VIPASSANA ONLINE: HIỂU BẢN CHẤT TỰ NHIÊN CỦA TÂM & PHÁT TRIỂN CHÁNH NIỆM – NGÀY THỨ 15 (8/8/2021)

BẢN CHẤT TỰ NHIÊN CỦA TÂM – THIỀN SƯ NYANAVUDHA 8/8/2021

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy)

Hôm nay Ngài thiền Sư sẽ giảng cho quý thiền sinh nghe về chủ đề “Bản chất tự nhiên của tâm”. 

Khi chúng ta hành thiền (ở đây là Thiền Minh Sát) thì sẽ có hai loại đối tượng mà người thiền sinh ghi nhận chánh niệm: 

_ đối tượng thứ nhất là những hiện tượng thuộc về thân.

_ đối tượng thứ hai là những hiện tượng thuộc về tâm.

Hôm nay Ngài thiền Sư Ngài sẽ giảng giải một cách chi tiết về những đối tượng thuộc tâm. Ở đây Ngài thiền Sư giảng rằng cái tâm thì nó rất là khó thấy và khó nắm bắt. Trước khi hành thiền người thiền sinh thường thì không có biết gì về tâm, không có nắm bắt được, cũng không có hay biết được, cũng không có kinh nghiệm gì về tâm, và cũng không biết được rằng tâm nó có thật sự tồn tại hay không? Bởi vì bản chất của tâm nó rất là khó thấy, rất là vi tế, khó nắm bắt, nó không có hình tướng, chúng ta không có biết được những vị trí của nó, nó nằm ở đâu? Như thân thì chúng ta dễ dàng thấy được, nhưng tâm thì nó rất là khó thấy và khó nắm bắt. Khi bắt đầu đi vào hành thiền người thiền sinh sẽ bắt đầu thấy ra những hiện tượng của tâm và biết được rằng “ồ đây là tâm” thì người thiền sinh bắt đầu thấy được cái tâm của mình, mặc dù nó rất là khó, khó thấy, khó nắm bắt. Nhưng thông qua việc hành thiền và phát triển chánh niệm thì người thiền sinh bắt đầu thấy ra được cái tâm của mình.

Tâm thì nó không thể nào nắm bắt, hay là khám phá, hay là nhìn thấy được bằng những cảm quan thông thường, mà ở đây phải thông qua cái tâm chánh niệm thì chúng ta mới có thể thấy được trạng thái tâm của mình. Tại vì sao mà tâm nó khó khám phá? Khó có thể thấy được? Bởi vì tâm thì nó rất là tế nhị, rất là tinh tế, không có hình tướng, cho nên chúng ta rất là khó để nắm bắt được tâm.

Vấn đề tiếp theo đó là tâm thì nó không có hình tướng, không có màu sắc, nó không phải như là một cái vật chất để chúng ta có thể thấy được hay chúng ta có thể nắm bắt được nó, cầm nắm được nó. Mà ở đây tâm thì không thể thấy bằng mắt hay là không thể sờ chạm được cho nên nó rất là khó đối với những người thông thường không có hành thiền. Ở đây tâm nó không có hình dáng, cũng không có màu sắc, cũng như nó không có những cái chúng ta có thể nắm bắt được những công cụ để chúng ta có thể nắm bắt được, trong thế giới ngày nay thì để nắm bắt được cái tâm trong đời sống hằng ngày thì chúng ta không có cách nào để có thể nói được đây là cái tâm của mình. Tâm nó có khả năng đi rất là xa, dù chúng ta đang ở trong phòng nhưng trong khoảnh khắc đó tâm nó đã đi nước này nước kia, nó đi tới những quốc gia rất là xa xôi, đó là khả năng rất là đặc biệt của tâm. Khi nó tâm đi đến những địa điểm rất là xa có nghĩa là không phải nó có mặt ở những địa điểm đó giống như cái thân của chúng ta nó đi tới đó, nó có mặt ở đó. Dù nó chỉ ở trong cái thân này nhưng tâm nó có thể đi rất xa, dù bạn đang ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng tâm thì có thể suy nghĩ, có thể thấy được những hình ảnh ở Hà Nội có thể đi tham quan ở Hà Nội, hoặc mình đang ở Việt Nam nhưng tâm mình nó có thể miên man, nó đang suy tưởng, nó có thể thấy được, hoặc là tưởng tượng về đất nước Mỹ, chúng ta có thể nói rằng tâm nó đi đó đây và nó có thể đi bất cứ nơi nào, nó đi với tốc độ rất là nhanh, không bất kể là nó xa tới mức nào thì tâm nó cũng có thể tới được điểm đó, thấy được điểm đó rất là nhanh chóng. Ở đây Ngài thiền Sư Ngài dùng từ đó là tâm nó có thể đi du lịch khắp nơi, đi du lịch ở đây không phải như cái thân của chúng ta là nó có thể đi đến chỗ đó nhưng đơn giản tâm nó lấy địa điểm đó, đối tượng để hay biết, giống như hôm qua Ngài đã giảng đến quý thiền sinh thì tâm nó có đặc tính riêng đó là hay biết đối tượng, chẳng hạn khi tâm lấy đề mục phồng xẹp làm đối tượng thì tâm nó biết đề mục phồng xẹp và tâm nó lấy cái đau làm đối tượng thì nó biết về cơn đau, tâm lấy trạng thái cảm giác trên thân thì nó biết rõ ràng những cảm giác hay tâm hướng về bàn chân khi đi kinh hành thì nó biết được chuyển động cũng như những cảm giác ở đây, cũng vậy trong những hoạt động hằng ngày thì khi hướng tâm tới thì tâm đều có sự hay biết. Ở đây cũng vậy tâm chỉ cần lấy một đối tượng dù đối tượng đó có xa, ở bất cứ đâu đi nữa thì tâm nó cũng lấy được đó làm đối tượng và hay biết, chẳng hạn lúc nãy Ngài có nói là dù bạn ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng mà có thể lấy địa điểm hình ảnh ở Hà Nội để nó làm đối tượng. Ở đây cái tâm nó biết về thành phố Hà Nội thì dù nó không có đi tới đó nhưng mà nó lấy những hình ảnh hay là những âm thanh ở đây làm đối tượng và nó biết về Hà Nội thì giống như nó đang đi du lịch Hà Nội vậy. Thì khi nó hướng tâm về thành phố Hồ Chí Minh nó cũng lấy những hình ảnh, những âm thanh có thật ở đây và nó lấy đối tượng này làm sự hay biết cho nên lúc đó tâm cũng biết về thành phố Hồ Chí Minh một cách rõ ràng trong tâm. Cũng vậy nếu tâm hướng tới Mỹ thì nó cũng biết những hình ảnh ở Mỹ, những âm thanh của quốc gia này nó hiện lên trong tâm. Có nghĩa là tâm nó có thể đi du lịch đó đây, nó có thể đi bất cứ đâu dù điểm đó xa tới mức nào, nó chỉ cần lấy địa điểm đó làm đối tượng thì nó có thể đi tới đó. Tâm nó có thể đi bất cứ đâu, nó có thể đi đến mặt trăng, đi đến mặt trời, hay là đến các vì sao và nó tới một cách nhanh chóng chỉ trong một khoảnh khắc, ví dụ khi được nghe đến những địa điểm này là mặt trăng mặt trời thì tâm của quý vị có lẽ ở mặt trăng mặt trời rồi, nó tới đó rất là nhanh. Và dù cho địa điểm nó có xa tới đâu, những địa điểm như mặt trăng, mặt trời, các vì sao thì rất là xa nhưng khi vừa nhắc tới thì tâm chúng ta đã chạy tới đó một cách rất là nhanh, chưa tới một giây là nó đã tới được những địa điểm như vậy bởi vì nó chỉ cần lấy những địa điểm đó làm đối tượng trong tâm thì ngay lập tức tâm nó hay biết về đối tượng đó và nó có mặt ở đó.

Tâm nó di chuyển tới một đối tượng với tốc độ nhanh và rất là chóng vánh, chẳng hạn khi quý vị vừa nghĩ tới Mỹ và ngay khoảnh khắc sau thì tâm nghĩ ngay tới thành phố Hồ Chí Minh và tiếp theo nữa nghĩ tới Hà Nội, sau đó thì nghĩ tới Nhật Bản, cái này nó không cần nghĩ tới một thời gian lâu, nó chỉ cần trong vài giây là quý vị có thể lướt qua nhiều đất nước, nhiều địa danh khác nhau như vậy, có nghĩa là tâm nó thay đổi rất nhanh và di chuyển qua những địa điểm, những không gian khác nhau với một tốc độ rất là khủng khiếp. Bản chất tự nhiên của tâm là nó có khả năng di chuyển rất là nhanh như vậy và nó khác biểu hiện của thân là di chuyển các địa điểm nó không có được như là tâm. Và khi mà tâm nó di chuyển, nó đi du lịch chỗ này chỗ kia như vậy thì nó đi một mình nó, nó đi một cách đơn lẻ, nó đi một mình thì có nghĩa là như thế nào? Ở đây Ngài giải thích rằng không có trường hợp mà hai tâm nó cùng sanh lên trong cùng một thời điểm, ở đây duy nhất trong một khắc là chỉ có một tâm duy nhất, chúng ta hay biết thuật ngữ là trong một sát na thì chỉ có một tâm sanh lên rồi diệt. Cũng vậy ở đây nói rằng tâm thì nó đi du lịch đi đó đi đây, có nghĩa là nó suy nghĩ đó đây thì nó chỉ có đi một mình, có nghĩa là nó chỉ có một trạng thái tâm sanh lên mà thôi. Ở đây do có một cái tâm duy nhất một tâm sanh lên trong một thời điểm, cho nên nếu mà trong khoảnh khắc đó chúng ta có một cái tâm thiện thì chắc chắn khoảnh khắc đó không có những tâm bất thiện, hay trong khoảnh khắc đó có cái tâm hay biết thì cái tâm mù mờ không hay biết thì nó không có mặt. Trong một khoảnh khắc mà quý vị có cái tâm dính mắc, tâm tham ái thì trong khoảnh khắc đó nó không có cái tâm ly tham; nếu trong khoảnh khắc đó quý vị có cái tâm sân thì chắc chắn trong khoảnh khắc đó mình không có cái tâm từ, vì sao như vậy? Bởi vì trong một khoảnh khắc thì tâm nó chỉ đi một mình, nó chỉ đi đơn lẻ, nó không đi theo đôi theo cặp, và một khoảnh khắc thì chỉ có một trạng thái tâm mà thôi. Nhưng tâm thì nó sinh diệt với một tốc độ rất nhanh chóng, cho nên trong một thời điểm thì do nó sinh diệt nhanh chóng như vậy, nó có một loạt trạng thái tâm sinh diệt nên khi chúng ta nhìn không kỹ, chúng ta sẽ nghĩ rằng ở đây nó có nhiều trạng thái tâm cùng có mặt trong cùng một thời điểm nhưng mà thật sự thì nó không phải như vậy, mà nó có một loạt trạng thái tâm nó sinh diệt liên tục với nhau. Ở đây một khoảnh khắc chỉ có một trạng thái tâm, ở đây Ngài nói tâm vương thì chỉ có một trạng thái tâm nó sinh và nó diệt mà thôi, nhưng quý vị có thấy trong một giây thì mình thấy biết bao nhiêu trạng thái tâm của mình, nó có rất là nhiều sự hay biết, cũng như suy nghĩ, tưởng tượng v.v… trong một khoảnh khắc cho nên chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta có rất nhiều trạng thái tâm trong cùng một thời điểm. Theo đúng sự thật thì tâm nó chỉ có một tâm trong một khoảnh khắc, thì chúng ta mới thấy rằng tốc độ sinh diệt của tâm nó rất là nhanh, nó nhanh tới mức mình không tưởng tượng nổi. Trong một giây thì có hàng triệu tới hàng tỷ những trạng thái tâm là tâm vương tâm sở nó sanh diệt, tưởng tượng sự sanh diệt của tâm nó nhanh tới mức nào? Đó là lý do vì sao chúng ta rất là khó nắm bắt, rất là khó để hay biết rõ ràng về tâm. Bởi vì tâm thì nó sanh diệt với một tốc độ rất là nhanh nên chúng ta khó mà nắm bắt được nó.

Tâm là một thực thể mà nó có một tốc độ nhanh nhất trên thế giới, không có gì có một tốc độ nhanh vượt qua những trạng thái của tâm, thế giới hiện đại có rất nhiều những công nghệ mà những công nghệ hiện đại này nó có thể có những tốc độ rất là nhanh, chẳng hạn như những máy bay, hay những phi cơ phản lực, tên lửa, những vật chất này có thể bay với tốc độ rất là nhanh có thể là hàng trăm hàng ngàn mét/giây, có những tốc độ nó có thể là đạt đến tốc độ âm thanh, tốc độ ánh sáng. Nhưng những tốc độ này không thể so sánh với tốc độ của tâm, tốc độ của tâm vẫn là nhanh nhất. Trong thế giới vật chất chúng ta có thể nghe rằng tốc độ nhanh nhất mà khoa học có thể phát hiện được đó là tốc độ ánh sáng, để ánh sáng có thể đi từ mặt trời đến với trái đất thì nó cần 8 phút 30 giây để đi quãng đường như vậy, nhưng tâm thì nó không cần nhiều thời gian như vậy, chỉ cần hướng tâm tới mặt trời hoặc hướng tâm tới trái đất thì tâm nó có thể đi qua đi lại với tốc độ rất là nhanh chóng, thì mọi người có thể tưởng tượng tốc độ của tâm nó nhanh như thế nào. Để làm rõ thì Ngài thiền Sư lấy một ví dụ để cho quý vị được rõ: 

Quý vị tưởng tượng mình đang ngồi trên một chỗ ngồi rất là êm dịu và thoải mái, trước mặt có những đồ ăn ngon và chúng ta đang xem tivi một chương trình chúng ta rất là thích. Ở đây chúng ta có đầy đủ là chúng ta thấy được những hình ảnh, chúng ta nghe được những âm thanh, chúng ta ngửi những mùi của đồ ăn và nếm vị của đồ ăn và thân của chúng ta thì xúc chạm vào những chỗ ngồi nó êm ái. Khi này chúng ta có thể nghĩ rằng là chúng ta kinh nghiệm những trạng thái này cùng một thời điểm, đó là năm cửa giác quan nó cùng tiếp xúc và chúng ta thì kinh nghiệm nó cùng một lúc: vừa thấy, vừa nghe, vừa ngửi,  vừa nếm, vừa xúc chạm cùng một thời điểm. Nhưng thật ra thì không phải như vậy, bởi vì trong một thời điểm thì tâm nó chỉ có một sự hay biết nhưng do nó quá nhanh, tốc độ sanh diệt quá nhanh cho nên chúng ta mới nghĩ rằng chúng ta vừa xem tivi, vừa có thể nghe được âm thanh của âm nhạc, hay là vừa thấy vừa nghe vừa có thể ăn uống hoặc là vừa ngửi mùi nhưng điều này nó không xảy ra trong cùng một thời điểm, do tốc độ quá nhanh chúng ta không bắt kịp cho nên chúng ta nghĩ là nó cùng xảy ra. Ở đây nguyên tắc đó là tâm nó sẽ lấy đối tượng mà nó thích nhất, nó lấy đối tượng mà nó cảm thấy hài lòng nhất để nó làm đối tượng. Sau đó nó chạy qua đối tượng khác, chẳng hạn trong khoảnh khắc đó cái vị nó đang là hấp dẫn nhất thì tâm nó chạy đến cái vị. Và sau đó nó lấy âm thanh chẳng hạn làm đối tượng tiếp theo. Sau đó nó lấy hình ảnh, rồi nó lại quay lại cái vị chẳng hạn như vậy và liên tục với một tốc độ rất là khủng khiếp cho nên chúng ta cứ nghĩ rằng là chúng ta vừa ăn vừa xem tivi và những cái này thì theo bản chất thì nó không có cùng một thời điểm, mà nó liên tục thay thế và tiếp diễn lẫn nhau. Những trạng thái tâm nó sanh lên liên tục và nối tiếp lẫn nhau, chẳng hạn trong sự thấy thì sự thấy bằng mắt của chúng ta thì nó cũng có rất là nhiều những trạng thái tâm để chúng ta có thể thấy được một vật. Và sự nghe cũng vậy nó cần có rất nhiều những trạng thái tâm, hàng loạt những tâm nghe nối tiếp nhau thì chúng ta mới có thể nghe được một âm thanh. Và ngửi cũng vậy, sự nếm cũng vậy, sự xúc chạm cũng vậy, nó cần có rất nhiều những trạng thái tâm, một loạt những trạng thái tâm kế tiếp nhau. Và do nó có nhiều những trạng thái tâm nối tiếp sanh diệt liên tục như vậy và nó rất là khó thấy, nó rất là vi tế và tốc độ rất là nhanh chóng cho nên tâm nó rất là khó để mà bảo vệ. Tâm thì rất là khó để chúng ta bảo vệ nó và nó cũng rất là khó để chúng ta khóa nó lại, ngăn chặn nó lại, chẳng hạn chúng ta nói mình sẽ ngăn tâm mình lại để nó không suy nghĩ nữa nhưng chúng ta không làm được những điều đó bởi vì mình không có khả năng để chặn cái tâm của mình lại. Hãy lấy ví dụ trong quá trình hành thiền tu tập của chúng ta, khi ngồi thiền thiền sinh lấy đề mục chính là chuyển động phồng xẹp của bụng và khi ngồi xuống thì với quyết tâm chúng ta nói mình phải giữ tâm mình liên tục ghi nhận phồng xẹp, nhưng thật sự tâm nó không theo ý của mình, mà nó thường xuyên là di chuyển đó đây, nó đi tới rất nhiều địa điểm khác nhau chứ nó không an trụ trên đối tượng như ý mình muốn. Khi ghi nhận và thấy như vậy là tâm nó đi đó đi đây, khi chúng ta hành thiền thì thiền sinh hiểu được rằng: khi tâm nó lấy Hà Nội làm đối tượng thì đây là một trạng thái tâm riêng biệt, và khoảnh khắc sau thì nó lấy Đà Lạt làm đối tượng thì lúc này nó là một trạng thái tâm khác với tâm Hà Nội ban đầu. Và tiếp theo nữa là nó khởi lên tâm suy nghĩ thì đây là một trạng thái tâm mới, và tiếp theo thì tâm nó phân tích thì tâm phân tích này là một trạng thái tâm khác nữa. Do đó hàng loạt trạng thái tâm nối tiếp và diễn ra, sanh lên rồi diệt đi và tốc độ sanh diệt thì rất là nhanh. Và trong đời sống thường ngày thì ta cứ nghĩ rằng nó có nhiều trạng thái tâm trong cùng một thời điểm nhưng thật ra qua thực tập chúng ta sẽ thấy rất là rõ ràng là những trạng thái tâm này nó riêng biệt nhau, và hết cái này mất đi rồi cái kia nó mới sanh lên. 

Người thiền sinh quan sát chuyển động phồng xẹp của bụng thì trong lúc quan sát thì tự nhiên người thiền sinh biết được là trong thân phần khác của mình nó cũng xuất hiện những cảm giác, đôi khi nó là một cảm giác, đôi khi nó rất nhiều cảm giác trên những thân phần khác nhau. Chúng ta phải hiểu rằng cái tâm hay biết sự phồng xẹp nó là một cái tâm khác, và khi tâm hay biết những cảm giác là tâm khác, và tâm suy nghĩ nó là một tâm khác. Thì nó không cùng một thời điểm, nó cũng không phải cùng một trạng thái tâm, mà nó nối tiếp lẫn nhau. Chẳng hạn trong sự phồng thì người thiền sinh quan sát và ghi nhận phồng, thì có những trạng thái tâm như là tâm ghi nhận và tâm ghi nhận này thì nó khác tâm biết, hay biết thì nó khác tâm phồng và có nhiều trạng thái tâm như vậy trong sự ghi nhận sự phồng, và cái này thì nó không sanh khởi cùng lúc mà nó hết cái này đến cái khác.

Một tâm chỉ biết một đối tượng và đó chính là đặc tính của tâm, một tâm thì không thể nào biết được hai đối tượng hoặc ba đối tượng được, nó không thể nào biết được hơn một đối tượng tại một thời điểm. Chẳng hạn tâm biết sự cứng thì nó không thể biết sự cứng và (không nghe rõ phút 59:25) trong cùng một thời điểm được, mà tâm nó đang biết sự xẹp, nó cũng không biết được những trạng thái khác, thì trong cùng một thời điểm thì tâm chỉ có một đối tượng mà thôi. Khi hay biết điều này có nghĩa kiến thức rằng mỗi khoảnh khắc thì tâm nó chỉ có một đối tượng và mỗi khoảnh khắc thì tâm nó chỉ có một trạng thái tâm. Người thiền sinh sẽ hiểu được rằng khi chánh niệm có mặt thì những bất thiện tâm nó không có mặt, và khi những tâm thiện có mặt thì những trạng thái tâm phiền não không có mặt. Ở đây khi chánh niệm được phát triển và liên tục thì những trạng thái tâm thiện này nó chiếm chỗ trong dòng chảy của tâm và nó không cho những phiền não hay những trạng thái tâm bất thiện có bất cứ một khoảng trống nào, một khoảng hở nào để xen vào trong suy nghĩ của người thiền sinh, điều này rất là quan trọng. Nếu tâm chúng ta nó rơi trên phồng xẹp thì tâm nó không thể đi đâu khác hết, nó chỉ ở trên phồng xẹp trong khoảnh khắc đó, trong khoảnh khắc mà tâm nó ở trên cái bụng của mình thì tâm nó cũng không có đi đâu trong khoảnh khắc đó. Tâm nó đang hay biết cơn đau, nó rơi đúng trên đề mục là cơn đau thì nó cũng không có đi đâu, nó không có lang thang đó đâu mà nó nó nằm trên cơn đau đó; hay là tâm nằm trên chuyển động của bàn chân; trên những cử động của thân cũng vậy, tâm nó ở đó thì nó không có đi đâu cả! Bởi vì sao như vậy? Bởi vì tâm không có khả năng làm hai việc trong cùng một thời điểm, nó chỉ có khả năng đi đến một chỗ và làm một việc trong một thời điểm, nó chỉ có khả năng nhận lấy một đối tượng duy nhất trong cùng một thời điểm. Do đó Ngài nói rằng khi tâm nằm trên một đối tượng thì tâm không có khả năng đi đâu hết. Nếu khoảnh khắc này tâm nó đang ở trên đối tượng là phồng xẹp và khoảnh khắc kế tiếp tâm nó cũng nằm trên đối tượng phồng xẹp là thấy phồng xẹp làm đối tượng hay biết của tâm, thì trong khoảnh khắc kế tiếp nhau như vậy tâm nó không thể đi đâu, nó cũng không thể lấy một đối tượng nào khác, có nghĩa rằng tâm nó không thể lấy đối tượng là những trạng thái tâm phiền não làm đối tượng, bởi vì tâm nó bận rộn với những đề mục đang ghi nhận. Đó là lý do vì sao Ngài thiền Sư nhắc thiền sinh của chúng ta phải liên tục quan sát các đề mục trong lúc hành thiền, dù đề mục đó có thể là chuyển động phồng xẹp của bụng, hay là chuyển động của bàn chân, hay là những trạng thái tâm, những cảm giác trên cơ thể như là cơn đau v.v… thì người thiền sinh phải có trách nhiệm đó là liên tục ghi nhận quan sát đề mục này một cách chính xác và không có bất cứ một khoảng trống nào giữa hai sự ghi nhận. Bởi vì nếu quý vị để một khoảng trống trong sự ghi nhận của mình, có nghĩa là sự ghi nhận không được liên tục thì khoảng trống đó nó sẽ tạo cơ hội cho những phiền não sanh khởi lên.

Khi chúng ta hành thiền những đối tượng nó thay đổi một cách liên tục chẳng hạn như cái sự phồng nó diễn ra rồi nó qua đi, rồi tới sự xẹp khi sự xẹp qua đi rồi tới sự phồng, rồi tới những suy nghĩ, những cảm giác v.v… liên tục liên tục những đối tượng nó thay đổi trong lúc chúng ta hành thiền. Nhưng chất lượng của chánh niệm, chất lượng của tinh tấn thì không nên thay đổi, nó phải được giữ vững qua các đối tượng nó có thay đổi, nó có sanh diệt như thế nào những chất lượng của trạng thái tâm thiền này đó là chánh niệm, tinh tấn chúng ta phải giữ vững nó qua các đối tượng sanh khởi. Thì sự phồng chúng ta quan sát sự phồng với tâm chánh niệm cũng như tâm tinh tấn một cách đầy đủ; qua tới sự xẹp vẫn với tâm chánh niệm, tâm tinh tấn như vậy chúng ta ghi nhận tiến trình xẹp. Rồi tiếp theo đó lại là sự phồng mới thì vẫn tiếp tục như vậy với chánh niệm, với tinh tấn. Và đôi khi những suy nghĩ, những trạng thái so sánh, phân tích, đánh giá, tưởng tượng nó sanh khởi lên trong tâm thì cũng vậy với trạng thái tâm chánh niệm, với tâm tinh tấn chúng ta ghi nhận một cách chính xác liên tục những trạng thái tâm này. Rồi sau đó những cảm giác khó chịu nó sanh khởi thì ở đây vẫn vậy chánh niệm vẫn có mặt ở đây, tinh tấn vẫn có mặt ở những cảm giác khó chịu này để ghi nhận một cách chính xác, liên tục. Và dù ở đây đối tượng thay đổi nhưng những phẩm tính của tâm thiền như là chánh niệm và tinh tấn thì chúng ta phải giữ vững trong suốt thời gian chúng ta thực hành. 

Ngài giảng trong một giây chúng ta có rất là nhiều rất nhiều những trạng thái tâm nó sanh rồi nó diệt, thì ở đây người thiền sinh phát triển tâm chánh niệm thì đôi khi chúng ta sẽ nghĩ rằng chúng ta chỉ phát triển được một trạng thái tâm này thôi đó là tâm chánh niệm, nhưng thật sự thì nó không phải như vậy, mà ở đây người thiền sinh trong quá trình thực tập chánh niệm thì phát triển được rất nhiều tâm thiện, chẳng hạn trong một khoảnh khắc người thiền sinh ghi nhận sự xẹp và có chánh niệm một cách chính xác trên sự xẹp. Ở đây không riêng gì tâm chánh niệm mà nó có tới hàng trăm hàng ngàn những tâm thiện khác nó đang được vun bồi và phát triển. 

Ngài thiền Sư đã giảng rằng tâm thì nó khó thấy, vi tế, tế nhị và rất là khó khám phá. Qua quá trình thực tập chánh niệm và thực tập thiền của chúng ta ở đây và với quá trình thực tập chúng ta phát triển được chánh niệm định tâm cho nên chúng ta thấy rõ được tâm của mình, những trạng thái tâm của mình nó sanh, nó tồn tại, nó diệt đi thì khi đó chúng ta thấy rõ được cái khó thấy và chúng ta làm được việc rất là khó làm, khám phá được một điều rất là khó để khám phá. Thông qua phương pháp này chúng ta đã làm được một việc rất là khó ở trong đời. 

Và ở đây người thiền sinh mới đầu sẽ thấy rõ được những trạng thái tâm rất thô tháo nó dễ thấy, và dần dần khi chúng ta phát triển được chánh niệm và định tâm thì lúc đó người thiền sinh sẽ tiến tới và thấy được những trạng thái tâm rất vi tế. Người thiền sinh mới thực tập thì chúng ta sẽ thấy trong một giây sẽ thấy được trạng thái tâm là bình thường, nhưng dần dần chúng ta phát triển được sự thực hành của mình thì chúng ta sẽ thấy trong một giây thì nó có nhiều hơn là một trạng thái tâm, chúng ta sẽ tự mình thân chứng, tự mình kinh nghiệm được, khi định tâm được phát triển một cách sắc bén thì một giây người thiền sinh có thể thấy được hai trạng thái tâm, ba trạng thái tâm, hay năm trạng thái tâm, mười trạng thái tâm, mười lăm những trạng thái tâm khác nhau chỉ trong một giây. Tâm thì nó rất là nhanh, rất là vi tế, khó thấy, khó khám phá nhưng với sức mạnh của định tâm và trí tuệ thì sức mạnh của định tâm và trí tuệ nó có khả năng xuyên thủng vào bản chất thực tại của tâm và nó giúp cho người hành giả thấy được bản chất của tâm một cách rất rõ ràng. Người thiền sinh thực tập và thấy được đúng bản chất thực của tâm thì khi mà thấy được đúng thực tướng của tâm như vậy thì chúng ta có khả năng là bảo vệ được tâm của mình khỏi những trạng thái phiền não. Và chúng ta có khả năng có sự chuẩn bị, cũng như chúng ta có thể chặn tâm của chúng ta, khóa tâm lại khỏi những trạng thái phiền não, không cho phiền não xâm nhập vào tâm. Chuyện này chúng ta có thể làm được chứ không phải không, thì thông qua quá trình thực tập và chúng ta đã trở nên quen thuộc với tâm, chúng ta trở nên điêu luyện trong cách sử dụng tâm thì dần dần tâm của chúng ta trở nên trong sạch, thoát khỏi những sự dơ bẩn phiền não và sẽ đạt được trạng thái thanh cao thánh thiện. 

Ngài cầu mong tất cả quý thiền sinh của chúng ta ở đây thì qua sự thực tập có thể thấy rõ được thực tướng của tâm, bản chất của tâm, có thể thấy được sự nhanh lẹ, sự vi tế, sự sanh diệt một cách rất là nhanh chóng của tâm nó sẽ diễn như thế nào bằng chính kinh nghiệm của mình. Và Ngài mong rằng quý thiền sinh có thể sử dụng và phát triển tâm trở nên điêu luyện và qua đó có thể bảo vệ được tâm khỏi những trạng thái tâm phiền não. Ngài cũng cầu chúc tất cả quý thiền sinh có thể thanh lọc được tâm khỏi những dơ bẩn, những phiền não trong tâm và sau khi thanh lọc như vậy thì có thể đạt được hạnh phúc giải thoát, hạnh phúc của Niết bàn.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!                     

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app