Giải về sự đoán xét chung trong 13 đầu đà(samāsavinicchayakathā)
Mười ba đầu đà này nếu tóm lại chỉ còn 8 phần: 3 phần chánh và 5 phần không chung lộn. Tóm lại nữa còn 4 phần: 2 đầu đà nương theo ca-sa (civarapaṭisaṃyutta); 5 đầu đà nương theo sự khất thực (pinḍapātapaṭisaṃyutta); 5 đầu đà nương theo chỗ ở (senāsanapaṭisaṃyutta); 1 đầu đà nương theo sự tinh tấn (viriyapaṭisaṃyutta). Tóm lại nữa có 2 phần: đầu đà nào hành giả đã thọ rồi mà thiền định được tiến hóa thì phải thọ; đầu đà nào hành giả đã thọ mà thiền định không phát sanh thì không nên thọ. Nhưng đầu đà nào mà hành giả không thọ hoặc đã thọ mà thiền định vẫn được tiến hóa không tiêu hoại cũng gọi là thọ, là phải thọ để làm khuôn mẫu cho kẻ hậu lai; hoặc đầu đà nào mà hành giả thọ hay không thọ mà thiền định vẫn không phát sanh cũng gọi là thọ, là phải thọ như thường để làm gương đến người hậu tấn. Tóm lại nữa, chỉ còn một, là nói về tác ý thọ trì cả 13 đầu đà ấy.
Vấn: Chia đầu đà ra làm 3 phần chánh và 5 phần không chung lộn ấy như thế nào? Đáp: sapadāna cārikanga, ekāsanikanga, abbokāsikanga, cả ba đầu đà ấy gọi là đầu đà chánh. Nghĩa là: Khi đã thọ sapadāna cārikanga rồi thọ luôn piṇḍapātikanga cũng được, nếu đã thọ ekāsanikanga rồi thọ luôn pattapiṇḍikanga và khalupacchābhattikanga cũng được, nếu đã thọ abbokāsikanga rồi không lẽ không thọ rukkhamūlikanga, yāthāsanthatikanga nữa thế nào được.
Āraññikanga, paṃsukūlikanga, tecīvarikanga, nesajjikanga, sosānikanga, cả 5 đầu đà ấy gọi là 5 đầu đà không chung lộn nhau, vì không mường tượng với đầu đà khác.
Vấn: Chỗ nói tóm lại, còn 4 phần ấy như thế nào? Đáp: Pamsukūlikanga, tecīvarikanga, cả hai đầu đà này gọi là nương theo ca-sa vì dính dấp cùng nhau trong cách dùng ca-sa. Piṇḍapātikanga, sapadānacārikanga, ekāsanikanga, pattapiṇḍikanga, khalupacchābhattikanga, cả 5 đầu đà này gọi là nương theo thọ thực vì dính dấp cùng trong cách thọ thực. Āraññikanga, rukhamūlikanga, abbhokāsikanga, sosānikanga, yathāsanthatikanga, cả 5 đầu đà này gọi là nương theo chỗ ở vì có sự dính dấp cùng nhau trong chỗ ở. Nesajjikanga gọi là nương theo tinh tấn vì dính dấp cùng nhau trong sự tinh tấn.
Vấn: Chỗ nói tóm lại, còn 2 phần ấy như thế nào? Đáp: 12 đầu đà trên gọi là nương theo vật dụng. Một đầu đà nesajjikanga sau cuối cùng gọi là nương theo tinh tấn.