Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần I: Sayadaw U Chandramani Ở Kushinagar, Người Anh Hùng Phật Pháp (sasana) Ở Ấn Độ

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN I: Ý NGHĨA, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

Sayadaw U Chandramani ở Kushinagar, người Anh Hùng Phật Pháp (Sasana) ở Ấn Độ

Cuộc chuyển hóa lớn nhất về tôn giáo diễn ra ở Ấn Độ vào ngày 14 October 1956 tại khu đất lớn 14 mẫu Anh tên là khu ‘Diksha Bhumi’ ở Nagpur, Maharashtra (xem hình 49). Vào ngày lịch sử đó, có 380.000 người thuộc nghèo khó, được xếp vào giai cấp hạ tiện (Dalits) đã chuyển qua theo đạo Phật dưới sự dẫn dắt của Tiến sĩ Dr. Babasaheb Ambedkar (là một trong 4 nhà tiên phong trong cuộc phục hưng Phật giáo mà chúng ta đang đề cập).

Người được chọn để làm cố vấn về Phật Pháp và thực hiện Quy Y Tam Bảo và Ngũ Giới cho 380.000 Phật tử mới đó là Ngài Sayadaw U Chandramani ở Kushinagar. Cuộc chuyển hóa và quy y theo đạo Phật này là một cuộc chuyển hóa về tôn giáo lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại sao trong số tất cả những tu sĩ Phật giáo ở Ấn Độ lúc bấy giờ mà lãnh tụ kiệt xuất Tiến Sĩ Dr. Ambedkar lại chọn ngài U Chandramani, một Tỳ kheo người Miến Điện, làm người cố vấn Phật Pháp cho tiến sĩ? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ xem qua tiểu sử của người được gọi là “Người Anh Hùng Phật Pháp ở Ấn Độ”.

(Thật ra, nếu để hiểu rõ chi tiết về cuộc đời của những nhà tiên phong này, phải cần đọc một quyển sách về mỗi người. Nhưng vì khuôn khổ giới hạn của quyển sách, tác giả đã giới thiệu sơ lược mỗi người vài chục trang. Nhưng trong giới hạn bản dịch, người dịch chỉ trích sơ lược những sự kiện chính trong đời của nhà tiên phong mà thôi).

9.1 Những Năm Tháng Đầu Tiên

Sayadaw U Chandramani sinh tháng 6, 1876 ở quận Akyab (quận Sittwe ngày nay) thuộc Bang Rakkhine của người Arakan, Miến Điện. Ngài đã học Phật Pháp từ người chú của mình là ngài Sayadaw Ashin U Sandimar, một vị thầy nổi tiếng về Tam Tạng Kinh. Lúc bấy giờ, ngài trở thành một Sa-di với pháp danh là Shin Chandra (‘Shin’ trong tiếng Miến Điện nghĩa là Sa-di).

Lúc đó ngài Anagarika Dhammapala và Colonel Olcott, (những người sáng lập Hội Đại Bồ Đề), tìm đến để giúp đỡ Hội Đại Bồ Đề ở đó. Hội cũng tìm những Sa-di trẻ tuổi, có lòng dũng cảm và nhiệt huyết cao, để đào tạo qua Ấn Độ trong sự nghiệp khôi phục lại Phật Pháp ở Ấn Độ. Hai Sa-di đã được chọn ở Thiền Viện của ngài Sayadaw U Sandimar, là Shin Chandra và Shin Thuriya. Vào tháng 11, 1891 cả hai người cùng với một người học trò là, Thar Doe Oolên đường sang Ấn Độ.

Khi đến nơi, cả 3 người ở tại Nhà Khách Kuthodaw ở Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) do Vua Miến Điện Mindon (1808-1878) xây dựng, gần Cây Bồ-Đề, cùng với những nhà sư Tích Lan. Lúc đó, Mahant đạo Hinhdu còn đang chiếm tháp Đại Bồ-Đề, đã từ chối sự có mặt của những nhà sư trẻ này ở nhà khách. Tháng 2, 1892, ông đã xúi giục những tín đồ của ông đến phá rối nhà khách và đánh đập các Tỳ kheo.

Shin Chandra quay về Miến Điện nhưng quay trở lại Ấn Độ với tâm nguyện thực hiện việc khôi phục lại Phật Pháp tại đây. Ở Calcutta, Shin Chandra và Thar Doe Oo gặp một thương gia người Arakan Miến Điện tên là U Kyi Zayi. Người này lấy làm cảm kích với những sa-di trẻ nên đã cung cấp chỗ ăn ở cho 2 người trong tòa nhà của Hội Đại Bồ-Đề. Sau đó, Shin Chandra chuyển đến ở chung trong một ngôi đền cùng với ngài Mahawira.

Lúc này, 2 sa-di bắt đầu thực hiện việc ăn chay trường.

Khi ngài Mahawira chuẩn bị về Kushinagar để ở luôn. Thương gia U Kyi Zayi đã đề nghị cúng dường miếng đất ở Kushinagar để xây tu viện. Ngài Mahawira đã tìm được miếng đất thích hợp và thương lượng mua lại từ người chủ đất Hindu. Nhưng sau khi nhận tiền cúng dường từ người thương gia U Kyi Zayi, ngài Mahawira đã bị cướp sạch trên đường đi.

Shin Chandra đã đi bộ nhiều ngày để tìm ngài Mahawira sau khi nghe tin ngài bị cướp, sau khi đến nơi gặp ngài Mahawira, Shin Chandra đánh điện báo tin cho thương gia U Kyi Zayi và thương gia này đã tiếp tục cúng dường thêm số tiền để bắt đầu xây dựng tu viện lại từ đầu.

Sau đó, Shin Chandra quay về Mandalay, Miến Điện để nhận lễ Đại Thọ Giới Tỳ kheo (Upasampada) ở tu viện Panwar Vihara (tức tu viện Ramugrama Vihara) vào tháng 2.

Sau khi quay lại Kusinagar, ngài bắt đầu dịch Kinh Pháp Cú qua tiếng Hindu và đến năm 1909, hàng ngàn bản dịch đã được phân phát khắp Ấn Độ. Sau đó, ông tiếp tục dịch các kinh Maha Satipatthana Sutta, Anatta Lakkhana Sutta and Sangiti Sutta. Ngài dành hầu hết thời gian để dịch kinh điển qua tiếng Ấn Độ, và đã làm cho người Ấn Độ bắt đầu biết đến giáo pháp Đức Phật.

Thương gia U Kyi Zayi và vợ Daw Mi Chan Mra tiếp tục cúng dường cho ngài Mahawira mua thêm lô đất rộng 5 mẫu Anh gần Tháp Đại Bồ Đề để xây Nhà Khách vào năm 1901 và một tu viện vào năm 1902. Năm 1919, ngài Mahawira qua đời ở tu viện này và ngài Sayadaw U Chandramani tiếp tục sự nghiệp của thầy mình và làm trụ trì Tu Viện Phật Giáo Miến Điện ở Kusinagar.

Theo gương thầy mình, Sayadaw U Chandramani làm việc hết sức mình để khôi phục Phật Pháp ở Ấn Độ. Năm 1908, ngài cho xây một tu viện nhỏ Migadarvoon ở gần Vườn Nai và ông đã đưa người cháu của mình là Ashin U Kittima đến dạy người địa phương ngôn ngữ và Phật Pháp. Sarnarth là nơi Đức Phật khai giảng bài Thuyết Pháp đầu tiên.

9.2 Công Nhận Kushinagar Là Nơi Di Tích Đại Bát-Niết-Bàn (Mahaparinibbana)

Năm 1901, ngài Sayadaw U Chandramani và thương nhân U Kyi Zayi nộp đơn lên chính quyền Anh ở Ấn Độ để xin phép cho những người hành hương đến tôn kính di tích tượng Phật Nằm ở bên trong Đền Đại Bát-Niết-Bàn. Chính quyền Calcutta chuyển hồ sơ qua Bộ Luật Pháp ở Lucknow, nhưng họ từ chối công nhận đó là di tích Bát-Niết-Bàn của Đức Phật.

Sau đó, nhờ kiên nhẫn khai quật tiếp tục Đền Đại Bát Niết Bàn, họ tìm thấy một bảng khắc chữ Brami. Ở Ấn Độ lúc đó không ai giải mã được ý nghĩa của dòng chữ, nên họ gửi qua London để tìm hiểu. Sau 2 năm, những chuyên gia người Anh đã dịch được hàng chữ: “Đức Phật đã qua đời tại nơi này”. Lúc này, sự kiên nhẫn của nhà sư đã được đền đáp. Chính quyền mới bắt đầu công nhận nơi di tích Đức Phật Đại Bát Niết Bàn. Đền Thờ Đại Bát-Niết-Bàn trở thành một thánh tích ‘sống’ trở lại. Điều này làm cho Kushinagar trở thành một nơi hành hương Phật giáo quan trọng nhất.

Trải qua hàng trăm gian khổ và tranh đấu, ngài đã cố gắng từng ngày trong suốt cuộc đời để tìm cách mua thêm đất đai và xây thêm nhiều tu viện, nhà nghỉ, trường học, bệnh xá. Vì lúc đó chính quyền không cho một cá nhân đứng tên đất đai cho mục đích tôn giáođặc biệt là ngài là người ngoại quốc. Nên ngài lập ra ‘Hội Tăng Đoàn Tỳ Kheo Kushinagar’ do ngài đứng đầu.

9.3 Khôi Phục Phật Pháp Ở Nepal

Theo lịch sửPhật Giáo đã từng là tôn giáo chính ở Nepal cho đến thời triều đại của Vua Jayasthiti Malla, người trị vì đất nước đến thời cận đại (khoảng năm 1382 sau CN). Ông vua này áp đặt hệ thống tư tưởng giai cấp Hindu vào Nepal và nghiêm cấm phổ biến văn hóa và truyền thống Phật giáo và cưỡng ép những tu sĩ xuất gia không có vợ (hay chồng) phải cởi áo cà sa và quay lại cuộc sống phàm tục.

Sự Áp Bức Phật giáo của những thủ lĩnh đạo Hindu được thấy rõ nhất vào thời kỳ người Anh đô hộ Nepal khoảng năm 1816, khi ông Brian Hodgson đã đến nhận chức Trợ Lý về Cư Trú ở nhiệm sở mới. Ông đã thu thập những văn bản, luận giảng của những nhà Luật tạng Phật giáo như ngài Amrutananda và gửi qua Hội Châu Á Học vùng Bengal (Asiatic Society of Bengal) và tổ chức Ngôi Nhà Ấn Độ (India House) ở Paris và những thư viện khác. Một lần khác, Bộ Trưởng Rana Bahadur Jang của Nepal đã bố ráp, bắt giữ một Tu Viện Phật giáo và quăng tất cả kinh sách ra ngoài đường. Bác sĩ Dr. Wrights, một bác sĩ phục vụ cho những cư dân người Anh ở Nepal lúc đó, đã thu lượm những kinh sách đó lại và gửi lại về Đại Học Cambridge University. Chính từ nguồn kinh sách này mà học giả Burnuff và người học trò của ông là Max Muller đã biên soạn tác phẩm nói về lịch sử Phật giáo nguyên thủy (xem tham khảo Ref. 46, Ch. 15).

Tình trạng Phật giáo bị áp bức càng nặng nề hơn vào thời chế độ triều đại Rana, trị vì Nepal từ năm 1846-1953, nhưng thuyên giảm quyền lực phong kiến vương triều Shah chỉ còn là biểu tượng của nền quân chủ lập hiến và thủ tướng và chính quyền điều hành có thực quyền. Lúc đó, Phật giáo hoàn toàn bị quên lãng bởi toàn bộ nhân dân Nepal. Triều đại Rana này nghiêm cấm mọi hành vi và hoạt động Phật giáo và cấm không cho bất cứ ai chuyển hóa theo đạo Phật. Chỉ có những người theo đạo Phật là được phép chuyển đạo qua Hindu giáo.

9.4 Thọ Giới Vào Tăng Đoàn Cho Những Tỳ Kheo Nepal

Ngài Sayadaw U Chandramani đã đóng góp một vai trò quan trọng nhất trong việc khôi phục hội Phật Pháp ở Nepal. Ngài đã thọ giới cho những Tỳ kheo gốc Nepal vào Tăng Đoàn, và dạy họ thêm về giáo Pháp và giáo Luật. Vào lúc bấy giờ, hoàn toàn không có Tăng Đoàn Tỳ kheo ở Nepal. Đã hàng mấy trăm năm, người Nepal chỉ biết đến những ‘thầy tu’ Phật giáo Vajracharya từ trường phái Phật Giáo Newar ở Nepal hay Kim Cương Thừa (Vajrayana) và những Lạt-ma Tây Tạng (Tibetan Lamas). Người dân không hề biết đến những Tăng Ni của Phật giáo Nguyên thủy Theravada. Những ‘thầy tu’ Vajracharyas là những tu sĩ tại gia. Họ sống với gia đình, không phải độc thân (hôn nhân) và không xuất giaDĩ nhiên không phải tất cả tu sĩ Tây Tạng đều có gia đình (vợ hay chồng). Điều đó phụ thuộc vào nhánh phái mà họ theo.

Người Nepal đầu tiên được thọ giới vào Tăng Đoàn là ngài Mahapragna, một người được sinh ra ở Khattiya, Nepal. Trước kia, ngài đã từng được thọ giới thành một ‘Gelung’ (‘Gelung’ là danh từ để gọi một tu sĩ Tây Tạng) vào năm 1926. Sau đó ngài bị truy kết và nhốt tù vì tội chuyển đạo từ đạo Hindu sang đạo Phật và bị lưu đày sang Ấn Độ. Đến Ấn Độ, ngài đã gặp được ngài Sayadaw U Chandramani ở Kusinagara. Rất mộ phục Sayadaw[4], ngài đã xin thọ giới và đã đặt viên đá đầu tiên cho Tăng Đoàn Phật giáo Nguyên thủy trong lịch sử Nepal hiện đại sau hơn 600 năm vắng bóng Phật giáo và Tăng đoàn. Một người Nepal khác chuyển từ một ‘Gelung’ thành một Tỳ kheo dưới sự thọ giới của ngài Sayadaw U Chandramani là ngài Pragyananda. Ngài trở thành Tỳ kheo y vàng người đầu tiên xuất hiện trên đường phố Kathmandu vào cuối năm 1930. Ngài ngụ tại tu viện Kindol Vihara theo lời mời thỉnh giảng (Kinh) từ ông Dasaratna Shahu (sau đó trở thành Tỳ kheo Dhammaloka). Sự thuyết giảng của ngài đã làm cho chính quyền Rana chú ý, và họ lại bố ráp và bắt giam tất cả những thành viên của tu viện và sau này mới thả ra. May mắn là lúc đó ngài Pragnananda đang đi hành hương những thánh tích ở Ấn Độ.

Sau khi được thả, ông Dasaratna Shahu cũng đến Kusinagar và thọ giới trở thành Dhammaloka vào năm 1932. Ông quay lại Nepal trong y vàng và lại bị bắt và kéo theo câu chuyện dài về sự áp bức Phật giáo ở Nepal và tất cả các Tỳ kheo đều tiếp tục bị bắt và lưu đày.

Tỳ kheo nổi tiếng Ammitananda cũng được thọ giới bởi ngài Sayadaw U Chandramani ở Kusinagara, sau này tổ chức Phật giáo lưu vong của Nepal được lập ra tại Ấn Độ vào ngày 30 tháng 11, 1944, gọi là ‘Dharmodaya Sabha’, với ngài Sayadaw U Chandramani là chủ tịch và ngài Amittananda làm tổng thư ký.

Sau Thế Chiến thứ II kết thúc năm 1945, những Tỳ kheo Nepal về lại để xem tình hình và nhận thấy không còn chính quyền cũ hay ai áp bức trực tiếp nữa. Tăng Ni Đoàn với sự gia hộ từ Tam Bảo ở Kushinagar đã quay về truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy ở Nepal. Ngài đã thu xếp gửi nhiều Tăng Ni Nepal qua Miến Điện và Tích Lan để học thêm về Kinh Điển. Ở Kathmandu, ngài Dhammaloka bắt đầu xây ngôi Chùa Phật Giáo Nguyên Thủy đầu tiên. Một ngôi chùa khác là ‘Tu viện Yanmangala Vihara’ cũng được xây ở thủ đô bởi ngài Buddhaghosa.

Vua Nepal đã tài trợ hàng trăm ngàn rupee cho tổ chức Phật giáo ‘Dharmodaya Sabha’ nói trên để xây những nhà khách Phật giáo dành cho những Tỳ kheo Theravada, mà ngài Dhammaloka và ngài Amittananda phụ trách tiến hành công trình.

Vậy là Phật giáo đã có đất sống trở lại ở Nepal. Và Phật Pháp lại được củng cố như một tôn giáo quan trọng trên mảnh đất nơi sinh của Đức Phật. Nhờ vào công đức tiên phong của người anh hùng Phật Pháp Sayadaw U Chandramani, ngày nay Nepal có được ngôi chùa, tu viện, 303 Tỳ kheo và Sa-di (và có 135 tu sĩ Tây Tạng). Trong số họ có người hành đạo tại Nepal, có một số người tu tập hay truyền đạo ở nước ngoài. (Theo Nguồn: The Ananda Bhoomi; năm 33; ấn bản số 32 & 33).

Hòa Thượng Kushinagar Sayadaw Ashin Chandramani đã viên tịch vào ngày 8 tháng 1972 vào tuổi 97, ngài đã sống gần 80 năm như một Tỳ kheo Miến Điện ở Kushinagar, Ấn Độ để phụng sự cho sự nghiệp Phật Pháp với một lòng tiên phong, kiên trung và vô cùng nhẫn nại, trong điều kiện sống nghèo nàn, khó khăn ở vùng đất này. Phật tử từ 32 nước giáo đã truy điệu, tưởng niệm sự ra đi của ngài. Những Phật tử ở xứ Akyab (Sittwe), Miến điện, nơi sinh của ngài, đã đúc một tượng đồng và đặt thờ tại một tu viện ở địa phương. Nhà văn Miến Điện, Akyab đã viết một quyển sách với tựa đề Cuộc đời của Sri Bhaddanta Chandramani ở Kushinagar xuất bản năm 1975 và đã được dịch ra tiếng Anh năm 1999.

Để noi gương truyền thống giữ gìn Phật Pháp và những thánh địa hành hương, Quỹ ‘U Chandramani Foundation Trust’đã được thành lập năm 2000 để tiếp tục phụng sự sự nghiệp cao cả của ngài. Năm 2004, những Phật tử ở Nagpur, bang Maharashtra, Ấn Độ, đã tặng 13 mẫu đất để xây 2 tòa nhà làm trung tâm hoạt động của Quỹ. Còn nhớ, Nagpur là nơi nhà sư, cùng với Tiến Sĩ Babasaheb Ambedkar, tổ chức lễ chuyển hóa tôn giáo và quy y Phật, Pháp, Tăng cho 380.000 người thuộc giai cấp hạ tiện (Dalits). Thiền sư Sayadaw U Rakkhita Dhamma, là một Tỳ kheo Miến Điện phụ trách trung tâm này cũng là một người bạn thân quen của tác giả quyển sách này từ những năm tu thiền tại Thiền Viện Chanmyay Yeiktha Meditation Centre ở Yangon.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app