Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần I: Sự Tàn Phá & Suy Vong Của Phật Giáo Ở Ấn Độ

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN I: Ý NGHĨA, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

6. Sự Tàn Phá & Suy Vong Của Phật Giáo ở Ấn Độ

Có 2 cuộc tàn phá lớn với quy mô lớn đối với những thánh tích, tháp, chùa và tu viện Phật giáo ở Ấn Độ. Cuộc tàn phá đầu tiên là do giặc Ephthalites hay người Hung Nô Trắng (Bạch Hung) xâm lược Ấn Độ vào năm 500-520 sau CN và đã thâu tóm toàn bộ khu vực biên giới phía Bắc là tỉnh Gandhara và Kashmir. Vua Hung Nô, Mikirakula, là một tay vua man rợ và đã thề nguyện là kẻ thù của đạo Phật, đã càn quét, phá hủy tất cả những cơ sở của Phật giáo. Những vị vua của triều đại Gupta đã chiến đấu liên tục, nhưng vẫn không dẹp được bọn Hung Nô, mãi cho đến năm 533 thì Hung Nô mới bị chinh phục bởi Yasodharman của xứ Mandasor. (Yasodharman, vị phó vương người địa phương quan trọng nhất của một vương triều thuộc Mandasor, nay là miền tây của Trung Ấn Độ). Ngài Huyền Trang đã đi qua Gandhara và Kashmir sau đó 100 năm, khi nghe kể lại cuộc tàn phá của quân Hung Nô, ngài đã ghi chép lại về Gandhara như sau: “Mihirakula đập phá những bảo tháp và tiêu hủy những tu viện, tổng cộng 1.600 cơ sở Phật giáo”.

Vào thời ấy, Phật giáo vẫn còn mạnh mẽ và hưng thịnh, đủ sức để khôi phục lại từ vết thương đổ nát mà bọn Hung Nô đã gây ra hơn một thập kỷ. Tăng Đoàn phát triển trở lại ở vùng này trong những tu viện được xây cất lại từ đống đổ nát. Tuy nhiên, ở miền Tây của Ấn Độ, như Gandhara, Kashimir và những tỉnh bên phía Tây như Uttar Pradesh, Phật giáo đã mất chỗ đứng, nhường chỗ cho chủ nghĩa Tân Bà-la-môn trỗi dậy từ thời của triều đại Gupta ngay trước đó. Ở miền Đông Ấn Độ, như Magadha (Bihar) và Tây Bengal, Phật giáo bắt đầu khôi phục lại dưới sự bảo trợ của nhà vua Phật tử là Harsa Vardhna (vào thế kỷ thứ 7 sau CN, người đã tiếp đón và bảo trợ của ngài Huyền Trang) và sau đó là sự bảo trợ của những vị vua thuộc triều đại Pala (thế kỷ tử 8-12 sau CN).

Đó là thời kỳ rất nhiều chùa, tu viện được mở rộng ra từ trung tâm dạy học cho đến những học viện lớn, hay còn gọi là những Đại Tu Viện (Mahaviharas), nhằm đáp ứng được những nhu cầu về tu học và nghiên cứu phật giáo, trong hoàn cảnh mới bị phá hủy. Những đại tu viện (Mahaviharas) như: NalandaOdantapura và Vikramasila ở Magadha (Ma-kiệt-đà), mỗi tu viện đã từng có hơn 10.000 tăng sinh từ những nước Phật giáo khác nhau. Vua chúa, những người quý tộc, những thương nhân giàu có và quần chúng đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng và duy trì những đại học danh tiếng này. Nhưng mặc dù những đóng góp tài lực đã góp phần làm cho các đại học nổi tiếng và sung túc, những nhà hảo tâm không thể nào hiểu hết chính lúc này đã làm suy yếu lý tưởng cao đẹp của sự Buông Bỏ và Hy Sinh là những phẩm chất mà Tăng Đoàn cần phải dựa vào đó. Những lý lẽ và luận thuyết của những người theo phái Phật giáo Đại Thừa đã xung đột với những ‘triết thuyết’ Nyaya được sáng lập bởi học giả Bà-la-môn Mithila khắp vùng sông Hằng đã trở thành đề đề tài hoạt động chính trong các trung tâm học viện của Đại Thừa. Những tăng sĩ dần dần quen thuộc với những lối sống dễ dàngtheo đuổi việc học hành với tính cách hàn lâmlý thuyết và theo những tập tục, nghi lễ tôn giáo và buông lỏng việc tuân thủ những giới luật. Điều này dẫn đến sự phân hóa trong Tăng Đoàn thành những nhánh phái khác nhau, và làm mai một niềm tin tưởng của những Phật tửcư sĩ vào tăng đoàn.

Vào thời của triều đại Pala trong lịch sử từ thế kỷ thứ 9-11 sau CN, Phật giáo Ấn Độ bị pha trộn với Tantric (Mật Tông), với những thần chú, yoga và những cách tu hành hoàn toàn xa lạ với những hình thức trước đây của Phật giáo. Vào trước triều đại Gupta (năm 300-350 sau CN), giáo lý của trường phái Đại Thừa (Mahayana) cũng đã đi đến giai đoạn ly khai hẳn với Phật giáo Nguyên thủy, khi họ đã công khai chỉ trích, chê bai quả vị A-la-hán và họ chủ trương quả vị Bồ-tát là mục tiêu mà những Phật tử đích thực phải nhắm tới.

Theo học giả TS. Rhys Davids trong quyển sách “Lịch Sử và Văn Học Phật Giáo” (The History and Literature of Buddhism)“Toàn bộ sự phô bày của học thuyết này được hình thành trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tiếng Phạn là Saddharma Pundarika. Điều đó mang tính chất lật đổ đối với Phật giáo Nguyên thủy và thậm chí họ còn tuyên bố là do chính Đức Phật thuyết giảng”.

Trong suốt thời kỳ của triều đại Gupta, có rất nhiều luận thuyết trong truyền thống Đại Thừa đã tiếp tục nổi lên và dẫn đến sự thờ cúng những vị thần theo kiểu Đại Thừa hay những vị Bồ-tát (Bodhisatta) được tưởng tượng ra để làm biểu tượng cho những luận thuyết đó. Theo TS. Rhys Davids, thời gian trôi qua trước đó, những người chuyển dạng qua Phật giáo Đại Thừa cũng đã quen thuộc với những thần linh của đạo Hindu (Ấn Độ giáo), đã đưa một số hình ảnh của những vị thần trở thành những thần tượng Phật giáo. Những vị thần Hindu được thể hiện dưới dạng những vị ‘Bồ-tát’ và những người phù hộ Đức Phật, nhằm tạo ra sự ‘dung hòa’ của 2 tín ngưỡng và thu hút thêm nhiều tín đồ.

Những đền thờ lớn đã được xây dựng để thờ cúng những vị Bồ-tát mới này, trong đó nhiều lễ nghi thờ cúng được thực hiện và thu hút thêm nhiều người từ những tầng lớp khác nhau và khuyến khích họ bằng những niềm tin mê tín và những nghi thức thờ cúng. Chính những cách thực hành này đã là nền tảng cho sự phát triển Mật Tông Thừa (Tantrayana) bởi những tu sĩ Phật giáo áp dụng những phương pháp của những người trì chú Hindu trong việc kết hợp những tín ngưỡng Hindu và Vệ-đà. (Tham khảo thêm “Phật Giáo Ấn Độ (Indian Buddhism), tác giả Hajime Nakamura).

Phật giáo bấy giờ trở thành một ‘mật giáo’ bí truyền, mà ở đó, những thần chú và những nghi lễ huyền thuật và những cách thực hành mà họ cho là có thể tạo ra những kết quả siêu nhiên, thần kỳ. Những người thần bí Mật Tông được công nhận là những người đại sư, những người có khả năng tìm ra con đường ngắn nhất đến với sự Giải Thoát. Trong một số trường hợp, họ tin rằng “ân huệ của một vị đạo sư” cũng đủ giúp cho họ đạt được trạng thái xuất thần. Một số đạo sư huyền bí (guru) còn công khai chê bai giới luật tăng đoàn và thậm chí còn truyền bá những lễ nghi tập thể gồm có rượu và phụ nữ. Việc khai quật tàn tích tu viện Nalanda cũng phát hiện nhiều tranh tượng Tantra (Mật Tông), tất cả đều thuộc thời của triều đại Pala, cung cấp bằng chứng về việc phát triển của Mật Tông từ trong đại học Nalanda. Theo thượng tọa Jagdish Kashyap (trong quyển Con Đường của Đức Phật (Path of the Buddha), Chương 1)Phật giáo đã bị ô nhiễm và suy yếu bởi những hình thái suy đồi đó và Phật giáo đã không còn có thể vực dậy nổi, sau cuộc tàn phá những đền, chùa và tu viện Đại Thừa bởi những đạo quân Hồi giáo xâm lược.

Cơn lốc định mệnh của Phật giáo Ấn Độ xảy ra vào đầu thế kỷ 13 bởi những người Turaskas hay Khalijis từ Afghanistan. Họ là những kẻ Hồi giáo man rợ, mang bản chất chiến đấu và hủy diệt. Vào thời gian đó chúng đã chiếm hết miền Tây của Uttar Pradesh, được gọi là xứ Doab, vùng này được bao bọc bởi 2 sông Yamuna và sông Hằng Ganges, để chuẩn bị cho cuộc xâm lượcgieo rắc những khủng bố và hoảng loạn khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, sự tiến sâu của chúng là mối đe dọa cho những đền chùa tu viện Phật giáo ở phía Bắc Ấn ĐộToàn bộ khu vực ở phía Đông, thành cổ Magadha (Bihar) và Bắc Bengal đều lọt vào tay bọn giặc cướp. Sự dã man nhất được nhắm tới những hình tượng Phật và ‘Bồ-tát’ lớn, lần lượt bị đập phá và tiêu hủy. Những nhà sư cạo đầu trong y phục tu hành rất dễ bị nhận ra là những kẻ tôn kính những tranh tượng đó, đều bị tàn sát, tất cả sự giết chóc và sự tàn phá khủng khiếp đều được ghi lại trong lịch sử.

Vào đầu thế kỷ 13, những kiến trúc của những Đại Tu Viện Vikramalasila (Vikramalasila Mahavihara: có lẽ vị trí nằm gần Colgong, Quận Bhagalpur, Bihar ngày nay) đã bị san bằng bởi những kẻ xâm lược, chúng thậm chí thề rằng sẽ nhổ sạch nền móng để quăng xuống sông HằngCùng chung số phận là Đại Tu Viện Odantapuri (nằm ở Bihar Sharif, gần Đại Tu Viện Nalanda) đã biến thành nơi đồn trú của quân lính Hồi giáo vào khoảng năm 1198 sau CN, dưới sự chỉ huy bởi thủ lĩnh Muhammad Bakhtiyar Khaliji, trong những cuộc tàn sát Tỳ kheo ở tất cả các đại tu viện, mặc dù không một ai nói gì và cũng không rõ những kẻ Hồi giáo có biết hay không biết được rằng trong kinh sách Phật Giáo không hề có nói điều gì thách thức hay liên quan đến Hồi giáo. (Có lẽ chỉ vì lòng thờ phụng thượng đế của họ và suy diễn một cách mù quáng rằng không thể có thượng đế nào khác và hiểu lầm Đức Phật là một thượng đế khác nên họ cho những Tỳ kheo là kẻ thù truyền kiếp của họ và như vậy họ đi tàn sát).

Câu chuyện về việc thảm sát ở Đại Tu Viện Mahavihara ở Odantapura, Bihar vào năm 1198 đã được chứng kiến và sau đó thuật lại bởi một nhà sử học Ba Tư tên là Minhaz vào năm 1243. Trong quyển sách của ông, “Tabaquat-I-Nasiri”, ông đã kể lại như sau (Tham khảo:“Buddhist Monks and Monasteries of India”, Part V, 3, by Sukumar Dutt : Những Tu Sĩ và Tu Viện Phật Giáo ở Ấn Độ”, Phần V, 3, tác giả Sukymar Dutt):

“Hầu hết những người cư ngụ ở đó là những Bà-la-môn đầu trọc (ý chỉ những tu sĩ Phật giáo – ND). Họ bị bức tử. Một số lớn những kinh sách đã được tìm thấy ở đây, và khi những Mahammadan (thủ lĩnh Hồi giáo) nhìn thấy, họ đã cho gọi vài người đến để giải nghĩa cho họ. Nhưng tất cả mọi người đều đã bị giết. Sau này khám phá ra rằng, thành đài và thành phố này là một nơi học thuật (madrasa): trong tiếng Hindu, từ Bihar (hay tự việntu viện: vihara) có nghĩa là một đại học”.

Trong lúc tiêu hủy Đại Tu Viện Nalanda, cũng nhà sử học này đã chép lại rằng hàng ngàn tăng sĩ đã bị thiêu sống cho đến chết và hàng ngàn tu sĩ khác thì bị chặt đầu và việc đốt cháy kinh sách, thư viện kéo dài nhiều tháng trời. 

Việc tàn sát những tu sĩ Phật giáo là một cơn lốc định mệnh đối với tổ chức Tăng Đoàn ở Ấn Độ. Những tăng sĩ đã bị giết sạch, không còn ai khuyên bảo hay động viên những Phật tử cư sĩ, họ cũng dần dần suy thoái, đa số đều bị ép theo Hồi Giáo (Islam) hoặc chuyển hẳn qua đạo Hindu hay Kỳ-na giáo (Jainism). Mặc dù những đạo này cũng bị ngược đãi và khủng bố như đạo Phật mà thôi, tuy nhiên những giáo sĩ và những lãnh tụ của họ không dễ dàng được phát hiện hay nhận dạng để đem ra xử thảm như những nhà sư Phật giáo ‘đầu trọc’. Vì vậy, họ có thể sống sót và gây dựng lại cộng đồng của họ. Tuy nhiênPhật giáo ở Ấn Độ đã kết thúc ở đây.

Những giáo sĩ Bà-la-môn thuộc tầng lớp quý tộc trước kia luôn luôn đối đầu với Phật giáo, và vào những lúc Phật giáo được bảo trợ bởi những vương triều và những vị vua, thì những Bà-la-môn giữ thái độ im lặng. Sau cuộc suy tàn của Phật giáo ở đây, họ bắt đầu chuyển biến những cơ sở Phật giáo, còn sót lại sau cuộc hủy diệt của quân Hồi giáo, thành những đền thờ Ấn giáo Hindu. Ở những vùng xa xôi, xa khỏi sự kiểm soát thường xuyên của quân Hồi giáo xâm lượchệ thống giai cấp (Bà-la-môn) đã lấy lại thế đứng của nó, và dưới áp lực của số đông, những Phật tử cư sĩ Phật giáo dần dần chuyển qua theo Hindu giáo. Theo Thượng tọa Tỳ Kheo Jagdish Kashyap, có yếu tố đóng góp vào sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ, như chúng ta cũng vừa thảo luận ở trên đây, đó là:

a) Sự suy đồi và phân hóa trong Tăng Đoàn.
b) Sự tàn sát Tăng Đoàn của quân Hồi giáo xâm lược.
c) Sự đối nghịch trong nước với hệ thống giai cấp của Hindu giáo.

Chỉ còn một số người sống sót sau trận ‘càn diệt’ của quân Hồi giáo cực đoan. Họ phân tán, mang theo một số kinh sách, và trốn thoát vào những tu viện ẩn dật trong rừng núi mà quân Hồi giáo không phát hiện được hoặc chạy đến hải cảng gần nhất để lên thuyền chạy qua xứ của người Arakan, là Miến Điện sau này, để được an toàn. Một số người thì ẩn náu và sau này ở lại vùng Chittagong và Arkan, gốc Đông Nam của Bangladesh, những người này về sau tuyên bố là những người thuộc dòng chính thống trực hệ của Phật giáo Ấn Độ vào thời hoàng kim xa xưa. Một số khác thì trốn chạy bằng đường bộ vượt qua vùng núi non Himalayas để đến những chùa chiềng ở những nước hiền hòa hơn như Nepal và Tây Tạng. Đó là sự Giải Tán lần cuối cùng của Tăng Đoàn Phật giáo ở Ấn Độ.

Cùng với sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độtất cả những đền đài, bảo tháp Phật giáo trở thành hoang phế. Tất cả bị cướp bóc và hủy diệt, hay bị quên lãng và bỏ hoang, và theo dòng thời giantrở thành những tàn tích hay bị mất tích. Đây là thời kỳ đen tối nhất của Phật giáo – và là nỗi đau buồn không bao giờ quên được.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app