những khổ đau trong quá trình ngồi hành thiền thì người Thiền sinh không có kiên nhẫn được mà phải liên tục đổi tư thế, thì vừa đau một chút xíu là người này đã vội vã đổi tư thế và không có thể nào kham nhẫn nổi bởi vì thiếu cái tâm kiên nhẫn, nhẫn nại; Tuy nhiên, có những lúc tâm kiên nhẫn, nhẫn nại nó lại rất mạnh mẽ ở một số thiền sinh cho nên dù có đau bao nhiêu thì cái người này vẫn có thể kiên nhẫn, nhẫn nại trong một thời gian rất là lâu mà tâm vẫn mát mẻ không có bực bội, sân hận; Thì đó là khả năng và sức mạnh của Tâm Thiện Kiên nhẫn, nhẫn nại; 

Thì đôi khi Tâm cũng có sinh lên trạng trái là Tâm muốn hành thiền và hoan hỷ trong cái việc hành thiền và đôi khi nó sinh lên trạng thái không muốn thiền, muốn xả thiền thì đó là những trạng thái tâm đối ngịch như vậy, và tuỳ sức mạnh của nó mà nó sẽ sai khiến hành động của chúng ta, thì đôi khi có những tâm dã dượi và buồn ngủ nó sinh khởi rất là mạnh mẽ và nó làm áp chế cái tâm sở Tầm, Tâm sở Tầm trong khoảnh khắc mà dã dượi và buồn ngủ sinh khởi thì nó rất là yếu đuối, nó nhắm không có chính xác và nó nhắm một cách hời hợt không chính xác vào đề mục; Cho nên cái trạng thái tâm dã dượi, buồn ngủ nó chiến thắng thì nó làm cho người Thiền sinh không thể tiếp tục quan sát đối tượng một cách chính xác được, cho nên Chánh niệm trong lúc này nó cũng không có được phát triển trong tâm của người Thiền sinh và người này cứ gục lên, gục xuống trong cái tâm dã dượi của mình do cái Tâm sở Tầm nó quá yếu ớt;

Đối với những Thiền sinh mới khi mà ta mới bắt đầu hành thiền thì Tâm của chúng ta phần lớn là những trạng thái tâm phiền não và những trạng thái tâm bất thiện, và những cái Tâm này nó xuất hiện rất là mạnh mẽ với số lượng rất là đông đảo, cho nên nó đánh bại những cái Tâm Thiện ở trong ta dù ta có nỗ lực phát triển những cái Tâm Thiện với sự tinh tấn, tinh cần, nỗ lực để sanh khởi những tâm thiện nhưng mà trong những ngày đầu tiên thì những cái Tâm Thiện nó cũng không có khả năng để áp chế những tâm phiền não, cho nên đối với những thiền sinh mà mới hành thiền thì trong vài ngày đầu tiên thì cảm thấy rất là  khó khăn dù là người thiền sinh này có nỗ lực biết bao nhiêu đi nữa, có quyết tâm bao nhiêu đi nữa thì cái người thiền sinh này vẫn xảy ra các tình huống là thường xuyên quên ghi nhận, quên chánh niệm, tâm bất cẩn quên trước quên sau, không có chánh niệm một cách liên tục và rốt ráo được và thường xuyên sanh khởi thêm những trạng thái tâm bất thiện khác chẳng hạn như là lười biếng, dã dượi, buồn ngủ vv…

Thì tại sao như vậy? Bởi vì, suốt một thời gian dài Tâm của chúng ta nó quen thuộc với phiền não và bây giờ khi mà chúng ta vào thực tập thì các trạng thái tâm thiện nó chưa có được phát triển vững mạnh cho nên nó vẫn thất bại trước những trạng thái tâm bất thiện; Tuy nhiên, người thiền sinh thực hành ngày qua ngày thì những trạng thái tâm Thiện ví dụ như chánh niệm, định tâm, tinh tấn, càng ngày càng mạnh mẽ lên và số lượng của nó (tức là độ lặp đi lặp lại) của những tâm thiện này nó rất là nhiều, và cái sức mạnh của những trạng thái tâm chánh niệm, định tâm cũng như tinh tấn nó ở mức độ cao và ngày càng gia tăng; Cho nên người Thiền sinh sau một thời gian thực hành thì cảm thấy là mình thực hành dễ dàng hơn và mình không còn là nạn nhân của những phiền não nữa, mình không còn bị nó chi phối, không còn là nô lệ của phiền não bởi vì bây giờ người Thiền sinh có khả năng kiểm soát được Tâm Ýcủa mình, có khả năng hành thiền một cách trơn tru và không có khó khăn như những ngày đầu tiên;

Ngài giảng rằng khi chúng ta hành thiền là chúng ta đang phát triển 5 cái năng lực: Thứ nhất là Đức Tin, thứ hai là sự Tinh Tấn, thứ ba là Chánh Niệm, thứ tư là Định Tâm và thứ năm là Trí Tuệ thì đây chính là Ngũ Lực mà chúng ta thường hay biết đó là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ và khi phát triển được 5 lực này thì ở đây nó trở thành một khả năng là sức mạnh của Tâm và có thể nói nó là khả năng kiểm soát Tâm; Thì khi một người Thiền sinh phát triển được Ngũ Lực một cách mạnh mẽ thì người Thiền sinh đó dễ dàng chiến đấu chống lại những tâm phiền não và loại bỏ được những tâm phiền não ra khỏi dòng chảy tâm thức của mình; 

Trong từng khoảnh khắc mà ta đang hành thiền ở đây chính là chúng ta đang phát triển 5 sức mạnh của Tâm, đó là Đức Tin, sự Tinh Tấn, Chánh Niệm, sự Định Tâm và Trí Tuệ; thì khi 5 trạng thái sức mạnh của tâm này qua việc hành thiền thì số lượng ngày càng gia tăng, và sức mạnh ngày càng phát triển, càng mạnh mẽ lên; thì điều này rất là quan trọng, bởi vì khi những trạng thái tâm này, đó là 5 năng lực của Tâm nó có mạnh mẽ thì chúng ta mới có khả năng chiến đấu lại những phiền não trong Tâm, bởi vì đây chính là cái sức mạnh của Tâm; 

Ngài cho một ví dụ rằng, trong một cuộc chiến đấu mà chúng ta chống lại quân địch thì số lượng của quân cũng như sức mạnh của quân ta thì rất là yếu có nghĩa là số lượng quân của ta thì ít và kỹ năng chiến đấu của quân ta không có thiện chiến, yếu ớt thì không có khả năng nào ta có thể đánh lại quân địch, có thể chiến đấu lại quân địch với số lượng đông đảo cũng như kỹ năng chiến đấu rất thiện chiến cho nên chúng ta cần phải phát triển 5 năng lực của tâm cũng như chúng ta phát triển cái quân số của quân cũng như mức độ thiện, các kỹ năng thì nó phải mạnh mẽ thì nó mới có cơ hội để chiến thắng lại quân địch; Cho nên, hàng ngày chúng ta phải nỗ lực phát triển những cái tâm thiện, thì chúng ta đang phát triển những năng lực của tâm để Tâm nhằm giúp chúng trở lên ngày càng mạnh mẽ, để có thể chiến thắng được đạo quân phiền não ở trong tâm của chính ta;

Bên trên, Ngài nói về ví dụ ở bên ngoài và bây giờ Ngài sẽ giảng cho quý Thiền sinh hiểu có 2 loại kẻ thù: 

 Ngài giảng rằng trên đời chúng ta phải đối diện với 2 loại kẻ thù, thứ nhất: kẻ thù là người thù, tức là những cá nhân, thì ở đây trên thế gian này thì ai ai rồi cũng sẽ có kẻ thù và cái người mà không có ai thù hằn gì hết thì người đó rất là hiếm có, thì cái kẻ thù ở đây, mình có hiểu một cách đơn giản là cái người không muốn ta được giàu có, không muốn ta được hạnh phúc và không muốn ta có được sức khoẻ; Thì cái người là kẻ thù của chúng ta là cái ngừoi chắc chắn không muốn cho chúng ta được giàu có, không muốn ta được hạnh phúc và không muốn ta được sức khoẻ;

Thì cái người là kẻ thù của chúng ta thì cái người đó chắc chắn là không có muốn cho chúng ta có được cái sự giàu có, hạnh phúc cũng như sức khoẻ và khi mà chúng ta có được cái sự thành công, vui vẻ như vậy thì kẻ thù nhìn là không có thấy vui, do đó người này muốn làm cho chúng ta đau khổ thì cái người này tìm mọi cái bằng ý nghĩ hay toan tính bằng lời nói hay hành động hay bằng cách nào đó làm cho chúng ta bị phá sản, để ta phải chịu đau khổ hoặc phải chịu bệnh tật, và cái kẻ thù thì họ luôn tìm cách bằng cái suy nghĩ, lời nói hành động đem đến cái bất hạnh cho ta, thì họ có thể hại ta bằng nhiều cách như vậy nhưng mà tối đa họ hại ta bằng cách cùng cực luôn đó là giết chúng ta thì không thể nào hơn được, đó là tối đa;

Thì Ngài giảng rằng một kẻ thù tối đa là nó có thể giết chết chúng ta hay là nó sẽ hãm hại về cái thân thể, nhưng mà cái kẻ thù thì nó khó mà làm hại cái Tâm của chúng ta, hay là nó bất lực trước cái Tâm, bởi vì khi mà nó làm những hành động bất thiện, gây ra cho chúng ta những điều đau khổ như vậy nhưng nếu chúng ta giữ được những suy nghĩ chân chánh, thì chúng ta không có bị đau khổ cũng như không có khởi sinh lên những phiền não, thì cái điều này là cái mà kẻ thù không thể kiểm soát được; làm cho cái tâm phiền não nó sinh khởi được trong Tâm của chúng ta, thì họ không có khả năng kiểm soát được điều này; Cho nên, người kẻ thù họ có khả năng hãm hại về tài sản, sức khoẻ, sinh mạng của chúng ta nhưng mà khó mà hãm hại được cái Tâm của chúng ta và cái kẻ thù này họ cũng không thể nào đi theo ta đến kiếp sau được, và họ cũng không có khả năng để mà đưa chúng ta xuống tới 4 đường ác đạo, chẳng hạn như có một người thù hằn và nói là tôi sẽ đưa anh xuống địa ngục nhưng mà họ không thể làm được những việc đó;

Thì người kẻ thù này người ta không thể hại chúng ta khi mà họ ở xa được có nghĩa là muốn hãm hại chúng ta khi chúng ta ở gần, rồi bằng hành động hoặc lời nói gì đó để hại mình cho nên mới gọi người này là kẻ thù xa, Thì đó được gọi là Kẻ Thù Xa;

Có một loại kẻ thù ở gần sát bên và luôn luôn theo ta như bóng với hình đó là phiền não, tâm dơ bẩn, những tâm xấu xa, thì những phiền não này được gọi là những kẻ thù sát gần bên, bởi vì nó ở trong tâm của chúng ta suốt cả ngày lẫn đêm thì chúng nó làm hại ta;

Cái kẻ thù phiền não nó rất là nguy hiểm và nó nguy hiểm hơn rất nhiều đối với những kẻ thù phiền não đến từ bên ngoài, và cái kẻ thù ở bên trong này nó luôn luôn và thường xuyên hãm hại và có điều hãm hại chúng ta, nó gây những đau khổ cho chúng ta , những kẻ thù từ bên ngoài thì lâu lâu, đôi khi người ta hại mình, nhưng mà những kẻ thù bên trong này thì trong từng khoảnh khắc, những kẻ thù bất thiện, phiền não này nó sinh lên thì nó sinh ra biết bao cái hệ luỵ, làm cho chúng ta phải đau khổ, thì Ngài giảng rằng, vì sao mà cái kẻ thù bên trong này nó được gọi là kẻ thù cực kỳ nguy hiểm, bởi vì nó không chỉ là nó ở gần mà nó còn thường xuyên hại chúng ta trong từng khoảnh khắc, và nó còn đi theo ta trong từng kiếp sống nữa, cái người thù ở bên ngoài thì họ không có thể nào mà đi theo ta vào những cảnh giới tái sanh, nhưng mà những phiền não này, cái kẻ thù bên trong này thì mình đi tới kiếp nào, tái sinh tới đâu thì nó cũng đi theo tới kiếp đó, như bóng với hình và nó có khả năng đưa chúng ta xuống bốn đường ác đạo, bởi vì, những cái phiền não này nó là dơ bẩn, nó tạo lên những nghiệp bất thiện cho nên nó đưa một chúng sinh đi tái sinh vào những cõi khổ như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và chúng ta phải chịu đau khổ như vậy và cái điều này thì kẻ thù từ bên ngoài không có khả năng làm như vậy, không có khả năng đưa chúng ta tới bốn đường ác đạo, nhưng mà kẻ thù bên trong nó có một sức mạnh như vậy;

Ngài giảng rằng cái gốc rễ mà khiến chúng ta làm những hành động hay những lời nói bất thiện hay suy nghĩ bất thiện thì đều là do phiền não hết, 100% là do phiền não cho nên là một kẻ thù bên ngoài không có khả năng xui khiến làm cho ta, bắt buộc ta làm những việc bất thiện, nhưng mà phiền não thì có khả năng như vậy nó xui khiến, nó ép buộc chúng ta phải thực hiện những hành vi, lời nói bất thiện cho nên do những nghiệp bất thiện này mà chúng ta phải tái sanh vào những khổ cảnh; 

Phiền não khi mà nó xuất hiện trong tâm thì nó hành hạ chúng ta trong từng khoảnh khắc, nó không để lại cho chúng ta một giây nào yên ổn khi mà nó xuất hiện ở trong tâm, thì có một năng lực của phiền não đó là một năng lực là đốt cháy, thì bản thân phiền não nó là tự thiêu đốt, khi nó xuất hiện trong tâm thì nó thiêu đốt và nó còn gây ra sự thiêu đốt đối với các chúng sanh khác, thì có hai phẩm tính của Phiền não là như vậy đó là cái sự thiêu đốt và thứ hai là sự thiêu đốt các chúng sinh; 

Khi mà các tâm Tham, Sân, Si, Ngã mạn, Ghen tị, Bủn xỉn, Keo kiệt, vv…mà nó xuất hiện ở trong tâm thì cái người đó không thể nào có được cái sự an lạc, an vui trong cái khoảnh khắc đó được, trong cái khoảnh khắc mà sân hận nổi lên thì mình làm gì có niềm vui, sự an vui trong khoảnh khắc đó, tương tự như vậy cái sự ghen tị thì chúng ta không có thể an vui được với sự ghen tị; Cho nên, vì sao mà Phiền não nó được ví như một ngọn lửa, bởi vì khi mà nó xuất hiện thì nó thiêu đốt Tâm, thiêu đốt Chúng sinh;

Thì cái phiền não khi nó xuất hiện trong tâm thì người đó không thể nào có sự thoải mái, an lạc, bình an, hay cảm thấy là trong nội tâm mát mẻ, bởi vì trong nội tâm lúc này có những trạng thái tâm phiền não, những trạng thái tâm lúc này nó thiêu đốt, nó đốt cháy, nó làm cho người này cảm thấy nóng bức, bứt rứt khó chịu giống như là có ngọn lửa ở trong tâm cho nên cái kẻ nội thù này nó là một kẻ thù rất là nguy hiểm;

Khi mà những phiền não trong nội tâm của mình mà nó trở lên manh động hơn, nó trở lên mạnh mẽ, đông đảo và những kẻ thù này nó trở lên phát triển rất là hung hãn, thì những phiền não này nó gây ra những khổ đau riêng cho bản thân người đó, thì bản thân người đó họ đã bị sự thiêu đốt của phiền não rồi mà những cái phiền não này nó còn xui khiến người này phải có những hành động cũng như những lời nói gây đau khổ cho những người xung quanh và từ đó do những phiền não xui khiến như vậy cho nên người này bắt đầu đi hãm hại, đi gây đau khổ cho những người xung quanh, chẳng hạn người này có thể hãm hại người khác bằng cách hành hạ hay giết hại những chúng sinh khác, người này có thể hãm hại người khác bằng cách trộm cắp những tài sản của người khác hoặc cướp giật tài sản của người khác,vv…có những hành động về thân cũng như về khẩu nó đem lại sự thiêu đốt cho những chúng sinh xung quanh cái người này;

Thì phiền não nó được ví như phân, và phân thì nó rất là dơ bẩn dù nó có chút ít thì nó cũng rất là dơ bẩn, và bản thân nó đã dơ rồi nhưng nó lại đem lại sự dơ bẩn cho môi trường xung quanh, cũng như là cái sự dơ bẩn và hôi hám của nó toả ra môi trường xung quanh;

Thì một người bình thường thì không ai muốn chạm vào phân bởi vì sự dơ bẩn thì không ai thích và cũng như vậy thì cũng không ai muốn chạm vào hòn sắt nóng đỏ, bởi vì sợ nó sẽ làm bỏng, nó sẽ làm đau đớn, đau khổ cho chính mình thì một người khôn ngoan thì cũng vậy, chúng ta hiểu rằng phiền não cũng giống như phân, phiền não cũng giống như hòn sắt nóng đỏ nó thiêu đốt và dơ bẩn cho nên một người không nên để cho phiền não nó tồn tại và nó sanh khởi trong tâm, người đó không chấp nhận để những phiền não nó diễn tiến và duy trì và người này phải có một cái quyết tâm diệt trừ những phiền não để tâm của chúng ta nó được trong sạch và thánh thiện;

Thì người Thiền sinh của chúng ta mỗi ngày thực hành thì có thể sẽ hiểu được sự dơ bẩn cũng như sức nóng và sự thiêu đốt của phiền não, và khi chúng ta càng thực tập càng nhiều thì chúng ta càng nhận ra một cách rõ ràng hơn rằng những cái phiền não này thực ra nó rất là dơ bẩn và nó thiêu đốt nội tâm của chúng ta;

Cái người Thiền sinh thực tập một cách tinh tấn thì sẽ nhận ra rằng phiền não nó hành hạ cũng như nó gây ra đau khổ cho chúng ta như thế nào và thông qua cách Chánh Niệm thì Thiền sinh sẽ hiểu được điều đó một cách rõ ràng, và người Thiền sinh cũng nhận ra rằng những phiền não này nó rất nguy hiểm, nó là một kẻ thù nguy hiểm nhất, nguy hiểm hơn cả những kẻ thù ở bên ngoài; Và người này sau khi nhận biết như vậy sẽ có một cái khao khát thoát khỏi sự kìm kẹp của phiền não và được sống một cách tự do, không còn là nô lệ của phiền não nữa thì lúc này người Thiền sinh càng nỗ lực hơn để hành thiền, và thoát khỏi những trạng thái tâm bất thiện, và người này không cho phép những tâm bất thiện tồn tại trong tâm và nếu mà nó xuất hiện thì người này ngay lập tức diệt trừ;

Một người khi mà nhận ra được sự nguy hại của kẻ nội thù phiền não nguy hiểm nhất thì người này có cái nỗ lực để thoát khỏi sự kìm kẹp của phiền não để trở thành người tự do, và người này biết được rằng thông qua con đường thực hành này thì người này tự thân mình thực chứng, tự thân mình thấy rằng, là tâm của mình dần dần nó đang trong sạch hơn, nó ít phiền não hơn trước kia và từ đó người này có được hạnh phúc, có được những cảm giác an vui, những cảm giác bình an và tĩnh lặng từ trong nội tâm nó xuất hiện, bắt nguồn từ sự thực hành, bắt nguồn từ một cái nội tâm trong sáng, và khi nhận được các lợi ích lớn lao như vậy thì người này nhận ra được sức mạnh to lớn của các tâm thiện, của cái trạng thái tâm trong sạch cho nên người này càng khát khao hơn nữa là được thanh lọc tâm ý, thoát khỏi những ô nhiễm, phiền não của Tâm, và khi mà khao khát như vậy, và người này sinh lên cái tâm tinh tấn, thì càng mong muốn thì thì nỗ lực càng nhiều hơn và khi mà nỗ lực càng nhiều hơn thì tâm nó lại càng trong sạch và khi Tâm càng trong sạch thì hạnh phúc nó lại càng lớn hơn, bình an, tĩnh lặng cũng như sự an vui càng ngày nó lại càng nhiều hơn và Ngài giảng rằng đây chính là cái vòng xoay nhân quả trong quá trình thanh lọc tâm, đó là chúng ta càng tinh tấn thì tâm càng trong sạch và càng trong sạch thì chúng ta càng hạnh phúc an vui, và khi tự thân thực chứng được sự hạnh phúc an vui thì chúng ta lại phát triển được đức tin hoan hỷ và chúng ta lại muốn tiếp tục tinh tấn, tinh tấn càng nhiều hơn, thì tâm càng trong sạch, và tâm càng trong sạch thì hạnh phúc càng nhiều hơn,vv…

Khi mà chúng ta có sự khao khát loại trừ những phiền não, ô nhiễm thì khao khát sẽ phát khởi lên trạng thái Tâm tinh tấn, nỗ lực, mong muốn được thực hành, và khi mà có mong muốn như vậy thì sẽ có cái Tâm chánh niệm và khi Tâm chánh niệm được vun bồi và phát triển như vậy thì sự Định Tâm nó sẽ có mặt và Tuệ giác nó đi liền theo sau đó; Thì ở đây là một tiến trình tu tập cho nên Ngài mong rằng Thiền sinh có thể phát triển được cái sự khao khát, sự mong mỏi để có thể loại trừ được những phiền não, ô nhiễm của Tâm bởi vì người Thiền sinh phải hiểu được rằng, những cái phiền não này, những cái kẻ thù này nó rất là nguy hiểm, và nó hãm hại, nó kìm kẹp, nó sai bảo và nó gây đau khổ cho chúng ta, không có riêng gì kiếp sống hiện tại mà ngay cả nhiều kiếp quá khứ nó đã gây ra đau khổ cho chúng ta và nếu mà cái kiếp này chúng ta không có thanh lọc thì những kiếp sống tương lai nó sẽ tiếp tục gây ra những cái đau khổ cho chúng ta nữa, cho nên một cái sự cần thiết đó là chúng ta có cái ao ước và mong muốn loại trừ được những phiền não này, họ có thể phát sinh được Tinh tấn, phát triển Chánh niệm và sinh khởi Định tâm và Trí tuệ thì khi đó, khi mà phát triển được những trạng thái tâm như vậy thì những cái năng lực của Tâm về Ngũ căn, Ngũ lực bao gồm Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ đều được phát triển và vun bồi và khi sức mạnh của Ngũ Lực được hoàn thiện thì người Thiền sinh có thể chiến thắng được phiền não và loại trừ được phiền não ra khỏi dòng chảy của Tâm thức; 

Ngài cầu chúc cho tất cả Thiền sinh của chúng ta có thể nhận ra được sự nguy hại của phiền não và có khao khát loại trừ được những phiền não này ra khỏi tâm thức; Do đó, phát triển được cái Tâm Tinh tấn, nỗ lực thực hành và phát triển được Tâm Chánh niệm, sinh khởi được Định tâm và phát triển được Tuệ Minh Sát; Thì thông qua tiến trình này, người Thiền sinh sẽ phát triển và hoàn thiện được 5 cái năng lực của Tâm đó là Ngũ Căn và Ngũ lực đó là Tín Căn, Tấn Căn, Niệm Căn, Định Căn, Tuệ Căn; và khi mà những năng lực này nó được phát triển vững mạnh trong Tâm của người Thiền sinh thì Ngài cũng cầu mong người Thiền sinh có thể chiến thắng được phiền não, loại trừ được hoàn toàn tận gốc rễ phiền não hầu có thể đạt được Hạnh phúc Cao thượng!

Sadhu sadhu sadhu!

(Người đã đánh chữ tốc ký: Giang Tenzin)

x

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app