VẤN ĐÁP SÁNG 30/7/2021

  1. Hiện tượng lạ chưa bao giờ xuất hiện: đau kì lạ, xoáy xoáy trên đỉnh đầu, nguồn năng lượng, cảm thấy cơ thể to lớn khổng lồ, vòng tròn lớn, sợ ma… Xin Ngài cho con hỏi ý do vì sao? 
  • Chúng ta hành thiền là việc nghiên cứu, tìm hiểu, đối tượng là body & mind (thân & tâm), để hiểu những gì đang diễn ra trong thân và tâm  quan sát Chánh Niệm trên thân và tâm, sẽ thấy rất nhiều cảm giác, hiện tượng lạ trên thân và tâm, mặc dù trước đó có xảy ra nhưng chúng ta không hề hay biết vì không có Chánh Niệm nên không thấy. Bây giờ chúng ta có Chánh Niệm ghi nhận tất cả loại cảm giác xảy ra trong quá trình hành thiền  Đó là điều thật tự nhiên. 
  • Bất cứ lúc nào thấy cảm giác nổi bật  hướng tâm tới ghi nhận chính xác điểm đang diễn ra cảm giác đó (sensation) trong đúng khoảnh khắc. Niệm thầm song hành với việc thấy, ghi nhận một cách tỉ mỉ. Niệm “xoay, xoay”, “rung, rung”,… và ghi nhận sự xoay, rung,…
  • Ghi nhận với mục đích là “tôi phải hiểu hiện tượng này” >< không nên ghi nhận với mục đích “thực hành để đuổi những cảm giác lạ đó đi” hay là chờ chúng mất đi.
  • Bây giờ, người thiền sinh bắt đầu thấy được những hiện tượng lạ  hiện tượng tự nhiên (natural)  không nên lo lắng (worry), suy nghĩ (thinking), phân tích (analyse), đánh giá (evaluate). Hiện tượng lạ là dấu hiệu mình đang hành thiền tiến bộ. 
  • Giống như hướng dẫn buổi đầu: Dù chúng ta ngồi nhắm mắt nhưng thấy được những màu sắc, hình ảnh trong tâm. Đây là điều bình thường. Nhiệm vụ của Thiền sinh là ghi nhận những hình ảnh đó, nó không phải là hình ảnh thật, nó chỉ tồn tại trong tâm tưởng. Không nên phân biệt màu sắc, màu này là trắng hay đen, người này hay người kia… Không cần niệm chi tiết mà chỉ cần niệm một cách tổng quát bất cứ hình ảnh nào xuất hiện trong tâm, niệm “thấy-thấy”.
  • Khi ghi nhận tâm thì không nên dành nhiều thời gian cho những hình ảnh mùi vị xuất hiện trong tâm. Nên ghi nhận từ 5 đến 6 lần, tối đa 10 lần. Ghi nhận xong hướng tâm về phồng xẹp. Đề mục tục đế “âm thanh, hình ảnh” không nên niệm lâu, chỉ niệm vài lần rồi quay về phồng xẹp. 
  • Khi có hiện tượng sanh khởi trong tâm thiền sinh sau một thời gian thiền, đó có thể là hình ảnh tuyệt vời, hình ảnh ghê sợ “ma” thì đó là chuyện bình thường trong hành thiền. Thiền sinh không nên lo lắng, phân tích suy nghĩ về nó. Nhiệm vụ là ghi nhận tổng quát “thấy thấy thấy”. Hiện tượng này sanh khởi trong một số trường hợp định tâm phát triển đến một mức độ. Không nên phân tích tại sao nó xuất hiện, không nên đi sâu vào. Nhiệm vụ duy nhất là liên tục ghi nhận.

2) Đau ngứa sinh khởi quá lâu, thì có ghi nhận trong thời gian lâu được không? Nên ghi nhận như thế nào khi có nhiều đối tượng sanh khởi cùng một lúc? Làm thế nào có thể hiểu đối tượng rõ ràng khi liên tục thay đổi đối tượng như vậy?

– Khi ghi nhận cơn đau nó càng tiếp diễn, tùy vào khả năng của người thiền sinh đó có tiếp tục tinh tấn, khi nhận một cách chính xác, chìm sâu một cách đúng đắn vào đối tượng cơn đau hay không? Nếu có thể ghi nhận được thì hãy tiếp tục. 

– Có hai điều cần lưu ý trong tình huống này: Những cơn đau trong thời gian dài hay không thì thuộc vào thiền sinh: 

+ Nếu thiền sinh cảm thấy thích thú thì tiếp tục ghi nhận bằng tâm nỗ lực tinh tấn Niệm, hay biết chính xác và chìm sâu vào trong cơn đau, nếu không sẽ chán vì ghi nhận lâu không thấy gì, khó ghi nhận. Cách tốt nhất là quay trở lại phồng xẹp. 

+ Nếu thiền sinh không muốn hoặc không thích thú việc ghi nhận cơn đau thì quay lại chuyển động phồng xẹp. 

 Quan trọng là hay biết rõ ràng và liên tục, không quan trọng đối tượng.

– Niệm Cảm Giác: Chọn cảm giác nổi bật nhất hướng tâm tới và chánh niệm ghi nhận.

+ Khi chọn một đối tượng dễ nhất hoặc nổi bật nhất thì hướng tâm và chánh niệm quan sát. Nhưng trong lúc ghi nhận những đối tượng này tâm lại hay biết nhiều đối tượng khác, thì đó là dấu hiệu tốt của sự phát triển chánh niệm trong hành thiền. Ghi nhận phồng xẹp nhưng lại hay biết về cơn đau hoặc suy nghĩ hay những cảm thọ khác đó là dấu hiệu tốt.

+ Khi chánh niệm của thiền sinh được phát triển, thấy nhiều hiện tượng – đối tượng khác nhau được phát triển. Khi người thiền sinh chỉ hướng tâm đến một đối tượng phồng xẹp hoặc cơn đau mà thôi, nhưng tâm lại biết nhiều đối tượng khác.

– Những đối tượng liên tục thay đổi khi chánh niệm và định phát triển, trong thời gian ngắn 1 đến 2 giây, ngồi thiền sinh hiểu rõ ràng và chi tiết về đối tượng.

+ Khi thấy đối tượng thay đổi là một dấu hiệu tốt của việc thực hành.

– Mục đích hành thiền trong tiến trình để thấy được sự thay đổi một cách liên tục của thân và tâm. Không có hiện tượng nào không thay đổi trong từng giây từng khoảnh khắc. Nó sanh lên rồi mất đi, thay mới liên tục chúng ta thực hành để thấy ra được bản chất này, trong Kinh gọi là Vô Thường của thân và tâm.

– Khi niệm và định tâm phát triển mạnh mẽ thì tâm sắc bén khi hướng tâm vừa tới đối tượng thì ngay lập tức người thiền sinh sẽ hay biết một cách rõ ràng đối tượng.

3) Nếu không quy giữ giới thì có hành thiền được không? Và nếu không giữ giới thì có bị ảnh hưởng đến việc hành thiền không?

Rất nhiều thiền sinh thực hành thiền trên thế giới không phải là Phật tử. 

– Người thiền sinh khi bắt tay vào thực hành, điều quan trọng là phải tin vào phương pháp mà mình đang thực hành. Có rất nhiều phương pháp hành thiền khác nhau, có phương pháp hành thiền để an vui, có phương pháp hành thiền với mục đích để an lạc ngay trong hiện tại, dẫn đến Niết Bàn. Phương pháp này của chúng ta đang thực hành là phương pháp thanh lọc tâm dẫn đến Niết Bàn.

– Nếu mình có đức tin thì mới nỗ lực một cách trọn vẹn khi thực hành, muốn hành thiền được phải có TỰ TIN vào phương pháp và tin vào bản thân mình.

+ Ngũ giới: Là những phẩm hạnh đạo đức không dành riêng cho tín đồ Phật giáo, mà đây là phẩm hạnh tối thiểu của bất cứ ai, bất cứ tôn giáo nào. Bất kỳ ai cũng nên giữ những phẩm hạnh đạo đức tối thiểu như vậy của một con người.

– Một người ngồi thiền thì tối thiểu bắt buộc phải giữ 5 giới. Vì năm giới như là nền tảng để xây căn nhà vững chắc. Giữ được 5 giới chính là đang xây dựng nền tảng đạo đức chắc cho căn nhà tâm linh của mình.

– Chúng ta thực hành thiền định và tuệ trên nền tảng giới (5 giới là tối thiểu).

– Nếu tất cả loài người chúng ta giữ được 5 giới thì thế giới sẽ rất an bình, không có sát sanh, không có tà dâm, không có nói dối, không có trộm cướp của cải và không có uống rượu (các chất say).

 Chúng ta phải giữ tối thiểu 5 giới và có đức tin vào phương pháp hành thiền thì thiền sinh mới có thể bắt đầu thiền và nỗ lực. Tin tưởng vào phát hành chính là khởi đầu rất quan trọng của việc thực hành.

– Những phẩm tính này sẽ gia tăng một cách tự nhiên trong quá trình thực hành tâm trong sạch và sẽ tự phát triển giới, phát triển niềm tin vào pháp hành của mình và những phẩm tính đạo đức của giới.

4) Làm sao để giữ tâm trên hơi thở mà không bị suy nghĩ? 

– Khi muốn bám chặt trên hơi thở thì phải nỗ lực tinh tấn + tầm (nhắm hướng chính xác) sẽ giúp tâm ghi nhận và chìm sâu vào đề mục.

– Khi ném vật gì mạnh sẽ chìm sâu vào nước, ném với lực nhẹ sẽ không chìm sâu được. Cũng vậy tùy thuộc vào sự hướng tâm cũng như nỗ lực mà mình có thì thiền sinh có thể chìm sâu vào đối tượng hay không. Nhiều thiền sinh hướng tâm với sự tinh tấn như viên đá chìm sâu vào nước. Khi không thấy đối tượng mà suy nghĩ nhiều thì có nghĩa là Tầm và Tấn không đủ mạnh. Khi Tầm và Tấn mạnh thì khi chúng ta vừa chuẩn bị suy nghĩ gì đó thì người thiền sinh hay biết và quay về ngay lập tức. 

5) Khi niệm phải bước trái bước thiền sinh niệm lộn. Vậy bỏ qua bước này chỉ niệm dở-bước-đạp có được không? 

Nếu chỉ thực tập phải bước – trái bước thì tốt nhưng bắt đầu dở – bước – đạp luôn thì hơi khó. Ban đầu, thiền sinh đi phải bước – trái bước một cách cẩn thận, nỗ lực ghi nhận chi tiết. Khi định tâm phát triển tốt (tức là ít bị phóng tâm hay quên, niệm lộn) thì mới chuyển sang giai đoạn 2 (dở – đạp), tương tự chúng ta chuyển sang giai đoạn 3 (dở – bước – đạp). Tóm lại là thực tập phương pháp đầu phải bước – trái bước được tốt đẹp, tự tin rồi, không bỏ sót, không bỏ quên, ít thất niệm thì chúng ta mới chuyển giai đoạn. 

6) Khi hành thiền có chánh niệm phát triển sẽ thấy được nhiều đối tượng. Nhưng khi con đọc sách thấy trong sách chỉ rằng “nên chọn đối tượng có tính sanh khởi” là như thế nào thưa Ngài Thiền Sư?

– Khi có nhiều hiện tượng xuất hiện trên thân và tâm, người thiền sinh nên chọn một đối tượng rõ ràng nhất, dễ nhất để quan sát. Trong lúc đó, đôi lúc tâm hay biết nhiều thứ thì chúng ta quay về đề mục chính và không để tâm lang bạt. 

– Khi chánh niệm phát triển mạnh, tập trung ghi nhận những đối tượng thì tự nhiên chúng ta sẽ thấy được sự sanh diệt của đối tượng. Khi người thiền sinh mới thực tập thì Chánh Niệm định tâm chưa phát triển, nên người thiền sinh không điêu luyện trong việc ghi nhận. Và đó là lý do vì sao Ngài hướng dẫn chúng ta chọn ghi nhận đối tượng dễ nhất/nổi bật nhất khi có nhiều đề mục.

– Sau một thời gian, người thiền sinh đã phát triển được chánh niệm mạnh mẽ, định tâm mạnh có thể ghi nhận bất kỳ đề mục nào xuất hiện mà không cần chọn để đề mục dễ nhất hay là nổi bật nhất nữa.

– Tất cả hiện tượng sanh lên đều diệt đi hết, nó xuất hiện ngay sau đó nó mất (tiến trình sinh diệt của các hiện tượng). Khi chánh niệm định tâm phát triển mạnh mẽ chúng ta sẽ thấy nó một cách tự nhiên.

– Khi chúng ta phát triển Tuệ Giác của sự sinh diệt thì không phải thấy một đối tượng sinh diệt mà thấy tất cả đối tượng đều sinh diệt. 

7) Con không quan sát phồng xẹp, quan sát các cảm giác và suy nghĩ của Tâm, quan sát Tâm buồn ngủ càng quan sát thì càng rõ ràng, thấy thân và tâm rõ ràng, xuất hiện nhiều cảm giác là đôi khi khó chịu nhưng không biết tên loại cảm thọ đó, không biết con thực tập như vậy có đúng không?

– Cách thức và nhiệm vụ của người thiền sinh đó là quan sát đề mục nổi bật nhất trong hiện tại, quan sát những đề mục của thân và tâm khi mà chúng nổi bật. 

– Thì khi một đối tượng sinh khởi dù sinh khởi trong thân hay tâm, dù không biết đối tượng đó là gì, thì chúng ta chỉ cần niệm thầm là “biết” “biết”, biết hiện tượng đang xảy ra chứ không cần đặt tên. 

– Khi niệm thầm “biết” như vậy, tâm quan sát hay biết sự thay đổi của hiện tượng rõ ràng, biết được bản chất của nó thay đổi tăng lên, giảm xuống…

– Tất cả hiện tượng thân và tâm điều sanh diệt, hiện tượng thuộc thân thì dễ thấy và dễ quan sát. Khi niệm “biết” thì nên có tâm cảnh giác, không được hời hợt mà phải bám chặt vào đối tượng một cách liên tục rõ ràng và đây là điều quan trọng. 

– Khi niệm “biết” thì mỗi lần niệm thêm một chút tinh tấn (“biết” + thêm tinh tấn). Mỗi lần một chút một chút như vậy.

– Điều quan trọng là nếu chúng ta ghi nhận được tâm hay biết của mình thì niệm luôn cái tâm hay biết đó, niệm luôn tâm chuẩn bị suy nghĩ, tâm sắp phóng ra biết là “tâm sắp phóng ra” hay “suy nghĩ” “suy nghĩ”.

 Cuối cùng Ngài cầu chúc cho tất cả thiền sinh thực tập tinh tấn để đạt được sự hạnh phúc trên con đường thanh lọc tâm, đạt được hạnh phúc giải thoát Niết Bàn thực sự.

___Sadhu Sadhu Sadhu ___

 

ALUBUM CÁC BÀI PHÁP THOẠI THIỀN SƯ NYANAVUDHA THUYẾT ĐƯỢC LIVE TRÊN YOUTUBE

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app