PHÁP THOẠI TỐI 27/7 CÁCH HÀNH THIỀN VIPASSANA, PHÁT TRIỂN TẦM, TỨ

(Mấy ngày đầu khóa thiền này, BTC không lưu lại videos, nhưng có 1 số thiền sinh rất tận tâm đã gõ tốc ký lại bài giảng của Ngài, admin xin gửi đến cả nhà ạ. Người đã đánh chữ tốc ký: Thúy Hiền)

NYANAVUDHA
Ảnh ad chụp lại trong thời Thiền Sư Nyanavudha đang thuyết Pháp

– Khi ngồi xuống, sau khi chọn được cho mình tư thế thoải mái, nhắm mắt, phải ngay lập tức hướng sự ghi nhận vào vùng bụng.

– Cẩn trọng, chú tâm, nhìn sự phồng xẹp bằng con mắt tâm, quan sát rõ ràng giống như nhìn bằng mắt thường. Không thể quan sát phồng xẹp một cách hời hợt được. Một số Yogi (thiền sinh) mới, khi quan sát được 2 – 3 niệm phồng xẹp tâm lại suy nghĩ, lang thang. Mãi sau đó quay về niệm được 2 – 3 niệm phồng xẹp rồi lại suy nghĩ, tâm miên man… như vậy thì khó có được sự ghi nhận hiệu quả.

 

– Để ghi nhận được rõ ràng → Người thiền sinh cần có Tầm (nhắm và hướng tâm đến đối tượng) + Tấn (sự nỗ lực đưa tâm đến ghi nhận đối tượng).

– Khi nhận biết được sự phóng tâm, suy nghĩ một cách nhanh chóng thì dễ quay về phồng xẹp.

– Liên tục ghi nhận đối tượng phồng xẹp → là cách để thanh lọc tâm (vì khi tâm ghi nhận liên tục thì phiền não không có cơ hội xen vào tâm) – Ghi nhận liên tục các đối tượng sanh khởi qua các cửa giác quan ngay trong giây phút hiện tại, không bỏ sót, không bỏ quên bất kì đối tượng nào.

– Khi tâm được trong sạch sẽ sanh khởi sự bình an. Chúng ta phải liên tục ghi nhận, chánh niệm trong từng khoảnh khắc. Thiền sinh cần nỗ lực quan sát ghi nhận hết đối tượng này đến đối tượng khác. Tinh tấn ghi nhận để tâm không phóng chạy, phải cương quyết nhắc nhở bản thân để không có khoảng hở nào.

– Khi sự ghi nhận đề mục đang diễn ra được liên tục (tức là không có khoảng hở) → phát triển trạng thái tâm Chánh Niệm → tạo nền tảng để phát triển Định tâm → Do đó, Trí Tuệ sẽ sanh khởi. – Những ai mà quyết tâm nhắc nhở mình ghi nhận đề mục → thì người đó sẽ tiến bộ rất nhanh trong Pháp Hành. Bất cứ thiền sinh nào cam kết với chính mình là không bỏ lỡ, không bỏ quên bất kì đề mục nào → Chắc chắn người đó Chánh Niệm rất mạnh → Định Tâm rất mạnh → Trí Tuệ sẽ phát sanh.

– Khi ngồi xuống → cần có sự Nỗ Lực (Tấn) + Nhắm, hướng tâm (Tầm) tới ghi nhận liên tục đề mục (tâm: suy nghĩ, tưởng tượng, dự tính, phân tích; đề mục cảm thọ: như cơn đau, ngứa, tê, nhức,…; thân: căng, cứng, phồng, xẹp…; Pháp: thấy, nghe, ngửi…)

– Tất cả các đối tượng xảy ra trong giây phút hiện tại chứ không riêng gì phồng xẹp mới cần Tầm và Tấn này.

➔ CÔNG THỨC: Tầm + Tấn (Thiền ngồi, thiền đi đều cần)

– Nhờ thuần thục hai tâm sở Tầm + Tấn → thiền sinh sẽ phát triển trong thiền (Pháp Hành) – Phát triển qua hai loại ngồi thiền và đi kinh hành: Thực tập một cách thành kính, cẩn trọng, nỗ lực, ghi nhận hiệu quả.

– Đi kinh hành cũng rất quan trọng không khác ngồi thiền: cũng có thể phát triển Niệm → Định → Tuệ – Có 1 số thiền sinh ngồi rất tinh tấn nhưng đi kinh hành hời hợt thì không khó có hiệu quả. Thiền nào cũng quan trọng, cái nào cũng cần cố gắng. → không nên bất cẩn, không nên lười biếng dễ duôi. Phải thành kính ghi nhận, nỗ lực và cẩn trọng. Tiến bộ trong đi kinh hành cũng tác động và giúp phát triển niệm, định, tuệ cho việc ngồi thiền.

– Ghi nhận mỗi bước chân cũng cần phải có sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ để không có khoảng hở.

TÓM LẠI: Cốt lõi thực hành:

Ghi nhận:

  • Phồng xẹp
  • Suy nghĩ, tưởng tượng, dự tính…
  • Các cảm giác: đau, ngứa, nhức…

CHÁNH NIỆM GHI NHỚ

Screen Shot 2021 08 06 at 16.35.53

TÂM: cần nhắm, hướng tâm mạnh mẽ để ghi nhận đúng, chính xác, kịp thời; năng động, tích cực, nỗ lực.

Khi phát triển Chánh Niệm, Định → Tuệ giác sẽ sanh khởi → Thiền sinh sẽ nếm trải được vị ngọt của Giáo Pháp, vị ngọt của Thiền Minh Sát, đó là hạnh phúc vượt lên trên tất cả hạnh phúc thế gian.

____Sadhu Sadhu Sadhu____

 

ALUBUM CÁC BÀI PHÁP THOẠI THIỀN SƯ NYANAVUDHA THUYẾT ĐƯỢC LIVE TRÊN YOUTUBE

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app