Chương 5: Nhận Xét Về Nghiệp Và Quả Của Nghiệp Ngũ-Giới

Ngũ-giới (pañcasīla) là thường-giới (nicca- sīla) của tất cả mọi người trong đời, không ngoại trừ một ai cả, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc, người có thọ trì ngũ-giới hoặc người không có thọ trì ngũ-giới.

–   Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê- sợ tội-lỗi, giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn thì người ấy đã tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp ngũ-giới, rồi hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

–   Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, phạm điều-giới nào trong ngũ-giới thì người ấy đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, rồi phải chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

*  Ác-Nghiệp Và Quả Của Ác-Nghiệp Ngũ-Giới

Ác-nghiệp ngũ-giới trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm).

12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) đó là 8 tham-tâm + 2 sân-tâm + 2 si-tâm.

8 tham-tâm là:

1-    Tham-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động.

2-     Tham-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, cần tác-động.

3-    Tham-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động.

4-    Tham-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.

5-    Tham-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, không cần tác-động.

6-     Tham-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, cần tác-động.

7-     Tham-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động.

8-    Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.

2 sân-tâm là:

1-     Sân-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động.

2-     Sân-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động.

2 si-tâm là:

1-    Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi.

2-    Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm.

* Ác-nghiệp ngũ-giới trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) cho quả trong 2 thời-kỳ:

–   Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

–  Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại.

1-  Thời-Kỳ Tái-Sinh Kiếp Sau (Paṭisandhikāla)

Người nào phạm điều-giới nào trong ngũ-giới, đã tạo ác-nghiệp phạm giới.

Sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp phạm giới trong 11 bất-thiện-tâm (ác-tâm) (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm(1)) có cơ hội cho quả có 1 quả-tâm đó là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭi- sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.

–   Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp trong tham-tâm có nhiều năng lực làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì hoá-sinh làm loài ngạ-quỷ hoặc loài a-su-ra thường có tham-tâm thèm khát.

–   Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp trong sân-tâm có nhiều năng lực làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì hoá-sinh làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục thường bị thiêu đốt, bị hành hạ.

–   Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả ác-nghiệp trong si-tâm làm phận sự tái-sinh  kiếp sau thì sinh làm loài súc-sinh có tính si-mê.

2-   Thời-Kỳ Sau Khi Đã Tái-Sinh (pavattikāla) Kiếp Hiện-Tại

Bất-thiện-nghiệp ngũ-giới trong 12 bất-thiện- tâm trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavatti- kāla) kiếp hiện-tại có cơ hội cho quả có 7 quả- tâm là 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm là quả của bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm).

7  bất-thiện-quả vô-nhân-tâm:

1- Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, thấy đối-tượng sắc xấu.

2- Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, nghe đối-tượng thanh dở.

3- Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, ngửi đối-tượng hương mùi hôi.

4- Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, nếm đối-tượng vị dở.

5- Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ khổ là quả của ác-nghiệp, xúc giác đối-tượng xúc xấu.

6- Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, tiếp nhận 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc xấu.

7- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc xấu.

Đó là 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm là quả-tâm của ác-nghiệp trong ác-tâm tiếp xúc biết các đối- tượng xấu.

*  Đại-Thiện-Nghiệp Và Quả Của Đại-Thiện- Nghiệp Ngũ-Giới

Đại-thiện-nghiệp ngũ-giới trong 8 dục-giới đại-thiện-tâm.

8  đại-thiện-tâm là:

1-   Đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

2-   Đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

3-   Đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

4-   Đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

5-   Đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

6-   Đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

7-   Đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

8-   Đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

* Đại-thiện-nghiệp ngũ-giới trong 8 dục-giới đại-thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:

– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

–  Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại.

1- Thời-Kỳ Tái-Sinh Kiếp Sau (paṭisandhikāla)

Người nào giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn tạo đại-thiện-nghiệp ngũ-giới.

Sau khi người ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp ngũ-giới có cơ hội cho quả có 9 quả-tâm đó là 8 đại-quả-tâm và 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, 9 quả-tâm này gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện- dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.

8 đại-quả-tâm này có mỗi quả tâm tương xứng với 8 đại-thiện-tâm về đồng sinh với thọ, về hợp với trí-tuệ, về tác-động như sau:

8 đại-quả-tâm là:

1-   Đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

2-   Đại-quả-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

3-   Đại-quả-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

4-   Đại-quả-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

5-   Đại-quả-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

6-   Đại-quả-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

7-   Đại-quả-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

8-   Đại-quả-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

8 đại-quả-tâm này chia ra làm 2 loại quả-tâm:

–   4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ.

–   4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ.

* Trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau:

–    Nếu 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm người thì thuộc về hạng người tam- nhân(1)(tihetukapuggala) từ khi đầu thai làm người.

Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người tam- nhân vốn dĩ có trí-tuệ, nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì có khả năng dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc các phép thần-thông.

Nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành 4 bậc Thánh- nhân cao thượng trong Phật-giáo.

–    Nếu 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận sự trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm người thì thuộc về hạng người nhị-nhân (dvihetukapuggala) từ khi đầu thai làm người.

Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người nhị- nhân vốn dĩ không có trí-tuệ, nếu người nhị- nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì không có khả năng chứng đắc bậc thiền nào cả.

Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc Thánh- đạo, Thánh-quả nào cả.

–    Nếu 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp bậc thấp làm phận sự trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm người thì thuộc về hạng người vô- nhân(1)(ahetukapuggala) đui mù, câm điếc  từ khi đầu thai làm người.

Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người vô- nhân đui mù, câm điếc, tật nguyền,… hiểu biết bình thường không học hành được.

Tuy nhiên nếu người ấy đui mù, câm điếc, tật nguyền trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavatti- kāla) kiếp hiện-tại thì không thể gọi là người vô- nhân được.

* Người thiện-trí giữ giới ấy sau khi chết, nếu đại-thiện-nghiệp giữ giới có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau hoá-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trong 6 cõi trời dục-giới thì:

– Có hạng thiên-nam, thiên-nữ tam-nhân có nhiều oai lực, có hào quang sáng ngời.

– Có hạng thiên-nam, thiên-nữ nhị-nhân có ít oai lực, có hào quang không rộng,

– Có hạng thiên-nam, thiên-nữ vô-nhân có rất ít oai lực, có hào quang kém bậc thấp trong cõi trên mặt đất (bhummaṭṭhadevatā).

2- Thời-Kỳ Sau Khi Đã Tái-Sinh (Pavattikāla) Kiếp Hiện-Tại

Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại là loài người hoặc là vị thiên-nam, vị thiên-nữ ấy, 8 đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện- tâm cho quả gồm có 8 đại-quả-tâm và 8 thiện- quả vô-nhân-tâm gồm có 16 quả-tâm là quả của đại-thiện-nghiệp tiếp xúc với những đối-tượng tốt đáng hài lòng.

8 Thiện-Quả Vô-Nhân-Tâm

1- Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, thấy đối-tượng sắc tốt đáng hài lòng.

2- Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, nghe đối-tượng thanh hay đáng hài lòng.

3- Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, ngửi đối-tượng hương thơm đáng hài lòng.

4- Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, nếm đối-tượng vị ngon đáng hài lòng.

5- Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ lạc là quả của đại-thiện-nghiệp, xúc-giác đối-tượng xúc tốt đáng hài lòng.

6- Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, tiếp nhận 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc tốt đáng hài lòng.

7-  Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc tốt đáng hài lòng.

8-  Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ hỷ là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc tốt đáng hài lòng.

Đó là 8 thiện-quả vô-nhân-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp giữ giới trong đại-thiện-tâm tiếp xúc biết các đối-tượng tốt đáng hài lòng, tâm an-lạc đối với loài người hoặc vị thiên-nam, vị thiên-nữ trong 6 cõi trời dục-giới.

Người Tại Gia Với Điều Kinh Sợ, Oan Trái

Trong đời này, người tại gia có điều kinh sợ (bhaya), điều oan trái (vera) làm cho thân tâm khổ não do nguyên nhân phạm ngũ-giới, không có giới. Và người tại gia không có điều kinh sợ (abhaya), không có điều oan trái (avera) làm cho thân tâm an-lạc do nguyên-nhân giữ gìn ngũ- giới của mình được trong sạch và trọn vẹn.

Nên tìm hiểu trong bài kinh Verasutta(1), mà Đức-Phật thuyết dạy ông phú hộ Anāthapiṇḍika, được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, ông phú hộ Anāthapiṇḍika đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ; khi ấy, Đức-Thế-Tôn thuyết dạy ông phú hộ Anāthapiṇḍika rằng:

Này ông phú hộ! Người tại gia không diệt được 5 điều kinh sợ, điều oan trái, Như-lai gọi là người phạm giới, người không có giới.

Sau khi người ấy chết, ác-nghiệp phạm giới ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục.

Năm điều kinh sợ, điều oan trái ấy là gì?

Năm điều kinh sợ, điều oan trái ấy là sự sát- sinh, sự trộm-cắp, sự tà-dâm, sự nói-dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sinh dể duôi trong mọi thiện-pháp.

–    Này ông phú hộ! Người tại gia nào không diệt được 5 điều kinh sợ, điều oan trái ấy, Như- lai gọi là người phạm giới, người không có giới.

Sau khi người ấy chết, ác-nghiệp phạm giới ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục.

–    Này ông phú hộ! Người tại gia nào diệt được 5 điều kinh sợ, điều oan trái ấy, Như-lai gọi là người có giới trong sạch.

Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp giữ giới ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới.

Năm điều kinh sợ, điều oan trái phát sinh do nhân nào?

Năm điều kinh sợ, điều oan trái phát sinh là do sự sát-sinh, sự trộm-cắp, sự tà-dâm, sự nói- dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sinh dể duôi trong mọi thiện pháp.

–   Này ông phú hộ! Người tại gia nào diệt được 5 điều kinh sợ, điều oan trái ấy, Như-lai gọi là người có giới trong sạch.

Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp giữ giới ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới.

–   Này ông phú hộ! Người tại gia phạm điều- giới sát-sinh, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, phải chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân sát-sinh. Điều kinh sợ, điều oan trái ấy của người tại gia bị dập tắt bằng cách tránh xa sự sát-sinh.

Người tại gia tránh xa sự sát-sinh, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, không bị khổ thân, khổ tâm.

–   Này ông phú hộ! Người tại gia phạm điều- giới trộm-cắp, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, phải chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân trộm-cắp. Điều kinh sợ, điều oan trái ấy của người tại gia bị dập tắt bằng cách tránh xa sự trộm-cắp.

Người tại gia tránh xa sự trộm-cắp, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, không bị khổ thân, khổ tâm.

–   Này ông phú hộ! Người tại gia phạm điều- giới tà-dâm, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, phải chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân tà-dâm. Điều kinh sợ, điều oan trái ấy của người tại gia bị dập tắt bằng cách tránh xa sự tà-dâm.

Người tại gia tránh xa sự tà-dâm, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, không bị khổ thân, khổ tâm.

–   Này ông phú hộ! Người tại gia phạm điều- giới nói-dối, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, phải chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân nói-dối. Điều kinh sợ, điều oan trái ấy của người tại gia bị dập tắt bằng cách tránh xa sự nói-dối.

Người tại gia tránh xa sự nói-dối, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện- tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, không bị khổ thân, khổ tâm.

–   Này ông phú hộ! Người tại gia phạm điều- giới uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp vị-lai, phải chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp. Điều kinh sợ, điều oan trái ấy của người tại gia bị dập tắt bằng cách tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

Người tại gia tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp vị- lai, không bị khổ thân, khổ tâm.

Đức-Phật thuyết bài kệ:

“Người nào trong đời tạo ác-nghiệp.

Giết hại sinh-mạng của chúng-sinh,

Trộm-cắp tài sản của người khác,

Tà-dâm với vợ, chồng người khác,

Thường nói-dối không biết hổ-thẹn,

Thường uống rượu và các chất say,

Người ấy chưa tránh năm oan trái.

Gọi là người ác không có giới,

Là người si mê trước lúc chết,

Ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh,

Trong cõi địa-ngục chịu quả khổ.

Người nào trong đời tạo đại-thiện-nghiệp.

Không giết hại sinh-mạng chúng-sinh,

Không trộm-cắp của cải người khác,

Không tà-dâm với vợ, chồng người,

Không nói dối lừa gạt người khác,

Không uống rượu và các chất say,

Người ấy đã tránh năm oan trái.

Gọi là người thiện-trí có giới,

Có đại-thiện-tâm lúc lâm chung,

Đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội,

Cho quả tái-sinh trong kiếp sau,

Trong cõi thiện dục-giới an-lạc”.

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app