VIPASSANA ONLINE: ĐẶC TÍNH CỦA TÂM & CON ĐƯỜNG ĐẾN NIẾT-BÀN – T.SƯ NYANAVUDHA NGÀY THỨ 14 (7/8/2021)

 

 

VIPASSSANA ONLINE: THIỀN SƯ NYANAVUDHA GIẢNG

ĐẶC TÍNH CỦA TÂM & CON ĐƯỜNG ĐẾN NIẾT-BÀN – NGÀY THỨ 14 (7/8/2021)

 

BÀI GIẢNG: ĐẶC TÍNH CỦA TÂM VÀ CON ĐƯỜNG TỚI “NIẾT-BÀN”

Ngày hôm qua, Ngài thiền sư đã giảng cho quý thiền sinh của chúng ta nghe về ba điều mà quý thiền sinh sẽ kinh nghiệm được khi mà hướng tâm quan sát và ghi nhận những hoạt động của thân. Thì ở đây, điều đầu tiên mà quý thiền sinh có thể thấy được, là cái hình dáng và tư thế của đối tượng. Điều thứ hai có thể thấy được đó là cái tiến trình, hay là diễn tiến từ đầu đến cuối của đối tượng. Thứ ba có thể thấy được, đó là bản chất thật của đối tượng đó. Thì bản chất thật của thân: đó là tứ đại, bốn đại chủng đất-nước-lửa-gió. Và khi mà Ngài giảng như vậy về ba hiện tượng này thì Ngài nói là người thiền sinh cố gắng để tập trung thấy rõ được bản chất thật của đối tượng đó là bốn cái đại chủng.

Bản chất thật của những yếu tố về thân đó là bốn đại chủng, nó được gọi là những đặc tính riêng của thân. Nó được gọi là đặc tính riêng bởi vì chỉ có thân mới có được những đặc tính này. Đó là 4 yếu tố và không có riêng gì thân mới có đặc tính riêng mà tâm nó cũng có những đặc tính riêng. Thì hôm qua Ngài có hứa rằng hôm nay Ngài sẽ giảng về những đặc tính riêng của tâm, thì đó là chủ đề của ngày hôm nay.

Ở đây, tâm trong tiếng Pali được gọi là “Nama”. Và những cái đặc tính riêng của tâm thì nó cũng có nhiều tính trạng, có nhiều loại. Và tâm thì nó có hai cái thành phần: Thứ nhất là Citta-tâm vương, thứ hai là Cittasica-tâm sở, thì tâm nó có hai thành phần như vậy là tâm vương và tâm sở.

Tâm nó có một đặc tính đó là sự hay biết và sự hay biết được coi là đặc tính riêng của tâm, gọi là đặc tính riêng của tâm là bởi vì thân nó vô tri, không có sự hay biết và chỉ có tâm mới có đặc tính này, chỉ có tâm mới có sự hay biết mà thôi. 

Ngài nói rằng trong chúng ta có tất cả năm mươi hai (52) tâm sở và những tâm sở này sanh khởi thì tuỳ thuộc vào tâm vương, và khi một tâm vương sinh lên thì có những trạng thái tâm sở nó đi theo cùng.

Ở đây Ngài sẽ giải thích một số trạng thái tâm sở nổi bật và khá là quen thuộc với chúng ta, và chúng ta có thể có kinh nghiệm về nó, nhất là Vedana-tâm sở thọ, tâm sở cảm thọ. Cảm giác này nó sinh khởi rất quen thuộc đối với các thiền sinh. Đôi khi nó là cảm giác dễ chịu, khó chịu, trung tính, thì nó khá quen thuộc và ai cũng có kinh nghiệm về những cảm giác trong thân của mình, thì đó là một trạng thái của tâm sở. Trạng thái thứ hai của tâm sở là Dosa-đó là một cái tâm sân, mỗi lúc chúng ta bực bội, sân hận thì nó trong tâm của chúng ta nó có trạng thái của tâm sở này. Thứ ba là Lobba-đây là tâm tham, khi mà tâm có sự thích thú, dính mắc, tham đắm vào cái đối tượng thì lúc này tâm của chúng ta có cái trạng thái tâm sở này.

Thì ở đây có những trạng thái tâm sở, đó là những đặc tính riêng của tâm, đó là bản chất thật của tâm. Thì có rất nhiều những trạng thái tâm sở như vậy và Ngài không có thời gian để kể ra hết, khi mà chúng ta thực tập qua sự thiền tập của mình, thì một cách rất là tự nhiên thì người thiền sinh sẽ có kinh nghiệm về những trạng thái tâm này. Và khi mà thấy như vậy thì người thiền sinh không có cần phải kể tên nó, không cần phải liên hệ lý thuyết với nó. Chẳng hạn khi mà thấy sân chúng ta không cần nói rằng: À! Đây là tâm sở sân hay là thấy tham thì nói rằng: À! đây là tâm sở tham, điều đó là không cần thiết. Và khi gặp phải thì người thiền sinh quan sát và ghi nhận là sân, sân và khi tham thì người thiền sinh quan sát đúng như hiện thực nó đang diễn ra và ghi nhận đó là tham, tham. Khi có cái tâm ganh tị thì ghi nhận là ganh tị, khi có tâm ngã mạn thì ghi nhận là ngã mạn. Thì không có quan trọng để biết nó về phương diện lý thuyết và liên hệ nó đúng với cái tên, mà chúng ta chỉ cần hay biết một cách trực tiếp và ghi nhận, chánh niệm trên đối tượng, nếu mà nó xuất hiện như thế nào thì ghi nhận đúng như vậy.

Khi ghi nhận chánh niệm và chúng ta đặt tên cho trạng thái tâm của mình, thì chúng ta không có cần đặt tên của nó đúng theo tiếng Pali hay là đúng theo cái tên mà chúng ta phải suy nghĩ tới, suy nghĩ lui xem đặt cái tâm này là tên gì, không cần. Mà ta chỉ cần biết quan sát đối tượng đó một cách chính xác, có như nào thì chúng ta ghi nhận như vậy, nếu mà một trạng thái tâm mà đôi khi chúng ta không biết tên thì chúng ta cũng quan sát luôn và ở đây khi biết tên và chúng ta niệm thầm thì Ngài nói là không có quan trọng.

Chẳng hạn như hôm qua thiền sư có hướng dẫn cho quý thiền sinh, là khi ghi nhận cái thân thì chúng ta cũng kinh nghiệm được đặc tính của từng tứ đại như là nóng, lạnh, cứng, mềm, nặng, nhẹ, di chuyển vv…Thì ở đây người thiền sinh không có ghi nhận nó như là chúng ta cần biết nó thuộc cái đại chủng nào. Chẳng hạn như mình nghĩ, ồ cái này là đặc tính của đất, cái này là đặc tính của lửa, cái hiện tượng này là đặc tính của gió vv…Chúng ta không cần suy nghĩ, phân tích như vậy trong lúc chúng ta ngồi thiền. Chúng ta cứ ghi nhận trực tiếp là nặng, nặng, nhẹ nhẹ, cứng cứng, mềm mềm,vv…mình niệm một từ nó chính xác và đúng theo hiểu biết đời sống của mình thôi, không cần phải niệm đúng theo tên của nó trong kinh điển. Và ở đây việc ghi nhận những trạng thái tâm cũng vậy, khi người thiền sinh thấy được một trạng thái tâm, thì không cần phải suy nghĩ hay phân tích gì về nó hết, mà phải niệm ngay trực tiếp, quan sát và chú tâm ghi nhận ngay trực tiếp vào nó và niệm đúng theo cái ngôn từ đời sống của mình. Chẳng hạn như sân thì niệm là sân, sân, hoặc chẳng hạn như Ngài hướng dẫn không cần phải niệm đúng vào tiếng Pali hay là cái tên của nó trong tiếng Việt.

Khi người thiền sinh tập hành thiền sau một thời gian thì chánh niệm, định tâm được phát triển thì người thiền sinh sẽ tiến tới và thấy được rất là nhiều những đặc tính của tâm. Những trạng thái của tâm và thấy là trong tâm mình thực ra nó sinh khởi rất là nhiều những cái trạng thái khác nhau. Thì ở đây người thiền sinh có thể thấy được cái tâm hay biết của mình, hay là có thể thấy được cái tâm ghi nhận, tâm đánh giá, tâm phân tích, tâm đôi lúc nó so sánh và đôi lúc rất nhiều những trạng thái khác. Và ở đây người thiền sinh phải niệm ngay vào đề mục, phải ghi nhận, quan sát ngay vào cái đề mục, không có thời gian để người thiền sinh phải phân tích, so sánh, suy nghĩ đây là cái tâm tên gì mà phải chánh niệm ngay vào cái đề mục. Thì nếu mà tham thì niệm là tham, nếu là sân thì niệm là sân, buồn ngủ cứ ghi nhận là buồn ngủ, có tà kiến sinh khởi lên ghi nhận là có tà kiến, có ghen tị thì quan sát ghi nhận là ghen tị, có vô minh thì ghi nhận đó là vô minh, cái tâm nó nhẹ nhàng, thơi thới thì ghi nhận là nhẹ nhàng, cái tâm nó nặng nề thì cứ niệm là nặng nề, nặng nề,  cái tâm nó năng động thì cứ niệm là năng động, năng động, …nó như thế nào thì chúng ta hay biết nó như vậy. Và cái nhiệm vụ của thiền sinh thì Ngài luôn nhắc đi nhắc lại đó là phải liên tục ghi nhận, hay biết và niệm thầm. Và việc đặt tên cho nó thì không cần đúng theo kinh điển mà biết như thế nào thì chúng ta ghi nhận nó như vậy. Cho nên người thiền sinh không có cần phải phân tích, đây là cái tâm gì, kinh điển gọi nó là gì? Tiếng Pali gọi nó là gì? Không có cần thiết. Và không cần thiết phải so sánh, phải suy nghĩ, phải hiểu kiến thức mà chúng ta phải liên tục ghi nhận niệm một cách nhanh chóng, ngay lập tức vào đối tượng.

Khi mà ghi nhận chánh niệm một cách tích cực như vậy, thì dần dần người thiền sinh sẽ biết ra được những đặc tính riêng của thân cũng như đặc tính riêng của tâm, thì những đặc tính riêng của thân (rupa) thì Ngài đã giảng hôm qua còn hiện tại Ngài đang giảng về những đặc tính riêng của tâm (Lama).  

Nếu mà tiếp tục thực hành, thì sau khi thấy được những đặc tính riêng của thân và tâm, thì người thiền sinh tiến tới thấy được đặc tính tiếp theo mà trong tiếng Pali gọi là Sangkatra lakkakana, thì chúng ta có thể nói tiếng Việt là thấy được cái đặc tính điều kiện của đối tượng. Đặc tính điều kiện của tất cả các đối tượng của thân cũng như của tâm thì nó có trạng thái, đó là cái hiện tượng nào xuất hiện nó sẽ tồn tại một lúc và sau đó nó biến mất, dù đó là hiện tượng của thân hay hiện tượng của tâm thì nó đều có cái đặc tính như vậy, đó là nó xuất hiện sau đó nó tồn tại một lúc rồi nó diệt mất.

Nếu mà chúng ta ghi nhận những đặc tính, những trạng thái của tâm, thì chúng ta sẽ thấy được phần này nó rất là rõ ràng. Chẳng hạn, khi người thiền sinh ghi nhận “cứng” và khi người thiền sinh ghi nhận một lúc sẽ thấy được rằng có một cái cứng nó xuất hiện lên rồi nó tồn tại một lúc rồi nó biến mất. Thì cái sự mềm cũng vậy nó xuất hiện lên, rồi nó tồn tại một lúc, rồi nó biến mất. Cái sự ấm cũng vậy nó xuất hiện lên, nó tồn tại một lúc, rồi nó biến mất. Thì ở đây sự cứng, mềm, ấm, vv…tất cả các sự kiện khác thuộc về thân, đều có một đặc tính như vậy mà trong sách vở mình thường hay nghe là: sinh – trụ – diệt. Thì hiện tượng của thân và tâm nó đều có tiến trình như vậy.

Khi thiền sinh ghi nhận những đặc điểm riêng của thân, thì Ngài lưu ý đối với thiền sinh lưu ý đặc điểm này, đó là tứ đại. Khi mà người thiền sinh ghi nhận tứ đại, thì đến một lúc thì người thiền sinh sẽ thấy được hiện tượng này. Nghĩa là bất cứ hiện tượng nào thuộc về thân thuộc về tứ đại những cái đặc tính riêng, thì nó đều có tiến trình là xuất hiện, tồn tại một lúc rồi diệt mất, thì đó là tiến trình sinh – trụ – diệt của tứ đại thuộc về vật chất. Thì ở đây những trạng thái tâm cũng vậy, những trạng thái tâm vương cũng như tâm sở, nó cũng đều có một tiến trình đó là xuất hiện, tồn tại một lúc và rồi diệt mất. Chẳng hạn tâm sân nó sinh lên, tồn tại một lúc rồi biến mất, tâm tham nó sinh lên, tồn tại một lúc rồi biến mất, và các trạng thái tâm khác cũng như vậy như tâm hay biết, tâm ghi nhận, tâm quan sát vv…thì nó đều sinh lên, trụ rồi nó diệt. Thì ở đây có hai đặc tính riêng của thân và đặc tính riêng của tâm, và những đặc tính riêng của cả thân và tâm đều có tiến trình chung như vậy.

Thì Ngài nói rằng cái tiến trình sinh – trụ – diệt trong tiếng Pali gọi là Sankatra lakkhana là những đặc tính điều kiện của tất cả những hiện tượng danh cũng như sắc. Và để thấy được các đặc tính điều kiện này thì người thiền sinh bắt buộc phải thấy cho được những đặc tính riêng của đối tượng. Những đặc tính riêng này thì hôm qua Ngài đã giảng về những đặc tính riêng của thân, đó là tứ đại. Và đầu buổi giảng hôm nay Ngài đã giảng về những đặc điểm riêng của tâm, tức là sự hay biết. Thì người thiền sinh phải thấy cho được những cái đặc tính riêng của thân cũng như đặc tính riêng của tâm và quan sát ghi nhận trên cái đặc tính riêng này, sau đó người thiền sinh mới có thể phát triển được và thấy được những đặc tính điều kiện, và đặc tính điều kiện nó sinh khởi trên cái việc mà người thiền sinh thực hành và ghi nhận những cái đặc tính riêng, điều này rất là quan trọng mà quý thiền sinh cần lưu ý.

Thì sau khi nhận biết được những đặc tính điều kiện là ba tiến trình sinh – trụ – diệt của tất cả các hiện tượng, thiền sinh tiếp tục chánh niệm và phát triển định tâm của mình, thì sẽ tiến tới thấy được cái đặc tính chung hay là cái đặc tính phổ quát của tất cả các đối tượng, thì tiếng Pali gọi là Nalakkhana-đặc tính chung.

Thì ở đây khi mà người thiền sinh tiếp tục thực hành phát triển được niệm một cách mạnh mẽ và định tâm được phát triển, thì người thiền sinh không còn thấy được tiến trình sinh – trụ – diệt nữa. Mà lúc này người thiền sinh sẽ thấy rằng đối tượng vừa xuất hiện lên, thì ngay lập tức biến mất chỉ còn thấy sinh và diệt mà thôi, không còn thấy sự trụ hay sự tồn tại trong một lúc nữa. Chẳng hạn như sự cứng, khi gặp sự cứng hiện lên thì người thiền sinh thấy nó biến mất, vừa thấy sự mềm sinh lên thì khoảnh khắc liền tiếp theo nó biến mất và tất cả các hiện tượng thuộc về thân, các hiện tượng thuộc về tứ đại đều như vậy. Nếu mà người thiền sinh hay biết, hướng tâm tới thì thấy là cái hiện tượng nó vừa sinh lên thì nó biến mất, và nó không có khoảnh khắc để nó tồn tại thì đó là bước tiếp theo mà Ngài đang nhắc tới.

Ở giai đoạn này, thiền sinh ghi nhận cơn đau thì cũng thấy cái điều tương tự, vừa sanh lên thì ngay lập tức nó biến mất, cái cơn ngứa cũng như vậy. Khi mà quan sát ghi nhận cơn ngứa thì có hàng loạt hiện tượng vừa sinh lên nó biến mất liên tục nối tiếp nhau như vậy, cái sự nóng cũng như vậy, sanh lên liền biến mất, sự căng, sự cứng, tất cả các hiện tượng thuộc về thân nó đều sinh lên rồi biến mất.

Nếu mà người thiền sinh có sự ghi nhận đối với trạng thái tâm của mình, thì cũng thấy một điều tương tự, đó là tất cả các hiện tượng thuộc về tâm nó đều có tiến trình chung đó là nó có sinh diệt một cách nhanh chóng. Thì một đối tượng, một trạng thái của tâm vừa sinh lên thì ngay lập tức nó biến mất. Thì ở đây cái sự thích của người thiền sinh vào đối tượng nó vừa sinh lên thì nó biến mất ngay lập tức, tâm sân nó vừa sinh lên thì nó liền biến mất ngay lập tức, tâm hay biết vừa sinh lên thì nó biến mất ngay lập tức, tâm ghi nhận chánh niệm vừa sinh lên nó biến mất. Và thiền sinh ghi nhận tất cả các hiện tượng thuộc tâm nó đều sinh diệt, nó đều có cái bản chất chung đó là sinh lên thì ngay lập tức nó diệt đi.

Khi người thiền sinh ghi nhận những đặc tính thuộc về thân, và những đặc tính riêng thuộc về tâm (thì thiền sinh lưu ý đây là những đặc tính riêng thuộc về thân là tứ đại “đất, nước, lửa, gió”) và các đặc tính riêng của tâm là sự hay biết. Khi mà ghi nhận những đặc tính riêng này thì thiền sinh thấy được sự sinh diệt. Nó vừa sinh lên thì nó liền biến mất ngay. Và sinh ở đây nó giống như cái sự sinh ra, còn diệt nó giống như là sự chết, nó sinh ra rồi nó chết đi. Và khi mà tất cả các hiện tượng nó đều như vậy, thì người thiền sinh nhận ra một điều, là những đặc tính của thân, tâm này, những hiện tượng của thân, tâm này nó có bản chất là vô thường, nó tạm bợ không có bền vững. Thì lúc này người thiền sinh phát sinh được cái tuệ giác, là cái sự hay biết một cách trực tiếp dựa trên việc thực chứng của chính bản thân mình khi ghi nhận những đối tượng.

Thì ở đây cái hiện tượng diệt đi nó xuất hiện liên tục, nó vừa sinh lên là nó biến đi mất, thì cái sự sinh diệt nó giống như sự huỷ hoại, cái sự chết, cái sự đốt cháy, thiêu huỷ. Thì người thiền sinh thấy rằng trong các hiện tượng thuộc về thân và tâm này nó không có sự bền vững, nó vô thường, nó tạm bợ, cho nên thiền sinh trực nhận biết được cái sự hiểu biết rằng những cái hiện tượng này nó có bản chất là khổ đau và bất toại nguyện, bất như ý. Bởi vì giống như chúng ta phải chết trong từng khoảnh khắc, và những hiện tượng của thân và tâm nó liên tục nó sinh ra rồi nó mất đi, nó sinh ra rồi nó mất đi, thì cái điều này nó rất là đau khổ, nó rất là áp bức.

Thì khi quý thiền sinh ghi nhận những hiện tượng, những đặc tính riêng của thân cũng như của tâm thì chúng ta thấy được bản chất sinh diệt của thân và tâm. Và lúc này quý vị thấy được rằng cái thân, tâm của ta nó liên tục sinh diệt và nó không có sinh diệt theo ý muốn của chúng ta, mà nó sinh diệt theo nhân duyên, theo cái điều kiện của nó. Và nếu mà chúng ta cứ muốn nó sinh theo kiểu này và đừng diệt theo kiểu kia thì nó vẫn cứ tự sinh và diệt theo điều kiện của nó. Nghĩa là chúng ta không có khả năng điều khiển hay ra lệnh cho nó, thì ở đây nó sinh khởi và nó hoại diệt tuỳ thuộc vào cái nhân duyên như vậy, nó không có tuỳ thuộc vào chúng ta, theo cái ước muốn của chúng ta. Cho nên người thiền sinh nhận ra rằng thân này, tâm này nó không có một cái bản ngã, nó không có một cái tôi, nó không có một cái linh hồn thì thiền sinh hiểu được cái đặc tính vô ngã của đối tượng đang ghi nhận thì ở đây trong tiếng Pali gọi là “Anatta”. Thì người thiền sinh thấy được sinh diệt và lúc này người thiền sinh trực nhận được cái tuệ giác của sự vô thường là những hiện tượng thân tâm nó không có thường hằng nó liên tục biến diệt, nó sinh rồi nó diệt, nó sinh rồi nó diệt thì trong tiếng Pali gọi là “Anicca”. Và do nó sinh diệt như vậy cho nên nó áp bức cái tâm và nó không được như ý muốn, cho nên người thiền sinh trực nhận được tuệ giác là những hiện tượng này nó có bản chất là đau khổ, bất toại nguyện thì trong tiếng Pali gọi là “Dukkha”. Và do những hiện tượng của thân và tâm này nó sinh khởi tuỳ theo nhân duyên và điều kiện của nó mà ta không điều khiển, không ra lệnh được cho nên nó có cái bản chất là vô ngã, trong tiếng Pali gọi là “Anatta”.

Thì “anicca” là sự vô thường, “dukkha” là sự bất toại nguyện và “anatta” là vô ngã. Ba cái đặc tính vô thường, khổ, vô ngã thì nó là cái đặc tính của tất cả các hiện tượng của thân cũng như các hiện tượng của tâm, cho nên ba cái đặc tính này nó được gọi là đặc tính chung mà tiếng Pali gọi là Samana lakkhana. Samana có nghĩa là chung, phổ biến nó có ở tất cả và lakkhana là đặc tính.

Ba đặc tính chung là vô thường, khổ và vô ngã nó là ba cái đặc tính chung cho tất cả các hiện tượng thuộc về cả thân và tâm. Chẳng hạn như sự cứng, thì khi người thiền sinh ghi nhận sự cứng thì người thiền sinh thấy rằng sự cứng liên tục sinh diệt. Và khi mà thấy sự sinh diệt như vậy, thì thấy là sự cứng này nó vô thường, và khi thấy được vô thường, sinh diệt liên tục thì thấy là nó khổ, nó bất toại nguyện, nó áp bức. Và do không có điều khiển được những cái cảm giác cứng này, nó sinh diệt tuỳ theo nhân duyên, theo điều kiện của nó, thì thấy được rằng sự cứng này nó không có bản ngã, không có cái tôi, không có linh hồn trong cái sự cứng này, mà nó chỉ sinh diệt tuỳ theo điều kiện của nó mà thôi. Và sự mềm cũng vậy, người thiền sinh cũng thấy nó sinh diệt vô thường rồi nó khổ, nó không có bản ngã. Khi đau cũng thấy là cơn đau nó liên tục sinh diệt, nó bất toại nguyện và nó không có ngã. Tất cả những cảm giác khó chịu nó đều có những đặc tính chung như vậy đó là vô thường, khổ, vô ngã. Các trạng thái tâm như là tâm tham thì nó cũng liên tục sinh diệt như vậy, và do đó nó bất toại nguyện và nó vô ngã. Trạng thái tâm sân nó cũng sanh diệt vô thường, khổ, nó không có ngã nó không có cái tôi, không có linh hồn. Trong cái tâm sân đó mà nó chỉ sinh khởi tuỳ thuộc vào điều kiện của nó. Thì ở đây khi mà người thiền sinh ghi nhận tất cả các đặc tính thuộc thân cũng như tâm, những cái đặc tính riêng thì sẽ thấy được rằng nó sẽ có một đặc tính chung như vậy. Tất cả những đặc tính riêng này nó có một đặc tính chung, đó là nó sinh diệt vô thường, bất toại nguyện, đau khổ và nó vô ngã không có cái tôi, không có linh hồn.

Thì ở đây, người thiền sinh để thấy được đặc tính chung-Samana lakkhana này,  thì người thiền sinh phải hiểu được cái đặc tính điều kiện trước. Đặc tính điều kiện nó sẽ tạo tiền đề, nền tảng để người thiền sinh thấy được đặc tính chung, đặc tính điều kiện gọi là Sankhara lakkhana. Để thấy được đặc tính điều kiện thì người thiền sinh cần phải thấy được cái đặc tính riêng của thân và tâm, thì thấy được đặc tính riêng thì lúc đó là nền tảng để người thiền sinh thấy được đặc tính điều kiện.

Ngài thiền sư đã lặp đi lặp lại điều này nhiều lần bởi vì nó rất là quan trọng, và muốn người thiền sinh phải lưu ý. Đó là Ngài đã nói qua về ba đặc tính là đặc tính riêng, đặc tính điều kiện và đặc tính chung của tất cả các đối tượng. Thì ở đây người thiền sinh cần phải lưu ý, là cần phải có sự nỗ lực để hay biết cho thật rõ ràng. Nếu không biết được đặc tính riêng, thì người thiền sinh không thể nào thấy được đặc tính điều kiện cũng như sự sinh diệt của các đối tượng. Và nếu mà người thiền sinh không thấy được rõ ràng sự cứng, sự mềm, sự căng, sự nóng, sự lạnh… Không ghi nhận cẩn trọng những hiện tượng của thân như vậy, thì không thể nào phát triển được sự thiền tập lên ở mức cao hơn như nhận biết được đặc tính điều kiện và đặc tính chung. Thì đó là những hiện tượng thuộc về thân người thiền sinh phải quan sát thận trọng, chi tiết và phải có sự chú tâm và những hiện tượng thuộc về tâm cũng vậy. Người thiền sinh phải thấy được những đặc tính riêng thuộc về tâm, ghi nhận một cách chuẩn xác, một cách chi tiết khi nó xuất hiện. Chẳng hạn những trạng thái tâm sân, tâm tham, tâm ganh tị, ngã mạn, bất cứ những trạng thái tâm nào, người thiền sinh thấy xuất hiện nổi bật thì ngay lập tức ghi nhận một cách chính xác, thì đó chính là những đặc tính riêng. Ngài thiền sư đã chỉ dẫn rất là rõ ràng về những đặc tính riêng của thân và tâm, thì những đặc tính riêng này nó chính là những cái nền tảng cho tuệ giác sinh khởi.

Khi mà người thiền sinh thấy được các đặc tính chung của đối tượng, thấy được tất cả các đối tượng nó có ba đặc tính là vô thường, khổ và vô ngã thông qua sự sinh diệt rất là mau lẹ của đối tượng, thì lúc này thiền sinh được gọi là người đã bắt đầu phát triển được tuệ minh sát.

Thì ở giai đoạn này, nếu người thiền sinh tiếp tục thực tập một cách tinh tấn, thì sẽ thấy được cái sự sanh không còn thấy rõ nữa. Người thiền sinh chỉ thấy hiện tượng là liên tục diệt mất, với một tốc độ nhanh chóng hơn. Thì những cái hiện tượng liên tục diệt mất, diệt mất thì người thiền sinh thì không có thấy được sự sinh của hiện tượng. Cái sự căng lên cũng như vậy, khi mà người thiền sinh thấy căng hướng tâm tới thì liên tục thấy nó biến mất, biến mất, biến mất. Cái sự cứng cũng như vậy, khi hướng tâm tới thấy nó biến mất, biến mất, biến mất. Và tất cả những hiện tượng thuộc về thân, những đặc tính riêng, khi mà người thiền sinh cứ hướng tâm tới thì thấy nó liên tục biến mất, biết mất. Và những đặc tính của tâm thì cũng có cái sự kinh nghiệm tương tự. Khi người thiền sinh hướng tâm tới các trạng thái của tâm thì thấy tâm nó liên tục diệt mất, mà lúc này không còn thấy sự sinh lên nữa.

Khi mà người thiền sinh tiếp tục thực tập và tâm càng ngày càng kiên cố hơn, định tĩnh hơn, tâm bén nhạy hơn với những trạng thái tâm chánh niệm cũng như định tâm được phát triển tới một mức độ cao. Thì lúc này người thiền sinh không chỉ thấy một đối tượng nó biến mất mà thôi, mà trong một khoảnh khắc ghi nhận đó người thiền sinh thấy hàng loạt đối tượng cùng lúc biến mất, có thể thấy hai đối tượng, ba đối tượng, năm đối tượng và nhiều hơn thế nữa chỉ trong cùng một khoảnh khắc nó biến diệt mất. 

Thì ở đây khi mà người thiền sinh phát triển được những trí tuệ minh sát như vậy thì dần dần sẽ loại bỏ được những trạng thái tâm phiền não, sẽ làm cho nó yếu đuối đi. Những trạng thái tâm phiền não này nó dần dần bị bào mòn và nó làm cho suy yếu đi. Thì Ngài giảng rằng cái tâm phiền não của ta nó rất là sâu, rất là dày, do nó được vun bồi với một thời gian lâu dài trong vòng luân hồi. Thì đến ngày hôm nay tập thiền minh sát và phát triển được những tuệ giác, thì những phiền não này nó có cơ hội làm cho suy yếu, nó được bào mòn đi. Cái khối phiền não này chúng ta phải có nhiệm vụ đó là phải làm cho nó mỏng đi, mài mòn đi và nó càng ngày càng yếu hơn, ít hơn.

Phiền não qua sự tu tập của chúng ta càng ngày nó càng suy yếu đi, càng mài mòn, càng mỏng đi qua quá trình thực tập và phát triển tuệ minh sát. Cái tuệ minh sát này thì phát triển từ yếu tới mạnh, từ ít sang nhiều và dần dần nó có sức mạnh rất là to lớn, nó có khả năng càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong khi cái phiền não thì càng ngày nó càng ít và yếu đuối đi và tới một thời điểm khi mà tuệ minh sát phát triển ở những trạng thái cao và mạnh mẽ, thì lúc này đạo tuệ và quả tuệ nó sinh khởi trong tâm của thiền sinh, thì trong tiếng Pali là đạo tuệ là Macanana và quả tuệ là Pharanana, thì chúng ta hay biết tới thuật ngữ là đạo quả “Niết-bàn”.

Khi mà người hành giả thành tựu được đạo tuệ và quả tuệ thì chỉ có lúc này người thiền sinh mới có thể thành tựu được “Niết-bàn” và thấy rõ “Niết-bàn”, khi mà thành tựu được “Niết-bàn” và thấy rõ được “Niết-bàn”. Như vậy thì người thiền sinh thoát khỏi được sự đau khổ của thân và tâm, thoát khỏi, diệt trừ được những phiền não ở trong tâm. Khi mà thành tựu “Niết-bàn”, được tự do thoát khỏi và diệt trừ được những phiền não ở trong tâm.

Ngài giảng rằng, một người thiền sinh, con người mà muốn thoát khỏi những đau khổ, những cái khổ thân cũng như tâm thì người đó phải thành tựu được “Niết-bàn”, muốn thành tựu được “Niết-bàn” thì người đó phải thành tựu được đạo tuệ (Macavana) và quả tuệ (Pharanhana). Thì muốn thành tựu được đạo tuệ và quả tuệ thì người đó phải phát triển được tuệ minh sát rất là mạnh mẽ, và nếu mà muốn có được tuệ minh sát mạnh mẽ thì người đó phải phát sinh và tu tập những tuệ minh sát yếu làm nó trở lên mạnh, muốn mà phát triển tuệ minh sát này người thiền sinh phải thấy được, kinh nghiệm được những đặc tính chung của các đối tượng thân cũng như tâm. Thì có ba đặc tính chung mà Ngài đã giảng đó là Anicca-Vô thường, Dukkha-Khổ, Bất Toại Nguyện và Anatta-Vô ngã. Muốn thấy được ba cái đặc tính chung của đối tượng thân tâm như vậy thì người thiền sinh phải thấy cho được những cái đặc tính về điều kiện đó là ba đặc tính sinh-trụ-diệt của bất cứ hiện tượng danh sắc nào. Và muốn thấy cho được các đặc tính điều kiện này người thiền sinh phải thấy được những cái đặc tính riêng. Những đặc tính riêng của thân và tâm thì hôm qua Ngài đã giảng, đó là đặc tính riêng của thân là tứ đại và đặc tính riêng của tâm là sự hay biết, thì người thiền sinh phải có trách nhiệm thấy cho được rõ ràng, ghi nhận cho thật chuẩn xác và liên tục những đặc tính riêng này và nó rất là quan trọng, đó là lý do vì sao mà Ngài thiền sư nhắc đi nhắc lại đối với quý thiền sinh của chúng ta. Là muốn thành tựu được con đường này, mục đích cuối cùng là thoát khỏi khổ đau thì người thiền sinh phải nỗ lực, chuyên cần, chăm chú, tinh tấn trong việc ghi nhận những đặc tính riêng của thân và tâm. Và khi chuyên cần, chăm chú như vậy thì có thể phát triển được con đường tu tập, thấy được những đặc tính của đối tượng cũng như phát triển tuệ minh sát, phát triển đạo quả và “Niết-bàn”. Nếu người thiền sinh không thấy được, không phát triển để thấy được những đặc tính riêng của thân cũng như của tâm thì khó mà phát triển được các bước tiếp theo của việc thiền tập.

Ngài nói rằng đây là một con đường thẳng tắp và con đường này nó dẫn tới “Niết-bàn”, các bậc Thánh nhân đều đi trên con đường này để trở thành một người thanh cao, thánh thiện thoát được những nỗi khổ của thân cũng như của tâm. Và chúng ta không thể nào tìm được con đường nào khác bởi vì đây là con đường duy nhất dẫn đến “Niết-bàn” cũng như dẫn tới cái sự thoát khỏi tất cả các trạng thái đau khổ của thân cũng như của tâm. Và chính Đức Phật, Ngài đã đi trên con đường này để thành tựu được sự tự do thoát khỏi tất cả những phiền não. Thì đây là một cơ hội tuyệt vời và quý báu cho tất cả quý thiền sinh được biết đến phương pháp thực tập, một con đường đi đến “Niết-bàn”, thoát khỏi những sự đau khổ, phiền não, ô nhiễm trong tâm. Và Ngài giảng rằng người thiền sinh nên ghi nhớ một điều, đó là không còn con đường nào khác thì đây là con đường thẳng, cũng như là con đường duy nhất. Và bằng cách đi trên con đường này một cách tinh tấn nỗ lực và liên tục không có nghỉ, thì Ngài cầu chúc cho quý thiền sinh có sự nỗ lực như vậy. Và khi có sự nỗ lực bước đi trên con đường một cách liên tục thì cầu mong cho quý thiền sinh phát triển được những tuệ minh sát. Và tuệ minh sát này dần trở nên từ yếu tới mạnh, từ ít sang nhiều. Và do những tuệ minh sát mạnh mẽ nó phát triển trong tâm của các thiền sinh, Ngài cầu mong cho đạo tuệ và quả tuệ phát sinh lên trong tâm của các thiền sinh và cầu mong quý vị thành tựu được “Niết-bàn” và thoát khỏi những sự đau khổ của thân cũng như của tâm.

Sadhu sadhu sadhu!

(Người đã đánh chữ tốc ký: Giang Tenzin)

X

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app