Thiền Vipassana Online 2021: Thời Pháp Sáng & Hỏi Đáp Cùng Thiền Sư Nyanavudha

Thời pháp sáng và Hỏi đáp cùng Thiền sư Nyanavudha
(bản text do Phương Nhã đánh máy)

Câu hỏi đầu tiên của một vị thiền sinh hỏi rằng: “Trong cuộc sống hằng ngày những tư tưởng về ái dục luôn sanh khởi trong tâm của con, những lúc sanh khởi như vậy con đều niệm tưởng về 32 thể trược thân phần của cơ thể, rồi con mở xem những hình ảnh của tử thi nhưng con không có chiến thắng được tâm phiền não là ái dục. Vậy những lúc như vậy con nên niệm sự chết hay không và con làm gì để vượt qua được tâm dính mắc và tham ái này?”.

Thiền minh sát là lựa chọn tốt nhất để đoạn diệt những tham ái này và nó sẽ đoạn diệt, nó sẽ trừ diệt, nó sẽ dần dần loại trừ và làm suy yếu tất cả những trạng thái tâm tham ái dính mắc. Thiền sinh nên tiếp tục đặt sự ưu tiên cho việc thiền minh sát, cũng như là phát triển chánh niệm bởi vì cũng như tối hôm qua Ngài thiền sư có giảng cho tất cả thiền sinh “nếu mà trong khoảnh khắc tâm người thiền sinh có chánh niệm thì trong lúc đó tâm của người thiền sinh được bảo vệ, thì chánh niệm được ví với cái người bảo vệ, người giữ cửa. Và khi mà có chánh niệm thì chánh niệm sẽ không để cho những phiền não sinh khởi ở trong tâm và nếu có thì nó cũng ngay lập tức nó diệt trừ, vậy cho nên khi mà thiền sinh phát triển chánh niệm thì tham ái không có cơ hội sinh khởi và khi tham ái vừa sinh khởi thì chánh niệm cũng ngay lập tức chụp lấy ghi nhận “tham ái, tham ái” và tham ái ngay lập tức bị diệt đi.

Ngài Thiền Sư dạy rằng mình phải niệm một cách chính xác và có sự nỗ lực vào cái đối tượng và ngay lập tức khi nó vừa sinh khởi, thì chẳng hạn tham vừa sinh khởi người thiền sinh niệm ngay là “tham, tham”, dính mắc vừa sinh khởi người thiền sinh chánh niệm “dính mắc, dính mắc” và người thiền sinh niệm như vậy thì những phiền não này nó sẽ bị loại trừ đi. Thì Ngài nói 32 thể trược là cái lựa chọn số hai nhưng mà thiền sinh nên ưu tiên cho chánh niệm, mình thực tập chánh niệm cho nó mạnh mẽ và cái lựa chọn thứ hai đó là đôi khi mình có thể mình thực hành thêm cái đề mục là 32 thể trược.

Thì Ngài nói cái đề mục niệm sự chết thì vẫn có thể là cái lựa chọn tiếp theo, đôi lúc mình cũng có thể niệm tưởng về cái sự chết. Và Ngài nói rằng tất cả những đề mục thiền thì nó có cái mục đích, cái đề mục mà mình niệm tưởng đó chẳng hạn như 32 thể trược và sự chết thì khi mình niệm tưởng đến những đề mục này thì mục đích nó sanh khởi những tâm thiện ở trong tâm của mình, thì khi mà tâm thiện sanh khởi như vậy thì những trạng thái tâm bất thiện tham lam, sân hận, si mê nó bị loại trừ đi, nó bị những tâm thiện này thay thế. Đó là những cách thức hành động của những tâm thiền khi chúng ta niệm tưởng.
Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải quyết được vấn đề của thiền sinh.

Câu thứ hai của nhiều thiền sinh hỏi trong nhiều câu hỏi và con xin phép được tập hợp lại ở đây một câu hỏi chung, đó là “trong khóa thiền con có thể đọc sách, tập yoga, tập thể dục và tụng kinh có được không? Và con có thể vừa đi kinh hành vừa niệm hồng danh của Đức Phật có được không?”.

Dạ thì Ngài dạy rằng chúng ta đang thực hành thiền Vipassana – thiền minh sát niệm xứ và đây là cái việc làm mang lại cái phước thiện lớn nhất, mang lại nhiều công đức nhất trên tất cả những việc làm thiện ở trên thế gian thì đây là cái việc thiện lớn nhất đó là hành thiền minh sát. Do như vậy Ngài Thiền Sư khuyến khích tất cả thiền sinh bỏ qua những cái phận sự, những cái (nghe không rõ phút 9:51) để ưu tiên cho việc thực hành chánh niệm một cách liên tục. Nếu chúng ta ưu tiên cho việc đọc sách, tập yoga, tập thể dục, tụng kinh v.v… thì có thể sẽ ít thời gian mà chúng ta không thể nào mà thực hành chánh niệm một cách liên tục được. Cho nên chúng ta không có ngoài cái phận sự đối với một thiền sinh đó là chúng ta phải thực hành chánh niệm một cách liên tục, khắng khít từ thời điểm này qua thời điểm khác.

Và Ngài Thiền Sư sách tấn thiền sinh ưu tiên cho việc thực hành chánh niệm trong cái khóa tu và trong khóa thiền này mọi người ưu tiên không có nên làm những việc khác ngay cả đó là những cái việc thiện, chẳng hạn như chúng ta bố thí, chúng ta đọc sách, chúng ta tụng kinh, niệm tưởng về ân Đức Phật, ân Đức Pháp, ân Đức Tăng v.v… thì chúng ta không có nên ưu tiên thời giờ cho những việc đó bởi vì chúng ta đang cố gắng nỗ lực dành trọn thời gian cho việc phát triển và thực hành chánh niệm.

Ngài dạy rằng trong đời sống hằng ngày thì mình có thể làm những việc đó, những việc thiện chúng ta có thể làm được tại vì nó cũng rất là tốt. Nhưng mà đây là trong khóa thiền thì chúng ta không có nên ưu tiên, mà chúng ta phải dành trọn thời giờ của mình để thực hành thiền minhh sát. Thì cũng giống như chúng ta mà đứng giữa những cái lựa chọn là chúng ta nên đi lượm những cái đá quý và ở đây có rất là nhiều đá quý và chúng ta phân vân giữa cái việc là chúng ta nên lấy viên đá quý nào, đôi khi nó còn lẫn những cục đá bình thường nữa, thì đương nhiên với một người có trí thì người đó sẽ lựa những viên đá nào mà nó có giá trị cao nhất, nó quý nhất, hiếm nhất vì những viên đá đó là có giá trị.

Thì cũng vậy ở đây người thiền sinh có rất nhiều thiện pháp nhưng mà thiền Vipassana bằng việc thực hành chánh niệm đó là việc thiện pháp lớn nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất thì người thiền sinh nên ưu tiên cho cái việc đó, chúng ta dành trọn cái thời giờ cho cái việc thực hành chánh niệm, không có xao lãng bởi những công việc hằng ngày, cũng như là những cái thiện pháp khác; những thiện pháp khác qua khóa thiền quý vị có thể tiếp tục mình thực hiện.

Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải quyết được vấn đề của các thiền sinh.

Câu hỏi tiếp theo của cô Sumita, cô hỏi rằng: “Thưa Ngài trong khi ngồi thiền con thấy mình dễ chìm sâu vào các đề mục cảm thọ, cảm giác như cơn đau, tê, ngứa, căng cứng hơn là chuyển động phồng xẹp. Vậy nên khi các cảm thọ này xuất hiện thì con quan sát chúng từ khi chúng bắt đầu đến khi chúng kết thúc, rồi sau đó con quay trở lại phồng xẹp. Tuy nhiên các cảm thọ không kéo dài lâu, mà sinh lên trong một thời gian ngắn rồi kết thúc, sau đó con quan sát phồng xẹp một lúc thì cảm thọ khác lại xuất hiện và cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi hết thời thiền. Con có thể tiếp tục hành thiền theo cách này hay con nên tập trung quan sát phồng xẹp và chỉ hay biết qua loa các cảm thọ thôi, không có tập trung ghi nhận. Cách nào con có thể phát triển định tâm tốt nhất?”.

Con xin trình lên Ngài bởi vì có nhiều thiền sinh khác cũng cùng một cái chủ đề đó là muốn ghi nhận những cảm thọ quét lên quét xuống cơ thể. Thì con xin trình câu hỏi này.

Ngài dạy rằng khi mà bắt đầu ngồi thiền chúng ta quan sát đề mục phồng xẹp mà chúng ta quan sát liên tục như vậy đến khi có một cảm giác nó nổi bật, thì khi có một cảm giác nổi bật cắt ngang, cắt ngang qua cái đề mục phồng xẹp của mình làm cho mình mất tập trung trên đề mục phồng xẹp, nó nổi bật hơn cái đề mục phồng xẹp thì lúc đó chúng ta hướng tâm đến cảm giác và ghi nhận cảm giác đó. Nhưng nếu cảm giác nó sinh khởi mà nó không có nổi bật, có nghĩa là chúng ta vẫn có thể tiếp tục quan sát một cách tập trung đề mục phồng xẹp được, cảm giác nó mờ nhạt nó không có quá nổi bật thì chúng ta cứ tiếp tục ghi nhận phồng xẹp và nếu cái tâm hay biết thì cứ để nó hay biết cái cảm giác đó, chúng ta tập trung hết cái tâm ý của mình tại cái đề mục phồng xẹp.

Thì Ngài nói ở đây Ngài nói lại hai phương pháp ghi nhận:

– Đối tượng thứ nhất là chúng ta giữ cái đề mục phồng xẹp, chúng ta ghi nhận một cách liên tục những cảm giác nhỏ nó khởi lên xung quanh, nó làm cho chúng ta phân tâm thì mình cứ ngó lơ đi không có để ý, mình cứ tiếp tục hướng tâm, dùng tầm và tứ liên tục hướng tâm tới phồng xẹp để ghi nhận và những cảm giác nào lỡ có cắt ngang cái dòng chánh niệm của chúng ta thì cứ để nó cắt ngang, hết chúng ta lại tiếp tục hướng về phồng xẹp, đó là cách thứ nhất.

– Và cái cách thứ hai đó là khi chúng ta ghi nhận phồng xẹp thì cũng có những cảm giác cắt ngang như vậy, thì khi mà cắt ngang chúng ta niệm nhanh cái đối tượng đó, chúng ta hay biết hướng tâm về niệm trong một khoảng thời gian ngắn thì cái cảm giác đó, rồi sau đó chúng ta quay lại phồng xẹp.

Thì đó là hai cách: một cách là ngó lơ, một cách là chúng ta hướng tới chúng ta chánh niệm cái cảm giác đó. Và Ngài nói rằng cái đối tượng là gì nó không có quan trọng, quan trọng là cái tâm tinh tấn và cái tâm sở tầm của chúng ta. Tinh tấn chúng ta phải đủ mạnh để chạm tới được cái đề mục và tâm sở tầm của chúng ta phải hướng cho thật là chính xác tới cái đối tượng, thì khi mà có hai trạng thái này tâm chánh niệm nó sẽ sinh khởi một cách tốt đẹp và tiếp diễn. Cho nên bất cứ một đối tượng nào dù nó là phồng xẹp hay cảm giác thì người thiền sinh cũng có thể phát triển được cái sự chánh niệm của mình.

Thì Ngài dạy lại rằng dù đó là cái đề mục phồng xẹp hay là đề mục cảm thọ thì chúng ta chánh niệm trên cái đề mục đó thì chúng ta đều có thể phát triển được chánh niệm và định tâm. Thì quan trọng ở đây là cái nỗ lực, tinh tấn, cái sự siêng năng của chúng ta ở mức độ nào mà thôi, còn đối tượng thì nó không quá thật sự quan trọng. Thì có những thiền sinh họ phát triển trí tuệ của mình bằng việc là quan sát đề mục phồng xẹp, cũng có những thiền sinh phát triển được trí tuệ nhờ quan sát cảm giác, cũng có những thiền sinh phát triển trí tuệ nhờ ghi nhận những trạng thái của tâm.

*Trả lời cho cái câu hỏi là con có thể quét toàn thân cảm giác toàn thân quét lên quét xuống, cảm giác từ đỉnh đầu tới bàn chân và từ chân trở lên đầu hay không? Có một thiền sinh hỏi như vậy, mà không có ghi nhận phồng xẹp có nghĩa là người này chỉ quét cảm giác mà thôi.

Thì Ngài trả lời rằng khi mà quét cảm giác trên toàn cơ thể như vậy thì rất là khó cho một thiền sinh mới, bởi vì rất là khó để phát triển cii định tâm bởi vì cái đề mục liên tục thay đổi và người thiền sinh phải lướt liên tục, lướt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên và trải qua rất nhiều đề mục như vậy cho nên người thiền sinh khó tập trung. Cho nên đối với một thiền sinh mới thì Ngài khuyên nên tập trung ghi nhận vào một cái đề mục thì dễ phát triển định hơn và khi có những đề mục xao lãng thì chúng ta lại đổi qua đối tượng khác và ghi nhận tập trung trên đối tượng đó, thì như vậy dễ dàng phát triển định cho một thiền sinh mới.

Khi mà người thiền sinh không có phát triển được định và thiếu định tâm thì người đó sẽ khó mà thấy được cái sự sinh diệt của các hiện tượng thân tâm hay là cái sự diệt của các hiện tượng thân và tâm. Do lý do như vậy thì Ngài khuyên thiền sinh không có nên quét và lướt những đề mục ở cảm thọ, mà nên chú ý vào một cái đề mục cố định trong một khoảng thời gian để ghi nhận chánh niệm.

Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải đáp những vấn đề của thiền sinh. Ngài giảng rằng buổi sáng hôm nay nơi đây là kết thúc tại Ngài có một cái việc tại Viện và chúng ta sẽ gặp lại nhau vào tối ngày hôm nay.

ALUBUM CÁC BÀI PHÁP THOẠI THIỀN SƯ NYANAVUDHA THUYẾT ĐƯỢC LIVE TRÊN YOUTUBE

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app