Vipassana Online: Tác Hại Nếu Không Kiểm Soát Tâm – Thiền Sư Nyanavudha Giảng Thời Pháp Tối 1/8/2021

VIPASSSANA ONLINE: THIỀN SƯ NYANAVUDHA GIẢNG

TÁC HẠI NẾU KHÔNG KIỂM SOÁT TÂM – NGÀY THỨ 7 (1/8/2021)

 

BÀI GIẢNG 1/8: TẠI SAO PHẢI KIỂM SOÁT TÂM?

(bản text do đạo hữu Giang Tenzin đánh máy)

Hôm nay Ngài sẽ giảng về khả năng kiểm soát của Tâm, Ngài giảng rằng mỗi người cần phải có sức mạnh Nội Tâm để có khả năng kiểm soát được Thân, Khẩu, Ý của mình. Nếu một người không có khả năng kiểm soát Thân, Khẩu, Ý của mình thì cái mảnh đất Thân và Tâm của người đó là cái mảnh đất của Bất Thiện; Bởi vì, người đó không có khả năng, không có sức mạnh để kiểm những hành vi thuộc về Thân, thuộc về Lời nói hoặc là thuộc về Suy nghĩ.

Một người mà không có sức mạnh kiểm soát được nội tâm của mình thì người đó thành nạn nhân của những Tâm Bất Thiện và những Tâm Phiền Não; Tâm Bất Thiện và Tâm Phiền Não tràn ngập nội tâm của người này và người này bị bao quanh bởi phiền não và bị kiểm soát bởi phiền não; Và người này do không có sức mạnh của nội tâm, không có khả năng kiểm soát tâm, nên người đó không có khả năng chống lại những sức mạnh của phiền não; và sẽ bị phiền não sai bảo, sẽ bị phiền não kiểm soát, điều khiển gây nên biết bao nhiêu cái sự đau khổ trong cuộc đời của cái người đó.

Ngày nay, nhiều người gặp phải đầy rẫy những vấn đề thuộc về tâm lý, những vấn đề thuộc về tinh thần, và những vấn đề đó nó xuất hiện do những phiền não và dơ bẩn trong nội tâm mà không có được kiểm soát và không có một cái sức mạnh tâm linh, không có được một cái sức mạnh tâm đủ mạnh để có thể chế ngự được cái cơn sóng của phiền não cho nên nó trở thành những vấn đề tâm lý.

Thì những người gặp những vấn đề về tâm chẳng hạn như là trầm cảm hoặc những vấn đề căng thẳng, mất kiểm soát nội tâm, quá nhiều cái sự đau buồn thì dù người đó có là người trẻ hay là người vị thành niên hoặc một người trung niên hay là những người lớn tuổi thì đều có thể gặp những vấn đề như vậy, và cái vấn đề này nó xuất hiện là do cái người này không có khả năng kiểm soát nội tâm của mình.

Thì những người không có khả năng kiểm soát nội tâm của mình thì khi mà những người này đối diện với những thăng trầm trong cuộc đời thì họ sẽ bị mất cân bằng, những cái trạng thái Tâm không có được kiểm soát sẽ trở lên bức xúc và những rối loạn tâm lý sẽ bắt đầu xảy ra, khi mà ta gặp những thăng trầm trong cuộc đời mà sức mạnh Tâm của ta không có đủ lớn thì lúc đó Tâm của chúng ta nó xảy ra những cái căn bệnh, những vấn đề.

Ngài giảng rằng, loài người của chúng ta thì ai cũng phải đối diện với 8 pháp thế gian, 8 pháp thăng trầm hay chúng ta còn biết đó là 8 ngọn gió đời, thì trong 8 Pháp đó: 

+ Thì 2 pháp đầu tiên đó là Hạnh phúc và Đau khổ, thì Hạnh Phúc và Đau Khổ thì ai cũng phải đối diện trong cuộc đời, không có ai mà 100% sướng và không có ai 100% khổ và tất cả chúng ta đều phải đối diện với 2 cái pháp này nó là Sukkha(Hạnh Phúc) và Dukkha(Đau Khổ). 

+ Pháp thứ 3 là Lawa (có những thứ ta muốn) và Pháp thứ 4 là Alawa (không thành tựu được ước muốn của mình), thì tất cả chúng ta đều phải đối diện với 2 pháp này, là chúng ta được và mất, có những thứ mình mong muốn và không có những thứ mình mong muốn (hoặc là mất những thứ mà chúng ta mong muốn).

+ Pháp thứ 5 gọi là Basansa(Được Khen) và Pháp thứ 6 gọi là Linda(Bị Chê): Thì Ngài giảng rằng trong cuộc sống thì mình khó mà tránh được sự khen chê này và ai cũng phải đối diện, 

+ Hai cặp pháp đối nghịch cuối cùng là Jassa(Có được danh tiếng, được nổi tiếng) và Ajassa(không có danh tiếng, mất đi danh tiếng): Thì cái danh tiếng và sự nổi tiếng ở đây nó cũng bao hàm trong cái bạn bè và thân bằng quyến thuộc, có nghĩa là chúng ta có nhiều bạn bè và nhiều thân bằng quyến thuộc và chúng ta cũng có sự mất đi bạn bè và mất đi sự thân bằng quyến thuộc hoặc là ít thân bằng quyến thuộc.

Đó là 8 pháp thế gian mà tất cả chúng ta ai cũng phải đối diện trong cuộc đời này!

Ngài giảng rằng đây là một tình huống mà tất cả mọi người trên thế gian ai cũng phải gặp phải và ai cũng phải đối diện trong cuộc đời, không ai có thể tránh khỏi được 8 ngọn gió đời hay 8 pháp thế gian này, và người đó dù có nhiều danh vọng, có địa vị cao, có nhiều quyền lực hay ít quyền lực, nổi tiếng hay không nổi tiếng, giàu khó hay nghèo khổ, thì người đó đều phải đối diện với 8 pháp thế gian này, và đến người vĩ đại như Đức Phật thì Ngài cũng phải đối diện với 8 Pháp thế gian, thì đã là người thì không ai có thể tránh khỏi 8 Pháp thế gian và 8 pháp này chúng ta cũng có thể hiểu được rằng nó là những thăng trầm trong cuộc đời.

Tất cả chúng ta đều biết rằng, sống trong cuộc đời thì có những lúc Thăng có những lúc Trầm, có những lúc Hạnh phúc có những lúc Khổ đau thì đó là những thăng trầm trong cuộc đời thì Ngài giảng rằng có những hạnh phúc chẳng hạn như chúng ta có sức khoẻ tốt,chúng ta không có bệnh tật thì đó đã là một hạnh phúc và chúng ta có sức khoẻ tốt thuộc về Thân, Thân của chúng ta không có bệnh tật, Tâm của chúng ta cũng được khoẻ mạnh thì đó là một hạnh phúc hay là chúng ta đạt được một điều mong ước nào đó, một cái khát khao nào đó, chúng ta được thoả một cái ước mơ như là chúng ta dự định thì đó cũng là một hạnh phúc, hay là mọi người khen ngợi ủng hộ mình thì đó cũng là một hạnh phúc, không có ai hay là có cái vật gì nó cản trở cái ước muốn của chúng ta, cái sự thành đạt của chúng ta thì lúc đó chúng ta đạt được mọi sự thuận lợi thì có cảm giác hạnh phúc;

Nhưng mà cái hạnh phúc nó không có tồn tại mãi, nó lúc thế này, lúc thế khác, không có ai mà có thể có mãi sức khoẻ, không có ai là mãi được người khác khen ngợi, thì Ngài giảng rằng những cái đau khổ nó cũng sinh khởi trong cuộc đời của mỗi con người, thì những cái đau khổ nó thuộc về thân bệnh, đôi khi chúng ta đâu có thể nào có sức khoẻ hoài được, có những lúc chúng ta sẽ bị bệnh này, bệnh kia, đau bụng, đau đầu, trúng gió vv…có rất nhiều chứng bệnh hoặc là những chứng bệnh nghiêm trọng, và tâm của chúng ta đôi khi nó cũng có những vấn đề như đau buồn thì những cái đau khổ từ đó nó phát sinh; và đôi khi có những cái mong ước, những cái dự định của chúng ta mà nó không có thành hiện thực, nó không có được như ý muốn thì cái sự đau khổ nó vẫn sinh khởi, hay là mọi người không có ủng hộ, mọi người chê trách ta, mọi thứ xung quanh chống lại ta, thì đó là những chướng ngại trong cuộc đời, thì mỗi người đều gặp phải và mỗi ngày chúng ta đều phải đối diện với những pháp thế gian như vậy: Hạnh Phúc-Khổ Đau, Được-Mất, Khen-Chê, Được Danh-Mất Danh, Có nhiều bạn bè, thân bằng quyến thuộc hoặc là sống cô quạnh một mình, thì đó là những pháp thế gian mà Ngài giảng rằng mỗi ngày chúng ta đều phải đối diện và mỗi người chúng ta đều phải đối diện với nó trong cuộc đời.

Ngài giảng rằng trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày, nếu mà chúng ta có được những thứ mà chúng ta thích thú và cảm thấy đáng ao ước thì cái sự hạnh phúc, thoải mái nó sẽ sinh khởi lên còn nếu không thì đau khổ nó phát sinh, thì khi mà sáu căn của chúng ta nó tiếp xúc với sáu trần thì biết bao nhiêu cái đối tượng nó đi vào thân, tâm của mình và có những cái đối tượng thì nó như ý mình mong muốn có những đối tượng nó không như ý mình mong muốn; thì ở đây Ngài nói đôi khi có những hình ảnh mà mình thấy nó đẹp, mình cảm thấy thích thú thì nó đem lại sự hạnh phúc cho mình nhưng mà những hình ảnh xấu thì nó lại ngược lại, nó làm cho chúng ta không có vui; Và nổi bật nhất đó là cái sự ăn uống, bởi ngày nào chúng ta cũng phải ăn, và khi ăn như vậy thì nếu gặp  món ăn ngon thì chúng ta thích thú hạnh phúc còn gặp các món ăn dở thì chúng ta cảm thấy không có thích, bực bội và hạnh phúc hay đau khổ này nó cũng xuất phát từ những đối tượng của giác quan và nó đi vào qua sáu cửa giác quan, thì khi nó là Toại nguyện thì nó đem lại Hạnh Phúc và nó là Bất Toại Nguyện thì nó đem lại đau khổ.

Có một cái ví dụ khác làm cho Thiền Sinh mình có thể hiểu được đó là về sự nhìn, khi mà chúng ta nhìn vào trong gương, khi mà gương mặt của chúng ta bị mụn thì chúng ta không có vui và khi mà gương mặt của mình nó sạch sẽ không có mụn hay là không có sự xấu xí thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc với nó, thì đó cũng là một cái đối tượng của giác quan mà làm cho chúng ta hạnh phúc hay đau khổ.

 Khi mà một nội tâm của một người thiếu đi cái sự kiểm soát thì cái người đó khi đạt được những điều như ý thì người đó cảm thấy quá hạnh phúc, quá sung sướng và mất kiểm soát về cái sự sung sướng của mình, có nghĩa là vui sướng quá độ không có kiểm soát được cái sự vui sướng của mình, chẳng hạn như người đó nhìn thấy gương mặt của mình mà người ấy cảm thấy khả ái, xinh đẹp thì người đó quá thích thú và sự thích thú nó quá cao độ dẫn đến mất kiểm soát và khi người ấy gặp phải đau khổ cũng vậy, gặp phải những điều mà nó không như ý mình muốn thì cái người đó cũng không có kiểm soát được cái sự buồn rầu của mình dẫn đến cái sự mất kiểm soát nội tâm.

Hai cái cặp tiếp theo là pháp thế gian thứ 3 và thứ 4 đó là được lợi và mất lợi hay là đạt được cái mình mong muốn và không có đạt được cái mà mình mong muốn, thì ngài nói ở đây nó có nhiều đối tượng trong cái pháp này, thì ở đây có thể là đạt được đối tượng là vật chất là những thứ là tài sản vật chất mà chúng ta có thể sử dụng ở trong cuộc đời của mình, hay là đạt được cái chức vụ hay là không có đạt được chức vụ, mình có được tiền bạc hay là mình không có tiền bạc, mình có được học vấn, có được bằng cấp hay là chúng ta không có thành tựu được cái bằng cấp, thì ngài nói là có rất nhiều vấn đề như vậy thì hai pháp thế gian đối nghịch này nó xoay quanh những vấn đề đó và đâu phải lúc nào mà chúng ta cũng đạt được những thứ mà mình mong muốn đâu, thì lúc thì chúng ta làm ra nhiều tiền lúc thì chúng ta không có làm ra tiền, hay là về học vấn thì khi chúng ta có thể đỗ đạt hay là chúng ta không có thành tựu những học vấn như ý muốn của mình, bằng cấp chúng ta không có đạt được; Khi mà một người có được những thứ mà mình mong muốn, thì người đó thích thú quá độ, người đó quá vui mừng và không có kiểm soát được cái sự vui mừng của mình và khi mà người đó không có đạt được cái mình mong muốn thì hoàn toàn ngược lại, người đó trở lên quá buồn rầu, căng thẳng và dần trở lên mất kiểm soát nội tâm của mình và chìm đắm trong những cái tâm buồn lo và sân hận, và khi mà hai cái trạng thái này sảy ra đối với người không có sức mạnh nội tâm thì cái người đó luôn luôn dẫn đến mất sự kiểm soát dù người đó được hay mất thì người đó cũng vui quá độ và buồn quá độ dẫn đến một cái nội tâm đầy sự căng thẳng, đầy sức ép dù người đó có vui hay quá buồn, và cái sự vui buồn đó nó cao độ và không được kiểm soát thì nó dẫn đến những cái căn bệnh của tâm lý.

Thì khi mà một người không có đạt được những cái như mình mong muốn thì người đó khó mà chịu đựng được cái cảm giác này, nếu mà cái nội tâm của họ không có đủ cái sức mạnh thì cái nội tâm của họ đối diện với cái việc không có được như cái ý mà mình mong muốn thì người đó chịu không nổi với những cái suy nghĩ đó, và cái điều này nó còn tuỳ thuộc vào cái tâm mong cầu của cái người này, nếu mà càng nhiều cái mong cầu mà khi mà không đạt được thì cái đau khổ nó càng nhiều, và nó còn tuỳ thuộc nhiều vào cái tâm tham ái và dính mắc, nếu mà cái tâm mình càng nhiều tham ái và dính mắc vào cái điều đó mà mình không có đạt được nó thì chúng ta lại càng có nhiều đau khổ cho nên là khi không có đạt được như vậy với biết bao nhiêu là mong cầu, dự định và biết bao nhiêu là tham ái và dính mắc thì cái người này sinh ra cái tâm rất là sân hận, rất là buồn, rất là nản, và những trạng thái tâm bất thiện này nó sinh ra, dẫn đến cái sự mất kiểm soát;

Ngài giảng rằng, trong cái cặp pháp thế gian thứ hai là được và mất thì được có nghĩa là mình được cái gì đó, như cái ý mình mong muốn, mình có được cái gì đó và mất thì nó có hai ý nghĩa đó là chúng ta không có đạt được cái mà mình mong muốn và ý thứ hai là chúng ta có rồi nhưng mà bây giờ vì một lý do gì đó chúng ta mất đi, thì khi mà chúng ta có cái gì đó mà chúng ta thích thú nó thì khi mà mất đi chúng ta rất là đau khổ thì Thiền Sinh của chúng ta có thể hình dung ra cái viễn cảnh này đó là cái thứ mà bây giờ chúng ta rất là thích, chúng ra rất là dính mắc mà bây giờ những người thân hay là những vật đó nó bị mất đi thì chúng ta đau khổ biết bao nhiêu, thì cái này Ngài giảng rằng cái sự đau khổ của một người nó tuỳ thuộc vào cái người đó dính mắc vào sự mất này bao nhiêu;

Cặp pháp thế gian tiếp theo là Được Khen và Bị Chê: Thì chúng ta vẫn thường đối diện với pháp này trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể được người khác khen khi chúng ta làm tốt một công việc nào đó, chúng ta hoàn thành nhiệm vụ hay chúng ta đạt được những thành công trong cuộc sống, chúng ta có được cái bằng cấp, hay chúng ta giúp đỡ người này, người khác, những lúc như vậy chúng ta được người khác khen, thì những công việc này chúng ta có thể được khen ở ngoài xã hội hoặc ở trong gia đình của chúng ta và ngược lại khi mà không có làm được việc đó một cách tốt đẹp như ý người ta muốn thì lúc đó người ta chê, và Ngài nói còn một tình huống nữa đó là cái xã hội thì không phải lúc nào cũng đầy những người tốt mà cũng có người này người kia, và khi mà chúng ta làm những việc tốt chúng ta thành công thì những người này họ lại không có hoan hỷ với việc tốt của chúng ta làm do là họ có cái tâm ghen tị, ganh ghét và do bị như vậy cho nên dù chúng ta có làm những việc tốt, dù chúng ta có thành công đi nữa thì những người này họ vẫn chê bai, họ vẫn nói xấu chúng ta do họ có cái tâm ghanh tị, thì Ngài nói là có những tình huống như vậy và trong đời sống thì ai ai cũng sẽ đối diện với những tình huống như vậy;

Thì loài người với đặc tính chung là thích chê quá lên và thường là chê nhiều hơn khen, và giống như ở trước chúng ta thấy rằng chúng ta làm xấu thì bị chê và chúng ta làm tốt thì cũng bị những người không có lương thiện họ ganh ghét họ chê bai và cái sự khen thì người ta ít khi khen chúng ta mà cái sự chê thì thường xuyên xảy ra mà đôi khi người ta còn phóng đại lên nữa do đó khi mà đối diện với hai pháp thế gian này thì chúng ta thường là gặp phải những đau khổ do người đời họ thường là thích chê bai.

Chúng ta khi mà đối diện với hai pháp thế gian là Khen và Chê này thì chúng ta hành sử và chúng ta phản ứng với nó như thế nào, đó là khi mà được khen thì đối với cái loại người bình thường thì họ tràn ngập với sự sung sướng và khi bị chê thì họ tràn ngập với sự đau khổ, buồn rầu; đó là lối phản ứng bình thường của loài người;

Và cái cặp pháp thế gian tiếp theo là Được Danh và Mất Danh thì ở đây nó có nghĩa rằng cái danh tiếng, địa vị hay là các mối quan hệ gia đình, bè bạn hay họ hàng vv…thì hai pháp thế gian này thì có lúc thì chúng ta thành tựu cái pháp là được danh, chúng ta có được danh tiếng, có địa vị, có gia đình, thân bằng quyến thuộc bao quanh, có nhiều bạn bè nhưng mà cũng có những pháp đối nghịch mà chúng ta cũng phải đối diện trong cuộc sống, chúng ta mất đi cái danh tiếng, địa vị, chúng ta mất đi người thân bạn bè, mất đi thân bằng quyến thuộc, thì chúng ta vẫn luôn phải đối diện với 2 pháp đối nghịch thế gian này trong cuộc sống; 

 Thì một người bình thường khi mà gặp phải hai ngọn gió thế gian này thì sao, có nghĩa là khi gặp được cái danh tiếng, địa vị, gia đình, bạn bè nó đầy đủ như ý mình mong muốn thì cái người này tràn ngập cái niềm vui, niềm hạnh phúc và người này vui quá độ, mất kiểm soát về tâm ý, và khi người này mất đi những thứ đó(danh tiếng, địa vị, người trong gia đình hoặc là mất đi bạn bè, thân bằng quyến thuộc) thì người này lại tràn ngập bởi sự đau buồn, bởi sự tiếc thương và đau khổ và tâm của người này trở lên mất kiểm soát; Thì ở hai cái trạng thái dù là được danh hay mất danh thì người này vẫn luôn ở trong cái dòng chảy cuống cuồng của tâm và không có khả năng kiểm soát được tâm;

Trong 8 pháp thế gian thì có 4 pháp đem lại sự an vui, hạnh phúc, đem lại sự như ý cho mình và có 4 pháp thế gian thì nó đem lại cái thứ mà chúng ta không thích, đem lại sự đau buồn, đau khổ và khi mà một người mà không có khả năng kiểm soát nội tâm, không có những sức mạnh về tâm ý thì người đó đối diện với 8 pháp thế gian này, thì bị nó xoay vần, không có kiểm soát được nội tâm của mình, khi mà 4 pháp an vui nó tới, 4 điều thuận lợi nó tới thì cái người này quá là hạnh phúc, tràn ngập trong hạnh phúc, chìm đắm trong hạnh phúc và cảm giác của người này giống như là đang bay lơ lửng trên không, cảm giác lâng lâng, và khi người này đối diện với những pháp mà không như ý mình muốn, những pháp đem lại sự đau khổ thì cái người này té xuống vũng sâu, cái người này cực kỳ đau khổ và thất vọng với tâm đầy buồn rầu và với cái sự không có sức mạnh tâm ý như vậy thì người này chìm ngập trong đau khổ thì mình có một cái câu thành ngữ rằng “Mơ càng cao thì té càng đau”, thì Ngài thiền sư cũng nói tới ý tương tự như vậy, đó là khi mà chúng ta ở một cái trạng thái tâm hạnh phúc không có kiểm soát thì mình lơ lửng, mình ở trên cao còn khi mà mình không có đạt được như ý muốn thì những trạng thái tâm nó rơi xuống thì mình sẽ rất là đau khổ; Cho nên khi mà một người không có khả năng kiểm soát nội tâm của mình mà đối diện với 8 pháp thế gian là những sự thăng trầm trong cuộc đời, thì người này không có khả năng kiểm soát nội tâm của mình cho được quân bình và người này liên tục bị xoay vần trong đau khổ;

Ngài giảng rằng, chúng ta phải kiểm soát được nội tâm của mình và chúng ta phải tìm cách để kiểm soát nội tâm của mình khi mà chúng ta đối diện với 8 pháp thế gian bằng cách mà chúng ta huấn luyện cái tâm, thanh lọc cái tâm ý;

Trong thế giới hiện đại ngày nay có rất nhiều người mắc các chứng bệnh về tâm lý, và những chứng bệnh tâm lý này nó khá là phổ biến chẳng hạn như căn bệnh trầm cảm, có những căn bệnh về thần kinh và có nhiều người người ta dẫn tới muốn tự tử vì những vấn đề tâm lý nặng như vậy; Thì Ngài giảng rằng tất cả các vấn đề về tâm lý này, những căn bệnh tâm lý nó xuất phát từ việc người đó thiếu đi sức mạnh tâm ý, và không có khả năng kiểm soát nội tâm của mình khi mà đối diện với 8 pháp thế gian;

Khi một người thiếu đi khả năng kiểm soát nội tâm của mình thì rõ ràng sớm hay muộn người đó cũng sẽ đi làm những việc bất thiện từ những hành động bất thiện, lời nói bất thiện tới những ý nghĩ bất thiện, khi mà một người giết hại các chúng sanh khác, hành hạ các chúng sanh khác thì nguyên nhân đều xuất phát từ việc mất kiểm soát nội tâm, mất kiểm soát tâm ý của mình; một cái người mà đi trộm cướp những cái tài sản của người khác thì người đó cũng xuất phát từ sự mất đi sự kiểm soát nội tâm của mình, một cái người bị tà hạnh, đi quan hệ bất chính với nhữnh người không phải vợ chồng của mình thì cái người đó cũng mất đi cái sự kiểm soát nội tâm mới xuất phát ra những hành động sai lầm như vậy, một cái người nói dối, uống rượu bia, các chất say và sử dụng các chất gây nghiện thì người đó cũng xuất phát từ việc mất đi sự kiểm soát nội tâm;

Khi mà người đó do cái Nội Tâm của mình không có được kiểm soát như vậy, thì người đó bắt đầu làm những việc bất thiện, và do những việc bất thiện này người đó sẽ sinh ra, tạo ra những đau khổ, những cái đau khổ cho chính họ do trong lúc làm những việc bất thiện như vậy thì mình cũng đau khổ mà lại còn liên luỵ tới người khác và người đó vì họ làm những việc bất thiện như vậy vì người đó hại người khác; Do đó, trong cái tình huống này, do làm những việc bất thiện người đó hại mình và hại người;

Thì chúng ta đau khổ tất cả đều xuất phát từ cái việc người ấy thiếu đi sự kiểm soát nội tâm hay là chúng ta thiếu đi các sức mạnh của tâm, thì tất cả cái sự đau khổ của chúng ta đều xuất phát từ đó; và đó là lý do vì sao mà chúng ta tham gia cái khoá thiền ở đây, chúng ta hành thiền để phát triển khả năng kiểm soát Tâm Ý và mình gia tăng sức mạnh của Tâm Ý;

Ngày mai, Ngài sẽ tiếp tục giảng về chủ đề này, đó là làm thế nào để kiểm soát được cái Nội Tâm, kiểm soát được cái Tâm Ý của mình và cái lợi ích của việc kiểm soát Nội Tâm là gì, làm thế nào để chúng ta có thể phát triển được những sức mạnh của Tâm và chúng ta phát triển sức mạnh của Tâm như thế nào thông qua việc Hành Thiền;

Với cái sự hành thiền của các hành giả ở đây, Ngài cầu chúc cho tất cả mọi người phát triển được sự kiểm soát tâm bằng sự tinh tấn hành thiền của mình, cầu chúc cho các vị hành giả phát triển được sức mạnh nội tâm, và qua việc phát triển sức mạnh nội tâm và kiểm soát tâm này Ngài mong rằng tất cả Thiền Sinh có thể vững trãi trước 8 cái thăng trầm của cuộc đời và cũng do cái sự kiểm soát nội tâm như vậy nên chúng ta không có làm những việc bất thiện, không làm những việc hại mình, hại người; Và do đó sẽ đạt được cái Hạnh Phúc Thực Sự!

Sadhu sadhu sadhu!

 

(Người đã đánh chữ tốc ký: Giang Tenzin)

 

ALUBUM CÁC BÀI PHÁP THOẠI THIỀN SƯ NYANAVUDHA THUYẾT ĐƯỢC LIVE TRÊN YOUTUBE

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app