PHÁP THOẠI TỐI 29/7/20211_CHỦ ĐỀ HẠNH PHÚC

Có hai loại hạnh phúc đó là hạnh phúc thế gian và hạnh phúc vượt lên trên thế gian. Hầu hết sống từ sáng sớm đến khuya, chúng ta chỉ có một mục đích duy nhất đó là đi tầm cầu sự an vui hạnh phúc. Ai cũng hy vọng mong cho tôi có được nhiều hạnh phúc hơn ngày hôm qua, chúng sanh đều khao khát điều đó mỗi ngày nghĩ rằng mình sẽ vui hơn nếu đạt được những điều đó. Nhưng thực sự hạnh phúc rất ít và hiếm hoi. Mỗi ngày họ chỉ nhận lại được sự bất toại nguyện, đau khổ mà thôi. Mỗi ngày chúng ta đuổi theo, tầm cầu hạnh phúc nhưng chúng ta không có. Tại sao lại như vậy? Vì chúng ta đang cầm cầu loại hạnh phúc không cao thượng, nên chúng ta không đạt được điều mình mong muốn. 

Nhiều người có suy nghĩ những cảm giác hạnh phúc như thấy cảnh đẹp, nghe âm thanh hay, nếm vị ngon, xúc chạm êm ái… Những dục lạc giác quan mà chúng ta tầm cầu không đem lại hạnh phúc thực sự nên chúng ta cứ tầm cầu hoài, mãi mà không có.

– Dục lạc Giác Quan: đó là muốn thấy cảnh đẹp, nghe âm thanh hay, nếm được vị ngon,… Từ sáng cho tới tối, chúng ta cứ mãi tìm kiếm, hi vọng, mong muốn, tầm cầu khao khát và thích thú. Mình nghĩ rằng đây là hạnh phúc thực sự. Nhưng thực ra không phải như vậy. 

– Có những người nghĩ rằng chỉ cần có nhiều tiền là có hạnh phúc, nhưng nhìn thử những con người giàu nhất, những người ở địa vị cao nhất họ cũng không có hạnh phúc thật sự. Vì thật ra những điều này (nhiều tiền, sự nổi tiếng…) nó liên quan đến năm dục công đức. Họ chìm đắm trong những dục là giác quan, do đó, chúng không thể đem lại hạnh phúc thật sự cho những người này. 

– Có người nghĩ rằng tiền bạc, nổi tiếng, địa vị cao, học thức giỏi… mới là hạnh phúc, thì những người đó tìm mọi cách để mà chạy theo hạnh phúc mà mình cho là đó. Chúng sanh nghĩ gì là hạnh phúc thì sẽ chạy theo cái đó. 

– Người mà tầm cầu hạnh phúc trong khoái lạc giác quan không thể có được hạnh phúc thực sự. Mình thích một vật, cảnh đẹp nhưng mình thích nó được bao lâu. Mình nhìn nó được một hai lần, nghe một hai lần còn thích, nhưng khi mình nhìn nghe nhiều lần thì sẽ chán và mệt. Đó là bản chất thực sự của khoái lạc giác quan. Vì nó có tính chất không bền vững, tạm bợ, không chắc chắn. 

– Những hạnh phúc thế gian ít ỏi tạm bợ nhưng tiềm tàng nhiều hiểm nguy. Nó không phải hạnh phúc thực sự, bền vững và không đáng ao ước như mọi người vẫn nghĩ. 

– Chúng sanh tìm những hạnh phúc bên ngoài (thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng…) tìm mãi, tìm mãi không bao giờ đạt được hạnh phúc thực sự trong khoái lạc lạc quan. Một người muốn hạnh phúc thực sự, người đó phải tìm kiếm hạnh phúc sâu bên trong nội tâm của chính mình. 

– Sao chúng ta đau khổ? Vì chúng ta mải mê tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài mà chuốc lấy khổ đau cho chính mình. Muốn có hạnh phúc cao thượng bền vững, chúng ta phải thanh lọc tâm khỏi những phiền não ô nhiễm. Đó là con đường đưa đến hạnh phúc thực sự, hạnh phúc cao thượng vượt xa khỏi thế gian. 

– Trong khóa thiền này, chúng ta đang thanh lọc tâm bước đi trên con đường đi đến hạnh phúc thánh thiện này. Khi chúng ta thực hành thiền, nỗ lực có chánh niệm để thanh lọc tâm khỏi phiền não. Có chánh niệm thì phiền não không có mặt. Khi chúng ta có chánh niệm ghi nhận phồng xẹp thì các trạng thái tâm tham sân si vắng bóng, do đó tâm được trong sạch thánh thiện.

– Không riêng gì đề mục phồng xẹp, tất cả đề mục khác chúng ta phải có chánh niệm ghi nhận. Ví dụ trạng thái tâm hay suy nghĩ tưởng tượng, sự đau, ngứa,… Chỉ trong khoảnh khắc có chánh niệm đó không có tham sân si, tâm không có phiền não, được trong sạch và thanh tịnh. 

+ Khi ghi nhận những cảm Thọ (đau ngứa tê cứng nóng lạnh…) cần có chánh niệm trên đối tượng đang ghi nhận (Cảm Giác) thì tâm không có tham sân si, tâm của người thiền sinh được trong sạch. 

+ Không riêng ngồi mà đi cũng cần thành kính ghi nhận bước đi, trái bước – phải bước  tâm hay biết thì không có phiền não. Tương tự trong khoảnh khắc đó tâm được trong sạch. 

+ Không riêng ngồi thiền và đi kinh hành mà trong mọi sinh hoạt, hoạt động dù nhỏ nhất, chúng ta ghi nhận chính xác trên đối tượng. Thì tâm người thiền sinh lúc đó được thanh đọc khỏi phiền não.

  • Tóm lại, không quan trọng mình đang tư thế nào, đang làm việc gì (đi vệ sinh, tắm, nấu cơm, mở cửa đóng cửa, nằm…) đều có thể phát triển được tâm chánh niệm bất kỳ thời gian nào bất kỳ nơi nào trong bất kỳ công việc nào để thanh lọc phiền não dơ bẩn. 

– Trong một ngày suốt từ sáng đến tối chúng ta ghi nhận các đối tượng một cách chánh niệm thì chúng ta có một ngày thanh lọc Tâm. Chúng ta đang trên con đường đi đến hạnh phúc thánh thiện đó. 

– Ngài Thiền sư khích lệ: Hãy cố gắng thiết lập cho được chánh niệm ở tất cả mọi tư thế, mọi công việc và bất cứ lúc nào. Cố gắng thiết lập chánh niệm trong từng khoảnh khắc, từng đối tượng, từ đối tượng này đến đối tượng khác. 

– Không nên coi thường khoảnh khắc chánh niệm, nó rất là quan trọng. Mỗi khoảnh khắc chánh niệm giúp ta tiến gần hơn đến hạnh phúc thực sự trên con đường Thanh Lọc Tâm. 

– Sự đau khổ thực sự do phiền não khi còn phiền não trong nội tâm. Những khoái lạc giác quan chỉ mang lại đau khổ. Tất cả đang đốt cháy! Tất cả đang thiêu đốt nội tâm chúng sanh. Vì trong nội tâm chúng ta đầy rẫy phiền não chưa được thanh lọc, nên chúng ta vẫn đau khổ. 

Ví dụ: Chúng ta đang bực bội. Trước mặt đầy thức ăn ngon, nhưng chúng ta vẫn khó có thể ăn ngon được. Vì Tâm đang bực bội nổi sân. 

– Trong tâm chúng sanh có hằng hà sa số tiền não trong nội tâm: Dính mắc, tham lam, tị hiềm. Chúng ta không có được hạnh phúc do nội tâm đang bị thiêu đốt bởi biết bao phiền não. Đó là lý do vì sao chúng ta phải thanh lọc tâm. Việc làm này đáng được ưu tiên. Khi thanh lọc tâm thì hạnh phúc thánh thiện đến. Thanh lọc là nhân, hạnh phúc thánh thiện là quả. Thanh lọc ít thì hạnh phúc ít, thanh lọc nhiều thì hạnh phúc nhiều. 

– Nếu kiên trì nỗ lực, hạnh phúc thánh thiện tới một cách tự nhiên. Thiền sinh không cần phải mong cầu, tìm cầu, không cần tìm hiểu nguồn gốc đến từ đâu. Nhiệm vụ của người thiền sinh là tập trung vào việc thanh lọc tâm thì hạnh phúc thánh thiện sẽ tự nhiên đến. Hạnh phúc của khoái lạc giác quan kết hợp với những phiền não hiểm nguy – kilesa: tham lam, sân hận, ngã mạn, ích kỷ, đố kỵ, hành xử sai trái.

Ví dụ: Đôi khi tầm cầu những dục lạc giác quan này, họ hãm hại chúng sanh khác, sẵn sàng giết hại chúng sanh khác để đạt được những mong muốn thôi thúc mạnh mẽ (lục lạc giác quan + phiền não). 

– Những khoái lạc giác quan chất chứa những hiểm nguy không chỉ kiếp sống này của chúng ta mà những kiếp sống tới.

– Hạnh Phúc thánh thiện mà tất cả thiền sinh đang đi trên con đường dẫn đến hạnh phúc thánh thiện này, nội tâm trong sạch đó là nhân duyên dẫn đến hạnh phúc thánh thiện, không hiểm nguy vì nội tâm không có phiền não thiêu đốt, không làm việc bất thiện về thân khẩu ý  Do đó đem lại sự thanh tịnh cho kiếp sống này và những kiếp sống tới.

– Hãy nhớ rằng những dục lạc giác quan không phải là hạnh phúc thực sự, vì nó kết hợp với phiền não ô nhiễm trong tâm. Chỉ khi nào chúng sanh thoát khỏi phiền não, chúng sanh đó có hạnh phúc cao thượng vượt xa khỏi hạnh phúc thế gian. Khóa thiền này chính là cơ hội để chúng ta thanh lọc tâm, đi trên con đường hướng tới sự hạnh phúc thực sự. Hãy tận dụng tốt cơ hội trong khoá thiền này để thanh lọc tâm khỏi những tiền não, ô nhiễm, sớm đạt được hạnh phúc Niết Bàn cao thượng trên con đường thanh lọc Tâm này.

____Sadhu Sadhu Sadhu____

 

ALUBUM CÁC BÀI PHÁP THOẠI THIỀN SƯ NYANAVUDHA THUYẾT ĐƯỢC LIVE TRÊN YOUTUBE

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app