Tham

Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019

Hôm nay chúng ta học kinh 121, ở đây Đức Phật dạy rằng có 6 điều mà vị tỳ kheo cần phải tu tập, cần phải tâm niệm để mà đoạn trừ được cái tâm tham, thì cái chữ raga ở đây chỉ cho cái lòng say đắm trong 5 dục, nhớ nha ghi dùm cái đó, để thắng tri tham, này các tỳ kheo 6 pháp cần phải tu tập cái tham ở đây có nghĩa là lòng đam mê ở trong 5 cái dục vật chất đó là sắc, thanh, khí, vị, xúc gọi là pancakammakula nhớ cái đó, trong chú giải ghi như vậy thì đây là 6 điều mà mình cần phải tâm niệm, tôi xin nhắc lại có không ít bà con phật tử cư sĩ của mình khi mà nghe giảng mấy cái kinh nầy nè, mình có cảm giác giống như là kinh nói chuyện gì đâu trên trời, trên mây, trên đọt cây, hông mắc mớ gì mình hết, nhưng mà không, không phải như vậy, tất cả những gì Đức Phật ngài thuyết giảng trước mắt là cho tất cả chúng sinh trong đó cái lợi ích đầu tiên là nhắm tới cái người trước mặt Ngài, nhưng mà sau cái người đó là tất cả những chúng sanh khác cũng có thể nghe được pháp thoại này chứ pháp thoại đó không để dạy riêng cho một người nào hết, cái đó hổng có phải

Thí dụ như hôm nay cái người đó họ ngồi trước mặt Ngài thì Ngài nhìn căn cơ của họ mà Ngài giảng cho họ nghe cái đó, bài kinh đó, nghe cái vấn đề giáo lý đó, thì cái bài kinh đó, bài pháp thoại đó về sau này được các vị khác (đệ tử của Ngài) họ đem thuyết giảng ở một chỗ khác thì vẫn có thể độ được người khác, và 26 thế kỷ trôi qua thì những bài pháp thoại này đã đem lại lợi lạc cho rất là nhiều người nha, sở dĩ mà tôi đánh một cái vòng xa như vậy là để bà con thấy được bài kinh 121 này là đang nói với chúng ta chứ không phải là để dành riêng cho các vị tỳ kheo đang ngồi trước mặt Thế Tôn vào cái thời điểm đó, cái thứ nhất là mình phải nhớ rằng bài kinh nầy Ngài giảng 6 pháp vô thuợng, vô thuợng là sao? vô thuợng ở đây từ chữ anuttariya có nghĩa là không có cái gì hơn nữa gọi là vô thuợng.

Thấy vô thuợng là sao? từ vô số kiếp luân hồi làm trời, làm người, làm súc vật, làm côn trùng, cặp mắt của chúng ta đã nhìn thấy biết bao nhiêu là thứ bởi vì con mắt, cái chức năng căn bản và duy nhất của con mắt là để thấy mà, kiếp nào mình sanh ra mình có con mắt là mình thấy đủ thứ hết trơn nhưng mà trong tất cả cái thấy đó đó, chỉ có một cái thấy duy nhất là đem lại lợi lạc cho chúng ta, đem lại lợi ích cho chúng ta mà thôi, đó là cái sự gặp gỡ hiền thánh, sự gặp gỡ hiền thánh chính là cái thấy mà đáng nhất. Có ba ý nghĩa của chữ bảo trong Tam bảo, mình gọi là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, mình cứ hiểu nôm na bảo là quí thôi, nhưng mà bảo ở đây (chữ quí) có nghĩa là sao? thì trong chú giải, giải thích rất rõ tại sao có chữ ratana, tại sao chữ Phật, Pháp, Tăng lại gọi là ba món báo ở đời? Chữ bảo đó gồm có ba nghĩa: thứ nhất, là mức độ quí hiếm không có một thứ bảo thạch, châu ngọc, quí kim nào mà nó hiếm đến mức mà trong vô lượng vũ trụ chỉ có một cho chổ có thôi, không có một báu vật nào trong đời vật chất mà nó quí như vậy hết. Không có một loại châu ngọc, bảo thạch, quí kim nào mà nó có thể cuốn hút gọi là vô số Chư thiên, Phạm thiên từ vô lượng vũ trụ vân tập về để mà chiêm ngưỡng, chiêm bái với tất cả lòng tôn kính như vậy. Và sự ra đời của một Đức Phật quí hiếm không có thể tả được bởi vì bữa hôm tôi nói rồi, mình đừng có nghĩ rằng tại vì Ngài cao siêu quá, mình hiểu nôm na như vậy hổng phải, phải nhớ rằng sở dĩ Đức Phật ra đời là hiếm vì cái hành trình để thành Phật khổ quá đi, khổ lắm. Nhiều người họ nói tại sao mà Đức Phật, Ngai dạy rằng là sự ra đời của một Đức Phật là khó tìm? Tại vì Ngài là Phật rồi Ngài nói như vậy, hổng phải, vì chính hành trình trở thành Phật khổ lắm. Hành trình có 4 bước: bước một, là lòng tri ơn, thương, quí được cái người đã giúp mình đã là khó tìm, thương, quí được cái người mà tốt với mình, có ơn với mình là đã khó tìm.

Trong kinh nói rất rõ cái người có lòng tri ơn mà biết báo ơn cực hiếm, hiếm lắm, tôi nói không biết là bao nhiêu lần, kể cả trong room này nhiều người cũng không có tin chuyện đó, quí vị nghĩ làm cái gì tệ vậy, làm cái gì mà cái người mình tri ơn mà biết tìm dịp báo ơn mà hiếm, nhưng các vị bình tĩnh một chút thì các vị mới thấy khó lắm, người ta tốt với mình bao lâu đi nữa, bao nhiêu đi nữa, cỡ nào đi nữa, mà chỉ cầ sơ sẩy một chút là mình phủi tay vong ơn liền tức thì vậy đó, dễ ẹt hà. Chúng ta có tới một ngàn lý do để mà chúng ta phủi tay vong ơn, tôi nói cho quí vị biết như vậy, đừng có ngồi đó mà làm thơ, mà dệt mộng, mà tưởng mình là có trí tuệ, có nhẫn nại, có hành xã, có thiền định, có lòng tri ơn, hổng có, tất cả những cái mình tưởng mình có thật ra toàn là hột mè không hà mà người ta phải bự như cái núi, những cái đức tánh đó phải bự như cái núi mới thành Phật được, còn mình là hột mè thôi nha. Cái lòng tri ơn của mình dễ phủi tay, nhưng cái chuyện đầu tiên là cái lòng tri ơn, phải có lòng tri ơn mới được, mới thương, quí được cái người giúp mình là người tốt.

Tiếp bước cái thứ hai, nó khó hơn đó là thương được kẻ gọi là không ân không oán gì mình hết, người dưng nước lã. Cái khó thứ ba, ghê hơn chút nữa, đó là thương được bạn của kẻ thù, tôi nói thiệt với bà con tôi làm cái này không nổi, tôi đang giảng cái này mà tôi làm cái đó hổng nổi. Tôi mở miệng ra bà con nói sao ông sư ổng nói thù oán, tôi chỉ mượn cái cớ tôi nói thôi, chớ hổng có thù ai hết trơn hết; mà tôi chỉ nói là tôi biết cái tánh của tôi, tôi không thể nào mà tôi thích được cái người mà chơi rất thân với kẻ ghét tôi. Làm ơn nhớ cái đó, tôi không có tài nào mà tôi thương được cái kẻ mà chơi rất thân với người ghét tôi. Tôi nói thiệt tôi thương hổng nổi bởi vì sớm muộn gì nó cũng đứng về phía hàng ngũ của tên kia, cho nên là tôi thương nó hổng nổi.

Cho nên cái bước một là lòng tri ơn, tức là thương quí được cái người tốt với mình, cái đó thấy nó dễ mà đã hiếm rồi. Bước hai là thương được, hy sinh được cho cái kẻ mà hổng có ơn oán gì với mình hết. Cái bước ba nó khó hơn nữa, có nghĩa là thương được cái kẻ mà thân thiết với kẻ thù mình, người hổng ưa mình. Và cái bước cuối cùng là thương được kẻ thù, thương được cái kẻ mà nó mới vừa hại mình hoặc nó sắp giết mình. Mới vừa hại mình hoặc là sắp giết mình mà mình vẫn thương nó được như mẹ thương con, như một người mẹ thương đứa con hư, như một người mẹ mà thương đứa con bị tâm thần vậy. Nó cào cấu, nó đánh đập, nó cấu xé mình, mình vẫn gạt lệ mà chăm sóc nó, khó lắm nha, khó lắm. Mà để trở thành một vị Phật thì phải tu vô số hạnh lành, gom gọn lại là 10 ba la mật. Trong cái 10 đó là có cái này, có cái mà tôi vừa nói, tức là thương được kẻ mà nó mới vừa muốn giết mình hoặc là nó sắp ra tay nó giết mà thương cho được, chỉ riêng một cái từ tâm đó mà không phải một lần nha. Không phải một kiếp nào đó hên hên xẹt tu cái ghi điểm liền, hổng phải, mà cái này phải lập đi lập lại, lập đi lập lại, lập đi lập lại nhiều lần trong vô số kiếp.

Cái máu mà Bồ tát phải chảy ra trong lúc mà chăm sóc yêu thương kẻ thù đủ để làm nên một dòng sông thì mới thành Phật được, lâu quá mà, lâu lắm. Cái máu mà Ngài đổ ra vì yêu thương kẻ thù đủ để làm nên một dòng sông thì mới thành Phật được, có nghĩa là cái lòng đại bi của Ngài nó lớn đến mức mà Ngài không còn cái biên giới, không còn cái rào giậu. Vì vậy cho nên cái con người đó khi mà thành Phật rồi thì chỉ mới hứa thôi, mới hứa với Chư thiên lúc mà thỉnh Ngài giáng trần:”Ngài hãy vì đại bi mà Ngài giáng trần thành Phật độ cho chúng sanh”. Ngài chỉ mới có “Ừ” thôi, mới có “Ừ” thôi, Ngài chưa có làm cái gì hết trơn. Mới có “Ừ”, 10 ngàn vũ trụ nó rung lắc. Rồi sau đó khi mà Ngài chánh niệm tỉnh giác, từ trần ở cõi Đấu xuất, nhập thai vào bụng Bà Phật mẫu Maya là 10 ngàn thế giới nó lắc. Trong kinh nói nó giống như con voi mà nó đặt chân xuống chiếc xuồng vậy, chiếc thuyền, chiếc thuyền nhỏ, nó chịu hổng nổi cái trọng lượng của con voi, khiếp như vậy. Cái đức độ lớn lắm và về sau khi thành Phật rồi, những khi mà Ngài lâm nạn thì cả thiên cung phải nóng bức, Đế thích, Phạm thiên phải xuống giúp. Hổng có phải cái gì mà nó mầu nhiệm, nó huyền hoặc, hổng phải, mà tại người ta tu “quá cỡ thợ mộc rồi”. Chỉ riêng cái khoản tâm từ của Ngài, tâm từ của Ngài, cái máu mà Ngài đổ ra để thương yêu kẻ thù, nó đủ để làm nên một dòng sông. Cả vũ trụ hòa tan, tan chảy trong huyết quản của Ngài, Ngài thương như vậy đấy. Dĩ nhiên là Phật, Ngài không thể nào tự Ngài đâm chết Ngài nhưng mà cái lòng của Ngài đủ để mà vì chúng sanh chết thêm một lần nữa. Đại bi của Ngài đủ để chết thêm một lần nữa cho chúng sanh nhưng mà chuyện đó không có xảy ra, gớm như vậy, đến một cái mức mà Ngài không còn phân biệt. Đề bà đạt đa lúc mà hấp hối, ổng có nói với đệ tử của ổng: “Khiêng ta tới gặp Phật đi”. Đệ tử của ổng nói: “Trời ơi, Sư phụ ơi là Sư phụ. Sư phụ hại Thế tôn hết cái keo này tới keo khác. Sư phụ tưởng tượng Thế tôn làm sao mà gặp Sư phụ được. Sư phụ tưởng tượng đi, kỳ lắm Sư phụ ơi, hổng có đâu”. “Thế tôn hổng có cách chi mà gặp mặt Sư phụ hết, Sư phụ chia rẽ Tăng đoàn, Sư phụ lăn đá hại Phật, Sư phụ làm biết bao nhiêu là chuyện, làm sao mà Phật có thể gặp mặt Sư phụ?”

Đề bà đạt đa ổng lắc đẩu, ổng nói: “Tụi con không có hiểu tí ti gì về Phật hết, tụi con hổng có hiểu. Ta thù oán Ngài cở nào đi nữa nhưng mà trong lòng của Ngài, ta và Rahula, con ruột của Ngài không có khác nhau, không có khác nhau. Ta ghét thì ta hại cho nó đã cái nư ta vậy thôi chứ ta biết, khi bình tĩnh nhất ta biết, trong lòng Thế tôn, ta và Rahula không có khác”. Khiếp như vậy, kẻ thù, kẻ thù mà đi nói về Ngài như vậy, cái người muốn giết Ngài mà đi nói về Ngài như vậy. Họ có thấy cái đó mà, khó lắm, thành Phật khó lắm. Cho nên ấy, chúng ta phải hiểu thêm một bước nữa Phật là khó kiếm, hiền thánh đương nhiên là khó kiếm bởi vì Phật nằm trong cái số hiền thánh.

Hiền thánh ở đời có ba hạng. Một là Phật tổ Như lai. Hai là Độc giác, tự đắc, không thầy không trò, đắc xong lên núi, tịch luôn, cho nên có hổng có đời hổng biết, thấy mặt chứ đâu biết đó là Độc giác, coi như có mà như không. Rồi cái hạng thứ ba là Thinh văn, là đệ tử của Phật tổ Như lai, Phật toàn giác, tuy Thinh văn đông thiệt nhưng chỉ có xuất hiện trong thời kỳ mà có Phật tổ ra đời mà thôi. Cho nên hiền thánh cực hiếm, cho nên trong vòng sinh tử con mắt chúng ta thấy tùm lum hết trơn, chúng ta thấy nào là núi non, cây cỏ, đất đá, chim muông, súc vật, bò bay mái cựa, phi cầm đẩu thú, chúng ta thấy đủ thứ hết. Nhưng mà để thấy được thánh hiền bằng cái nhận thức, chớ thấy bằng con mắt không thì cũng đã là hiếm rồi đó, nhưng mà chưa có ghê bằng cái thấy bằng nhận thức cực hiếm, hiếm lắm, thân người còn kiếm không ra để xài.

Con rùa mù trong kinh, ví dụ thôi, có một con rùa mù một trăm năm nó trồi đầu lên một lần; mà do cái sự tình cờ, ngẫu nhiên, hãn hữu nào đó mà nó chọt cái đầu vô trong cái lỗ ván trôi ở trên biển. Mù nha, một trăm năm nó trồi lên có một lần một, lâu lâu nó chọt lên một cái, lâu lâu nó chọt lên mà trong một cái sự tình cờ, hãn hữu nào đó mà nó chọt nhằm ngay cái lỗ ván mà trôi ở trên đầu của nó. Miếng ván nó nằm ở đâu? Trên biển làm gì có ván? Ở đâu hỏng biết nữa, cái tấm ván đó từ bờ này nó trôi nó dạt qua bờ kia mà do ngẫu nhiên mà chọt vô đó. Quí vị nghĩ nó hiếm cỡ nào, cái xác xuất, cái possibility nó cực thấp, thấp lắm, chưa được một phần tỷ nữa, nó phải là một lần của nhiều ngàn tỷ, xác xuất nó thấp lắm, một trên nhiều ngàn tỷ. Đó là cơ hội làm người, nói chi là đã được thân người mà được gặp bậc hiền thánh, khó lắm. Mà gặp hiền thánh, gặp mà trơ cái mắt ếch mình ra thì cũng bằng không; hoặc là gặp mà đem cái lòng căm thù, oán ghét, chống đối, đánh phá thì gặp vậy chỉ thêm họa thôi nha. Rồi, xong. Cho nên ở đây cái đầu tiên là thấy vô thượng tức là cặp mắt thấy được hiền thánh. Chúng ta phải tâm niệm như thế nào, bởi đây Ngài xài chữ tu tập, chúng ta phải tu tập như thế nào mà để đời đời sanh ra gặp thánh hiền biết liền; nghe được chánh pháp là biết liền, hiểu liền; mà nếu ngon cái nữa, hành trì liền, đắc chứng liền. Nhưng mà cái bước đầu tiên là mở banh con mắt u mê của mình ra, mình gặp thánh hiền mình biết đây là thánh hiền; thấy, thấy thánh hiền mà làm sao mình “lụm” được mớ thánh hiền mình bỏ túi, cái thấy đó mới là cái thấy vô thượng. Tôi nói hoài, mỗi giây mỗi phút chớ không phải là mỗi ngày mỗi giờ, không, mỗi giây, mỗi phút anh thích cái gì, anh ghét cái gì, anh quan tâm cái gì, anh nặng lòng cho cái gì rất quan trọng. Chính cái đó, chính cái mà anh ghét, chính cái mà anh thích, chính cái mà anh quan tâm, cái mà anh nặng lòng, chính những cái đó nó mới dìu dắt anh, nó mới xô đẩy anh trôi về một cái phương trời nào đó trong cái tam thiên đại thiên thế giới này, trong một cái góc xó xỉnh nào trong cái cuộc đời này. Anh tiếp tục làm công hầu khanh tướng, kỹ nông công thương, nam phụ lão ấu, bàng sanh, ngạ quỷ, atula, địa ngục. Tùy cái chuyện mà anh thích cái gì, anh ghét cái gì, bởi vì chính cái thích và cái ghét, chính cái mà anh nặng lòng, chính cái mà anh quan tâm nó mới dẫn đến hành động của anh. Và hành động đó chính là nghiệp, mà nghiệp nó đẫn đến tái sanh cảnh giới để anh đi về nha. Bây giờ anh muốn gặp hiền thánh thì anh phải dọn cái lòng của anh làm sao mà hiền thánh chỉ đặt chân lên đó là có chổ đứng trong lòng của anh, còn đằng này trong lòng của anh nó gai không hà, miểng chai, lựu đạn không thì hiền thánh nào mà đặt chân lên đó được. Anh tưởng tượng, có biết bao nhiêu là người trong room cũng là mang tiếng là nghe pháp, giảng kinh, chép kinh tùm lum hết nhưng mà cuối cùng hết, cái phần vật chất trong lòng mình nó còn được bao nhiêu, mình muốn rước thánh hiền về với lòng mình, phải có chổ cho người ta đứng, có chổ cho người ta ngồi chớ, mình muốn hoa nó nở trong vườn của mình, phải dọn nó làm sao chứ toàn là cỏ dại, gai góc không làm sao hoa nó mọc đươc, sao nó mọc? Anh phải dọn đất làm sao tui hổng biết, mà anh dọn làm sao đó mà hoa nó có chổ để nó mọc, anh dọn cái con mắt của anh làm sao đó mà nó có chổ để mai mốt nó còn nhìn hiền thánh chứ không anh phải nhìn hiền thánh bằng cái con mắt mà coi như là tỵ hiềm, ghen ghét thì chết rồi nha.

Cho nên thấy vô thượng là như vậy, thấy được đối tượng xứng đáng bằng một cái nhận thức tương xứng, rất là khó nha, đó là thấy vô thượng. Nghe vô thượng cũng vậy, cũng cứ vậy mà hiểu, trong cái vòng sinh tử lỗ tai này nghe biết bao nhiêu, nghe tiếng người ta hát, người ta ca, nghe tiếng người nói, trâu rống, chó sủa, gà kêu, mễnh tát, nghe hết, nghe đủ thứ âm thanh. Nhưng mà nghe được cái gì mà nó thay đổi được con người của mình, nó thay đổi được đời sống của mình từ xấu thành tốt, từ đau khổ qua an lạc, từ thấp lên cao, từ hướng hạ sang hướng thượng, từ thụt lùi sang tiến bộ. Anh nghe kiểu gì? Có biết bao nhiêu chuyện để anh nghe, anh nghe nhạc, anh nghe người ta chửi lộn, anh nghe cái tiếng trời gầm, anh nghe tiếng nước chảy, thác đỗ, gió thổi .v.v. biết bao nhiêu âm thanh để anh nghe, nhưng anh nghe cái gì mà nó thay đổi được con người của anh, chỉ là nghe lời của thánh hiền, nghe lời của người lành, nghe lời của minh sư thiện hữu thì cái nghe đó, cái âm thanh đó, cái tiếng động đó nó mới được gọi là vô thượng vì nó giúp được anh, còn bao nhiêu cái thứ âm thanh mà nó không giúp được gì cho anh hết, thì anh có nghe rách cái màng nhĩ cũng được nha. Tôi nhớ trong kinh có kể câu chuyện, một cái ông phú thương giàu lắm, phú thương giàu. Trong nhiều đời nhiều kiếp ổng gieo duyên lành giải thoát kiếp cuối, sanh ra nhằm thời có Phật Thích ca mâu ni. Tình cờ mà ổng nghe người ta nói chữ Phật, chỉ nghe nói chữ Phật thôi, ổng bàng hoàng, ổng sửng sốt, ổng ngỡ ngàng giống như một đứa bé mà ham chơi rồi bị đi lạc ngoài chợ sau đó phát hiện ra mất mẹ, lang thang ngoài chợ cả ngày trời, buổi chiều thình lình nghe tiếng mẹ gọi thì nó mừng quá, nó tưởng là đời nó xong rồi. Chợ chiều, từ phiên chợ sáng mà tới chợ chiều, về trong cái bơ vơ đó, một đứa trẻ không biết đi đâu về đâu, tình cờ nghe tiếng mẹ gọi, nó bàng hoàng, nó mừng, nó chết điếng được. Ở đây cũng vậy, một người hữu duyên mà nghe nói tới cái chữ Phật còn hơn vậy nữa, nó lên tới óc luôn; mẹ là ở tim thôi, Phật lên tới óc. Ngay trong đêm đó, cứ dò hỏi người ta Phật ở đâu, mà người ta nói cho ổng nghe rồi có người còn cản ổng, người ta nói: “Trời ơi, tối rồi, mai gặp” , ổng nói: “Không, phải đi trong đêm”. Do một lòng hướng Phật như vậy, khi mà ổng đi băng qua một nghĩa trang, đâu phải nghĩa trang, còn tệ hơn nghĩa trang nữa, bãi tha ma, cái chỗ mà người Ấn họ liệng xác. Ấn độ có nhiều cách an táng lắm: mai táng nè: chôn, hỏa táng là đốt, thủy táng: thả sông, lâm táng là liệng trong rừng, điểu táng là để cho chim nó ăn. Cái này là lâm táng, nó đem chất đống trong rừng, chỉ có nhà giàu mới chôn, nhà giàu mới là thiêu thôi, còn nhà nghèo nó chọn cái thủy táng hay là lâm táng. Và do cái văn hóa, cái não trạng, cái tâm thức của người Ấn độ thời đó, cái chuyện mà mình thương yêu nhau rồi mình ôm xác nhau, khóc cho nó đã xong rồi liệng cái đùng cái quay lưng về, cái chuyện bên đó bình thường. Còn mình hổng có, bên mình mà hễ còn sống mình thương rồi, chết rồi cái xác đối với mình nó lớn chuyện, mình có thể nợ nần, mình cầm cố để có được miếng đất chôn, có được cái hòm cho nó OK ,hậu sự bên mình, mình với Tàu lớn chuyện lắm, người Ấn thì không. Người Ấn họ chủ trương ngộ lắm, sống phải cho ra sống, thương là thương lúc sống, tốt là tốt lúc sống, kể về nhau là kể lúc sống, chết rồi là xong, cát bụi, họ chỉ phán cát bụi, họ mới có đủ cái gan họ đem liệng được. Cho nên xác là xác chồng xác, có cái thì mới liệng hồi chiều, có cái liệng tuần trước, nó sình nó chảy nước, thúi ta nói can không kịp, có cái chỉ là xương trắng thôi mà cái ông phú thương này ổng đi trên đó mà ổng vấp, khi mà ổng đang đi ổng cũng phải vấp chứ, ban đêm mà. Thì trong lúc một lòng ổng nghĩ tới Phật, thì ngộ lắm một lòng mình tập trung cái gì đó thì tự nhiên con mắt mình nó sáng thôi, ở đây hổng phải hào quang, hào quyết gì hết á, tự nhiên cái lòng mình nó tập trung thì nó sáng thôi. Ổng bị vấp, ổng giật mình thôi, ổng biết đó là xác người đó thì lúc đó cái bóng tối – ánh sáng nó mất đi ổng hết hồn ổng tính quay lui; thì lúc đó có một vị phi nhơn là Sibaka, ổng là bà con kiếp trước của ông phú thương, ổng nói một câu rất là hay. Cái câu đó trở thành câu thần chú của tôi trong đời sống thường nhật, ổng nói thế này: “Đi nữa đi, đi, đi nữa đi, hãy nhớ rằng mỗi bước chân của Ngài bây giờ đó, mỗi bước chân của Ngài bây giờ trị giá bằng cả một gia tài trong vô số kiếp Ngài đi cùng trời cuối đất – những hành trình có giá trị, thì bây giờ mỗi bước chân trị giá bằng một gia tài. Sở dĩ mà cái ông lâm thần mà ổng nói như vậy vì biết thằng cha này thằng chả phú thương phải nói bằng cái ngôn ngữ của phú thương, cái gì nó có lời, nói cho ông này ổng hiểu, còn người khác thì nói khác. Nếu mà gặp thằng cha nhà quê thì ổng nói mỗi bước đi của ông là bằng tám trăm tấn lúa, ví dụ như vậy, nhưng mà đàng này nói với thằng cha buôn bán thì cái vị lâm thần lại nói khác. “Mỗi bước chân của Ngài bây giờ trị giá bằng một gia tài, đi nữa đi, đừng quay lui”. Cứ thế ổng đi, ổng đi rồi ổng vấp cái ổng hết hồn là ổng tính quay lui thì ổng lại nghe văng vẳng câu nói: “Cứ đi nữa đi, mỗi bước chân của ông bây giờ trị giá bằng một gia tài.” Tại sao cái câu nói đó nó làm tôi tâm đắc? Các vị biết rằng chúng ta dành rất nhiều thời gian cho cái chuyện ruồi bu, rất là nhiều thời gian cho chuyện ruồi bu, do cái tình cảm, do cái văn hóa, do cái tâm thức, do khuynh hướng tâm lý mà chúng ta quan tâm tùm lum chuyện hết á, mà đa phần là chúng ta quan tâm cái mình thích thôi, chúng ta hay làm lơ cái mình cần lắm, để ý đi, coi tôi nói đúng hôn?

Ăn nè, cái bàn ăn của mình ấy, đa phần là mình ăn cái mình thích, bây giờ khá rồi, bây giờ khá rồi, bây giờ là tại internet, rồi ti vi há, rồi báo chí này nọ thì mình bắt đầu mới biết kiêng khem, chừng mực nầy nọ, sợ bịnh; chớ còn đa phần trong chúng ta là ăn toàn là kiếm cái ngon mà ăn, cái lành hỏng quan trọng, mặc dù là mình nói đủ chữ là ngon lành. Một bửa ăn ngon lành nhưng mà thật ra là ngon thôi chứ lành là mình tính sao, mà cái ngon là cái mình thích, lành là cái mình cần, không biết trong room có hiểu cái đó không? Có nghe tôi nói kịp không? Mỗi bửa ăn như vậy, nó gồm có hai phần ngon với lành mà chúng ta đa phần là tập trung cái ngon nhiều hơn cái lành. Cái lành là đồ ăn sạch, rau sạch, nguồn sạch. Mà cái ngon là cái mình thích, cái lành là cái mình cần. Người mình đa phần là tập trung vô cái mình thích, tập trung vô cái ngon không hà, còn cái lành thì hỏng để ý, thì đó là nói về thức ăn, thực đơn trong mâm ăn, thực đơn cái này cũng vậy mình toàn là tập trung trong cái mình thích không hà còn cái mình cần đó, hiếm, hiếm lắm. Cho nên Tàu có một câu rất là hay “phục dược bất như thực dược”, phục dược là uống thuốc, thực dược là ăn cái đồ có dược tính. Tàu họ nói “phục dược bất như thực dược” có nghĩa là “uống thuốc lúc bịnh không bằng ăn thuốc lúc mạnh” nghĩa là ngay đời sống thường nhật mình phải biết cái gì cần để mình dọng nó vô mồm, cái mõm của mình, mình ngừa trước, đấy. Ăn uống cẩn thận, cái gì tốt cho gan, tốt cho thận, tốt cho phổi là mình quất vô chứ hổng phải là ngon. Còn mình ăn đa phần là mình ăn toàn mấy cái mà cho đường nó tăng nè, huyết áp tăng nè, cholesterol tăng nè, phá gan, hại thận, quậy bao tử, mình ăn toàn đồ độc không, cho nên cái nghe nó quan trọng lắm, cả vô số kiếp luân hồi mình nghe biết bao nhiêu thứ mà cái nghe nào mà nó có lợi cho mình, mình ngại nghe lắm, ngại. Cho nên chúng sanh mình thấy rõ ràng trong cái âm nhạc, nghệ thuật, khoa học, văn chương, nhiều lãnh vực trong đời sống, tất cả chúng ta chia làm hai phe. Tất cả chúng sanh gồm có trời, người, muông thú đều nằm gọn trong hai phe. Phe một, quan tâm đến cái mình thích và phe hai, quan tâm đến cái mình cần, mình đã nghe nhiều kiếp, mình nghe ba cái gì đâu không. Nhưng mà cái nghe mình chỉnh sửa được cái con người của mình, nó nâng cấp được mình, hiếm lắm, đấy. Cho nên nghe được lời thánh hiền đó chính là cái nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, lợi đắc là mình có được, chúng ta có rất là nhiều thứ, do văn hóa, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống, trình độ tâm thức, chúng ta tự cho mình sỡ hữu nhiều thứ, lợi đắc ở đây tức là sỡ hữu, sỡ hữu nhan sắc nè, sở hữu kiến thức, bằng cấp, học vị, sở hữu tài sản, sở hữu uy tín, xã hội, sở hữu tình cảm giữa người này với người kia cho mình, thí dụ như vậy, chúng ta sở hữu nhiều cái, chúng ta sở đắc nhiều cái, nhưng mà cái sở đắc nào mà nó thuộc về thiện pháp, nó thuộc về đạo nghiệp giải thoát – sở đắc đó mới quí, lát mình sẽ học về bài kinh đó, một lát sắp tới tới bài kinh, tức là tài sản nó có nhiều thứ lắm nhưng mà cái tài sản nào mà không bị lửa cháy, không bị nước cuốn, không bị người ta sang đoạt, không bị kẻ thừa tự lừa đảo, trong kinh nói chớ hỏng phải tôi và thừa tự cũng là một thứ. Mình cả đời làm trâu, làm ngựa gây dựng tài sản cuối cùng thiên tai, nhân họa, kẻ thù, kẻ gian sang đoạt; mà đau nhất là cái kẻ thừa tự không xứng đáng vì cái tình thì mình nhắm mắt, nhắm mũi mình để lại cho nó trong khi trên đời này có bao nhiêu đối tượng, bao nhiêu cái xứng đáng hơn, đàng này dồn hết cho nó. Nói chung là cái gì mà có thể bị người thân, kẻ thù sang đoạt; cái gì mà còn có thể bị thiên tai, nhân họa chiếm mất cái đó mới ngon, sở hữu cái đó chưa phê, sở hữu cái gì mà cái quyền sở hữu nó lâu bền hơn. Tôi ví dụ, tôi ví dụ như đa phần người Châu Á nhất là Tàu, Việt, Miên, Thái, Lào ở Mỹ ăn cướp nó khoái viếng nhà mình lắm bởi nhà có tiền mặt, nhà có tiền mặt, nhưng người Âu Mỹ thì không. Người Âu Mỹ họ không có thích sở hữu tài sản theo cái cách của người Châu Á mình, mình đó là mua ba cái đồ quí hiếm về mình chưng trong nhà, tiền bạc cất giữ cọc, cọc, cọc, cọc, cọc, mấy cái tờ mệnh giá lớn, lấy thun cột cọc, cọc, cọc nhét vô trong nhà, cất. Cách đây cũng mấy năm có hai mẹ con cái bà thầy bói bên Cali bị ăn cướp giết, bói người ta mà bói mình hỏng được, ăn cướp nó giết bằng cách nó khảo của sao đó mà máu nó văng từ ở dưới đất nó văng lên cầu thang, nó vẫy máu tùm lum hết ở trên lầu. Theo mình đoán, là nó kéo lê rồi nó móc mắt, nó banh cái miệng rồi sao mà máu tùm lum rồi hai mẹ con chết. Hàng xóm thấy dấu vết khả nghi mới kêu cảnh sát tới, tới nơi họ thấy có hai cái xác. Các vị biết cảnh sát họ lục tung cái nhà ra họ phát hiện một chuyện, là trong nhà có tới mấy cái máy hút bụi, trong đó có một cái dấu 100 ngàn tiền cash, tiền mặt, tiền tươi ở trong đó, có nghe rõ? Mình sở hữu cái thứ tài sản mà nó dễ bị mất như vậy trong khi Âu Mỹ thì không, họ tống vô nhà băng hoặc nó đem nó đầu tư; một là nó đem đầu tư, hai là nó đem gởi nhà băng. Sở hữu một cái tài khoản nhà băng nó an toàn hơn là sở hữu nguyên một cọc tiền mặt. Ở đây cũng vậy, có nhiều cái thứ lợi đắc, có nhiều cái thứ sở hữu mà mình có thể có được trong đời nhưng mà cái gì, sở hữu cái gì và cách nào, sở hữu cái gì và sở hữu cách nào để được an? Thí dụ như bây giờ mình thích tài sản, cái chuyện mà mình tập trung mình làm chủ trong đời này nó vẫn không bằng đem đi làm phước. Mình thích tài sản mà, ai hỏng thích, mình thích bằng cách là mình đầu tư, mình ăn thì hết mà người ăn thì còn nha, đó là mình thích cái gì, là một. Thứ hai nữa, mình giữ nó kiểu nào, sở hữu nó kiểu nào? Bây giờ mình chia hai ra, một cái là tinh thần, một cái là vật chất thì mình thấy: ở đâu, nếu mình là người Phật tử mình hiểu, ở đâu mà nó ra tài sản này vậy ta? Chắc chắn là hỏng phải để dành từ kiếp trước, hỏng phải để dành bằng vật chất mà phải là để dành bằng công đức. Cho nên một trong những cái điều tâm niệm mà người Phật tử cần nhớ để chỉnh sửa mình chính là nhìn lại mình không cần thần thông, không cần thần thông, nha. Tôi nói thế này, tôi muốn kiếm coi có gì còn chỗ trống để xâm cái câu này, xâm cái câu này, cái câu này phải xâm để tu trên người mình, không cần thần thông, quán chiếu mệt lắm. Chỉ nhớ thế này thôi, mình nhìn mình bây giờ, những thứ mà mình đang có đây không phải ngẫu nhiên mà cha cho, mẹ cho, ông bà cho, bạn bè thân quyến cho, láng giềng cho, đồ đệ cho. Từng thứ mà mình đang có đều là đến từ một cái tiền nghiệp quá khứ. Một cái tấm thân mà bịnh tùm lum đây nè, đừng có trách là do di truyền ông bà cha mẹ để lại. No, anh đừng có nói cái đó. Tại sao mà anh không có đầu thai chỗ khác để anh lấy cái gene di truyền tốt hơn mà anh phải chun vô cái nhà này để cả lũ bị suyễn giống nhau, bị ung thư giống nhau, bị mấy cái bịnh mà bí hiểm giống nhau, tại sao vậy? Anh đừng có đỗ thừa di truyền, tại sao anh không chun vô cửa khác mà anh chun vô cửa này, nha? Rồi bây giờ anh là tướng anh cao ráo ngó được hơn người khác, tướng anh xấu hoắc – lùn xịt hà, anh đừng có trách cái người sanh anh ra mà anh phải hiểu những cái bây giờ anh có là nó từ đâu? Từ vô lượng kiếp nó đẩy ra cái con người anh, nha. Cho nên bây giờ anh cứ nhớ, cứ nhớ thế này: “Những gì tôi đang có nó chính là cái tấm gương chiếu dọi, phản ảnh những gì tôi đã tạo trong một cái kiếp nào đó trong quá khứ. Tôi có nhiều tài khoản, thì cái kiếp này nè tôi đang xài cái tài khoản của kiếp A, kiếp B gì đó. Còn những tài khoản khác thì để kiếp khác còn kiếp này tôi đang xài tiền nợ hoặc tiền lãi một kiếp nào đó trong quá khứ.” Khi mà nhớ như vậy đó thì hành giả mới thấy cái mà ta sở hữu, cái mà ta làm chủ, phải coi kỹ lại ta làm chủ cái gì và làm chủ kiểu nào? Cái gì và kiểu nào? What và How? Tui khoái hai chữ đó lắm, trong tứ niệm xứ cũng What và How, trong đời sống thường nhật mình thích cái gì, để coi cái đó là cái gì- What? Và mình muốn tiếp tục sở hữu nó, sở hữu kiểu nào, như thế nào? – How to? How to? Sở hữu nó kiểu nào? – How to possess?

Sở hữu bằng kiểu nào, chứ hỏng đem phải nhét vô trong túi, đem lận vô trong lưng quần, hỏng phải. Trước hết mình thích cái gì, vật chất hay tinh thần, mình nhớ cái này: Tất cả vật chất mình có điều chủ yếu là từ cái nguồn tinh thần quá khứ, mình có một cái tinh thần như thế nào đó, nó mới ra cái vật chất như vậy. Tàu có một câu “Đại phú do thiên mà tiểu phú do cầu”- đủ ăn đủ mặc thì là do mình siêng kiếp này nhưng mà giàu nghiêng trời nghiêng đất là do trời, mà Đạo Phật mình thì hỏng phải do thiên mà là do duyên- “Tiểu phú do cần mà đại phú do duyên” – tiền duyên quá khứ, nha. Cho nên mình sở đắc cái gì, sở đắc cái gì ta? Cái gì nó thuộc về tinh thần, thì cái đó đó, tinh thần ở đây là gồm các hạnh lành, các công đức, thập thiện hoặc 37 pháp bồ đề phần. Sở hữu cái đó đó, mới được gọi là lợi đắc tối thượng, có được cái đó trong người nó mới ngon. Tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần mà chắc bà con quên rồi. Tôi ví dụ, ví dụ nha, tôi ví dụ, tôi có hai người mà tôi rất thương, rất thương, thương ghê lắm, thương đến mức mà tôi có thể chết cho họ. Một người trong đó giàu có cực kỳ về vật chất nhưng mà nghèo nàn cực kỳ về tinh thần; còn một người thứ hai là giàu có cực kỳ về tinh thần mà nghèo nàn cực kỳ về vật chất. Khi tôi nhìn hai người này, mà tôi nói trước nha, tôi nhắc lại, hai người này tôi đều thương kinh khủng lắm. Thì cái thằng cha mà nghèo tinh thần mà giàu vật chất tôi ngại lắm, nếu đó là người thương của tôi, tôi ngại lắm, tôi biết nay mai mà chả bị cái sốc gì đó – vợ bỏ, chồng bỏ, con đau, con hư gì đó, hoặc là bị làm ăn thua lỗ gì đó là chắc chả điên luôn. Tôi nhìn chả tôi sợ lắm vì tôi thương ông đó lắm, tôi rất là thương, mà tôi nhìn ổng nghèo tinh thần đó mà chả giàu vật chất – tôi có hai cái lo. Cái lo một, là cái ông này mai này ổng tắt thở, ổng đi về đâu hả trời? Đó là chuyện xa, còn chuyện gần – lỡ mai này ổng chưa chết mà ổng bị tán gia bại sản thì ổng sống làm sao hả trời? Vợ ổng, chồng của bả – phụ ổng, phụ bả – ổng, bả sống làm sao hả trời? Đó là người mình thương mình lo. Nhưng mà riêng cái thằng cha giàu tinh thần mà nghèo vật chất thì tôi hỏng có lo. Tôi sẵn sàng, tôi nghĩ là tôi thương quá tôi đi bán vé số , tôi chiên chả giò, tôi làm một cái xe bánh mì để tôi nuôi họ được, nhe, được. Tôi hỗ trợ bằng cách cho họ được chiên chả giò, các vị biết bên Châu Âu chiên chả giò giàu lắm, quí vị biết hôn? Nếu mà các vị xin được cái visa mà du lịch qua đây ba tháng, bên cái đảo Cyprus của Hy lạp, gần Hy lạp hoặc là qua Thụy sĩ, các vị chiên chả giò vào mấy cái dịp lễ của bên đây nè; Lễ, Tết đó, chiên chả giò giàu lắm. Chúng ta có nhiều cách để bổ xung cái tài sản mình, chúng ta đi lao động nước ngoài, đặc biệt lựa mấy nước giàu, qua Dubai, qua Tây Âu, nhiều cách để bổ xung tài sản vật chất, nhưng tài sản tinh thần nó cực kỳ khó, khó gớm lắm, nhớ nha. Cho nên là hãy nhớ là cái tài sản nào mà nó quí hiếm lắm, khó mất là hai và nó làm cho mình càng lúc càng đi lên là ba. Quí hiếm là một nè, đâu phải ai cũng có được như mình đâu; thứ hai – khó mất, chứ có cái gì nó dễ mất quá – thiên tai, nhân họa, cái đó hỏng phê; cái thứ ba là cái thứ nào, cái thứ vật chất, tài sản nào mình càng giữ mà cái con người của mình nó càng ngon lành hơn thì cái đó ngon. Rồi cái nào, cái thứ sở hữu nào mà lỡ mình có lăn đùng ra mình chết mình cầm theo được, chớ còn mình đi mình sở hữu cho đã rồi tới hồi lăn đùng ra chết bỏ lại hết. Tôi kể bà con nghe hoài cái chuyện mà một ông vua, đó là ông Alexander the Great – ông A lịch sơn, ổng đi đánh Ấn độ banh chành xong rồi thắng, ổng để một số người ở lại đó, xong rồi ổng đi về Babylon ổng chết, năm đó mới ba mấy tuổi thôi- sau một bửa tiệc rượu ổng chết, ổng bị bịnh, lâm trọng bịnh rồi chết. Trước khi ổng chết ổng trối lại được ba điều trong room còn nhớ không? Điều một, các vị còn nghe không? Điều một là trẩm chết rồi cái người mà khiêng quan tài của trẫm là mấy thang cha thái y – mấy ông quan mà chửa bệnh cho trẫm – quan thái y – royal doctor, phải để mấy ông đó khiêng hòm mới được. Thứ hai là cái hòm của trẫm khoét hai cái lỗ để trẫm thò hai bàn tay ra ngoài. Và thứ ba, bao nhiêu cái thứ châu báo mà bồi táng, tùy táng thay vì khâm liệm bỏ vô trong hòm cho trẫm đem theo thì làm ơn để quan của trẫm trống lỗng, để trẫm với cái xác thôi, trong hòm có cái xác thôi, bao nhiêu châu báu bồi táng, tùy táng khâm liệm rãi chung quanh nấm mồ để ai ngang nhìn cũng thấy. Bá quan tưởng là ổng bị lẫn, ổng đau quá rồi ổng bị lú, hỏi ổng vì sao cái ổng nói thứ nhất, phải để cho mấy ông quan thái y, ngự y khiêng hòm của trẫm, khiêng cái linh sàng của trẫm để cho người ta thấy cuối cùng thì thầy thuốc nào cũng phải bó tay trước cái chết cho dầu đó là cái chết của bậc đế vương, thì thầy thuốc cũng phải bó tay chứ đừng có nói là tình thân, tình thiết, mệt, tình cảm , bạn bè, quyến thuộc, chủ tớ, ghét. Thầy thuốc, ngự y mà nhìn vua chết cũng phải bó tay, chính thầy thuốc cuối cùng cũng phải khiêng xác vua đi thôi. Cái thứ hai, khoét hai cái lỗ để thòng hai cái tay ra ngoài để thấy, để người đời dự đám tang họ thấy rằng Đại đế chết rồi vẫn ra đi với hai bàn tay trắng, đấy, ra đi với hai bàn tay trắng. Cái thứ ba, bao nhiêu cái đồ bồi táng, tùy táng đừng có bỏ vào áo quan mà đem rãi chung quanh mồ để cho người ta thấy rằng tất cả của cải cuộc đời này nó chỉ ra tới mộ thôi, không có đi xa hơn nữa, nó chỉ ra tới nấm mồ là cùng, maximum là ra tới đó, đúng ra là nó đã nằm hết ở nhà rồi, nó nằm ở – cái giường chết mình ở đâu thì tài sản nó kết thúc ở đó rồi; nhưng mà có nhiều người họ vẫn còn u mê, họ khâm liệm rồi bồi táng, tùy táng cho nên ổng mới bày ra ổng nói cho cái đám đó đó, cái đám mà u mê đó nó thấy rằng có ráng lắm á thì cũng ra tới mộ là thôi chứ không đi xa hơn nữa được, nha. Đó, thì ở đây lợi đắc tối thượng là như vậy đó quí vị.

Rồi tiếp theo đó là học pháp vô thượng. Cái học pháp ở đây là gì? Trong cuộc đời sanh tử vô số kiếp của mình, mình đã từ kiến thức cho tới hành trì, từ kiến thức cho tới hành trì mình đã kinh qua biết là bao nhiêu thứ, chúng ta đã học biết là bao nhiêu thứ và đã hành trì bao nhiêu thứ về tôn giáo về thế tục, học và làm biết bao nhiêu thứ nhưng mà mình không có cái nào nó hơn được tam học của Phật Pháp. Đó là giới, định, tuệ. Giới học là coi như là ngăn chận thân bất thiện, khẩu bất thiện. Giới học giúp ta lìa được bốn cõi đọa, đem ta về với các cõi nhân thiên dục giới. Giới học là cái lằn ranh phân biệt, cái chỉ dấu cho thấy rằng nhân thiên không có cái giống loài sa đọa, cái giới đó. Còn cái định là giúp ta lìa bỏ năm trần vật chất để chúng ta không còn sống trong thế giới ngũ dục nữa. Nâng mình lên, đưa mình lên, hướng mình tới cảnh giới của Phạm thiên sắc giới và vô sắc giới, cái định á. Giới nó tách mình ra khỏi bốn cõi đọa nhưng cũng còn nằm trong cái cõi dục. Nhưng mà cái định nó tách mình ra cả khỏi dục, nó đưa mình về các cõi Phạm thiên. Còn cái tuệ là sao? Cái tuệ có nghĩa là một đường lối nhận thức và hành trì, một lối sông mà qua đó nếu đủ duyên chúng ta chán bỏ luôn toàn bộ dục giới, sắc giới, vô sắc giới, mọi hình thức tái sinh, thì ba cái này cộng chung gọi là tam học: giới học, định học và tuệ học. Nói về giới học, định học thì vô số kiếp luân hồi mình đã từng có giữ giới rồi, đã từng có tu tập thiền định rồi nhưng những cái đó không được gọi là giới học, định học là vì sao? Là vì được gọi là giới học, định học là phải ở năm trong tam học mà tam học ở đây còn có tên được gọi là vô lậu học, có nghĩa là cái hành trình mà dẫn đến sự chấm dứt phiền não, kết thúc luân hồi mới gọi là vô lậu học, còn cái chuyện mà vô số kiếp mình giữ giới để cầu quả nhân thiên, vì một lý do nào đó mà mình giữ giới hoặc là do thân cận minh sư thiện hữu mà mình tu tập rồi đắc chứng thiền định rồi đam mê trong đó rồi về Phạm thiên sống hết tuổi thọ lăn trở lại chỗ cũ, cái đó mình trong vô số kiếp nhiều lần lắm rồi, nhưng mà cái quan trọng nhất là cái giới được mình hành trì để lấy đó làm nền tảng cho định. Định là sự tập trung tư tưởng, đời tư bê bối khó tập trung tư tưởng, khó lắm, khó niệm, khó định, nha. Giới phải làm nền cho định và định, cái khả năng tập trung tư tưởng nó làm nền cho tuệ nha, tức là cái trí tuệ nhận thức được rằng thân tâm này, thiện ác buồn vui này do duyên mà có rồi cũng do duyên mà mất đi. Ngày nào ta còn thích trong bốn cái đó thì ngày đó ta còn tiếp tục gây tao các điều kiện tái sinh, phải chán sợ nó, thấy rằng cái khổ đáng sợ mà cái sướng cũng đáng sợ, vì sao? Vì muốn được sướng hổng phải dễ, phải làm bao nhiêu chuyện mới được sướng mà có nó rồi đam mê trong đó cũng là quay về với cái khổ nữa, nha. Người có trí, có phước mới quan tâm đến điểm này, còn không đa phần thì tới đâu hay tới đó. Bởi vì đời sống bây giờ có nhiều chuyện mình phải lo quá, thế là mình phải lo. Đời sống này có nhiều cái để hưởng quá, thôi bây giờ mình tập trung mình hưởng, còn cái chuyện mà tu tâp để mai mốt tính. Hỏi mai mốt là chừng nào thì già, già đi chùa ăn chay tháng mấy ngày, nghe pháp, tụng kinh, có pháp danh, có chuỗi lăn lăn lăn lăn vầy nè, phải hôn? Mặc áo lam, lần chuỗi lăn lăn, nếu mà muốn cho nó rốt ráo, quất cho trọc lóc là khỏe rồi, vậy là tu, há. Tu vậy là tu đó. Tu là cứ hồi trẻ đi chơi cho nó mát trời đất, tới về già đó kiếm cái kiểng chùa nào đó vô cạo cho nó mát rồi mặc áo lam, chuỗi lần lần, miệng đọc còn đầu nghĩ gì thì có trời biết thôi. Mắt lần chuỗi, miệng đọc, mắt láo liên, đầu nghĩ lăng xăng lăng xăng lăng xăng vậy mà tu, tu là vậy đó, tu là vậy đó. Trong khi đó tam học nó hỏng phải vậy, cái tam học là, hồi hôm qua tôi nói nội nguyên cái giới không nó đã rối rồi. Có ba cách giữ giới, một, giữ giới là nghĩ tới mình, vì sợ tội, vì mình muốn cầu phúc, muốn trốn khổ tìm vui mà phải giữ giới, đó là giữ giới cho mình. Cái thứ hai là giữ giới vì người có nghĩa là vì mình không muốn làm cho ai khổ hết, tại vì năm giới đều có tác dụng đầu tiên là đối với tha nhân, thì mình không muốn làm khổ ai hết trơn, mình không có vi phạm năm giới. Rồi tới cái thứ ba, mình giữ giới chỉ đơn giản, cái thứ ba kêu chữ giữ là gượng, chứ lúc này hổng phải giữ nữa, mà bởi vì mình không còn cái điều kiện tâm lý để mình phạm, mình hỏng đủ điều kiện tâm lý đó, mình không đủ cái sân, cái tham, cái si, cái tà kiến để mà làm cái chuyện đó, không đủ hoặc là không còn nữa. Riêng cái giới nó đã đuối như vậy. Định cũng vậy. Tu thiền định để cầu quả tái sanh ngon lành chưa khá. Tu mà để lấy đó làm nền tảng để phát triển trí tuệ giải thoát, cái đó mới đáng kể, nha. Đối với tam học mà hiểu như vậy đó thì được gọi là học pháp vô thượng. Chớ còn cái kiểu hành thiền mong đắc thần thông, mong được nhập định cho thoải mái, lâu lâu xếp bằng cái quất năm ngày cho nó sướng, chết rồi về Phạm thiên này nọ còn trong lúc chờ chết thì có thần thông dời non lấp biển, đi mây về gió cho nó sướng, hành thiền kiểu đó thì không kể là vô thượng mà vô thượng ở đây có nghĩa là lấy cái thiền định làm cái nền để mà quán chiếu sống trong trí tuệ chánh niệm, nha.

Rồi kế tiếp nữa là cái phục vụ vô thượng. Ở trong vô số kiếp luân hồi mình, cái người để mà mình chăm sóc nhiều lắm: cha, mẹ, ông bà, bạn bè, vợ chồng, con cái, thân quyến, blah … blah… blah …blah … nhiều lắm, nhiều lắm, rất là nhiều nhưng mà cái đối tượng mà mình chăm sóc mà khiến cho mình khá hơn không chỉ dừng lại ở vấn đề công đức, nha. Không dừng lại ở công đức mà hơn nữa mình phục vụ mà cái phục vụ đó nó giúp cho tâm linh nó thăng hoa, nó thăng tiến, tiến bộ, cái đó đó mới đáng kể. Chúng ta nhớ lại cách đây mới hai hôm chúng ta học bài kinh Đức Phật Ngài dạy một người thánh đệ tử là cái người biết cách phục vụ bậc đạo sư như là một người tri kỷ- metta??, như là một người bạn, như là một người tri kỷ- metta??. Mình thờ Phật giống như là mình thờ một ông thần, mình thờ kính ổng, thương quá cái ổng ban phúc tha tội. Mình thờ Phật vì mình thấy rằng Ngài có đại bi, có đại trí, đại hạnh. Mình thờ Phật là vì mình biết rằng là Ngài rất là thương mình, dầu mình tưởng là mình không có duyên gặp Ngài chớ thật ra là huệ nhãn của Ngài, Ngài đã từng thấy, Ngài đã vì vô lượng chúng sanh mà Ngài chịu khổ cực máu lệ trong vô số kiếp, chắc chắn một ngàn phần trăm là Ngài không có bỏ mình ra khỏi cái đối tượng thương yêu của Ngài, tôi tin chắc điều đó, chẳng qua mình khỏi đủ duyên. Một là mình chưa đủ ba la mật để mình đắc lúc mình gặp Ngài. Hai là do nguyện lớn nào đó mà mình chưa có chịu đi sớm, thí dụ như vậy. Chỉ có hai lý do: một là không đủ, một là không đủ tiền để cất nhà; hai là muốn cất cái nhà bự hơn, thế là bây giờ mình đành phải ở ngoài sân, thí dụ như vậy. Chỉ có hai lý do mà chúng ta không cất được cái nhà, một là không đủ tiền, hai là vì mình muốn cất cái khác bự hơn, chỉ vậy thôi, nha. Thì cái chuyện mà mình gọi là phục vụ Đức Phật ở đây không phải là mình phải đổ mồ hôi, xót con mắt rồi xoa bóp, rồi xách nước, giã gạo, quét dọn, hầu hạ tay chân, vật chất cho Ngài, hỏng phải. Mà cái hầu hạ ở đây có nghĩa là mình dành cái thời giờ của mình để mình thực hiện những cái điều nào mà Ngài khuyến khích, khích lệ, sách tấn mình thực hiện. Các vị biết mà, Ngài đâu có ham ai hầu Ngài bởi vì nếu mà Ngài ham, Ngài cần cái đó – Ngài là ông vua mà, ở ngoài cho nó sướng, ở ngoài cho nó sướng, bao nhiêu giai nhân tú lệ của Ấn độ thời đó, là loại một, giai nhân loại một đều đổ dồn về Ca tỳ la cho Bồ tát Tất đạt hết á. Tôi tính nói một số nhưng mà sợ bà con hỏng có tin, 33 ngàn giai nhân tú lệ , 33 ngàn nha, giai nhân tú lệ trên toàn cõi Ấn độ, tức là từ 16 cái vương quốc trong xứ Ấn tính đến lúc đó. Tuyển hàng độc không, 33 ngàn, coi như là tam cung lục diện của Ngài nó rộng nó to còn hơn là cái cung A phòng của Tần thủy hoàng. Chỉ toàn là giai nhân tú lệ mà Ngài bỏ hết Ngài đi, bỏ hết. Đời Ngài 13 năm, 13 năm ở đời, từ năm 16 đến năm 29 tuổi, Ngài chỉ biết có một người là bà Da du, tất cả Ngài coi như con cháu, em út trong nhà. Ngài không có dục lạc như bao nhiêu người khác. Và khi Ngài đi tu rồi, Ngài xuất gia chỉ có bình bát và chân trần, trên không dù không nón suốt mấy chục năm trời như vậy, Ngài đâu cần ai hầu Ngài, hổng cần. Tám chục tuổi, rạng sáng mai là chết, nói chữ chết cho nó gần hay là tịch, bây giờ tôi nói chết, rạng sáng mai chết mà giờ này còn đi bộ, còn đi bộ, mà đi bộ đâu phải kiểu như mình- tiền hô hậu ủng, cờ quạt nghi trượng, hỏng có. Đi y chang như là bao nhiêu du sĩ vô danh, đi trên đường mà khát nước lại không có được miếng nước nóng để mà uống nữa, uống nước sông, nước suối, bà con biết chuyện đó mà, phải hông? Nước sông, nước suối, mà biết mình đang bị kiết lỵ, quất nó vô là chỉ có chết thôi, bị bịnh đường ruột mà, kiết lỵ mà, uống ăn là phải có nước gừng, nước ấm, phải hôn? Đằng này dầu gió hỏng có, mấy cái tối thiểu mà hỏng có. Uống nước sông, nước suối như người ta vậy, như người ta, Ngài đâu có cần ai, hỏng cần ai hầu hết nhưng mà trong những giây phút cuối cùng nằm trên cái tảng đá, hỏng phải cái giường mà tảng đá giữa hai cái cây sala trong cái vườn ngự uyển của Ngài nói với Ngài Anan: “Anan có thấy chung quanh Như lai bây giờ rất là nhiều hoa lạ đang rơi xuống như mưa không?” Anan nói: “Dạ thấy, đó là Chư thiên đang cúng dường cho Ngài” “Anan có biết không, không có cách cúng dường nào mà trịnh trọng, trang nghiêm mà ý nghĩa cho bằng hành trì những lời dạy của Như lai.” Nói như vậy có nghĩa là trong cái cách phục vụ, trong các cách phục vụ cách hay nhất hỏng phải là mình hầu hạ Đức Phật bằng tay, bằng chân, đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt của Ngài, hỏng phải, mà là hành trì cái lời dạy của Ngài.

Nhớ chỗ phục vụ đó là vậy ,phục vụ hiền thánh, có điểm đặc biệt thế này, phục vụ hiền thánh là đáng cúng dường, đáng phục vụ nhưng mà tại sao họ đáng cúng dường, đáng phục vụ? Ghi cái câu này nghe nó kỳ “Hiền thánh đáng để mình cúng dường, đáng để mình phục vụ, đáng để mình lễ bái” là vì sao? Là vì họ không có thích cúng dường, họ không có thích phục vụ và họ không có thích được lễ bái. Chính vì họ không thích cho nên họ mới là cái đối tượng xứng đáng để mình làm cái chuyện đó, bởi vì trong kinh ghi rất rõ “Cúng dường cho cái bậc mà không thích gì, công đức chẳng thể nghĩ bàn, bất khả tư nghì” mà tại sao công đức bất khả tư nghì là bởi vì họ không có thích cái mình đem lại cho họ, không phải họ chê, nhưng mà tại vì họ không còn cái điều kiện tâm lý để họ thích nữa, có hiểu câu này? Câu này mới ghê nè “Các bậc hiền thánh đáng cúng dường, đáng lễ bái, đáng phục vụ là lý do, chỉ một lý do duy nhất thôi bởi vì họ không có thích mấy cái chuyện đó nữa” mà khi họ không thích nó nữa thì nó trớ trêu, nó oái ăm thay họ lại trở thành ra cái bậc đáng để nhận cái đó nhất. Cũng giống như bửa hôm tôi có nói một câu như thế này “Trên đời này chỉ có một thứ duy nhất đáng để mình khoe thôi, không có cái gì đáng để mình khoe, chỉ có một cái chuyện duy nhất đáng để mình khoe, đó là cái tâm trạng không thích khoe”. Cái tâm trạng mà không có thích khoe đó là cái mà đáng để đem khoe nhất, đáng để tán dương nhất, nghe nó rất là kỳ. Tôi nói lại một lần nữa, bao nhiêu đạo nghiệp của mình có một thứ mà đáng để đem khoe nhất, đó là cái tánh không thích khoe, không muốn người khác biết nhiều về mình. Tỳ kheo hành pháp, hành đạo có nhiều hạng. Hạng một, đam mê danh lợi , thích được cúng dường, thích được người ta biết tới. Hạng hai, huyên tâm tu hành trong sạch thanh tịnh, đạo nghiệp trùng trùng nhưng lại mong người ta biết rằng mình không màng danh lợi, mong người ta biết mình trong sạch thanh tịnh, đó là hạng hai. Hạng một là đắm chìm trong danh lợi, trong lời khen, đó là hạng một. Hạng hai là muốn cho người ta biết rằng mình chỉ quan tâm đến chuyện tu hành thôi, không có giữ tiền , tôi muốn người ta biết tôi không có giữ tiền, tui là chiều nào tui cũng phải sám hối với một vị tỳ kheo khác chớ tui đừng có cần tới mỗi nửa tháng, tui trong sạch lắm, tui không có giữ thức ăn qua đêm, không giữ y dư, không giữ tiền bạc, không tiếp xúc phụ nữ, không có a lô, không facebook, tôi hay lắm, tôi giỏi lắm nhưng cũng muốn người khác biết tôi như vậy, biết là tôi khác mấy vị khác, biết là tôi không giống mấy cha khác, như vậy chúng ta lọt vào hạng thứ hai. Hạng thứ ba mới ghê, không thích danh, không thích lợi, đúng, đương nhiên và họ cũng né luôn cái hạng thứ hai. Có nghĩa là họ cũng không muốn người khác biết họ như vậy nha, đến cái mức độ đó, đến cái mức đó thì họ mới xứng đáng được nhân thiên lễ bái cúng dường, còn mình nghĩ coi thời này mình lọt vô ba hạng đó mình lọt vô hạng nào? Đấy. Cho nên cái phục vụ ở đây có nghĩa như vậy, có nghĩa là mình ra sức để làm cái gì đó cho một cái bậc hiền thánh mà cái cách của hiền thánh họ đâu có cần gì đâu, họ chỉ cần có bấy nhiêu đó thôi, họ chỉ vui khi họ thấy mình hành trì, mặc dù chuyện mình tu hành bậc thánh không có mập béo gì hết trơn á. Thánh nhân không có mập béo gì hết trơn, không có mập béo gì hết, nha. Quí vị tu kệ cha mình chứ mắc gì hiền thánh nhưng họ nhìn mình tu họ vui, yah, họ thấy mình tu họ vui, mình đem lại cho họ một núi lễ vật họ không vui bằng họ thấy mình trong sạch, họ thấy mình tinh tấn, họ thấy mình thành tựu cái đạo nghiệp tâm linh tinh thần, tất cả hiền thánh đều có tâm lạ lùng này, há, tức là cái tâm luôn luôn vui khi thấy người khác hành trì theo pháp thành tựu đạo nghiệp, khi thấy người khác trong sạch thanh tịnh, khi thấy người khác tiến bộ thăng hoa, tích cực năng động trong cái đạo nghiệp, hiền thánh nào nhìn thấy cũng sung sướng, sung sướng.

Rồi cuối cùng là tùy niệm vô thượng, trong đời của chúng ta có biết bao nhiêu điều chúng ta nhớ, người ái quốc thì nhớ nước, thương nòi; kẻ đang yêu thương thì nhớ trai, nhớ gái; người thương cha, thương mẹ thì nhớ phụ mẫu song đường; kẻ mà nhớ quê thì đời đời, cứ suốt cuộc đời thì nhớ tới cố quận, đâu cũng có điểm nhớ, nhưng mà đối với người mà tu tập cầu giải thoát thì cái mà canh cánh đau đáu trong lòng của họ chính là thánh hiền và con đường mà thánh hiền đang đi, cả đời gặp cái gì nghe cái gì thì trong hoàn cảnh nào, cái mà họ nhớ tới, họ canh cánh, họ đau đáu cũng chỉ là thánh hiền và con đường mà thánh hiền đã đi, đó gọi là tùy niệm vô thượng, tùy niệm vô thượng. Tùy niệm vô thượng là trong hoàn cảnh nào, thí dụ như trời nắng chang chang vậy, thay vì mình than trời trách đất thì mình phải nhớ thế này: Ngày xưa mà Đức Phật và chư thánh tăng ai cũng sợ nắng như vậy thì làm gì có Phật Pháp, ai đã hành ba la mật, ai đã khổ tu trong rừng Uruvela, ai trần truồng giữa đem tối mùa đông miền bắc Ấn, ai mà trần trụi giữa trưa hè rực lửa của Ấn độ thời Bồ tát Tất đạt bao nhiêu thế hệ tăng già đói, ăn không đủ no lạnh mặc không đủ ấm mà hoằng pháp khắp nơi, phố xá núi rừng, làng xóm. Ở đâu mà có Huyền trang, Nghĩa Tịnh, Pháp Hiển, Cưu Ma La Thập, An Thế Cao, ở đâu mà có những thế hệ truyền thừa mạch mạng tông môn, truyền đăng tụng diện chánh pháp suốt hai mươi sáu thế kỷ,cứ ngồi nhớ , nắng chang chang ngồi trong nắng mà nhớ chuyện thế hệ đã đổ mồ hôi, đổ máu để hôm nay chúng ta có Phật Pháp chúng ta học ai? Ngài Minh Châu, Ngài đã sống như thế nào trong một căn phòng mà y chang như lò hấp bánh mì tại Ấn độ. Ấn độ thời xưa làm gì có máy lạnh? Bây giờ qua Ấn độ mà trả dưới một trăm rưởi đô la mỗi tháng thì tăng ni sinh cũng không có được máy lạnh. Ký túc xá rẻ nhất có máy lạnh một trăm rưởi đô la. Cái thời Ngài Minh Châu làm gì có máy lạnh, năm mươi mấy năm trước làm gì có máy lạnh? Sáu chục năm về trước, thời đó là cở tầm nguyên thủ quốc gia hoặc đại gia, phú thương thì may ra mới biết máy lạnh nó hình vuông tròn dài ngắn, chớ còn ngoài mấy cái hạng mà chính khách, nguyên thủ, đại gia, phú thương thì cái phần còn lại trong nhân loại có ai biết cái máy lạnh nó vuông tròn, dài ngắn ra làm sao, mà đặc biệt Ấn độ tới bây giờ mà nó còn nghèo tan xác như vậy chớ hỏi sáu chục năm về trước nó còn nghèo cở nào. Ăn uống, ăn làm sao? Ngài, Bắc truyền, chế độ ăn uống là khắc khổ, hạn chế, nóng bức như vậy. Tùy niệm vô thượng, ở đây tôi chỉ nói người phàm thôi đó. Mà tùy niệm vô thượng đây là tùy niệm cái thánh hiền, nhớ về thánh hiền, nhớ về Chư Phật, Chư Thánh đại tổ sư, bao nhiêu thế hệ tiền nhân đã nằm xuống, đã đổ máu lệ, mồ hôi nước mắt cho cái đạo nghiệp mà ngày hôm nay chúng ta kế thừa, nhớ chừng đó, nhớ chừng đó thôi, chỉ nhớ họ thôi là mình tự nhiên mình thay đổi. Thường xuyên nhớ sẽ thấy trong cái đói, trong cái lạnh, trong cơn đau nhớ tới tiền nhân; đau quá bị bịnh, đau quá thay vì sợ chết thì hãy nghĩ rằng Bồ tát Thích ca mâu ni nói riêng mà tất cả Bồ tát trong vô lượng thế giới ba đời mười phương đều phải trãi qua vô số lần đau đớn thế này bởi vì họ sanh tử mà, họ tu tập hạnh lành mà. Trong nhiều kiếp thì họ phải biết bao nhiêu lần họ bị đau như thế này, máu lệ, bao nhiêu lần họ bị đau đớn sợ hãi như thế này, vậy mà họ không bỏ cuộc để cuối cùng họ trở thành Phật tổ, thành Thánh hiền, để mà banh cái con mắt của cuộc đời để cho nó nhìn thấy cái lẽ thật của vũ trụ, không phải dễ đâu quí vị, nha. Ghi nhớ chừng đó được gọi là tùy niệm vô thượng. Rồi, xong. Bây giờ qua tới cái kinh 122, tại sao tập trung tôi giảng kinh này hơi nhiều. Thứ nhất, tôi nhớ cái gì tôi nói tới cái đó. Thứ hai, là bởi vì cái loạt kinh đó nó giải thích luôn cho bài kinh tiếp theo, bài kinh này giảng rồi. Bài kinh tiếp theo là bài kinh gọi là để thắng tri tham, tức là để bỏ bớt cái lòng đam mê trong năm dục vật chất, thì cái vị tỳ kheo nói riêng hành giả cầu giải thoát nói chung là phải tu tập sáu pháp tùy niệm. Tôi biết trong room này rất là nhiều người ngạc nhiên “Ủa tại sao ở đây không có nhắc tới tứ niệm xứ?” Nó như thế này, tùy cái căn duyên của người ngồi trước mặt mà đôi lúc Thế tôn Ngài mới bắt đầu như thế này, thí dụ, như con cháu về thăm ông bà, ông cụ liếc mắt qua cái, ông cụ nói với một nhóm, ông cụ nói thế này ” Tụi bây nhớ giữ sức khỏe, bớt ăn nhâu, bớt đua xe lại, bớt thức đêm, bài bạc, bớt trác táng, bớt thức đêm, bớt đua xe, bớt nghiện ngập, là cái dòng tộc này trông cậy tụi bây nhiều lắm”. Ngộ lắm, ổng ngồi ổng nhìn đám cháu, mà ổng đi ổng nói kỳ cục vậy đó, tụi bây bớt đua xe, bớt nghiện ngập, bớt chích hút, bớt đàn đúm, thì gia tộc này nhờ tụi bây nhiều lắm . Đám thứ hai, lát sau, ổng vô ổng nói khác “Tụi cháu mà học hành ngon lành, tộc họ tông môn của mình nở mày nở mặt, ổng tập trung nói về chuyện học. Rồi cái đám khác nó vô, ổng lại nói khác, ổng nói ” Tụi con phải siêng làm ăn, phi thương bất phú, không có bán buôn không có cách nào giàu được; cái thằng nông dân mà không biết buôn bán thì đời đời chỉ biết bán lưng cho trời, úp mặt xuống đồng; cái thằng lao công, cái thằng khuân vác cả đời bị người ta dày xéo, chà đạp, coi rẻ, sống dưới đáy sâu của xã hội; chỉ có đứa ráng học hành hoặc là cái đứa buôn bán giỏi có thể trụ được trong cuộc đời này. Vì vậy mình thấy rõ ràng là đám con cháu tới, đứa nào ổng cũng thương hết trơn á nhưng có đứa ổng tập trung nói về cái xấu, ổng kêu phải tránh cái này tránh cái kia, còn đứa thì ổng khích lệ, cho nên đứa giỏi tập trung buôn bán, đứa học hành, nhưng mà lát sau ổng nói khác nữa, nhớ nhe. Có thằng khác nó vô, ổng nói khác nữa, ổng nói “Con nhớ nhe, ăn uống đàng hoàng, tập thể dục này nọ, con hỏng có tệ đâu, con hỏng có ngán, hỏng có thua cái thằng nào ở trong cái nhà này hết. Con làm sao mà ăn uống đàng hoàng, con ốm quá, tập thể dục, phơi nắng , bơi lội, con bao nhiêu đó là thấy khỏe, con OK là cái gia tộc này cũng thơm lây”. Các vị có nghe kịp không? Có nghĩa là tùy cái đối tượng mà ông, cái người ông có cách ăn nói khác nhau, có cách dạy bảo khác nhau. Mình không thể nói rằng là cái nào hay hơn cái nào, hỏng phải, nó tùy cái đối tượng, nha. Rồi, ở đây cũng vậy , có những đối tượng vào Ngài không có nói thẳng, Ngài đánh một cái vòng. Ở trong chú giải ghi rất rõ chỗ này: Chúng sanh có bốn hạng trong đời, cái hạng thượng căn, gặp mặt họ là trực tiếp nói đến cứu cánh giải thoát. Hạng thứ hai, bậc trung căn, là phải nói cho họ nghe cái nguy hiểm của sinh tử luân hồi, tội khổ trầm luân, vừa gặp mặt họ là nói cho họ nghe cái sanh tử, trầm luân khổ cỡ nào, dầu nhân thiên sung sướng thì cuối cùng cũng quay về với sa đọa , không có cái gì bằng sự chấm dứt sinh tử, đó là bậc trung căn. Còn cái bậc hạ căn thì phải có ngọt bùi đắng cay, là phải nói cho họ biết, đây nè con phải tu tập cái này nè công đức vô lượng, con mà làm vầy nè, đó, là con sẽ được sanh thiên, con giàu có, có nhan sắc, có sức khỏe, có tình cảm…blah blah blah blah…Còn con làm cái này nè, thì con sẽ bị vầy bị vầy, thiếu sức khỏe, thiếu tiền bạc, thiếu nhan sắc, thiếu uy tín, thiếu trí tuệ, xong chưa? Rồi, qua tới cái thứ ba, nhưng mà dầu có khổ cách mấy, sướng đến mấy, cuối cùng không gì qua được cứu cánh giải thoát, đó. Vậy là chúng sanh trong đời có nhiều hạng, cái hạng thứ nhất là, chắc phải cho bà con biết chớ không bà con trong cái room này nói ai nói; đó, những cái điều mà tôi vừa nói trong bộ ?? karana nói như vậy, nha. Tức là tùy vào cái căn cơ của chúng sinh mà có người nói trực tiếp cái chuyện cần làm, còn có những người kém một chút là phải nói chuyện cần bỏ và chuyện cần làm, rồi cái nhóm thứ ba là cho biết cái chuyện cần bỏ, cần làm và cần có. Thí dụ như bây giờ là cái tài sản này không cần có nè, tật xấu này không cần bớt nè, đây là chỗ không cần đến, tài sản này tức là công đức nè, ba hạng chúng sinh, nha. Còn cái hạng thứ tư, đó là gôm hết, tức là chúng ta, sử dụng vô lượng phương tiện, có một lần đó, Ngài nói rằng Ngài dạy đệ tử giống như người ta dạy ngựa vậy đó. Có những con ngựa đó mà đánh nó, dạy nó mới nghe. Có những con vuốt ve, có những con vừa đánh vừa vuốt ve nó, còn cái con nào mà đánh với vuốt ve kết hợp mà nó hỏng xong thì chỉ có đem làm thịt thôi, giết thịt. Thì ở đây, cái chuyện mà Ngài nói Ngài đánh để Ngài dạy là sao? Là Ngài nói cho những điều mình thấy sợ, sanh tử là vậy đó. Xoa dịu, mơn trớn vuốt ve họ là sao? Nói cho họ nghe bằng chuyện vui không, con nên làm cái này nè thì con sẽ được vầy vầy vầy, nhưng con nhớ dầu con được cái gì thì cái đó nó cũng vô ngã, vô thường, đó là dạy bằng cách mơn trớn. Còn cách thứ ba là dạy kiểu kết hợp nghĩa là vừa răn đe mà vừa khích lệ nhưng mà riêng về cách thứ tư đó, người nào nói hỏng nghe, cở nào cũng hỏng nghe thì giết chết, giết bằng cách là không dòm mặc, không nói tới, không ngó đến nữa thì đó gọi là giết, nghe. Trong Phật Pháp chữ giết là như vậy đó, nghĩa là cái người đó mà họ thấy mình đã bất trị rồi, không có sửa dạy được nữa thì phải giết cho họ chết, giết ở đây có nghĩa là không nhìn tới mặt nữa, tự hiểu nha, rồi. Thì tôi phải đánh một cái vòng như vậy để tôi giảng sáu cái pháp tùy niệm. Tùy niệm Phật là sao? Hồi qua giảng rồi, bây giờ tôi giảng sơ sơ thôi, mệt quá, thì niệm Phật có nghĩa là suy nghĩ đến cái đức lành của Phật, cái tấm lòng của Ngài, cái công khó của Ngài từ trước khi thành Phật cho tới khi mà Ngài thành rồi, Ngài đắc cái gì và Ngài đã tiếp tục sống cuộc đời của một Đức Phật như thế nào đối với chúng sinh có nghĩa là máu lệ Ngài đổ ra trước khi thành Phật và khi thành rồi, Ngài đã khổ cực như thế nào, đó gọi là niệm Phật. Còn về niệm Pháp

là tâm niệm rằng tất cả Chư Phật ba đời mười phương đều phải theo pháp mà sống, theo pháp mà hành động, nhờ vậy mới trở thành Phật. Có một điều là nếu không có Chư Phật thuyết giảng cho đời nghe thì những người hạ căn không thể nào hiểu được. Cái đặc điểm của giáo pháp là vậy. Thứ nhất là khi chúng ta có lòng cầu giải thoát thì tự nhiên chúng ta sẽ đi đúng chánh pháp. Nhưng mà đó là sự tự nhiên, nha. Khi có lòng cầu giải thoát thì tự nhiên ta đi đúng nhưng mà đó là chuyện của ta chứ còn cuộc đời nó nhìn vô nó hỏng có biết. Thí dụ như có nhiều kiếp Ngài kham nhẫn, Ngài trí tuệ, Ngài thiền định, Ngài giữ giới, Ngài từ tâm, Ngài thiền định…blah blah blah blah… Cuộc đời nó nhìn vô nó hỏng biết, nó hỏng biết đó là cái con đường, thấy hay quá nhưng mà nó hỏng biết đó là con đường cần phải đi. Mãi đến khi Ngài thành Phật rồi đó, Ngài mới đem cái con đường mà Ngài đã đi đó Ngài đem Ngài dạy cho cái đám tào lao. Đấy, cho nên mình niệm Phật là mình niệm công khó của Ngài trước khi thành Phật và những thành tựu của Ngài khi mà Ngài đã trở thành vị Phật.

Niệm Pháp là niệm – pháp chính là cái gốc của tất cả pháp thiện ở đời, tất cả Chư Phật đều phải nương theo pháp mà thành Phật và khi thành Phật rồi thì Chư Phật lại đem cái pháp đó dạy cho chúng sinh. Cho nên quy y Phật cũng có nghĩa là chúng ta quy y tôn kính chánh pháp.

Cái thứ ba, Tăng chúng. Phật chỉ được gọi là Phật khi mà Ngài có đệ tử, chớ không Ngài thành Độc giác mất tiêu rồi. Nếu không có đệ tử, không có người nghe Ngài giảng, Ngài tự ngộ mà không đệ tử thành ra Độc giác rồi. Mà tại sao Ngài không có thành Độc giác mà Ngài muốn thành Phật tổ toàn giác là bởi vì Ngài muốn kéo theo vô số những người có duyên lành giác ngộ, đủ cái phước để chấm dứt sanh tử nhưng không đủ khả năng đi một mình.

Có nhiều người như vậy trong cuộc đời có người đi lạc trong rừng mà tay chân què quặt, đầu óc thì bị tâm thần, mắt mù, tai điếc. Đã lạc trong rừng mà còn bị cụt chân, mà bị tâm thần, mà bị mù nữa thì thôi; nhưng có một số người đi lạc trong rừng, mắt tai ngon lành, tứ chi ngũ quan OK, có điều hỏng biết đường đi. Đó, hỏng biết đường đi, thì Chư Phật ra đời là giúp, giúp mấy người đó; mấy người mà bị lạc trong rừng, muốn ra khỏi rừng và có điều kiện để ra khỏi rừng, chỉ cần có người hướng dẫn, cần có bản đồ, nghe kịp không? Chứ còn Chư Phật không thể độ, các Ngài không thể độ đắc, Ngài không thể là người dẫn đường mà cõng luôn mấy cái đứa què, đui, khùng ra thì cõng hổng nổi. Nhớ cái đó, nhớ cái đó nha, không thể nào một cái ông dẫn đường mà vừa cõng thằng què, cõng thằng mù, cõng thằng khùng mà đi trong rừng ra, chuyện đó hỏng được. Ông dẫn đường, ổng chỉ có khả năng chỉ ra con đường, dắt những người nào tay chân tứ chi, đầu óc ngon lành mà lại có lòng muốn đi chớ hỏng phải hỏng muốn đi, cho nó chết luôn, nha. Cho nên là Phật trí thì vô biên mà Phật tâm thì vô lượng, Phật lực thì vô cùng nhưng không thể độ được cái kẻ vô duyên… Phật trí vô biên, Phật tâm vô cùng mà Phật lực thì vô lượng, nhưng mà không độ được kẻ vô duyên. Tức là ba cái “vô” cộng lại nó không trị được cái “vô” cuối cùng – đó là vô duyên. Đấy, cho nên tùy niệm tăng là niệm làm sao? Tùy niệm tăng là niệm: Đây là những người cầu giải thoát và đã huân tu tích lũy đầy đủ các điều kiện tâm linh. Họ trở thành ra là những trứng mà chờ cho gà mẹ mỗ dùm một cái thì họ sẽ chui ra rời khỏi lớp vỏ vô minh vậy. Cái ví dụ này trong kinh nói chứ không phải là tôi nói. Quí vị nghe kịp nghe, kinh nói. Các vị Thinh văn là những cái con gà nằm trong trứng, cái trứng đã phát triển đúng mức. Chứ còn cái trứng non, non quá thì phải chờ, chờ thêm. Còn những cái vị mà đủ duyên thì khi mà gặp Phật ra đời thì họ giống như những cái trứng thôi, chỉ cần mỗ nhẹ một phát, gà con nó giải quyết cái phần còn lại, các vị có nghe kịp không? Đấy, niệm Tăng là niệm như vậy. Tức là họ là những người cầu đạo giải thoát nhưng mà không có tự mình đi trước, phải nhờ sự hỗ trợ về lý thuyết chớ còn hành trì thì họ phải tự đi bằng đôi chân của họ vì các đấng Như lai chỉ là người dẫn đường cho các con đường hướng, kinh tuyến, vĩ tuyến, tọa độ để có con đi, nha. Còn cái chuyện còn lại là các con phải tự mình thắp đuốc lên và tự mình đi bằng cái đôi chân của mình. Tùy niệm Tăng là niệm như vậy, đó mới là niệm Tăng, chứ còn ăn rồi mà cứ niệm như Việt Nam mình, niệm Tăng mà có lựa. Tăng, ta nói Thánh tăng dày đặc vầy nè mà niệm có một vị thôi hà. Các vị cho tôi biết Việt Nam mình mê vị Thánh tăng nào nhất? Các vị cho biết được không? Á lô, người Việt Nam, người Thái mê Thánh tăng nào nhất? Một rừng người mà hỏi không trả lời ? Rồi, đó, chỉ có Sivali thôi, chỉ có Sivali thôi, quí vị nghĩ coi có động trời không? Niệm Tăng là mình niệm đức lành của tất cả Tăng chúng ba đời mười phương trong vô lượng vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian, bất kể là Tăng có tóc và không tóc, miễn Thánh hiền là niệm sạch, niệm ráo. Đàng này mình cứ niệm ông phúc lộc thọ không hà, khổ quá đi, tôi bày cho. Trong đạo mình có ba ông phúc lộc thọ, Phật giáo Nam tông mình có ba ông phúc lộc thọ . Lộc là Ngài Sivali, phải hôn? Mà thọ đó là ai ta? Thọ là Ngài Pakkula, còn phúc là Ngài Anan, Ngài Annan là phúc. Tại sao Anan là phúc? Bởi vì Ngài Anan, Ngài đẹp lắm, trong kinh nói á. Các vị mà giống Phật gồm có ba. Đó là Ngài Rahula, Ngài Nanda – em cùng cha khác mẹ, nhưng cuộc đời của mấy vị này không có bì được với cuộc đời của Ngài Anan. Ngài Anan, dĩ nhiên Ngài không có đẹp bằng các vị kia nhưng mà Ngài rất đẹp và đã vậy cuộc đời của Ngài gắn liền với Đức Phật mà phước lộc của Ngài vô biên và cuối cùng khi mà Phật sắp tịch, Phật xác nhận

“Anan không phải là Chuyển luân vương nhưng Anan có tất cả những cái dáng nét đặc biệt của Chuyển luân vương”. Cho nên nếu nói về phúc là Ngài Anan. Lộc là Ngài Sivali và thọ là Ngài Pakkula, nha. Mà nếu mình chỉ biết niệm ba vị này thì đủ chưa? Không, thánh hiền là mình phải niệm tất cả những ai đã hành trì tam học tới nơi tới chốn và thành tựu được thánh trí thì đó được gọi là Tăng. Hành trì trọn vẹn, rốt ráo, triệt để tam học giới , định, tuệ và cũng hoàn tất đạo nghiệp sơ, nhị , tam, tứ quả Thánh nhân, thì cái hạng này được gọi là Tăng. Mà nếu nói như vậy thì ba cái vị phước lộc thọ này chỉ là ba hột cát trong một biển cát, nha, nhớ nha, một biển cát Thánh nhân đó chứ đừng có tưởng biển cát đó có một mình là hỏng có cửa vô đó đâu. Mà tại sao gọi là biển cát? Trong kinh, mỗi một vị Phật ra đời như vậy độ cho vô lượng chúng sinh, đông lắm. Thì ba vị này dầu khả kính, có công hạnh cở nào đi nữa thì cũng chỉ là ba trong vô số ,nhá, trong vô số Thánh nhân. Niệm Tăng là niệm như vậy, chứ còn niệm mà tập trung có ba vị phước lộc thọ thì hỏng ổn, bởi tôi nhớ thế này nè: Tại sao mà Phật giáo của Nam tông không có chủ trương niệm phước lộc thọ ? Bởi vì có nhiều cái kiếp mình sanh ra do cái tiền nghiệp mình người vô phúc, vậy hóa ra niệm vị phúc, ông phúc ổng có giúp được gì cho mình hay không? Không, nhằm lúc kiếp vô phúc. Lộc – có nhiều kiếp sanh ra do nghiệp bỏn xẻn, mình là người hỏng có lộc, vậy cái ông lộc ổng giúp mình hỏng được. Thọ – nhằm cái kiếp sanh ra phải trả cái nghiệp yểu tử, yểu mệnh thì cái ông thọ ổng hỏng giúp mình được, giả định như có ba ông đó. Cho nên ba ông này có cho vui thôi, trong cái văn hóa của Tàu. Trong khi mình niệm Thánh hiền mình hỏng có niệm ba cái đó mà phải niệm “tất cả hạnh lành của Thánh hiền” để đời đời sanh ra trong hoàn cảnh nào mình cũng “biết thờ lạy tất cả hạnh lành, biết thờ lạy tất cả hạnh lành”, còn cái người mà chỉ tập trung phước lộc thọ là chỉ nghe thôi, chỉ nghe tập trung ba thứ này, thứ đó là thứ tào lao, há. Cái người mà cầu giải thoát họ không có mê ba cái này, mặc dù, người có đủ ba cái phước lộc thọ thì sanh tử luân hồi sướng hơn cái tên khác, trúng. Mà gặp Phật rồi, xuất gia đắc Thánh rồi, ông nào cũng có đủ ba cái phước lộc thọ đó thì cái vị đó cũng thoải mái, trúng, nhưng mà phước lộc thọ nó chỉ là phân bò, chỉ là phân bò của ba la mật, các vị hiểu tôi nói không? Người ta nuôi bò để người ta lấy da, lấy thịt, lấy gì nữa ta? Lấy sữa, chớ không có ai nuôi bò để lấy phân hết á, nhưng, đã nuôi bò thì dĩ nhiên mình có được cái bonus, có cái phần dư đó là phân bò. Cũng vậy, tất cả hạnh lành là đều tập trung cho cái chuyện trau dồi ba la mật, tất cả ba la mật- là bố thí, trì giới chỉ để tập trung cho 37 bồ đề phần, ba la mật càng nhiều thì 37 càng nhiều, càng ngon, đó, đắc chứng càng mau, càng gọn. Chứ còn cái chuyện mà gọi là tu tập ba la mật – bố thí, trì giới mà cầu được phúc, cầu được lộc, cầu được thọ thì giống y chang như là nuôi bò mà quên cái vấn đề để lấy da, lấy sữa, lấy thịt mà lại chỉ nhớ lấy phân thôi. Tôi biết trong room này nhiều người là không có hiểu cái này, đó, không có hiểu cái này. Không có hiểu cái này, cho nên là nhớ dùm cái này: Người tu là không cầu cái đó.

Rồi, tiếp theo – niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, cái này tôi nhớ giảng rồi, chắc chắn giảng rồi, nhưng cái này hỏng giảng chắc bà con quên. Niệm thí là niệm sao? Niệm thí có nghĩa là dầu giàu, nghèo không quan trọng, nhớ nhe, giàu nghèo không quan trọng, vẫn niệm thí được. Niệm thí, niệm thí là niệm thế nào ? Niệm thí là niệm rằng: “Tôi sẵn sàng tùy sức, tôi sẵn sàng tùy sức mà chia xẻ những thứ tôi có cho người khác. Tôi không giữ lại mọi thứ cho riêng tôi, cho người thân của tôi, cho người tôi thương, cho kẻ tôi thích, mà tôi sẵn sàng trao ra tất cả những thứ tôi có.” Tùy sức nha. Phải thêm cái chữ “tùy sức”. Tôi sẵn sàng tùy sức mà trao ra mọi thứ cho mọi người. Phải có chữ “mọi”, phải có cái chữ “mọi”, nha. Còn mất chữ “mọi” đi là chưa đủ, phải có chữ “mọi” trong đó . Tôi sẽ tùy sức, thí dụ như là tôi bán vé số, thì là vé số thì bán ở Việt Nam cọc, cọc vậy đó, không biết tôi có rõ bán làm sao nhưng mà đại khái là buổi chiều cái khả năng mình làm phước chắc nhiều lắm chừng 50 ngàn, đúng hôn? Thì mỗi ngày mình dám sẵn sàng lấy 50 ngàn đó để mình mua bánh mì, mình mua cái gì đó…đại khái phải như vậy. Có nghĩa là dầu giàu, dầu nghèo thì mình phải luôn luôn tâm niệm thế này: “Tôi sẵn sàng tùy sức mà trao ra mọi thứ tôi có cho mọi người” mà niệm như vậy đó nhưng mà cái lòng cũng phải như vậy luôn, nha. Thì đó gọi là niệm thí. Cái này rất là hay. Các vị đừng có tưởng : “Ô! Cha đó nghèo lấy gì thí ? Sai, sai, sai bét. Một cái người có cái lòng rộng rãi thì họ luôn luôn có điều kiện để họ chia xẻ, họ luôn có cái để chia xẻ cho người khác. Tôi nói lại lần nữa: Nghèo như quỷ mà miễn có lòng thì luôn luôn có cái để trao ra; còn giàu bằng trời mà không có lòng, không có cái gì mà (tơ hào ?) nó lọt ra ngoài được hết. Nhưng mà nếu anh có lòng, tôi hứa bảo đảm một ngàn phần trăm “nếu anh có lòng” thì anh luôn luôn có nhiều cái để trao ra. Tối thiểu cũng là công sức, thời gian, đó là tối thiểu, nhưng mà tôi không tin, tôi không tin là trên đời này có kẻ nghèo đến mức mà không có khả năng trao ra một tí ti vật chất, tôi hỏng tin chuyện đó. Bằng chứng là anh sống bằng cái gì? Chỉ nhín cái phần nhu cầu thiết yếu của anh là anh có cái để anh cho rồi, mà cái cho đó mới kinh khủng là bởi vì họ cho cái đó là cái máu xương. Như một cái anh phóng viên người Mỹ mà ảnh qua Nepal, anh đi bộ ảnh chụp hình, quay phim, viết phóng sự. Ảnh gặp một cái bà lão người Tây tạng, dân tị nạn từ bên Tây tạng trôi qua. Ảnh thấy ảnh đi sáng giờ, ảnh đi lăng xăng lăng xăng thấy bả cứ ngồi yên bả xin tiền, tay lần chuỗi, lim dim lim dim “Án ma ni bát nỉ hồng”, “Án ma ni bát nỉ hồng”, bả đọc kinh “Án ba ni…” vậy thôi, thì ai đi ngang thích thì cho. Rồi ảnh thấy chuyện đó bình thường, bởi trong đó ăn xin đầy hết trơn hà, nhưng mà lát sau có người cho bả khúc một bánh mì mà ông phóng viên này cũng biết bả đang đói, từ sáng tới giờ đâu thấy bả ăn cái gì đâu. Bả cầm – đưa khúc bánh mì, bả mừng lắm, bả mới vừa cầm khúc bánh mì thì có con chó ốm tong teo nó chạy tới, bà ta mới bẻ một nữa liệng cho con chó, một cách rất là tự nhiên. Mà bả đói dữ lắm – nhìn bả – tại bả vồ vập, bả đam mê, bả nhìn đắm đuối cái ổ bánh mì mà khi đưa rồi, bả mới vừa cầm đó, chưa kịp “phập” miếng nào hết là con chó nó nhào tới, bả bẻ một nửa bả cho nó. Anh phóng viên ảnh ngạc nhiên, ảnh hỏi bả: “Tôi nhớ, tôi hiểu là cụ đang rất là đói, phải hôn? Mà sao tôi thấy cụ làm cái chuyện đó sao nó dễ ẹt là sao vậy? Tự nhiên là mình phải ăn xong rồi, nó đã bụng, nó no rồi mình ngưng mới cho nó chứ tự nhiên chưa gì hết, hỏng biết gì hết, bẻ liệng, tôi thấy cụ làm sao đơn giản quá. Không biết cụ đã nghĩ cái gì, cái kiểu của cụ thì tôi nghĩ cụ làm cái chuyện này chắc cũng đã nhiều lắm rồi, nhiều lần lắm rồi, há, chứ hỏng phải mới bửa nay mà thành thục được vậy đâu, tự nhiên như vậy, vô điều kiện như vậy đâu, làm như phản xạ, phản ứng vậy đó”. Bả móm mém bả trả lời không có cái một cái gì cầu kỳ, ngôn từ văn chương: “Nó cũng đói vậy”. Bả trả lời rất là đơn giản, “Nó cũng đói vậy”. Xong, bả hỏng có chữ nghĩa, có thể là bả hỏng biết chữ nữa là khác. Bả trả lời nghe nói rất là đơn giản, hỏng có lý lẽ gì hết á. Thấy cụ làm như một cái phản ứng, một cái phản xạ như vậy. Có lẽ là cụ đã làm rất là thường. Tui muốn biết cụ nghĩ cái gì mà cụ làm cái chuyện đó, thì bả nói lại “Nó cũng đói vậy”. Đó, chỉ nghĩ như vậy thôi. Mà cái người niệm thí đó là niệm như vậy, tức là luôn luôn trao ra trong điều kiện mình có, mọi thứ mình có và cho tất cả mọi người cái lòng.

Mà ở đây tôi không có ép quí vị phải gọi là bán nhà bán cửa làm phước, hỏng phải, mà là “tùy sức”. Cái chữ “tùy” này là mỗi người hiểu khác nhau, có người chữ “tùy” của họ là chỉ bỏ ra được một phần ngàn cái họ có, có người “tùy” ở đây là một phần trăm, có người là một phần mười, có người là một phần tám, một phần sáu, một phần năm …, tùy, OK. Thì hễ cái lòng ta nó mở ra tới đâu thì thứ nhất, ngay kiếp này chúng ta an lạc được bấy nhiêu. Ngay kiếp này chúng ta mở ra được bao nhiêu thì nó an lạc được bấy nhiêu. Kiếp sau – kiếp này chúng ta mà ta mở ra được bao nhiêu thì kiếp sau ta càng giàu bấy nhiêu. Có những người họ giàu mà, ta nói, thấy ghét luôn, thấy ghét luôn. Quí vị thấy có nhiều người mà họ già gần chết mà họ vẫn cắm đầu đi kiếm tiền mà đừng có chửi họ mê tiền tội nghiệp lắm, tội nghiệp họ lắm. Tại vì tôi có biết hai trường hợp mê tiền tới chết. Một, bẩm sinh trong máu nó có cái vitamin T, T là tiền đó. Cái vitamin T nó chạy rần rần trong người, nó mê tiền tới chết luôn. Đấy, thì cái đó mình hỏng có nói. Nhưng có cái loại thứ hai, cái cơ hội kiếm tiền của họ nó dễ quá đi, năm nay họ 82 tuổi rồi, họ đã “kim bồn tẩy thủ”, rửa tay gác kiếm lâu rồi, họ hỏng muốn, nhưng mà bây giờ với cặp mắt của họ, họ nhìn đâu họ cũng thấy cơ hội kiếm tiền hết, vốn liếng của họ có tới một tỷ lận. Bây giờ họ nhìn, họ thấy trời đất ơi, bây giờ chỉ cần mua mua miếng đất đó một cái là, ba năm là nó lên gấp mười lần, thì hỏi họ ngu gì họ không lấy. Họ là chơi thôi, họ mua nhà đất như là mình chơi cờ tướng vậy đó. Tự nhiên thấy cái chỗ đó, con tướng, con sĩ, con pháo; cái con pháo nó nằm ngay cái chỗ đó hỏng “đợp” nó uổng quá uổng đi, đợp cái bụp, lụm bỏ ra; rồi tự nhiên thấy con mã nó nằm tênh hênh, tơ hơ mà hỏng lụm nó uổng quá, lụm luôn. Đối vói họ cái cơ hội làm ăn giống như ba cái con xe, pháo, mã trên bàn cờ tướng vậy. Đơn giản lắm, nó dễ ăn quá mà hỏng đợp nó uổng. Các vị nghe có kịp không? Cho nên trong đời có hai hạng người nó mê tiền . Một, là vì trong máu nó có, trong huyết quản nó đã có cái chủng tử mê tiền rồi. Nhưng có hạng thứ hai là cái cơ hội dễ lắm, cơ hội dễ là vì đâu? Vì đâu mà có cái vụ này ? Là bởi vì cái lòng của họ nó mở ra được bao nhiêu thì bây giờ cái cơ hội mà giàu có nó đến với họ cũng dễ dàng như vậy, 82 tuổi mà cơ hội nó không chịu tha mà. Mà tại sao nó không đi kiếm người khác mà nó cứ đè mình ra nó kiếm không vậy đó.

Rồi, rồi, tiếp theo, đó là tùy niệm thiên, tùy niệm thiên là sao? Tùy niệm thiên hỏng phải ăn rồi đi réo mấy cái ông mà Long thần hộ pháp, Tứ đại thiên vương, Đế thích, Na tra, Dương tiễn, Duy trì thiên mẫu, Thái thượng lão quân, hỏng phải. Mà coi như mình niệm thiên là niệm thế này, niệm thế này nè: “Mỗi cảnh giới có một đời sống tâm linh, tinh thần khác nhau”. Nhớ nha, nhớ niệm thiên là niệm như vậy. Mỗi cảnh giới có một đời sống tâm linh, tinh thần khác nhau, chúng sanh

sa đọa thì nó phải có cái tâm thức tương ứng với cái cõi sa đọa. Ích kỷ về với ngạ quỉ. Nóng giận, sân si về với a tu la. U mê, hắc ám về với loài bàng sanh, súc vật. Còn chư thiên là những người hào sảng, vị tha, mát mẻ, không tư hữu, không vị kỷ, họ là những người đã từng sống an lạc, hạnh phúc với các hạnh lành. Mình, về mặt tâm linh tinh thần, mình cũng có những cái thành tựu tâm linh ấy giống như chư thiên, cái chuyện mà mai này mình về với họ không có khó. Niệm thiên không phải mình niệm để thấy mình hay, mình bảnh. Tui biết tui giảng cái này xong, nhiều cái bà trong đây về là chắc mua xi măng đúc tòa sen, tưởng đâu mình ngon lắm, hỏng phải. Niệm thiên không phải là tự thấy mình hay, nhớ nha, không phải tự thấy mình hay, mà niệm thiên bằng cái tâm trạng của một cái người mà thò tay vô túi đếm tiền coi có đủ mua ổ bánh mì hay không, thì đó gọi là niệm thiên. Chứ cái số tiền mà nó mua ổ bánh mì có gì đâu mà kiêu ngạo nhưng mà cái chuyện tự nhiên, muốn mua ổ bánh mì thì mình thò tay trong túi rút ra đếm đếm đếm đếm coi đủ mua ổ bánh mì hay không, thì cái tâm trạng của cái người niệm thiên nó giống như tâm trạng của người đang đếm tiền mua ổ bánh mì, có nghĩa là tự mình sẽ thấy rằng ổ đó mình mua được. Mà tại sao niệm thiên nó quan trọng, nó nhiều lý do lắm, thứ nhất, anh muốn niệm thiên là anh phải có những hạnh lành rất là căn bản, đó là thiện, tránh thập ác anh mới niệm thiên được. Anh phải có giới nè, anh phải có bố thí nè, anh phải có thiền. Thiền đây nhẹ nhàng – là phải một ngày cũng phải vài tiếng đồng hồ niệm Phật, niệm hơi thở, niệm tâm từ,… blah blah blah blah…Phục vụ nè, rồi nghe pháp, thính pháp, tùm lum… , điều chỉnh tri kiến… blah blah blah blah…Thì đại khái đó là anh phải sao anh mới niệm thiên, anh – trong túi anh phải có tiền anh mới móc ra anh dò coi đủ mua ổ bánh mì hay không, chứ anh – trong túi anh chỉ toàn là ba cái hột dưa không, thì anh lấy gì ra anh đếm. Đằng này đó là – anh phải có tiền trong túi anh mới móc ra anh đếm coi nó mua đủ ổ bánh mì hay không. Cho nên niệm thiên là niệm thế này – Mỗi cảnh giới có một cái đời sống tâm thức tương ứng, ở cảnh giới chư thiên cũng vậy, họ là những người có tâm tư thiện hiền tốt đẹp và những cái hạnh lành đó là gì? Là thập thiện, họ là những người tránh thập ác, mình, cũng có thể cộng trú, cộng sinh, cộng hưởng với họ trong kiếp sau, niệm thiên là niệm như vậy. Niệm hỏng phải để thấy mình ngon – niệm như vậy để tiếp tục giữ lại và phát triển những cái hạnh lành mà mình đã có, thường xuyên niệm thiên như vậy, thình lình gặp nạn mà phải ra đi lòng không sợ hải tại vì biết bửa đã đổi quốc tịch ngon hơn, ngon hơn. Còn cái thứ mà coi như là, tại sao nó sợ chết là bởi vì nó nhiều lý do: Phật Pháp không biết nhiều, thiện ít mà ác quá nhiều, tới lúc mà đối diện với cái chết không biết là sẽ đi về đâu, còn mình vững tin vào Phật Pháp rồi, đấy, có một hạnh lành căn bản rồi, mỗi người dĩ nhiên hỏng phải hạnh lành của người này giống người kia, nhưng mỗi người có một cái tâm đắc. Tui ví dụ như, đại khái chứ tui không có thấy tui là gì hết, tui chỉ ví dụ thôi, bản thân tôi mà nếu tôi hấp hối, cận tử, nhắc tôi cái này nè, thì tôi vui nè, là: Thuở Sư còn sống, Sư rất quan tâm đến cái chuyện xây dựng cái nhận thức Phật Pháp cho người khác. Lúc sinh tiền, thuở bình sinh, Sư rất là quan tâm đến cái chuyện mà giúp đỡ, hỗ trợ cho nhận thức Phật Pháp cho người khác. Nhắc tới đó là thấy tui khỏe rồi, mà mai này khi tôi về bên Kalama, tôi có một tâm nguyện đó là tất cả khả năng vật chất mà tôi có, tôi chỉ muốn làm một việc thôi, đó là bên cạnh cái việc mà thường xuyên mà ghé cái chùa Miến điện để trai tăng, tôi muốn làm, cho đến bao giờ tôi hết tiền thì thôi, tôi muốn là cái người mà nuôi cơm cho tất cả hành giả về Kalama, tôi không muốn quí vị bỏ ra xu nào hết. Cái cơ hội mà nuôi ăn mấy cái người mà thọ bát giới mà tu tứ niệm xứ á, cơ hội đó là không có thể nào nghĩ bàn được, tin tôi đi. Tôi làm thầy chùa bốn chục năm từ ngày 19 tháng 2 năm 80, cái cơ hội bố thí không có nhiều, toàn là nhận không, tôi muốn mấy năm cuối đời là phải như vậy. Cái khả năng tài chánh của tôi bao nhiêu đổ ra bên cạnh cái việc mà hỗ trợ cúng dường trai tăng mấy cái chùa có chư tăng, học viện, thiền viện, thì ngay tại Kalama là mình có điều kiện để mình nuôi cơm bởi vì tại Miến điện nó rẻ lắm, nuôi cơm, nước uống. Tôi nói một lần nữa, các vị có là ai đi nữa, cứ nhớ một chuyện này, nuôi cơm cho nguyên một cái đám mà nó giữ bát giới mà nó tu tứ niệm xứ, một ngày có một giờ nghe giảng chánh tạng. Thôi bỏ vụ chánh tạng đi, cứ một ngày mà mình nuôi cơm cho cái đám mà giữ bát giới mà lại tu tứ niệm xứ, mà các vị quất cho tôi ba năm như vậy, chết khỏi cầu siêu. Tôi có niềm tin như vậy, tôi có niềm tin đó, nuôi cái đám đó mà ba năm, bát giới mà tu với chánh niệm, mà nội mình nhìn cái đám đó nó ăn, nó ăn trong chánh niệm, đứng dậy dọn chén trong chánh niệm, rời cái phòng ăn trong chánh niệm, mình nhìn theo cái đó là mình đã sung sướng.

Quí vị ung thư kỳ cuối, bác sĩ đã chạy rồi cứ khiêng qua đó, các vị cứ quan sát người ta đi lên trên thiền đường người ta ngồi như thế nào, người ta rời thiền đường như thế nào, người ta vào phòng ăn người ta ăn như thế nào rồi người ta rời phòng ăn đi về cốc riêng như thế nào, mình nhìn nguyên một cái đám mà chánh niệm như vậy đó, mà mình biết rằng hôm nay mình có bỏ ra chút ít để mà mình hỗ trợ, dĩa rau, tô canh gì đó, giác chiều là mình hỗ trợ nước uống. Cho tôi nói cái này lạc đề một chút, mấy ngày nay có mấy người họ bày tui cái nước uống này tui thấy nó hay nè. Cái nha đam – lô hội – aloe vera đó, lựa cái lá nào nó già mà nó dầy, mình lóc nó ra, xắt mỏng, xắt mỏng, bỏ tí mật ong, cho miếng chanh vô để trong tủ đá, chiều cái tầm mà khoảng nóng nóng, cái tầm 3 – 4 giờ, múc cho em một ly, nó tốt toàn tập, trị bá bịnh. Bà con tin hay không thì tùy nhưng mà tôi đang thực tập cái pháp môn gọi là Aloe vera, nghe nó cũng giống tiếng Pali, rất giống tiếng Pali: Aloe vera Meditation. Có nghĩa là cứ mà nhớ đừng có bào sát lắm, bào mà sát cái vỏ xanh nó độc, hoặc là nhớ lấy cái chỉ đen đen nó ra, nó độc, một cái bà dược sĩ ở đây bả bày tui, nhớ rút cái chỉ đen ra và nhớ đừng có lấy sát cái phần vỏ xanh nó độc, nó độc, bởi vì nó là xương rồng mà, nha. Aloe vera, cứ là giác chiều thay vì mấy cái chùa, mấy cái thiền viện Miến điện cực kỳ phản khoa học. Giác chiều á, bát giới mà cho uống toàn là cái nước cam với nước khóm không hà, nước khóm mà họ vắt ra đó cho nên hành giả tu bên đó riết bao tử nó “banh ta long” hết, đứt ruột, cực kỳ phản khoa học. Nghĩ sao đó mà, ai mà bày ra mà giác chiều mà người ta đói xanh mặt rồi mà còn cho uống ba cái nước gì mà nó chua tới xịt khói luôn. Mấy vị nghĩ coi phải ác không? Tại vì họ hỏng có biết, họ tưởng là cái đó là nó chắc trái cây rồi nó bỗ dưỡng vitamin C, vitamin F gì đó nhưng mà cái đó nó phản khoa học dữ lắm. Cái bụng người ta trống lỏng mà quất cái đó vô cho chết à ? Tui đã bị một ly như vậy tại gọi là U Pandita Meditation Center tại Pyin Oo Lwin, Maymyo đó, gần Kalama. Giác chiều mình ghé vô mình ngồi mình thưa chuyện với Ngài thiền sư, mới ngồi có ba giây, nó quất cho một ly mà mình cũng đang đói, mình để vô rồi, lúc đó thì mình thấy nó đã quá nhưng mà tới hồi xuống là thấy nó kỳ liền, nó bị trào, nó bị trào ngược bởi vì mình căn bản là đã dư chua rồi, nhe, rồi. Cho nên là niệm thiên là niệm vậy đó ta, niệm thiên là mình sống mà có những cái trang bị để mà coi như là ra đi bất cứ lúc nào, chỉ cần thò tay chụp, nhét túi dọt liền, dân nhà giàu là phải như vậy. Tức là có chuyện là có passport, có tiền mặt, có mấy cái thẻ nhà băng bỏ túi dọt liền, đó là dân nhà giàu. Còn dân nhà nghèo là phải cơm đùm cháo nắm, rồi cơm nguội mo cau, rồi tiền mặt lần cái ruột ngựa ra đếm…cái đó nhà nghèo đi mệt lắm. Còn cái nhà giàu là đi đâu nó chỉ có cái bóp nhỏ xíu vài thẻ nhà băng rồi cái passport với một mớ tiền mặt, nhét vô túi quần, dọt liền. Hấp hối là như vậy. Cái dân mà chết mà ngáp ngáp mà mời tăng ni tới tụng tùm lum hết, rồi treo hình Phật, treo ngược treo xuôi, treo trên treo dưới, con cháu quây quần đọc kinh này kinh kia. Đối với tôi á, thì cái đó giống như là một người nghèo sắp đi xa, rồi lấy cơm mà ốp mo cau, lấy xôi mà gói lá sen, rồi bánh tổ của miền Trung cắt khúc khúc, hoặc là bánh – cơm mà cơm nén, nén của miền Bắc nó vuông vuông đó, nén nén ăn với ba cái ruốc gì đó, mệt lắm. Còn nhà giàu nó đi nó hỏng có đem cái đó theo, chỉ có mấy cái thẻ nhà băng thôi, một cái passport với một mớ tiền mặt hỏng có cũng được, để trong túi dọt. Thì cái người mà có chánh niệm, có phước báu ngon lành rồi, thấy mệt mệt rồi đó là lên nằm cái là đi liền, họ có passport ở trong kia, phải hông? Cho nên ở đời có nhiều hạng, một hạng là sống nặng lòng với cái vali, một hạng là cái vila. Một là vi la hai là vali, tùy mình, OK. Nhưng mà gọn nhất là, gọn nhất là có thể ra đi bất kỳ lúc nào. OK, hết giờ rồi. Ngày thứ…hôm nay là ngày thứ tư, thì ngày thứ ba tới đây tôi có việc, tôi đi về Miến điện. Tôi đi về Miến điện tôi không có giảng. Bao giờ trở lại, bao giờ trở lại thì tôi sẽ báo, báo cho bà con biết. Ngày thứ ba này tôi về Kalama. OK, hẹn gặp lại bà con ngày chủ nhật, chúc bà con một ngày vui và đừng quên hồi huớng cho tất cả những người thân hiện tiền, quá vãng, âm siêu, dương thới. Chúc các vị một ngày vui.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng trên Youtube năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app