VIPASSSANA ONLINE: TRÌNH PHÁP & HỎI ĐÁP CÙNG THIỀN SƯ NYANAVUDHA NGÀY THỨ 10 (4/8/2021)

 

THỜI PHÁP SÁNG VÀ HỎI ĐÁP CÙNG THIỀN SƯ NYANAVUDHA 4/8/2021

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy)

Câu 1. Con quan sát thấy phồng xẹp ở ngực và ở giữa ngực và bụng, ở đây thì con thấy rất là rõ nhưng mỗi lần con ghi nhận ở bụng thì nó rất là vi tế và khó thấy. Vậy thì con có thể quan sát phồng xẹp ở ngực được không?

Ngài giảng rằng cô có thể quan sát cái phần bụng thì giữa phần ngực và phần bụng này nếu mà nó có những chuyển động bành trướng, cũng như co lại của sự phồng xẹp thì chúng ta có thể hướng tâm tới đó và ghi nhận. Ngài giảng rằng cái sự phồng xẹp nó xảy ra rất là nhiều nơi khác nhau trên cái vùng bụng, đôi khi nó xảy ra ở phía trên của bụng tức là giữa ngực và bụng, cũng có khi nó xảy ra ở phần dưới, đôi khi nó ở bên phải, đôi khi nó ở bên trái, đôi khi nó ở giữa cho nên nếu muốn nó xảy ra ở đâu một cách nổi bật thì chúng ta cũng hướng tâm tới vị trí đó và ghi nhận những cảm giác như là bành trướng và co giãn.

Ngài nói khi chúng ta quan sát phồng xẹp, có thể một lúc sau cái sự phồng xẹp ở bụng nó biến mất đi, nó không có còn phồng xẹp ở bụng nữa, mà nó chuyển qua những bộ phận khác chẳng hạn như ngực chẳng hạn, lúc này cái sự phồng xẹp ở bụng biến mất và nó chuyển qua ngực thì chúng ta hướng tâm chú ý tới vùng ngực và chúng ta ghi nhận phồng xẹp ở đây. Khi ghi nhận một lúc như vậy thì cái bụng chúng ta nó có xuất hiện cái sự phồng xẹp rõ lại, chúng ta quay trở lại bụng và tiếp tục ghi nhận phồng xẹp ở bụng.

Ngài hy vọng là người thiền sinh có thể nắm được câu trả lời và có thể áp dụng một cách tốt đẹp.

Câu 2. Con xin gộp ba câu hỏi về vấn đề nước mắt, nước mũi và nước miếng trong lúc ngồi thiền.

a) Khi con ngồi thiền một lúc thì thường bị tiết nước bọt và Ngài có thể chỉ cho con cách nào để hạn chế việc này hay không?

b) Con tập trung ghi nhận một lúc thì nước mắt lại trào ra và nó thường xuyên như vậy.

c) Con bị bệnh viêm mũi và mũi nó chảy liên tục làm con mất tập trung thì con phải làm sao?

Câu hỏi đầu tiên đó là vấn đề liên tục bị chảy nước miếng trong lúc hành thiền, gây mất tập trung. Ngài nói khi chảy nước miếng thì chúng ta ngó lơ nó đi, cứ kệ nó, đừng có để ý. Bởi vì khi mà chúng ta để ý và cứ tập trung vào cái việc là nước miếng cứ chảy ra như vậy thì nó lại càng xảy ra nhiều hơn.

Ngài giảng rằng khi chúng ta càng chú ý vào cái việc là sự chảy nước miếng nơi cái miệng của mình đó thì nó lại càng chảy nước miếng nhiều hơn, cũng giống như khi chúng ta nhai chúng ta tập trung thì nước miếng nó chảy nhiều; thì cũng vậy, được thì chúng ta ngó lơ đi, mặc kệ nó đừng có để ý tới thì nó sẽ đỡ và cái cách mà chúng ta ngó lơ đó là chúng ta phải tập trung vào những đề mục khác, chẳng hạn như đề mục chính phồng xẹp hay là những cảm giác trên thân, những cảm giác đau chẳng hạn, chúng ta đang ghi nhận thì chúng ta tập trung toàn tâm toàn ý vào đó, hướng cái tâm để ghi nhận liên tục thì lúc đó mình có thể ngó lơ đi, không có để ý tới việc chảy nước miếng.

Ngài nói cái tâm của chúng ta cố gắng nỗ lực ghi nhận đề mục phồng xẹp chẳng hạn, một cách liên tục thì nó không nhớ tới cái miệng nữa. Nhưng mà lỡ nó có đi tới, nó có chạy tới để biết cái miệng thì ngay lập tức mình kéo nó về liền, kéo nó về cái phồng xẹp liền mà không có cần phải ghi nhận, có nghĩa là ngay lập tức nó vừa tới nó quan sát cái miệng là ngay lập tức kéo về, kéo về cái vùng bụng liền và chúng ta cứ làm đi làm lại một cách liên tục thì đến một thời điểm là tâm nó vừa chuẩn bị, nó có tác ý là muốn đi tới cái miệng thì chúng ta có thể dừng, tiêu diệt cái tác ý đó luôn. Ghi nhận và những cái tác ý này nó biến mất thì tâm lúc đó vẫn giữ vững trong việc quan sát cái đề mục, mà không có đi tới cái miệng nữa.

Ngài giảng rằng về hai câu hỏi kế tiếp đó là khi ngồi thiền thì nước mắt nó tuôn trào ra, cũng như nước mũi nó chảy ra. Ở đây Ngài nói rằng cơ thể của chúng ta nó được tập hợp, nó được tạo thành bởi bốn nguyên tố chính, nói rộng ra thì nó có 28 yếu tố vật chất nhưng trong 28 yếu tố vật chất đó thì có bốn vật chất chính thì chúng ta hay biết qua thuật ngữ là tứ đại. Trong tứ đại này nó có đất, nước, lửa, gió, đây là một cái tên gọi đại diện; thật sự mà những hiện tượng này nó sẽ diễn thì nó có những đặc tính như sau: 

_ thứ nhất đất là những hiện tượng mà cứng, chắc hoặc là mềm ở trong thân của chúng ta.

_ lửa thì nó có những hiện tượng như là sự nóng, sự ấm, sự lạnh, sự đốt cháy, cảm giác mà nóng như lửa.

_ yếu tố nước là những biểu hiện của sự dính chặt và sự tuôn chảy.

_ yếu tố gió là sự biểu hiện của sự căng và sự chuyển động, rung lắc, nghiêng ngả của thân.

Thì đây là bốn cái đặc tính mà người thiền sinh có thể kinh nghiệm được qua cái việc ghi nhận thân, đó là tứ đại. Chúng ta sẽ thấy được tứ đại thì Ngài nói rằng trong từng khoảnh khắc thì tứ đại này nếu mà nó điều hòa thì cơ thể chúng ta nó rất là yên ổn, nhưng nếu có một vài yếu tố nó trội lên thì lúc đó chúng ta sẽ thấy có những vấn đề nó xuất hiện ở trên thân, đó là nó sẽ thể hiện ra những yếu tố nó thể hiện ra nó trở nên rất là rõ rệt, chẳng hạn như yếu tố đất mà nó nổi trội thì người thiền sinh sẽ thấy rằng cái thân của mình nó rất là cứng, nó rất là khó chịu, nó có những cảm giác như là cứng, rồi đau chẳng hạn như vậy, mình sẽ thấy được sự cứng chắc toàn thân, rắn chắc; hoặc là yếu tố lửa ở trên thân của chúng ta thì ta thấy người mình rất là nóng bức, khó chịu hay là cảm giác những thân phần nó bị đốt nóng, đôi khi môi trường ở ngoài thì rất là mát nhưng mà cái thân của chúng ta vì cái hỏa đại nó trội cho nên cảm thấy rất là nóng bức, hoặc là môi trường xung quanh thì rất là nóng nhưng mà cơ thể chúng ta do cái sự lạnh, có nghĩa là lạnh cũng là một cái hỏa đại, đặc tính của nhiệt độ thì khi mà cái sự lạnh nó vượt trội thì lúc đó người thiền sinh thấy cơ thể của mình nó lạnh như đóng băng mặc dầu môi trường xung quanh nhiệt độ rất là nóng ; khi mà yếu tố gió nó nổi trội thì người thiền sinh thấy cơ thể của mình nó nghiêng xuống, nó nghiêng bên này, nó nghiêng bên kia mặc dù mình không có cố ý để làm như vậy, mà cơ thể nó tự động nó di chuyển, đôi khi nó rung, đôi khi nó lắc, nó chuyển động thì đó là những đặc tính khi mà yếu tố gió trong thân của chúng ta nó trội lên. 

Và đối với thiền sinh gặp những vấn đề là chảy nước mũi và nước mắt thì ở đây là do cái hiện tượng là yếu tố nước là thủy đại nó đang trội và khi yếu tố nước trội thì có những đặc tính như là sự dính hút, sự tuôn chảy nó nổi trội ở trong thân cho nên nó sinh ra những hiện tượng như vậy. Thì khi người thiền sinh tập trung thiền mà nước mắt chảy, cách ứng xử tốt nhất là chúng ta kệ nó, ngó lơ đừng có để ý, bởi vì những điều này nó cũng không thường xuyên xảy ra, khi nó xảy ra như vậy thì mình cũng cố gắng nỗ lực hướng tâm vào đề mục chính, đừng có để ý đến nó, mình tiếp tục việc ghi nhận của mình.

Một vấn đề Ngài muốn nói thêm về vấn đề thiền sinh mà bị nước mũi chảy. Do trong tình huống này người thiền sinh bị bệnh viêm mũi dị ứng, ở đây mình cũng có thể hiểu là do viêm mũi dị ứng, cũng có thể hiểu nó là yếu tố thủy đại. Ở đây thì Ngài khuyên rằng người thiền sinh cũng nên ngó lơ cái chuyện đó đi, có nghĩa là không có để ý, mà tập trung toàn tâm toàn ý ghi nhận đối tượng thiền. Và cái này thì Ngài nói là nó sẽ khó và cần một sự nỗ lực, cố gắng, liên tục mà hướng tâm tập trung vào đối tượng. Tuy nhiên nếu mà quá khó, có nghĩa là nó trở nên quá khó để kham nhẫn thì người thiền sinh có thể chùi nước mũi đi nhưng mà khi chúng ta lau chùi như vậy, vệ sinh như vậy thì chúng ta cũng làm trong cái chánh niệm và nếu mà người thiền sinh không có làm những việc này trong chánh niệm thì sẽ bẻ gãy dòng chảy của chánh niệm, định tâm nó cũng không có được phát triển liên tục; nếu mà thiền sinh làm một cách mau chóng thì điều đó nó không có tốt. Khi chúng ta vệ sinh mũi thì chúng ta cũng phải làm nó trong chánh niệm, làm từ từ ví dụ đưa tay lên thì chúng ta chánh niệm thì “giơ, giơ, giơ”, khi lau thì niệm “lau, lau, lau” v.v… đến khi mà xong hết thì chúng ta lại quay trở lại ngồi và quan sát phồng xẹp. Ngài giảng rằng khi mà niệm và định của thiền sinh phát triển mạnh thì nó sẽ giúp cho thiền sinh rất là nhiều, có một số trường hợp người thiền sinh có thể vượt qua được những cái chứng bệnh như vậy nếu mà định tâm nó được phát triển một cái mức độ cao. Khi mà đối diện với trạng thái như vậy, chẳng hạn như là chảy nước mắt, nước mũi hay là nước miếng chảy ra và chúng ta không có kiểm soát được thì người thiền sinh cũng không có nên thất vọng, không có nên chán nản, không nên bực bội, sân hận, khó chịu với những trạng thái của thân như vậy. Bởi vì Ngài giảng rằng chúng ta hành thiền là để chúng ta thanh lọc những phiền não nội tâm, chúng ta nỗ lực để không có để sinh khởi những trạng thái tâm như là thất vọng, chán nản. 

Điều này là lời Ngài gửi đến tất cả những thiền sinh khác, chứ không riêng gì ba trường hợp này. Ngài nói rằng tất cả những thiền sinh của chúng ta mà đang có những vấn đề về bệnh thì chúng ta không có nên là cho phép mình chìm vào những trạng thái tâm là thất vọng, buồn rầu, chán nản những căn bệnh đó. Và Ngài nói những căn bệnh này thì nó không có sinh lên những trạng thái tâm như vậy, mà do chúng ta tự sinh lên những trạng thái tâm đó và những căn bệnh này thì nó không phải là một chướng ngại trong việc tu tập. Ở đây trong tiếng Pali có một thuật ngữ là Pali 27:28 thì khi mà mình gặp những chướng ngại như vậy, chúng ta nên nhắc nhở, cũng như hướng suy nghĩ mình một cách chân chánh .Và đó cũng là một cơ hội để chúng ta thấy được, thức tỉnh được tâm của chúng ta trước bản chất của cuộc đời, chúng ta có thể nói rằng: “ồ đây là cái bản chất của thân, cái thân này thì nó phải bị bệnh, nó phải bị già, nó phải bị bệnh, đó là cái bản chất của nó, mình không thể nào mà mình thay đổi được!”, thân thì bệnh cho nên chúng ta mới phải hành thiền để mà thoát khỏi tất cả những sự đau khổ này. Khi mà chúng ta hành thiền và rốt ráo thì chúng ta thành tựu được Niết bàn, ở Niết bàn thì không có đau, không có già, không có bệnh, không có chết cho nên chúng ta nỗ lực thành tựu để được mục đích cao thượng như vậy, để chúng ta thoát khỏi cái sự đau khổ này. Đó là con đường để chúng ta thoát khỏi sự khổ thân, cũng như sự khổ tâm.

Ngài hy vọng người thiền sinh sẽ nắm câu giải đáp của Ngài. 

Câu 3. Kính thưa thiền Sư sau một thời gian hành thiền thì con đã quan sát được tâm và thân của mình nhiều hơn và thường xuyên hơn. Tuy nhiên thời gian gần đây (nghe không rõ phút 29:06) và sự nóng giận của con lại bộc phát với một cường độ rất là cao. Và con nhận thấy rằng con có sự ghi nhận và có sự kiểm soát nhanh hơn so với những tâm sân. Nhưng mà những tâm sân và những ác ý này thì nó lại mạnh hơn ngày xưa, có những tâm ác ý mà trước đây con chưa thấy, nay nó lại xuất hiện trong tâm. Vậy thì con có đang thực hành sai hay không? Và con phải tiếp tục như thế nào để điều chỉnh tâm sân hận của mình?

Ngài dạy rằng khi mà chúng ta hành thiền thì chúng ta sẽ tiến tới là sẽ thấy được rất là nhiều những trạng thái tâm phiền não. Những trạng thái tâm phiền não này chưa từng thấy trước đây, nhờ việc hành thiền, nhờ phát triển tâm chánh niệm cũng như định tâm mà chúng ta có thể thấy được. Và khi những phiền não này chúng ta phát hiện ra thì chúng ta thấy nó rất là khủng khiếp, rất là dơ bẩn, những suy nghĩ rất là kinh tởm, đó là những suy nghĩ mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ là chúng ta có ở tâm, hay là chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng là chúng ta nghĩ tới những suy nghĩ hay những lời nói, những hành động trong tâm nói như vậy. Đây là chuyện bình thường mà mấy ngày trước đây Ngài đã có đề cập tới, đó là khi chúng ta hành thiền thì dần dần chúng ta sẽ thấy được tâm mình rất rõ ràng hơn. Ở đây người thiền sinh không có làm gì sai cả, người thiền sinh đã thực hành lộ trình như vậy là đúng và đang phát triển được, đang tiến bộ được trong pháp hành. Thì khi mà người thiền sinh phát triển được chánh niệm, cũng như định tâm thì càng ngày người thiền sinh sẽ thấy được là càng sâu sắc cái tâm của mình cho nên những trạng thái tâm phiền não này nó nổi rõ lên trên bề mặt, người thiền sinh có thể ghi nhận được nó. Trong khi đó thì trước đây, nó vẫn có mặt nhưng mà người thiền sinh thì không có thấy nó.

Ngài giảng rằng sau một thời gian thực hành thì người thiền sinh theo tiến trình bình thường, sẽ cảm thấy được rằng tâm của chúng ta tự nhiên phản ứng rất là nhanh trước những đối tượng, cũng như là những hiện tượng xung quanh. Và tâm có cái trạng thái phản ứng rất nhanh như vậy cho nên là vừa mới biết cái đối tượng là ngay lập tức những tâm sân, những tâm tham, bực bội, khó chịu, ác ý nó sinh khởi và người thiền sinh thấy nó rất là mạnh và cảm giác như nó mạnh hơn ngày xưa thì Ngài Thiền Sư giảng rằng cái sự thật thì nó không có mạnh hơn, sự thật thì chuyển hóa định tâm chúng ta phát triển thì những trạng thái tâm này nó đã (nghe không rõ phút 36:49) nhưng mà vì sao người thiền sinh lại thấy nó rõ rệt như vậy? Lại thấy nó mạnh mẽ như vậy? Lý do ở đây là khi mà niệm và định của người thiền sinh được phát triển thì người thiền sinh tiến gần hơn tới đề mục và thấy rõ hơn, chẳng hạn như tham và sân thì người thiền sinh với định tâm thấy nó rất là rõ rệt và cảm thấy nó rất là mãnh liệt. Trước đây khi chưa phát triển được tâm (nghe không rõ phút 37:20) cũng như tâm chánh niệm thì người thiền sinh chỉ quan sát thấy nó một cách hời hợt, không có đi sâu vào cái tham và cái sân này cho nên thấy nó không có rõ và nghĩ là nó không có mạnh. Trong đời sống của chúng ta cũng vậy, chẳng hạn như chúng ta nhìn cái vật gì đó ở xa, như một tòa lâu đài chúng ta nhìn nó ở xa thì chúng ta thấy nó rất là nhỏ nhưng khi chúng ta lại gần thì chúng ta thấy nó rất là to, rất là vĩ đại. Ở đây cũng vậy khi những tâm phiền não mà chúng ta ngày xưa với cái tâm thiếu chánh niệm, cũng như không có được phát triển tâm định thì chúng ta nhìn nó chúng ta nghĩ là cái cơn sân này, cái cơn tham này chúng ta ít có, ít xuất hiện hay là nó chỉ nhẹ thôi nhưng khi mà hành thiền về rồi, phát triển những tâm định, niệm với sự nỗ lực thực hành hằng ngày thì chúng ta phát triển được hai trạng thái tâm này cho nên những tâm phiền não chúng ta thấy rất là rõ ràng, chúng ta thấy nó rất là mãnh liệt, cũng như rất là mạnh. Thì đây thật sự nó không phải mạnh hơn, mà do chúng ta thấy nó một cách rõ ràng hơn.

Ngài giảng rằng trong tâm của chúng ta thì nó có hằng hà sa số những phiền não và nó tuôn chảy liên tục ở trong nội tâm của một người phàm phu, chúng ta khi mà thực hành chánh niệm mới thì chúng ta thấy rất là ít những trạng thái tâm phiền não này mà thôi và càng ngày khi mà chúng ta phát triển (nghe không rõ phút 40:21) thì chúng ta lại thấy nhiều hơn nữa, càng nhiều hơn nữa, mỗi ngày chúng ta lại càng thấy là ngày hôm nay trạng thái tâm phiền não nó ẩn kín bên sâu cái tâm thức của chúng ta, mà trước giờ chúng ta chưa từng thấy. Có những phiền não mà khi có nó chúng ta sẽ rất bất ngờ bởi vì trước giờ chúng ta chưa bao giờ thấy mình lại có những cái suy nghĩ xấu xa như vậy và khi mà nhận ra như vậy thì người thiền sinh phải hiểu rằng đây là cái chuyện bình thường bởi vì chúng ta đang phát triển tâm cho nên chúng ta nhìn thấy những góc khuất rất là sâu xa ở trong tâm, những trạng thái tâm ẩn kín mà từ xưa tới nay do thiếu định tâm và chánh niệm thì người thiền sinh không có thấy được. Thì không có riêng gì những trạng thái tâm nổi bật như là tâm sân, tâm ác ý hay là tâm tham, mà có những trạng thái tâm nó rất là vi tế, những phiền não vi tế thì càng ngày người thiền sinh sẽ thấy ra nhiều hơn và càng thấy chúng một cách rõ ràng hơn. Ngài giảng rằng những phiền não này không phải là trước đây nó không có, có nghĩa là trước đây thì nó đã nằm sẵn ở trong tâm chúng ta và nó liên tục sinh khởi tuôn chảy ở trong tâm nhưng mà chúng ta không thấy, bây giờ do sự phát triển thiền tập cho nên chúng ta thấy được, đó chính là cái vấn đề chính trong tình huống này.

Khi mà người thiền sinh thực hành thêm, nỗ lực thêm thì càng ngày sẽ được thêm những trạng thái tâm phiền não, sâu kín nó càng nhiều thêm bởi vì chúng ta thấy rõ nó và thấy được cái nội tâm của chúng ta thật sự nó dơ bẩn và nó chất chứa nhiều cái việc bất thiện, những suy nghĩ bất thiện, chúng ta càng ngày chúng ta phát triển cái sự ghê sợ cái trạng thái tâm của mình. Những trạng thái tâm dơ bẩn này trước giờ nó đã có mặt, đến bây giờ chúng ta mới có thể thấy ra và khi mà thấy thì chúng ta phát triển được cái sự ghê sợ (nghe không rõ phút 43:01) phiền não thì lúc mà thấy ra nhiều phiền não như vậy, có nghĩa là người thiền sinh đã đạt được một cái mức tiến bộ, đã có được sự tiến bộ trong việc hành thiền. Khi mà chúng ta thấy rõ cái tâm của mình, cũng như những phiền não thì chúng ta sẽ hiểu được nó, cũng như chúng ta hiểu được rằng: “Tôi là ai? cái tâm này nó là cái gì? Nó hoạt động như thế nào?” chúng ta sẽ dần dần thấy ra được một cách rất rõ ràng những điều đó. 

Nhiệm vụ của người thiền sinh đó là đi tìm cái sự ghi nhận của chúng ta trên những cái trạng thái tâm này, khi mà nó sinh khởi thì ngay lập tức chúng ta đưa cái tâm của mình tới, đưa cái tâm chánh niệm tới và ngay lập tức ghi nhận lấy nó, không có chần chừ một khoảnh khắc nào thì khi mà người thiền sinh ghi nhận với sự có một sức tinh tấn thì người thiền sinh sẽ nhận ra rằng: “Vì sao mà nó lại sanh lên? Vì sao mà nó suy yếu những trạng thái tâm bất thiện này? Tại sao nó hoạt động như thế nào? Và tại sao nó lại biến mất? Tại sao nó lại yếu đi?” thì người thiền sinh ghi nhận với sự tinh tấn của mình sẽ hiểu rõ được cái đối tượng, hiểu rõ về những tâm phiền não một cách rất là rõ ràng như vậy. Cho nên ở đây Ngài sách tấn các thiền sinh luôn nỗ lực giữ sự ghi nhận chánh niệm của mình trên những trạng thái tâm phiền não ngay khoảnh khắc mà nó sinh khởi.

Ngài hy vọng người thiền sinh có thể hiểu và tiếp tục việc thực hành của mình.

Câu 4. Một số thiền sinh có được cảm giác hỷ lạc trong lúc ngồi thiền.

Khi con ngồi thiền thì có xuất hiện ánh sáng và con cảm thấy rất là an lạc, hạnh phúc, con cười thành tiếng nhỏ. Và người thiền sinh khác thì thấy là cảm giác hỷ lạc, an lạc, thích thú sinh khởi và thấy được sự yên tĩnh, tĩnh lặng, bình an của tâm thì câu hỏi là “xin cho con hỏi điều này có phải là bình thường không? Và con phải làm gì trong những lúc này?”.

Đầu tiên Ngài trả lời với câu hỏi là ánh sáng và cái sự hỷ lạc thì Ngài giảng rằng ánh sáng xuất hiện trong lúc hành thiền thì có rất nhiều nguyên nhân và dù nó là nguyên nhân gì đi nữa thì nhiệm vụ đầu tiên và duy nhất của thiền sinh là phải ghi nhận cho bằng được cái chuyện đó, không có nên đi theo. Khi ánh sáng xuất hiện, người thiền sinh ngay lập tức hướng tâm đến để ghi nhận và không có quan trọng là cái đối tượng này nó có đẹp đến mức độ nào, nó có tuyệt vời như thế nào, nó thích thú như thế nào thì người thiền sinh vẫn luôn nhớ nhiệm vụ của mình đó là phải hướng tâm tới quan sát và ghi nhận đối tượng đó, chúng ta niệm “thấy, thấy, thấy”. Và khi niệm như vậy thì chúng ta không có nên dành quá nhiều thời gian cho đối tượng thấy đó, chúng ta chỉ nên niệm khoảng từ năm tới mười lần và nếu mà nó kéo dài và nó quá mãnh liệt thì tối đa là mười lăm lần, sau đó kéo tâm của mình quay lại cái đề mục ở bụng để tiếp tục ghi nhận.

Ngài giảng rằng khi người thiền sinh liên tục chánh niệm và ghi nhận trong thời thiền thì định tâm nó sẽ sinh khởi mạnh lên và lúc đó chúng ta sẽ thấy được những trạng thái như là ánh sáng, sự bình an, sự an vui, sự hỷ lạc thì đó là một hiện tượng bình thường và nó phản ánh nó là một dấu hiệu cho thấy định tâm được phát triển nó đang được vun bồi một cách tốt đẹp. Ngài giảng rằng khi xuất hiện những hiện tượng như hạnh phúc, ánh sáng, bình an, tĩnh lặng thì lúc này không phải là để thưởng thức những cảm giác đó để cảm thấy thích thú, để có thể ngồi lâu lại và hưởng thụ với cảm giác đó, đây không phải là công việc của thiền sinh, thiền sinh không có nên làm như vậy. Nhiệm vụ của người thiền sinh là phải liên tục ghi nhận chánh niệm những cảm giác đó, thì đó là nhiệm vụ người thiền sinh không có nên quên và nếu mà người thiền sinh để tâm mình chạy theo những cảm giác đó nó chìm đắm, thích thú và thưởng thức những cảm giác đó thì nó sẽ gây nên những hệ lụy rất là nguy hiểm, bởi vì khi này thì người thiền sinh mất chánh niệm do không có sự ghi nhận cho nên tâm dần dần yếu đuối, tâm nó yếu ớt không còn sự tinh tấn hay là tâm sở tầm hay là tâm chánh niệm hay là định tâm dần dần nó cũng sẽ suy yếu. Và trong khoảnh khắc mà thưởng thức những cảm giác bình an và tĩnh lặng này thì phiền não nó sẽ sinh khởi, rất là nhiều những phiền não như là sự tham, dính mắc v.v… nó sẽ sinh khởi lên trong khoảnh khắc mà người thiền sinh chạy theo những cảm giác đó. Ngài giảng rằng tất cả những hiện tượng mà mình cảm thấy hài lòng vì nó, cảm thấy những cảm giác hạnh phúc, an vui, cảm giác hỷ lạc, thích thú những lạc thọ, cái sự yên tĩnh của tâm, cái sự bình an của tâm v.v… tất cả những trạng thái đó nó xuất hiện trong thiền là một dấu hiệu của định tâm. Dù như vậy thì người thiền sinh cũng không có được thưởng thức, cũng không có được thích thú bất kỳ cảm giác nào, mà nhiệm vụ của người thiền sinh là phải liên tục ghi nhận, ghi nhận. Và chẳng hạn như đó là hạnh phúc mình niệm là “hạnh phúc, hạnh phúc” rồi mình quan sát, nếu nó là sự an vui bình an niệm là “bình an, bình an”, hỷ lạc niệm là “hỷ lạc, hỷ lạc” v.v… thì dù hiện tượng đi nữa thiền sinh vẫn liên tục ghi nhận chánh niệm, mà không bỏ sót, không bỏ quên, không có ở lại để thưởng thức và thích thú với đối tượng. Người thiền sinh không nên để tâm mình phát triển cái sự dính mắc, tham ái và thích thú trên đối tượng bởi vì đó là một trạng thái tâm phiền não và khi mà những trạng thái tâm phiền não này được người thiền sinh vun bồi trong tâm thì nó sẽ cản trở việc thiền tập và làm cho người thiền sinh bị dậm chân tại chỗ không có phát triển được trên con đường hành thiền. Cho nên rất là quan trọng Ngài Thiền Sư nhắc mọi người là không có nên thích và cũng không nên tham đắm vào những cảm giác hỷ lạc trong lúc hành thiền.

Người thiền sinh mà quên không có ghi nhận những cảm giác này để tâm mình trôi theo những cảm giác an lạc hạnh phúc này thì có nghĩa người thiền sinh trong khoảnh khắc đó là đang dừng lại sự tu tập chánh niệm của mình, người thiền sinh không có tiếp tục bước đi trên đường tu tập, trong khoảnh khắc đó người thiền sinh dừng lại và không đạt được sự tiến bộ. Cho nên rất là quan trọng Ngài Thiền Sư nhắc nhở quý thiền sinh luôn luôn có sự cẩn thận khi mà sinh khởi những trạng thái tâm là hỷ lạc, thích thú, an vui, bình an thì chúng ta luôn luôn nỗ lực để ghi nhận, không có cho phép cái tâm nó thích thú, dính mắc trên những đối tượng đó. Và chúng ta phải hiểu rằng chúng ta hành thiền không phải vì mục đích là đạt được những cảm giác này, chúng ta hành thiền vì những mục đích cao thượng hơn, những cảm giác này thì nó chỉ bình thường mà thôi, nó chỉ là những cảm giác nó không phải là mục đích cuối cùng mà chúng ta hướng đến trong con đường thực tập, mà chúng ta đang hướng đến một cái mục đích cao thượng hơn, một hạnh phúc cao thượng hơn, vĩ đại hơn. Ngài hy vọng thiền sinh có thể nắm được câu trả lời của Ngài và áp dụng một cách tốt đẹp.

Câu 5. Trong quá trình em hành thiền thì phía sau lưng và hai cánh tay nó xuất hiện một nguồn điện là nó rần rần khắp chỗ hai cánh tay và phần lưng. Và đôi lúc trong cuộc sống hằng ngày em không có thiền nhưng lúc mà tâm định lại một xíu là luồng điện đó nó cũng xuất hiện. Thì đó là hiện tượng gì ạ?

Ngài nói rằng khi ngồi thiền cũng như đi kinh hành, cái hoạt động hằng ngày mà chúng ta chánh niệm thấy được những trạng thái như là có điện chạy trong cơ thể của mình thì lúc này nhiệm vụ người thiền sinh đó là ghi nhận cảm giác này, hướng tâm đến và ghi nhận. Và nếu mà điện nó có một thân phần thì chúng ta hướng đến thân phần đó để ghi nhận, nếu điện chạy trên toàn thân thì chúng ta không nên ghi nhận toàn thân, mà chúng ta phải chọn điểm nào nó nổi bật nhất, chỗ nào mà điện nó mạnh nhất thì chúng ta hướng tâm tới đó và quan sát, thì khi mà quan sát tập trung như vậy thì nó có khả năng phát triển được định tâm một cách tốt đẹp.

Ngài giảng rằng khi mà đi kinh hành thì mình có đề mục chính đó là cái bàn chân từ mắt cá trở xuống, mình quan sát chuyển động cũng như cảm giác. Thì ở đây điện hay là những sự rung nó xuất hiện ở trên bàn chân của mình thì ở tư thế dù nó là dỡ, bước, đạp thì chúng ta đều hướng tâm quan sát cái điện đó, chỉ ở bàn chân nếu nó xuất hiện ở bàn chân thì chúng ta ghi nhận cảm giác đó. Trong đời sống hằng ngày chẳng hạn như chị đang duỗi tay ra để làm một việc đó mà chánh niệm thì lúc này điện nó có thể xuất hiện ở trong cánh tay và có thể là một cảm giác rung hoặc tê thì chúng ta cũng hướng tâm tới cảm giác này trên cánh tay mà chúng ta đang hoạt động đó để ghi nhận cảm giác điện và rung. Ngài hướng dẫn đến chị rằng mình phải cố gắng niệm cho chính xác và mình không có chần chờ lưỡng lự, chúng ta phải ngay lập tức hướng cái tâm tới và chìm sâu vào trong đối tượng để ghi nhận. Thì ở đây hay có tình huống đó là người thiền sinh khi gặp phải tình huống lạ, những hiện tượng lạ thì họ có cái sự lưỡng lự, họ phân vân không biết cái này là cái gì? Tại sao nó lại xuất hiện? Và không có dám đi sâu để ghi nhận. Thì ở đây Ngài khuyến khích chị cũng như các thiền sinh khác, dù hiện tượng nó là như thế nào, nó lạ như thế nào thì mình cũng phải luôn luôn không có lưỡng lự, mà ngay lập tức hướng tâm đến và nỗ lực chìm sâu, đi sâu vào đối tượng với sự cũng như sự chú tâm để hiểu được chuyện gì đang xảy ra, hiểu được hiện tượng như thế nào một cách nó rõ ràng thì chúng ta hướng tâm vào cái điểm mà nó nổi bật nhất của hiện tượng và quan sát để hiểu rõ đối tượng, dù đối tượng đó nó có xuất hiện ở trong tư thế nào là đang đi kinh hành, ngồi thiền hay là trong hoạt động hằng ngày thì chúng ta đều phải nỗ lực hướng tâm ghi nhận một cách chính xác và chìm sâu vào đề mục.

Câu 6. Khi mà con ngồi thiền trong phòng ngồi cạnh em bé sơ sinh hoặc là đối diện với em bé sơ sinh thì điều đó có được không? Tại vì con có nghe nói ngồi thiền thì nó thải độc cơ thể thì con sợ ảnh hưởng đến em bé. Và nếu nó ảnh hưởng như vậy thì con ngồi khoảng cách như thế nào thì an toàn.

Ngài trả lời rằng trong quá trình hành thiền thì chúng ta không có thải độc qua cái cách mà cô đang nghĩ, có nghĩa là thân nó không có thải độc qua môi trường như vậy, mà ở đây là chúng ta đang thanh lọc cái tâm, có nghĩa là chúng ta đang thanh lọc cái độc tố, những phiền não, những dơ bẩn ở trong nội tâm. Ở đây nếu em bé không có làm phiền gì tới việc hành thiền của mình thì việc ngồi gần em bé cũng không sao cả, nhưng nếu em bé mà làm phiền mình gây ồn ào hoặc là có những hành động xúc chạm mình chẳng hạn thì điều đó không nên, chúng ta nên chọn một nơi ngồi thiền nó phù hợp hơn. Ngài giảng rằng cô không nên lo lắng với việc mình ngồi thiền, mình thải độc ra để em bé bị ảnh hưởng này kia thì chuyện đó nó không có xảy ra. 

Ngài giảng rằng khi chúng ta hành thiền thì phát triển được chánh niệm và tâm định, cùng vô số những tâm tốt khác cho nên khi phát triển được nhiều tâm tốt trong khoảng thời gian như vậy thì thân của chúng ta nó cũng được ảnh hưởng và nó cũng được trong sạch. Thì chuyện này nó xảy ra như sau: thân tức là những yếu tố vật chất trong thân của chúng ta thì nó có nhiều yếu tố sinh khởi từ tâm, có nghĩa là trạng thái tâm nó sanh lên những trạng thái vật chất cho nên nếu mà tâm của chúng ta được trong sạch, nó toàn là những tâm thiện tâm tốt thì nó sẽ dẫn đến nó sanh ra những trạng thái vật chất nó cũng tốt. Và khi mà những trạng thái vật chất tốt như vậy thì chúng ta cảm thấy thân của chúng ta nó được khỏe mạnh hơn, đôi khi nó cũng bớt đi những chất độc tố nhưng mà cái việc hành thiền thì nó không có sẽ diễn theo kiểu chúng ta vẫn nghĩ đó là nó thải những chất độc ra môi trường, qua không khí v.v… thì nó không có xuất hiện ở trạng thái như vậy, mà nó vận hành theo cách mà Ngài Thiền Sư vừa giải thích đó là tâm thiện nó sinh khởi lên những trạng thái vật chất nó tốt cho nên thân được khỏe mạnh. Ngài hy vọng cô có thể nắm được cách giải thích của Ngài.

Câu 7. Trước khi đi ngủ thì em thường hay thiền một khóa rải tâm từ, em thường hay bị gửi những ý niệm lành thì em có hiện tượng là toàn thân em rung động, em không biết hiện tượng này nó như thế nào?

Ngài giảng rằng việc mà thân của chúng ta nó bị rúng động thì nó không phải xuất phát từ việc rải tâm từ, mà lý do là trong lúc này lúc mà rải tâm từ đó hoặc là lúc chia phước thì chúng ta có được một chút tâm định, cũng như những trạng thái tâm chánh niệm ngắn trong khoảnh khắc này cho nên nó mới sanh ra những hiện tượng như vậy, đó là do tâm định và tâm chánh niệm. Hoặc là lý do giải thích thứ hai đó là suốt cả ngày thì chúng ta phát triển tâm chánh niệm cho nên vào thời điểm cuối ngày, có thể lúc mà chúng ta nghỉ ngơi nằm xuống thì chúng ta sẽ thấy rõ được những sự di động, sự rung của các thân phần, chúng ta sẽ cảm nhận nó một cách rõ ràng hơn. 

Ngài nói đây cũng là một việc tốt thôi, đó là người thiền sinh thấy được các hiện tượng nó sinh khởi trên thân của mình và hiểu được nó, mà không có để tâm của mình nó phóng chạy đó đây, nó chạy theo nó chìm đắm vào những suy tưởng, những suy nghĩ, dự định cũng như các phiền não. Ở đây người thiền sinh trong từng khoảnh khắc dù ngoài thời thiền, đến trước khi đi ngủ thì luôn luôn giữ chánh niệm trên thân được như vậy thì rất là tốt và mình nỗ lực để giữ chánh niệm trên thân cũng như tâm của mình, không để nó rơi vào sự suy tưởng cũng như các phiền não. Ngài hy vọng chỉ có thể giải đáp được thắc mắc rồi ạ.

Câu 8. Những lúc mà con ở một mình thì con có thể giữ chánh niệm được nhưng lúc quay lại công việc cùng lúc phải làm nhiều việc cho kịp 1:19 hay là phải trao đổi nói chuyện với những người xung quanh thì những hoạt động hằng ngày nó diễn ra khá nhanh thì con hầu như không giữ được chánh niệm. Những lúc như vậy, những lúc mình phải sống trong cuộc sống hằng ngày như vậy thì con không biết mình sẽ phải quan sát hoặc mình phải để tâm vào cái gì khi hành động nó xảy ra hơi nhanh trong lúc chánh niệm mình còn quá yếu?

Thì Ngài trả lời câu hỏi của chị như sau: là không có dễ dàng để mà phát triển chánh niệm trong mọi hoạt động của đời sống, đây là một việc khó. Có ba lý do mà việc chánh niệm liên tục trong hoạt động hằng ngày ngoài khóa thiền nó là khó khăn: thứ nhất là những hoạt động chúng ta làm nó rất là nhanh cho nên tâm mình khó mà bắt kịp, thứ hai là định tâm chúng ta chưa có phát triển được một cách mạnh mẽ để có thể bắt kịp được đối tượng và thứ ba là chánh niệm chúng ta chưa được phát triển cho nên nó không có quen việc ghi nhận, do ba lý do này mà thiền sinh cảm thấy khó khăn trong đời sống là chúng ta giữ chánh niệm. Nếu mà thiền sinh có ước muốn thực tập thì Ngài chỉ như sau: 

_ Thứ nhất là tập từ cái dễ trước. Chúng ta chọn một hoạt động nó dễ và chúng ta tự tin là chúng ta có thể chánh niệm được nó, hoạt động này có thể chẳng hạn như hoạt động hằng ngày, ngày nào chúng ta cũng làm hết chẳng hạn như rửa chén hoặc là tắm hoặc là chúng ta đi bộ từ phòng làm việc đến nhà vệ sinh chẳng hạn, chúng ta chọn một hoạt động như vậy và ngày nào chúng ta tới hoạt động đó thì chúng ta nhớ để làm. Chúng ta cần phải lên lịch trước, chẳng hạn như chúng ta cần phải viết ra sổ hoặc là ghi thời gian chẳng hạn dậy đi đánh răng là thời gian chúng ta cần phải chánh niệm hằng ngày chẳng hạn như vậy thì chúng ta phải lên lịch và tới thời điểm đó chúng ta nỗ lực thực hành chuyển hóa. Và Ngài giảng rằng phải chọn hoạt động nó thật là dễ và chúng ta có sự tự tin là trong hoạt động này mình có thể chánh niệm được. Đầu tiên mình chọn vài hoạt động như vậy và khi mình thực hành một khoảng thời gian cảm thấy mình đã thuần thục rồi, trong những hoạt động này mình đã có thói quen chánh niệm thì chúng ta bắt đầu thêm vào một vài hoạt động khác và chúng ta cứ tiếp tục, tiếp tục như vậy thì chánh niệm trong đời sống hằng ngày nó sẽ được vun bồi phát triển tốt đẹp. 

Thì Ngài giảng rằng chúng ta phải chọn cái dễ trước và khi mà chúng ta thực hành nó thuần thục cái dễ đó rồi, nó quen thuộc rồi thì chúng ta bắt đầu thêm vào, thêm vào những hoạt động khác và dần dần chúng ta sẽ vun bồi được rất là nhiều tâm chánh niệm trong đời sống hằng ngày.

Ngài nói thêm rằng do chúng ta làm những việc hằng ngày rất nhanh chóng cho nên chúng ta khó mà niệm một cách chi tiết đối tượng, chẳng hạn như là dỡ tay lên, hạ tay xuống, co tay vào, duỗi tay ra, chẳng hạn chúng ta niệm như vậy thì đôi khi nó sẽ hơi khó đối với thiền sinh. Thì đầu tiên hãy thử niệm tổng quát trước, chẳng hạn như khi đang tắm thì chúng ta niệm là “đang tắm, đang tắm”, chúng ta hay biết một cách tổng quát những hoạt động tay, chân và toàn thân, những cảm giác trên cơ thể. Ngài giảng rằng đương nhiên là nếu mà chúng ta có khả năng niệm chi tiết thì nó sẽ tốt hơn, chẳng hạn người thiền sinh khi ăn mà niệm được là “dỡ tay lên, hạ tay xuống, nhai, nuốt” thì nó rất là tốt nhưng nếu cảm thấy không có đủ thời gian, cũng như không có làm được chúng ta cứ chánh niệm một cách tổng quát là kiểu như niệm “đang ăn, đang ăn” hoặc là niệm “ăn, ăn, ăn” hay là hay biết một cách tổng quát như vậy; hoặc là khi đi thì sẽ khó cho chúng ta trái bước, phải bước, chúng ta cứ niệm là “đi, đi, đi, đi” chúng ta hay biết như vậy. Và hãy thử bắt đầu bằng niệm tổng quát và khi mà chúng ta có sự tự tin thì chúng ta có thể đi vào niệm chi tiết, đương nhiên niệm chi tiết nó sẽ tốt hơn là niệm tổng quát.

Người thiền sinh không chỉ làm một lần hai lần, mà người thiền sinh phải nỗ lực lặp đi lặp lại, nỗ lực chánh niệm lặp đi lặp lại những hoạt động trong đời sống hằng ngày của mình và chúng ta làm nó mỗi ngày. Để làm được việc này thì chúng ta cần phải có một cái tâm nhắc nhở ghi nhớ việc chánh niệm, chẳng hạn như vào lúc sáng sớm vừa mới thức dậy thì chúng ta phải nhắc nhở bản thân mình là hôm nay mình phải chánh niệm những hoạt động như sau: ví dụ như đi bộ, tắm, rửa chén ví dụ như vậy và chúng ta nhắc trong ngày hôm đó thì chúng ta nỗ lực hoàn thành được những việc đó trong chánh niệm, nếu như chúng ta rớt chánh niệm thì cố gắng vào lần sau cố gắng để giữ lại để phát triển cho tâm chánh niệm. Ngài hy vọng là chị có thể nắm được câu trả lời.

Câu 9. Trước khóa thiền thì con bị cận thì con được biết những lần hành thiền tốt và chánh niệm tốt thì mình sẽ có khả năng hết cận. Điều này có đúng không? Và làm thế nào mắt con có thể điều tiết tốt hơn vì trong quá trình con thiền thì con cảm nhận những thời thiền sau khi con thiền xong thì mắt có thể sáng hơn, mình nhìn mọi vật rõ ràng hơn. Nhưng cũng có thời thiền sau khi mình thiền xong thì mắt cảm thấy yếu hơn và nhìn lại không rõ hơn bằng.

Ngài trả lời câu hỏi này rằng là không có riêng gì một thiền sinh hỏi mà cũng có nhiều người quan tâm tới vấn đề này. Thì có nhiều người họ hỏi về rất nhiều bệnh tình khác nhau, có những bệnh chẳng hạn như ung thư thì người ta đi thiền với hành thiền thì họ thưa: “con tới đây hành thiền với mong muốn là để chữa cái bệnh ung thư thì không biết có hết hay không?”. Ngài giảng rằng ở phương diện một người thầy thì Ngài có thể nói không thể hứa trước được, Ngài không đảm bảo là việc hành thiền nó sẽ hết bệnh vì bệnh sinh ra bởi nhiều nguyên nhân và trong đó nó tùy thuộc vào nghiệp của người đó đã tạo nữa, thì do những hành động, những bất thiện nghiệp trong quá khứ chúng ta đã tạo thì bây giờ nó sinh ra những căn bệnh như vậy cho nên rất là khó để đảm bảo. Nhưng ở phương diện người thầy dạy thiền thì Ngài có niềm tin rằng đối với những thiền sinh tinh tấn thực hành thì có khả năng vượt qua được những căn bệnh, cũng đã có nhiều người vượt qua được những căn bệnh như vậy. Nhưng ở đây thì không có ai có thể đảm bảo được về việc là hết bệnh thì chắc chắn không. 

Chúng ta tới đây với mục đích chính và trên hết đó là chúng ta lọc những căn bệnh của tâm. Thì trong tâm của ta có rất nhiều những chướng bệnh, những vấn đề và có thể gọi là những vi khuẩn, những vi rút, những chất độc hại trong tâm của chúng ta rất là nhiều và chúng ta đi hành thiền là loại bỏ những dơ bẩn, bệnh tật, những chất độc này. Cái thân bệnh thì nó có thể làm chúng ta khổ một kiếp này mà thôi nhưng tâm bệnh thì nó làm chúng ta khổ hết kiếp này đến kiếp khác và khi mà một tâm bị bệnh đó, một cái tâm dơ bẩn đó thì nó cũng sinh ra những thân bệnh, có nghĩa là tâm mà phiền não thì nó sinh ra những căn bệnh ở trên thân, mà nó không chỉ sinh ra trong một kiếp này mà thôi, trong những kiếp sống tương lai nếu mọi người không có thanh lọc những phiền não, những bệnh trong tâm thì những thân bệnh lại tiếp tục lặp lại nữa. Do đó chúng ta hành thiền với mục đích là thoát khỏi những căn bệnh của tâm thì khi mà tâm chúng ta khỏe mạnh, nó hết những bệnh tật thì chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc, sự an vui, thoát khỏi tất cả những cái khổ đau. 

Thời pháp sáng hôm nay đã kết thúc thì Ngài chấm dứt cái buổi hỏi pháp hôm nay và chúc cho tất cả mọi người tinh tấn thực hành để có thể loại bỏ tất cả những căn bệnh của tâm, đạt được hạnh phúc an lạc cao thượng. 

Sādhu! Sādhu! Sādhu! 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app