Phép dâng y kaṭhina đến tăng (saṅgha)
Vấn: thí chủ dâng cúng y kaṭhina dāna như thế nào mới gọi là tăng thí (saṅghadāna)? Đáp: y để thọ kaṭhina là vật kể vào trong saṅghadāna thì dâng theo Pāli như vầy:
Cách dâng thứ nhất: “Imaṃ dussaṃ kaṭhina civaraṃ bhikkhusaṅghassa demā
dutiyampi, … tatiyampi, …” (đọc 3 lần). Nghĩa: chúng tôi xin dâng y này để làm lễ Kaṭhina đến tỳ khưu tăng (bhikkhusaṅgha), lần thứ nhì, lần thứ ba.
Về vật phụ tùng (parikkhāra) đã dâng theo thói quen như vầy: Yenamhākaṃ kaṭhinaṃ kahitvā kathināni sansāni tasseva. Nghĩa: vị tỳ khưu nào lãnh Kaṭhina của chúng tôi, chúng tôi xin dâng các vật phụ tùng này đến vị đó.
Trong chú giải (atthakathā) có thuyết minh rằng; nếu thí chủ dâng mà đọc Yenamhākaṃ … như vầy, thì tăng không có quyền làm chủ các vật parikkhāra đó được. Cho nên nếu cần muốn dâng vật nào đến tăng, phải dâng bằng cách khác, tóm tắt (không cần để tên các vật dâng theo Pāli) như vậy.
Cách dâng thứ nhì: “Imaṃ mayam[73] bhante vatthūni bhikkhusaṅghassa niyyādema”. Nghĩa: Bạch các ngài, chúng tôi xin dâng những vật này đến tỳ khưu tăng.
Lại nữa, cũng có 1 cách dâng kaṭhina chung với vật phụ tùng 1 lần rất tiện lợi theo Pāli như vầy.
Cách dâng thứ ba: “Imaṃ bhante saparivāraṃ kaṭhina civaradussaṃ bhikkhusaṅghassa onojayāma sādhu no bhante bhikkhusaṅgho imaṃ saparivāraṃ kaṭhina civaradussaṃ patigganhātu patiggahetvā ca iminā dussena kaṭhinaṃ attharatu amhākaṃ dīgharattaṃ hitāya sukhāya”. Nghĩa: bạch chư Đại đức, chúng tôi xin nghiêng mình dâng y kaṭhina cùng với vật phụ tùng này đến tỳ khưu tăng. Bạch chư Đại đức cầu xin tỳ khưu tăng lãnh y kaṭhina cùng với những vật phụ tùng của chúng tôi đây, khi đã nhận rồi, xin thọ dụng y này, cho chúng tôi được sự lợi ích và yên vui lâu dài.
—
Y ngũ điều
Coi theo số: 1: Kusi. 2: Aḍḍhakusi. 3: Maṇdala. 4: Aḍḍhamaṇḍala. 5: Vivaṭṭa. 6: Anuvivaṭṭa. 7: Gīveyyaka. 8: Janjheyyaka. 9: Bāhanta.
Y thất điều
Coi theo số: 1: Kusi. 2: Aḍḍhakusi. 3: Maṇdala. 4: Aḍḍhamaṇḍala. 5: Vivaṭṭa. 6: Anuvivaṭṭa. 7: Gīveyyaka. 8: Janjheyyaka. 9: Bāhanta.
Y cửu điều
Coi theo số: 1: Kusi. 2: Aḍḍhakusi. 3: Maṇdala. 4: Aḍḍhamaṇḍala. 5: Vivaṭṭa. 6: Anuvivaṭṭa. 7: Gīveyyaka. 8: Janjheyyaka. 9: Bāhanta.
Y thập nhứt điều
Coi theo số: 1: Kusi. 2: Aḍḍhakusi. 3: Maṇdala. 4: Aḍḍhamaṇḍala. 5: Vivaṭṭa. 6: Anuvivaṭṭa. 7: Gīveyyaka. 8: Janjheyyaka. 9: Bāhanta.
‒ Dứt. Luật xuất gia tập 2 (PL.2495)‒
[1] Tàu âm là Ba-la-đề-mộc-xoa.
[2] Lục dục: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
[3] 10 lời nói trong sạch (katthāvatthu) là: 1) appicchakathā: lời nói làm cho phát sanh sự ham muốn ít; 2) sandutthikathā: lời nói làm cho phát sanh sự biết đủ (tri túc); 3) pavivekakathā: lời nói làm cho phát sanh sự yên lặng; 4) asamsaggakathā: lời nói không cho sự quyến luyến; 5) viriyarambhakathā: lời nói làm cho phát sanh sự tinh tấn; 6) sīlakathā: lời nói làm cho giới được trong sạch; 7) samādhikathā: lời nói làm cho phát sanh thiền định; 8) paññākathā: lời nói làm cho phát sanh trí tuệ; 9) vimuttikathā: lời nói làm cho phát sanh sự giải thoát; 10) vimuttiñanādassanakathā: lời nói làm cho phát sanh trí tuệ thấy rõ sự giải thoát.
[4] Văn: nghe.
[5] Xin xem cuốn Tứ niệm xứ.
[6] 9 điều chế định là: 1) mūlapāññatti: điều chế đầu tiên trong mọi điều học; 2) anupaññatti: điều chế nối tiếp trong điều học đã có cấm nhiều lần; 3) anuppannapaññati: điều chế để ngừa sự xảy đến (nói về 8 trọng pháp của tỳ khưu ni); 4) sabbatthapaññatti: điều chế đối với tất cả tỳ khưu trong xứ; 5) padesapaññatti: điều chế đối với tất cả tỳ khưu trong xứ Trung Ấn Độ; 6) sādhāranappaññatti: điều chế chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni; 7) asādhāranappaññatti: điều chế riêng cho tỳ khưu và tỳ khưu ni; 8) ekatopaññatti: điều chế chỉ đối với tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni; 9) ubhatopaññatti: điều chế đối với cả 2 bên.
[7] Khana – sát-na: thời gian rất ngắn của tốc lực tâm.
[8] Javana là cái sức mau chóng của tâm bắt lấy và hưởng dụng sắc trần.
[9] Thú trong rừng thường hay sợ người bắt giết hay là bắt nó. Nên khi đói đi kiếm ăn lỡ ra ngoài rừng thì mắt dáo dác ngó bên này dòm bên kia không ngớt.
[10] 10 cách chửi mắng : người là kẻ cướp, người là kẻ dữ, người là kẻ lầm lạc, người là bò, người là thú..
[11] Mộng là những triệu chứng mà người thường cảm giác trong lúc ngủ.
[12] Khoa này thuộc về Bà-la-môn giáo
[13] Phép cúng dường (vá múc canh) theo đạo Bà-la-môn.
[14] Chất sét của sắt.
[15] Từ Tu-đà-huờn đến A-na-hàm.
[16] Lời nguyện đầu tiên là nói về lời của vị kiết-ma dạy bảo 4 pháp nương trong khi vừa thọ xong cụ túc giới, mà mình thọ bằng tiếng āma bhante trong mỗi câu.
[17] Văn đức là đức tính trong sự được nghe được học hỏi nhiều.
[18] Đức vua dùng phụ nữ hàng dân dã làm thứ phi, sanh được con trai, con trai ấy gọi là trai thấp hèn không sao lên ngôi vua được.
[19] Vá có nhiều sắc xen lộn. Rổ là có lỗ nhỏ nhiều chỗ.
[20] Hành vi vừa với sự giao hợp.
[21] Tên các sông lớn bên Ấn Độ.
[22] nissaya muttaka: là tỳ khưu dầu tu lâu đến 100 hạ mà không thông hiểu giới luật, cũng không được phép ở xa ông thầy. Nếu xa thầy thì phạm tội mỗi ngày.
[23] Là phạm tội nhỏ mà không sám hối; phạm Bất cộng trụ mà không hoàn tục; phạm Tăng tàng mà không chịu cấm phòng.
[24] Khi dùng lửa đốt đọc: kappiyam.
[25] Vị cao hạ nói với vị thấp hạ.
[26] Chi là nguyên ở một vật thể chia rẽ ra, Phạn ngữ gọi là anga.
[27] Ngăn: là không dùng.
[28] Ehibhikkhu là tỳ khưu khi Phật chứng cho làm tỳ khưu tự nhiên có y sẵn mặc.
[29] Vải như thế nên chờ xem coi nếu họ thiệt bỏ rồi sẽ lượm.
[30] có giải nơi “truyền cụ túc giới”
[31] vòng thánh có 4 tri túc trong casa, tri túc trong khất thực, tri túc trong chỗ ở, tri túc trong thuốc men.
[32] Được phép dùng y lót mồ hôi bề ngang 1 gang, bề dài 3 hắc.
[33] Loài chim bay đến đâu, chỉ có cặp cánh vừa để hộ thân, không chất chứa vật chi theo cả.
[34] Dầu đức Chánh Biến tri cho phép dùng các thứ y như tọa cụ, tỳ khưu ấy cũng chỉ vui thích trong tam y thôi.
[35] Thực phẩm mà thí chủ để vào bát mỗi nhà mỗi chút.
[36] Vật thực mà thí chủ để vào bát mỗi nhà mỗi chút.
[37] Phép nương mà vị hoà thượng dạy khi mới thọ cụ túc giới.
[38] Sự tri túc trong lúc đi khất thực.
[39] Không thọ lãnh cho nhiều để nuôi kẻ khác.
[40] Xem trong điều học ưng học pháp.
[41] Nhất là phải dè dặt, e có chó dữ.
[42] Vật thực mà tỳ khưu đã ngăn rồi, sau khi đứng dậy khỏi chỗ ấy, thọ lãnh được rồi không làm theo luật (xem trong điều học Ngăn vật thực ).
[43] Tiếng “bát” đây chẳng phải chỉ nói về bình bát thôi đâu, dầu đồ dùng khác cũng gọi là bát được.
[44] Vật thực mà tỳ khưu đã ngăn, rồi sau khi được lại mà không nhờ người làm vinayakamma gọi là antirittabhojana.
[45] Người đàn ông có sức lực bậc trung lấy đất cục liệng rớt đến đâu, chỗ ấy là gần xóm.
[46] Trạng thái của vật mà người có thể cảm giác được.
[47] Thường tưởng: tưởng là thường trong các sắc vô thường.
[48] Phi nhơn là ma quỉ mà người thường gọi là chư vị.
[49] Dịch là cảm sợ.
[50] Là sự ham muốn thái quá đã qua rồi như là được một rồi còn mong được một nữa.
[51] Phương pháp niệm tất cả đề mục thiền định đều dùng oai nghi ngồi, nên hành đầu đà này để tham thiền được vừa ý.
[52] Tapadhamma: pháp thiêu đốt các phiền não.
[53] Phỉ dạ (pīti) là nhờ thỏa thích trong khi tham thiền mà được no lòng.
[54] Vừa lòng không có amisa là vừa lòng thỏa thích không nương theo ngũ dục và đẹp ý trong sự xuất gia.
[55] Cận sự nam và cận sự nữ là người nam hoặc người nữ đem cả thân tâm lo cho Tam bảo, hết lòng hành theo giáo pháp của đức Phật.
[56] Trái lại thì được phép xa ông thầy
[57] Phải có 5 chi ấy cho thiệt nhiều, bền chắc mới nên ở xa Nissaya.
[58] Là cố ý bỏn xẻn không chia cho vị khác.
[59] Nói 5 vị mới thọ kaṭhina được là 4 vị làm tăng để giao y kaṭhina, 1 vị làm người thọ kaṭhina.
[60] Cho phép thi hành.
[61] Để pháp danh Tỳ khưu thọ Kaṭhina vào chỗ (“itthannāmassa”).
[62] Nếu không có tỳ khưu anumodāna đã thọ rồi thì xong.
[63] Nếu tỳ khưu thọ cao hạ hơn tỳ khưu anumodāna thì đọc āvuso.
[64] Nếu có nhiều vị anumodāna hoặc có một vị cao hạ hơn thì vị đọc anumodātha, còn một vị anumodāna thấp hạ thì đọc anumodāhi.
[65] Nếu tỳ khưu anumodāna cao hạ hơn tỳ khưu thọ thì đọc āvuso, bằng thấp hạ hơn thì đọc bhante.
[66] Nhiều vị thì đọc anumodāna, một vị thì đọc anumodāmi.
[67] Nên nhuộm như màu cây mít.
[68] Mong rằng chắc sẽ được y trong nơi khác.
[69] Có giải trong tạng Luật, phẩm thứ 5, nếu tăng không tụng xả kaṭhina, lộc của tăng phát sanh trong chùa ấy về phần tỳ khưu trong chùa ấy thôi, các tỳ khưu khác không được thọ kaṭhina, hoặc ở phương xa đến không được phép lãnh. Tăng tụng xả kaṭhina thì lộc của tăng phải chia đến các tỳ khưu khác.
[70] Muốn rõ điều này nên xem tạng Luật, phẩm thứ 8.
[71] Màu xanh, sám tro, đen sậm.
[72] Là nói nhỏ đủ một mình nghe.
[73] Nếu mộ người dâng thì đọc ahaṃ thế mayaṃ, niyyādemi thế niyyādema.