GIẢI VỀ CÁCH THỨC SÁM HỐI

Các tội mà tỳ khưu đã cố ý phạm rồi thì làm cho hư hoại đường trời đạo quả và Niết-bàn, vì là phạm điều răn của đức Phật.

Cho nên tỳ khưu khi đã phạm điều học Bất cộng trụ phải xin xả giới hoàn tục, phạm tăng tàn nên khai tội ấy cho tăng xử tội theo luật định, phạm các tội nhẹ cần phải đối với tăng hoặc 3, 2 hay 1 vị tỳ khưu mà sám hối, mới trở nên trong sạch được.

Tỳ khưu phạm tội mặc y chừa 1 bên rồi đi tìm vị khác, ngồi chồm hổm, chắp tay đọc bài sám hối:

  • Nếu phạm 1 tội đọc: Ahaṃ āvuso (bhante) ekaṃ thullaccayaṃ (pacittiyaṃ/ dukkataṃ/ dubbhāsitaṃ)[24]. Āpattim āpannotam patidesemi. Nghĩa là: Bạch ông ại đức), tôi phạm trọng tội (tội ưng đối trị / tội tác ác / tội ác khẩu). Nay tôi xin sám hối tội lỗi ấy.

Người chứng nhận đọc: Passatha bhante[25]. Nghĩa: Bạch đại đức đã thấy rồi chăng? Hoặc: Passāsi āvuso. Nghĩa: Ông đã thấy rồi chăng?

Người sám hối đọc: āma āvuso (bhante) passāmi. Nghĩa là: Bạch ông ại đức), tôi đã thấy.

Người chứng nhận đọc: Āyatin bhante saṃvarareyyātha. Nghĩa là: Bạch, từ đây đại đức nên thu thúc lấy. Hoặc: Āyatin āvuso saṃvareyyāsi. Nghĩa là: Bạch, từ đây ông nên thu thúc lấy.

Người sám hối đọc: Sādhu sutthu āvuso (bhante) saṃvarissāmi. Nghĩa là: Bạch ông ại đức), phải rồi tôi xin thu thúc chơn chánh.

  • Nếu phạm 2 tội đọc: Ahaṃ āvuso (bhante) dve thullaccayāyo (pacittiyāyo/ dukkatāyo/ dubbhāsitāyo). Āpattiyo āpannotā pātidesemi.
  • Nếu phạm 3 tội đọc: Ahaṃ āvuso (bhante) sambahulā thullaccayāyo (pacittiyāyo/ dukkatāyo/ dubbhāsitāyo). Āpattiyo āpannotā pātidesemi.

Nếu phạm nhiều tội ưng xả đối trị nên xả bỏ vật (y, bát) trước rồi mới nên sám hối tội ưng xả đối trị sau:

  • Xả y đọc: Idamme āvuso (bhante) civaraṃ dasāhātikkantaṃ nissaggiyaṃ imāhām āyasmato nissajjāmi. Nghĩa là: Bạch ông (đại đức), y này của tôi đã quá 10 ngày, là vật phải xả, tôi xin xả y ấy của tôi đến ông (đại đức). Xả như thế, rồi sám hối tội ưng đối trị (pācittiya) như đã giải trên.

Người chứng nhận đọc câu này để trả y ấy lại: Imaṃ civaraṃ āyasmato dammi. Nghĩa là: Tôi cho y này đến ngài.

  • Nếu phải xả y ca-sa thì đọc: Ayamme āvuso (bhante) saṅghāti (uttarāsango/ antaravāsako)ekarattin vippavuttho aññatrabhikkhu sammatiyā nissaggiyā imāhaṃ āyasmato nissajjāmi.
  • Nếu xả bát giữ quá 10 ngày, đọc: Ayamme āvuso (bhante) patto dasāhātikkhanto nissaggiyo imāham āyasmato nissajjāmi.
  • Nếu xả nhiều đọc: Imme āvuso (bhante) pattā dasāhātikkhanā nissaggiyā imāham āyasmato nissajjāmi.

Về rūpiya, vật mua, đổi bằng rūpiya, và bát nứt bể chưa đủ 5 chỗ, phạm 3 điều học ấy phải xả vật ở giữa tăng.

Nếu có nghi nên tỏ sự nghi ấy trước rồi sau mới nên xả y dư, nghi rằng chưa addhitthāna trước 10 ngày nên nói: “Nếu y này thiệt chưa addhitthāna, khi đã xả như thế sẽ trở thành vật cho tôi dùng được”. Nói như thế rồi nên xả y như đã có giải trên. Khi đã nói cho biết như vậy rồi làm vinayakamma, không phạm tội nói dối.

Lại nữa trong ngày uposatha pavāraṇā mình nghi phạm tội, nên tỏ cho hay sự nghi ấy trước rồi mới nên làm uposatha pavāraṇā và nghe giới bổn (pātimokkha). Chẳng nên làm hại đến uposatha và pavārana vì sự nín thinh, không sám hối. Nên mặc y chừa vai 1 bên, tìm vị tỳ khưu rồi ngồi chồm hổm chấp tay:

  • Nếu nghi 1 tội đọc: Aham āvuso (bhante) ekissà thullaccayāya (pacittiyāya/ dukkatāya/ dubbhāsitāya). Āpattiyā vematiko yadānibbomatiko bhavissāmi tadatam āpattin patikarissāmi. Nghĩa là: Bạch ông (đại đức), tôi nghi trong trọng tội (tội ưng đối trị/ tội tác ác/ tội ác khẩu). Khi hết nghi, tôi sẽ sám hối tội ấy.
  • Nếu nghi 2 tội, đọc: Ahaṃ āvuso (bhante) dvīsu thullaccayāsu (pacittiyāsu).
    Āpattisu vematiko yadānibbomatiko bhavissāmi tadātam āpattiyo patikarissāmi.
  • Nghi nhiều tội đọc: Ahaṃ āvuso (bhante) samba hulāsu thullaccayāsu (pacittiyāsu).
  • Nghi phạm nhiều tội mà điều học khác nhau: Ahaṃ āvuso (bhante) samba hulāsu nānāvatthukāsu thullaccayāsu (pacittiyāsu/ dukkatāsu/ dubbhāsitāyasu).

Không nghi bày tên tội mà sám hối cũng nên, sám hối như vầy:

  • Như mặt trời bị mây che áng, nghi là buổi sáng hoặc buổi chiều, rồi dùng vật yāvakālika, tôi đã nghi rồi mà dùng vật yāvakālika.
  • Nếu buổi sáng thì phạm tác ác, đọc: Ahaṃ āvuso (bhante) yātamin vatthusmim
    sambahulā dukkatāyo (pacittiyāyo) āpattiyo āpannotà patidesemi.

Người chứng nhận đọc như đã giải trên:

Lại nữa, tỳ khưu sám hối hoặc chứng nhận tội phạm đồng nhau (sabhāgāpatti) phạm tội tác ác, vì đức Phật có dạy: “Na bhikhave sabhāgā āpatti desetabbā… patiggahetabbā. Nghĩa là: Tội đồng nhau, tỳ khưu không nên sám hối, nếu sám hối phạm tác ác. Tội đồng nhau, tỳ khưu không nên chứng nhận, nếu chứng nhận phạm tác ác.

Hai tỳ khưu phạm tội đồng nhau (chung 1 điều học) như ăn sái giờ cùng nhau không nên sám hối, không nên chứng nhận lời sám hối với nhau. Nếu 1 vị phạm tội ăn sái giờ, sám hối với vị phạm tội dùng vật thực không phải của dư, của tỳ khưu bịnh, cũng được.

Nhưng tội nào, có phạm điều học giống nhau mà tỳ khưu sám hối rồi, cũng gọi là sám hối chơn chánh. Người sám hối phạm thêm Tác ác khác (vì sám hối), còn người chứng nhận cũng phạm thêm Tác ác khác (vì chứng nhận), tội ấy gọi là tội có điều học khác nhau. Cho nên trở sám hối cùng nhau nữa cũng được.

Trong khi nghe tụng giới bổn hoặc pavāraṇā, nếu nhớ tội được, nên cho tỳ khưu ngồi gần hay tên tội như vầy:

  • Nếu nhớ đến 1 tội đọc: Ahaṃ āvuso (bhante) ekaṃ thullaccayaṃ (pacittiyaṃ/ dukkataṃ/ dubbhāsitaṃ). Āpattim āpanno ito vuttha hitvā taṃ āpattin patikarissāmi. Nghĩa là: Bạch ông (đại đức), tôi phạm 1 trọng tội (1 tội ưng đối trị/ 1 tội ác/ 1 tội ác khẩu). Khi đứng dậy khỏi nơi đây tôi sẽ sám hối tội ấy.
  • Nếu phạm nhiều tội nên khai tiếng khác vào như đã có giải trên.

Phải tỏ với tỳ khưu sabhāga, không nên nói đến tỳ khưu visabhāga vì e có sự cãi lẽ. Nếu không có tỳ khưu sabhāga, thì cần ghi nhớ trong tâm rằng: Khi ra khỏi nơi, ta sẽ sám hối. Rồi làm uposatha, pavāraṇā được.

Nếu tất cả chư tỳ khưu trong chùa đều phạm điều học giống nhau, nên cho 1 vị đến chùa khác sám hối rồi trở về cho tỳ khưu trong chùa sám hối lại.

Nếu không có thể được thì vị tỳ khưu thông hiểu nên đọc tuyên ngôn giữa tăng rằng: Sunātu me bhante saṅgho ayaṃ sabbo saṅgho sabhāgaṃ āpattim āpanno yādā aññambhikkhuṃ suddhaṃ anāpatti taṃ apattiṃ patikarissati. Rồi làm uposatha pavāraṇā.

Nếu nghi, nên tụng tuyên ngôn giữa tăng: Sunātu me bhante saṅgho ayaṃ sabbo saṅgho sabhāgā āpattiyā ve metiko yadānibbo matiko bhavissati tādātaṃ apattin patikarissati. Rồi làm uposatha pavāraṇā.

Nếu có tỳ khưu cho rằng: nên sám hối sabhāgāpatti ấy, rồi 2 vị sám hối cùng nhau. Đã sám hối gọi là sám hối chơn chánh, cả 2 tỳ khưu ấy phạm tội khác điều học nhau như đã có giải trước. Cho nên phải sám hối cũng nhau thêm nữa. Cả 2 vị ấy đều trong sạch. Chư tỳ khưu khác nên sám hối với 2 vị ấy. Tỳ khưu phạm tội chưa sám hối nghe giới bổn hoặc pavāraṇā, thì phạm tác ác.

Phạm bất cộng trụ, Tăng tàn, không nên sám hối. Không tội, không nên sám hối. Tội đã sám hối, không nên sám hối nữa. Không nên sám hối với tỳ khưu không đồng đẳng nhau. Không nên sám hối một lượt với nhau. Không nên sám hối trong tâm. Không nên sám hối với tỳ khưu mà “tăng” đã phạt cấm phòng (không cho ở chung), không cho làm uposatha pavāraṇā chung.

Lại nữa, nhiều tội khác nhau, không nên sám hối chung lại 1 tội, phạm 1 tội, sám hối nhiều tội gọi là sám hối chơn chánh.

Phạm tội bất cộng trụ rồi huờn tục theo phép, gọi là sám hối Bất cộng trụ.

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app