Chương 10: Tám Dòng Phước-Thiện
Đối với người cận-sự-nam (upāsaka), cận-sự- nữ (upāsikā) có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới.
Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đã quy y Tam- bảo là quy-y Đức-Phật-bảo, quy-y Đức-Pháp- bảo, quy-y Đức-Tăng-bảo và đã thọ trì ngũ-giới là tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.
Như vậy, Tam-bảo và ngũ-giới gồm có 8 pháp đó là 8 dòng phước 8 dòng thiện chảy triền miên bất tận với thời gian.
Trong 8 dòng phước-thiện này, ngũ-giới là 5 dòng phước, dòng thiện, còn là 5 pháp đại-thí đối với tất cả chúng-sinh vô lượng.
Như Đức-Phật thuyết dạy trong bài kinh Abhisandasutta(1) có 8 dòng phước, dòng thiện được tóm lược ý nghĩa như sau:
– Này chư tỳ-khưu! Tám dòng phước, dòng thiện này sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
Tám dòng phước, tám dòng thiện ấy là thế nào? 1- Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã kính xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo.
– Này chư tỳ-khưu! Đó là dòng phước, dòng thiện thứ nhất sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an- lạc lâu dài.
2- Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật- giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã kính xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp-bảo.
– Này chư tỳ-khưu! Đó là dòng phước, dòng thiện thứ nhì sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an- lạc lâu dài.
3- Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã kính xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo.
– Này chư tỳ-khưu! Đó là dòng phước, dòng thiện thứ ba sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an- lạc lâu dài.
– Này chư tỳ-khưu, năm loại bố-thí gọi là 5 đại- thí cao quý mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá khứ không từng sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị- lai cũng sẽ không sao nhãng. Nên biết rằng:
Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện-trí, trải qua từ ngàn xưa.
Năm loại bố-thí gọi là 5 đại-thí ấy là thế nào?
4- Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã từ bỏ sự sát-sinh, hoàn toàn tránh xa sự sát-sinh.
– Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ- tử hoàn toàn tránh xa sự sát-sinh gọi là bố-thí sự vô hại, sự an toàn sinh mạng của tất cả chúng- sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài.
Khi đã bố-thí sự vô hại, sự an toàn sinh mạng, sự không oan trái, sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài, thì bậc Thánh ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh ấy.
– Này chư tỳ-khưu! Đó là sự bố-thí thứ nhất gọi là đại-thí cao quý, mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không từng sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng.
Nên biết rằng: Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện- trí, trải qua từ ngàn xưa.
– Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tư sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
5- Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã từ bỏ sự trộm-cắp, hoàn toàn tránh xa sự trộm-cắp.
– Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ- tử hoàn toàn tránh xa sự trộm-cắp gọi là bố-thí sự vô hại, sự an toàn tài sản của tất cả chúng- sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài.
Khi đã bố-thí sự vô hại, sự an toàn tài sản, sự không oan trái, sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài, thì bậc Thánh ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh ấy.
– Này chư tỳ-khưu! Đó là sự bố-thí thứ nhì gọi là đại-thí cao quý, mà chư thiện trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không từng sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng.
Nên biết rằng: Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện- trí, trải qua từ ngàn xưa.
– Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ năm sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
6- Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã từ bỏ sự tà-dâm, hoàn toàn tránh xa sự tà-dâm.
– Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ- tử hoàn toàn tránh xa sự tà-dâm gọi là bố-thí sự vô hại, sự an toàn (vợ, chồng, con của người khác), bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài.
Khi đã bố-thí sự vô hại, sự an toàn hạnh phúc gia đình, sự không oan trái, sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài, thì bậc Thánh ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh ấy.
– Này chư tỳ-khưu! Đó là sự bố-thí thứ ba gọi là đại-thí cao quý, mà chư thiện-trí, sa-môn, bà- la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không từng sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng.
Nên biết rằng: Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện- trí, trải qua từ ngàn xưa.
– Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ sáu sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
7- Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh-thanh-văn đệ-tử đã từ bỏ sự nói-dối, hoàn toàn tránh xa sự nói-dối.
– Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ- tử hoàn toàn tránh xa sự nói-dối gọi là bố-thí sự vô hại, sự an toàn (không gây thiệt hại), bố- thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài.
Khi đã bố-thí sự vô hại, sự an toàn không thiệt hại, sự không oan trái, sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài, thì bậc Thánh ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh ấy.
– Này chư tỳ-khưu! Đó là sự bố-thí thứ tư gọi là đại-thí cao quý, mà chư thiện trí, sa-môn, bà- la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không từng sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng.
Nên biết rằng: Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện- trí, trải qua từ ngàn xưa.
– Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ bảy sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
8- Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này bậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã từ bỏ sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi (thất niệm) trong mọi thiện- pháp, hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh dể duôi (thất niệm) trong mọi thiện-pháp.
– Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ- tử hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi (thất niệm) trong mọi thiện-pháp, gọi là bố-thí sự vô hại, sự an toàn (không gây ra tai hại), bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài.
Khi đã bố-thí sự vô hại, sự an toàn, không gây ra sự tai hại, sự không oan trái, sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài, thì bậc Thánh ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh ấy.
– Này chư tỳ-khưu! Đó là sự bố-thí thứ năm gọi là đại-thí cao quý, mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không từng sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng.
Nên biết rằng: Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện- trí, trải qua từ ngàn xưa.
– Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tám sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
– Này chư tỳ-khưu! Đó là tám dòng phước, dòng thiện sẽ cho quả tái-sinh lên cõi trời, hưởng quả an-lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc, đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài”.
Trong bài kinh này, Đức-Phật thuyết giảng phép quy-y Tam-bảo và ngũ-giới gọi là tám dòng phước, dòng thiện như sau:
“Aṭṭhime bhikkhave puññābhisandā kusalā- bhisandā…”.
– Này chư tỳ-khưu! Tám dòng phước, dòng thiện…
* Abhisanda: Dòng là một danh từ cụ thể, diễn tả sự trôi chảy triền miên bất tận.
Trong bài kinh này, Đức-Phật đã cụ thể hóa phép quy y Tam-bảo và ngũ-giới gọi là tám dòng phước (puññābhisandā), dòng thiện (kusalā- bhisandā) đó là dục-giới đại-thiện-tâm sinh rồi diệt, trôi chảy triền miên bất tận thành dòng sinh diệt theo các lộ-trình-tâm.
Để giữ gìn tám dòng phước, dòng thiện này được phát triển triền miên bất tận, thì người cận- sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch vững vàng nơi Tam-bảo, có dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ luôn luôn quy-y nương nhờ nơi Tam-bảo là quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp-bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo.
Như vậy, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ luôn luôn trang điểm Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo ở trong đại-thiện-tâm của mình.
Và người cận-sự-nam, cận-sự-nữ biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm tránh xa sự sát- sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.
Như vậy, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đang giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn.
Thật ra, nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nào dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào cũng không từ bỏ quy-y Tam-bảo, vẫn có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, vẫn duy trì sự quy-y Tam-bảo thì 3 dòng phước, dòng thiện vẫn còn hiện hữu đối với người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy.
Và sự thật, giữ gìn ngũ-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, đó là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người nói chung, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nói riêng. Còn phạm điều-giới nào trong ngũ-giới hợp đủ chi-pháp của điều-giới ấy, mới thật là điều khó khăn, mà không phải ai cũng có thể phạm điều-giới ấy được.
Nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự sát- sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, thì người cận-sự-nam, cận-sự- nữ ấy biết tôn trọng ngũ-giới hơn cả sinh mạng của mình, bởi vì người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nghĩ rằng:
“Sinh mạng của con người sớm hoặc muộn sẽ bị mất (chết), còn giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn thì tạo đại-thiện-nghiệp giữ giới, cho quả báu tốt an-lạc trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị lai”.
Cho nên, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, thì 5 dòng phước, dòng thiện vẫn còn chảy triền miên bất tận đối với người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy.
Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày đối với người cận-sự-nam, cận-sự-nữ còn là hạng phàm- nhân, chưa phải bậc Thánh-nhân, đôi khi bị dể duôi, quên mình, hoặc do năng lực của phiền- não cám dỗ, nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nào lỡ phạm điều-giới nào trong ngũ-giới, tạo ác-nghiệp điều-giới ấy. Sau đó, người cận-sự- nam, cận-sự-nữ ấy biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê- sợ tội-lỗi, nên sám hối tội-lỗi, rồi tự mình xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới trở lại.
Sau khi thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới xong, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy trở thành người có ngũ-giới trở lại như trước, làm cho tám dòng phước, dòng thiện được chảy triền miên bất tận trở lại.