VIPASSANA ONLINE: CÁCH PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TÂM – THIỀN SƯ NYANAVUDHA NGÀY THỨ 8 (2/8/2021)

 

 

VIPASSSANA ONLINE: THIỀN SƯ NYANAVUDHA GIẢNG

CÁCH PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TÂM – NGÀY THỨ 8 (2/8/2021)

 

BÀI PHÁP THOẠI: PHÁT TRIỂN SỰ KIỂM SOÁT NỘI TÂM

(bản text do đạo hữu Giang Tenzi đánh máy)

Ngài nói rằng: Ngày hôm qua Ngài đã giảng cho chúng Thiền Sinh chúng ta nghe về chủ đề Sức Mạnh Kiểm Soát Tâm, và hôm qua thì Ngài có giảng rằng, khi một người thiếu đi sức mạnh kiểm soát tâm thì người đó dễ dàng làm những Nghiệp Bất Thiện, thì Nghiệp Bất Thiện ở đây có 3 loại: Thứ nhất là những hành động bất thiện từ Thân, Thứ hai là những Lời nói bất thiện và thứ ba là những Ý nghĩ bất thiện; Thì Thân, Khẩu, Ý của người này không có được trong sạch, làm những việc bất thiện do người đó thiếu sức mạnh kiểm soát nội tâm của mình. Và hơn thế nữa là cái người này cũng tự chuốc lấy đau khổ cho chính mình, khi mà đối diện với những pháp thăng trầm trên thế gian thì người này không có khả năng kiểm soát cái tâm của mình, cho nên chịu mọi áp lực, chịu mọi căng thẳng, dù đó là thành công hay thất bại, dù đó là được như ý muốn hay là không được như ý mình muốn. Thì cái người này vẫn luôn chịu cái nàn sóng của cảm xúc chi phối, và không có kiểm soát được, không có được sự bình an của nội tâm, và khi mà vui thì người này quá sức vui mất đi cái sự kiểm soát và khi mà buồn thì người này cũng quá buồn và mất đi cái sự kiểm soát; Cho nên, người mà không có sức mạnh của sự kiểm soát nội tâm thì vừa làm khổ người khác mà lại vừa đem lại sự đau khổ cho chính mình.

Ở một ý nghĩa khác, khi mà một người thiếu đi sự kiểm soát đối với nội tâm của mình, thì cái người đó phản ứng thái quá đối với những sự ứng xử của người khác, chẳng hạn khi có người nào đó nói cái điều mà mình thấy là không có sự hợp ý hay là có những hành động không có vừa lòng thì người này ngay lập tức là nội tâm của họ mất kiểm soát, họ bực bội, sân hận, bất mãn và nhiều cái trạng thái tâm như vậy nó dẫn đến cái việc là người này không có suy nghĩ được, không có khả năng nghĩ trước nghĩ sau, cho nên người này đưa ra những lời nói bất thiện như chửi bới, mắng nhiếc, nói lời chia rẽ, nói dối,vv…và những hành động bất thiện như là hành hạ, đánh đập, sát sanh, tà hạnh thì do cái sự mất kiểm soát nội tâm như vậy cho nên dẫn đến những lời nói và hành động bất thiện. 

Ngài nói lại rằng, khi một người họ mất đi sự kiểm soát của tâm thì họ thiếu đi sức mạnh để kìm chế nội tâm, thì những người này họ phản ứng rất nhanh và phản ứng thái quá trước những tác động xấu từ môi trường xung quanh, và khi môi trường xung quanh có những sự tác động xấu đối tới người này thì ngay lập tức những điều họ không có vừa ý thì họ nổi sân, và họ có những tư tưởng muốn trả thù, có những tư tưởng muốn hãm hại, và khi những cái tư tưởng đó sinh lên trong tâm của người này thì người này không có khả năng kiểm soát và diệt trừ đi những cái bất thiện đó mà để nó lớn mạnh và nó sanh ra những hành động thuộc về thân và những lời nói, thì khi mà những hành động và lời nói xuất phát  từ một cái tâm bất thiện thì chắc chắn một điều rằng không có một hành động hoặc một lời nói nào mà nó tốt đẹp, khi mà nó xuất phát từ những cái tâm bất thiện, cho nên người này phạm phải những cái ác nghiệp, làm những hành động bất thiện về thân, và nói những lời nói bất thiện, nó không có phù hợp thì đó là sự nguy hiểm, đó là sự nguy hại của cái việc mất kiểm soát mà thiếu đi sức mạnh của nội tâm;

Thì trong xã hội ngày nay, các mối quan hệ giữa bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, thân bằng quyến thuộc thì nó có nhiều mối quan hệ mà nó không có được tốt đẹp, thì vì đâu mà nó lại có những mối quan hệ không có tốt đẹp giữa gia đình với nhau, giữa bạn bè với nhau, giữa những người thân họ hàng với nhau, là bởi vì những người này khi mà được những người thân, bạn bè của mình nói những lời nói hay là có những hành động mà mình không có vừa lòng thì những người này họ phản ứng thái quá, không có thể kham nhẫn được, không có khả năng kiểm soát cái nội tâm của mình cho nên là người này có những lời nói, có những hành động bất thiện, ác ý dẫn đến cái sự đổ vỡ các mối quan hệ trong gia đình cũng như bạn bè và những cái phản ứng này nó làm rạn nứt mối hoà khí và nó tăng cường thêm những mối bất hoà, những cái mất tình cảm mà nó đã có sẵn trong mối quan hệ đó; Cho nên, Ngài nói rằng, ngày nay có nhiều những mối quan hệ nó không có được tốt đẹp do cái lý do như vậy!

Thì đó là lý do mà tại sao ngày hôm qua Ngài đã nói rằng, những cái hành động thuộc về thân và những lời nói thì tất cả đều xuất phát từ việc mất kiểm soát nội tâm, thì những hành động của thân là bất thiện và những lời nói là bất thiện mà cả những ý nghĩ cũng bất thiện do cái sự mất kiểm soát nội tâm

Ngài nói, tại sao mà những hành động, những lời nói và những suy nghĩ đó nó khủng khiếp như vậy, nó kinh tởm như vậy, nó dơ bẩn như vậy, nó ghê sợ như vậy nó lại xuất hiện bởi vì chúng ta và những người này họ mất đi sự kiểm soát của nội tâm cho nên nó sinh ra những cái Thân, Khẩu, Ý ghê tởm như vậy; Thì khi mà chúng ta không có cái sức mạnh nội tâm để kiểm soát được cái Thân, Khẩu, Ý của chính mình thì lúc đó là chúng ta sẽ có những hành động, lời nói và ý nghĩ bất thiện đến cho những người xung quanh và không có riêng gì những người là kẻ thù của chúng ta hay là những người xa lạ mà ngay cả những người thân, những người trong gia đình và ngay cả những người bạn bè thân thiết với nhau thì cái người mà không có sự kiểm soát nội tâm thì người ta cũng thực hiện những điều này lên những người thân và bạn bè của mình với Thân, Khẩu, Ý bất thiện. Thì khi mà đối với những người thân, bạn bè cũng vậy, khi mà họ không có sự kiểm soát nội tâm của chính mình thì họ cũng không có cái sự ghê sợ những tội lỗi, cho nên người này sẵn sàng trộm cắp những tài sản của người thân cũng như bạn bè của mình, người này sẵn sàng tà hạnh, người này sẵn sàng nói dối những người trong gia đình, những người mà mình thương yêu, nói dối những bạn bè thân thiết của mình, nói những lời gây chia rẽ giữa những người đang có sự đoàn kết với nhau, có thể đó là những lời bịa đặt, không có thật, hoặc những lời mình cố ý mình nói ra để cho những người này họ chia rẽ lẫn nhau, hay là nói những lời thô ác, chửi bới người khác, ngay cả với những người thân, những người đáng kính trọng trong gia đình của mình, thì người đó cũng nói những lời chửi bới và thô ác. Thì đáng lẽ, giữa những người thân, những người trong gia đình và bạn bè với nhau đáng lẽ ta có những lối ứng xử dễ thương, lối ứng xử mà yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau thì ở đây những người mất kiểm soát nội tâm thì họ lại có những hành động, lời nói nó rất là ghê tởm như vậy, là trộm cắp, là nói dối, là tà hạnh thì khi mà không riêng gì những hành động thuộc thân hay lời nói mà cả trong ý nghĩ của người này cũng toàn là những suy nghĩ bất thiện, cũng toàn là những dơ bẩn của nội tâm là Tham, Sân, Si, không có sự trong sạch và thánh thiện trong nội tâm của người này.

Đôi khi mà chúng ta mất sự kiểm soát đối với nội tâm của mình! mà tại sao lại có những hiện tượng này xảy ra? tại sao lại mất kiểm soát? Là bởi vì những trạng thái tâm bất thiện nó xuất hiện trong tâm của mình, nó có một chỗ đứng trong tâm của mình và nó thường sanh lên thường xuyên trong dòng chảy tâm thức của mình và khi mà chúng ta có những chỗ để mà chứa những cái tâm bất thiện, và có rất nhiều các loại tâm bất thiện khác nhau nó sinh lên trong cái tâm thức của mình, hết cái khoảnh khắc này tới cái khoảnh khắc khác, và Ngài giảng rằng đối với những người Thiền sinh chúng ta ở đây hãy suy nghiệm thử coi, là chính bản thân của mình trong những ngày bình thường, thì những cái Tâm thiện và những Tâm Bất thiện, những cái ý nghĩ tốt và những cái ý nghĩ xấu thì cái nào nó nhiều hơn? Chúng ta hãy tự nhìn bản thân của mình! Thì Ngài nói một cái người bình thường thì sẽ thấy rằng những cái Tâm Thiện thì nó rất là ít ỏi, còn những cái Tâm Bất Thiện thì nó lại rất nhiều, và trong cái xã hội ngày nay thì loài người là như vậy, những cái Tâm Bất Thiện thì rất nhiều, và trong cái dòng chảy tâm thức của họ thì thường xuyên sinh khởi những trạng thái Tâm Bất Thiện, và nó không có riêng gì trong kiếp sống hiện tại, mà chúng ta mới có những cái Tâm Bất Thiện như vậy mà nó đã có từ những quá khứ xa xưa cũng như những kiếp quá khứ, chúng ta cũng đã có những cái Tâm Bất Thiện trong dòng chảy tâm thức của mình, và nhiều nhiều kiếp quá khứ như vậy chứ không phải là chỉ là đôi ba kiếp; 

Thì Ngài dạy rằng, những cái phiền não này, những cái Tâm Bất Thiện này nó có cái gốc rễ sâu dày ở trong tâm thức của chúng ta thì cái Phiền Não này nó có một cái chiều sâu trong Tâm Thức của chúng ta và nó có một gốc rễ rất là vững bền;

Ngài giảng rằng, khi mà nói tớisự sâu dày của phiền não, cái gốc rễ của phiền não trong Tâm của chúng ta thì nó rất là sâu, nó rất là dày và cái gốc rễ nó rất là vững chắc, những cái phiền não này nó có số lượng nhiều một cách khủng khiếp, và chúng có một cái chất lượng, chúng có một cái khả năng, một cái năng lực rất là cao, tức là những phiền não này chúng có một cái sức mạnh rất là lớn và ai là những nạn nhân của những phiền não này? Thì chính chúng ta là những người nạn nhân của những phiền não, cái đối tượng để cho phiền não sinh khởi và nó để lại những hậu quả và khi mà phiền não sinh khởi thì chúng ta trở thành một người thua cuộc, bởi vì phiền não nó có một năng lực rất là mạnh mẽ, và Tâm Thiện trong tâm của mình nó lại rất là ít ỏi, ít sinh khởi bởi vì do mình ít tu tập, ít huấn luyện, cho nên cái năng lực của nó cũng rất là yếu kém nên khi đối diện với phiền não thì thường là nó không có đủ năng lực để tiêu diệt những phiền não.

Ngài đưa ra một cái ví dụ mà chúng ta có thể dễ dàng để thấy nhất đó là một cái Phiền Não nó rất là nổi bật và dễ thấy trong mỗi người chúng ta đó là cái Tâm Sân, Tâm Bực Bội, Tâm Sân Hận, thì đối với cái Tâm Sân này số lượng nó rất là nhiều, nó sinh khởi rất là nhiều lần trong đời sống của chúng ta và cái chất lượng của nó cũng rất là mạnh, nó rất là có năng lực, thì mỗi ngày trong cuộc sống của mỗi người ở đây thì chúng ta rất là nhiều lần ta nổi Sân, thì chúng ta bực bội cái này, chúng ta không vừa lòng cái kia, chúng ta bất mãn cái nọ, rất là nhiều vấn đề để chúng ta có thể nổi Sân, và hãy thử tưởng tượng từ lúc mà chúng ta vừa mới ra đời cho đến bây giờ thì số lần mà chúng ta nổi sân thì biết bao nhiêu, nhiều biết bao nhiêu mà kể, thì cái Tâm Sân mà nó sinh khởi trong cuộc đời của mình thì số lượng nó rất là khủng khiếp và nó có những thời điểm thì sức mạnh của nó rất là to lớn; Thì đối với Tâm Sân thì như vậy, nhưng mà một cái Tâm Thiện đối nghịch với cái Tâm Sân đó là cái Tâm Từ, cái Tâm mà thương yêu, mong muốn cho người khác được sức khoẻ, hạnh phúc và an vui thì những cái Tâm Từ như vậy nó rất là ít khi được phát triển và rất là ít khi nó xuất hiện trong dòng chảy Tâm Thức, và do nó yếu và nó ít sanh khởi, không có được tu tập như vậy,cho nên là mỗi lần Tâm Sân nó xuất hiện thì Tâm Sân nó vừa có số lượng nhiều, chúng ta thường xuyên có cái Tâm Sân trong tâm, nó lại vừa có cái sức mạnh rất là to lớn, cho nên Tâm Sân thường là nó thắng Tâm Từ, cho nên trong nội tâm của ta, những tâm bất thiện của Sân thì nó mạnh mẽ hơn là Tâm Từ, và do như vậy cho nên ta trở thành cái nạn nhân của Tâm Sân và khi mà Tâm Sân nó xuất hiện thì nó để lại biết bao nhiêu là dấu vết của đau khổ, và đó cũng là một nguyên nhân mà chúng ta không thể phát triển được cái Tâm Từ; dù chúng tam muốn có điều đó, chúng ta muốn có sự tha thứ, chúng ta muốn có cái Tâm thương yêu người khác; Nhưng mà vì sao mình lại không có phát triển được cái tâm đó, là bởi vì cái Tâm Sân của mình nó nhiều và mạnh mà cái Tâm Từ của mình thì nó lại không được phát triển và yếu ớt.

Chúng ta hãy thử hỏi lại bản thân xem thường ngày chúng ta có những cái Tâm Thiện nhiều hay là những cái Tâm Bất Thiện nhiều? Nếu mà tự xem xét một cách trung thực thì chúng ta sẽ thấy rằng thường chúng ta có cái Tâm Bất Thiện nó nhiều hơn, và khi mà Tâm Bất Thiện nhiều như vậy thì một cái người họ phải hành động và nói năng theo cái sự điều khiển, sự ra lệnh của Phiền Não, họ sống dưới sự kiểm soát của Phiền Não và họ mất đi cái sự kiểm soát Nội Tâm, họ mất đi cái sức mạnh Nội Tâm, không có khả năng kiểm soát được những cái suy nghĩ, hành động, lời nói của chính mình.

Chúng ta cũng thử suy xét rằng một cái Tâm Buông Xả, những cái tâm mà Không có Dính Mắc thì nó nhiều hay là cái Tâm Tham Ái nó nhiều ở trong tâm của chúng ta? Thì Ngài nói rằng những cái Tâm Tham Ái nó nhiều hơn, bởi vì, suốt ngày những người ở trong cái cuộc đời này cứ nghĩ là làm thế nào để mình phải đạt được những cái này, làm thế nào để mình phải đạt được cái kia, và mình cứ luôn nói rằng tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia, tôi muốn cái khác,vv…và khi đó mình sẽ thấy rằng cái Tâm Tham Ái nó chi phối cái cuộc sống của mình, mình muốn hết cái này đến cái khác, mà ít khi chúng ta biết đủ và thấy là đã đủ. Có những số ít lần chúng ta làm được cái hành động bố thí, giúp những người nghèo hay là cúng dường Chư Tăng, thì những lúc như vậy là lúc mà ta có được cái Tâm có được sự từ bỏ Tham Ái, Dính Mắc.

Khi mà một người họ có sự phiền não có mặt ở trong Tâm, có cái chỗ đứng ở trong tâm và những phiền não này nó sinh khởi một cách thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại trong dòng chảy tâm thức của người này thì dẫn đến việc cái người như vậy họ mất đi sự kiểm soát của nội tâm và sinh lên rất nhiều những cái hệ luỵ, đau khổ.

Thì chúng ta ở đây trong khoá thiền với mục đích của chúng ta là loại bỏ những phiền não ở trong từng khoảnh khắc ở trong chánh niệm để cho các phiền não không có cơ hội sinh khởi mà dù nó có cơ hội sinh khởi thì người Thiền Sinh cũng ngay lập tức chánh niệm loại trừ những phiền não,thì do đó những cái Tâm Bất Thiện nó không có cơ hội có mặt và những cái Tâm Thiện nó có chỗ đứng, nó có mảnh đất để nó sinh sôi, phát triển. Tâm Thiện trong khoá thiền nó tuôn chảy trong Tâm của một vị Thiền Sinh, Tâm Thiện trong một người hành thiền thì nó được gia tăng về số lượng và chất lượng tức là nó vừa nhiều mà nó lại vừa có sức mạnh, những cái Tâm Thiện này nó có sức mạnh do nó được huấn luyện.

Chẳng hạn, khi chúng ta phát triển cái Tâm Tinh Tấn của mình, trong từng khoảnh khắc mà chúng ta nghi nhận, phát triển chánh niệm thì chúng ta có cái Tâm Tinh Tấn, và khi chúng ta phát triển cái Tâm Tinh Tấn này như vậy thì cái sự lười biếng nó sẽ không có chỗ đứng ở trong Tâm của người Thiền Sinh, và Tinh Tấn nó không có chỉ xuất hiện 1 lần, 2 lần trong lúc chúng ta ngồi thiền mà nó xuất hiện một cách liên tục, chúng ta cần phải liên tục hết khoảnh khắc này đến khoảnh khắc kế tiếp, áp dụng sự tinh tấn, nỗ lực, cho nên cái số lượng của cái Tâm Tinh Tấn này nó cũng rất là nhiều, và khi mà được huân tập một cách liên tục với số lượng nhiều như vậy thì nó trở lên rất là có năng lực; Những cái Tâm Tinh Tấn của chúng ta nó rất là mạnh mẽ, và do Tinh Tấn vừa nhiều vừa mạnh như vậy cho nên lười biếng nó sẽ không xuất hiện và chúng ta không có trở thành nạn nhân của lường biếng, và lười biếng nó không có khả năng sanh ra Thân, Khẩu, Ý bất thiện và do đó chúng ta trở thành người chiến thắng cái Tâm Lười Biếng.

Trong khoá thiền thì người Thiền Sinh cũng phát triển được cái Tâm Chánh Niệm, với cái số lượng rất lớn và nó còn có sức mạnh bởi vì chúng ta huân tập nó trong từng khoảnh khắc một cách liên tục, thì khi mà có cái Tâm Chánh Niệm vừa nhiều và vừa mạnh như vậy thì cái trạng thái Tâm Bất Thiện đối nghịch là cái Tâm Bất Cẩn, Lơ Đãng, Quên trước, quên sau, nó không có mặt, nó không có chỗ đứng trong tâm bởi vì lúc đó Tâm của chúng ta có cái Tâm Chánh Niệm, thì chúng ta không có cái tâm này, những cái tâm mà quên trước, quên sau, lơ đãng thì chúng ta không có thực hiện những cái sai khiến, những hành động, hành vi bất thiện nó xuất phát từ những cái Tâm này.

Khi mà Tinh Tấn và Niệm được phát triển như vậy thì Định Tâm trong người Thiền Sinh nó cũng được phát triển, và Tâm Định này là cái Tâm Bình An, Tĩnh Lặng và có khả năng tập trung và xuyên thấu vào đối tượng; Nó phát triển rất là mạnh mẽ trong một người Thiền Sinh về cả về số lượng và sức mạnh, cho nên những cái trạng thái tâm đối nghịch như là sự Bất An, sự Bồn Chồn, Lo Lắng thì nó không có cơ hội sinh khởi trong Tâm.

Thì ở đây Ngài chỉ nói ra 3 cái trạng thái Tâm lấy làm ví dụ để nói ra cái Tâm Thiện mà người Thiền Sinh phát triển được trong thời thiền đó là Tinh Tấn, Chánh Niệm và Định Tâm, thì Ngài nói không có riêng gì 3 cái Tâm này mà còn rất nhiều những cái Tâm Thiện khác nữa nó được sinh khởi trong Tâm của một người Thiền Sinh phát triển được Chánh Niệm, khi Chánh Niệm được phát triển thì đi theo nó là nhiều những cái Tâm Thiện và những cái Tâm Thiện này nó vừa nhiều về số lượng mà nó có những cái năng lực, nó có sức mạnh;

Thì Ngài nói rằng ta ở đây trong khoá Thiền thì ta đang tập, ta đang huấn luyện khả năng quan sát Tâm bằng cái phương tiện là Chánh Niệm, thì thông qua việc chánh niệm và ghi nhận một cách liên tục các đối tượng của Thiền, thì chúng ta phát triển được khả năng kiểm soát Tâm, Ngài ví dụ là chẳng hạn một người Thiền Sinh quan sát chuyển động của sự phồng-xẹp của bụng thì trong khoảnh khắc quan sát đó một cách chánh niệm thì người Thiền Sinh luôn luôn giữ cái tâm của mình được kiểm soát, luôn luôn nỗ lực để kiểm soát cái tâm của mình để hướng cái Tâm tới đối tượng và giữ cái Tâm liên tục trên đối tượng từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác, không có cho cái Tâm của mình nó phóng chạy đó đây, không cho cái Tâm của mình nó suy nghĩ đó đây, không cho nó hời hợt, lướt qua nhiều cái đề mục mà không có chủ ý của mình, nên luôn luôn có cố gắng kiểm soát cái Tâm của mình trong từng khoảnh khắc, cho nên ở đây chúng ta đang tập luyện, đang huấn luyện cho Tâm nó có một khả năng kiểm soát;

Thì Ngài giảng rằng, khi mà chúng ta có một cái Tâm Bất Thiện nó sinh lên, và khi có một cái tâm bất thiện như Tham Ái, Sân Hận khởi lên nó sẽ xúi giục mình suy nghĩ đó đây, hướng về các đối tượng Dục Lạc cũng như những đối tượng bất mãn thì ngay lúc đó cái Tâm Thiện- là cái Tâm mà kiểm soát trong lúc ngồi thiền nó sẽ ra lệnh cho những cái tâm phiền não này là Ồ! Mình không có được nghĩ tới những cái Tâm Phiền Não này! Mình phải quay lại để ghi nhận cái đề mục Thiền, mình không được suy nghĩ về những cái đề mục như vậy, nó miên man đó đây, mình phải liên tục ghi nhận cái đề mục thiền giống như hướng dẫn. Thì lúc này cái tâm Thiện đó là cái tâm kiểm soát nó ra lệnh cho Tâm, giữ cho Tâm được trong sạch và tránh xa những bất thiện, tránh xa những cái suy nghĩ miên man như Tham, Sân, Si; Thì ta thấy rằng trong lúc ngồi thiền như vậy, trong lúc thực hành như vậy thì ta đang cố gắng thực hành cái sự kiểm soát nội tâm của mình.

Ngài nói rằng, một ví dụ tiếp theo khi một vị Thiền Sinh quan sát cơn đau, những cái cảm thọ khó chịu, thì bình thường trong đời sống hàng ngày khi mà ta gặp các cảm thọ này thì ngay lập tức là ta sẽ thay đổi tư thế theo sự sai khiến của những cái Tâm, và cái Tâm luôn sai khiến liên tục để ta thay đổi để loại bỏ những cảm thọ khó chịu này, nhưng mà trong lúc ngồi thiền thì những cái Tâm Thiện nó sinh khởi và nó ra lệnh cho cái Tâm là không nên đổi tư thế!Không nên đổi tư thế! Mình phải kiên nhẫn hơn! mình phải nhẫn nại hơn! mình phải tiếp tục ghi nhận cái cơn đau này, thì nhờ có cái Tâm Thiện mà người Thiền Sinh phát triển được cái Tâm kiên nhẫn, nhẫn nại cũng như là phát triển được cái Tâm Chánh Niệm và Định Tâm. Thì trong khoảnh khắc khi mà ghi nhận cơn đau như vậy với cái sự kham nhẫn và kiên nhẫn như vậy thì Thiền Sinh phát triển được cái khả năng kiểm soát nội tâm của chính mình. 

Bởi vậy chúng ta nên cố gắng phát triển cái Tâm Kham Nhẫn, Kiên Nhẫn và Nhẫn Nại đối với những cơn đau, những cảm giác khó chịu mà chúng ta gặp phải khi mà chúng ta đang hành thiền. Chúng ta nỗ lực không có đổi tư thế ngay, và lúc nào ta gặp cơn đau thì chúng ta luôn phải nhắc nhở mình là chúng ta phải phát triển các tâm Kham Nhẫn, Nhẫn Nại, và chúng ta cố gắng đến khi chúng ta có thể đến hết khả năng của mình, thì đến lúc đấy mà chúng ta thấy quá cái khả năng chịu đựng của mình thì chúng ta sẽ thay đổi tư thế với cái tâm chánh niệm; Thì khi mà người Thiền Sinh phát triển được cái tâm kham nhẫn, nhẫn nại như vậy, thì rõ ràng là chúng ta đang phát triển cái khả năng kiểm soát bởi vì rõ ràng trong đời sống hàng ngày thì chúng ta đâu có Kham Nhẫn với những cơn đau như vậy.

Đôi khi chúng ta ngồi thiền, Tâm sanh khởi những trạng thái muốn chúng ta xả thiền, muốn mở mắt ở giữa thời thiền, muốn đứng dậy, và lúc này có cái trạng thái tâm nó kiểm soát nó giữ cho người Thiền Sinh tiếp tục quá trình hành thiền, ví dụ như nói rằng bây giờ mình phải tiếp tục hành thiền, mình không nên xả thiền khi mà giờ chưa hết, mình phải phát triển các Tâm Thiện, các tâm Kham Nhẫn, Nhẫn Nại, thì khi mà nội tâm được kiểm soát, nó nói lên những lời nói như vậy, thì nội tâm của chúng ta nó được phát triển cái khả năng, cái sức mạnh và cái khoảnh khắc này thì nội tâm không còn nghe theo sự ra lệnh, sự sai bảo của những cái Tâm Phiền Não. Và chúng ta cũng cố gắng kiểm soát những cái mắt thấy, tai nghe, tất cả đều phải ghi nhận Chánh Niệm chứ không có nhìn đó đây, hay là nghe bên này, nghe bên kia theo sự ra lệnh, sai bảo của Phiền Não. Tất cả chúng ta đều phải chánh niệm ghi nhận Nghe, Nghe-Thấy, Thấy; Tất cả những cái đó thì trong cái khoảnh khắc mà chúng ta chánh niệm, chúng ta Nghe-Thấy-Ngửi-Nếm-Xúc Chạm như vậy thì chúng ta cũng đang có cái sự kiểm soát nội tâm của chính mình.

Tương tự như vậy, trong lúc đi Kinh Hành cũng thế, chúng ta cố gắng nhìn ở phía trước trong vòng 1-2m mà chúng ta phải thu thúc con mắt, không có để nó nhìn qua, nhìn lại, nhìn đó, nhìn đây, thì cái khả năng kiểm soát như vậy là chúng ta đang thực hành, chúng ta đang thực tập phương pháp kiểm soát nội tâm của mình, bởi vì cái con mắt thì lúc nào nó cũng muốn nhìn đó nhìn đây, mà thực ra là không phải là con mắt muốn nhìn mà là cái Tâm của chúng ta nó muốn chụp bắt các đối tượng, nó muốn nhìn chỗ này, nhìn chỗ kia; Và trong đời sống hàng ngày thì chúng ta luôn đi theo cái sự sai khiến của Phiền Não, chúng ta nhìn bên này, bên kia nhưng mà trong khoá thiền thì chúng ta cố gắng kiểm soát nội tâm của mình, không có đi theo sự sai bảo của Phiền Não; Thì Ngài giảng rằng đây là cách mà chúng ta đang thực tập để kiểm soát được nội tâm của mình.

Trong cái hoạt động Chánh Niệm hàng ngày, thì chúng ta nỗ lực để thực hiện chậm rãi mỗi hoạt động thì đây cũng là cách để chúng ta thực tập để phát triển sự kiểm soát được nội tâm, bởi vì Tâm thì nó muốn làm mọi việc một cách nhanh chóng, đưa tay nhanh chóng, co tay nhanh chóng, làm mọi việc một cách nhanh chóng như trước tới giờ chúng ta thường làm, nhưng mà ở đây thì chúng ta nỗ lực để học được cách để kiểm soát, để làm chậm, để phát triển những trạng thái tâm chánh niệm, thì đây cũng là một phương cách, một phương pháp để phát triển được sức mạnh nội tâm.

Thì Ngài chỉ có thể đưa ra một vài ví dụ như vậy về cái khả năng chúng ta phát triển cái khả năng kiểm soát cũng như là sức mạnh của Tâm thông quan sự Hành Thiền; Tóm lại, Ngài dạy rằng trong từng khoảnh khắc mà chúng ta phát triển cái Tâm Chánh Niệm, thì trong khoảnh khắc đó chúng ta đang phát triển cái khả năng kiểm soát nội tâm. 

Những người Thiền Sinh chúng ta ở đây nếu mà muốn phát triển được khả năng kiểm soát tâm, muốn phát triển được sức mạnh của Tâm để cho khả năng kiểm soát này nó chế ngự không làm ra những hành động, lời nói cũng như những ý nghĩ bất thiện thì chúng ta phải nỗ lực để phát triển việc Hành Thiền; Thì cái khả năng để kiểm soát bản thân thì ngày nay người ta hay nói là: Đừng có đánh mất mình! Thì ở đây không có đánh mất mình thì đó là cái khả năng kiểm soát bản thân!

Người Thiền Sinh khi hiểu được điều này thì phải nỗ lực để Thiền theo đúng hướng dẫn của Thiền Sư, với cái mục đích đó là phát triển cái tâm Chánh Niệm nhằm phát triển khả năng kiểm soát chính mình; và Ngài cầu chúc cho Quý Thiền Sinh của chúng ta ở đây chó thể hiểu được sự lợi lạc cũng như là những phương pháp để giúp cho chúng ta phát triển được cái tâm Chánh Niệm, và khi mà Tâm Chánh Niệm được phát triển như vậy thì người Thiền Sinh cũng đồng thời phát triển được khả năng kiểm soát chính mình; Và khi mà kiểm soát được chính mình qua Thân, Khẩu, Ý thì cầu chúc cho Quý Thiền Sinh đạt được Hạnh Phúc Cao Thượng! 

Sadhu Sadhu Sadhu! 

Tối ngày 2/8/2021

(Người đã đánh chữ tốc ký: Giang Tenzin)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app