VIPASSSANA ONLINE: TRÌNH PHÁP & HỎI ĐÁP CÙNG THIỀN SƯ NYANAVUDHA NGÀY THỨ 13 (7/8/2021)
VIPASSANA ONLINE: HỎI ĐÁP CÙNG THIỀN SƯ NYANAVUDHA 7/8/2021
(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy)
Câu 1. Câu hỏi tiếp theo của chị hôm qua hỏi về việc hành thiền. Và ở đây thì người thiền sinh quen thuộc với việc ghi nhận hơi thở vào, hơi thở ra. Trong lúc ghi nhận như vậy thì nó có nhiều cơn đau, cơn đau đầu thì nó có rất nhiều sức ép, nó có sự căng cứng ở trên đầu và nó rất là khủng khiếp thành ra đau đầu rất là nặng thì xin Ngài nói về vấn đề đau đầu này trong vấn đề thực hành và có giải pháp nào cho vấn đề này hay không?
Ở đây cơn đau chỉ là cơn đau mà thôi, dù nó là cơn đau gì đi nữa, có thể đau lưng hay đau bất cứ chỗ nào thì những cơn đau này nó sinh lên nó không có do cái đề mục của chúng ta đang quan sát, chẳng hạn chúng ta ghi nhận đề mục phồng xẹp thì khi chúng ta ghi nhận như vậy thì nó không thể nào sinh ra những cơn đau đầu hay là những cơn đau khác. Đề mục hơi thở cũng như vậy, ở đây Ngài nói rằng cái đối tượng hành thiền là đối tượng mà cơn đau là nó cơn đau, hai cái này nó riêng biệt và không phải cái này nó sinh ra cái kia.
Ngài nói thiền sinh hỏi là không biết cơn đau đầu này nó có sinh lên từ việc là người thiền sinh hành thiền quá tinh tấn hay không? Thì Ngài giảng rằng cái tinh tấn mà nó sinh lên cái sự đau đầu thì đôi khi nó cũng có mà nó rất là hiếm, trong một số trường hợp rất là hiếm khi xảy ra, đó là tinh tấn và định tâm của người thiền sinh nó bị mất quân bình thì lúc này nó có thể sinh lên trạng thái là không có thoải mái trong thân nhưng trường hợp này rất là hiếm khi xảy ra, có nghĩa là tinh tấn nó sinh ra những trạng thái đau hay là định tâm nó sinh ra những trạng thái đau thì nó cũng có mà nó ít khi xảy ra. Ngài giảng rằng những cơn đau mà nó sinh ra từ sự tinh tấn và định tâm thì những cơn đau này thường nó không có quá đáng, nó không có quá khốc liệt và rất là hiếm gặp, ở đây nó có một số tình huống như sau: thứ nhất là người thiền sinh quá tinh tấn trong việc ghi nhận, lúc này do cái nỗ lực đó mà người thiền sinh một cách tự nhiên là nhắm nghiền cái mắt của mình lại một cách rất là chặt; hoặc là nghiến chặt cái hàm răng của mình lại. Khi mà những nỗ lực sinh ra những biểu hiện của thân như vậy nó có thể dẫn đến sự đau đầu và những biểu hiện này thì người thiền sinh đôi khi không có kiểm soát, có nghĩa là nó xảy ra một cách tự nhiên mình cũng không có để ý.
Khi chúng ta quan sát hơi thở vào hơi thở ra, ở đây có thể có lúc hơi thở nó sẽ diễn ra rất là nhanh gia tăng tốc độ và nó tạo nên sức ép trên đầu chúng ta sinh ra những cảm giác khó chịu. Ở đây những hơi thở vào hơi thở ra mà nó gia tăng cái tốc độ, chúng ta thở quá nhanh như vậy thì nó có thể sinh ra những sức ép lên trên cái vùng ngực của mình, nó cũng có thể gây ra những sức ép và những cơn đau ở ngực. Ở đây chúng ta cần phải kiểm tra coi hơi thở chúng ta có đang thở bình thường hay không? Có nghĩa là mình có cố gắng làm cho nó thở nhanh, thở gấp lên hay không? Chúng ta phải kiểm tra và phải coi cái điều đó. Chúng ta phải để hơi thở diễn ra một cách tự nhiên, không có kiểm soát. Khi người thiền sinh kiểm tra hơi thở mình nó cũng bình thường, mình không có cố gắng kiểm soát thở nhanh thì ở đây cơn đau đầu, cơn đau ngực nó có xuất hiện thì nó như một đối tượng để ghi nhận chánh niệm, nó chỉ là một cơn đau và cơn đau thì nó là một hiện tượng tự nhiên của thân. Ở đây trong toàn thân của chúng ta từ đầu cho đến ngón chân thì toàn thân chỗ nào nó cũng có cơn đau hết, trên thân chúng ta có rất nhiều cơn đau tuy nhiên có những cơn đau nó rõ rệt và nó nghiêm trọng và có cơn đau thì nó mờ nhạt. Thì ở đây bất cứ lúc nào mà cơn đau nó nổi bật lên thì người thiền sinh có trách nhiệm là phải ghi nhận chánh niệm được cơn đau đó và khi ghi nhận như vậy thì chúng ta chọn điểm nổi bật nhất, cái điểm đau nhất, rõ ràng nhất để hướng tâm đến để quan sát, chẳng hạn khi đau đầu thì chúng ta có thể thấy nguyên cái đầu nó đau nhưng ở đây mình không nên quan sát nguyên cái đầu, mà mình phải chọn cái điểm mà nó đau nhiều nhất, có thể nó nằm ở một bên của trán hay nó nằm ở phía sau, trên đỉnh đầu, chỗ nào đó… thì mình phải hướng tâm đến và ghi nhận chính xác vào cái điểm đau nhất đó để mình quan sát nó. Ở đây nếu cơn đau ngực nó xuất hiện thì người thiền sinh cũng hướng tâm đến và ghi nhận cảm giác cơn đau ở ngực. Đã nhiều lần Ngài thiền Sư đã có đề cập đến vấn đề ghi nhận những cảm giác khó chịu ở trên thân và khi mà những cơn đau khó chịu nổi bật lên thì người thiền sinh phải hướng tâm đến và ghi nhận với mục đích mình phải hiểu rõ được cảm thọ khó chịu này bản chất nó là gì? Và không phải chúng ta ghi nhận với mục đích là xua đuổi đối tượng hay làm cho đối tượng nó mất đi, chúng ta không nên có mục đích ghi nhận như vậy, mà chúng ta phải có mục đích nó đúng đắn, có chánh kiến đó là chúng ta phải hiểu cho bằng được cái cảm giác này nó là gì? Nó như thế nào? Thì ở đây có rất nhiều thiền sinh trong quá trình thực tập qua việc ghi nhận cơn đau đã phát triển được những tuệ giác minh sát cho nên lý do vì sao Ngài sách tấn các thiền sinh nỗ lực ghi nhận với sự kiên nhẫn và tinh tấn cơn đau, với mục đích là hiểu rõ thì nó đem lại rất nhiều lợi ích và lợi lạc trong quá trình thiền tập.
Khi cơn đau kéo dài quá lâu và chúng ta cảm thấy không có thích quan sát nó nữa thì lúc này quý vị có thể quay trở lại đề mục chính của mình có thể là phồng xẹp hoặc là hơi thở vào ra. Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải đáp được vấn đề của thiền sinh.
(trước khi tới câu hỏi tiếp theo thì con xin đính chính thông tin không có chính xác đó là tâm sở tầm ngày hôm trước con có dịch là cái đồ chơi bắt và tìm đồ vật ở trong bóng tối thì cái dịch đó nó không có chính xác. Ở đây Ngài đang nói tới cái ví dụ là cái trò chơi phóng phi tiêu, trước khi chơi cái phóng phi tiêu đó thì người chơi phải nhắm chính xác bảng phi tiêu và phóng phi tiêu tới, ngay cái sự nhắm cái bảng phi tiêu thì đó được ví dụ với tâm sở tầm. Trong cái việc nhắm và hướng cái tâm đến đề mục thì nó cũng giống như việc chúng ta nhắm để phóng phi tiêu).
Câu 2. Khi con chánh niệm trong lúc ăn thì con ghi nhận cảm giác của lưỡi, hàm và những cử động, những vị thì ở đây thức ăn trộn với nước miếng thì con cảm giác nó rất là kinh tởm và tự nhiên con cảm thấy mắc ói. Lúc này con phải làm sao? Và trong lúc ghi nhận chánh niệm lúc ăn như vậy thì con thấy tâm con nó suy nghĩ phóng chạy rất là nhiều. Xin Ngài chỉ dẫn.
Ở đây Ngài giảng rằng trong lúc mà chánh niệm khi ăn thì có rất là nhiều hiện tượng mà người thiền sinh phải ghi nhận chánh niệm. Ngài sẽ hướng dẫn một cách chi tiết trong lúc ăn đến quý thiền sinh.
Đầu tiên khi ngồi vào bàn ăn thì chúng ta bắt đầu việc là thực hành chánh niệm trong bữa ăn:
_ đầu tiên là dĩa đồ ăn, lúc này trước khi ăn chúng ta nhìn cái dĩa đồ ăn thì chúng ta ghi nhận cái khoảnh khắc này, niệm, quan sát và ghi nhận là “nhìn, thấy; nhìn, thấy” ghi nhận như vậy khoảng một hai lần là đủ. Sau đó nó sẽ có tác ý là chúng ta muốn bắt đầu ăn thì chúng ta ghi nhận tác ý này với sự niệm thầm “muốn ăn, muốn ăn” thì niệm như vậy một hai lần là đủ. Sau đó thì chúng ta bắt đầu sắp xếp trộn thức ăn hoặc là xúc thức ăn hoặc là gắp thức ăn thì ở đây chúng ta cũng ghi nhận những hoạt động này, chúng ta có thể niệm là “xúc, xúc” hoặc là “gắp, gắp” nếu dùng đũa thì phải gắp. Sau khi xúc thức ăn xong thì bắt đầu tay của chúng ta sẽ đưa thức ăn lên miệng thì chúng ta niệm “đưa lên, đưa lên” và khi đưa lên mở miệng ra và đưa thức ăn vào thì chúng ta niệm là “đưa vào, đưa vào”. Sau khi đưa thức ăn vào miệng, tay hạ xuống thì chúng ta quan sát cánh tay đang hạ xuống, trong lúc này thì thiền sinh chưa có nhai, mà phải giữ cái tay nó hạ xuống và quan sát cánh tay trước thì niệm “hạ xuống, hạ xuống”. Khi cánh tay nằm hoàn toàn trên mặt bàn rồi thì lúc đó chúng ta bắt đầu nhai, nhai như vậy thì cũng ghi nhận cảm giác của miệng trong lúc nhai và kết hợp với sự niệm thầm là “nhai, nhai, nhai”, mỗi lần nhai như vậy chúng ta niệm thầm một lần, đồng hành với sự quan sát đối tượng một cách cẩn trọng. Thì khi quan sát một cách cẩn trọng cái miệng của chúng ta trong lúc ăn thì chúng ta sẽ thấy được rất nhiều hiện tượng, ở đây trong miệng nó sẽ xã hội những cảm giác như là: mềm, cứng, nóng, lạnh hoặc là những vị có thể là vị mặn, vị chua, vị cay, vị đắng của thức ăn và thức ăn khi mà nó trộn với nước miếng, kết hợp với sự nhai thì nó xuất hiện rất là nhiều những cảm giác như vậy. Thì người thiền sinh khi hướng tâm tới cái miệng trong lúc nhai thì có thể sẽ nhận biết được rất là nhiều những cảm giác, cũng như những hiện tượng.
Khi mà ghi nhận như vậy thì đôi khi chúng ta sẽ cảm nhận một cách rất là rõ ràng thức ăn, nước miếng trộn lẫn vào nhau và chúng ta cảm nhận được điều đó và khi đó cái tâm nó sinh lên “thức ăn trong miệng của mình nó thật là ghê tởm” và lúc này chúng ta sẽ dễ dàng sinh lên những cảm giác như là buồn nôn thì những cảm giác này nó sinh lên cũng là bình thường khi mà chúng ta có sự cảm nhận và có sự tưởng tượng tới đồ ăn trong miệng thì những cảm giác đó cũng có thể nó sẽ sinh lên khi mà chúng ta ghi nhận và quan sát thức ăn.
Ở đây nhiệm vụ của người thiền sinh đó là phải ghi nhận và chánh niệm, cũng như là chụp bắt được đối tượng nó kịp thời, kịp lúc, không có để nó sẽ diễn ra một tiến trình tâm dẫn đến sự buồn nôn trong cái lúc thực hành. Đầu tiên chẳng hạn chúng ta có sự tưởng tượng tới đồ ăn và nước miếng nó trộn lẫn vào với nhau thì chúng ta phải ghi nhận cái tâm này, chúng ta phải ghi nhận cái trạng thái tâm này và khi nó xuất hiện trạng thái là thấy ghê, mình cảm thấy cái này nó ghê quá, nó kinh tởm quá thì mình phải ghi nhận luôn cái tâm cảm nhận đó, mình có thể niệm là “thấy ghê, thấy ghê” hoặc là “thấy ghê tởm, thấy ghê tởm” mình có thể ghi nhận cái cảm nhận đó của tâm. Khi chúng ta ghi nhận được cái sự tưởng tượng, cho đến những hình ảnh trong tâm hay là cái sự ghê tởm cái cảm xúc của tâm thì lúc đó cái trạng thái buồn nôn nó không có sinh khởi lên. Và nếu chúng ta không có kịp ghi nhận, mà trạng thái buồn nôn nó sinh khởi lên thì ngay lập tức khi nó vừa sinh khởi thì mình phải chụp bắt lấy, phải ghi nhận một cách chính xác cảm giác buồn nôn này là ghi nhận “buồn nôn, buồn nôn” và quan sát cảm giác đó một cách cẩn trọng chính xác thì lúc này sự buồn nôn nó không có trở nên mạnh lên để sinh ra cái cảm giác nôn.
Về câu hỏi của thiền sinh khi mà quan sát những hoạt động hằng ngày thì có rất là nhiều những trạng thái suy nghĩ phóng tâm nó sinh khởi một cách rất là hỗn loạn thì ở đây người thiền sinh có trách nhiệm phải hay biết những trạng thái tâm này thì đó là một bản tính tự nhiên của tâm, đó là sự suy nghĩ, tư tưởng nó liên tục nó sinh khởi. Cũng giống như trong việc ngồi thiền, khi chánh niệm của người thiền sinh được phát triển thì người thiền sinh được thấy được rất là nhiều những trạng thái suy nghĩ, đồng thời với việc mình ghi nhận đối tượng. Ở đây cũng vậy trong việc hoạt động hằng ngày, ví dụ trong sự nhai thì cùng với lúc là quan sát sự nhai, cũng như niệm thầm “nhai, nhai” thì trong lúc đó tâm nó vẫn phóng chạy, nó vẫn suy nghĩ rất là hỗn loạn thì ở đây người thiền sinh chỉ cần hay biết suy nghĩ đó, mà không niệm thầm, có nghĩa là giữ tâm hướng tâm tới cái miệng và những cảm giác ở đây, ghi nhận và nếu mà suy nghĩ nó có xuất hiện thì tâm mình hay biết, cứ hay biết nó như vậy. Khi hay biết nó như vậy thì chúng ta không cần phải niệm thầm, chúng ta chỉ cần hay biết nó rồi biến mất, rồi chúng ta cứ tập trung vào ghi nhận những cái chuyển động, cũng như những cảm giác trên việc nhai của mình. Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải quyết vấn đề của thiền sinh.
Câu 3. Trong quá trình ngồi thiền con thấy nhịp tim nó xảy ra rất là rõ, con có thể lấy nó làm đề mục chính để ghi nhận được không?
Ngài nói rằng trong lúc chúng ta mới thực tập thì có thể những trạng thái của nhịp tim sẽ rất là rõ ràng trong sự ghi nhận của thiền sinh đôi khi nó trở nên rất là nhanh, đây cũng là một cái điều bình thường. Người thiền sinh có thể thấy được nhịp tim không có riêng gì, mà khi quan sát thì người thiền sinh thấy toàn thân của mình thì chỗ nào nó cũng có nhịp tim hết, chẳng hạn như người thiền sinh ghi nhận cái bụng của mình và khi tập trung ghi nhận thì thấy trong vùng bụng này nó có nhịp tim thì nhịp tim này là những mạch máu nó đập theo nhịp tim, đôi khi những trạng thái này nó làm phiền sự ghi nhận của thiền sinh, làm thiền sinh mất tập trung. Nếu mà người thiền sinh vẫn ghi nhận được chuyển động của phồng xẹp và nhịp tim thì nó không có quá nổi bật, chỉ có sự hay biết thì ở đây người thiền sinh nên tập trung quan sát sự phồng xẹp. Nhưng nếu nhịp tim nó quá nổi bật và người thiền sinh không thể nào ghi nhận được sự phồng xẹp do nhịp tim nó nổi trội và nó nổi bật lên thì ở đây người thiền sinh lấy nhịp tim làm đề mục chính để ghi nhận. Người thiền sinh chỉ lấy nhịp tim làm đề mục chính duy nhất trong trường hợp là đề mục nhịp tim nó quá nổi trội và nó làm cho người thiền sinh không thể ghi nhận phồng xẹp được, người thiền sinh chỉ cảm thấy nhịp tim mà thôi, phồng xẹp quá là mờ nhạt không có thấy rõ thì lúc đó lấy đề mục nhịp tim làm đề mục chính để ghi nhận. Ngài hy vọng người thiền sinh sẽ nắm được hướng dẫn của Ngài.
Câu 4. Kính thưa Ngài thiền Sư khi ngồi thiền con cảm nhận một luồng khí mát lạnh nó chạy xuống dọc cái sống lưng của con và nó cuồn cuộn lại. Con ghi nhận được cảm giác này rất rõ ràng. Con niệm và quan sát cảm giác này khoảng hai phút thì con phớt lờ nó và quay trở lại phồng xẹp. Lúc này tâm con không thể an trụ hoàn toàn trên phồng xẹp, mà nó cứ chạy qua chạy lại giữa luồng khí và sự phồng xẹp, mà không có tập trung được vào một cái nào cả. Có khi trong cùng một lúc con chánh niệm giữa hai đối tượng và sau khoảng năm phút sau thì cảm giác luồng khí mát lạnh này nó giảm đi và lúc này con mới có thể tập trung vào phồng xẹp. Không biết cách như vậy có đúng hay không? Và con có nên quan sát cái luồng khí này từ đầu đến khi nó mất hay không?
Ở đây Ngài nói thiền sinh đã thực hành đúng trong tình huống này, ở đây khi mà có khí lạnh chạy dọc sống lưng như vậy thì người thiền sinh có thể ghi nhận nó trong vòng vài phút, sau đó quay trở lại phồng xẹp hoặc người thiền sinh có thể quan sát nó cho đến khi nó biến mất, điều này là tùy lựa chọn của thiền sinh khi mình tùy cái thích của mình, mình thích thì mình có thể ghi nhận hai phút, rồi quay trở lại phồng xẹp hoặc mình có thể ghi nhận nó liên tục đến khi nó mất luôn. Nếu thiền sinh chọn quay trở lại phồng xẹp thì sau một lúc thấy nó nổi bật lên thì chúng ta lại hướng tâm tới chúng ta ghi nhận cảm giác mát lạnh này trở lại và ghi nhận một lúc như vậy đến chúng ta cảm thấy nó vừa phải hay đến lúc nó yếu nó mất đi thì chúng ta lại quay trở lại, chúng ta cứ lặp đi lặp lại tiến trình như vậy.
Có một điều mà Ngài muốn lưu ý với thiền sinh đó là không có nên ghi nhận hai cái đề mục trong cùng một thời điểm, có nghĩa là chúng ta không nên cố gắng để ghi nhận hai cái đề mục một thời điểm. Ở đây có một tình huống xảy ra khi người thiền sinh nỗ lực ghi nhận phồng xẹp thì tâm nó tự động chạy về đề mục cũ dù mình không có cố gắng hướng tâm gì hết nhưng mà chúng ta quan sát phồng xẹp thì tâm nó cứ biết cái mát lạnh cũ như vậy. Ngài nói nó biết vậy cũng tốt thôi, mình cứ để cho nó biết, cứ tập trung vào sự phồng xẹp. Nhưng chúng ta không có nên nỗ lực để cùng lúc ghi nhận hai đối tượng, chúng ta cứ tập trung vào phồng xẹp, trong lúc tập trung phồng xẹp như vậy tâm nó có sự hay biết những đối tượng khác thì cứ để nó hay biết. Và ở đây thiền sinh cần lưu ý đó là không có nỗ lực: thứ nhất là quán sát nhiều đối tượng trong cùng một thời điểm ở những thân phần khác nhau, thứ hai là không có để tâm mình nó lướt qua nhiều đề mục mà nó không có sự chú tâm liên tục trong một khoảng thời gian, nó cứ lướt hết cái này tới cái khác, mỗi thứ một chút một chút thì không có nên.
Điều này Ngài có nói ra một số trường hợp đặc biệt đó là trong tình huống tâm mình nó dã dượi, lười biếng và nó buồn ngủ hoặc là nó quá là phóng chạy, nó quá nhiều sự phóng tâm thì người thiền sinh có thể thêm vào sự ghi nhận giống như những lần trước Ngài có hướng dẫn, chẳng hạn chúng ta niệm là “phồng xẹp ngồi” hay là “phồng xẹp ngồi đụng” thì ở đây thiền sinh vẫn ghi nhận phồng xẹp cảm giác thay cho sự ngồi đụng, chẳng hạn thay sự ngồi đụng bằng một cảm giác rõ rệt ở trên thân, ví dụ người thiền sinh ghi nhận là “phồng xẹp cảm giác, phồng xẹp cảm giác” thì khi niệm cảm giác thì tâm ghi nhận cảm giác nổi bật nhất ở trên thân, chúng ta chỉ làm điều này trong trường hợp đặc biệt đó là tâm nó rơi vào những trạng thái như là dã dượi, lười biếng, buồn ngủ hay là quá nhiều cái sự phóng tâm, vọng tưởng, suy nghĩ thì trong trường hợp đó thiền sinh có thể ghi nhận như vậy. Tuy nhiên trong những trường hợp tâm được quân bình thì người thiền sinh không có nên ghi nhận nhiều đối tượng như vậy, mà chỉ nên tập trung vào đề mục chính.
Ngài thiền Sư hy vọng mình sẽ hiểu được cái điều Ngài giải thích.
Câu 5. Thưa Ngài hôm qua con có nghe Ngài nói về bốn pháp hành thiền bảo vệ và con nghe qua thì thấy rất là hay nhưng không có biết chi tiết về cách thực hành. Mong Ngài hướng dẫn.
Ở đây Ngài giảng chi tiết cho quý thiền sinh có thể thực tập được, áp dụng được bốn pháp bảo vệ này. Đầu tiên người thiền sinh có thể niệm tưởng về phẩm hạnh của Đức Phật, giáo pháp và chư Tăng. Đức Phật thì Ngài có rất là nhiều những phẩm tính, ở đây chúng ta có thể biết được qua chín ân Đức Phật và giáo pháp thì có sáu ân đức Pháp và chư Tăng thì có chín ân đức của chư tăng. Chúng ta không cần phải niệm tưởng hết tất cả những ân đức và phẩm tính này, mà chúng ta chỉ cần niệm tưởng một đến hai phẩm tính thì cũng đã đủ đối với pháp thiền bảo vệ. Nếu quý vị muốn niệm tưởng ân đức của Đức Phật thì quý vị có thể chọn ra một đến hai phẩm tính của Ngài để niệm tưởng, chẳng hạn như Arahaṃ, Sammāsambuddho; giáo pháp cũng vậy có những phẩm tínhthì quý vị có thể chọn ra một đến hai phẩm tính để niệm; hoặc nếu mà không muốn niệm ân đức của Phật hay của Pháp thì quý vị có thể niệm tới ân đức của Tăng, quý vị có thể niệm bằng tiếng Pali hoặc là tiếng Việt đều có thể thực hành được. Chẳng hạn trong ân đức của Đức Phật thì chúng ta có thể chọn ra phẩm tính Arahaṃ, chúng ta có thể đọc tiếng Việt là phẩm tính này A-la-hán hay là một bậc hoàn toàn thuần khiết, hoàn toàn trong sạch với những phiền não, chúng ta có thể niệm tưởng như sau: “Đức Phật Ngài đã được thanh lọc tất cả những phiền não, ô nhiễm. Tâm của Ngài hoàn toàn trong sáng, dù gặp phải những đối tượng có đẹp đẽ đến mức nào thì Ngài cũng không khởi lên tâm tham; hay nó có khó chịu đến mức nào thì Ngài cũng không khởi lên tâm sân”, chúng ta có thể niệm tưởng như vậy về phẩm tính A-la-hán, nếu một phẩm tính như vậy cũng đã. Hoặc chúng ta có thể niệm tưởng ân đức thứ hai của Ngài là Sammāsambuddho, ở đây phẩm tính này có nghĩa là: Đức Phật thì Ngài có phẩm tính toàn giác, có nghĩa rằng Ngài biết tất cả những vấn đề mà Ngài hướng tâm tới thì dù Ngài hướng tâm tới bất cứ điều gì thì Ngài đều biết nó một cách rõ ràng. Khi chúng ta niệm tưởng tới phẩm tính toàn giác này của Ngài thì Ngài biết được tất cả những pháp trong quá khứ, biết được tất cả những pháp trong hiện tại và các pháp xảy ra trong tương lai, thì đó là phẩm tính thứ hai mà mình có thể chọn để mình niệm tưởng tới Đức Phật.
Ở đây nếu quý vị không muốn niệm tưởng tới một cá nhân hoặc chúng ta không có biết đến Đức Phật hoặc ai không muốn niệm tưởng tới một cá nhân thì quý vị có thể niệm tưởng tới giáo pháp. Giáo pháp thì chúng ta có thể niệm tưởng tới phương pháp hành thiền chúng ta đang thực hành ở đây, phương pháp hành thiền Vipassana chính là giáo pháp. Chúng ta có thể niệm tưởng như sau: giáo pháp này, phương pháp hành thiền này thì nó có lợi ích ngay lập tức, ngay trong hiện tại đây, trong sự thực hành này, nó đem lại lợi ích ngay lập tức. Khi tâm được phát triển qua sự thiền tập thì nó được thanh lọc, được trong sáng, thoát khỏi những phiền não ô nhiễm dơ bẩn trong nội tâm, do đó người thực hành thiền này có thể thoát khỏi sự sầu não, sự đau khổ và đạt được hạnh phúc thật sự, hạnh phúc cao thượng ngay trong kiếp sống này. Ở đây quý vị có thể niệm tưởng như vậy về giáo pháp.
Và quý vị có thể chọn một là niệm Phật, hai là niệm về Pháp, ba là niệm về Tăng. Niệm như vậy trong khoảng thời gian 15 phút cũng là đủ. Nếu quý vị niệm tưởng qua cá nhân, chẳng hạn như kinh nghiệm của thiền tập mình đã có được phát triển ít nhiều, chúng ta niệm tưởng giáo pháp cũng rất là tốt đẹp.
Tiếp theo là pháp bảo vệ thứ hai gọi là 58:36 thì 58:39 là tâm từ. Đầu tiên người thiền sinh thực hành trên cá nhân của mình trước, khi chúng ta niệm tưởng tới cá nhân thì chúng ta có thể niệm tưởng là “Mong cho tôi thoát khỏi những khổ đau, luôn được sức khỏe, hạnh phúc và an vui”, tuy nhiên quý vị chỉ nên chọn câu ngắn để lặp đi lặp lại, chẳng hạn như chúng ta niệm như sau: “Mong cho tôi thoát khỏi những khổ đau. Mong cho tôi thoát khỏi những khổ đau. Mong cho tôi thoát khỏi những khổ đau”. Chúng ta lặp đi lặp lại câu này như vậy khoảng từ năm tới mười lần thì chúng ta qua đối tượng thứ hai đó là một người mình biết ơn hoặc mình quý mến, có thể đó là người cha, người mẹ của mình, hoặc là người thầy của mình, thì ở đây chúng ta cũng niệm tưởng như vậy “Mong cho cha (hoặc mẹ) của tôi được thoát khỏi những khổ đau. Mong cho cha (hoặc mẹ) của tôi được thoát khỏi những khổ đau. Mong cho cha (hoặc mẹ) của tôi được thoát khỏi những khổ đau”. Hoặc người thầy của mình thì chúng ta chọn một đối tượng và chúng ta niệm tưởng như vậy, từ năm tới mười lần. Sau đó chúng ta có thể niệm tưởng tới gia đình của mình, bởi vì gia đình của mình tt2 chúng ta thường hay tiếp xúc, thì ở đây chúng ta vẫn niệm như hai phần ở trên “Mong cho gia đình của tôi được thoát khỏi những khổ đau” từ năm tới mười lần, rồi chúng ta chuyển qua chúng ta niệm rải tâm từ đến cho tất cả chúng sanh. Không đủ thời gian để qua nhiều nhóm thì chúng ta có thể chuyển qua niệm rải tâm từ cho tất cả chúng sanh, chúng ta có thể niệm tưởng rằng: “Mong cho tất cả những chúng sanh trên toàn cõi thế giới này dù vô hình cũng đều được thoát khỏi những khổ đau”, chúng ta cũng niệm như vậy năm tới mười lần, như vậy có thể hoàn thành được việc rải tâm từ trong vòng một phút.
Pháp thiền bảo vệ tiếp theo đó là niệm tưởng về cái chết. Khi niệm tưởng cái chết thiền sinh có thể quán tưởng như sau: “Ta có thể chết bất cứ lúc nào, một năm sau ta có thể chấm dứt sự sống, và có thể là sáu tháng nữa, một tháng nữa, mười lăm ngày nữa, tuần sau, hay là ngày mai tôi có thể chết, hoặc là hôm nay tôi cũng có khả năng tôi chết trong ngày hôm nay”. Thì đây chúng ta đang niệm tưởng tới sự thật, cái bản chất sự sống, sự sống thì nó không có chắc chắn nhưng cái chết nó là một sự chắc chắn nó sẽ xảy ra và không ai trên thế gian này có thể né tránh được cái chết, dù làm bất cứ cách nào đi nữa thì cuối cùng người đó cũng phải chết, có thể là chết trẻ, có thể là chết già nhưng chắc chắn là sẽ chết và cái chết thì nó xảy ra bất cứ lúc nào, nó không báo trước cho chúng ta được cho nên nó xảy ra bất cứ lúc nào. Ở đây cái chết có thể xảy ra vào khoảnh khắc cái giây tiếp theo, mặc dù mình ngồi như vậy mà khoảng tầm một, hai giây nữa có thể chúng ta đã chết rồi. Chúng ta có thể chết trong từng hơi thở, chúng ta thở vào mà không thở ra nữa là chúng ta chấm dứt mạng sống. Chúng ta niệm tưởng với cái chết như vậy thì Ngài chỉ dẫn là có thể niệm theo thời gian, đó là mình có thể chết vào năm sau, chết vào tuần sau, hoặc ngày mai, hoặc ngày hôm nay chẳng hạn như vậy, chúng ta niệm tưởng cái chết trong vòng một phút thì cũng đã đủ.
Chúng ta chuyển sang pháp niệm tưởng thứ tư, đó là niệm tưởng về sự dơ bẩn của cơ thể hay là niệm về 32 thể ô trược của cơ thể. Ở đây hành giả hành thiền Tứ niệm xứ thì không nên niệm đầy đủ 32 thể trược, bởi vì chúng ta không có đủ thời gian, chúng ta chỉ dành khoảng một phút cho việc thực hành này. Chúng ta chỉ cần chọn bất cứ thân phần nào mà chúng ta cảm thấy nó dễ dàng để chúng ta loại bỏ những dính mắc tham ái, thì chúng ta chọn để niệm tưởng một vài thân phần cũng đã đủ. Ở đây có những thân phần nó dễ hình dung, nó dễ thấy và dễ phát triển sự ghê sợ khỏi sự dính mắc vào thân thể của mình, cũng như người khác phái. Chúng ta có thể niệm tưởng tới những thân phần như da, móng, răng, tóc… những thân phần đó dễ thấy dễ cảm nhận. Chúng ta tách riêng khỏi cơ thể, ví dụ tưởng tượng một cái răng nó nằm riêng biệt bên ngoài, chúng ta cảm thấy nó rất là ghê; hay một mảnh da nó nằm ở ngoài thì chúng ta cảm thấy nó rất là dơ bẩn; cái móng tay cũng vậy. Khi niệm tưởng tới những thân phần này thì chúng ta chú ý tới những dơ bẩn ghê tởm của nó, niệm tưởng một vài thân phần như vậy thì chúng ta cũng đã đủ để loại bỏ tâm dính mắc của mình. Không nên niệm hết những thân phần, mà chỉ chọn ra vài thân phần để niệm trong vòng khoảng một phút thì quý hành giả có thể thực hành đề mục niệm về ô trược.
Thời điểm phù hợp để người thiền sinh thực hành bốn pháp bảo vệ đó là thời thiền vào buổi sáng và trước khi thời thiền xảy ra, ngồi xuống tọa cụ thì chúng ta vào thực hành bốn pháp bảo vệ này ngay, sau đó thì chúng ta bắt đầu hành thiền. Như vậy chúng ta chỉ cần thực hành từ bốn tới năm phút cũng đã đủ, không nên thực hành mỗi giờ ngồi thiền chúng ta đều thực hành bốn pháp bảo vệ này, mà chỉ nên mỗi ngày một lần là đủ, tối đa là hai lần. Tuy nhiên trong những lúc hành thiền thì hành giả có thể xuất hiện những chướng ngại và trong những chướng ngại này thì hành giả có hướng tâm ghi nhận, nỗ lực ghi nhận mà không thể nào vượt qua được thì lúc này hành giả có thể tiếp tục thực hành một trong bốn pháp bảo vệ, để đối trị lại những hiện tượng này.
Thì đây Ngài nêu ra một số hiện tượng cụ thể như sau:
_ thứ nhất là có những cơn đau nó sanh khởi rất là dữ dội, khủng khiếp không chịu nỗi. Tuy nhiên hành giả thì muốn tiếp tục ghi nhận, mà không muốn đổi tư thế và lúc này thì tâm sanh khởi lên những nỗi sợ hãi, không có đủ dũng cảm để tiếp tục đối diện với cơn đau. Lúc này hành giả nếu mà muốn giữ tư thế thì có thể thực hành niệm sự chết, khi niệm sự chết như vậy thì tâm trở nên rất là dũng mãnh, sẵn sàng đối diện với đề mục không có nỗi sợ chết. Người hành giả khi niệm sự chết xong thì có được tâm dũng cảm và do vậy mà duy trì được tư thế, tâm dũng mãnh đối diện và tiếp tục ghi nhận cơn đau dù nó có dữ dội tới mức độ nào đi nữa.
_ và tiếp theo đôi khi trong lúc hành thiền hành giả cảm nhận được những đề mục nó rất là an lạc, rất là hạnh phúc, rất là sung sướng thì lúc này hành giả có thể có thể có cái tâm dính mắc và tham ái vào đề mục. Thì khi tham ái dính mắc và thích thú như vậy thì khó mà tiến bộ được trong việc hành thiền. Khi mà dính mắc vào những tham ái này thì hành giả có thể ghi nhận nhưng nó cũng biến mất, lúc này hành giả có thể niệm về sự dơ của cơ thể, cơ thể ô trược. Hoặc những hình ảnh đẹp đẽ có thể nó xuất hiện trong tâm của thiền sinh trong quá trình ngồi thiền. Những hình ảnh này có thể là những hình ảnh của người khác phái chẳng hạn, khi sinh lên những hình ảnh như vậy thì tâm khởi sinh lên sự dính mắc, lúc này hành giả cũng có thể bắt đầu hành thiền về đề mục là thân thể ô trược, để là trừ tâm tham ái và dính mắc.
_ trong tình huống tiếp theo hành giả hành thiền nhưng mà có những tư tưởng sân hận, bực bội về một cá nhân nào đó, nó liên tục nó xuất hiện và dù có nỗ lực ghi nhận nhưng những trạng thái này nó không có suy giảm, mà càng phát triển hơn và hành giả khó chế ngự được với tâm sân. Lúc này hành giả có thể hướng tâm sang và thực hành thiền tâm từ trong lúc này, để chế ngự lại sự sân hận.
_ trong tình huống tiếp theo là những hình ảnh hoặc những cảm giác trong thân nó sanh khởi, đôi khi tùy mức độ định tâm của người thiền sinh mà sanh khởi lên những cảm giác rất là ghê sợ, những hình ảnh rất ghê sợ, hoặc là những cảm giác trên cơ thể mà người thiền sinh cảm thấy rất là hốt hoảng, sợ hãi và dù có ghi nhận thì người vẫn cảm giác là mình không có vượt qua được cảm giác này, tâm sợ hãi càng gia tăng nhiều hơn và khó chế ngự. Lúc này hành giả nên thực tập phương pháp niệm về những phẩm tính của Đức Phật, hoặc là những phẩm tính của giáo pháp, hay là phương pháp hành thiền, cũng như những phẩm tính của chư tăng giống như Ngài đã hướng dẫn.
Ở đây Ngài tóm tắt lại rằng bốn phương pháp thiền bảo vệ này nên thực hành vào buổi sáng trước khi ngồi thiền và không nên thực hành vào trong mỗi giờ hành thiền, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì hành giả có thể chọn ra một phương pháp để chế ngự lại những khó khăn trong lúc thiền tập của mình tùy vào tình huống như vậy.
Ngài hy vọng người thiền sinh sẽ giải đáp được thắc mắc của mình.
Câu 6. Tôi hỏi thiền Sư về điều chúng ta đang tu tập thì chỉ nên thân cận những người thiện lành và phải tránh xa những người không thiện lành. Nhưng trong cuộc sống thì những người có tâm không thiện lành thì đôi khi là những người rất là thân thuộc của chúng ta, là anh, là chị hay là bạn thân. Xin thiền Sư hướng dẫn làm sao nó vẫn có thể giúp chúng ta phát triển được tâm từ, cũng như lòng từ bi?
Những con người xung quanh có thể nó là một điều kiện để hỗ trợ, để làm cái nhân duyên sanh lên tâm thiện, cũng như tâm bất thiện thì từ những con người này nó tạo điều kiện tâm thiện cũng như tâm bất thiện trong mình nó sinh lên. Đây không phải là lý do chính yếu nhất, nó không phải là lý do quan trọng nhất, không phải lý do chính để sinh lên những tâm thiện và bất thiện. Mà lý do chính để tâm thiện và bất thiện nó sinh lên trong tâm của chúng ta, đó là một trạng thái tâm được gọi là như lý tác ý và phi như lý tác ý, trong tiếng Pali có nghĩa là 1:20:56, chúng ta có thể hiểu từ này đơn giản bằng tiếng Việt, thuần Việt như sau, đó là suy nghĩ chơn chánh, suy nghĩ tích cực. Khi suy nghĩ chơn chánh và suy nghĩ tích cực nó có mặt thì nó sinh lên những tâm thiện, khi mà suy nghĩ nó thiếu chơn chánh và nó tiêu cực thì nó có thể khởi lên những bất thiện.
Ở đây Ngài giảng rằng dù có sống với người nào đi nữa, người xấu hay người tốt nhưng nếu chúng ta có tâm như lý tác ý, có nghĩa là suy nghĩ chơn chánh thì tâm của chúng ta nó vẫn sinh lên những tư tưởng rất là thiện. Mà nếu sống với người nào đi nữa, người tốt hay người xấu mà chúng ta thiếu tâm như lý tác ý, có nghĩa chúng ta suy nghĩ không có chơn chánh, suy nghĩ tiêu cực theo chiều hướng xấu thì lúc này tâm bất thiện nó vẫn sinh lên. Chẳng hạn vào thời của Đức Phật, Đức Phật là một bậc toàn giác, một bậc toàn thiện, khi được sống gần Ngài thì chúng ta có rất nhiều cơ hội tốt để phát triển những tâm thiện. Tuy nhiên vào thời đại đó cũng có rất là nhiều những cá nhân, họ phát triển những tâm xấu, những tư tưởng sai lầm, chống đối, phá hoại, sân hận đối với Đức Phật-một người tốt, một người toàn thiện. Chúng ta phải hiểu rằng không phải sống gần người tốt thì chúng ta chắc chắn sẽ tốt, mà ở đây nếu những người này (những người có những suy nghĩ thiếu như lý tác ý, suy nghĩ sai lầm) họ sống gần Đức Phật họ vẫn có những tâm bất thiện như vậy, huống hồ gì là họ sống gần những người xấu, huống hồ gì họ sống gần với kẻ thù. Thì ở đây tư tưởng bất chánh, phi như lý tác ý nó chính là nguyên nhân chính để sinh lên những tâm bất thiện.
Nếu có một người tới làm phiền ta hay họ làm hại ta thì đó là một người xấu thì chúng ta phải có một suy nghĩ chơn chánh là như lý tác ý nó sanh khởi lên, trong khoảnh khắc có như lý tác ý như vậy thì phiền não hay những bất thiện tâm nó không có sanh khởi. Ở đây Ngài thiền Sư cho chúng ta một phương án như sau:
_ chúng ta sanh khởi lên trạng thái suy nghĩ là “Ồ mình nhờ những người này, những người xấu này thì đây là một cơ hội, một cơ hội tốt để cho mình phát triển những trạng thái tâm thiện”, ví dụ như mình có thể phát triển được kham nhẫn, phát triển được kiên nhẫn, nhẫn nại, phát triển được những phẩm tính của Ba-la-mật (Barami) và khi Ba-la-mật này nó tròn đủ thì mình sẽ thành tựu được Niết bàn hạnh phúc cao thượng, thì chúng ta có suy nghĩ chơn chánh như vậy.
Và chúng ta có thể suy nghĩ chơn chánh thứ hai như sau:
_ hiện tại anh ta là một người xấu nhưng theo lời dạy của Đức Phật thì trong những kiếp quá khứ người này có thể là ân nhân của ta, hay người này có thể là những người thân, thân bằng quyến thuộc như là người cha, người mẹ của ta trong kiếp quá khứ, và người này đã thi ân cho ta rất nhiều trong quá khứ. Cho nên ta không nên có tâm sân hận bực bội hay là hãm hại người này bởi vì không nên hại người thân của mình.
Ở đây chúng ta có thể suy nghĩ thứ ba, cũng là như lý tác ý, đó là Đức Phật đã dạy rằng: một người đệ tử của Ngài thì không nên nổi sân dù bất cứ tình huống nào xảy ra, mình là người theo lời dạy của Đức Phật thì mình cũng không nổi sân trong tình huống này.
Hoặc là trong tình huống thứ tư, người có như lý tác ý có thể suy nghĩ rằng: mình là một người có thực tập hành thiền thì một người thực tập hành thiền thì phải kiểm soát được tâm ý của mình cho nó được trong sạch, trong tình huống này mình phải kiểm soát được tâm của mình không nên để cho nó phản ứng, cũng như sân hận bực bội người này.
Thì đó là những tình huống mà quý thiền sinh có thể phát triển được tâm như lý tác ý, suy nghĩ chơn chánh trong tình huống gặp phải những người không như ý, những người bất thiện phiền đến chúng ta.
Đối với những người là những người thân của mình thì chúng ta càng dễ để phát triển tâm thiện như là rải tâm từ, chúng ta dễ dàng rải tâm từ đến người thân của mình. Hoặc chúng ta có thể rải tâm bi là thấy người thân của mình gặp phải những tình huống bất lợi như là những tà kiến chẳng hạn thì chúng ta có tâm bi thương xót cho họ. Hay là tâm hỷ khi thấy họ có sự tiến bộ, có sự phát triển. Nếu ba tâm trên nó không có được thì chúng ta có thể phát triển tâm xả, có nghĩa là họ cũng tùy thuộc vào nghiệp mà thôi. Thì bốn phạm trú này thiền sinh có thể phát triển được một cách tốt đẹp đối với những người tới làm phiền mình, cũng như người thân thì càng dễ dàng hơn. Hôm qua Ngài đã có hướng dẫn rất là chi tiết trong một câu hỏi sáng hôm qua.
Ngài hy vọng chú có thể nắm được ý của Ngài.
Câu 7. Khi Sư dạy hành thiền thì thân và tâm là hai cái khác nhau nhưng con thấy cái thân nếu không có ai chỉ huy nó thì sao nó cứ hành động, nó cứ cử động, chỉ khi nào mình định tâm, mình chánh niệm lại thì mình mới biết nó để hoạt động rồi, nó đã làm hành động đó rồi, mình mới tập trung mình biết được nó. Con không hiểu là như vậy tâm nó đi trước hay thân nó đi trước?
Mặc dù thân và tâm nó khác nhau nhưng khi ta có làm bất cứ hành động gì, hay bất cứ cử động nào của thân nó xảy ra, thì đều nó có cái tâm đi trước, nó tùy thuộc vào tâm. Ở đây tâm nó ra lệnh, cũng như nó chỉ đạo cho những hành động thuộc về thân, chúng ta biết được thông qua tác ý, cái tác ý hay là cái mong muốn hành động xảy ra thì nó ra trước và hành động thì nó đi theo sau. Chẳng hạn nếu cô không có tác ý, không có mong muốn làm hành động đó thì cái thân nó không có cử động được, mà chỉ có mình muốn có hành động đó xảy ra thì lúc đó hành động nó mới xảy ra, mình muốn duỗi cái tay thì cái tay nó mới duỗi ra.
Mỗi hành động dù lớn dù nhỏ trên thân của mình nó đều bắt đầu từ cái tâm này hết, những hành động như sự chớp mắt của mình nó cũng tùy thuộc do cái tâm của mình chỉ huy nó mới chớp mắt được, hay là hơi thở vào hơi thở ra của mình nó cũng phải có cái tâm chỉ huy thì nó mới thở vào thở ra được. Ở đây tâm nó dẫn đầu các pháp và nó bắt đầu bằng cái tác ý, do cái tác ý mong muốn nó đi đầu, nó sanh khởi lên những trạng thái hoạt động của thân. Ở đây Ngài giải thích một cách đơn giản như vậy để cô có thể nắm được, Ngài không có giải thích rõ, sâu vào những tiến trình hoạt động của tâm tại vì khi giải thích sâu thì đôi khi nó phức tạp, nó gây sự khó hiểu. Ngài giảng rằng khi người thiền sinh thực hành, khi phát triển được tuệ phân biệt danh sắc thì người đó sẽ thấy được rằng thân và tâm của mình là hai thực thể nó riêng biệt, thân thì nó khác, mà tâm thì nó khác, đó là mức đầu tiên trong phát triển thiền tập. Và sau tuệ phân biệt được danh và sắc (là thân và tâm) thì người thiền sinh sẽ phát triển thêm việc hành thiền của mình và thấy được tương quan nhân quả giữa thân và tâm, lúc này người thiền sinh thấy được rằng thân và tâm nó không phải tự nhiên mà nó sinh lên, mà nó có những nhân duyên, những điều kiện, đôi khi do những hiện tượng của thân nó sinh ra những hiện tượng thuộc về tâm, đôi khi có những hiện tượng thuộc tâm nó sinh ra hiện tượng thuộc thân, đôi khi tâm nó lại sinh ra tâm hoặc thân thì nó lại sinh ra thân, thì có những nhân duyên chằng chịt như vậy và tất cả đều có mối tương quan nhân quả nó không phải tự động nó sinh lên. Và thân và tâm mặc dù nó riêng biệt nhưng nó có mối tương quan nhân quả, nó có nhân duyên liên hệ quá khứ và đôi khi một trạng thái của tâm thì nó tạo duyên để nó sinh ra một hiện tượng của thân, các hiện tượng cứ như vậy có nhân có quả nó được sanh khởi.
Ngài đưa ra một ví dụ để cô có thể hiểu được tính nhân quả giữa thân và tâm, mối liên hệ giữa thân và tâm. Đầu tiên chúng ta có cái tâm là muốn ăn, muốn ăn ở đây là một trạng thái tâm và khi tâm muốn ăn sinh lên thì chúng ta đi ăn thì hành động đi ăn nó là một hành động thuộc về thân. Và khi đi ăn như vậy thì tay chúng ta giơ lên, duỗi ra, lấy đồ ăn, bỏ vào, nhai, những hành động đó là những hành động của thân. Và ở đây mối tương quan nhân quả giữa thân và tâm, cái tâm muốn ăn nó là nhân và hành động chúng ta đi ăn nó là quả. Ví dụ thứ hai đó là chúng ta muốn đặt câu hỏi, muốn đặt câu hỏi này là một trạng thái thuộc về tâm, lúc mà cái tâm muốn đặt câu hỏi như vậy thì miệng mình nó hỏi, miệng nói ra thì cử động thuộc về thân, (1:42 thì ở đây cũng là cái tâm nó thuộc về thân=> nghe không rõ).
Đôi khi có những trạng thái nó thuộc về tâm thì nó lại sinh lên những trạng thái thuộc về tâm khác, ở đây tâm là nhân nó tạo thành một cái quả là là một trạng thái tâm khác, chẳng hạn khi tâm mình xuất hiện những cảm giác bất thiện, những tâm bất thiện buồn chẳng hạn thì lúc này nó sinh ra những trạng thái tâm khác như là sự bực bội; buồn là một trạng thái tâm là một cái nhân và nó tạo ra một trạng thái rất là sân hận bực bội thì trạng thái là tại sao mình lại buồn về chuyện này chẳng hạn thì đó là một cái quả, hai cái này nó đều là một trạng thái tâm hết.
Trong một ví dụ khác thì chúng ta uống vào một ly nước nóng hay môi trường xung quanh thời tiết nó nóng nảy thì thân thể của chúng ta tự nhiên nó cũng cảm giác nóng lên, thì nước nóng nó là một vật chất và khi uống nước đó vào thì tự nhiên người mình nó nóng lên thì nó sinh ra một vật chất khác, ở đây là một nhân duyên thuộc về vật chất sinh ra vật chất. Hoặc là một ví dụ khác về vật chất như sau: chẳng hạn khi chúng ta ăn những thức ăn nó không tốt thì nó sinh ra chứng đầy bụng, đau bụng, thức ăn chúng ta ăn vào thì nó là vật chất và sự đầy bụng hay đau bụng (căng cứng của bụng) nó cũng là một vật chất thì đó là vật chất nó sinh ra vật chất.
Có những trạng thái nó thuộc về thân thuộc về vật chất mà nó lai tạo nên, tạo nhân duyên cho những trạng thái tâm sanh khởi, chẳng hạn như khi chúng ta ở trong một môi trường nóng nảy, khó chịu thì môi trường nóng là một vật chất nó tạo nên cái tâm nóng bức khó chịu, đó là một trạng thái tâm. Hay chúng ta ăn một đồ ăn ngon thì tự nhiên chúng ta cảm thấy thích thú, nó vui thì đồ ăn ngon nó chính là vật chất, còn tâm thích vui cảm thấy ngon đó là một trạng thái tâm. Thì ở đây vật chất nó lại tạo duyên sinh ra tâm.
Tất cả những hiện tượng thuộc về thân cũng như thuộc về tâm nó sinh lên thì nó đều tùy thuộc vào những nhân duyên và những cái quả, chứ nó không tự độn sinh ra, mặc dù thân và tâm thì nó tách biệt, nó riêng biệt, nó lại sinh ra tùy thuộc vào những điều kiện. Ở đây nếu cô thấy được thân và tâm nó riêng biệt với nhau, nếu thấy trong sự thực chứng trong việc hành thiền của mình thì nó là một mức độ tiến bộ trong pháp hành và nếu tiếp tục nỗ lực cố gắng thì sẽ thấy được thân và tâm nó có mối tương quan nhân quả với nhau, chứ nó phải tự động sinh lên, nếu tiếp tục cố gắng sẽ thấy được giống như là Ngài thiền Sư vừa mới hướng dẫn. Ngài hy vọng cô có thể nắm được câu trả lời của Ngài.