Giải về phân phát đầu đà (byāssavinicchayakathā)

– Tỳ khưu nên thọ trì cả 13 đầu đà.

– Tỳ khưu ni chỉ nên thọ trì 8 đầu đà (vì khó giữ).

– Sa di không có luật buộc phải adhiṭṭhāna tam y, rút tecīvatikanga ra chỉ còn 12 đầu đà.

– Sikkhamānā và sa di ni không bị buộc phải adhiṭṭhāna tam y như sadi và phận sự phụ nữ như tỳ khưu ni nên bỏ āraññikanga, khalupacchābhattikanga, abbhokāsikanga, rukkhamūlikanga, sosānikanga, tecīvarikanga ra còn lại 7 đầu đà.

Cận sự nam và cận sự nữ[55] nên thọ trì 2 đầu đà là ekāsanikanga và pattapiṇḍikanga.

PHẨM PARIVĀRA (Trích lục trong tạng Luật)

1)   Tỳ khưu có 5 chi, không nên ở không có nissaya (không nương theo ông thầy)[56]: tỳ khưu không biết ngày hành uposatha; không biết hành uposatha; không thông pātimokkha; không thông uddesa của pātimokkha; chưa đủ 5 hạ.

2)   Tỳ khưu có 5 chi khác nữa cũng không nên ở không có nissaya: tỳ khưu không biết ngày pavāraṇā; không biết hành pavāraṇā; không thông pavāraṇā; không thông uddesa của pātimokkha; chưa đủ 5 hạ.

3)   Tỳ khưu có 5 chi khác nữa cũng không nên ở không có nissaya: tỳ khưu không biết sự phạm tội và không phạm tội; không biết tội nhẹ và tội nặng; không biết sāvasesāpatti và anāvasesāpatti; không biết dutthullāpatti và adutthullāpatti; chưa đủ 5 hạ.

4)   Tỳ khưu có đủ 5 chi[57] được phép ở không có nissaya: tỳ khưu có đức tin; có sự hổ thẹn tội lỗi; có sự ghê sợ tội lỗi; có sự tinh tấn; có trí nhớ.

5)   Tỳ khưu cố ý phạm tội rồi giấu tội và chiều theo pháp tây vị (thương, ghét, si mê, sợ sệt) như thế gọi là alajji.

6)   Tỳ khưu có 5 chi hằng sa địa ngục: tỳ khưu không ngay thẳng tình thương; tỳ khưu không ngay thẳng vì ghét; tỳ khưu không ngay thẳng vì dốt nát; tỳ khưu không ngay thẳng vì sợ; tỳ khưu dùng của tăng như của mình[58].

7)   Tỳ khưu không có trí nhớ, hay quên mình, ngủ mê có 5 tội: ngủ cũng khổ; thức dậy cũng khổ; nằm mộng thấy điều không tốt; chư thiên không hộ trì; di tinh.

8)   Tỳ khưu đi đến nhà cư sĩ, hay chung chạ với người thế trong lúc quá giờ, hằng có 5 tội: thường liếc xem phụ nữ; khi đã đi xem phụ nữ sẽ có lòng quyến luyến; khi quyến luyến sẽ sanh sự thân thiết; khi đã bị thân thiết sẽ bị tình dục đè nén; khi đã bị tình dục đè nén, tỳ khưu ấy sẽ giải đãi trong phạm hạnh hoặc phạm 1 tội nào, hay là xin xả giới hoàn tục.

9)   5 pháp hằng thành tựu đến tỳ khưu nhất là hành đầu đà thường đi khất thực: đi vào xóm không cần phải trình cho tỳ khưu trong xóm hay; thọ thực chung nhiều vị được (ganabhojana); thọ thực paramparabhojana được; không adhiṭṭhāna y cũng được; không gởi y dư cũng được.

10) Người không nên hành đầu đà có 6 hạng: người cố ý mong việc xấu xa; người có tâm ganh gổ; người giả dối; người chỉ thấy bụng mình hay là chỉ tin bụng mình; người muốn được lễ vật; người mong được kẻ khác ngợi khen.

11) Người nên hành đầu đà có 10 hạng: có đức tin; có trí tuệ; có sự hổ thẹn tội lỗi; không giả dối, phải ngay thật; tinh tấn trong điều hữu ích; thuần tính; vui thích trong sự học hỏi; làm việc chi cũng chín chắn; không hay nói điều lỗi của người; có vô lượng tâm là lòng từ ái.

12) Tỳ khưu hành đầu đà có 5 hạng: vì dốt nát; vì ham muốn xấu xa, bị sự ham muốn đè nén; vì điên, cuồng tâm; vì nghĩ rằng đức Phật và chư Thinh văn ngợi khen; vì ham muốn ít, nương theo sự tri túc, mong trau dồi tâm tánh, nương theo sự yên lặng, nương theo sự hành vi có điều lợi ích.

13) Người không nên làm lễ có 5 hạng: tỳ khưu đương khi vào xóm; đương đi theo đường đi; đương ở trong nơi tối; tỳ khưu bận việc không để ý đến sự làm lễ; tỳ khưu đương ngủ.

14) Người không nên làm lễ có 5 hạng nữa: tỳ khưu đương ăn; tỳ khưu đương ở trong nhà ăn; tỳ khưu có sự giận hờn nhau; tỳ khưu đương toan tính việc; tỳ khưu để mình trần.

15) Người không nên làm lễ có 5 hạng nữa: tỳ khưu đương ăn vật ngọt; đương ăn vật mặn; đương tiểu tiện; đương đại tiện; tỳ khưu đương bị tăng phạt cấm phòng.

16) Tỳ khưu tiên cáo phải có 5 chi (cáo, vì): có lòng thương xót (karunā); mong được điều hữu ích; có sự tiếp độ; muốn được khỏi tội; muốn duy trì tạng Luật.

17) Tỳ khưu phải có 4 chi mới đáng gọi là tỳ khưu: phải hằng chú ý tưởng nhớ đến ân đức của Phật (buddhānussati); phải hằng có lòng từ ái (metta); phải tham thiền về 10 thứ tử thi (asubhaṃ); phải hằng chủ ý tưởng nhớ đến sự chết (maraṇasati).

18) Sa-môn phải có đủ 4 chi, mới đúng gọi là sa-môn: phải có tâm nhịn nhục (khanti); không dể duôi trong việc phước đức (appamādo); phải dứt bỏ lợi danh và phiền não (ratipahānam); không bận lòng lo những việc vô ích (thế sự) (akiṅcanam).

19) Tỳ khưu không nên cho nissaya đến tỳ khưu có 3 chi: tỳ khưu không biết hổ thẹn; tỳ khưu dốt nát; tỳ khưu không phải pakatattā.

20) Người xôm tới, đi vào đường dữ, đi xuống địa ngục có 3 hạng: người không phải hành đạo cao thượng mà tự xưng là cao thượng; người cáo gian bậc phạm hạnh trong sạch A-la-hán; người nói ngũ trần không tội rồi hằng thọ dụng ngũ trần.

21) Lời nói cao thượng có 4: không thấy nói không thấy; không nghe nói không nghe; nói không trúng nói rằng nói không trúng; không biết rõ rệt nói rằng không biết rõ rệt.

22) Tỳ khưu có giới đáng tôn trọng có 4 chi: không tây vị vì thương; không tây vị vì ghét; không tây vị vì lầm lạc; không tây vị vì sợ.

23) Tỳ khưu có 6 chi đáng làm hoà thượng (truyền cụ túc giới), đáng cho nissaya, đáng cho sa di hầu hạ: tỳ khưu có thể hộ hoặc cho người hộ đệ tử có bịnh; có thể giải sầu hoặc cho người giải sầu đã phát sanh; có thể phá nghi hoặc cho người phá nghi đã phát sanh; biết sự phạm lỗi; biết cách sám hối; được 10 hạ hoặc trên 10 hạ.

24) Tỳ khưu có 5 chi gọi là chia rẽ tăng, hằng đi thọ sanh trong đường dữ, sa vào địa ngục trọng 1 đại kiếp, hết mong sửa mình được: tỳ khưu thuyết pháp, không phải là pháp mà nói là pháp; tỳ khưu thuyết luật, không phải là luật mà nói là luật; tỳ khưu thuyết pháp mà nói không phải là pháp; tỳ khưu thuyết luật mà nói không phải là luật; giả bộ không biết rồi làm tăng sự khác nhau.

25) Tỳ khưu có 7 chi mới gọi là luật sư: biết là āpatti; biết không phải āpatti; biết là tội nhẹ; biết là tội nặng; có giới và thu thúc trong Biệt biệt giải thoát thu thúc giới; có đều đủ ācāra và gocāra; có sự lo sợ trong tội lỗi dầu là nhỏ nhen chút ít.

26) Trò đối với thầy có 5 điều: phải hết lòng thương yêu thầy; phải hết lòng tín ngưỡng thầy; phải hết lòng hổ thẹn tội lỗi; phải hết lòng tôn kính thầy; phải hết lòng nhớ tưởng thầy.

27) Ông thầy đáng cho trò nương nhờ có 7 điều: ông thầy phải có lòng từ ái bình đẳng; ông thầy phải có giới tinh nghiêm; ông thầy phải đáng cho trò tôn trọng; ông thầy phải nhịn nhục, khi trò bất bình, thầy tùy cơ cảm hoá trò; ông thầy phải biết lý đạo cao siêu và biết cách giảng giải theo sức của trò; ông thầy phải ngăn ngừa không cho trò làm điều vô ích tội lỗi; ông thầy phải tìm phương pháp chỉ dẫn trò cho mau được tiến hoá.

28) Bát có 2 thứ: bát làm bằng đất; bát làm bằng sắt. Chỉ được dùng 2 thứ ấy thôi.

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app