VẤN ĐÁP SÁNG NGÀY 27/7/2021
- Khi ngồi có nhiều suy nghĩ, nên làm sao?
- Để chế ngự được tâm suy nghĩ, đầu tiên cần phải ghi nhận một cách trọn vẹn tiến trình phồng xẹp.
Để làm được điều đó cần có nỗ lực hướng tâm ghi nhận suy nghĩ khi chúng xuất hiện thì khi đó sự suy nghĩ liền chấm dứt.
- Phải thay đổi tư duy cho rằng, những suy nghĩ phóng tâm là chướng ngại, chúng không phải là chướng ngại mà là đối tượng để ghi nhận. (Hiểu biết này là Chánh Kiến)
- Cách hạn chế tâm vọng động: Gia tăng đối tượng phồng xẹp: phồng – xẹp – đụng hoặc phồng – xẹp – ngồi – đụng). Niệm chạm và hướng tâm về hai bàn tay khi chạm đụng.
- Cơn đau tới rất đau, nên thực hành quan sát như thế nào?
- Cơn đau cũng là đối tượng để ghi nhận và Chánh Niệm; hãy xem nó không phải là chướng ngại hay khó khăn gì của việc hành Minh Sát. (Chánh Kiến)
- Nhiệm vụ của người thiền sinh là ghi nhận cảm giác ở vùng đau một cách cẩn trọng, có sự tinh tấn, hướng tâm.
- Những cảm giác như ngứa, tê, nhức, mỏi, khó chịu cũng cần được ghi nhận cẩn trọng.
- Không nên có ý muốn loại bỏ cơn đau – tâm tham. Nếu có ý muốn loại bỏ cơn đau thì nó càng ở đó, đau càng gia tăng.
- Thay thế bằng mong muốn cố gắng hiểu cơn đau (tác ý đúng = Chánh Kiến).
- Thiền sinh phải quan sát, chìm sâu vào cơn đau để ghi nhận nó một cách kham nhẫm. Khi hiểu về cơn đau thì việc ghi nhận cơn đau dễ dàng, càng dễ kham nhẫn, càng dễ vượt qua cơn đau.
- Phẩm tính kiên nhẫn, kham nhẫn, nỗ lực ghi nhận cơn đau… sẽ phát triển qua từng thời thiền tâm trở nên vững chãi, mạnh mẽ. Dù cơn đau như thế nào cũng dễ dàng ghi nhận, thiền sinh sẽ hiểu được đặc tính của cơn đau.
- Phương cách đối trị cơn đau: ghi nhận, nhắm, hướng chính xác, nỗ lực chọn chỗ nào đau nhất để ghi nhận Nếu cơn đau không hết mà trở nên khủng khiếp hơn thì người thiền sinh quan sát từ xa, quan sát một cách hời hợt hơn một thời gian thì tâm sẽ trở lại bình tĩnh quay lại ghi nhận bình tĩnh hơn.
- Khi cơn đau giảm quay lại đề mục phồng xẹp (lúc này phải ghi nhận với nỗ lực phải được gia tăng để ghi nhận những đối tượng khác).
- Để ghi nhận được cơn đau: phải có hứng thú ghi nhận, thường xuyên nhắc nhở mình phải ghi nhận cơn đau.
- Khi ngồi thiền thì con không thấy phồng xẹp ở bụng, đôi khi cảm thấy mất luôn cái bụng, Ngài cho con hỏi nguyên nhân và cách xử lý như thế nào?
- Khi không thấy sự phồng xẹp của bụng thì có nhiều tình huống, nguyên nhân:
- Do mất Chánh Niệm Chánh Niệm yếu, không chìm sâu vào đề mục phồng xẹp bụng.
- Xử lý: tập trung chú tâm mạnh mẽ hơn (chìm sâu bằng nỗ lực). Khi Chánh Niệm không liên tục, ghi nhận không chính xác không mạnh mẽ phải nỗ lực hướng tâm trực tiếp vào đối tượng để ghi nhận.
- Khi Chánh Niệm rất mạnh quan sát phồng xẹp biến mất mất luôn cái bụng, đây là điều tự nhiên trong tiến trình hành thiền.
- Khi Chánh Niệm được thiết lập tốt đẹp quan sát vùng bụng sẽ không thấy phồng xẹp, nhưng sẽ thấy cảm giác căng, cứng, co dãn khi đó nên ghi nhận những cảm giác này. Lấy những đề mục này làm đề mục chính trong suốt thời thiền (bất kì cảm giác nào ở vùng bụng).
- Phồng xẹp và cảm giác biến mất (khi Chánh Niệm rất tốt) đổi đề mục khác (vd hơi thở) hay là những cảm giác nổi bật trên cơ thể. Ghi nhận một thời gian phồng xẹp xuất hiện trở lại thiền sinh ghi nhận trở lại.
- Chánh Niệm là gì? Chức năng của Chánh Niệm?
- Chánh Niệm (Sati): quan sát hay biết một cách rõ ràng, ổn định, khắng khít, xát xao vào trong đối tượng. Người thiền sinh cần có: Tầm + Tấn để dễ dàng tiếp cận, hay biết chìm sâu vào đối tượng một cách rõ ràng, liên tục.
- Khi tâm quan sát ổn định trên đối tượng tâm sẽ chìm sâu vào đối tượng rất rõ ràng và chi tiết.
- Chánh Niệm: ghi nhớ về việc phải hay biết bất kì hiện tượng nào xảy ra trong hiện tại và ghi nhớ tâm luôn để trong hiện tại để ghi nhận, nắm bắt.
- Chánh Niệm giúp tâm ổn định, khắng khít trên đối tượng trong khoảnh khắc hiện tại.
- Đặc tính của Chánh Niệm: luôn giữ đối tượng trong tầm quan sát để ghi nhận sự diễn tiến của đối tượng.
- Tâm sở Tinh Tấn + tâm sở Tầm phát triển mạnh mẽ dễ dàng ghi nhận và quan sát hiểu biết rõ những đặc tính của đối tượng.
- Không riêng gì phồng xẹp mà cơn đau, tâm suy nghĩ, tưởng tượng cũng cần được luôn luôn hướng tâm đến, dù trong một khoảnh khắc, hết khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, liên tục không ngừng nghỉ, không kẽ hở ghi nhận không ngừng nghỉ.
- Ngồi chùng lưng xuống khi hành thiền, thiền sinh nên làm gì?
- Mới hành thiền, ngồi chùng lưng xuống là điều bình thường. Khi ghi nhận phồng xẹp chăm chú lưng chùng xuống không biết (bình thường)
- Thiền sinh nên sửa tư thế vì nếu chùng sẽ gây cảm giác khó chịu, khó ghi nhận sự phồng xẹp.
- Chuyển đổi tư thế một cách từ từ: niệm “tác ý muốn change” “thẳng lưng, thẳng lưng” quay về phồng xẹp.
- Thấy chùng xuống thì sửa ngay thay đổi tư thế cho thẳng thớm.
- Khi giảm Chánh Niệm + giảm sự tinh tấn cơ thể chùng xuống.
- Không nên buồn phiền về việc chùng lưng. Nếu chùng 5 – 6 lần luôn sẵn sàng sửa lại tư thế với tâm Chánh Niệm – ghi nhận tác ý và chuyển động về thân.
- Lý do chính của việc ngủ khi hành thiền?
- Thiếu tâm sở Tầm (hướng tâm tới đối tượng).
+ Phát triển Tầm: luôn luôn thường xuyên nỗ lực nhắm chính xác và đối tượng dễ dàng vượt qua buồn ngủ, lười biếng.
+ Tầm làm cho tâm luôn năng động. Thiếu Tầm thì tâm sẽ co rút, thụ động.
+ Đêm khi chuẩn bị đi ngủ, người thiền sinh thường hay lo lắng, hoặc quá vui, quá buồn về chuyện gì đó… tâm liên tục năng động dẫn đến mất ngủ. Lúc đó tâm sở Tầm mạnh làm cho mất ngủ. Thì cũng vậy, khi hành thiền chúng ta cần sử dụng một loại tầm mạnh như vậy để đưa tâm tới đề mục một cách liên tục.
+ TẦM: liên tục nhắm, hướng tới đối tượng chứ không chỉ 1-2 lần rồi thôi. Phải tạo thói quen sử dụng nó một cách điêu luyện.
- Nguyên nhân: Thiếu tinh tấn (nỗ lực cố gắng) dẫn đến lười biếng. Chế ngự tâm dã dượi buồn ngủ bằng cách gia tăng sự nỗ lực tinh tấn, năng động thực hành một cách thích thú.
Không chỉ một lần mà phải liên tục gia tăng 2 tâm TẦM + TẤN này trong lúc hành thiền để tâm năng động (giải pháp thứ nhất).
- Giải pháp thứ hai: Gia tăng đối tượng: Đụng (cảm giác tay chạm vào đầu gối, hai tay chạm vào nhau…) Vượt qua lười biếng.
- Khi ngồi, thiền sinh tự kiểm soát sự phồng xẹp nhanh chậm có đúng không?
- Không nên kiểm soát (control), không nên điều khiển sự phồng – xẹp nhanh chậm theo ý muốn. Công việc của thiền sinh chỉ là Thuần Quan Sát. Vì thở nhanh dẫn đến mệt, điều khiển hơi thở thì sự phồng xẹp sẽ trở nên không tự nhiên đi ngược lại với tiêu chí của việc hành thiền.
- Thiền là ghi nhận tự nhiên mà không phản ứng, tác động. Nó như thế nào thì ghi nhận như vậy.
- Khi thấy sự phồng xẹp mờ nên làm thế nào? Không nên thở mạnh để thấy phồng xẹp; nên gia tăng sự nỗ lực, hướng tâm.
- Nghi ngờ không biết có đang điều khiển hơi thở hay phồng xẹp không, nên làm gì?
- Mình quan sát xem mình có tác ý điều khiển hơi thở hay không? Nếu không có tác ý thì cứ để hơi thở tự nhiên.
- Khi tinh tấn ghi nhận thấy phồng xẹp có nhiều trạng thái khác nhau (rõ ràng, mờ nhạt, rõ, dễ thấy,…), khi có biểu hiện lạ thì đó là bình thường (đặc tính tự nhiên) không nên hoài nghi.
____Sadhu Sadhu Sadhu____