Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật – Phần I: Những Nhà Hành Hương Lỗi Lạc Trong Quá Khứ

HƯỚNG DẪN HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT

PHẦN I: Ý NGHĨA, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

3. Những Nhà Hành Hương Lỗi Lạc Trong Quá Khứ

Bốn nơi thánh tích thiêng liêng do Phật chỉ ra (Tứ Động Tâm) cùng với Bốn thánh tích nơi những cảnh tượng kỳ diệu được gọi là Tám Thánh Địa Quan Trọng (Atthamahathanani). Hoàng Đế A-dục (Asoka) gọi một cuộc thăm viếng đến tám nơi này là ‘cuộc hành trình Pháp’ (dhammayatra) hay là ‘cuộc hành hương của lòng mộ đạo”. Vào năm trị vì thứ 20 của ngài, năm 249 trước CN, ngài đã chú tâm đến những lời đề xướng, động viên của Đức Phật và ngài đã lên đường thực hiện một cuộc hành hương đến chiêm bái những nơi thánh địa này. Chuyến đi của ngài được gọi là một chuyến đi ‘đánh dấu mở đường’ bởi vì bất cứ nơi nào ngài thăm viếng qua, ngài đều cho xây những bảo tháp (Phù-đồ, Stupas) và dùng những cột đá với những chữ khắc để tưởng nhớ đến chuyến thăm của ngài đến những thánh địa Phật giáo. Những cột đá như tháp được làm những những khối đá sa thạch nguyên khối và trên đỉnh cột có khắc hình những linh vật (như sư tử, voi…), nhằm mục đích đánh dấu vị trí địa lý của những thánh địa Phật giáo thiêng liêng nhất. Ngay cả sau khi chúng bị tàn phá, sụp đổ vào thời suy sụp của nền Phật giáo ở Ấn Độchúng ta vẫn còn tìm thấy được chúng để nhận ra được vị trí của những thánh địa. Ngày nay, sau 2.250 năm, nhiều trụ đá thời Asoka vẫn còn đứng vững, minh chứng cho lòng tin mộ đạo và sự cống hiến của ngài. Những người hành hương trong thời hiện đại này vẫn còn nhìn thấy được những Trụ Đá Asoka ở Lumbini, Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) và Vesali (Tỳ-xá-ly), Đầu Sư Tử nổi tiếng ở Viện Bảo Tàng Sarnath và Đầu Voi ở Sankasia. Cuộc hành hương làm gương của nhà vua Asoka đã được các nhà vua ‘Phật tử’ sau này, những hoàng hậu, những thánh nhân và những người giàu có có phương tiện tài lực thời bấy giờ, noi gương làm theo.

Cuối cùng thì Ấn Độ đã trở thành nước đầu tiên mọc lên những công trình tưởng niệm và những đền tháp Phật giáo.

Đến từ Trung Hoa là những nhà sư mộ đạo và vô cùng nhiệt huyết, như ngài Pháp HiểnHuyền Trang và nhiều người khác nữa, họ đã hành trình vạn dặm và đã kiên trung vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm và thậm chí là cái chết để hoàn thành ước nguyện đi chiêm bái những thánh địa Phật giáo. Trong quyển “Những Nhà Sư Trung Hoa ở Ấn Độ” của ngài Nghĩa Tịnh (I-Ching), một nhà hành hương nổi tiếng khác, ngài đã mô tả lại cảnh ngài phải chịu đói suốt nhiều ngày không có miếng ăn, thậm chí không một giọt nước và đã tự hỏi làm sao những nhà hành hương có thể chịu đựng để giữ vững tinh thần và đạo hạnh.

Trên những chặng đường bộ hành thật dài, nhiều người đã bỏ mạng vì kiệt sức và bệnh tật và nhiều người đã phải để lại hài cốt của mình trên những sa mạc mênh mông hoặc ở đâu đó trên đường đi ở Ấn Độ. Nhưng mặc dù bao nhiêu chông gai, gian khổ, họ vẫn không nản chí và đầu hàng, đó là tinh thần bất khuất và tâm nguyện kiên trung để được ngắm nhìn và chiêm bái những di tích thiêng liêng của tôn giáo mình. Chắc trước đó chưa từng có ai có thể chịu đựng được những thử thách của sa mạc, núi rừng hiểm trở và đại dương và thể hiện được lòng dũng cảmlòng mộ đạo sâu sắc, và khả năng chịu đựng phi thường.

Người tiên phong hành hương là ngài Pháp Hiển (Fa Hsien). Ngài đã mất 5 năm để bộ hành từ biên cương phía Tây của Trung Hoa, băng qua sa mạc Takla Makan, sa mạc tử thần, là khu vực có môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh trái đất, và những ngọn đèo bão cuốn ở Pamir và những dãy núi cao ngất, hiểm trở ở xứ sở của dãy Hindu Kush chỉ để thực hiện việc đi mà chưa đến được mục tiêu của chuyến đi là Ấn Độ. Sau đó, ngài hành hương ở Ấn Độ 6 năm và qua Sri Lanka và ở lại đó thêm 2 năm nữa. Sau đó, ngài lên đường trở về quê hương bằng đường biển mất một năm hành trình và ngài đã ghé lại đảo Java 5 tháng. Pháp Hiển đã ghi lại toàn bộ cuộc hành hương kéo dài từ năm 399-414 sau CN trong quyển Ký Sự Phật Quốc hay Phật Quốc Ký.

Gần 100 năm sau chuyến đi của ngài Pháp Hiển, 2 nhà sư khác, có tên trong tiếng Trung Hoa là Sung Yun và Hui Sheng, thuộc Lộ Giang, phủ Hồ Nam đã được Hoàng Hậu đương triều Bắc Ngụy phái đi sang Ấn Độ để thỉnh kinh Phật. Họ bắt đầu hành trình vào năm 518 sau CN và sau khi đến được Ấn Độ, tận vùng Peshawar và Nagarahara (Jalalabad), sau đó quay trở về Ấn Độ vào năm 521 sau CN. Sung Yun có tường thuật lại trong một ký sự ngắn về chuyến đi của mình, nhưng Hui Sheng thì không ghi lại bất kỳ chi tiết nào về chuyến hành hương của mình.

(Đối với những nhà nghiên cứu sau này, Hui Sheng quả thật là một nhà hành hương bí ẩn. Một điểm được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa và theo nghiên cứu hiện đại được công bố mới đây của hai học giả Mỹ và Canada, một phái đoàn Phật giáo đến Trung Mỹ và Mexico khoảng thế kỷ thứ 5 sau CN. Theo giáo sư John Fryer thuộc Đại Học California, một nhà sư Phật Giáo tên là Hui Sheng trong tiếng Trung Hoa và bốn vị khác người gốc Kabul ở Afganistan đã viếng thăm Trung Mỹ và Mexico vào năm 458 sau CN với mục đích truyền dạy giáo lý của Đức Phật. Sau khoảng thời gian 40 năm, Pháp sư Hui Sheng, vị trưởng đoàn, đã đơn độc trở về Trung Quốc năm 499 sau CN. Đây quả thật là một cuộc hành hương vĩ đại, từ Trung Hoa qua Ấn Độ rồi về lại Trung Hoa hoặc ra một hải cảng Ấn Độ để vượt đại dương sang Bắc Mỹ và hành trình nhiều ngàn dặm để xuống Trung Mỹ! – ND).

Nhà hành hương Trung Hoa nổi tiếng nhất là pháp sư Tam Tạng Kinh ngài Huyền Trang (Hsüan Tsang), người đã bí mật thực hiện cuộc hành hương bằng một chuyến đi dài về phía Tây vào năm 629 sau CN vào năm 27 tuổi. Chuyến hành hương của ngài là chuyến đi dài nhất, mất hết 17 năm (629-645 sau CN) và khi trở về lại đất nước, ông được nghênh đón bởi vua nhà Đường, Đường Thái TôngHuyền Trang đã ghi lại những chuyến đi của mình trong quyển sách hay được gọi là Tây Du Ký (Đại Đường Tây Vực Ký), với những trang viết đầy chi tiết và lãng mạn về những thánh địa, đền chùa Phật Giáo ở Ấn Độ và những nước ngài đã đi qua. Sự đóng góp, lòng mộ đạo và lòng ham mê học hỏi của ngài đã trở thành một nguồn cảm hứng to lớn cho những người đương thời và những thế hệ sau đó trong việc thực hiện tâm nguyện hành hương về đất Phật.

Trong đó có Nghĩa Tịnh, người đã hành hương đi từ Trung Hoa qua Ấn Độ và trở về đều bằng đường biển. Chuyến đi của ngài kéo dài từ năm 671-695 sau CN, trong đó ngài ở lưu lại 10 năm ở Học Viện Nalanda và thêm 10 năm nữa ở Sri-Vijaya, Sumatra để dịch kinh sách. Ngài đã ghi lại cuộc hành hương của mình trong cuốn tác phẩm “Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện”.

Những ký sự của những nhà hành hương Trung Hoa lại chính là những văn bản duy nhất mô tả lại hoàn cảnh của Phật Giáo và những di tích Phật giáo theo như hiện trạng vào thời bấy giờ, cho nên chúng trở thành những chứng cứ vô giá trong việc xác định vị trí địa lý của những tàn tích, di tích trong quá trình khai quật vào thế kỷ 19 bởi Ngài Alexander Cunningham và những nhà khám phá khác.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app