VIPASSSANA ONLINE: TRÌNH PHÁP & HỎI ĐÁP CÙNG THIỀN SƯ NYANAVUDHA NGÀY THỨ 11 (5/8/2021)

 

HỎI ĐÁP CÙNG THIỀN SƯ NYANAVUDHA 5/8/2021

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy)

Hôm nay là buổi hỏi đáp cuối cùng và hôm nay cũng là ngày thiền cuối cùng của khóa thiền. Thì nhóm thiền sinh Đà Lạt của chúng con có cúng dường một bữa ăn vào ngày hôm nay ngày mùng 5 tháng 8 năm tới thiền viện 1:54 chi nhánh trong rừng, con xin với sự tri ơn và biết ơn tới Ngài đã tổ chức khóa thiền, đã hướng dẫn tất cả quý thiền sinh, cũng như nhóm của chúng con. Và con cũng xin hồi hướng phước báu này tới Ngài, cũng như chia phước đầy đủ đến tất cả quý thiền sinh và tất cả chúng sanh.

Câu 1. Dạ thưa Ngài có rất nhiều phương pháp hành thiền khác nhau. Trong phương pháp hành thiền Vipassana thì con được biết là có rất nhiều phương pháp, có những phương pháp thiên về Tứ niệm xứ, cũng như là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp, cũng có những phương pháp phát triển định trước sau đó mới chuyển sang quán. Thì con không biết những phương pháp nào là nó sẽ đi đúng chánh đạo cũng như những lời dạy của Đức Phật thanh lọc được tâm ý. Và con cũng băn khoăn không biết là mình phù hợp với phương pháp nào? Và con muốn hỏi rằng con có nên thử thực hành nhiều phương pháp để tìm ra cách thực hành phù hợp nhất với mình hay không?

Câu trả lời của Ngài như sau: Đức Phật thì Ngài đã tự Ngài dạy về bốn niệm xứ trong bài kinhh 8:55 và khi Ngài dạy như vậy thì chúng ta được biết qua phương pháp hành thiền Vipassana, cũng như phương pháp thiền minh sát. Thì ở đây Ngài dạy về bốn niệm xứ đó là: thứ nhất là những đề mục chúng ta ghi nhận thuộc về thân, thuộc về những cử động của thân, cũng như những hiện tượng về vật chất trên thân của chúng ta; thứ hai là những đề mục về cảm giác, tức là cảm thọ dễ chịu, khó chịu và trung tính; thứ ba là những hiện tượng về tâm hay là cái tâm hay biết của mình, những trạng thái tâm và đối tượng thứ tư đó là các pháp, thì tất cả các pháp.

Ở đây có những vị thầy dạy những phương pháp khác nhau về phương pháp thiền minh sát, Ngài nói rằng ở đây khác nhau chỉ khác về đối tượng ghi nhận mà thôi, chớ không có khác về cách thực hành, cũng như con đường thực hành bởi vì con đường thực hành thì khi thực hành đều giống nhau cả, mà chỉ khác nhau về đối tượng ghi nhận. Chẳng hạn có một số vị thầy dạy về đề mục phồng xẹp, là đề mục khởi đầu cho việc hành thiền; có một số vị với việc bắt đầu là hơi thở ra hơi thở vào; vị khác thì lại bắt đầu từ cảm giác và một số vị thì bắt đầu bằng ghi nhận tâm của mình. Ở đây mỗi vị thầy đều có cách ghi nhận khác nhau, tuy nhiên phương pháp thực hành thì lại giống nhau, cách thức thực hành cũng như con đường hành trì đều là như vậy: cách thức ghi nhận, phát triển chánh niệm đều giống nhau.

Và đối với một số thiền sinh thì họ rất là dễ quan sát đối tượng thuộc về thân chẳng hạn như phồng xẹp nhưng mà có một số thiền sinh khác thì lại rất khó khăn; cũng như vậy có một số thiền sinh thì rất là dễ ghi nhận hơi thở và có thể an trụ tâm vào hơi thở một thời gian rất là lâu nhưng một số khác thì lại rất là khó khăn; thì ở đây những cảm giác thuộc tâm cũng như các pháp cũng vậy. Ở đây chúng ta được hướng dẫn chú tâm vào một đối tượng nổi bật nhất, chẳng hạn như đối với phương pháp chúng ta thực hành ở đây thì ghi nhận chuyển động phồng xẹp nó rất là nổi bật nó thuộc về thân. 

Và Ngài nói rằng cái sự phát triển trong thiền tập của một vị thiền sinh thì nó tùy thuộc vào Ba-la-mật, cũng như phẩm tính Ba-la-mật của vị đó, Ba-la-mật ở đây có thể hiểu rằng là người này trong quá khứ họ đã có sự thực hành, trong những kiếp quá khứ họ đã có thực hành chẳng hạn như họ đã có thực hành qua đề mục đó nhiều lần trong quá khứ, cũng như họ đã có định tâm nó được vun bồi trong nhiều kiếp sống thì có thể bây giờ gặp đối tượng đó thì người ta tiếp tục nó rất là dễ dàng. 

Ngài nói công thức chung thì như vậy, khi một người thiền sinh ghi nhận đề mục là phồng xẹp là lấy phồng xẹp làm đề mục chính để định, thì lúc đó có những cảm giác nó sinh khởi nổi bật lên thì họ cũng phải ghi nhận hay là những trạng thái tâm nó nổi bật lên người đó cũng phải chánh niệm; hay là những các pháp như là sự nghe, sự thấy, sự nếm v.v… nó xuất hiện thì người thiền sinh phải hướng tâm đến để ghi nhận các pháp này. Cho nên là bốn niệm xứ nó đều được thực hành trong phương pháp là hành thiền lấy đề mục chính là phồng xẹp.

Ở đây cũng vậy những phương pháp mà thiền sinh thực hành bằng thiền hơi thở lấy đề mục hơi thở làm đề mục chính, thì những cảm thọ, những trạng thái tâm hay là các pháp mà nó nổi bật lên thì người đó cũng phải chánh niệm hay biết những đề mục đó. Và có một số phương pháp mà thiền sinh thực hành như là lấy cảm thọ làm đề mục chính, khi mà ghi nhận cảm thọ như vậy thì có những trạng thái của thân, có những đặc tính của thân như là sự chuyển động căng hay là sự di chuyển của thân phần, người đó phải có sự ghi nhận chánh niệm những hoạt động của thân nó diễn ra. Cũng vậy khi các trạng thái tâm nó sinh khởi, người thiền sinh cần phải chánh niệm vào các pháp như nghe, thấy, ngửi, nếm v.v… người đó cần phải có sự chánh niệm. Ngài nói vấn đề chung ở đây mà người thiền sinh phải nắm được trong cái pháp hành Vipassana đó là chúng ta phải thực hành đầy đủ bốn niệm xứ và nếu mà niệm xứ nào nó nổi bật lên thì người thiền sinh phải ngay lập tức hướng tâm đến để phát triển sự chánh niệm ghi nhận trên đề mục đó.

Thiền sinh có hỏi là có hai phương pháp bắt đầu bằng với Vipassana: 

_ Phương pháp thứ nhất đó là người thiền sinh phát triển định trước qua các đề mục của thiền định, sau đó khi phát triển được định tâm rồi thì người thiền sinh chuyển qua thiền quán. 

_ Và cách thứ hai là người thiền sinh đi thẳng vào thiền quán.

Ở đây Ngài nói hai phương pháp này thì chọn phương pháp nào là tùy thiền sinh và cái này nó tùy thuộc vào Ba-la-mật mà chúng ta đã vun bồi, cũng như phương pháp chúng ta thực hành trong quá khứ mỗi người nó mỗi khác nhau. Chẳng hạn có những thiền sinh trong quá khứ đã thực hành về thiền định, đã vun bồi bằng hành thiền định và bây giờ bắt đầu thiền định rất là dễ dàng, dễ dàng có được sự định tâm cho nên người này bắt đầu bắt tay vào việc hành thiền định trước, sau đó phát triển được định tâm người này chuyển qua thiền quán. Và có một số thiền sinh lại rất dễ dàng khi mà bắt đầu ngay với đề mục Vipassana thì điều này Ngài nói tùy thuộc vào mỗi người và nó không có một nguyên tắc chung, mà nó tùy thuộc vào từng cá nhân, tùy thuộc vào Ba-la-mật, vào những phẩm tính chúng ta đã vun bồi trong cá nhân trong nhiều kiếp quá khứ. 

Ngài nói một số thông tin để thiền sinh được nắm rõ hơn về sự khác biệt giữa pháp là chỉ hành thiền định không và hành thiền minh sát. Thì một người mà hành thiền định samatha thì người đó phát triển được tâm định và khi chỉ mà hành thiền Vipassana không mà thôi thì người này không thể phát sinh được tuệ giác được vì mục đích cuối cùng của samatha đó là phát triển định tâm, do đó khi mà không thể phát sinh được những tuệ giác thì người này không thể thành tựu được Niết bàn. Và thiền Vipassana nó lại có công năng đó là phát sinh những tuệ giác, đó là mục đích của thiền Vipassana là thành tựu Niết bàn thông qua những tuệ giác từ nhỏ đến lớn dần dần được phát triển.

Và cái khác biệt thứ hai đó là khác về đối tượng. Đối tượng của việc hành thiền samatha hành thiền định đó là đề mục thuộc về tục đế 21:21, có nghĩa cái đề mục này nó không có thật mà nó chỉ là một sự thật chế định, một cái sự đặt tên một sự chế định nó thuộc tục đế. Nhưng đề mục thuộc Vipassana thì nó là đề mục chân đế, đề mục của Vipassana là những hiện tượng mà nó có thật, nó xảy ra ngay trong khoảnh khắc hiện tại ở trên thân, cũng như ở trong tâm của hành giả, những hiện tượng này thuộc về chân đế. 

Hành thiền samatha thì không thể tận diệt được phiền não tận gốc rễ của nó, mà phương pháp thiền định này chỉ giúp cho hành giả đè nén được phiền não tiềm hạ 22:32, không cho những phiền não nó sinh khởi trong khoảnh khắc hiện tại. Nhưng gốc rễ phiền não thì nó vẫn còn và trong tương lai nếu mà mất định tâm thì phiền não nó lại sinh khởi trở lại. Tuy nhiên hành thiền 22:48 thì nó có khả năng tận diệt tất cả những phiền não tận gốc rễ, những phiền não ngủ ngầm nó tận diệt một cách hoàn toàn. 

Hành thiền định thì người thiền sinh hành thiền duy nhất một đối tượng, không có được đổi qua đổi lại nhiều đối tượng, không có ghi nhận đối tượng này qua đối tượng khác, mà tâm phải chuyên chú duy nhất một đối tượng thôi. Tuy nhiên thiền Vipassana thì đối tượng nào mà nó nổi bật ở trong thân và tâm của mình thì người thiền sinh cứ hướng tâm tới đó để ghi nhận, hết cái này tới cái khác, có nghĩa thiền Vipassana thì những đối tượng nó thay đổi một cách liên tục hay thiền sinh có thể thấy được sự sinh diệt chẳng hạn, khi sinh diệt như vậy đối tượng liên tục thay đổi. 

Khi thực hành theo phương pháp samatha có thể chúng ta có một tà kiến rằng: “thiền trực tiếp vào phương pháp Vipassana thì nó không có phát triển được định tâm” thì Ngài nói không phải như vậy. Thiền định samatha thì phát triển được định tâm và Vipassana cũng phát triển được định tâm bởi vì chỉ với tâm định đó là sát na định trong Vipassana thì người thiền sinh mới có khả năng thấy được những tuệ giác. 

Ngài giảng rằng thiền sinh chúng ta khi thực hành những phương pháp như vậy thì thiền định, thiền minh sát thì chúng ta có thể có sự phân vân, cái sự lưỡng lự là không biết mình nên thực hành thiền định trước hay là mình vào mình thiền quán luôn. Ở đây sự phân vân như vậy cũng là chuện bình thường nhưng nếu thiền sinh hỏi Ngài là con nên thực hành gì trước? Thì ở phương diện của Ngài thì Ngài đã là người thầy dạy về phương pháp thiền Vipassana một cách trực tiếp thì Ngài sẽ khuyên theo khả năng của Ngài, cái sự hay biết của Ngài đó là thiền sinh nên thực hành thẳng vào thiền Vipassana. Ngài giảng rằng khi mà nhận được lời khuyên mà quý thiền sinh vẫn còn phân vân thì mình hãy thử chọn một cái và khi chọn như vậy thì chúng ta thực hành hết sức với sự nỗ lực cố gắng của mình, chẳng hạn người thiền sinh chọn thực hành Vipassana đi thẳng vào Vipassana thì người thiền sinh cần phải thực hành đúng theo hướng dẫn của vị thầy một cách nỗ cố gắng có sự quyết tâm. Và khi dốc hết sức nỗ lực như vậy thì cần có thời gian thực hành là từ một tới vài tháng một cách liên tục, thì Ngài dặn là tối thiểu là một tháng với sự nỗ lực liên tục như vậy, mà nếu người thiền sinh vẫn cảm thấy không hài lòng về sự tiến bộ của mình, cảm thấy mình không phù hợp thì lúc đó chúng ta mới có thể kết luận. Còn nếu chúng ta thực hành một cách hời hợt, dễ duôi và thực hành trong một thế gian ngắn mà chúng ta đã vội kết luận thì kết luận có thể nó không có chính xác. Cũng vậy nếu người thiền sinh chọn là mình sẽ thực hành thiền samatha tức thiền định trước thì chúng ta cũng nên thực hành với sự nỗ lực quyết tâm không có dễ duôi và một thời gian nó phải có tính vừa phải, không quá ngắn. Thì khi thực hành một vài tháng như vậy mà chúng ta cảm thấy kết quả nó làm chúng ta không hài lòng trong phương pháp thiền samatha thì chúng ta mới có thể tạm thời kết luận. Còn nếu thực hành quá ngắn, cũng như thực hành quá hời hợt thiếu sự nỗ lực thì chúng ta không thể nào kết luận về phương pháp đó.

Trong phương pháp hành thiền Vipassana cũng vậy, có rất nhiều vị thầy hướng dẫn phương pháp khác nhau thì khác nhau ở đây là những đối tượng chính mà người đó tập trung vào giai đoạn mới bắt đầu hành thiền. Có người thầy người ta dạy về phương pháp là niệm thân trước, lấy thân làm đề mục chính. Có những vị lấy tâm làm đề mục chính hay lấy thọ làm đề mục chính v.v… Thì ở đây khi mà phân vân lưỡng lự, chúng ta nên chọn một vị thầy và khi chọn như vậy thì chúng ta nỗ lực thực hành hết lòng hết sức với sự nỗ lực trong một khoảng thời gian là một tới vài tháng, khi thực hành với sự nỗ lực liên tục như vậy mà kết quả không có như chúng ta mong muốn, chúng ta mong đợi, chúng ta không có hài lòng, chúng ta cảm thấy không có tiến bộ lắm về phương pháp này thì chúng ta có thể đổi qua một phương pháp khác. Nhưng ở đây Ngài nói mình phải thực hành thứ nhất là một khoảng thời gian đủ lâu và thứ hai là cần có sự nỗ lực cố gắng trong phương pháp đó. Và nếu chúng ta cảm thấy sau thực hành một thời gian như vậy mà chúng ta hài lòng với phương pháp này, chúng ta có thể có khả năng ghi nhận được, có khả năng phát triển được trong việc thiền tập thì chúng ta cứ tiếp tục phát triển trên phương pháp thiền đó. Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải đáp được thắc mắc của thiền sinh.

Câu 2. Kính thưa Ngài sau khóa học này với công việc của đời thường rất là bận rộn thì chúng con nên dành mỗi ngày ít nhất là bao nhiêu thời gian để ngồi thiền và đi kinh hành?

Ngài dạy rằng sau khi hoàn thành khóa thiền thì quý thiền sinh tốt nhất nên duy trì tối thiểu là hai giờ mỗi ngày, có nghĩa là hai thời thiền mỗi ngày và mỗi thời như vậy là một tiếng đồng hồ tối thiểu, nếu có thời gian thì quý thiền sinh thiền thêm thì rất là tốt. Ở đây một thời thiền thiền sinh hành vào buổi sáng và một thời mình hành vào buổi chiều, như vậy là tốt nhất bởi vì khi buổi sáng mà chúng ta vừa thức dậy khi chúng ta hành thiền thì chúng ta sẽ giữ được bắt đầu ngày mới nó rất là tươi mới, này rất là tràn đầy năng lượng với sự chánh niệm và tâm nó ít phiền não; buổi chiều thì chúng ta thời thiền như vậy thì có những vấn đề nó xuất hiện ở trong ngày thường của chúng ta có những vấn đề như phiền não chẳng hạn nó sinh khởi thì ở đây một thời thiền nó sẽ giúp quân bình nội tâm của quý vị và giúp cho quý vị được bình tỉnh, định tĩnh, bình an suốt cả ngày. Thì ở đây chúng ta tối thiểu nên có hai thời, (dạ Ngài nói là buổi tối ạ) ở đây hành giả thiền vào buổi tối thì cả ngày có những vấn đề phát sinh thì buổi tối tâm nó sẽ được bình tỉnh, bình an. Và khi mà có thời gian thì người thiền sinh thực hành thêm một tiếng đi kinh hành và trong một tiếng đi kinh hành này thiền sinh có thể chia thời gian ra hoặc là trong những việc đi lại trong đời sống của mình chẳng hạn như đi ra bãi giữ xe hay là đi tới đi lui chỗ này chỗ kia, chúng ta giữ tâm chánh niệm hay biết, chúng ta có thể niệm thầm cùng với sự quan sát là trái bước phải bước hoặc chúng ta có thể niệm là “bước, bước, bước”.

Ở đây Ngài nói một thời vào buổi sáng, một thời vào buổi tối thì lời khuyên là như vậy nhưng tùy vào tình hình sắp xếp thời gian của thiền sinh, đôi khi chúng ta có những thời gian phù hợp hơn chẳng hạn như chúng ta sắp xếp được bất cứ thời gian rảnh nào thì chúng ta ngồi thiền nó đều tốt cả, không có cố định, không có bắt buộc là phải đúng vào hai thời buổi sáng và buổi tối như vậy. Ngài nói hai thời đó là tối thiểu mà người thiền sinh nên có để có thể giữ được sự quân bình, tốt hơn nữa thì người thiền sinh nỗ lực thêm thời gian, ba thời, bốn thời trong một ngày thì nó rất là tốt. 

Câu 3. Trong lúc ngủ thì thiền sinh có thể chánh niệm được hay không? Và có cần phải chánh niệm trong lúc ngủ hay không?

Khi vào giấc ngủ thì thiền sinh không cần chánh niệm nếu rơi vào giấc ngủ sâu thì chắc chắn thiền sinh không thể chánh niệm lâu trong lúc ngủ được và trong lúc ngủ này thì tâm người thiền sinh nó sinh khởi những trạng thái tâm sở khác nhau cho nên người thiền sinh không có chánh niệm được và trong lúc này thì tâm của người thiền sinh cũng không có cái sự hay biết về những trạng thái này. Và nếu mà rơi vào một giấc ngủ sâu thì có một trạng thái tâm là cái tâm hộ kiếp là bhavanga nó sinh khởi liên tục, thì ở đây tâm bhavanga này sinh khởi thì mình cũng không có chánh niệm được trạng thái tâm hộ kiếp này. Tuy nhiên bình thường với những thiền sinh mới thực hành thì việc chúng ta nằm mơ thì chúng ta khó mà chánh niệm được nhưng nếu người thiền sinh phát triển được một cái chánh niệm nó vững chắc và nó vững mạnh thì trong những giấc mơ thì người thiền sinh cũng có những khoảnh khắc người thiền sinh chánh niệm được trong lúc mơ, thì đây là khi mà chúng ta đã thực hành một khoảng thời gian và chánh niệm được phát triển thì thiền sinh sẽ tự động trong những giấc mơ mình, chúng ta phát triển được cái sự hay biết. 

Ngài giảng rằng khi người thiền sinh hành thiền và phát triển được tâm chánh niệm nó liên tục mạnh mẽ rồi thì trong lúc ngủ đó người thiền sinh sẽ hay biết một cách rất rõ ràng cái sự thay đổi tư thế của mình, cái thân của chúng ta đôi lúc nó nghiêng qua bên phải thì ngay lập tức chúng ta biết tác ý nghiêng và chuyển động của cơ thể, chúng ta sẽ ghi nhận tiến trình một cách rất là rõ ràng là muốn nghiêng rồi nghiêng nghiêng, nghiêng, thì ở đây khi chánh niệm thiền sinh phát triển mạnh và nó được liên tục thì việc chánh niệm trong lúc ngủ, trong lúc chúng ta xoay chuyển, cái tư thế nghiêng qua phải, nghiêng qua trái như vậy nó xảy ra một cách tự động, tự nhiên. Thì không có riêng gì việc thay đổi tư thế, những cử động, mà những tác ý thì người thiền sinh trong lúc ngủ cũng hay biết nó rất là rõ ràng, chẳng hạn mình có sinh khởi lên tác ý là muốn co tay lại lúc ngủ thì ngay lập tức người thiền sinh biết được tác ý đó và ghi nhận được chuyển động co tay luôn. Thì co tay, duỗi chân v.v… tất cả những hoạt động trong lúc ngủ thì người thiền sinh có thể chánh niệm được rất là rõ ràng khi những hoạt động đó nó xuất hiện. 

Ngài nói điều quan trọng mà người thiền sinh cần phải để ý trên hết là trước khi đi ngủ và vừa khi thức dậy, thì trước khi đi ngủ thì người thiền sinh phải chánh niệm một cách rất là cẩn trọng từng hoạt động nhỏ cho đến khi mình nằm xuống và mình chìm vào giấc ngủ thì lúc đó mới thôi và lúc mà thức dậy cũng vậy, vừa khoảnh khắc thức dậy thì người thiền sinh ngay lập tức chánh niệm là “thức, thức, thức” và chánh niệm những tác ý cũng như những cử động của thân một cách rất là cẩn thận, thì đây là một điểm mà thiền sinh cần phải lưu ý. Ngài hy vọng là câu trả lời của Ngài sẽ giải đáp được thắc mắc của thiền sinh ạ.

Câu 4. Sau khóa thiền trở lại cuộc sống hằng ngày có nhiều việc sẽ khiến tâm của con sinh khởi những trạng thái tham, sân, si. Lúc đó theo lời dạy thì ngay lập tức con sẽ hướng tâm đến và ghi nhận những trạng thái này. Nhưng con chưa biết cách nào để thoát khỏi những trạng thái tâm này nếu mà nó xuất hiện. Thì để cho cái tâm của mình nó không bị cuốn trôi theo dòng cảm xúc.

Ngài trả lời câu hỏi này rằng khi mà những trạng thái tâm này nó xuất hiện đó thì ngay lập tức mình có tâm chánh niệm, tuy nhiên nếu tâm chánh niệm mình nó yếu thì nó chỉ xuất hiện lên một vài cái niệm yếu ớt muốn thôi, nó không có đủ mạnh. Cho nên nếu muốn cho nó biến mất hoặc  những phiền não này nó chấm dứt thì cái niệm nó phải đủ mạnh, muốn niệm chúng ta nó đủ mạnh thì chúng ta phải tiếp tục thực hành mỗi ngày. Ở đây người thiền sinh tối thiểu là nên thực hành hai thời thiền mỗi ngày giống như Ngài vừa hướng dẫn và nếu mà có thể thu xếp được thời gian nhiều hơn thì càng tốt hơn nữa. Trong những hoạt động hằng ngày thì chúng ta nên có sự chánh niệm chú tâm và ghi nhận những hoạt động, những cử động của thân.

Để phát triển được những tâm chánh niệm trong hoạt động hằng ngày thì chúng ta nên chọn ra một số hoạt động mà chúng ta sẽ tiến hành chánh niệm và những hoạt động này thì nó phải dễ chánh niệm và chúng ta cảm thấy đủ tự tin để có thể chánh niệm được những cử động này. Ở đây Ngài có nêu ra một số ví dụ chẳng hạn như khi chúng ta đang ăn sáng, chúng ta đang ăn trưa hay đi tắm, hay đang giặt đồ, rửa chén hay là đang đi tới đi lui thì chúng ta chọn một số hoạt động như vậy; hoặc là những thời gian chúng ta ở trong phòng một mình thì đây là khoảng thời gian rất dễ để chánh niệm bởi vì không có sự quấy rầy từ những người xung quanh, chúng ta có thể thực hành nó một cách rất là có sự chú tâm mà không có bị phiền nhiễu. Thì Ngài giảng rằng người thiền sinh cần phải giữ chánh niệm một cách liên tục, không có khoảng trống thì lúc đó chánh niệm mình nó mới vun bồi một cách tốt đẹp và nó có cái sự phát triển, nếu mà chúng ta để nhiều khoảng trống, quá nhiều khoảng trống do sự thất niệm thì tâm chánh niệm chúng ta nó không có đủ mạnh và nó khó có sự phát triển.

Ở đây trong khóa thiền thì mọi người đã cố gắng nỗ lực chánh niệm như thế nào thì hôm nay đã là ngày thiền cuối cùng rồi thì ngày mai quý vị cũng cố gắng duy trì được như vậy, cũng giữ được chánh niệm như ngày hôm nay giống như trong khóa thiền và nếu mình để khoảng hở, khoảng trống mình thất niệm nó quá lâu thì chánh niệm chúng ta nó suy yếu, chẳng hạn như suốt nhiều ngày chúng ta không có chánh niệm cũng không có hành thiền thì lúc đó chánh niệm chúng ta nó suy yếu và qua một thời gian dài thì niệm lực nó mất đi năng lực và lúc đó thì chúng ta không thể nào mà chánh niệm được những trạng thái trong đời sống hằng ngày. 

Ngài giảng rằng khi mà chúng ta phát triển tâm chánh niệm của chúng ta kiên trì nỗ lực giữ những hoạt động mà mình đã chọn, khi xuất hiện những hoạt động này trong đời sống thì chúng ta nỗ lực để chánh niệm ghi nhận, nếu kiên trì như vậy một thời gian thì tâm chánh niệm của chúng ta nó sẽ được phát triển và chúng ta ghi nhận những cảm giác, cũng như cử động của thân, những cảm giác trên thân chúng ta ghi nhận được rất là điêu luyện, rất là chuyên nghiệp và hình thành nên những thói quen tốt, cùng lúc đó những tâm chánh niệm của chúng ta nó cũng mạnh mẽ hơn và nó được phát triển thì chúng ta đồng thời lúc đó thì càng phát triển thêm những mục mới, những khoảng thời gian chánh niệm mới nữa cho nên chánh niệm càng ngày càng được phát triển. Lúc chánh niệm phát triển như vậy tâm của người thiền sinh sẽ bớt đi những phiền não và khi mà có những phiền não nó xuất hiện thì người thiền sinh ngay lập tức có thể chánh niệm ghi nhận được nó ngay lập tức, không riêng gì những phiền não mà tất cả những trạng thái tâm mà nó nổi bật thì người thiền sinh ghi nhận chánh niệm và hay biết nó một cách dễ dàng. Và khi mà có những phiền não xuất hiện thì người thiền sinh cũng thông qua việc chánh niệm và dễ dàng loại trừ được cái phiền não này.

Thì Ngài sách tấn thiền sinh là tiếp tục nỗ lực chánh niệm và phát triển sự thiền tập của mình trong đời sống hằng ngày. Khi mà người thiền sinh phát triển việc hành thiền của mình như vậy thì thiền nó sẽ dạy cho chúng ta cái cách mà chúng ta sống trong cái cuộc đời. Thế nào là thiền nó sẽ dạy cho chúng ta cái cách sống? Ở đây nếu có những cảm xúc nó sinh khởi lên thì chúng ta sẽ biết trong khoảnh khắc đó chúng ta nên làm gì hay là những phiền não nó sinh khởi lên thì chúng ta biết chúng ta làm gì? Chẳng hạn như sân nó sinh khởi thì chúng ta phải biết chúng ta làm gì trong lúc đó. Hay là tham sinh khởi thì chúng ta biết là chúng ta phải hành xử như thế nào trong lúc đó. Thì ở đây sự chánh niệm hay là thiền tập nó sẽ dạy cho chúng ta cái cách sống. Và khi đối diện với những thăng trầm của cuộc đời thì người thiền sinh cũng biết cách giải quyết, cũng như cách ứng xử chúng ta phải làm như thế nào thì thông qua thiền chúng ta sẽ biết được lối sống, cũng như cách sống nó tốt đẹp nhất. 

Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải đáp được thắc mắc của thiền sinh.

Câu 5. Con đã tinh cần ngồi thiền hơn một năm nay và con cũng nắm rõ được cái sự vô thường những cảm thọ nó dấy lên trong thân phần lúc ngồi thiền. Nhưng dạo này khi ngồi thiền trong hiện tại có một hiện tượng này nó lên rất là mạnh mẽ và lặp đi lặp lại hằng ngày, thành ra hiện tại chưa có lý giải được tại sao. Đó là khi ngồi thì quét luồng khí từ trên đỉnh đầu xuống tới gót chân thì lúc đầu ngồi quét nó mỏng nhưng càng ngày nó càng dày và làm cơ thể nó cũng lắc lư nhiều. Hôm qua xem câu trả lời của thầy về một bạn cái luồng điện mà nó chạy ở cánh tay thì thầy có nói là “hãy để cho cảm giác nó đi tận cùng thì xem nó như thế nào?” như thầy có thể cho đi tận cùng nhưng khi đi vào tận cùng thì càng ngày nó càng lắc lư với cường độ mạnh. Nếu để tâm để ý quan sát vào sự lắc lư đó thì nó lắc lư càng mạnh, nhưng nếu khi tâm và ý yêu cầu là “thôi dừng lại, dừng lại” thì cường độ của nó sẽ từ từ giảm bớt và dừng lại. Vậy câu hỏi ở đây hôm qua cũng có nghe thầy nói là hiện tượng mà gió thịnh, lửa thịnh, đất thịnh và thủy thịnh (nước thịnh) thì đây có phải hiện tượng gió thịnh hay không làm cho mình lắc lư? Bởi vì hồi trước giờ ngồi thiền rồi cả năm trời cũng không có hiện tượng này, hiện tượng này mới xảy ra thôi. Hay giai đoạn này là một giai đoạn nào đó khác? Và khi mà hiện tượng đó nó xảy ra thì nên đặt ý vào hay không? Hay là để cho nó đi tiếp rồi nó tự sinh rồi tự diệt?

Ngài trả lời câu hỏi của chị là giống như hôm trước Ngài đã có giảng thì trong lúc chúng ta hành thiền mà nếu yếu tố phong đại tức là yếu tố gió mà nó mạnh thì nó dẫn đến những hiện tượng như vậy, đó là thân nó lắc lư, nó rung, xoay vòng vòng như vậy. Ở đây nếu người thiền sinh cảm nhận được điều đó và mình có thể tác ý để dừng chuyển động lại được thì chúng ta nên tác ý và dừng lại, có nghĩa là kiểm soát cái thân để nó không có rung lắc nữa bởi vì khi nó cứ rung lắc liên tục như vậy mà chúng ta để, chúng ta không có kiểm soát đó thì nó sẽ ảnh hưởng đến định tâm, chúng ta khó mà tập trung vào đề mục để chúng ta ghi nhận một cách nó liên tục được. Tuy nhiên có những tình huống đó là những rung lắc nếu mà nó quá vi tế và nó khó kiểm soát thì cách duy nhất là chúng ta cứ nỗ lực tiếp tục việc thực hành của chúng ta, khi những trạng thái tâm thay đổi thì nó cũng biến mất bởi vì có những trạng thái rung hay là lắc mà chúng ta không có kiểm soát được. 

Ngài nói có tình huống mà người thiền sinh nên có sự thận trọng đó là khi mà thân của chúng ta lắc như vậy thì có một số có những lạc thọ, cảm giác mà hỷ lạc an lạc nó sinh khởi lên trong những cử động như vậy và cảm thọ này nó sinh khởi lên thì người thiền sinh chạy theo nó và thích thú những cảm giác đó. Khi người thiền sinh dính mắc vào những cảm giác này thì rất là khó để dừng lại những cử động của thân, thì việc đầu tiên người thiền sinh tra cần làm đó là kiểm tra cái tâm của mình coi nó có thích những cử động này không? Cái sự rung lắc này nó có sự thích thú những lạc thọ từ đó sinh ra hay không? Và phải chánh niệm ngưng những trạng thái tâm này, ngưng sự dính mắc này, sau đó thì chúng ta mới có thể dừng được những chuyển động. Thì ở đây đôi khi người thiền sinh nghĩ rằng là mình đang ghi nhận những sự chuyển động của thân nhưng thật ra thiền sinh không có sự ghi nhận mà đang trôi theo sự chuyển động đó, đang thích thú, đang trôi theo những chuyển động đó. 

Ngài hy vọng chị nắm được sự hướng dẫn của Ngài ạ.

Câu 6. Trong sự thực hành thiền thì trong sự rung lắc, cũng như vọng tưởng thì con nhìn thấy rõ tâm của mình hơn. Những tâm cụ thể như là: tự trách mình hoặc là tham thể hiện, ích kỷ thì khi con gọi thẳng tên của những tâm đó thì vọng tưởng tắt và sự rung lắc sẽ tắt. Vậy cho con hỏi con thực hành gọi tên cái tâm như vậy và khi vọng tưởng hết rồi nhưng mình vẫn gọi tiếp, mình chủ động gọi một cái đề mục ví dụ con muốn xả ly cái tâm hành thiền thì con cứ gọi miết là “nội tâm tôi có thể hiện, tôi biết nội tâm tôi có thể hiện” thì mình chủ động như vậy có được không? 

Ngài hướng dẫn đến cô rằng trong phương pháp hành thiền Vipassana thì chỉ ghi nhận những đối tượng (nghe không rõ phút 1:11) hoặc ở trong khoảnh khắc hiện tại mà thôi. Những đối tượng mà nó chưa sanh lên chúng ta chánh niệm ghi nhận, những đối tượng đã mất đi rồi chúng ta cũng không có chánh niệm ghi nhận. Chúng ta không có nên niệm những cảm giác mà nó đã mất đi rồi bởi vì khi mà cảm giác hay là những suy nghĩ mà nó đã biến mất, nó đã diệt rồi thì lúc đó chúng ta đâu có lấy cái gì để chúng ta có thể quan sát được? Cái sự ghi nhận và quan sát chúng ta không có cái đối tượng. Khi một hiện tượng nó xuất hiện thì người thiền sinh có nhiệm vụ đó là quan sát nó từ điểm đầu cho đến điểm cuối, có nghĩa là trong khoảnh khắc mà nó hiện hữu hay nó xuất hiện thì chúng ta ghi nhận và chánh niệm, đến lúc khi nó biến mất rồi thì người thiền sinh không có còn dính dáng gì tới nó nữa, không có còn bám níu vào cảm giác đó nữa mà phải ngay lập tức đổi sang đề mục khác đang nổi bật ở trong thân hay là trong tâm của mình.

Cũng vậy thiền sinh không có nên ghi nhận đề mục mà nó chưa có xuất hiện, ở đây là không có nên chờ đợi cái đề mục nó xuất hiện, đề mục mà nó chưa xuất hiện thì người thiền sinh cứ ghi nhận đề mục khác, không có nên giữ cái tâm ở đó nghĩ rằng là để đây mình đợi nó một tí nó xuất hiện mình ghi nhận, không có nên có một cách thực hành như vậy và cũng không có nên tìm kiếm các hiện tượng theo ý của mình.

Nhiệm vụ quan trọng và duy nhất của người thiền sinh là phải ghi nhận cho bằng được cái hiện tượng nó sinh khởi trong khoảnh khắc hiện tại. Ngài hy vọng cô sẽ nắm được câu trả lời và hướng dẫn của Ngài.

Câu 7. Hôm nay khi con ngồi thiền, con ngồi được một lúc thì con quán được sự nóng giận, sân hận của con người, con cảm nhận sức mạnh nó thiêu hủy tất cả mọi cái thiện trong tâm của mình. Trong lúc đó con cảm nhận được như thế xong con cứ bị cuốn vào trong cảm nhận, con thấy con buồn. Bạch Sư cho con hỏi như vậy có phải con đã bị cuốn vào và trong những trường hợp lúc con ngồi thiền con cảm nhận được những việc như thế thì con nên phải làm như thế nào?

Ngài giảng rằng cái việc thực hành thiền của chúng ta là phát triển cái tâm chánh niệm, khi mà chánh niệm được thiết lập một cách vững vàng và liên tục trên đối tượng thì người thiền sinh đã có sự chuẩn bị, có nghĩa là có sự phòng trừ, có sự bảo vệ đối với trạng thái tâm của chúng ta là không cho những phiền não nó sinh khởi, có nghĩa là trước khi phiền não nó chưa có mặt thì chúng ta đã có sự chuẩn bị đó là có tâm chánh niệm một cách liên tục. Thì khi mà tâm chánh niệm nó dính chặt và nó bám sát, nó ghi nhận đề mục một cách liên tục như vậy, chánh niệm được thiết lập vững vàng trên đối tượng, thì trong khoảnh khắc mà chánh niệm vững vàng như vậy thì phiền não không có cơ hội nó sanh lên. Nếu mà người thiền sinh bị lơ là tâm chánh niệm và tâm chánh niệm nó không có được liên tục thì trong những khoảng hở của chánh niệm những phiền não sanh lên, khi phiền não sanh lên như vậy người thiền sinh phải có trách nhiệm là ngay lập tức hướng tâm đến để ghi nhận những trạng thái tâm phiền não này. Nếu người thiền sinh để cho phiền não nó tuôn trong tâm và đi theo những tâm phiền não đó mà không có sự chánh niệm ghi nhận ngay lập tức thì phiền não nó nối tiếp phiền não, nhiều trạng thái tâm bất thiện nó sẽ sanh lên nối tiếp nhau. 

Việc quan trọng trong việc ghi nhận trạng thái tâm phiền não là người thiền sinh phải cố gắng chụp bắt cho được cái đối tượng vào đúng khoảnh khắc đầu tiên mà nó vừa xuất hiện, thì Ngài nhấn mạnh ở đây là khoảnh khắc đầu tiên khi mà phiền não hay là tâm sân nó vừa mới le lói xuất hiện ở trong tâm thì ngay lúc đó người thiền sinh phải ghi nhận được, phải chánh niệm và hay biết được khoảnh khắc này và khi mà ghi nhận được đúng khoảnh khắc đầu tiên như vậy thì người thiền sinh sẽ kiểm soát được tâm sân của mình, hay biết nó và không có để nó gây nên những hệ lụy chẳng hạn như là sự thiêu đốt của tâm sân. Ngài giảng cũng giống ở trong cái môn boxing là cái môn đấm vật thì ở đây những võ sĩ họ đánh với nhau, muốn tấn công đối phương thì người này việc đầu tiên là họ phải tới gần đối phương và việc thứ hai là người này phải tung ra một cú đấm rất là mạnh thẳng vào đối phương để hạ gục đối phương. Ở đây cũng vậy người thiền sinh chiến đấu với phiền não thì việc đầu tiên là người thiền sinh phải đến gần, có nghĩa là khi mà đối tượng phiền não nó xuất hiện, ngay lập tức thiền sinh tới một cách trực tiếp và ngay lập tức gần bên và ghi nhận, có nghĩa là đấm vào phiền não, đó là sự ghi nhận chính xác của ta vào phiền não. Nếu mà người thiền sinh lơ là không có chánh niệm, khi mà phiền não nó xuất hiện thì lúc này người thiền sinh sẽ nhận những cú đấm của phiền não, cũng như người lên võ đài mà không có sự tập trung lơ là thì ngay lập tức những đối thủ sẽ tiến lại gần và đấm vào người đó, tấn công người đó. Thì chúng ta không có nên để những phiền não nó đấm ta như vậy, ở đây không có nên để phiền não nó tấn công chúng ta.

Ở đây người thiền sinh cần phải làm hai nhiệm vụ: thứ nhất là bảo vệ tâm của mình bằng chánh niệm và thứ hai là phải có khả năng ghi nhận chính xác để loại trừ phiền não, cũng giống như một cái người võ sĩ boxing: thứ nhất người đó phải bảo vệ mình không có nhận những cú đấm của đối thủ, thứ hai là người đó phải đến gần và tung những cú đấm chính xác mạnh mẽ vào đối thủ, lúc đó khi mà người đối thủ mà nhận được nhiều cú đấm liên tục thì người này sẽ suy yếu và thua. Ở đây cũng tương tự, ở một trường hợp ngược lại nếu như mà chúng ta cứ để cho phiền não nó tấn công chúng ta mà chúng ta không có phòng thủ, cũng không có sự tấn công lại một cách chính xác bằng cách ghi nhận chánh niệm những phiền não thì tâm của chúng ta càng ngày càng yếu đuối đi, do nó liên tục bị phiền não tấn công cho nên chúng ta trở nên một người thua cuộc trước những phiền não. Thì ở đây Ngài sách tấn là chúng ta phải: thứ nhất là sự bảo vệ tâm, thứ hai là phải tấn công những phiền não ngay lập tức khi nó vừa xuất hiện và nếu chúng ta làm được việc đó vừa tấn công nó mạnh mẽ, chính xác vừa phòng thủ nó chắc chắn thì chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc chiến với phiền não.

Ngài hy vọng chị sẽ nhận được câu trả lời từ Ngài.

Câu 8. Xin thiền Sư chỉ một cách rõ hơn để cho con lựa chọn giữa việc mà khi mình lựa chọn người thầy hoặc phương pháp thí dụ như là thân, thọ, tâm, pháp để mình có thể thực hành, thí dụ như thiền Sư nói rằng là mình phải lựa chọn và mình biết là có phù hợp hay không trong một đến ba tháng và liên tục nỗ lực như vậy và ngoài ra mình còn lựa chọn người thầy nữa thì với những người như bọn con thì một là đôi khi bọn con không có đủ duyên, cũng như là thời gian sắp xếp, rồi là nhiều những thứ khác nữa để có thể lựa chọn và có nhiều thời gian vậy. Thì thiền Sư chỉ giúp để có thể là nhận biết một cách rõ ràng hơn với cái tính cách của mình như là cái tâm của mình tham nhiều hơn hay là sân nhiều hơn thì mình sẽ tự nhận ra là mình sẽ lựa chọn là với phương pháp hoặc là đối tượng là thân trước, thọ trước hay là tâm trước để mình lựa chọn, sau đó lựa chọn người thầy, để mình thực hành nỗ lực một tháng hay ba tháng. Xin thiền Sư chỉ một cách rõ hơn hay là sâu hơn một chút để con có thể nhận biết để lựa chọn từ đầu để lựa chọn cho mình một cách phù hợp tốt hơn.

Ngài giải thích cho chị câu hỏi này rằng, đầu tiên Ngài nói đến thiền Vipassana thiền minh sát phù hợp với tất cả mọi người, tất cả mọi tính cách và nó cũng phù hợp với tất cả những thiên hướng ngủ ngầm trong tâm các chúng sanh, đó là dù thiền sinh có tham nhiều, sân nhiều hay là si nhiều thì thực hành thiền minh sát đều phù hợp hết, chứ nó không có tình huống là phù hợp với người này người kia, tuy nhiên khi mà thiền sinh thực hành thiền định thì thiền samatha nó sẽ có đối tượng phù hợp với mỗi cái thiên hướng hoặc là cách khác nhau cho nên khi người thiền sinh bắt tay vào thực hành thiền định samatha thì người thiền sinh cần phải lựa chọn một đề mục nó rất là cẩn thận phù hợp với thiên hướng và tính cách của chúng ta. Tuy nhiên để dễ dàng thì người thiền sinh có thể bắt đầu với hành thiền hơi thở bởi vì trong đề mục thiền hơi thở trong samatha thì nó phù hợp với tất cả các thiên hướng cũng như các thiên hướng ngủ ngầm và các loại tính cách.

Vấn đề đặt ra đó là đối với một người cư sĩ dành khoảng thời gian từ một tháng cho đến vài tháng để mà thực hành mà biết được phương pháp này nó có phù hợp với mình hay không thì nó cũng thật là khó khăn khi mà thu xếp một khoảng thời gian như vậy. Thì ở đây Ngài đề xuất ra một phương án đó là chúng ta hãy tiếp tục cái sự thực hành trong đời sống hằng ngày, chẳng hạn một ngày chúng ta dành ra vài tiếng để chúng ta nỗ lực hành thiền cũng như là trong những hoạt động hằng ngày thì giữ cái tâm chánh niệm, Ngài ví dụ như mình chỉ có thể cố gắng hết sức là thu xếp được một tiếng hay là hai tiếng trong một ngày, thì trong khoảng thời gian nó ngắn như vậy thì chúng ta phải cực kỳ nỗ lực, cực kỳ cố gắng với một tinh tấn cao độ trong một đến hai giờ thiền này. Khi mà chúng ta nỗ lực, cố gắng với tâm tinh tấn cao như vậy thì dần dần chúng ta sẽ nhận ra được là mình có phù hợp với phương pháp này hay không? Giống như câu trả lời trước Ngài đã giảng thì trong thời gian ngắn hay trong thời gian dài trong một khóa thiền miên mật hay là ở nhà thì điều quan trọng người thiền sinh cũng phải có thực hành với sự nỗ lực và tinh tấn cao độ thì người thiền sinh đó mới có thể đưa ra kết luận. 

Ở đây chúng ta phải coi sự thực hành của mình có thật sự tinh tấn hay không? Thật sự nỗ lực hay không? Và có làm đúng theo lời hướng dẫn của Ngài (vị thiền Sư) hay không? Và chúng ta phải thực hành một cách chính xác 100% tất cả những điều mà vị thiền Sư hướng dẫn, nếu chúng ta lược bỏ bớt, làm không có chính xác thì lúc đó chúng ta không thể nào đạt được kết quả như mong đợi được, vì sự thực hành mà thiếu hai yếu tố đó là sự tinh tấn và đúng phương pháp thì rất là khó mà đạt được kết quả. Vậy cho nên nếu mà thực hành dễ duôi, cũng như thực hành không có đúng hướng dẫn mà người này đã vội đi đến kết luận là mình không có phù hợp với phương pháp thì kết luận như vậy nó cũng hơi sớm và nó không có phù hợp đôi khi nó không có đúng với chúng ta. 

Câu hỏi tiếp theo mà chị đặt ra đó là làm sao mà chọn người thầy cho nó phù hợp? Thì ở đây có hai yếu tố để mà chọn người thầy cho phù hợp: thứ nhất là vị thầy đó phải có hiểu biết về giáo pháp, hiểu biết về kiến thức có thể là pháp học thì vị này phải có kiến thức về pháp học và thứ hai là vị này phải có một kiến thức về pháp hành có nghĩa là vị này đã có thực hành trong một khoảng thời gian và có những kinh nghiệm về mặt thực hành. Khi có hai yếu tố này thì người đó có thể hướng dẫn người khác, giống như vị giáo sư trên giảng đường Đại học thì vị này cần phải có kiến thức về mặt lý thuyết và cũng cần có những kinh nghiệm thực chứng thì vị giáo sư này đứng lớp mới có thể giảng dạy cho những sinh viên hiểu được vấn đề khi đi vào công việc. 

Ngài hy vọng là chị có thể nắm được sự giải đáp của Ngài.

Câu 9. Trong khi con thực hành đi kinh hành thì con có nhất thiết duy trì tốc độ đi đều đặn hay là con có thể tùy chỉnh tốc độ lúc đi nhanh chậm để khi điều chỉnh như vậy thì mình có thể gia tăng cái sự chú ý thân mình, cái sự chuyển động vào bước chân hay không?

Ngài trả lời đến cô rằng là không có nên thay đổi tốc độ trong từng cái phương pháp, có nghĩa là trong từng bước mình đi kinh hành là trong tiến trình trái bước phải bước chúng ta phải duy trì tốc độ, đến lúc dỡ đạp thì chúng ta đi chậm hơn một chút nhưng chúng ta phải duy trì tốc độ đó nguyên tiến trình mà không cố gắng đi nhanh lên hoặc là đi chậm xuống. Đầu tiên Ngài nói tới trái phải thì cô phải duy trì tốc độ trong khi đi và điều quan trọng ở đây cần phải lưu ý đó là để cho tâm nó không có hời hợt hoặc không có xao lãng trên đối tượng thì mình phải ghi nhận cái đối tượng ở từ điểm đầu cho đến điểm cuối, có nghĩa là chân nó vừa dỡ lên nó di chuyển tới phía trước, đến khi nó nằm hoàn toàn ở dưới mặt đất thì người thiền sinh phải ghi nhận và quan sát được nguyên một tiến trình từ điểm đầu đến điểm cuối như vậy. Và khi mà tiến trình này nó hình thành rồi thì lúc tiếp theo chúng ta mới bước bàn chân tiếp theo, chứ không có nên là chân này chưa có đặt xuống xong thì gót chân đã dỡ lên rồi thì chúng ta không có nên làm như vậy, có nghĩa những giai đoạn nó phải rõ ràng và nó phải tách rời với nhau. Sang giai đoạn đi dỡ đạp thì người thiền sinh đi chậm hơn cái tốc độ trái bước phải bước và cũng giữ cái tâm quan sát từng giai đoạn một cách nó rõ ràng và tách rời nhau, chẳng hạn từ điểm đầu cho đến điểm cuối của sự dỡ người thiền sinh ghi nhận chánh niệm bám sát theo đối tượng và từ điểm đầu tiên của sự hạ xuống đến lúc mà chân nó nằm hoàn toàn trên mặt đất thì nguyên một tiến trình như vậy nó phải tách rời với nhau và nó phải rõ ràng, người thiền sinh phải có năng lực là chú tâm và quan sát từ điểm đầu cho đến điểm cuối của tiến trình.

Chúng ta lúc đi kinh hành thì không có nên thay đổi tốc độ một cách thường xuyên. Cô có nói đến vấn đề đó là tâm nó do cứ duy trì tốc độ đều cho nên tâm nó bị hời hợt, nó xao lãng, mất tập trung, không có ghi nhận được. Ngài nói rằng vấn đề nó xảy ra tâm xao lãng như vậy không phải do lý do tốc độ mà do cái tâm sở tầm và cái tâm sở tấn là nó không có đủ năng lực. Tầm ở đây là sự hướng tâm chính xác tới đối tượng và tấn là năng lực, sự nỗ lực, cố gắng đưa tâm đến ghi nhận đối tượng thì hai cái tâm này nó không có đủ năng lực cho nên cô cảm thấy cái tâm của mình nó bị hời hợt, nó xao lãng, nó không có tập trung được liên tục trên cái chuyển động của chân. Thì ở đây người thiền sinh cần phát triển hai trạng thái tâm là  tầm và tấn, hai trạng thái tâm này nó liên tục sinh khởi thì người thiền sinh sẽ ghi nhận được một cách chính xác và rõ ràng với đối tượng, vượt qua được cái trạng thái là hời hợt và xao lãng.

Ngài hy vọng cô sẽ giải đáp được thắc mắc của mình qua câu trả lời của Ngài.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app