VIPASSANA ONLINE: BẢN CHẤT RIÊNG CỦA THÂN & CÁCH PHÁT TRIỂN CHÁNH NIỆM – NGÀY THỨ 12 (6/8/2021)

 

ĐẶC TÍNH RIÊNG CỦA THÂN & CÁCH PHÁT TRIỂN CHÁNH NIỆM

Thiền Sư Nyanavudha Thuyết Pháp Thời Tối 6/8/2021

Ngày hôm nay Ngài Thiền sư sẽ hướng dẫn thêm cho mọi người về phương pháp hành thiền, Ngài hi vọng rằng với những thông tin hướng dẫn này, các thiền sinh có thể thiết lập được chánh niệm, cũng như sự tu tập của mình một cách tốt đẹp và có thể phát triển được việc thiền tập của mình tốt đẹp thì từ việc thiền tập tốt đẹp như vậy thì sự định tâm sẽ sinh khởi và trí tuệ sẽ được phát triển;

Khi người thiền sinh ngồi thiền, ghi nhận sự chuyển động phồng xẹp, cũng như khi đi ghi nhận chuyển động của bàn chân haylà những hoạt động của cơ thể, trong những hoạt động hàng ngày, những cử động, chuyển động của các bộ phận trên thân giúp chúng ta phát triển sự chánh niệm qua tất cả các tư thế cũng như các sinh hoạt của thân, và khi có các trạng thái khác nổi bật thì chúng ta cũng chánh niệm; Thì ở đây một người thiền sinh ghi nhận thì cần phải có một cái tâm tỉnh giác, cái tâm hay biết rõ ràng và biết một cách chính xác đối tượng mà mình đang ghi nhận, thì khi một người Thiền sinh có cái tâm tỉnh giác và hay biết chính xác như vậy thì lúc đó người thiền sinh sẽ tiến đến thấy được những đặc tính, những đặc tướng của đối tượng, thì sau đây Ngài sẽ nói cho người thiền sinh biết, và nếu như người thiền sinh ghi nhận một cách hời hợt, không chú tâm, không nỗ lực thì sẽ không thể nào thấy được, chỉ có người thiền sinh nào với sự nỗ lực, hay biết một cách chính xác vào đối tượng, phát triển một cái tâm tỉnh giác và ghi nhận một cách cẩn thận thì mới có thể thấy được những biểu hiện cũng như những đặc tính này của hiện tượng;

Khi người thiền sinh quan sát chuyển động phồng xẹp thì lúc đó người thiền sinh có thể thấy được, kinh nghiệm được một trong ba trạng thái như sau: 

+ Trạng thái thứ nhất: Người thiền sinh thấy được cái hình giáng và tư thế của đối tượng, thì cái hình dáng là như thế nào, là người thiền sinh thấy được cái bụng của mình lúc nó phồng lên nó có hình dáng tròn và căng phồng ra giống như là trái bong bóng hay là giống như một trái banh; khi nó xẹp xuống thì nó phẳng, nó dẹt xuống, nó có hình giáng là nó dẹt xuống, và ở đây người thiền sinh có thể ghi nhận và thấy được hình dáng như vậy ở trong tâm, hoặc là người thiền sinh thấy được tư thế thì cái tư thế ở đây là cái bụng của mình nó đang phồng hay là nó đang xẹp, cái tư thế đó chính là tư thế của đối tượng phồng xẹp;

+ Cái biểu hiện thứ hai mà người thiền sinh có khả năng thấy được là người thiền sinh có thể thấy được tiến trình hay là cách thức của chuyển động phồng xẹp, thì ở đây thì người thiền sinh có thể thấy được là trong tiến trình phồng hay trong tiến trình xẹp thì có những tiến trình nó dài nhưng có tiến trình nó rất là ngắn, có những sự phồng nó rất là nhanh nhưng mà có những sự phồng nó rất là chậm, thì đôi khi nó là sự chung chuyển hay đôi khi nó là sự đi thẳng từ bắt đầu phồng tới cuối phồng nó đi thẳng một mạch như vậy, nhưng đôi khi nó đi một cách zíc zắc ví dụ như nó phồng xong nó dừng rồi nó lại phồng chẳng hạn như vậy, nó không có liên tục, hoặc là người thiền sinh có thể thấy được sự phồng nó sinh khởi ở phía bên này hay phía bên kia, nó chuyển động hoặc là qua trái hoặc là qua phải, chuyển động lên, chuyển động xuống, có nhiều biểu hiện và người thiền sinh nắm được cái tiến trình, cách thức từ đầu đến cuối của sự phồng xẹp nó hoạt động như thế nào; Thì đây là biểu hiện thứ hai mà người thiền sinh có thể kinh nghiệm được khi quan sát sự phồng xẹp;

+ Thứ ba là thấy được bản chất thật của đối tượng: Ngài nói là có ba thứ mà người thiền sinh có thể thấy được khi quan sát đối tượng phồng xẹp, thứ nhất là có thể thấy được hình dáng và tư thế, thứ hai thấy được tiến trình và cách thức của đối tượng nó xảy ra như thế nào từ đầu tới cuối và cái thứ ba là người thiền sinh có thể thấy được cái bản chất thật của đối tượng đó là sự thật tự nhiên của hiện tượng, đó là cái bản chất thì ở đây, khi người thiền sinh quan sát sự phồng xẹp thì có thể thấy được bản chất của sự phồng xẹp nó là Tứ Đại giống như hôm trước Ngài đã giải thích cho quý thiền sinh; thì thân của chúng ta nó được cấu thành từ bốn đại chủng, tức là được cấu thành bởi bốn cái đặc tính của vật chất thì đây là bốn yếu tố chính cấu thành lên thân của chúng ta và từ bốn yếu tố vật chất này khi mà người thiền sinh quan sát từ đỉnh đầu tới đầu ngón chân thì chỉ thấy được tứ đại mà thôi và khi quan sát toàn thân như vậy thì thấy rằng rõ ràng thân mình thực ra nó chỉ là những yếu tố vật chất tứ đai, thì Ngài giải thích cho chúng ta hiểu được tứ đại ở đây nó bao gồm bốn yếu tố thứ nhất là đất, thứ hai là nước, thứ ba là nhiệt độ, thứ tư là yếu tố gió, thì bốn yếu tố như vậy thì mỗi yếu tố nó đại diện cho những đặc tính mà chỉ riêng yếu tố đó nó có, 

Chẳng hạn như trong yếu tố Đất nó có đặc tính vật chất như sau, thứ nhất là đặc tính cứng, thứ hai là đặc tính mềm, thì đây là hai cái đặc tính vật chất mà duy nhất chỉ có ở yếu tố đất mà thôi; Những yếu tố khác như nước, nhiệt độ, gió thì nó không hề có sự cứng, mềm, mà duy nhất chỉ có yếu tố đất mới có sự cứng và sự mềm; Khi mà chúng ta chạm vào thân thể của mình thì chúng ta cảm thấy được cảm giác như là sự nóng, thì sự nóng ở đây là bản chất của yếu tố nhiệt độ hay là yếu tố lửa, thì yếu tố nhiệt độ hay yếu tố lửa làm cho chúng ta có cảm giác nóng hay lạnh ở trong thân, hay là chúng ta cảm giác được sự cứng hay sự mềm, thì ở đây sự cứng hay sự mềm nó là đặc tính của yếu tố đất,

Yếu tố thứ hai đó là yếu tố Nước, thì đặc tính của nó là dính hút và chảy, trôi chảy, thì hai đặc tính này nó chỉ tồn tại ở trong yếu tố nước mà thôi nó không có tồn tại ở bất cứ trong yếu tố nào khác, thì Ngài đưa ra cho mọi người một ví dụ, khi xi măng thì nó rời rạc và khi mà cho nước vào thì cái bột xi măng này nó trở lên dính chặt vào nhau, có cái liên kết với nhau thì cái đặc tính đó là đặc tính dính hút mà nó có được ở yếu tố nước, thì trong thân của chúng ta nó cũng có những đặc tính như vậy nó giúp cho các thành phần được gắn kết với nhau, không có rời rạc thì thiền sinh vẫn có thể cảm nhận được những yếu tố này khi mà ngồi thiền đó là đặc tính dính hút và trôi chảy; 

Yếu tố đại chủng thứ ba đó là Nhiệt Độ, chúng ta thường quen thuộc với tên của đại chủng này là yếu tố Lửa, nhưng mà khi nói tới yếu tố lửa thì nhiều người sẽ thường nghĩ tới cái sự nóng mà thôi, thì điều này nó sẽ không có chính xác, thì ở đây yếu tố Nhiệt Độ là tên chính xác hơn bởi vì trong đại chủng này chúng ta có sự nóng, sự lạnh, sự ấm, khi có yếu tố nhiệt độ này xuất hiện trong thân thì đó là bản chất tự nhiên, thiên nhiên của yếu tố Nhiệt Độ, thì sự nóng, lạnh, ấm này nó chỉ có ở yếu tố nhiệt độ mà thôi nó không có ở ba đại chủng còn lại, cho nên đặc tính nhiệt độ là một đặc tính riêng biệt không có pha trộn với tất cả những đặc tính khác;

Yếu tố đại chủng thứ tư là yếu tố Gió, yếu tố gió nó những đặc tính riêng như sau đó là sự di chuyển, sự dịch chuyển, sự chuyển động, sự căng và sự căng cứng, thì cái đặc tính này nó chỉ có mặt ở yếu tố gió mà thôi, không có mặt ở những đại chủng còn lại cho nên, đây là những đặc tính riêng biệt, cá biệt những đặc tính tự nhiên của yếu tố gió đó là sự di chuyển, chuyển động, căng và căng cứng thì người thiền sinh có thể cảm nhận được yếu tố gió này rất là dễ dàng thông qua sự ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng, chẳng hạn người thiền sinh thấy bụng mình nó di chuyển, nó rung động, nó chuyển động bên này, nó chuyển động bên kia hay là khi nó phồng lên thì nó căng lên, hoặc là có đôi lúc nó căng cứng lên, thì đó là đặc tính của yếu tố gió mà người thiền sinh sẽ kinh nghiệm được thông qua ghi nhận chuyển động phồng xẹp;

Sẽ có một số trạng thái bốn đại chủng này trộn lẫn với nhau và người Thiền sinh sẽ kinh nghiệm được những cảm giác đó nó không có nằm trong những phần cảm giác mà Ngài vừa mới nêu, chẳng hạn như sự nặng nó xuất hiện, thì sự nặng này nó không nằm riêng biệt trong một mục nào cả mà nó nằm ở giữa hai đại chủng là đất và nước, đất và nước đều có đặc tính nặng và đặc tính nhẹ cũng vậy nó được trộn lẫn bởi hai đại chủng nhiệt độ và gió, hay là sự đốt cháy, những cảm giác được trộn lẫn giữa các đại chủng với nhau nó không có nằm trong phần mà Ngài vừa mới nêu;

Đây là những yếu tố mang đặc tính tự nhiên, bản chất tự nhiên đúng theo sự thật của thân thể đó là những đặc tính của tứ đại, thì cái đặc tính tứ đại mà Ngài vừa nêu nó tồn tại trong toàn bộ thân thể của chúng ta và trong bụng nó cũng là một trong những thành phần của thân cho nên nó có đầy đủ những đặc tính của tứ đại, khi người thiền sinh quan sát cái bụng của mình, những cái cảm phồng cũng như xẹp thì người thiền sinh có thể kinh nghiệm được những trạng thái này chẳng hạn sẽ thấy được sự căng cứng của bụng, cái bụng có thể căng lên với nhiều mức độ, đến mức cái bụng có thể căng cứng, thì lúc đó người thiền sinh kinh nghiệm được đại chủng đó là yếu tố gió, hoặc có thể thấy được cái sự nóng, sự ấm cũng như sự lạnh của cảm giác ở đây thì người thiền sinh kinh nghiệm được yếu tố nhiệt độ của thân; hay là có thể thấy được cái sự cứng và sự mềm thì người thiền sinh kinh nghiệm được yếu tố đất, và có thể cảm nhận được sự trôi chảy, cái sự dính chặt, dính hút thì cái cảm giác như vậy thì thiền sinh kinh nghiệm được yếu tố nước;

Đây là ba điều mà người thiền sinh có thể kinh nghiệm được thông qua việc ghi nhận chánh niệm của mình, Ngài lấy ví dụ trong chuyển động phồng xẹp, thì đầu tiên người thiền sinh có thể thấy được cái hình dáng của đối tượng, hoặc là tư thế của đôi tượng, cái thứ hai người thiền sinh có thể thấy được là cái tiến trình chuyển động cũng như cách thức chuyển động của đối tượng, chẳng hạn như nó chuyển động dài ngắn, nhanh chậm như thế nào, vị trí như thế nào thì người thiền sinh biết rõ, nguyên cái tiến trình từ đầu đến cuối thì lúc đó người thiền sinh kinh nghiệm được tiến trình cũng như cách thức và điều thứ ba người thiền sinh kinh nghiệm được đó là bản chất thật, bản chất tự nhiên của hiện tượng đó là người thiền sinh kinh nghiệm được những cảm giác của tứ đại như Ngài vừa mới nêu; 

Thì khi người thiền sinh quan sát sụ phồng xẹp thì lúc đó thì người thiền sinh thấy cái gì? thì người thiền sinh phải thấy rõ được điều đó, nhận thức rõ được điều đó, chẳng hạn như là quan sát sự phồng thì người thiền sinh có thể kinh nghiệm được cái gì, có thể thấy được hình dáng của cái bụng hay không hay là thấy được cái tư thế của bụng nó đang ở trạng thái phồng hay đang ở trạng thái xẹp thì đó là thấy cái tư thế; hay là người thiền sinh thấy được tiến trình từ đầu tới cuối cũng như là những biến triển trong cái tiến trình đó hay là người thiền sinh thấy được cái bản chất của hiện tượng, thì ở đây khi mà chúng ta hành thiền quan sát đối tượng phồng xẹp chúng ta phải xác định một cách rõ ràng, hay biết một cách rõ ràng là mình đang hay biết điều gì, mình đang kinh nghiệm được điều gì; trong lúc chúng ta ghi nhận thì chúng ta phải có hiểu biết và hay biết chính xác là mình đang kinh nghiệm cái gì một trong ba cái này;

Thì người thiền sinh phải biết rõ một trong ba điều này thì người thiền sinh thấy được điều gì, thì người thiền sinh phải thấy rõ ràng và nếu như trong quá trình người thiền sinh quan sát mà mình cảm thấy là một trong ba cái này mà mình không có biết cái nào hết thì lúc đó chứng tỏ rằng tâm của người thiền sinh không nằm chính xác trên sự phồng xẹp; nó đang ở đâu đó cho nên người thiền sinh mới không kinh nghiệm được một trong ba điều này, nếu tâm của người thiền sinh nằm rơi chính xác trên sự phồng xẹp và quan sát sự phồng xẹp thì chắc chắn là người thiền sinh sẽ thấy được một trong ba điều này;

Nếu mà quý vị thực hành trong thiền viện thì quý vị sẽ có các buổi trình pháp, thì trong những buổi trình pháp này thì người thiền sinh sẽ trình bày với vị thiền sư là mình đã kinh nghiệm được gì khi quan sát và ghi nhận đối tượng, thì đây là điều mà người thiền sinh cần phải trình lên với vị Thiền sư là khi quan sát sự phồng xẹp thì con thấy cái gì! Chẳng hạn như người thiền sinh có thể thấy được là khi mà ghi nhận như vậy thấy cái bụng của con nó căng, rồi nó cứng lên, hay là con thấy được sự mềm, cái bụng mình nó mềm ra hoặc là con thấy yếu tố nhiệt độ hay là người thiền sinh sẽ thấy được tiến trình của chuyển động phồng xẹp và khi ghi nhận được tiến trình thì thiền sinh có thể thấy là cái phồng này nó ngắn, phồng kia nó dài, cái ngắn, cái dài, lúc thì nó chuyển động lên xuống, lúc thì nó chuyển động qua trái, qua phải vv…có rất nhiều trạng thái của tiến trình chuyển động phồng xẹp mà người thiền sinh ghi nhận được và nếu mà người thiền sinh kinh nghiệm được như vậy thì mình sẽ trình lên với Ngài Thiền sư chính xác những điều mình kinh nghiệm như vậy;

Đối với thiền sinh mới thực hành thiền thì thường là người thiền sinh sẽ thấy được hai cái đặc tính đầu tiên đó là cái hình dáng, tư thế và tiến trình của đối tượng, và khi mà phát triển được sư chánh niệm của mình rồi thì qua một thời gian thực tập thì người đó sẽ thấy được những bản chất của đối tượng là những đại chủng mà Ngài vừa nêu, và khi mà phát triển được chánh niệm cũng như là định tâm thì người thiền sinh sẽ thấy được đúng bản chất của đối tượng là gì;

Mục đích của chúng ta khi ghi nhận phồng xẹp cũng như là các đối tượng thuộc về thân là thấy được bản chất thật của đối tượng, cái sự thật của đối tượng đang xảy diễn như thế nào, thì mục đích của chúng ta là phải thấy được điều đó, để hiểu rõ được những đối tượng của thân nó xảy diễn như thế nào, thì ở đây để thấy được sự thật như vậy thì ta phải thấy được tứ đại, tuy nhiên người thiền sinh đôi khi cũng thấy được những hình dáng cũng như là những tư thế và tiến trình chuyển động của đối tượng và điều đó là một chuyện tự nhiên mà chúng ta không thể ngó lơ nó được và chúng ta sẽ thấy nó thôi, thì ban đầu người thiền sinh mới thực tập thì chắc chứn sẽ thấy được những hình dáng, những tiến trình; Nhưng mà chúng ta không thực hành với mục đích là thấy được hình dáng hay tiến trình của đối tượng bởi vì đây là những hiện tượng thuộc về tưởng, thuộc về chế định và thuộc về tục đế, nó không phải là bản chất sự thật của đối tượng mà ta đang quan sát mà bản chất thực sự của đối tượng đó là những cảm giác thuộc về tứ đại chẳng hạn như sự căng, cứng, chuyển động, nóng lạnh, nặng nhẹ, cứng mềm, thì những cảm giác như vậy là những bản chất thực sự của đối tượng và chúng ta hành thiền để nỗ lực thấy cho được những bản chất này, thì để thấy cho được những bản chất này thì người thiền sinh phải có sự nỗ lực trong việc ghi nhận giống như những ngày vừa qua Ngài Thiền sư đã hướng dẫn, và với sự nỗ lực đó chúng ta thấy được bản chất tự nhiên của đối tượng là những đại chủng như vậy;

Thì khi chánh niệm và định tâm của thiền sinh càng phát triển thì người thiền sinh càng ngày càng thấy ít hơn hình dáng và tư thế của đối tượng, và người thiền sinh sẽ thấy càng ngày càng nhiều hơn những cảm giác thuộc về tứ đại nó xuất hiện một cách rõ rệt ở trong đối tượng mà trước đây khi nhìn vào chúng ta chỉ thấy được hình dáng và tư thế mà thôi nhưng bây giờ khi phát triển được chánh niệm cũng như sự định tâm thì người đó nhìn sâu được vào trong đề mục và thấy được bản chất thực của đề mục không phải là cái hình dáng hay tư thế mà nó là những cảm giác, và toàn đề mục mà chúng ta đang quan sát, tất cả các đề mục mà người thiền sinh hướng tâm đến thì nó chỉ là tứ đại mà thôi, hoàn toàn không có hình dáng và khi người thiền sinh phát triển được tuệ giác thì hình dáng của đối tượng hoàn toàn biến mất, nó không có còn nữa và lúc này người thiền sinh chỉ nhìn thấy duy nhất thấy được đúng bản chất của đối tượng đó là những cảm giác mà thôi;

Ở đây Ngài Thiền sư có sự sách tấn và khích lệ tất cả các thiền sinh nỗ lực ghi nhận đúng như sự thật của nó, dù thiền sinh có thấy cái gì đi nữa thì cũng ghi nhận nó một cách chính xác và có sự nỗ lực và không nên có tâm phân tích, mong cầu trong việc ghi nhận, thì khi thấy cái gì thì người thiền sinh chỉ việc hướng tâm tới và quan sát, ghi nhận đối tượng đó mà thôi không có nên suy nghĩ, phân tích đối tượng đó vào, chẳng hạn hôm nay quý vị nghe pháp như vậy, và xong quý vị hành thiền và thấy là sự chuyển động phồng xẹp có sự cứng thì mình không nên suy nghĩ là cứng này nó là yếu tố đất, mình không nên phân tích trong tâm như vậy mình chỉ đơn thuần ghi nhận là cứng, cứng, cứng; hay là chúng ta thấy sự nóng, sự ấm thì chúng ta cứ ghi nhận nóng, nóng, hay là thấy ấm, mà không nên phân tích là cái điều này Ngài thiền sư nói là cái nóng này nó là yếu tố lửa, mình đang thấy yếu tố lửa thì điều đó không có cần thiết và không nên trong việc thực hành mà chúng ta phải ghi nhận hiện tượng như thế nào, chúng ta ghi nhận như vậy dù chúng ta có thấy được những đặc tính cảm giác hay không hay là tiến trình cũng như hình dáng thì chúng ta đều phải chánh niệm trên đối tượng như vậy hết và người thiền sinh cần phát triển sự thích thú và tò mò trong việc ghi nhận và do có sự thích thú và tò mò trong việc ghi nhận nên nó phát triển được cái tâm tinh tấn trong việc thực hành; 

Thì ở đây khi mà thiền sinh ghi nhận sự phồng xẹp và thấy được một trong ba điều này thì khi mình biết được một trong ba điều này thì mình biết là trong khoảnh khắc đó mình đang có tâm chánh niệm, mình có thể khẳng định với mình như vậy và nếu mà mình không thấy được một trong ba điều này thì mình biết là mình đã mất chánh niệm, thì khi người thiền sinh đang thấy được hình dáng hoặc tiến trình hay bản chất thật của đối tượng thì dù một trong ba đối tượng đó thì người thiền sinh biết được mình đang có chánh niệm cho nên phát triển được sự tự tin là trong khoảnh khắc hiện tại mình đang có tâm chánh niệm và điều này nó khẳng định cho người thiền sinh rằng là mình đang thực tập đúng; 

Từ nãy tới giờ Ngài nói ví dụ về ghi nhận phồng xẹp một cách chi tiết như vậy thì ở đây các hiện tượng khác thuộc về thân cũng tương tự như vậy, chẳng hạn thiền sinh ghi nhận trong lúc đi kinh hành thì sẽ thấy được rằng một trong ba điều, thứ nhất người thiền sinh sẽ thấy được cái hình dáng, cái vị trí hay cái tư thế của đối tượng, thì cái hình dáng mình có thể không nhìn bằng mắt của mình mà mình quan sát thì chúng ta thấy được cảm giác hình dáng của bàn chân mình nó như vậy, như vậy ở trong tâm, hoặc là với vị trí và tư thế thì mình có thể thấy là cái chân mình đang ở phía sau, nó đang ở phía trên, đang ở phía dưới hay nó đang ở trước, thì chúng ta biết được hình dáng và tư thế và thường là các thiền sinh mới thấy được cái điều đó; tiếp theo thì có thể thấy được tiến trình của sự chuyển động bằng chân chẳng hạn bàn chân nó di chuyển từ đầu đến cuối thì đầu tiên là nâng cái chân mình lên sau đó là tiến tới phía trước, đôi khi nó là tiến thẳng tới một đường đôi khi nó là zíc zắc qua lại hoặc là đôi khi nó nâng lên hạ xuống, nó không đi thẳng một đường mà nó có sự rung, đôi khi nó đi thẳng tới, đôi khi nó vừa đi tới nó vừa hạ xuống, vv…nó có rất nhiều các đặc tính, biểu hiện khác nhau của tiến trình chuyển động của bàn chân mà người thiền sinh nắm được điều này, thấy được điều này một cách rõ ràng, và như vậy thì người thiền sinh thấy được tiến trình chuyển động của bàn chân, đó là thấy được cái thứ hai, hoặc là người thiền sinh thấy được đặc tính, bản chất của đối tượng đúng như cái bản chất thiên nhiên của nó đó là những cảm giác cứng, mềm, nóng, lạnh, nặng, nhẹ, sự rung hay sự đau trong bàn chân; khi người thiền sinh cảm nhận được những đối tượng như vậy là người thiền sinh đang thấy được những bản chất thực của đối tượng, thì dù thấy đối tượng là như thế nào thì người thiền sinh cũng ghi nhận nó như vậy mà không có mong cầu, và đôi khi những hiện tượng nó xen lẫn với nhau chứ không phải nó duy nhất một cái, thì dù thấy nó như thế nào thì Ngài nói người thiền sinh cũng ghi nhận nó chính xác như vậy; 

Thì cũng giống như sự phồng xẹp thì khi quý vị chánh niệm tức là thấy và ghi nhận được một trong ba điều này, nếu mà không thấy điều gì cả thì lúc đó thiền sinh được coi là mất chánh niệm, thì ở đây trong việc đi kinh hành cũng vậy thì trong từng bước chân người thiền sinh ghi nhận thì người thiền sinh phải thấy được một trong ba điều này, hoặc là đôi khi nó trộn lẫn, lúc cái này lúc cái kia nhưng mà người thiền sinh phải cảm nhận được ba cái điều này, phải thấy được thì lúc đó mình có thể khẳng định được rằng trong khoảnh khắc đó mình có tâm chánh niệm, còn nếu không thấy thì lúc đó tâm mình đang ở đâu đó hay là nó không rơi chính xác vào đề mục;

Phương pháp này cũng tương tự khi mà người thiền sinh thực tập trong việc chánh niệm trong đời sống hàng ngày những cử động của thân như là cử động của tay, cử động của chân, cử động của các thành phần hay là toàn thân, khi người thiền sinh hướng tâm tới để ghi nhận thì cũng phải hiểu được một cách rõ ràng, một trong ba cái này, mình có đang thấy cái hình dáng hay không? Hay là mình đang thấy tiến trình hay là mình đang thấy cái bản chất thật; và nếu mà người thiền sinh thấy được một trong ba cái thì lúc đó có thể khẳng định được rằng người thiền sinh đang có chánh niệm;

Giống như Ngài đã từng đề cập, thì ở đây khi chánh niệm và sự định tâm của người thiền sinh được vun bồi và phát triển thì trong việc quan sát sự phồng xẹp thì người thiền sinh không còn thấy hình dáng hay là tư thế của đối tượng nữa mà chỉ còn thấy đặc tính tự nhiên của đối tượng mà thôi thì cũng vậy không có riêng gì trong việc ngồi thiền mà dù người thiền sinh đó đi kinh hành hay là làm những hoạt động hàng ngày thì khi mà hướng tâm tới thì ngay lập tức không còn thấy hình dáng nữa mà chỉ còn thấy tất cả là những cảm giác mà thôi, như là hướng tâm tới dù là cái tay của mình thì chỉ còn thấy cảm giác chứ không còn thấy hình dáng của bàn tay nữa, hay là hướng tâm tới cái chân, cái đầu, bất cứ bộ phận nào trong cơ thể thì người thiền sinh chỉ thấy là ở đây bản chất thực của bộ phận này chỉ còn là cảm giác mà thôi, không còn thấy cái hình dáng hay tư thế của đối tượng và đó là người thiền sinh đã thấy được bản chất thực sự của các hiện tượng trên thân và nó chỉ thấy được cấu thành từ tứ đại mà thôi;

Thì lúc này người thiền sinh chỉ thấy được những đặc tính của tứ đại khi mà hướng tâm tới quan sát và ghi nhận các hiện tượng trên thân và những hình dáng tư thế hay là ngay cả tiến trình thì người thiền sinh không có còn thấy nữa thì ở đây trong tiếng Pali gọi cái đặc tính này là “Sapavalakkhaṇa thì tiếng Việt dịch ra là những đặc tính riêng, và người thiền sinh thấy được những đặc tính riêng của đối tượng đó là những trạng thái của tứ đại khi mà quan sát thân thì những đặc tính tứ đại chính là những đặc tính riêng của các hiện tượng thuộc thân;

Ngài giảng rằng chính các đặc tính riêng này là những nền tảng để các thiền sinh phát triển được tuệ minh sát, khi mà người thiền sinh ghi nhận những hiện tượng thuộc thân mà thấy được những bản chất đó là những cảm giác thuộc về tứ đại thì lúc này người thiền sinh thấy được cái đặc tính riêng của thân, thì khi thấy được tứ đại này thì lúc này người thiền sinh thiết lập được nền tảng để trên nền tảng đó người thiền sinh tiếp tục phát triển lên những tuệ minh sát; Thì đây chính là những bản chất tự nhiên của Thân thì Ngài chỉ nói trong buổi pháp thoại ngày hôm nay Ngài chỉ nói về Thân mà thôi chứ Ngài chưa nói về Tâm, và bản chất của Tâm thì trong buổi pháp thoại ngày mai Ngài sẽ hướng dẫn mọi người;

Thì chúng ta phải hiểu được rằng khi Ngài giảng pháp thoại trong buổi hôm nay, mọi người cần phải ghi nhớ một điều đó là cái bản chất riêng của Thân cũng như của Tâm nó là những nền tảng của Tuệ Minh Sát, thì hôm nay chúng ta cần lưu ý như vậy, và trên nền tảng này, có nghĩa là chúng ta quan sát, ghi nhận, chánh niệm trên những đặc tính riêng của thân cũng như của tâm, thì người thiền sinh sẽ phát triển được tuệ minh sát ở trên đó; Cho nên rất là quan trọng để người thiền sinh cần có được sự thích thú ghi nhận cũng như sự cẩn trọng, sự tinh tấn trong việc ghi nhận, và trong từng ghi nhận người thiền sinh phải hiểu được một cách rõ ràng ta đang thấy cái điều gì, ta đang thấy đặc tính nào của đối tượng, thấy hình dáng, tiến trình hay là thấy được bản chất thật của đối tượng; dù thấy gì đi nữa người thiền sinh vẫn giữ tâm của mình liên tục quan sát, chánh niệm không có mong cầu không có phân tích; thì đó chính là việc mà chúng ta cần phải làm;

Ngài cầu chúc cho tất cả quý thiền sinh ở đây với sự tinh tấn thực hành thấy được bản chất thực sự những đặc tính riêng của Thân cũng như của Tâm và khi thực hành những đặc tính thiên nhiên, những đặc tính đúng với bản chất sự thật của Thân Tâm như vậy thì Ngài mong thiền sinh sẽ phát triển được Tuệ Minh Sát và tuệ minh sát này sẽ phát triển từ yếu cho tới mạnh và khi tuệ minh sát trở lên mạnh mẽ thì người thiền sinh sẽ thành tựu được Đạo Tuệ, Quả Tuệ sẽ thành tựu được Niết Bàn và Ngài cầu chúc quý thiền sinh có thể đạt được mục đích hạnh phúc cao thượng!

Sadhu sadhu sadhu!

Thiền sư chia sẻ thêm về con đường đưa tới Niết Bàn tức là trạng thái không còn khổ đau, không còn phiền não và chúng ta sẽ bắt đầu vào ngày mai;                                                                                                                                                                                                                      

BỘ VIDEOS VIPASSANA ONLINE THIỀN SƯ NYANAVUDHA 2021

 

Theo dõi Phật Giáo Theravāda trên youtube: Youtube.com/c/THERAVADAVN

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app