Hành trình kaṭhina xả (ubbhāra hay uddhāra)

Hành trình kaṭhina xả có 2 (vì thế lực của 8 mātikā): ubbhāra, antarubbhāra. (Nếu chia ra nữa có đến 9 là 8 mātikā ubbhāra và 1 antarubbhāra).

Giải: Atthamātikā nghĩa là hành trình kaṭhina xả theo 8 mātikā là:

1) Hành trình kaṭhina xả, để cho tỳ khưu ra ngoài vòng sīmā, rồi làm cho kaṭhina xả 1 lượt trong nơi ấy.

2) Hành trình kaṭhina xả, là sahubbhāra, để cho tỳ khưu ra ngoài vòng sīmā, xong trở lại kịp kaṭhina xả trong giữa thời gian hạn kỳ, trong chùa thọ kaṭhina, rồi được vào làm phép xả chung với các tỳ khưu.

Tám hành trình kaṭhina xả ấy gọi là aṭṭhamātikā ubbhāra, vì kể vào trong 8 mātikā.

3) Antarubbhāra nghĩa là hành trình kaṭhina xả trong giữa thời gian hạn kỳ, là hành trình kaṭhina xả do tụng tuyên ngôn 2 bận (dutiyakammavācā) để xả kaṭhina, không kể vào trong 8 mātikā gọi là antarubhāra, vì là hành trình kaṭhina xả để cho các tỳ khưu không đi ra ngoài vòng sīmā chỉ ngồi trong chùa hội họp nhau làm, trong giữa thời gian hạn kỳ (chưa đến thời kỳ định). Trong phẩm Vinayālaṅkāratikā có giải thêm rằng: antarubbhāra, sahubbhāra, natthidutiyakammavācāyena katāpakkamanantikādayo satta kathinubbhārā nā kammavācā yakatā. Nghĩa là: Trong antarubbhāra và sahubbhāra, tỳ khưu tụng tuyên ngôn 2 bận thì kaṭhina mới xả, còn 7 kathinubbhāra nhất là pakkamānantikā, tỳ khưu không cần tụng tuyên ngôn, nghĩa là nếu có dịp đáng cho kaṭhina xả, kaṭhina xả tự nhiên không cần phải tụng tuyên ngôn.

Vấn: Hai hành trình kaṭhina xả là antarubbhāra và sahubbhāra khác nhau như thế nào? Đáp: Trong phẩm Vinayālaṅkāratikā có giải rằng: antarubbhāra để cho các tỳ khưu (nhiều vị) không ra ngoài vòng sīmā chỉ ngồi trong chùa tụ hội nhau làm phép xả. Còn sahubbhāra để cho một vị tỳ khưu đã ra ngoài vòng sīmā rồi trở lại kịp antarubbhāra ấy vào làm phép xả chung cùng nhau với các tỳ khưu ngụ trong sīmā ấy. Đó là điều khác nhau của hai hành trình ấy.

Vấn: Antarubbhāra tuồng như một hành trình kaṭhina xả khác ngoài 8 mātikā; nếu như thế, mātikā là nguyên nhân cho kaṭhina xả cho đến 9 chăng? Đáp: Không phải như thế, hành trình kaṭhina xả có 1 thôi, song giải ra làm 2 gọi là: 1) sahubbhāra: để cho tỳ khưu đã đi ra ngoài vòng sīmā rồi trở về; 2) antarubbhāra: để cho nhiều vị tỳ khưu không được ra ngoài vòng sīmā. Nên hiểu rằng khi tăng tụ hội tụng xả kaṭhina trong giữa thời gian hạn kỳ, nếu có tỳ khưu đã ra ngoài vòng sīmā, trở về làm phép xả chung cùng nhau, một lần cũng được gọi là 2 trong một lần, bằng không có cũng gọi chỉ có 1 lần thôi. Cho nên Đức Phật chỉ chế ra có 8 mātikā như đã có giải.

Vấn: Tỳ khưu tăng cần phải tụng tuyên ngôn xả kaṭhina trong thời gian giữa hạn kỳ, vì nguyên nhân chi? Đáp: Tỳ khưu tăng cần phải tụng tuyên ngôn xả kaṭhina trong giữa thời gian hạn kỳ như thế vì có các thí chủ thỏa thích làm đại lễ, họ cầu tụng xả cho họ dâng cúng y ngoài thời kaṭhina đến tăng ở phương xa đến hội họp nhiều[69]. Tích này Đức Phật cho phép tỳ khưu ni vì có một người cận sự nam bạch cầu xin. Đức Thế Tôn có dạy tụng xả kaṭhina như vầy: phải cho tỳ khưu thông hiểu trình cho tăng biết rằng: Sunātu me bhante saṅgho yadi saṅghassapattakallaṃ saṅgho kaṭhinaṃ uddhareyya, esānatti.

Sunātu me bhante saṅgho kaṭhinaṃ uddharati yassāyasmato khanati kaṭhinassa uddhā roso tunhassa yassa nakkhamati so bhāseyya ubbhataṃ sanghena kaṭhinaṃ khamati saṅghassa tasmā tunhī evametaṃ dhārāyāmi. Nghĩa là: Bạch hóa đại đức tăng được rõ, xin tăng nghe tôi trình (sự này) nếu đã vừa thời đến tăng rồi, tăng nên xả kaṭhina ấy là lời trình.

Bạch hóa đại đức tăng, xin tăng nghe tôi trình, (nay) tăng xả kaṭhina. Sự xả kaṭhina vừa đến ngài nào, ngài ấy phải nín thinh, không vừa đến ngài nào, ngài ấy phải nói lên. Kaṭhina tăng đã xả rồi (sự ấy) vừa đến tăng rồi, vì nguyên nhân tăng làm thinh, tôi ghi nhớ sự ấy do trạng thái tăng làm thinh như thế, lẽ thường kaṭhina xả chỉ vì lìa khỏi 5 quả báo, do đứt cả hai palibodhā.

Cho nên, nếu đứt cả 2 palibodhā phải biết rằng kaṭhina xả rồi, tỳ khưu ấy cũng không còn được 5 quả báo nữa. Nếu còn cả 2 hoặc 1 trong 2 palibodhā, thì kaṭhina chưa xả, tỳ khưu ấy còn được hưởng 5 quả báo; nhưng muốn cho biết palibodhā nào đứt, palibodhā nào không dứt, hoặc palibodhā nào đứt trước, palibodhā nào đứt sau hoặc đứt một lượt cùng nhau chỉ giải phân biện theo 8 mātikā như đã có giải trong phẩm parivāra và phẩm taliyasamantapāsātikā aṭṭhakatha rằng:

1) Trong mātikā thứ nhất pakkamananantikā, civarapalibodha đứt trước là đứt từ khi còn ngụ tại chùa, vì y đã làm xong, không còn bận việc làm nữa. Avāsapalibodha đứt sau, là đứt một lượt với 1 hành trình tỳ khưu ra ngoài vòng sīmā, kaṭhina xả trong thời ấy.

2) Trong mātikā thứ 2 nitthānantikā, āvāsapalibodha đứt trước là đứt trong khi tỳ khưu định rằng không trở lại chùa cũ nữa. Civarapalibodha đứt sau là đứt khi đã làm y rồi, kaṭhina cũng xả trong thời ấy.

3) Trong mātikā thứ 3 sanniṭṭhānantikā, cả 2 palibodha đứt 1 lượt cùng nhau không trước không sau là đứt khi tỳ khưu quyết định rằng y cũng không nhờ người làm giùm, chùa cũ cũng không trở về, kaṭhina cũng xả trong thời ấy.

4) Trong mātikā thứ 4 nāsanantikā, āvāsapalibodha đứt trước là đứt khi tỳ khưu quyết định rằng không trở lại chùa cũ nữa, civarapalibodha đứt sau là đứt trong khi y đã hư mất, kaṭhina cũng xả trong thời ấy.

5) Trong mātikā thứ 5 savanantikā, civarapalibodha đứt trước là đứt trong khi đã làm y rồi, āsāsapalibodha đứt sau là đứt 1 lượt vừa khi nghe tin rằng tăng trong chùa tụng xả kaṭhina rồi, kaṭhina cũng xả trong thời ấy.

6) Trong mātikā thứ 6 āsāvacchekika, āvāsapalibodha đứt trước là đứt trong khi tỳ khưu định rằng: không trở lại chùa cũ nữa, civarapalibodha đứt sau là đứt trong khi không còn mong được y nữa, kaṭhina cũng xả trong thời kỳ ấy.

7) Trong mātikā thứ 7 sīmatikkantikā, civarapalibodha đứt trước là đứt trong khi đã làm y xong, āsāsapalibodha đứt sau là đứt trong khi hết hạn kỳ, kaṭhina cũng xả trong thời ấy.

8) Trong mātikā thứ 8 sahubbhāra, cả 2 palibodha đứt 1 lượt cùng nhau không trước không sau là đứt trong khi tăng tụng dứt 2 bản tuyên ngôn, kaṭhina cũng xả trong thời ấy.

Vấn: Hành trình kaṭhina xả trong sīmā có mấy, ngoài sīmā có mấy, có khi trong sīmā có khi ngoài sīmā có mấy? Đáp: Hành trình kaṭhina xả trong sīmā có 2 là: antarubbhāra và sahubhāra. Ngoài sīmā có 3 là: pakkamanantika, savanantika và sīmātikkantika. Có khi trong sīmā, có khi ngoài sīmā có 4 là: niṭṭhanantika, sanniṭṭhānantika, nāsanantika và āsāvacchedika.

Giải rằng: antarubbhāra và sahubhāra kaṭhina xả trong thời chung cùng nhau là xả vì năng lực tăng tụ hội tụng xả trong vòng sīmā thọ kaṭhina ấy, thuộc về hành trình kaṭhina xả trong vòng. Pakkamanantika, savanantika và sīmātikkantika, kaṭhina xả đối với 1 tỳ khưu, đi làm cho kaṭhina xả, phía ngoài vòng sīmā thọ kaṭhina ấy, thuộc về hành trình kaṭhina xả phía ngoài vòng sīmā. Niṭṭhānantika, samuṭṭhānantika, nāsanantika và āsāvacchedika, kaṭhina xả đối với 1 tỳ khưu. Nhưng nếu tỳ khưu ấy khi trước không bận tìm phần y mà mình phải được, rồi đi ra ngoài vòng sīmā, hết tiếc rằng: “Thôi trở lại”, mà sau đó tỳ khưu khác thức tỉnh ép, cho đi đoạt phần y đó lại, rồi trở về làm cho kaṭhina cũng xả trong vòng sīmā đã thọ kaṭhina. Vậy chỉ về việc phần y mà mình phải được ấy, thuộc về hành trình kaṭhina xả trong vòng sīmā. Nếu tỳ khưu đem phần y mà mình phải được ra ngoài vòng sīmā rồi làm cho kaṭhina xả trong nơi ấy, chỉ 1 lần thì thuộc về hành trình kaṭhina xả ngoài vòng sīmā.[70]

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app