Nội Dung Chính
VIPASSANA ONLINE: CÁC HÀNH THIỀN HÀNG NGÀY & ÁP DỤNG DHAMMA VÀO CUỘC SỐNG? NGÀY THỨ 11 (5/8/2021)
ÁP DỤNG THIỀN VÀO CUỘC SỐNG – NGHE PHÁP VÀ HỎI ĐÁP CÙNG THIỀN SƯ NYANAVUDHA 6/8/2021
(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy)
Kính thưa Ngài cho con hỏi trong một thời thiền thì con có thể thực hành thiền định trước và thiền quán sau hay không. Nếu được thì con có thực hành niệm ân Đức Phật Arahaṃ được không?
Ngài trả lời câu hỏi này rằng là người thiền sinh thì có thể thực hành những đề mục bốn pháp bảo vệ thì bốn pháp bảo vệ này là những đề mục nó thuộc về thiền định, tuy nhiên đây là những pháp được Đức Phật Ngài hướng dẫn cho các hành giả thiền minh sát thực hành hằng ngày để có sự bảo vệ, khi thực hành bốn pháp bảo vệ này thì người thiền sinh sẽ được bình an và thoát khỏi những hiểm nguy trong quá trình hành thiền.
Bốn pháp bảo vệ này đó là:
_ Thứ nhất Pali phút 13:16 có nghĩa là cái sự rải tâm từ đến cho tất cả cuộc sống.
_ Thứ hai là chúng ta niệm tưởng tới những ân đức của Đức Phật, giáo pháp hoặc chư Tăng Pali phút 13:30. Thường thì hành giả niệm về ân Đức Phật.
_ Thứ ba là niệm về sự chết Pali phút 13:43.
_ Và cái thứ tư là Pali phút 13:47 có nghĩa là niệm tưởng về những thân phần ô trược và dơ bẩn của cơ thể.
Ở đây hành giả thực hành bốn pháp bảo vệ này. Đối với tâm từ thì khi hành giả rải tâm từ thì cái sự tâm từ này nó sẽ bảo vệ hành giả trong suốt một ngày, tránh khỏi những hiểm nguy, những hữu tình có những chúng sanh xung quanh chúng ta hữu hình cũng như là vô hình thì khi chúng ta phát triển được cái tâm từ thì những chúng sanh này không có oan trái với chúng ta hoặc không có gây hại cho chúng ta. Khi mà chúng ta niệm tưởng tới ân đức của Đức Phật, giáo Pháp hay chư Tăng thì ở đây hành giả chỉ nên chọn một trong ba cái ân đức này để niệm tưởng mà thôi, chẳng hạn bạn có thể thực hành niệm ân đức Phật nhưng nếu mà có một số người không có đức tin vào một cá nhân thì người này có thể thử niệm tưởng về ân đức của giáo pháp là khả năng thanh lọc tâm và những phiền não thì ở đây khi mà có đức tin và sự niệm tưởng vào Phật, Pháp và Tăng thì người này có được sự tự tin, vững tin khi mà đối diện với những sợ hãi.
Khi hành thiền thì hành giả đôi lúc đối diện với những hình ảnh sợ hãi trong tâm hay là những cơn đau nó rất là dữ dội thì ở đây nếu hành giả có cái sự nương tựa vào Phật, Pháp hay Tăng thì nó sẽ hỗ trợ cho hành giả vượt qua được những nỗi sợ hãi này, mà tâm không có bị chấn động hay xao động trước những nỗi sợ hãi. Khi hành giả niệm tưởng về sự chết thì ở đây hành giả phát triển được cái sự tự tin và hết lòng với sự tu tập, chẳng hạn như khi đối diện với những cơn đau rất là khốc liệt thì người hành giả niệm tưởng về sự chết, có nghĩa là trước sau thì cái sự chết là điều chắc chắn nó không thể tránh khỏi và khi mà niệm tưởng như vậy thì hành giả có sự nỗ lực, có sự dũng mãnh không có sợ, không có sợ chết. Và cái thứ tư đó là niệm tưởng về cái thân phần ô trược của cơ thể chẳng hạn như: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận v.v… thì ở đây có hình ảnh hay là có những tưởng tượng hay là cũng có cảm giác cảm thọ nó xuất hiện trong lúc hành thiền rất là an lạc, rất là xinh đẹp.
Khi mà niệm tưởng đến những thân phần ô trược này thì người hành giả không có dính mắc vào những hình ảnh hay những cảm giác đó, không có dính mắc vào cơ thể của mình, cũng như cơ thể của những người khác giới cho nên cái việc hành thiền nó được thuận lợi khi nó gặp phải những chướng ngại như là hỷ lạc và cái tâm dính mắc thì người thiền sinh không có bị kẹt lại ở đây. Và Ngài khuyên tất cả hành giả mỗi ngày nên thực hành bốn pháp bảo vệ này một lần và mỗi pháp thì chúng ta thực hành khoảng một phút, bốn pháp này chúng ta thực hành trong khoảng tối đa là năm phút và không có nên thực hành lâu bởi vì đây là cái đề mục thiền định và chúng ta nên thực hành khoảng tầm năm phút là đủ và thường thì những thiền sinh họ thực hành cái pháp này vào thời thiền đầu tiên trong ngày và tối đa thì Ngài hướng dẫn thiền sinh tối đa hai lần mà thôi, bình thường là một lần, tối đa là hai lần, chúng ta không có nên thực hành bốn pháp này dành thời gian quá lâu cho nó.
Và Ngài khuyên tất cả thiền sinh không có nên thực hành thiền định với thiền quán một cách xen kẽ, chẳng hạn như một giờ chúng ta ngồi hành thiền định, giờ tiếp theo chúng ta thiền quán, giờ tiếp theo nữa chúng ta thiền định, cứ như vậy thì hành giả không có phát triển được cái việc hành thiền. Và Ngài nói trong một khoảng thời gian mình cần phải chuyên chú vào một phương pháp ví dụ thiền định thì chúng ta chuyên chú vào khoảng thời gian liên tục, thiền quán thì chúng ta tập trung vào thiền quán liên tục. Ngài hy vọng là thiền sinh sẽ nắm được câu trả lời của Ngài.
Kính thưa Ngài con hành thiền với tâm hời hợt trên đề mục phồng xẹp hoặc là không có quan sát phồng xẹp mà chỉ để ý tâm chánh niệm hay biết thì rất là thoải mái và dễ chịu. Và lúc này thì tâm của con nó cũng không có căng thẳng và nó dễ dàng hay biết cái sự phóng tâm này ngay lập tức nhưng mà con có cảm giác hình như con hành thiền như vậy thì không có đúng với hướng dẫn của Ngài. Con không biết là con có bị thiếu tinh tấn trong tình huống này không? Xin Ngài chỉ rõ.
Thì Ngài trả lời câu hỏi này của quý thiền sinh rằng: nếu mà một người quan sát hời hợt trên đề mục không có chìm sâu vào, quan sát một cách cẩn trọng có cái sự hướng tâm nỗ lực thì tâm của người thiền sinh không có dính chặt ở trên đề mục mà nó hời hợt ở trên bề mặt nó không có dính chặt vào, nó không có chìm sâu vào cho nên trong khoảnh khắc đó nó không phát triển được định tâm và do không phát triển được định cho nên tuệ minh sát hay là Vipassana 22:32 không có sinh khởi trong tâm của thiền sinh được do định tâm yếu ớt. Đôi khi thiền sinh nghĩ rằng cứ để tâm của mình nó thư thái nhẹ nhàng rồi nó hay biết tất cả những cái hiện tượng ở trên cơ thể, cũng như các suy nghĩ mà không cần phải tập trung vào bất cứ một đối tượng nào, cứ để cho nó lớt phớt trên cơ thể những hiện tượng như vậy. Ở đây Ngài nói cái điều này nó không thể nào duy trì được trạng thái quan sát trong thời gian dài bởi vì người thiền sinh sẽ rớt khỏi trạng thái là ghi nhận liên tục do lực tinh tấn nó yếu cho nên người thiền sinh khó mà tiếp tục được cái việc chánh niệm một cách liên tục, vậy thì Ngài sách tấn thiền sinh là nên phát triển cái sự tinh tấn nỗ lực để mà có thể dính chặt bám sát đề mục và đi sâu thâm nhập vào đề mục để hiểu rõ được đề mục một cách rõ ràng. Thông qua cái việc nỗ lực tinh tấn và bám sát đề mục như vậy người thiền sinh sẽ phát triển được định và qua định được phát triển thì tuệ nó được phát triển.
Thì Ngài giảng rằng sẽ không có hiệu quả việc là người thiền sinh để cái tâm nó hời hợt và nó thư thái trong việc ghi nhận một cách dễ dàng không có nỗ lực, cứ để cái tâm của mình nó lớt phớt đến nhiều đối tượng. Đôi khi người thiền sinh sẽ thấy là nó hiệu quả nhưng mà cái việc này nó không có kéo dài lâu, thường thì người thiền sinh cảm thấy mình ghi nhận như vậy thì nó rất hiệu quả nhưng mà nó không thể kéo dài được tình huống này bởi vì tâm nó không có được phát triển. Ở đây có một số tình huống người thiền sinh có thể thực hành như vậy nhưng mà chỉ thực hành trong một thời gian ngắn mà thôi giống như trước đây Ngài đã từng hướng dẫn, người thiền sinh ghi nhận cơn đau và cơn đau nó rất là khủng khiếp, rất là đau, người thiền sinh điều đầu tiên là đi sâu vào trong đề mục để ghi nhận một cách nỗ lực, tinh tấn và khi mà đi sâu vào như vậy thì tâm trong khoảnh khắc quá nỗ lực tự nhiên nó mờ đi, nó mờ đi nó thấy đối tượng đau không có rõ ràng nữa và nó căng thẳng khó chịu, bực bội, những trạng thái chướng ngại bắt đầu xuất hiện thì lúc này người thiền sinh cảm thấy khó kham nhẫn, lúc đầu chúng ta trong khoảnh khắc này chúng ta đưa tâm ra xa và chúng ta ghi nhận một cách hời hợt cái cơn đau nhưng điều này chỉ nên ghi nhận trong khoảng một lúc, một thời gian ngắn thôi. Sau đó chúng ta lại đưa cái tâm trở lại đi sâu vào đề mục, ghi nhận một cách chính xác cẩn trọng thì ở đây một trong những tình huống mà nó hiếm gặp là phương pháp hành thiền của Ngài thiền Sư cho phép thiền sinh ghi nhận một cách hời hợt trong một khoảng thời gian ngắn, còn hầu hết các trường hợp còn lại thiền sinh luôn được yêu cầu là cần phải nỗ lực, tinh tấn ghi nhận và liên tục bám sát vào đề mục.
Ngài hy vọng người thiền sinh sẽ nắm được câu trả lời của Ngài.
Khi nghe giảng pháp là tâm của con bị si mê chi phối, con rất là buồn ngủ nhưng mà khi thời pháp qua đi thì tâm con nó trở lại tỉnh táo. Con không biết phải làm sao? Con đã cố gắng đi kinh hành cũng như cố gắng tỉnh táo nhưng mà nó vẫn không được.
Ở đây trong lúc nghe pháp thì cũng giống như trong lúc ngồi thiền thì trước đây Ngài đã hướng dẫn là khi buồn ngủ trong lúc ngồi thiền thì hành giả phải làm gì? Ở đây có một số thiền sinh mới thì con xin phép giải thích lại đó là khi mà tâm nó dã dượi lười biếng buồn ngủ thì thiền sinh phải phát triển hai trạng thái tâm sở đó là tâm sở tầm và tâm sở tinh tấn. Tâm sở tầm là cái sự nhắm đề mục một cách chính xác, hướng tâm mình tới đúng cái đề mục và tâm sở tinh tấn là cái sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm để đưa tâm tới ở trên trực tiếp thẳng vào đối tượng, mặt đối mặt với đối tượng để ghi nhận. Thì khi mà có hai cái trạng thái tâm sở này đó là tầm và tấn thì người thiền sinh không thể nào mà buồn ngủ được. Ở đây trong một thời gian nghe pháp cũng vậy nếu người thiền sinh có tầm và có tấn thì không thể nào sinh lên cái trạng thái dã dượi buồn ngủ.
Ở đây cái sự tâm sở tầm có nghĩa là sự nhắm cái đề mục thì thiền sinh cần phải nhắm vào cái đề mục là âm thanh, phải hướng tâm mình tới âm thanh và về vấn đề phát triển tâm sở tầm và tinh tấn thì người thiền sinh phải coi lại là mình có cái sự khao khát, có cái sự muốn nghe pháp hay không? Cái tâm mình nó có muốn nghe không? Nó có muốn hiểu cái bài pháp này hay không? Nó có thích thú trong cái nội dung của bài pháp hay không?
Nếu mà người thiền sinh không có những trạng thái tâm này, có nghĩa là tâm nó không có thích nghe pháp, nó nghe nó cũng không có thấy hứng thú cũng như không có muốn tìm hiểu những điều mà Ngài thiền Sư giảng cũng không có hứng thú cho lắm thì lúc này sự tinh tấn khó mà sinh khởi cho được. Cho nên nếu mà người thiền sinh không có thích nghe, không có muốn nghe thì ở đây cái sự nỗ lực, cái sự tinh tấn nó khó được sinh khởi lên. Nhưng nếu người thiền sinh phát triển được hai trạng thái tâm này có nghĩa là tâm nó nhắm chính xác vào âm thanh, hướng tâm tới âm thanh và tâm nó muốn nghe nó thích thú trong cái sự nghe pháp thì lúc này có hai trạng thái tâm là tầm và tấn thì người thiền sinh sẽ cảm thấy rất là tỉnh táo trong lúc nghe pháp.
Có một tình huống thứ hai nó khởi sanh lên vấn đề này đó là cái sự mất quân bình giữa định tâm và tinh tấn. Trong ngồi thiền cũng như trong việc nghe pháp cũng vậy, nếu người thiền sinh có định tâm nó vượt trội so với tinh tấn, định tâm ở đây chính là sự tập trung và tinh tấn là sự nỗ lực thì nếu sự tập trung của quý vị nó quá nhiều, mà cái tâm năng động và tươi mới thì nó lại ít thì lúc đó (nghe không rõ phút 34:22) trên trạng thái buồn ngủ. Cho nên Ngài chỉ rằng nếu mà buồn ngủ nó xuất hiện thì chúng ta không có nên tập trung quá, có nghĩa là tâm mình nó bình lặng, nó lặng xuống, bắt đầu nó chú tâm một cách yên tĩnh vào trong bài pháp và tâm lúc đó thì nó lại không có năng động, không có tươi mới, không có xông xáo thì lúc đó trạng thái dã dượi buồn ngủ nó dễ dàng sinh lên.
Nếu quý hành giả gặp buồn ngủ thường xuyên trong việc mà nghe pháp thì ở đây trước khi mà mình nghe pháp đó, trước khi thời nghe pháp diễn ra khoảng tầm vài phút thì chúng ta khi ngồi xuống nghe chúng ta nhắm mắt lại, chúng ta ngồi thiền trước khoảng vài phút (có thể là hai phút, ba phút gì đó) thì ở đây khi mà nhắm mắt trước thời pháp như vậy, chúng ta ghi nhận một cách nỗ lực cái chuyển động phồng xẹp hoặc là bất cứ cái đối tượng nào cũng được. Trước khi cái thời pháp như vậy chúng ta ghi nhận chánh niệm tâm trở nên năng động và có tinh tấn thì cái thời pháp nó sáng suốt hơn. Và trong quá trình nghe pháp cũng vậy, lúc quý vị nghe thì cũng nên có sự ghi nhận những trạng thái của thân cũng như là của tâm, chẳng hạn quý vị có thể vừa nghe pháp vừa quan sát phồng xẹp, ở đây hai việc này có thể làm song hành và xen kẽ với nhau, vừa nghe pháp vừa ghi nhận phồng xẹp làm hai việc cùng lúc như vậy thì tâm nó rất là năng động, tươi mới do nó bận rộn phải làm nhiều công chuyện khác nhau cho nên tâm tỉnh táo và không có rơi vào buồn ngủ.
Ngài hy vọng người thiền sinh sẽ nắm được cách giải quyết vấn đề này ạ.
Kính thưa Ngài khi con ngồi thiền con chú tâm ghi nhận phồng xẹp ở bụng, con chỉ ghi nhận được sự di chuyển, cảm giác nặng nhẹ. Con đã hướng tâm tới tầm và tấn như Ngài hướng dẫn nhưng vẫn không thấy được sự căng cứng hay các cảm giác khác như nóng, lạnh, run v.v… như trong hướng dẫn con được nghe. Xin Ngài giải thích cho con.
Ngài giảng rằng người thiền sinh của mình không có nên và cũng không có cần tìm kiếm những đối tượng, khi mà nó có nó xuất hiện thì chúng ta đưa tâm đến quan sát, khi nó không có thì thôi, chúng ta không có cần phải thắc mắc, lo lắng hay suy nghĩ là tại sao đối tượng này nó có? Tại sao đối tượng kia nó không có? Thì điều đó là điều không có cần thiết và khi mà một đối tượng nó xuất hiện chẳng hạn như sự chuyển động hay là sự nặng sự nhẹ thì người thiền sinh chỉ việc nhiệm vụ duy nhất đó là ghi nhận những cảm giác, những hiện tượng đó một cách cẩn trọng chi tiết, còn những đối tượng khác mà nó chưa xuất hiện hay là dù mình nghe pháp, mình nghe… Ngài thiền Sư giảng nó có hiện tượng như vậy như vậy nhưng bây giờ chúng ta chưa có thấy thì cứ kệ nó, mình không cần phải lo lắng, suy nghĩ, mong cầu và tìm kiếm.
Thì Ngài vẫn thường xuyên nhắc nhở quý vị thiền sinh của chúng ta rằng nhiệm vụ duy nhất và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của người thiền sinh đó là chúng ta phải quan sát được cái đề mục nó sinh khởi trong hiện tại. Những đề mục nào mà nó chưa sinh khởi thì người thiền sinh không có ghi nhận, cũng không có quan sát. Những đề mục nào nó đã diệt rồi thì người thiền sinh cũng không có quan sát cái đề mục đó. Ở đây trong cái thân cũng như tâm của chúng ta có bất cứ những cảm giác tư tưởng nào thì chúng ta phải hướng tâm tới và quan sát đối tượng đó và chúng ta phải dính chặt vào đối tượng, phải chìm sâu vào đối tượng để có thể ghi nhận chúng một cách rõ ràng với sự nỗ lực tinh tấn. Ở đây chẳng hạn trong sự nặng thì thiền sinh quan sát phồng xẹp thấy cái sự nặng, không chỉ có sự nặng đó thôi mà người thiền sinh phải nỗ lực để chìm sâu vào cảm giác nặng này bởi vì khi chìm sâu như vậy thì có khả năng người thiền sinh sẽ thấy thêm những cảm giác khác trong sự nặng, có những cảm giác trong sự nặng mà chúng ta chưa từng thấy thì khi mà quan sát một cách cẩn trọng dính chặt vào đối tượng và chìm sâu vào sự nặng thì có thể là thiền sinh sẽ thấy thêm những cảm giác mới cho nên đó là lý do mà Ngài khuyến khích thiền sinh là phải nỗ lực chìm sâu vào, không có nên hời hợt, cũng không có nên tìm kiếm những đối tượng khác.
Ngài hy vọng thiền sinh sẽ nắm được cái hướng dẫn của Ngài.
Có nhiều thiền sinh hỏi là tại sao ngồi thiền bằng tư thế kiết già là tốt nhất? Có những người ngồi lâu chân đau nhưng nghĩ tốt nên cố gắng duy trì tư thế này.
Thì giống như cái ngày đầu tiên vào khóa thiền Ngài cũng đã hướng dẫn cho quý thiền sinh, khi ngồi thiền không quan trọng tư thế là gì, mà quan trọng ngồi ở tư thế nào mà nó thoải mái nhất và nó lâu nhất, thì đó là cái điều quan trọng nhất. Bởi vì chúng ta phải ngồi thiền trong suốt một tiếng đồng hồ cho nên nếu chúng ta chọn tư thế mà nó không thoải mái thì những cơn đau nó sẽ sinh khởi lên và khi cơn đau nó sinh khởi thì nó trở nên rất là khó chịu, khó kham nhẫn, khủng khiếp thì lúc đó thiền sinh lại tiến hành đổi tư thế khác và cứ đổi qua đổi lại như vậy thì người thiền sinh sẽ khó mà phát triển được định tâm.
Ở đây tư thế ngồi thiền, tư thế nào nó không có quan trọng, mình không có nên có suy nghĩ rằng là chỉ có với tư thế này tôi mới có thể phát triển được định tâm, cũng như là thành tựu được những tuệ giác, đạo tuệ, quả tuệ, Niết bàn qua cái tư thế ngồi kiết già này mà thôi thì mình nghĩ như vậy nó không có chính xác. Đạo quả và Niết bàn, cũng như các tầng tuệ giác thì nó không có phụ thuộc vào một tư thế ngồi nào cả, mà ở đây nó tùy thuộc vào cái cách thức thực hành, còn tư thế thì tư thế nào chúng ta vẫn có thể phát triển được những tuệ giác, cũng như có thể thành tựu được đạo quả Niết bàn, ngay dù là hành giả có đang ngồi thiền hay là có đang đi hay là đang đứng, đang ngồi, đang nằm thì trong hoạt động hằng ngày nếu hành giả thực hành thiền minh sát thì trong khoảnh khắc đó hành giả có khả năng phát triển được những tuệ giác, cũng như những tầng của đạo quả và Niết bàn.
Ở đây Ngài có kể cho thiền giả của chúng ta nghe về câu chuyện của Ngài Ananda, Ngài Ananda thì Ngài thành đạt được ba tầng đạo quả cao nhất cho đến đạo quả A-la-hán trong tư thế là Ngài đang nghiêng người và nằm xuống, trong khoảnh khắc nghiêng người nằm xuống như vậy thì Ngài chánh niệm và Ngài thành tựu đạo quả A-la-hán. Thì ở đây đâu có phải là Ngài đang ngồi thiền để mà Ngài mới có thể thành tựu đạo quả đâu? Cho nên người thiền sinh chúng ta mà có cái tà kiến rằng là chỉ với tư thế ngồi kiết già thì mình mới có thể định tâm được hay là mình mới có thể thành tựu được đạo quả thì mình nên bỏ cái tà kiến đó. Nếu người thiền sinh có thể ngồi một cách thoải mái với tư thế kiết già thì thiền sinh cứ ngồi, điều này cũng tốt thôi. Nhưng nếu người thiền sinh cảm thấy quá khó khăn, phải nỗ lực cố gắng duy trì tư thế này với thân và tâm chịu sự đau đớn thì mình không có nên làm như vậy bởi vì mình nên chọn một tư thế thoải mái, với tư thế như vậy chúng ta có thể duy trì việc hành thiền thời gian dài để có thể ghi nhận một cách nó chính xác thoải mái thì đó là một cách thức đúng đắn.
Ngài hy vọng câu trả lời của Ngài sẽ giải quyết được những vấn đề của thiền sinh.
Kính bạch thiền Sư sau khi con thiền tọa xong thì chân con đau rất là nhiều. Con hỏi là có phương pháp xả thiền có được áp dụng trong việc hành trì tứ niệm xứ không ạ?
Ngài giảng rằng phương pháp hành thiền của chúng ta thì Ngài đã hướng dẫn một cách đầy đủ đến quý thiền sinh, tất cả chỉ có vậy mà thôi. Nó không có cái vấn đề là xả thiền bởi vì ở đây người thiền sinh phải liên tục ghi nhận chánh niệm trong từng khoảnh khắc dù đó là đối tượng nào đi nữa thì người thiền sinh vẫn có thể phát triển được chánh niệm và định tâm trên đối tượng đó. Ngay cả cơn đau cũng vậy, thiền sinh không nên nghĩ cơn đau một cái vấn đề để mà chúng ta phải đi giải quyết nó, mà cơn đau thật ra nó chỉ là một đối tượng để người thiền sinh phát triển sự chánh niệm định tâm. Trong thời của Đức Phật cũng như trong suốt khoảng thời gian nhiều hành giả đã thực hành thiền minh sát ghi nhận cơn đau thì đã thành tựu được đạo quả. Ở đây nếu thiền sinh kiên nhẫn nhẫn nại với cơn đau thì người thiền sinh vẫn có cái khả năng phát triển được những cái niệm, định, tuệ và đạo quả Niết bàn.
Khi thân của cô nó có nhiều trạng thái đau đớn như vậy thì đây là cơ hội để cô có thể phát triển được những trạng thái tâm kiên nhẫn, nhẫn nại, những trạng thái tâm buông xả, trạng thái tâm tha thứ và khả năng kiểm soát của tâm tức là những sức mạnh của tâm. Thông qua những cơn đau này chúng ta ghi nhận chánh niệm, chúng ta phát triển được rất là nhiều những phẩm tính tốt của tâm.
Cô cũng có thể phát triển cái sự quán tưởng, cái sự quán niệm để sinh khởi những trạng thái tâm tỉnh thức, xả ly và qua cái tình huống mà cô đang gặp chẳng hạn như cô có thể sinh khởi những trạng thái suy nghĩ như sau: “Cái bản chất của thân này là như vậy! Thân này nó có bản chất là đau đớn, bệnh hoạn và mình thì không có kiểm soát được nó. Nguyên nhân của cơn đau này đó là do có thân cho nên là mình phải khổ thân, đến lúc nào mà mình không có thân thì lúc đó mình mới thoát khỏi cái sự khổ thân được! Lúc nào mà mình còn cái thân này thì lúc đó cái khổ thân nó còn, nó không thể hết được! Do đó mình thực hành phương pháp thiền minh sát để chấm dứt hoàn toàn sự khổ thân và khổ tâm. Đến lúc nào mà mình phát triển được định, niệm, đạo quả Niết bàn thì lúc đó mình có thể chấm dứt được sự khổ thân”. Ở đây chúng ta có thể phát triển sự chánh niệm quán tưởng để tỉnh thức cái tâm của mình vào đúng bản chất của thân của chúng ta là bệnh tật, là đau đớn. Thì ở đây chúng ta có thể phát triển được những trạng thái tâm như vậy và trong Pali gọi là 1:00:09.
Ngài giảng rằng đau là một người bạn của chúng ta, chúng ta không có nên đối xử với cơn đau như một kẻ thù bởi vì cơn đau nó xuất hiện trong lúc ngồi thiền thì thiền sinh có thể phát triển được cái trạng thái tâm nó rất là vững mạnh, rất là kiên cố, phát triển được những trạng thái tâm tốt đẹp như Ngài vừa mới nói như là sự kiên nhẫn, tha thứ, buông xả và khả năng kiểm soát thì hãy coi đau như là một người bạn.
Câu hỏi thứ nhất là trong quá trình con hành thiền ngồi thì con có ghi nhận là có những lúc cảm giác phồng xẹp và hơi thở vào hơi thở ra trùng với nhau nhưng có những lúc thì không và có những lúc thì toàn bộ đầu óc con không có một cái gì hết cả, không quan sát được bất cứ một cảm giác gì và con biết chắc chắn là con không buồn ngủ. Con không biết điều hành thiền đấy đúng hay sai? Và câu hỏi thứ hai là xin Ngài chỉ dẫn cho cách đi lên cầu thang với chánh niệm.
Ngài giảng rằng ở đây nếu người thiền sinh thực hành thấy rằng khi mình hít vào bình thường là cái bụng nó sẽ phồng lên, khi mình thở ra thì bình thường cái bụng nó sẽ xẹp xuống thì đó là một suy nghĩ bình thường và một hiện tượng nó bình thường nó sẽ xảy ra như vậy. Tuy nhiên phồng xẹp có rất là nhiều những trạng thái, cũng như nhiều hình tướng hình thức khác nhau cho nên sẽ xuất hiện một số trường hợp là khi thiền sinh hít vào thì tự nhiên bụng nó lại xẹp và khi thở ra thì nó lại phồng lên, thì có những trạng thái như vậy thì người thiền sinh cảm thấy rất là khó hiểu nhưng mà ở đây đó là một hình thái tự nhiên của cơ thể và đây là một trạng thái bình thường khi mà người thiền sinh ghi nhận liên tục thì đôi khi nó sẽ xuất hiện rất là nhiều cái biểu hiện cũng như chuyển động, những hiện tượng của cái bụng của mình nó như vậy, đôi khi nó không có đi theo cái nguyên tắc bình thường.
Người thiền sinh mà quan sát cái sự phồng lên ví dụ quan sát phồng lên thì tự nhiên đang phồng như vậy thì giữa chừng nó lại xẹp thì đây là hiện tượng mà người thiền sinh có thể kinh nghiệm được quá trình hành thiền, có nghĩa là tiến trình phồng xẹp nó không có liên tục, mà tự nhiên giữa cái phồng nó lại xẹp hoặc là giữa cái xẹp nó lại phồng; hoặc là khi người thiền sinh quan sát trong cái bụng của mình, quan sát bên phải thì thấy nó phồng, cùng lúc bên đó thì bên trái nó lại xẹp, hoặc là trong cái bụng của mình thì ở phía trên phần trên của bụng là nó đang phồng lên, tự nhiên phía dưới của bụng nó lại xẹp xuống cùng một thời điểm cho nên khi xuất hiện những hiện tượng như vậy thì người thiền sinh cảm giác là tại sao tôi có thể vừa thở ra và vừa thở vào cùng một thời điểm. Thật ra nó không có phải, mà do những trạng thái, những đặc tính của phồng xẹp là nó có rất là nhiều những hiện tượng, những đặc tính khác nhau như vậy, có những hiện tượng người thiền sinh chưa bao giờ tưởng tượng, chưa bao giờ hình dung là nó xảy ra như vậy trên cái thân của mình.
Vấn đề câu hỏi thứ hai là chị không có thấy được bất cứ đối tượng nào ở trên thân của mình. Ở đây nếu mà xuất hiện hiện tượng như vậy thì chúng ta phải coi là tâm sở tầm là tâm nhắm đối tượng, tâm sở tinh tấn là sự nỗ lực ghi nhận nó có đủ hay không? Nếu hai tâm này nó không có đủ sức mạnh và năng lực thì đôi khi nó sinh ra hiện tượng như vậy đó là những đề mục nó mờ và biến mất. Thì ở đây việc đầu tiên khi mà mình thấy những đề mục mờ, không có xuất hiện, không có thấy cảm giác trên thân thì người thiền sinh đầu tiên là phải phát triển cho được cái tâm tinh tấn, có nghĩa là phải nỗ lực để hướng cái tâm lại gần đối tượng, áp sát tâm của mình vào đề mục, mặt đối mặt với đề mục. Khi tâm sở tinh tấn nó được phát triển như vậy thì có khả năng người thiền sinh sẽ thấy lại những đề mục một cách rõ ràng.
Ở đây khi mà thân không có cảm giác gì hết thì đầu tiên chúng ta phải tầm và tấn, có nghĩa là nhắm cho chính xác, rồi đưa tâm áp sát đề mục thì đôi khi chúng ta nhờ vậy sẽ thấy rõ được nhưng mà cũng có một số tình huống là khi mà chúng ta không có thấy dù đã phát triển được hai cái tâm này, hướng tâm như vậy mà cũng không thấy được đối tượng thì ở đây thiền sinh vẫn có thể thấy được cái tư thế mà mình đang ngồi, cái tư thế ngồi của mình mình nhắm mắt lại mình vẫn cảm giác được cái toàn thân đang ngồi; thứ hai là chúng ta vẫn thấy được những điểm xúc chạm, chẳng hạn như cảm giác hai tay chạm vào nhau, cảm giác bàn tọa nó xúc chạm với sàn hay là cảm giác ở mắt cá chân với sàn chẳng hạn thì người thiền sinh chuyển đối tượng ghi nhận “ngồi đụng, ngồi đụng” ghi nhận như vậy.
Thì khi mà ghi nhận “ngồi” thì người thiền sinh quét cảm giác từ phía dưới bàn tọa lên tới đỉnh đầu, lướt cảm giác của toàn thân từ dưới lên trên một cách nhanh chóng và khi niệm “đụng” thì hướng cái tâm tới để hay biết cái cảm giác xúc chạm. Có thể trong thiền sinh thì biết được nhiều cảm giác xúc chạm khác nhau nhưng mà chỉ nên chọn hai điểm thôi, hai điểm nào mà mình cảm thấy nổi bật nhất và dễ ghi nhận nhất, đó là đối với thiền sinh mới tập phương pháp ngồi đụng. Thì đối với thiền sinh mới tập thì nên chọn hai điểm chẳng hạn như mắt cá chân bên trái và mắt cá chân bên phải chẳng hạn hai cái điểm hoặc là mắt cá chân với bàn tay, thì mình có thể chọn hai điểm bất kỳ, sau đó thì mình niệm là “ngồi” mình quét toàn thân, sau đó mình niệm “đụng” thì mình chọn điểm thứ nhất chẳng hạn mắt cá chân bên trái, rồi chúng ta niệm ngồi là chúng ta lại quét cảm giác toàn thân; rồi chúng ta niệm đụng chúng ta hướng tới điểm xúc chạm thứ hai đó là mắt cá chân phía bên kia.
Thì ở đây niệm “ngồi, đụng” là điểm đụng thứ nhất, niệm “ngồi đụng” thì qua điểm đụng thứ hai là người thiền sinh ghi nhận như vậy. Thì ở đây khi người thiền sinh mà ghi nhận sự ngồi đụng như vậy nhưng mà có những cảm giác nó xuất hiện lại ở trên thân hoặc là hiện tượng phồng xẹp nó xuất hiện trở lại thì người thiền sinh hướng tâm mình để quan sát những cảm giác, những cảm thọ hoặc là sự phồng xẹp trở lại khi mà những hiện tượng này rõ thì chúng ta bỏ niệm ngồi đụng, chúng ta quay trở lại đề mục. Nhưng mà đôi khi khi mà hướng tâm tới sự đụng thì người thiền sinh cũng thấy nó biến mất luôn, không có thấy tư thế ngồi của mình, cũng không thấy bất cứ cảm giác nào ở trên thân cả thì lúc này tất cả những đề mục của thân thì nó biến mất thì lúc này người thiền sinh hướng tâm ghi nhận tâm hay biết của mình, tức là chúng ta niệm tâm thì chúng ta niệm là “biết, biết, biết” thì trong từng khoảnh khắc tâm lúc nào nó cũng có cái sự hay biết hết và mình biết là có cái tâm nó hay biết nó đang ở đó, chúng ta ghi nhận chánh niệm, hay biết quan sát cái trạng thái tâm này và khi chúng ta niệm “biết, biết, biết” như vậy thì chúng ta biết được cái gì?
Chúng ta biết là nó không có thấy cái gì cả, tâm của chúng ta nó thấy cái thân trống trơn, nó thấy cái thân không có hiện tượng gì hết thì lúc đó tâm nó có cái nhận thức là “mình không có thấy gì hết, thân của mình nó không có cái cảm giác gì hết” thì đó là sự hay biết và chúng ta chánh niệm trên sự hay biết đó và chúng ta niệm “biết, biết, biết”, khi niệm cái tâm hay biết này người thiền sinh phải rất là cẩn thận, phải rất là chi tiết bởi vì cái sự niệm tâm hay biết nó không có dễ, đôi khi nó khó và trong lúc này thì chúng ta nên có sự năng động, có sự cẩn trọng, chú tâm và phải đảm bảo rằng cái tâm chánh niệm hay biết của mình nó phải niệm chính xác vào cái tâm hay biết, có nghĩa chúng ta chánh niệm chính xác vào cái tâm hay biết của mình thì đó là một điều quan trọng và khi mà chúng ta niệm “biết, biết, biết” như vậy, cái đề mục của thân nó thân nó quay trở lại, chẳng hạn cái sự phồng xẹp hoặc là những cảm giác ở trên thân thì người thiền sinh không có niệm biết nữa, quay trở lại phồng xẹp hoặc là những cảm giác tiếp tục ghi nhận.
Tiếp theo Ngài sẽ hướng dẫn câu hỏi của chị về cách ghi nhận chánh niệm thế nào khi chúng ta lên cầu thang? Ở đây thì Ngài hướng dẫn một cách nó chi tiết, có nghĩa là chúng ta chánh niệm một cách nó chi tiết việc lên cầu thang thì thực hành như sau:
_ thứ nhất là chúng ta đang đứng trước cầu thang, khi chúng ta đang đứng như vậy thì ghi nhận trạng thái đứng này, toàn thân nó đang đứng và niệm là “đứng, đứng” thì chỉ cần ghi nhận như vậy khoảng một tới hai lần và khi niệm đứng thì người thiền sinh quét cảm giác toàn thân từ phía dưới chân lên tới đỉnh đầu một cách rất là nhanh chóng, như việc mà người thiền sinh ngồi và niệm ngồi đụng vậy thì niệm ngồi chúng ta quét từ dưới lên trên cái cảm giác toàn thân, thì ở đây niệm “đứng, đứng, đứng” cũng quét và quan sát một cách tổng quát cái cảm giác của toàn thân từ dưới lên trên, sau khi niệm khoảng một tới hai lần thì chúng ta thấy là nó có cái tác ý muốn đi, có nghĩa là tâm nó muốn bước lên cầu thang thì khoan vội hãy bước mà hãy ghi nhận tác ý này trước, lúc đang đứng chúng ta niệm là “muốn bước, muốn bước” hoặc là “muốn đi, muốn đi” thì niệm như vậy khoảng một tới hai lần, bắt đầu sau khi niệm tác ý thì chân nó bắt đầu chuyển động thì chúng ta sẽ niệm là “dỡ hạ, dỡ hạ” hoặc là “nâng lên, hạ xuống; nâng lên, hạ xuống”. Thì ở đây nó là cái biểu hiện mà dễ thấy nhất trong việc leo cầu thang, đó là nguyên cái chân của chúng ta nó sẽ đưa lên và nó hạ xuống và chúng ta sẽ ghi nhận hai tiến trình này nó tách biệt nhau, có nghĩa là chân nó nâng lên thì chúng ta niệm là “dỡ” và chân nó đạp xuống, nó hạ xuống thì chúng ta niệm là “đạp” hoặc niệm là “hạ”. Ở đây người thiền sinh cần phải ghi nhận từ điểm đầu đến điểm cuối của sự dỡ, có nghĩa là cái chân của chúng ta dỡ lên thì nó vừa mới dỡ cho đến khi nó dừng lại, người thiền sinh phải quan sát nguyên một tiến trình như vậy. Và đến sự hạ cũng vậy, cái chân của mình nó ở trên cao, nó từ từ nó hạ xuống, cho đến khi nó nằm hoàn toàn ở trên mặt đất thì người thiền sinh cũng quan sát được nguyên một tiến trình và cái bước tiếp theo người thiền sinh tiếp tục quan sát như vậy, cho đến khi mà lên hết cầu thang.
Ngài hy vọng chị sẽ nắm được hướng dẫn của Ngài.
Thỉnh thoảng trong cuộc sống hằng ngày con dễ bị nóng giận con của con và cả những người thân trong gia đình bởi vì đôi lúc có cái sự mong muốn người khác làm theo ý mình và có sự dính mắc với mọi người. Con muốn nhờ thiền Sư chỉ cho con cách để con có thể xả ly được cái sự nóng giận này.
Ngài giảng rằng nếu chị muốn kiểm soát được cái cơn sân của mình thì việc đầu tiên chị phải biết được vì sao tâm nó nổi sân? Phải hiểu được cái lý do, cái nguyên nhân gốc rễ vì sao tâm nó lại sinh khởi lên cái trạng thái sân? Có cái điều gì làm cho tâm ta nó không có thích, nó không có hài lòng thì lúc đó sân nó sẽ sinh khởi. Thì đây nó có rất nhiều lý do: có thể do một cái âm thanh, có thể do một cái hình ảnh chúng ta không có hài lòng, chúng ta không thích hay là một cái vị, một cái mùi hoặc là một cái trạng thái tâm mà ta không có thích. Khi đối diện với trạng thái làm cho ta nổi sân như vậy đó thì chúng ta phải có cái sự cẩn trọng, chẳng hạn như là khi mà chúng ta đối diện với một cái người mà thường hay làm mình nổi sân, thì trong khoảnh khắc chuẩn bị mình gặp người đó đó thì phải có cái tâm nó sẵn sàng, cẩn thận với cái tâm của mình, có cái tâm nó phòng vệ. Hay là chúng ta ghét một người mà khi nghe người nào nói về người đó thì lúc mà chúng ta lắng nghe như vậy thì tâm của chúng ta nó có cái sự cẩn trọng bởi vì có thể là nó sẽ sinh khởi một số trạng thái sân khi nó nghe kể tới người đó, đầu tiên Ngài giảng rằng khi mà chúng ta biết nguyên nhân cơn sân thì chúng ta phòng bị đối với nguyên nhân đó.
Ở đây Ngài nói cái việc đầu tiên là chị phải cẩn trọng với đối tượng và cái việc thứ hai thì Ngài giảng rằng đối tượng không phải là nguyên nhân chính, nghĩa là những âm thanh, hình ảnh, cũng như người này người kia thì nó không phải là nguyên nhân chính để sinh khởi lên trạng thái sân của mình. Bởi vì nếu một người có trạng thái tâm như lý tác ý, có nghĩa là suy nghĩ chân chánh hay (nghe không rõ phút 1:32:40) trong cái khoảnh khắc mà họ đối diện với những đối tượng không có vừa lòng thì dù đối tượng nó có sinh khởi không có vừa lòng nhưng mà người này do cái tâm nó được hướng một cách chân chánh cho nên sân nó không có sinh khởi. Thì mình cần phải phát triển cái tâm này, cái tâm mà suy nghĩ tích cực, suy nghĩ chân chánh, như lý tác ý. Chẳng hạn như khi chúng ta đi về nhà thì chúng ta nghe những âm thanh hay là nghe những người trong gia đình nói chuyện kể về những chuyện trong gia đình thì lúc này chúng ta nên cẩn trọng không có để cái tâm nó suy nghĩ theo hướng tiêu cực, làm cho tâm sinh khởi những trạng thái bực bội sân hận. Và chúng ta cần phải hay biết được những trạng thái của tâm khi đối diện với những người trong gia đình, chẳng hạn như tâm khi đối diện với những người trong gia đình nó đang nghĩ cái gì? Trong lúc đó nó đang cảm thấy gì? Nó đang phản ứng như thế nào? Lúc nghe những người trong gia đình nói hay là lúc thấy người trong gia đình làm cái này làm cái kia thì chúng ta phải có cái sự cẩn trọng đối với những trạng thái tâm của mình. Và khi mà đối diện với các đối tượng này thì mình phải coi tâm mình nó có những trạng thái tiêu cực hay không? Và khi có thì ngay lập tức mình phải thay thế nó bằng một trạng thái tâm tích cực như lý tác ý.
Ngài nói phát triển được tâm chánh niệm thì đó là cách tốt nhất để đối trị lại với tâm sân bởi vì khi mà có tâm chánh niệm thì dù sân nó có sinh khởi thì chúng ta cũng ngay lập tức nhận biết rằng là “ồ tâm đang sân, tâm mình nó đang bực bội, nó đang khó chịu”, ngay lập tức người thiền sinh thấy được như vậy và khi thấy được như vậy thì chánh niệm trên cái cơn sân đó, người thiền sinh sẽ kiểm soát được trạng thái tâm của mình, cũng như những lời nói và hành động của mình người thiền sinh kiểm soát được. Thì chánh niệm luôn là một giải pháp khi mà đối trị với những trạng thái bực bội của mình cho nên Ngài khuyến khích chị cố gắng phát triển tâm chánh niệm. Ngài hy vọng là chị có thể giải đáp được thắc mắc của mình.
Hiện tại con đang sống với chị của mình nhưng chị là một người vô thần và chị không có niềm tin vào nơi Tam bảo, chị rất là khó chịu khi nhìn thấy con hành thiền hoặc đọc những sách chuyên về Phật giáo, chị rất khó chịu khi thấy con ăn chỉ một bữa một ngày. Tất cả những việc con làm khiến chị cảm thấy rất là khó chịu, trong khi hai chị em thì đang sống cùng nhà với nhau, mà con được nghe là nếu có một người nào đó tạo ra những trở ngại hoặc là ngăn cản người khác thực hành giáo pháp thì người đó đang tạo ra một nghiệp rất là bất thiện. Thì trong tình huống như vậy thì con phải có những thái độ hay là có những cách cư xử, cách nào để cảm thấy thoải mái hơn và có thể sống với chị một cách nhẹ nhàng hơn?
Và câu hỏi thứ hai là con cảm thấy thoải mái hơn trong việc quan sát hơi thở vào ra cho nên đề mục hơi thở là đề mục của con. Nhưng khi hành thiền chìm sâu vào hơi thở thì lúc nào, hầu hết lúc nào cũng thấy rất là đau đầu cực kỳ, đau như muốn nổ đầu và đôi khi cảm thấy rất là nhiều áp lực nó đè nén ở chỗ ngực và hai bên thái dương. Trong tình huống như vậy thì hôm bữa Ngài có nói có thể do con áp dụng sai, có nghĩa là quá nhiều quá nhiều cái định và không có đủ cái tinh tấn. Như vậy con phải làm sao điều chỉnh cái định và tinh tấn để hành thiền có kết quả hơn. Và liệu con có nên chuyển đề mục sang phồng xẹp hay không?
Ngài trả lời câu hỏi thứ nhất là có những người thân trong gia đình hoặc là người mà không có sự hoan hỷ với sự tu tập của chúng ta thì nên làm gì? Ngài giảng rằng đối với người thân trong gia đình thì chúng ta có cái trách nhiệm đó là chúng ta phải hướng họ tới những điều tốt đẹp, hướng họ về cái lợi ích chân chánh, không có bị đi vào những tà đạo và con đường thực hành sai lầm. Ở đây đó là một cái trách nhiệm khi chúng ta biết được những điều tốt, những điều thiện thì chúng ta chỉ lại, gieo duyên lại cho những người trong gia đình để giúp cho họ cũng có cơ hội thực hành để phát triển tâm ý cho được hạnh phúc và an vui.
Cho nên khi mà có cái trách nhiệm như vậy thì chúng ta bắt đầu tìm cách để mà khuyến khích, cũng như giải thích cho người trong gia đình của mình hiểu được về phương pháp tu tập, cũng như là tại sao chúng ta lại thực hành như vậy? Ở đây khi bắt đầu cố gắng để thay đổi chuyển hướng tâm ý người thân thì chúng ta không nên có nhiều cái tâm mong cầu, chẳng hạn như khi bắt đầu chúng ta có thể nghĩ rằng là: “tôi mà nói cái này thì chị ấy phải thay đổi, phải thay đổi những tà kiến, những sai lầm này đi”, mình ước muốn, có cái khao khát mãnh liệt như vậy thì cái điều này không có nên. Bởi vì chúng ta phải tùy duyên, mình nỗ lực mình làm nhưng chị ấy có thay đổi hay không thì nó cũng tùy thuộc vào rất nhiều nguyên nhân.
Ở đây nếu chúng ta có cái mong cầu nó mạnh mẽ quá, nếu không có đạt được, nếu người đó không có lắng nghe, cũng như không có đi theo cái hướng giải thích của mình thì chúng ta sẽ thất vọng và có thể nổi lên những trạng thái bất thiện như là sân hận, bực bội, phiền não cho nên Ngài nói chúng ta chuyển đổi người thân trong gia đình của chúng ta thì cũng có cái trách nhiệm đó nhưng mà phải tùy duyên, không nên mong cầu. Và khi mà chúng ta nỗ lực để chuyển đổi người thân của mình qua cái hướng thiện pháp thì chúng ta phải chọn cái tình huống nó phù hợp và cái thời điểm nó phù hợp. Khi mà có cái thời điểm phù hợp và một cái tình huống phù hợp thì ở đây người đó sẽ sẵn sàng lắng nghe mình, ở trong thời điểm đó người đó có khả năng là nghe những điều mình nói, tâm họ có thể giữ bình tĩnh, không có bực bội sân hận, cũng không có trạng thái không có lắng nghe mình nói. Thì khi tâm họ bình tĩnh với trong thời gian và một tình huống phù hợp như vậy thì chúng ta có thể nói cho họ nghe và chúng ta có thể đạt được cái mục đích của mình là người thân có thể hiểu được những điều mà mình truyền tải.
Đầu tiên khi chúng ta nói chuyện với gia đình chẳng hạn chị của mình trong trường hợp của chị đây thì chúng ta không nói với mục đích đó là cố gắng đưa chị của mình đi quy y, đi thiền hay là thuyết phục để chị mình giữ giới mặc dù chị đang phản đối, mục đích như vậy thì nó hơi xa và nó khó thực hiện. Thì hãy bắt đầu bằng một cái chuyện là giải thích cho chị của mình hiểu được là việc làm của mình là một việc tốt, mình đang làm việc thiện cái việc này nó mang lại ích lợi cho mình, nó làm cho tâm của mình trong sạch và những phiền não, những lo âu, những bất thiện, rồi mình cũng được tâm trí nó sáng suốt hơn v.v… giải thích cho chị mình hiểu được cái việc làm của mình là nó đem lại lợi ích, chứ không phải là một việc làm vô ích, vô bổ hay là có hại. Cách tốt nhất để có thể thuyết phục một người hiểu được cái lợi ích của việc thực hành của mình nó là một việc thiện, nó là một việc nên làm thì chúng ta nói về kết quả của việc tu tập.
Cũng giống như thiền sinh đã từng nghe Ngài giảng về những lợi ích của việc thực hành thiền, thì ở đây chúng ta có thể nói về nó chẳng hạn như tâm của chúng ta nó được trong sạch, thoát khỏi những phiền não, những đau khổ trong tâm, thoát khỏi những trạng thái bệnh tật của tâm như là buồn, phiền, đau đớn, thất vọng, tự kỷ, trầm cảm v.v… và đầu óc nó trở nên sáng suốt hơn sau khi hành thiền, cũng như nhiều trạng thái tâm thiện cho nên cái thân, khẩu chúng ta nó cũng đàng hoàng đứng đắn hơn thì mình có thể giải thích một cách đơn giản dễ hiểu như vậy cho những người trong gia đình phản đối mình. Qua cái việc nghe và hiểu được cái lợi ích như vậy, cũng thấy được cái biểu hiện của chúng ta thì họ có thể chuyển đổi cái tâm ý và họ thấy được cái việc của người thân này của mình nó cũng có lợi ích, chứ không phải là không! Thì ở đây khi mà nói về những lợi ích của việc hành thiền, tu tập của mình thì nên nói về những lợi ích mà nó có liên quan đến người chị, chẳng hạn như người chị có đang gặp những vấn đề gì không?
Chẳng hạn sự căng thẳng lo âu trong cuộc sống chẳng hạn thì chúng ta có thể nói là cái lợi ích của việc hành thiền, cũng như tu tập nó đem lại nó giải quyết được những nằm ở như vậy, như vậy… và giúp cho mình sống được an vui hạnh phúc hơn những vấn đề trong cuộc sống. Mình có thể nói cho chị ấy biết được những lợi ích mà thiết thực hiện tại như vậy thì khi mà nó liên quan tới như vậy thì cái người chị đó dễ chấp nhận hơn. Đương nhiên là chúng ta sẽ nỗ lực để thuyết phục chuyển đổi tâm ý của người thân của mình, của người chị của mình nhưng mà tốt nhất là không có nên mong cầu, không có nên trông đợi quá vào sự thay đổi của chị mình bởi vì khi chúng ta có cái quyết tâm cái mong cầu nó mạnh quá thì đôi khi có những lời nói, hành động nó không có phù hợp và nó dẫn đến người ta cảm thấy mình đang bị người khác thuyết phục. Và thứ hai là khi mong cầu mà chúng ta không có thành tựu thì chúng ta dễ nổi sân thì sự việc nó xảy ra ở đây nó có rất là nhiều nguyên nhân: cái sự thay đổi của người chị nó không có tùy thuộc hoàn toàn vào mình, nó tùy thuộc vào nhiều nhân duyên thì chỉ làm trách nhiệm của mình mà thôi, đó là chúng ta làm trong khả năng, chúng ta khuyên nhủ trong khả năng, chia sẻ trong khả năng và nếu mà người chị mình đủ duyên, người đó sẽ đổi hướng thiện; còn nếu họ không có thay đổi được thì mình cũng không có cách nào khác bởi vì khả năng của mình nó tới đó mà thôi.
Ngài dạy nếu mà mình mong cầu, mình mong muốn nó quá đó thì điều dễ dàng là tâm sân, tâm mà không có hài lòng nó sẽ xảy ra nếu người chị không có theo ý cho nên chúng ta chỉ cần làm nhiệm vụ trách nhiệm của mình mà thôi, không có cần phải mong cầu, mong đợi là người chị của mình sẽ thay đổi như vậy, như vậy. Thì Ngài nói là mình muốn thay đổi một người thì mình nên kiên nhẫn với họ, mình phải có sự thuyết phục nó lặp đi lặp lại và nó cần có thời gian, chứ đôi khi mình thuyết phục vài lần cái “người này vô phương cứu chữa, không có thể nào thay đổi được” thì nó cũng không phải như vậy, có một số người họ cần có thời gian để họ thay đổi. Và khi chúng ta nói những điều thiện thì đôi khi hôm nay người ta không chấp nhận nhưng mà tuần sau, tháng sau có thể người ta sẽ thấy ra được những điều mình nói là đúng thì họ có thể thay đổi. Và cũng rất là quan trọng khi mà chúng ta phải chọn đúng thời điểm, thời gian mà nói và cái hoàn cảnh mình nói nó phải phù hợp thì khi có hai hoàn cảnh phù hợp là thời gian và thời điểm thì chúng ta sẽ thuyết phục được người thân.
Thì ở đây khi mình thuyết phục người thân của mình thì mình phải coi rằng là nó có đưa ra những hậu quả xấu hay không? Chúng ta phải có sự cẩn thận trong việc này, chẳng hạn như mình thuyết phục người chị của mình, mà khi thuyết phục như vậy người chị của mình nổi lên sự sân hận, bực bội, khó chịu và tự nhiên mối tình cảm giữa chị em nó bị mất tình cảm đi, hai chị không nhìn mặt nhau thì đây là điều mà chúng ta phải cẩn trọng, đừng có để xảy ra những tình huống mà đi quá xa như vậy. Chúng ta phải biết rằng là chúng ta thuyết phục chị của mình là vì lợi ích, chứ không phải là vì cái sự bất lợi cho nên chúng ta luôn luôn hướng tới cái sự lợi ích là cái người chị của mình có khả năng thay đổi, mà cũng không có phải sinh ra cái sự bực bội sân hận hay là mất tình cảm chị em thì ở đây cần phải có sự cẩn trọng như vậy. Và ở đây nếu người chị của mình qua việc nỗ lực thuyết phục của mình thay đổi tốt lên, có thể chuyển đổi tâm ý để hướng thiện thì đây là một điều tốt và chúng ta tiếp tục làm thiện này, cố gắng giúp đỡ người thân trong gia đình của mình.
Tuy nhiên sau một thời gian đôi lần chúng ta thuyết phục mà người này đã không thay đổi rồi, mà còn cảm thấy bực bội, sân hận, rồi còn mất tình cảm của mình nữa thì chúng ta thấy cái việc làm của chúng ta nó không hiệu quả thì thôi chúng ta dừng lại, chúng ta không có tiếp tục theo cái hướng đó nữa bởi vì nó dẫn đến kết quả mình không có mong muốn. Ở đây chị nên hiểu rằng là cái việc người thân mình thay đổi đó thì nó không có tùy thuộc vào chúng ta, chúng ta không có kiểm soát được cái việc này, chúng ta chỉ hỗ trợ tạo duyên mà thôi, còn thay đổi hay không là tùy thuộc vào người chị, tùy thuộc vào cái tâm của người đó chứ chúng ta không có kiểm soát được. Khi trong bất cứ tình huống nào dù mình có thuyết phục được hay không? Người thân mình có tốt hay là xấu đi thì ở đây mình cũng không nên cảm thấy có lỗi vì cái việc đó bởi vì ở đây khi sanh ra làm người thì mỗi người chúng ta có một nghiệp riêng trong quá khứ đã làm, những hành động, những lời nói, ý nghĩ thì bây giờ nghiệp đó nó tạo thành một khuynh hướng tâm lý và người thì muốn tu tập, người muốn hưởng thụ, người không có thích tu tập thì ở đây mỗi người nó có khuynh hướng nghiệp riêng như vậy. Ngài nói có biết bao nhiêu người trên thế giới này, thời mà Đức Phật còn tại thế thì Ngài cũng không thể thuyết phục được họ đi vào con đường chánh đạo cho nên mình cũng không có nên kỳ vọng vào sức thuyết phục của bản thân mình quá.
Ở đây Ngài giảng rằng chúng ta nên phát triển bốn loại tâm thiện khi chúng ta đối diện với người thân trong gia đình của mình, cũng như trong những vấn đề thuyết phục người khác:
_ thứ nhất là chị có thể phát triển được tâm từ là metta, có nghĩa là tâm thương yêu mong cho người chị của mình được sức khỏe, hạnh phúc, an vui, thoát khỏi những khổ thân, thoát khỏi những khổ tâm thì đó là tâm từ.
_ cái tâm thứ hai là cái tâm bi là Pali 2:05:18 ở đây mình mong cho người chị của mình thoát khỏi những đau khổ, có những trạng thái khổ thân cũng như khổ tâm thì mong cho thoát khỏi những đau khổ này. Chúng ta có sự quan tâm đến sự đau khổ của người khác, đồng cảm thì đây là tâm bi.
_ và tiếp theo chúng ta phát triển cái tâm hỷ là Pali 2:05:43, là khi người chị của mình có được thành công, hạnh phúc hay là đi đúng cái đường tu tập, phát triển những thiện pháp thì lúc chuyển đổi tâm ý thì chúng ta cảm thấy hoan hỷ với tâm thiện, cũng như hạnh phúc, an vui của chị mình, đó là cái tâm hỷ.
_ khi phát triển ba trạng thái tâm này rồi là tâm từ, tâm bi, tâm hỷ thì chúng ta tiến tới phát triển tâm xả là upekkhā. Khi mà người chị của mình không có làm theo ý của mình, cũng như không có theo những lời khuyên của mình thì ở đây mình cũng hiểu được rằng là mỗi người sanh ra trên đời đều có nghiệp riêng và người ta sanh ra thì đi kèm theo với cái nghiệp với những khuynh hướng tâm lý như vậy. Thì những thiện nghiệp khác người đó làm trong quá khứ, bây giờ nó trổ cái quả, người này phải chịu những cái đau khổ và những việc thiện thì người này được nhận những hạnh phúc và an vui cho nên mình không có kiểm soát được tất cả những hiện tượng này, mà những hiện tượng này nó tùy thuộc vào những nghiệp của người này. Thì ở đây chúng ta phát triển được trạng thái tâm xả, tâm này không phải là một trạng thái tâm vô cảm, mà một trạng thái tâm quân bình không thích cũng không ghét, nó giúp cho người thiền sinh không có khởi sanh những trạng thái tâm như là cảm thấy hối hận, cảm thấy có lỗi v.v… trong những hiện tượng thích ghét, thì cái tâm upekkhā diệt trừ những tâm bất thiện như vậy.
Nếu mà chúng ta có cái sự nỗ lực để thuyết phục, cũng như hướng người chị mình vào (nghe không rõ phút 2:08:25) nhưng người này vẫn cương quyết với những tâm bất thiện, không có muốn thay đổi và tiếp tục làm phiền chúng ta, ảnh hưởng đến sự tu tập cũng như ngăn cản sự tu tập của chúng ta, không có hoan hỷ, không có vui vẻ thì cái lựa chọn đó là chúng ta nên rời đi, chúng ta có thể là tránh xa bởi vì khi chúng ta gần thường xuyên như vậy thì người này có thể vì như vậy mà làm những việc bất thiện và chúng ta thì không có được an vui. Thì khi mà người chị làm phiền sự tu tập, cũng như không có hoan hỷ trong cái sự tu tập của chúng ta thì người này đã làm một việc bất thiện, tuy nhiên nó không phải là một trọng nghiệp, nó chỉ là một bất thiện thuộc loại nhẹ mà thôi.
Ngài hy vọng là chị có thể nắm được câu trả lời của Ngài.
Theo dõi Phật Giáo Theravāda trên youtube: Youtube.com/c/THERAVADAVN