VIPASSANA ONLINE: 2 THIỆN TÂM: HỔ THẸN TỘI LỖI & GHÊ SỢ TỘI LỖI – NGÀY THỨ 10 (4/8/2021)
VIPASSSANA ONLINE: THIỀN SƯ NYANAVUDHA GIẢNG
2 THIỆN TÂM HỔ THẸN TỘI LỖI & GHÊ SỢ TỘI LỖI – NGÀY THỨ 10 (4/8/2021)
BÀI GIẢNG: PHÁT TRIỂN HAI THIỆN TÂM HỔ THẸN TỘI LỖI VÀ GHÊ SỢ TỘI LỖI
Thiền Sư Nyanavudha Thuyết Pháp
Những ngày trước, Ngài đã giảng về khả năng kiểm soát của tâm, hay là sức mạnh của tâm. Và Ngài cũng đã giảng rất là nhiều về trạng thái tâm thiện, những tâm tốt đẹp, trong sạch, thánh thiện. Và chúng ta, là Quý Thiền Sinh ở đây phát triển được qua quá trình thiền tập. Và ngày hôm nay, Ngài lại tiếp tục với chủ đề này, và Ngài nói thêm về 2 cái Tâm Thiện, 2 trạng thái tâm thiện này thì rất là quan trọng. Cho nên tối nay Ngài ưu tiên nói về 2 cái tâm thiện này.
Thì 2 cái trạng thái tâm này, trong tiếng Pali, thì trạng thái tâm thứ nhất gọi là Hiri thì khi chúng ta dịch ra có nghĩa là Sự Hổ thẹn tội lỗi, sự hổ thẹn khi làm những việc bất thiện. Cái tâm thứ 2 là Ottappa, dịch ra là Sự Ghê sợ.
Thì 2 cái tâm Hổ thẹn tội lỗi và Ghê sợ tội lỗi này thì nó rất là quan trọng và rất là thiết yếu trong cuộc sống này. Nếu một người trong tâm có 2 trạng thái tâm này, thì người đó không có làm những việc xấu.
Thì trạng thái tâm đầu tiên Ngài nhắc đến là tâm Hiri, thì nó có nghĩa là 1 trạng thái tâm mà mình cảm thấy thẹn ở trong lòng, mình cảm thấy hổ thẹn. Cái phẩm tính mà khi đối diện với những hành động xấu về thân cũng như lời nói bất thiện, thì khi mà đối diện với những hành động, lời nói như vậy thì người này cảm thấy hổ thẹn những tội lỗi, không có dám làm. Thì đây là Tâm Hiri.
Để chúng ta hiểu rõ hơn tâm Hiri là tâm hổ thẹn tội lỗi thì hãy nói về cái tâm đối nghịch đó là tâm Āhiri – có nghĩa rằng cái tâm không hổ thẹn những tội lỗi. Thì khi trạng thái tâm này có mặt thì một người họ sẵn sàng làm những việc bất thiện, nói những lời nói bất thiện mà họ không cảm thấy sự hổ thẹn khi mà làm hay nói những việc đó.
Thì Ngài có ví dụ với cái tâm là những con heo chạy nhảy tự do trong những ngôi làng, những con heo này không ngần ngại ăn những thứ dơ bẩn như phân, thì con heo được ví với cái tâm không biết hổ thẹn, bởi vì nó không có thẹn khi nó ăn phân, ăn những thứ dơ bẩn đó. Thì một người có trạng thái tâm không hổ thẹn này thì cũng vậy, khi đối diện với những trạng thái hành động, lời nói bất thiện thì người này không có cảm thấy hổ thẹn mà sẵn sàng làm việc đó, hay nói những lời nói bất thiện.
Thì Ngài giảng rằng, những con heo chạy lung tung ở trong làng, thì nó ăn phân. Và những con heo này không hề có sự hổ thẹn khi nó ăn những thứ dơ bẩn như vậy, mà ngược lại nó có thể còn có cảm giác tự hào nữa. Nó có thể tự hào với những con heo khác là hôm nay tui đã ăn được bao nhiêu phân, tui đã ăn được nhiêu đó, nhiêu đó phân, nó có thể tự cảm thấy tự hào về việc làm của mình như vậy mà không hề có sự hổ thẹn với việc làm dơ bẩn của mình. Một người không có tâm hổ thẹn cũng vậy, khi người này nói hay làm những việc làm bất thiện vì họ không có sự hổ thẹn. Mặt khác, họ còn phát triển tâm tự hào với những người khác là, à tôi cũng có khả năng làm những việc đó, chẳng hạn như người này giết hại những chúng sanh, sát sanh, người này trộm cắp, tự hào vì việc đó, người này tà hạnh, tự hào về việc đó, người này có khả năng lừa gạt người khác, hay có khả năng uống nhiều rượu bia, thì trong xã hội chúng ta thấy những tình huống này khá là phổ biến. Đó là người uống nhiều rượu bia thì họ tự hào về việc đó, người có khả năng lường gạt được người khác, làm cho người khác tin vào lời nói dối của mình, người đó cũng tự hào, hay người đó đi tà hạnh hết người này đến người khác, người đó cũng tự hào thành quả của mình. Thì ở đây, những người này làm những việc làm, lời nói bất thiện như vậy họ không hề có sự hổ thẹn, mà mặt khác họ còn có cái tâm tự hào. Thì rất nhiều người trong đời sống ngày nay, họ thiếu cái tâm hổ thẹn tội lỗi và họ đầy rẫy những tâm là thiếu tâm hổ thẹn.
Thì khi một người thiếu tâm hổ thẹn này, thì họ sẵn sàng làm những việc bất thiện về thân cũng như về khẩu, rất thường xuyên và dễ dàng bởi vì họ thiếu đi những tâm hổ thẹn. Và người này được gọi là người không có hổ thẹn, không biết hổ thẹn, thì người đời hay chê bai người khác bằng cách nói rằng “ồ đúng là người không biết hổ thẹn”. Thì ở đây, những người không biết hổ thẹn là những người thiếu trạng thái tâm là khi đối diện với những bất thiện thì không có cảm thấy thẹn và sẵn sàng làm những việc đó. Không những thế, những người này họ còn cảm thấy tự hào về những việc làm của mình, chẳng hạn như là sát sanh, trộm cắp, những người này cảm thấy tự hào vì đã làm được những việc đó, rồi tà hạnh, hay là đi chửi bới, mắng nhiếc người khác rồi họ cảm thấy tự hào vì mình có thể chiến thắng, mình có thể nói thắng được người khác; uống được nhiều rượu bia. Thì sự tự hào này là 1 sự ngu xuẩn, và một sự thiểu trí vì đây là những việc làm bất thiện, không tốt đẹp, không đáng tự hào.
Thì có những người uống thật nhiều rượu bia, thì sự uống rượu bia này thiếu đi sự hổ thẹn. Khi uống vào say xỉn, người này gây những sự ồn ào náo nhiệt, gây gổ đến những người xung quanh. Và khi làm những việc ồn ào, gây gổ như vậy, người này không có sự hổ thẹn về hành động của mình, mà họ còn cảm thấy tự hào về điều đó nữa. Thì ở đây, một người không có sự hổ thẹn thì sinh ra rất là nhiều hệ lụy, và trong việc uống rượu bia này cũng vậy. Khi một người thiếu sự hổ thẹn thì người ta không những làm những việc xấu, mà người ta còn nghĩ đó là những việc đáng tự hào.
Thì những việc xấu, lời nói bất thiện, hành động bất thiện thì được ví như phân, sự dơ bẩn của bất thiện. Tâm thiếu sự hổ thẹn thì được ví như hành động chạm vào phân. Tâm thiếu hổ thẹn thì sẵn sàng làm những việc xấu.
Trong ví dụ của Ngài, thì con heo chạy trong làng và nó ăn những phân, thì ở đây con heo được ví như người thiếu tâm hổ thẹn, và hành động ăn phân thì được ví với việc làm những hành động bất thiện, nói những lời nói bất thiện.
Chúng ta cũng có thể tự kinh nghiệm được rằng, chúng ta thì không ai muốn chạm vào phân cả, vì nó rất là dơ bẩn, nên chúng ta rất là hổ thẹn, chúng ta rất là thẹn khi chúng ta nghĩ đến việc là mình phải chạm vào phân.
Đây là ví dụ mà tâm không có hổ thẹn tội lỗi. Và cái tâm mà có hổ thẹn tội lỗi thì nó hoàn toàn đối nghịch lại cái tâm này. Khi một người có tâm có sự hổ thẹn những tội lỗi thì người này thường làm những việc thiện, tránh xa việc bất thiện.
Ngài giảng rằng, khi một người có được tâm hổ thẹn, thì người đó có được tâm tự tôn, tức là có sự tôn trọng chính mình. Khi có lòng tự tôn, lòng tự trọng thì người này không làm những việc bất thiện. Người này sẽ nghĩ rằng một người có học như ta thì sao lại đi làm những việc này, chỉ có những kẻ vô học mới đi làm những việc bất thiện, những việc dơ bẩn như vậy. Thì người này có sự tự trọng. Hoặc là người này có thể nghĩ rằng, những người mà siêng năng, tinh tấn thì không có đi làm những việc này, những việc này chỉ dành cho những kẻ lười biếng. Thì do sự tự tôn, tự trọng, người này sẽ không làm những việc bất thiện. Hay là người này cũng có thể nghĩ về những phẩm hạnh, những danh vọng của mình, người này nghĩ rằng mình là người có phẩm hạnh đạo đức được nhiều người biết đến, thì người như mình không nên làm những việc bất thiện như vậy. Thì ở đây có nhiều cách suy nghĩ, nhiều cách suy tưởng xuất phát từ sự tự trọng của một cá nhân khởi sanh lên tâm hổ thẹn tội lỗi và không làm những việc bất thiện.
Một người có thể suy nghĩ về giới hạnh, đạo đức của mình, cũng như sự tu tập định tâm, trí tuệ của mình. Người này có thể suy nghĩ rằng, mình là một người giữ giới, giữ ngũ giới từ xưa đến giờ thì mình không thể nào làm những việc bất thiện như vậy được. Hoặc người này có thể nghĩ mình là một hành giả hành thiền, là một phương pháp cao thượng thanh lọc tâm khỏi những phiền não, mà tại sao mình lại đi làm những việc này, thì tốt nhất mình nên tránh xa những việc bất thiện như vậy. Cho nên người này sanh khởi, khi suy nghĩ đến những phẩm tính, phẩm hạnh của mình thì người này cũng phát sanh lên lòng tự trọng và dễ dàng tránh xa những việc bất thiện.
Ngài tiếp tục giảng về tâm thứ hai, đó là Ottappa, đó là 1 tâm phẩm hạnh sợ hãi khi làm những việc bất thiện, cảm giác ghê sợ những tội lỗi, không dám làm hay nói những việc bất thiện. Thì khi trong tâm của một người có sự ghê sợ những tội lỗi như vậy, thì người này dễ dàng tránh xa được những việc làm, lời nói bất thiện. Ở đây người này ghê sợ điều gì? Đó là ghê sợ hậu quả hành động mình làm, ghê sợ những nghiệp báo bất thiện của hành động, lời nói bất thiện mang lại.
Ngài giảng rằng, để hiểu rõ tâm Ottappa – tâm ghê sợ những việc bất thiện – thì chúng ta hãy tìm hiểu 1 cái tâm có trạng thái đối nghịch với trạng thái này là Ānottappa. Đó là tâm không ghê sợ những tội lỗi, sẵn sàng làm những việc bất thiện. Ở đây có 1 ví dụ để các hành giả có thể hiểu rõ hơn đó là hình ảnh của những con thiêu thân. Những con thiêu thân rất là thích ánh sáng và không có sợ lửa, nên ở chỗ nào mà thấy sáng có ánh lửa thì nó không sợ hãi mà nó lao vào. Thì do sự không ghê sợ, không sợ hãi ngọn lửa nên những con thiêu thân bay vào ngọn lửa và tự giết chết chính mình, bị thiêu chết. Thì chúng ta có thể thấy ở những ngọn đèn dầu vào lúc ban đêm, hoặc là ngọn lửa thì nhìn quanh chúng ta thấy rất là nhiều những con thiêu thân chết vì nó đâm đầu vào và ngọn lửa thiêu cháy nó. Thì ở đây một người mà thiếu đi cái tâm là ghê sợ tội lỗi, thì trong tâm người đó có tâm là không ghê sợ những tội lỗi, nên người này sẵn sàng làm những hành động và lời nói bất thiện. Thì khi làm như vậy họ không sợ những hậu quả của hành động của mình, không sợ nhận nghiệp của hành động mình sẽ trổ quả.
Thì ở đây hình ảnh con thiêu thân nó được ví với người mà không ghê sợ tội lỗi, và ngọn lửa thì được ví với cái quả của nghiệp là những kết quả mà nghiệp nó sẽ trổ trong tương lai, thì con thiêu thân nó không có sợ ngọn lửa cho nên nó bay vào và nó bị chết và cũng vậy người không có tâm ghê sợ tội lỗi thì người này sẵn sàng làm những điều bất thiện, nói những lời nói bất thiện và do đó phải nhận kết quả khổ đau;
Ngài nói rằng một người khi mà thực hiện cái hành động bất thiện thì người ta phải đối diện với bốn hậu quả, bốn cái sự nguy hại dù là hành động bất thiện đó là lớn hay là nhỏ thì cái người này vẫn phải đối diện với 4 sự nguy hiểm này, Ngài nói là khi mà một người làm việc bất thiện thì chắc chắn là người đó sẽ lãnh 4 sự nguy hại:
+ Sự nguy hại thứ nhất là Sự tự khiển trách(sự dằn vặt, hối hận): Thì một người làm cái việc bất thiện thì chắc chắn sẽ gặp chuyện này dù người đó có làm cái việc đó không có ai biết, làm việc đó một cách kín đáo thì cái người đó không thể nào che dấu cái việc mình làm đó khỏi bản thân của họ, thì khi chúng ta làm bất cứ cái việc bất thiện nào không có ai biết nhưng bản thân ta lại biết rất là rõ là mình chính là cái người đã làm cái việc đó, và cái người này biết rằng chính mình đã làm những việc bất thiện như vậy và chính mình đã hoàn thành thì khi mà có sự biết như vậy thì cái Tâm của người này sẽ sinh lên sự tự trách móc bản thân, sẽ dằn vặt, hối hận thì khi ở một người có một trạng thái tâm này thì không thể nào có được sự bình an, tự tại, an vui được;
Khi một người làm một việc bất thiện thì người này tự trách móc bản thân, bất an, hối hận và không những thế người này còn có tâm sợ hãi là không biết mình làm cái việc bất thiện này có ai nhìn thấy không, mình làm hay mình nói cái việc bất thiện này có ai nghe thấy không và người này sợ hãi, lo lắng sợ rằng việc làm bất thiện của mình bị lộ ra, bị người khác biết thì nó sinh ra hậu quả không có hay, cho nên tâm thì thường xuyên bị sợ hãi chế ngự; Thì cái người mà tâm đầy sợ hãi bất an như vậy thì làm sao mà có được sự bình an, tĩnh lặng, an nhiên, tự tại cho được; Và cái người này thì tâm thường luôn dậy sóng đầy những bất an, lo lắng, hối hận, cho nên không có được hạnh phúc và an lạc;
+ Thì ở đây cái mối nguy hiểm thứ 2 của một người làm việc bất thiện là chịu sự khiển trách có người khác, thì ở đây cái sự khiển trách này nó tới từ người có trí, bởi vì những người thiểu trí đôi khi mình làm những việc bất thiện thì người ta không trách mà đôi khi người ta còn khen mình nữa, thì ở đây là cái người làm hay nói một việc bất thiện thì bị cái người trí khiển trách và những người có trí thì sẽ chất vấn cái người này, như Ồ! Tại sao anh lại làm như vậy, những hành động này là những hành động bất thiện, nó không có tốt đẹp, mà sao anh lại làm những cái chuyện này! Khi người có trí họ có cái sự chất vấn và khiểm trách cái người làm việc bất thiện cho nên khi mà bị khiển trách chất vấn như vậy thì cái người này không thể nào có được cái sự bình an, cũng như cái sự tĩnh lặng, tự tại được mà cái người này đầy sự đau khổ;
+ Và cái sự nguy hại thứ 3 Ngài nhắc đến ở đây là nếu mà người làm những việc làm hay là lời nói bất thiện mà nó ảnh hưởng tới những người xung quanh, nó ảnh hưởng tới đất nước hay ảnh hưởng tới cộng động, hay là ảnh hưởng tới cuộc sống của người khác thì rõ ràng là cái người này làm những việc phạm pháp như vậy thì chính quyền họ sẽ trừng phạt, trừng trị người này thông qua luật pháp của quốc gia; Cái nguy hại thứ 3 cũng rất nguy hiểm khi mà chúng ta bị trừng phạt và trừng trị của pháp luật của đất nước!
+ Cái nguy hại thứ 4 đó là khi một người làm những việc bất thiện đó là sẽ phải tái sinh vào những khổ cánh đó là 4 đường ác đạo đó là Ngạ QUỷ, Súc Sanh, Địa Ngục, Atula, thì khi một người làm những việc bất thiện như vậy thì những việc làm này, những lời nói này đã tạo lên một cái nghiệp bất thiện khi làm những nghiệp này và ở khoảnh khắc chúng ta chết thì nó dẫn chúng ta đi tái sinh và do những nghiệp này là bất thiện cho nên nó sẽ đưa một chúng sanh tái sinh đi vào cảnh giới đau khổ, cho nên cái hậu quả này nó rất là nguy hiểm và Ngài nói rằng khi một người làm một việc bất thiện thì hậu quả không phải chỉ chịu ở trong kiếp này mà thôi mà ngay cả kiếp sau họ vẫn phải chịu đau khổ;
Cái sự nguy hại thứ 4 là nguy hiểm nhất và một người không thể tránh né, không thể chạy trốn khỏi sự nguy hại thứ 4 này khi mà một người làm việc bất thiện và chắc chắn cái người đó chờ đợi trong kiếp sống tương lai là các cảnh giới đau khổ; Thì trong 4 cái này, thì cái thứ nhất là người đó có thể né tránh được, khi mà làm một việc bất thiện thì người này do cái sự ngu si của mình cho nên không hối hận, mặc dù làm những việc bất thiện nhưng người này hoàn toàn không có một chút hối hận nào cả, và ở đây đối với người đó là người đó né tránh được; Điều thứ 2 là do làm việc đó một cách bí mật cho nên không ai biết cho nên tránh được sự khiển trách bởi người có Trí, và điều thứ 3 cũng tương tự khi làm một cách bí mật, không có để lộ ra sơ hở thì chính quyền họ không có phát hiện ra cho nên người này cũng không có bị trừng phạt của Pháp luật; và mặc dù đã né tránh được 3 cái mối nguy hiểm đầu tiên nhưng mà cái người này không thể né tránh được cái thứ 4 đó là những nghiệp do người này đã làm sẽ đưa người này tái sinh vào các khổ cảnh; Cho nên cái thứ 4 là cái hậu quả nguy hiểm nhất và một người cũng không thể né tránh nó được;
Cái người mà làm việc bất thiện thì sẽ đối diện với 4 mối nguy hiểm như Ngài vừa mới nói, khi một người có cái tâm Alotapa(Tâm không có ghê sợ tội lỗi), có nghĩa là họ không có ghê sợ 4 cái mối nguy hiểm này; Nếu một người có cái tâm ghê sợ tội lỗi thì người này thường rất là sợ hãi về 4 mối nguy hiểm này, và khi làm những việc bất thiện thì người này sẽ nghĩ tới hậu quả như Ngài vừa mới nhắc, đặc biệt là lâm vào những khổ cảnh thì người này rất là sợ hãi, cho nên do cái tâm sợ hãi như vậy nên không làm những việc bất thiện về Thân, cũng như về Khẩu;
Thì hai cái Tâm sở này đó là Tâm sở Hổ thẹn tội lỗi và tâm sở Ghê sợ tội lỗi thì nếu mà có mặt trong cái khoảnh khắc mà người này chuẩn bị làm một việc bất thiện thì người đó chắc chắn không có làm, thì khi một người không có làm, nỗ lực tránh xa khỏi những hành động cũng như lời nói bất thiện thì đó là do cái năng lực của hai cái tâm sở là Hổ Thẹn và Ghê Sợ Tội Lỗi; Nếu mà có hai cái tâm này thì người đó sẽ tránh xa được tội ác;
Chúng ta ở đây có đủ cái tâm hổ thẹn để không có chạm vào phân bởi vì phân thì dơ bẩn và đáng ghê tởm cho nên mỗi người trong chúng ta không ai mà thích tới để xúc chạm vào phân hết, cho nên chúng ta không có ai thích để xúc chạm vào phân hết; Thì khi mà chúng ta có cái tâm hổ thẹn như vậy cũng đủ để cho chúng ta không có làm những việc bất thiện, thì những cái việc bất thiện đó cũng giống như hân, chúng ta nên có cái sự hổ thẹn không có chạm vào, không có lời nói cũng như hành động;
Thì ở đây cái ví dụ thứ hai là chúng ta ghê sợ, có sự sợ hãi đối với một hòn sắt nóng đỏ, một cái người có cái sự ghê sợ đối với cái hòn sắt nóng đỏ không chạm vào bởi vì sợ mình sẽ bị tổn thương, sợ mình sẽ bị bỏng; thì ở đây mọi người cũng nên có cái ghê sợ tương tự như vậy đối với những lời nói, hành động bất thiện; Chúng ta không nên làm những hành động, lời nói bất thiện bởi vì chúng ta rất ghê sợ hậu quả của nó;
Nếu chúng ta thường xuyên làm rất nhiều việc bất thiện thì Tâm của chúng ta nó có rất nhiều những cái phẩm tính, những cái tâm sở không hổ thẹn, và không ghê sợ các tội lỗi, những cái tâm này trong những người làm những việc bất thiện thì nó rất là nhiều và rất là mạnh và nếu mà chúng ta làm ít, ít khi chúng ta làm những việc bất thiện thì những cái tâm không hổ thẹn và không ghê sợ tội lỗi thì nó cũng ít;
Ở đây trong những Thiền sinh chúng ta đang thiền thì hai tâm hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi nó cũng được phát triển ở trong từng khoảnh khắc mà người Thiền sinh ghi nhận, chánh niệm; Bởi vì trong từng khoảnh khắc mà người Thiền sinh ghi nhận, chánh niệm như vậy thì những trạng thái tâm ô nhiễm nó vắng bóng nó không có phát triển và những trạng thái Tâm Thiện nó phát triển, thì hai trạng thái tâm này là hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi là hai tâm Thiện và nó được phát triển qua quá trình mà chúng ta hành thiền, thì do sự phát triển của hai cái trạng thái tâm hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi thì hai cái tâm không hổ thẹn và không ghê sợ tội lỗi nó sẽ yếu đi;
Cái phẩm hạnh hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi là 2 cái phẩm hạnh mà trong tiếng Pali gọi là Suka có nghĩa là Trắng, thì ở đây vì sao nó lại được gọi như vậy, là bởi khi chúng ta mặc chiếc áo màu trắng rồi chúng ta đi ra giữa trời nắng thì cái màu trắng này nó không có hấp thu nhiệt, nó phản xạ lại ánh sáng cho nên cái người mặc áo đó thường ít nóng hơn người mặc áo màu như là màu đen; Thì ở đây cái tâm hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi cũng vậy nó không có hấp thụ những cái phiền não, khi mà tâm của một người có cái sự hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi như vậy thì cái tâm của người này trong sạch và nó không có chấp nhận các trạng thái tâm bất thiện nó sinh khởi lên trong tâm, ngay cả những hành động và lời nói bất thiện cũng không có mặt khi mà Tâm có sự hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, thì đó là lý do vì sao mà hai tâm này nó được gọi là hai cái tâm Trắng;
Thì Ngài giảng rằng, hai cái trạng thái tâm sở, hai cái phẩm hạnh thiện này này thì nó còn được gọi trong tiếng Pali là Loka pana dhamma nó có nghĩa là một pháp bảo vệ thế gian thì Loka là thế gian, pana là sự bảo vệ, thì hai cái pháp thiền này là sự hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi thì nó bảo vệ thế gian, và chúng ta đừng có vội nghĩ thế gian ở đây là tất cả thế giới, mà thế gian ở đây nó có rất nhiều nghĩa, nó có thể là thế giới cá nhân, là thế giới của mỗi con người chúng ta thì hai cái tâm thiện này khi nó có mặt nó bảo vệ từng cá nhân không có làm những việc bất thiện để tránh xa khỏi 4 cái mối nguy hiểm; Thì cho nên cá nhân được bảo vệ nhờ 2 cái tâm thiện này và khi mà mỗi cá nhân được bảo vệ như vậy thì gia đình được bảo vệ được an toàn được bình an, một ngôi làng được bảo vệ, một thành phố khi mà nhiều người có hai cái tâm thiện này thì nó được bảo vệ và đến một đất nước và cả thế giới loài người được bảo vệ;
Thế giới ngày nay đến từ các mối quan hệ và mọi người cũng thấy rằng cái loài người của chúng ta thì sống trong một gia đình có những cái mối quan hệ cha, con trai con gái, cô dì chú bác, vv…thì có những mối quan hệ xã hội như vậy tạo lên cái hình thái của gia đình, cũng như những thân bằng quyến thuộc thì ở đây hai cái tâm sở hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi nó bảo vệ thế giới có nghĩa là nó bảo vệ cái hình thái gia đình cũng như những cấu trúc xã hội như vậy; Bởi vì nếu mà không có hai cái pháp bảo vệ này thì những hình thái gia đình cũng như thân bằng quyến thuộc nó không có còn nữa, gia đình nó không còn là một gia đình, cũng không còn cha con, chú bác, anh chị em nữa, người ta sống với nhau không có mối liên hệ bà con thân bằng quyến thuộc; Thì để chúng ta dễ hình dung thì Ngài nói là giống như thế giới của những con thú, những con thú nó không có họ hàng, nó không có thân bằng quyến thuộc, nó không có biết rằng đây là cha của mình, đây là mẹ của mình, đây là ông bà cô cậu vv…nó không hề biết bởi vì trong cái thế giới của những loài thú, của những loài vật nó không có cái tâm hổ thẹn cũng như tâm ghê sợ tội lỗi cho nên những cái hình thái của gia đình cũng như xã hội cũng như các cấu trúc nó không có tồn tại ở trong cái thế giới đó; Thì ở đây loài người chúng ta có hai cái pháp hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi cho nên hai cái pháp này nó bảo vệ thế giới, nó giữ cho thế giới được ổn định thì mọi người hiểu rằng đó là lý do vì sao hai cái pháp này nó được gọi là hai pháp bảo vệ Thế Giới;
Bằng cái việc hành thiền thì người Thiền sinh có cái tâm hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi rất là phát triển, khi mà có những cái tâm phiền não nó sinh khởi lên trong tâm trong khoảnh khắc mà người Thiền sinh đang nỗ lực hành thiền và cái người Thiền sinh thì thấy được cái hậu quả ngay lập tức của những cái tâm phiền não khi hành thiền thì nếu có tâm phiền não nó xuất hiện lên thì ngay lập tức tâm nó bị đốt cháy, nóng bức, khó chịu, và không có riêng gì trạng thái tâm mà ngay cả cái thân của mình nó cũng cảm thấy là bị thiêu đốt thì ở đây là những hậu quả nó được thấy ngay lập tức, bởi cái kinh nghiệm thực chứng trên thân và tâm của mình cho nên nó rất là có sức mạnh và khi mà có những tâm phiền não nó xuất hiện như vậy thì Thân và Tâm đều bị thiêu đốt, khó chịu, và không có còn được sự bình an hay tĩnh lặng nữa mà toàn là những trạng thái đau khổ của Thân và Tâm mà thôi; Và khi mà thấy được những hậu quả của phiền não như vậy thì người Thiền sinh có ước muốn loại bỏ những phiền não này đi bởi vì thấy được những hậu quả và có cái sự ghê sợ những hậu quả của những phiền não nó sinh khởi, nó có mặt là ngay lập tức chúng ta bị đau khổ, thì khi mà có cái ước muốn bỏ những phiền não như vậy thì người Thiền sinh phát triển được sự tinh tấn và do qua cái sự thực hành thì người Thiền sinh dần loại bỏ được những phiền não trong Tâm, và cũng phát triển được hai trạng thái tâm là hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, càng ngày nó càng mạnh mẽ hơn;
Thì khi người Thiền sinh hành thiền thì sẽ đến một giai đoạn như vậy, đó là phiền não dù nó xuất hiện trong một khoảnh khắc, một giây mà thôi thì người Thiền sinh sẽ cảm thấy rất là khủng khiếp, rất là kinh khủng và cái sự phiền não trong một giây này nó thật sự nguy hiểm, nó thật sự nguy hại và lúc này người Thiền sinh có một sự cảnh giác rất là cao độ với phiền não và nhận ra được mối nguy hại rất là khủng khiếp do phiền não đem lại; Do đó, người Thiền sinh tới giai đoạn này phát triển được sự hổ thẹn, và ghê sợ tội lỗi ở mức độ rất cao và người Thiền sinh không có muốn những phiền não, những sự ô nhiễm nó sinh khởi ở trong Tâm dù chỉ một khoảnh khắc mà thôi; Thì lúc mà phiền não nó sinh khởi dù là trong một khoảnh khắc thì người Thiền sinh cảm thấy là không có chấp nhận được cái việc này và do không có chấp nhận, không có muốn phiền não nó sinh khởi như vậy thì người này luôn nỗ lực, tinh tấn để giữ Tâm mình cho nó được trong sạch, thì mọi người hãy thử suy nghĩ coi, một người mà không muốn phiền não sinh khởi dù chỉ trong một giây họ có sự hổ thẹn và ghê sợ cao độ đối với tâm phiền não như vậy thì làm sao mà người này có khả năng làm được những hành động bất thiện về thân và nói một cái lời nói bất thiện thì cái điều này nó không thể xảy ra được thì ngay từ trong cái ý nghĩ là người này có cái cảm giác, có cái ghê sợ đối với sự phiền não, sự hổ thẹn, thì người này không cho phiền não sinh khởi dù là trong khoảnh khắc; Cho nên, khi mà tâm trong sạch như vậy thì Thân và Khẩu của người này cũng được trong sạch;
Ngài giảng rằng, một người Thiền sinh mà phát triển được hai cái tâm thiện là hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi thông qua việc hành thiền của mình thì người đó sẽ không có lời nói và hành động bất thiện, và đó là lý do tại sao mà ta cần phải nỗ lực để phát triển hai trạng thái tâm này trong từng khoảng khắc thông qua việc hành thiền của mình, thì khi mà hai trạng thái tâm này nó trở lên mạnh mẽ rồi thì nó đem lại rất nhiều những lợi lạc cho Thiền sinh ở trong cuộc sống, bởi vì nếu mà một người làm việc bất thiện thì chắc chắn là họ không có hai trạng thái tâm này đó là hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, thì nó vắng bóng hai cái tâm thiện như vậy cho nên người này mới có những hành động cũng như lời nói bất thiện; Nếu mà một người mà họ tránh xa làm những việc bất thiện thì trong khoảnh khắc đó người này có trạng thái tâm là hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi cho nên hai trạng thái tâm này rất quan trọng mà chúng ta cần phải nỗ lực để phát triển nó thông qua việc hành thiền;
Ngài cầu mong tất cả những Thiền sinh ở đây, thông qua việc hành thiền thì phát triển được tâm hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi trở lên mạnh mẽ và khi mà hai tâm này trở lên mạnh mẽ như vậy thì cái người này tránh được mối hiểm nguy và hơn thế nữa bảo vệ được bản thân mình và bảo vệ được cho Thế Giới! Thì đó là lời chúng của Ngài dành cho Quý Thiền Sinh!
Sadhu sadhu sadhu!
(Người đã đánh chữ tốc ký: Giang Tenzin)
x