Pakiṇṇakakathā
Vấn: Mūla của kaṭhina có mấy? Vatthu có mấy? Bhūmi có mấy? Đáp: Mūla của kaṭhina có 1 là: Tăng tụ hội. Vatthu có 3 là: saṅghāti, uttarāsaṅga và antaravāsaka. Bhūmi có 6 là: y làm bằng chỉ cây, y làm bằng bông, y làm bằng tơ, y làm bằng lông thú, y làm bằng vỏ cây.
Thật vậy, kaṭhina thì đủ mūla, vatthu, bhūmi như đã có giải, thọ mới kết quả được. Nếu chỉ thiếu 1 điều nào, như số tỳ khưu ít hơn 5 vị hoặc thọ kaṭhina bằng y khác ngoài 1 trong 3 y, hoặc y ấy họ làm bằng vật nào khác ngoài 6 thứ chỉ ấy, thì kaṭhina không được kết quả.
Vấn: Pháp chỉ về phần đầu kaṭhina, pháp chỉ về phần giữa, pháp chỉ về phần cuối cùng là thế nào? Đáp: Pubbakaraṇa thuộc về phần kaṭhina, sự xả y cũ adhiṭṭhāna y mới về phần giữa, sự thọ và anumodanā về phần cuối cùng.
Giải: Trong sự phải thọ kaṭhina (kaṭhinatthārakicca) chia ra làm 3 giai đoạn. Đoạn đầu phải lo làm pubbakaraṇa (giặt, vò, nhuộm y) nếu thí chủ họ chưa làm. Đoạn giữa phải xả y cũ (paccuddhāra) của mình rồi adhithāna y mới để thọ kaṭhina ấy. Đoạn cuối cùng phải thọ ra tiếng cho tăng hội được nghe rõ, rồi làm tăng gana, puggala, phải anumodanā, được anumodanā như thế gọi là sự phải thọ kaṭhina (kaṭhinatthārakicca) được kết quả.
Vấn: Người có mấy chi không nên thọ kaṭhina, người có mấy chi nên thọ kaṭhina? Đáp: Người có 8 chi không nên thọ kaṭhina: 1) người không biết pubbakaraṇa (sự phải làm trước khi thọ kaṭhina); 2)không biết paccuddhāra (xả y cũ); 3) không biết adhiṭṭhāna (nguyện đặt tên y mới); 4) không biết atthāra (sự thọ kaṭhina); 5) không biết mātikā (nguyên nhân xả kaṭhina); 6) không biết palibodha (sự buộc kaṭhina); 7) không biết uddhāra (hành trình kaṭhina xả theo 8 mātikā); 8) không biết quả báo (nguyên nhân không phạm tội).
Người có đủ 8 chi (trái với 8 điều giải trên) mới nên thọ kaṭhina được là: 1) biết pubbakaraṇa; 2) biết paccuddhāra; 3) biết adhiṭṭhāna; 4) biết atthāra; 5) biết mātikā; 6) biết palibodha; 7) biết uddhāra; 8) biết quả báo cānissamsa. Tỳ khưu thọ kaṭhina phải biết nhớ rõ rệt 8 điều trên đó mới nên thọ kaṭhina. Vị tỳ khưu biết nhớ các pháp ấy được rõ rệt mới có thể làm cho kaṭhinatthārakicca được kết quả là: 1) phải pubbakaraṇa ngừa sợ e y mà thí chủ họ chưa làm xong (vì không thông hoặc chưa làm kịp); 2) phải biết paccuddhāra để xả y cũ của mình ra; 3) phải biết adhiṭṭhāna để adhiṭṭhāna y kaṭhina sắp thọ; 4) phải biết atthāra để thọ kaṭhina cho đúng theo phép; 5) phải biết mātikā, palibodha, uddhāra cho biết hành trình khi kaṭhina xả; 6) phải biết quả báo cho rõ thế lực của kaṭhina. Nếu không biết, không nhớ các pháp ấy cho rõ rệt, không nên thọ kaṭhina đâu, trừ ra tỳ khưu là vị trưởng lão có tăng hộ trợ lo sắp đặt thế cho.
Vấn: Pubbakaraṇa (sự phải làm trước) giải như thế nào? Đáp: Có 7 điều: 1) dhovana (giặt, vò); 2)vicārana (đo); 3) chedana (cắt); 4) bandhana (may, lượt); 5) sibbana (may xong); 6) rajana (nhuộm); 7) kappakaraṇa (làm dấu y).
Giải rằng: cả 7 điều ấy, nếu còn sót điều nào, tỳ khưu phải làm cho rồi trước khi thọ kaṭhina, không nên thọ rồi sau mới làm. Điều thứ nhất: Nếu vải kaṭhina ấy còn mới, dính bột dệt, hoặc vải cũ dơ thì phải giặt. Điều thứ nhì: phải lo đo cho đúng theo luật định. Điều thứ ba: phải cắt bằng dao hoặc bằng kéo cho đứt có điều lớn, điều nhỏ. Điều thứ tư: phải lượt theo đường đã cắt ấy. Điều thứ năm: phải may theo đường chỉ đã lượt. Điều thứ sáu: phải nhuộm bằng nước nhuộm mà đức Phật cho phép có màu vừa theo sắc bậc Sa-môn. Điều thứ bảy: phải làm dấu bằng 1 trong 3 màu[71] cho hoại sắc y. Phải làm theo thứ tự, từ thứ nhất đến thứ nhì là không nên làm sai, trước làm sau, sau làm trước, nhưng nếu họ đã làm xong thì càng tốt, bằng còn sót điều nào phải làm cho rồi mới được (hiện thời chỉ còn sót điều thứ 7, tỳ khưu thọ cần phải làm có bấy nhiêu thôi).
Vấn: Paccuddhāra, adhiṭṭhāna giải như thế nào? Đáp: Paccuddhāra nói về 3 pháp là: saṅghāti, uttarāsanaga và antaravāsaka. Adhiṭṭhāna cũng nói về 3 pháp ấy. Nhưng paccuddhāra nói về saṅghāti, uttarāsanaga và antaravāsaka cũ mà mình đã dùng, còn adhiṭṭhāna nói về saṅghāti, uttarāsanaga và antaravāsaka là y kaṭhina ấy. Nếu muốn thọ bằng saṅghāti, phải paccuddhāra xả saṅghāti cũ, rồi adhiṭṭhāna saṅghāti mới. Thọ uttarāsanaga hoặc antaravāsaka cũng phải xả uttarāsanaga hoặc antaravāsaka cũ ra, rồi adhiṭṭhāna uttarāsanaga hoặc antaravāsaka mới như nhau.
Vấn: Atthāra (sự thọ) nói về mấy pháp? Đáp: Atthāra chỉ nói về 1 pháp là nói ra tiếng. Giải: Tỳ khưu thọ phải nói ra tiếng cho tăng hội nghe rõ rệt mới kết quả kaṭhina, nếu thọ thầm thì một mình[72], tăng hội không được nghe với, thì kaṭhina không được kết quả. Còn về cách thức phải thọ như thế nào đã giải ở phía trước đều đủ rồi.
Vấn: Sự thọ kaṭhina của mấy hạng người không được kết quả, mấy hạng người được kết quả? Đáp: Sự thọ kaṭhina của 3 hạng người không được kết quả là: người ở ngoài vòng sīmā thọ anumodanā kaṭhina; người thọ anumodanā kaṭhina không nói ra tiếng; người thọ ra tiếng không cho kẻ khác nghe hiểu nghĩa lý.
Sự thọ kaṭhina của 3 hạng người sau này mới được kết quả là: người ở trong vòng sīmā thọ anumodanā kaṭhina; người thọ anumodanā kaṭhina được nói ra tiếng; người nói ra tiếng cho người khác nghe nghĩa lý được rõ rệt.
Vấn: Sự thọ kaṭhina mấy cách không kết quả, mấy cách được kết quả? Đáp: 3 cách thọ kaṭhina không kết quả là: vatthuvipanna, kālavipanna, karaṇavipanna. Cách thọ kaṭhina được kết quả là: vatthusampanna, kālasampanna, karaṇasampanna.
Giải: Tiếng vatthuvipanna nghĩa là vật sái nói về y kaṭhina không nên dùng (akapiya) là y không đúng phép. Kālavipanna nghĩa là ‘thời sái’, nói về thời là họ dâng y trong ngày nay, tăng giao cho tỳ khưu người thọ trong ngày mai. Karaṇavipanna: nghĩa là ‘làm sái’, nói về thí chủ họ chưa làm y xong, rồi tỳ khưu không cắt làm cho rồi trong ngày ấy. Tiếng vatthusampanna nghĩa là ‘vật phải’, nói về y kaṭhina làm đúng theo phép. Kālasampanna nghĩa là ‘thời phải’, nói về thí chủ họ dâng trong ngày nào, tăng giao cho tỳ khưu người thọ trong ngày ấy. Karaṇasampanna nghĩa là ‘làm phải’, nói về thí chủ dâng y làm đúng theo phép hoặc họ làm chưa xong, tăng giao cho trong ngày nào, tỳ khưu người thọ được cắt làm cho đúng trong ngày ấy, không để qua đến ngày khác. Nói tóm lại, tỳ khưu thọ kaṭhina bằng y không nên dùng (akappiya) như y có bông, có màu sái, thí chủ dâng y đến trong ngày nay, tăng giao cho tỳ khưu thọ đến ngày mai, thọ như thế thì kaṭhina không được kết quả. Trừ ra y làm bằng vải, nên dùng (kappiya), tăng cũng giao cho tỳ khưu thọ trong ngày ấy, thọ như thế kaṭhina mới được kết quả.
Vấn: Tháng nào nên thọ kaṭhina? Đáp: Tháng nên thọ kaṭhina là trong 1 tháng cuối cùng của mùa hạ. Giải: Sự thọ kaṭhina, đức Thế Tôn chỉ cho phép thọ được trong 1 tháng chót mùa hạ: kể từ 16 tháng 9 đến rằm tháng 10. Trong khoảng 29 ngày ấy, ngày nào cũng thọ được cả. Ngoài vòng 29 ngày ấy, thọ kaṭhina không kết quả, dầu có thọ cũng chẳng kết quả chi.
Vấn: Sự thọ kaṭhina sái (atthāravipatti) hay là thọ phải (atthārasampati), phải biết bằng cách nào? Đáp: sự thọ kaṭhina sái hoặc thọ phải biết theo 24 thể thọ, không kết quả và 17 thể thức thọ được kết quả như đã có giải.
Trích dịch trong Kaṭhinakhandhaka thứ 7 của phẩm Mahāvagga, cũng vừa đủ nghĩa lý chỉ có bấy nhiêu.
Khemam pappontu pānino. Cầu cho tất cả chúng sanh đều được vui.
Bhikkhu Vansarakkhita
Tỳ khưu Hộ Tông
—