Chướng Ngại

Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019

Hôm nay chúng ta học kinh 86. Trong kinh này Đức Phật ngài dạy rằng là khi bị mắc vào 6 cái trở ngại này thì không thể nào chứng thánh được. Cái cách nói trong kinh “quyết định tánh trong chánh pháp” có nghĩa là chứng thánh, tối thiểu là tu đà hườn. Cái đầu tiên ở đây là trong bản tiếng Việt mình thấy để chữ “thành tựu”. Nghe nó rất là khó hình dung bởi vì đây là nói đến cái chuyện không nên có. Chuyện không nên có mà lại dùng cái chữ “thành tựu” ở đây là hơi khó. Thôi thì bây giờ mình dùng ngôn ngữ bình thường. Tức là đây Đức Phật nói đến 6 cái trở ngại mà một người “mắc phải” mấy cái đó thì không thể nào chứng thánh được.

Cái trở ngại đầu tiên là bị ngăn trở bởi nghiệp chướng. Ở đây bà con người Việt chắc có nghe chữ nghiệp chướng này thường lắm: “Chuyện đó là chuyện nghiệp chướng. Khổ! Nghiệp chướng”. Mình cứ nói “nghiệp chướng” không mà mình không hiểu nghiệp chướng theo như trong kinh nói. Đó là nghiệp chướng tôi phải chịu, tôi phải trả thôi. Ở đây có 6 cái trở ngại khiến cho một người không thể chứng thánh được, không thể nào đi xa trong Phật pháp được.

Trước khi nói xa hơn có lẽ tôi phải quẹo qua một chút. Có tất cả 4 hạng người đến với Phật pháp.

ugghatitaññū Hạng đầu tiên chỉ nghe một câu đã đắc.

vipacitaññū Hạng thứ hai nghe trọn một pháp thoại mới đắc.

​neyyo Hạng thứ ba phải hướng dẫn tu tập từng bước mới đắc.

padaparamo Hạng thứ tư tối đa chỉ dừng lại ở chữ nghĩa bài vở.

Tổng cộng là 4 hạng người. Ở đây mình gọi là không đi xa trong Phật pháp là sao? Các vị cứ nhìn vô đó quý vị thấy.

Hạng thứ nhất là ugghatitannu. Như ngài Xá Lợi Phất hoặc nhiều người khác trong thời Đức Phật, nhiều vị thánh đặc biệt lắm, chỉ cần nghe có một câu thôi là họ chứng thánh.

Thí dụ như có vị quan đại thần, ổng đang đau buồn khủng khiếp vì người ái thiếp mới mất. Nhớ thương quá chịu không nổi, muốn điên lên được. Thì lúc đó Đức Phật Ngài nhìn thấy ổng vậy thì Ngài chỉ đọc có 4 câu kệ thôi:

“Thương yêu sanh lo sợ

Thương yêu sanh sầu muộn

Người không còn thương yêu

Không lo không sầu muộn.”

Khi ông quan đại thần ổng nghe như vậy thì ổng lập tức đắc A La Hán liền tại chỗ! Trong khi mình nghe cái đó thì làm sao mình có thể đắc đạo được đây. Nhưng mà riêng ổng, ổng nghe cái câu: “Do thương yêu sanh ra lo sợ, sinh ra sầu khổ. Không còn thương yêu nữa thì không còn lo âu sầu muộn.” Ổng nghe như vậy lập tức ổng hiểu lý tứ đế, lý 12 duyên khởi, lập tức ổng chứng thánh. Cả 2 giáo lý cực kỳ sâu sắc đó là giáo lý nền tảng của Phật pháp. Giáo lý tứ đế và 12 duyên khởi nằm trong một bài kệ bốn câu đó thôi.

Cái hạng này gọi là hạng ugghatitannu. Hạng thứ nhất này chỉ nghe một câu thôi là đắc. Như ngài Xá Lợi Phất chỉ nghe một câu ngắn cực kỳ tối nghĩa mơ hồ: “Vạn pháp do duyên sinh, vạn pháp do duyên diệt.” Đức Thế Tôn đã nói rõ duyên sinh và duyên diệt ấy. Ngài vừa nghe xong liền đắc.

Hoặc ngài Bahiya. “Này Bahiya, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, ngửi, nếm, đụng chỉ là ngửi, nếm, đụng, suy tư chỉ là suy tư. Ở đây chỉ có sự có mặt của các căn và các trần chớ không có người nào nhận biết các căn các trần. Các căn trần là vô ngã. Mà các trần là vô ngã, các căn cũng là vô ngã. Đời sống chỉ là sự gặp gỡ của căn và trần thôi.” Thì ngài nghe như vậy lập tức ngài tấp vô gốc cây bên lề đường ngài ngồi nhắm mắt trong vòng 3 giây ngài chứng A La Hán liền tức thì.

Cái hạng thứ hai là vipacitannu là người phải nghe cả bài pháp dài mới đắc. Nghe một bài pháp dài mới đắc cũng không có mệt mỏi gì với họ cho lắm. Bởi vì tôi cho một thời pháp tối đa là một tiếng đồng hồ là cùng, là họ đắc thôi. Nhưng không bằng hạng thứ nhất. Hạng thứ 2 phải nghe luôn thời pháp dài.

Cái hạng thứ 3 là hạng ​neyyo có nghĩa là hạng này phải được hướng dẫn, cạo đầu, đắp y, mang bát, đi đứng, nói năng, sinh hoạt chừng mực theo lề phép của sa môn. Hướng dẫn 1 ngày 2 ngày, 1 tuần 2 tuần, 1 tháng 2 tháng, một năm, nhiều năm. Từng bước từng bước vậy đó. Vạch rõ cái này nên, cái này không nên, cái này phải chỉnh sửa, cái này phải phát triển, cái này phải thêm cái này phải bớt. Một thời gian dài như cậy đó. Dĩ nhiên dài hay ngắn, dài bao nhiêu tùy người. Có người phải mất 3 tháng, 6 tháng, có người mất 1, 2 tháng, có người 5 năm, 10 năm, 50 hay 70 năm. Cái đó khó nói lắm. Nhưng vẫn phải xếp vào cái hạng neyyo. Có nghĩa là đối với hạng người này một thời pháp không đủ để họ đắc. Phải có hướng dẫn kìm kẹp. Cái chữ neyya đây nghĩa là cần có hướng dẫn kềm kẹp.

Cái hạng thứ tư là hạng kém nhất, padaparamo. “Paramo” là tối đa. “Pada” là chữ nghĩa, từ chương. Có nghĩa là hạng này tối đa chỉ dừng lại ở mức chữ nghĩa từ chương thôi, chứ hạng này không có tài nào mà đắc. Bây giờ có đem họ lên núi, đào hang nhét họ vào trong đó, ba lần lấp cửa hang lại, chờ 80 năm nữa cũng không đắc. Tới cỡ như vậy. Thì trường hợp thứ tư này được gọi là “không thể thành quyết định tánh trong thiện pháp”. Hạng này là như vậy đó.

Quyết định tánh là sao? Ở đây quý vị nghe chữ “quyết định tánh” quý vị có thể thấy khó hiểu. Chỗ này cần phải giải thích. Chữ niyāma nghĩa là sao? niyāma ở đây có nghĩa là không có thể quay lui được nữa, không có thể tụt lùi được nữa. Như vậy điều đó chỉ có thể ở bậc thánh trở lên, từ tu đà hườn trở lên thôi. Còn như chúng ta, thiện pháp của chúng ta không thể nào là niyāmana. Bởi vì cái thiện pháp của chúng ta chưa tới cái mức là không thể quay lui. Chúng ta chưa tới, chưa đâu. Nó có nhiều lý do lắm. Thí dụ bây giờ có ai đó nó lấy cây nó gõ cái boong lên đầu mình. “Boong” một cái là mình khùng, là rồi. Phật pháp coi như là xong. Nó gõ một cái boong là coi như xong rồi. Bấy giờ quý vị ghét tôi, quý vị gõ cái boong là xong luôn nhé. Đó là khùng. Còn hai nữa là mình tắt thở một cái là qua cõi khác, qua kiếp khác mình trở thành Hồi giáo, Ấn giáo, Thiên chúa giáo gì đó là xong. Một là bị tâm thần, hai là chết, cái thứ 3 nữa là khi mình bị cám dỗ thử thách nào đó quá sức chịu đựng của mình thì mình có thể bỏ đạo. Nhớ như vậy. Phàm phu mình thấy ghê lắm. Chưa kể bản thân mình bữa nay mình thờ Phật, mình nói pháp, mình làm lung tung hết, tối về tự nhiên nó mắc cái chứng khùng chứng điên gì ai biết. Tức là nó nghĩ tầm bậy tầm bạ, hoang mang, nghi hoặc, rồi nó tự có những thắc mắc mà không giải quyết được. Thế là trong vòng 3 giây mắc phải một cái tà kiến nghiêm trọng nào đó là rồi, chỉ có trời biết thôi nghe. Nhớ nhé. Cho nên mình chưa đạt được niyāmana, tức là quyết định tánh trong thiện pháp. Có nghĩa là thiện pháp của mình nó chập chờn mở/tắt, on/off vậy đó. Ghê lắm. Thiện pháp phàm phu tin không được, không có tin được. Cho nên tăng, chư tăng có nhiều nghĩa: tăng hành chánh tăng đoàn thể. Tăng hành chánh có nghĩa là gồm các vị cạo đầu đắp y. Y bát đầy đủ sống sinh hoạt thì trường hợp đó gọi là tăng hành chính, phàm tăng nhưng có tu hành trong sạch giới luật trong sạch, y bát trang nghiêm nhưng vẫn gọi là tăng hành chính thôi. Có nghĩa là thấy vậy nhưng bên trong chưa chắc vậy. Tăng thứ 2 gọi là tăng bản thể. Chỉ cho các bậc thánh dù là cư sĩ nhé. Dù là cư sĩ. Ở đây trong room này thế nào cũng có mấy người đơ đơ đơ đơ không biết, họ thắc mắc kinh nào kinh nào cư sĩ mà thánh cũng là tăng. Dễ ẹc. Các vị mở dùm tôi cái bài kinh trong quyển kinh nhật tụng mà ngày nào quý vị cũng thấy đó, quý vị lật ra cái phần lễ bái tăng…

10:40

Phần (pali) cái bài đó đó. Thì trong đó nó nói không có kể tăng tục nam nữ chi hết nghe, chỉ nói rỏ 4 tầng thánh sơ, nhị, tam, tứ là để tử thanh văn của Thế Tôn nhé. Trong đó không hề nói giới tánh hay là hình thữ đời đạo không hề, không hề chỉ có nói đến bốn tầng thánh thôi, đó là tăng bản thể nghe. Thì một cái người coi như là đã chứng được quả vị tu đà hườn thì các vị đó không có cách chi mà quay lui được. Không có quay lui được, trong 2 chuyện, thứ nhất là trong vấn đề tri kiến, là quan miệm *** sắp sửa chúng ta sẽ học bên dưới, cái phần dưới chúng tôi chắc chắn sẽ đem vào trong cái quyển gọi là thiền môn nhật tụng của Kalama đó. Cái bộ đó hai tập mà bửa nay là mình đã được 800 trang rồi, mình thêm 200 trang nữa là 1.000 trang in ra làm 2 tập. Một bộ hai tập. Trong đó gồm những bài kinh mà phải nói là, dĩ nhiên kinh nào cũng là châu ngọc hết, nhưng mà mình lựa những bài kinh nào mà bà con liếc vào bà con nhanh chóng rút ra bài học giáo lý.  Chứ kinh nào cũng là châu ngọc hết nhưng kẹt cái chỗ những bài Ngài giảng cho đối tượng đặc biệt nào đó phụ thuộc vào cách nghĩ của họ, không phụ thuộc phần số đông thì thôi. Còn chúng tôi lựa những bài mà chúng tôi thấy nó rất gần với mình, ví dụ như kinh Kalama chẳng hạn, kinh (pali) gần với cách nghĩ của phần đông thiên hạ đại chúng nghe. Chứ có những bài kinh quá đặc biệt, cho đối tượng rất đặc biệt, Ngài xử dụng cách nói rất đặc biệt, có những từ ngữ rất đặc biệt, thì đem ra cho bà con đọc, bà con cũng dội. Thêm người dân mình có cái máu sợ kinh cắn, đọc mà khó cái trốn mất. Đấy, cho nên  bậc tu đà hườn có 2, tối thiểu, nhiều lắm, ân đức của tu đà hườn như biển lớn. Ân đức của bậc tu đà hườn như biển lớn, bởi vì sao. Vì trong kinh nói rất rỏ, thánh nhân là thế giới bất khả tư nghì, không thể dò được đáy. Bà con biết bài kinh đó không. Trên đời có ba hạng ngươi:

1. Hạng thứ nhất dễ ước lượng.

1. Hạng thứ hai khó ước lượng.

1. Hạng thứ ba không thể ước lượng.

Uớc lượng đây tức là cân đo đong đếm. Hạng dễ ước lượng là hạng người làm ác, sống ác, nói ác, nghĩ ác. Những người đó được gọi là dễ ước lượng. Có nghĩa là mình thấy nó sao thì nó vậy. Cái hạng thứ hai là khó ước lượng. Nghĩa là phàm phu mà có tu hành khó ước lượng lắm. Mình thấy nó cũng đi kinh hành, nó cũng bố thí, nó cũng trì giới, nó cũng phục vụ… Nhưng mà trời biết trong cái đám đó ai sẽ là Phật tổ tương lai, lad độc giác tương lai, là thanh văn tương lai, chuyển luân thánh vương, ác ma thiên tử, đế thích, long vương, phạm thiên, coi như là thiên long bát bộ võ lâm ngũ bá gì đó. Nghĩa là mình nhìn mình không có biết. Bởi vì thế giới của thiện phàm phu, trong kinh nói phàm phu có hai: một là coi như là, gọi là (pali) tức là phàm phu đuôi mù, phàm phu không biết (tu hành) gì hết.  Hạng thứ hai là (pali) tực là thiện phàm phu, cái loại phàm phu này khó ước lượng lắm. Bởi vì mình thấy họ vậy nhưng mình không biết họ là bồ tát, cái gì đó mình không biết, khó đoán được. Nhưng mà riêng cái hạng thứ 3  gọi là không thể ước lượng đó là bậc thánh. Cái cảnh giới các ngài chỉ riêng một chuyện thôi là mình thấy đuối rồi. Cái nhận thức cái hiểu biết của các ngài về trạng thái niết bàn là mình chịu chết, chịu chết. Mình không thể nào hình dung ra được sự an lạc của vị tu đà hườn, chứ đừng có chạm vào các tầng thánh cao hơn, mệt lắm, mết lắm nghe. Cái tầng thánh tu đà hườn đã thấy đuối rồi nhé. Tự nhiên là thấy ngài cũng bịnh hoạn cảnh lè vậy đó, dật dờ dật dưỡng vậy đó, mà tự nhiên thấy ngài xếp chân lại nhắm mắt lại, kể cả thiên tử phạm thiên có thần thông họ cũng mết mỏi với ngài. Các ngài xếp chân lại, các ngài quán vô thường. Ví dụ như ngài niệm thân hay niệm thọ, niệm tâm niệm pháp. Ngài niệm lại cái đề mục mà trước đây ngài đắc đạo đó. Ngài niệm mà trong vòng đúng 3 nốt nhạc đồ rê mí thì ngài nhập tâm thánh quả. Trong tâm đó ngài chỉ biết niết bàn thôi. Ngài an lạc suốt một tiếng, hai tiếng, một ngày hai ngày, năm ngày bảy ngày, an lạc tuyệt đối. Trong suốt thời gian đó, một vị phạm thiên đế thích hả, lòng chủ thần thông oai lực có bằng trời nếu không phải là bậc thánh với nhau thì dùng tha tâm thông cũng không có cách nào dò được cái tâm của ngài. Biết ngài còn sống, biết, nhưng cái tâm ngài lúc đó đang biết cảnh niết bàn, mà người phàm phu dầu có đắc tha tâm thông đi nữa thì làm sao mà hiểu được cái tâm một vị tu đà hườn lúc đó được. Các vị tưởng tượng đi, có tha tâm thông rồi mà chỉ cần mình còn phàm thôi thì mình nhìn tâm các vị tu đà hườn mình chỉ có cắn lưỡi thôi chứ không có cách chi mà biết ông thầy này ổng đang an trú trong cái gì, ổng đang biết cái gì, mình không nghĩ ra nhé, nghĩ sao được mà nghĩ, còn phàm phu mà. Nhé. Cho nên thánh nhân được kể là hạng không thể nghĩ bàn. Cái hạng này mà không (pali) rồi nhé. Cho nên cái chuyện đầu tiên phải nói đó là, tôi giảng cái gì mà tôi đi xa quá vậy, à tôi giảng về quyết định tánh đó tức là, định tánh không có thối lui thụt lùi ở trong thiện pháp. Bấy giờ là, Đức Phật ngài dạy có 6 cái chướng ngại người mắc phải coi như không có thành tựu được quyết định tánh trong thiện pháp, có nghĩa là không chứng thánh. Nghiệp chướng ở đây, có cô nào ghi dùm tôi, ai ghi dùm tôi đi. Rồi (pali) gọi là nghiệp chướng. Nghiệp chướng ở đây là gì ta. Nghiệp chướng ở đây là chỉ cho 5 tội đại nghịch và 62 tà… Năm tội đại nghịch phải không ta. Nghiệp chướng ở đây là 5 tội đại nghịch, ghi dùm tôi đi. Năm tội đại nghịch gồm có giết cha, ghết mẹ, ghết a la hán, làm thân Phật chảy máu, chia rẻ tăng.Là 5 nhé. Giết cha, ghết mẹ, ghết a la hán tổng cổng là cái 3 cái giết đi, lát cho dễ nhớ. Cái thứ tư là làm thân Phật chảy máu, Phật mình không có cách nào giết được Ngài đâu, làm cho Ngài chảy máu thì được. Và cuối cùng là chia rẻ tăng. Thì đây là năm cái tội coi như là (pali) có nghĩa là năm cái tội này đã mắc vào rồi đó (pali) nghĩa là liên tục liên tiếp không gián đoạn.

19:00

(pali) có nghĩa là năm cái tội mình mắc vào 1 trong 5 mình phải trả liền trong cái kiếp kế, sau cái kiếp này, tắt thở một phát là đi luôn xuống dưới, đi thẳng xuống dươi, đi liền vào vô gián để trả. Gọi là nghiệp vô gián đi liền và trả liền nhé. Năm nghiệp vô gián thì người mắc vào một trong năm cái này thì được gọi là mắc vào nghiệp chướng. Giống như trong kinh sa môn quả trường bộ ghi rõ: vua A xà thế lẽ ra đã chứng thánh tu đà hườn từ thời Phật rồi, nhưng vì mắc tội giết cha cho nên vua không có tài nào coi như là giác ngộ giáo pháp được hết. Nghe thì cũng hiểu như chúng ta vậy đó, hiểu chừng chừng vậy đó, nhưng mà hiểu cái kiểu đủ để cắt đứt đoạn trừ phiền não thì không tới, bị cái nghiệp nặng quá nó ám. Thì người thế gian không học giáo lý họ nghe vậy họ không hình dung được, họ bảo sao kỳ vậy. Mình làm bậy trong một phút giây nào đó mình tạm quên nó đi đầu óc nó minh mẫn trở lại, sáng sủa trở lại chứ đâu có, khi nào mình bị ám ảnh, mình đang bị dằn vặt dày xé bởi một cái ám ảnh nào đó thì đúng cái đầu mình nó ngu thiệt, nó bư thiệt. Nhưng mà trong một phút giây nào đó mình lãng quên thì mình thanh thản trở lại, thông minh trở lại. Nhưng đó là chuyện của thế gian. Trong kinh điển Phật giáo lại khác, trong kinh điển Phật giáo nói rằng chỉ riêng trong năm cái tội này, người mà mắc vào rồi, thứ nhất do ác nghiệp đó nó nặng quá, cái tội nó nặng quá đi. Thứ hai chính vì nó nặng quá nên khiến cho tâm lý mình không yên cả đời. Không yên, nó không phải như cái tội khác. Cái tội khác mình làm xong mình còn quên, còn cái tội này cả đời không có ngày nào yên. Đấy, cho nên tâm lý là chúng ta không làm ăn gì được hết. Còn về việc báo ứng thì vì tội nặng quá nó làm cho tâm lẫn thân sinh lý chúng ta luôn ở trong trạng thái nặng nề lắm, nặng nề lắm. Hồi mẹ tôi mất, thầy Hộ Giác mất. Thầy và mẹ mất đó là hai người trong đời tôi, họ mất rồi tôi nghe mệt trong thân xác. Thường mình buồn là chỉ buồn trong tâm thôi quý vị, phải không. Buồn trong tâm thôi. Ví dụ như mình chực nhớ đến chuyện đó mình hơn se sắt một chút. Ví dụ mấy hôm nay mình bị chúng nó phá banh chành hết, mỗi lần tôi nghĩ đến, tôi hơi khó chịu, tôi hơi có cái giao động một chút, có cái hơi buồn buồn một chút, hơi xốc xốc chút, mình mệt chút, chán chán mình mệt chút, nhưng đó là tâm lý chứ còn thân thể và sức khoẻ vẫn bình thường. Mặc dù có người nói thấy tôi có vẻ già đi nhưng đó là do tôi quên cạo râu. Như bữa nay muốn cạo tóc nhưng không có đem theo cái đồ hớt theo. Đấy, không có đồ hớt cho nên nó dài, bà con đừng có nói tôi để tóc dài, bởi vì cái đồ hớt nó nằm bên kia. Bây giờ tôi tính sắm một cái, bên Đức cái bên Thụy Sỹ cái nữa, chạy đâu cũng có đồ gọt hết, làm cỏ mã đó. Nhưng mà riêng cái tang của mẹ tôi và thầy tôi đó, năm đó tôi cũng 40 tuổi ngoài rồi, mà quý vị biết không tôi mệt cả tâm lý lẫn thể xác. Mỗi lần tôi nhớ tới hai người đó tôi chỉ mong ước gì đây là ác mộng. Mà sao kỳ, hội họ còn sống  sao mình trơ trơ, trơ trơ.  Mình không để ý khi họ mất  rồi mình mới biết mình thương họ thiệt. Quý vị biết không, thương lắm, thương kỳ lắm. Thương, ước ao đi những chỗ đông người, ước ao trong dòng người đó mình thấy họ, tôi chạy tới tôi quỳ xuống đất tôi cũng quỳ nữa. Thương vậy đó. Nó mệt nó lên nó mệt người nó mệt thể xác đó nhé. May chỉ là sự nhớ thương thôi, mà nó ám lên cả thân xác nghe, nói chi là cái chuyện giết. Quý vị thương mẹ mà mẹ mất cái tang của mẹ mà làm cho mình mệt vậy đó thì các vị tưởng tượng các vị đã xuống tay giết mẹ mình rồi thì hỏi quý vị có yên hay không. Nghĩ đi. Ai…Cho nên 5 cái tội  này một khi đã mắc vào một trong năm thì kể như không có cách nào ngóc đầu lên được. Phải đi trả cho hết cái nghiệp đó thì may ra. Chứ còn dính chưa trả xong đó thì nó, năm cái tội đại nghịch mà. Năm cái tội này cộng lại gọi là (pali). Đó là nghiệp chướng.

Cái thứ hai là phiền não chướng, phiền não thì có nhiều lắm tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi tầm bậy tầm bạ. Dục ái, sắc ái, vô sắc, sân, ngã mạn, phóng dật trạo hối hoài nghi đồ tùm lum hết. Nhưng mà gom chung lại hết thì trong tất cả các phiền não thì phiền não nặng nhất hết thảy đó chính là tà kiến. Tà kiến, người tu không có giới  giống như người què, người không biết giáo lý giống như người đui, người mắc tà kiến giống như người điên. Không biết trong room quý vị có hiểu không. Tại vì giới là phương tiện đi lại, người tu không có giới  giống như người què vậy đó, nhưng lết đi được. Người tu không có giới thì lết đi được, còn người tu không biết giáo lý giống như người bị mù vậy đó, mệt mỏi hơn chút, nhưng ít ra còn có lối giải quyết. Nằm bên đường la làng thế nào cũng có người cứu. Mình nói rõ nhà mình ở đâu, hoặc mình khát nước, hoặc mình đang bị cái gì thì có người cứu.  Nhưng riêng cái thằng cha mà tà kiến thì giống như người mất trí, người điên chỉ có trời mới cứu được thôi. Có nghĩa là người điên rồi thì vô phương. Nhớ nhé. Người không giới giống như người què hoặc cụt chân, người không biết giáo lý giống như người mù, người mà tà kiến rồi thì giống như người bị tâm thần vậy đó. Cho nên cái phiền não chướng nó có nhiều lắm, nhưng đặc biệt cái nỗi bậc trong đó là tà kiến. Tà kiến cố định (pali) nó có nghĩa là cố định, đặc định. Chấp một cách cố định, chấp một cách gọi là ngoan cố lỳ lợm không có chịu sửa đổi, không cách nào giúp họ được. Thì cái tà kiến đó được gọi là phiền não chướng.

25:12

Dầu tham sân gì gì đi nữa thì cũng không có cái gì bằng tà kiến. Tà kiếm mà đã dính vô rồi. Tà kiến là thường kiến và đoạn kiến là hiểu sai. Hiểu sai, tức là tà kiến có nhiều lắm, nó có 62 lận mà ở đây mình gom lại có tà kiến cố định. Mình gom lại cái nặng nhất là đoạn kiến. Thường kiến sửa được. Thường kiến là tin có một cái tôi, tin có một cõi vĩnh hằng, tin có một đấng cao xanh nào đó. Cái đó sữa được. Nhưng ớn nhất là anh đoạn kiến, ông này gọi là tà kiến cố định, là sao. Tà kiến cố định, đoạn kiến có 3.

1. Vô hành kiến: cho rằng không có thiện ác thích thì làm không thích thì thôi chứ không có cái chuyện mà báo ứng.

2. Vô nhân kiến: (pali) có nghĩa là cho rằng mọi sự ở đời này là ngẫu nhiên mà có chứ không có cái nhân duyên, cái tác động của bất cứ một điều kiện nào hết. Tự nhiên nó có vậy thôi. Cái đó gọi là (pali)

3. Vô hữu kiến: (pali) có nghĩa là phủ nhận triệt để rốt ráo hoàn toàn tuyệt đối. Phủ nhận tất cả những gì mà mình không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được, thì tất cả những thứ đó theo mình là không có.

Cái đó rất là nguy hiểm, rất nguy hiểm. Chẳng hạn như các vị tưởng tượng đi, tôi không biết chữ, tôi không biết gì hết làm sao tôi có thể hình dung ra được cái cấu trúc của một chiếc máy bay. Làm sao tôi hình dung ra được sự hiện hữu của chiếc máy bay trên cuộc đời này. Thế là tôi phán rằng không có một phương tiện nào có thể bay lên trời  được hết mà nhất là nó nặng mấy trăm tấn lận. Nó nặng tới mấy trăm tấn, trong khi một cục đất nó nặng chừng khoảng 100 gram thì nó không cách nào bay lên trời được, mình cầm mình liệng thì được  chứ nó bay suốt mấy tiếng đồng hồ thì không thể nào. Còn bây giờ một cái khối kim loại mấy trăm tấn mà nó bay lên trời suốt cả 10, 15, 20  tiếng đồng hồ thì tôi hỏi quý vị chứ nếu mà lấy cái não trạng của một người không biết chữ thì quý vị hiểu bằng cách nào đây. Mà nếu mình dựa vào cái biết của mình để phán đoán rằng: tôi tuyệt đối phủ nhận bất cứ cái gì  tôi không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được thì đó là cách nói quá nguy hiểm. Vậy mà có, có đó. Đừng có nói người ta ngu mà rồi không có, có cái đó thiệt.  Chứng minh là người ta đã nhân danh khoa học, nhân danh tri thức, nhân danh thái độ của một người tiến bộ người ta đã phụ nhận sự có mặt của thứ mà bản thân họ không cách nào hiểu được, không thể nào chứng minh được. Thí dụ như kiếp trước kiếp sau, luân hồi báo ứng, sự chứng đắc của các bậc thánh nhân và cuối cùng là cứu cánh niết bàn. Đây là những cái mà không thể nào chứng minh một cách điển hình cụ thể rõ ràng có thể sờ đụng được. Đây, khi mà họ không chứng minh được họ bèn phán một câu xanh lè đó là: không có, cái gì tôi không thấy, không tin, không chứng minh được thì cái ấy không có thật. Cái đó gọi là (pali) nhé. Thì 3 cái này được gọi là (pali) tà kiến cố định, mắc vào bà cái này chỉ có trời cứu. Và bên Hán tạng có một câu quý vị cũng phải suy nghĩ đó là:

Ninh chấp hữu như tu di sơn

Mạc chấp vô như giới tử.

Ninh chấp hữu như tu di sơn. Thà tà kiến của mình nó bự như cái núi tu di vậy đó. Thì thôi bà con trong room này không biết núi tu di là gì thì tôi nói cho nó dễ hiểu đi, mình cứ tưởng tượng như cái đỉnh Everest cao vậy đó. Thì người ta nói thà cái cục thường kiến của mình nó, thường kiến là tin vào 3 cái tôi nói: tin có một cái tôi, tin có một cõi vĩnh hằng, tin có một đấng cao xanh nào đó. Thì thấy vậy thà mắc vào 3  cái đó, 3 cái tà kiến đó cho dù nó nhiều như núi Everest cũng không đáng sợ bằng mạc chấp vô như giới tử. Ninh chấp hữu, hữu ở đây là thường kiến đó, còn mạc chấp vô như giới tử nhưng nhớ đừng có mắc vào cái đó. Vô ở đây là chỉ cho đoạn kiến, cho tất cả đều không. Giới tử ở đây là hạt cải. Giới tử là hạt cải. Thà là cái thường kiến to như ngọn núi còn đỡ hơn đoạn kiến của mình nhỏ như hạt cải. Bị vì một người đã không tin vào gì nữa hết thì người đó rất rùng rợn rất dễ sợ. Nó đã không tin gì hết thì chuyện gì nó cũng dám làm hết quý vị. Còn cái đứa kia nó tin một cái tôi thường hằng bất biến, tin có một cõi vĩnh hằng bất biến, tin có một đấng tối cao chí tôn vô thượng nào đó thì ít ra nó cũng còn biết làm lành lánh dữ. Còn riêng những cái tên mà nó mắc vào cái đoạn kiến rồi thì nó sống tệ lắm, tệ hơn con thú nữa. Vì con thú ít ra như con chó con ngựa nó cũng có nghĩa có tình thiệt luôn. Mặc dù nó không biết cái gì thiện ác kiếp trước kiếp sau nhưng ít ra nó còn có nghĩa có tình. Còn cái người đoạn kiến cực kỳ nguy hiểm là vì sao. Vì nó không chịu trách nhiệm những gì nó làm. Mà trong khi đó nó lại được giá cố bởi trí khôn của con người. Không biết tôi nói trong room có hiểu không. Hello! Con thú con cọp thấy nó ghê thiệt đó nhưng nó chỉ độc ở chỗ là nó đi kiếm mồi thôi, mình đã khuất cặp mắt nó rồi thì OK nhé. Còn con người đã đoạn kiến rồi thì không sợ tội. Đã vậy rồi nó còn cộng thêm trí thông minh của một con người nữa. Quý vị tưởng tượng đi. Một cái thằng sát nhân mà nó có dao bén trên tay thì cái mức sát thương cái độ nguy hiểm nó đáng ngại cỡ nào. Con thú dữ mình thấy nó quá trời quá đất vậy đó, như con cọp, con voi rừng, con trâu rừng châu phi, nhìn thấy nó ớn thiệt, nhưng nó không có trí thông minh, tầm hoạt động của nó tới đâu thì nó sát tới đó. Còn con người mình cái tầm hoạt động của con người mình cộng thêm cái trí khôn nữa, thì tầm hoạt động nó tới đâu. Bởi vì nó nghĩ ra bao nhiêu chuyện động trời, nó có thể nghĩ ra một cách mà chết 2, 3 triệu người đó. Đó cái trí thông minh của con người đó. Đọc sử thế giới mình mới thấy có những cái đầu mà coi như nó ngồi nó nghĩ ra những cách mà kể như giết người phải triệu, cỡ dưới một triệu là nó không sướng cái tay nhé. Thì cái loại đó gọi là (pali) có nghĩa là tà kiến cố định sữa không được. Sửa không được nhé.

32:13

Nó có cái chi tiết hơi phong thần số với quý vị đó, nhưng tôi không kể đó là cảnh giới riêng của những người tà kiến cố định, nhưng nói ra đây rồi bà con thấy đạo Phật sao mà phong thần quá rồi bà con bỏ đạo mà đi uổng nhé. Tôi có quan điểm thế mày, cái gì trong kinh điển mà tôi chưa hiểu hết thì tôi để qua một bên chứ tôi không có ngồi nghĩ tùm bậy tùm bạ, rồi ngồi đó hoang mang chỗ khác. Chỗ nào tôi thấy quá mức của mình thì tôi để qua một bên nhé. Mình đi nghiên cứu cái khác bữa nào hưởn hưởn quay trở lại chứ còn đằng này mình liếc vô mình thấy cái đó không vừa ý cái mình phán luôn. Mình phán kinh Phật này nọ  tội chết luôn nhé.

Rồi cái thứ ba là (pali) có nghĩa là gì ta. Có nghĩa là quả chướng, đã nghiệp chướng, phiền não chướng rồi còn quả chướng nữa chứ. Trong khi ngài Minh Châu dịch là dị thục. Dị thục thì nghe cũng có, đối với người Việt Nam dị thục có nghĩa là chín muồi, chứ không có gì hết. (Pali) có nghĩa là chín muồi. Thì tiếng Hán chữ dị thục,  thục ở đây là chín muồi, còn chữ dị, ở đây không biết tôi nói bà con. Ta nói bây giờ thù trong giặc ngoài, tôi nói chúng nó chửi nữa. Nó hả miệng ra nó chửi. Nó chửi khi nào tôi dẹp cái Kalama tôi dẹp cái kinh tạng thì thôi nghe. Chứ hễ mà còn lên đây còn nhắc tới Kalama là nó còn giết mình. Tại sao tôi nói dị thục mà tôi lôi cái Kalama ra. Tại sao. Là bởi vì Kalama là chỗ tu thiền, nhưng tôi vẫn thiết tha mong một ngày mỗi ngày đó, trong mỗi khoá tu, tôi một năm không về đó lâu đâu, tôi đi tôi giao cho người khác chứ tôi không ăn nhậu chi ở đó hết nghe. Nhưng mà mỗi khoá tu tôi về đó tôi mong mỗi ngày có một, ít nhất là 1h đồng hồ giáo lý. Sẵn tôi bàn một sói từ ngữ  một sói khái niệm mà bà con nghe như vịt nghe sấm mà không hiểu gì hết. Ví dụ như chữ dị thục. Thục là chín muồi, muồi có ô. Chín muồi chín rục (tiếng anh). Nhưng  tại sao có chữ dị ở đây, cái vấn đề nó nằm ở chỗ đó nhé. (Pali) chín muồi, muồi có ô, mà tại sao ở đây mắc cái chứng gì, nghĩa là tại sao ở đây chữ dị thuc, thục được rồi, còn thêm chữ dị nữa là sao. Bởi vì mình thấy chữ (pali) có nghĩa là đặc biết, hoặc có nghĩa là cá biệt. Cho nên dịch giả họ dịch sát, họ lấy cái chữ đó chuyển thành chữ dị, ác là ác… Dị có nghĩa là đổi khác  mà thật ra là dịch sát chữ (pali), là chín mùi (pali) dịch theo khuynh hướng của người Tàu. Họ dịch coi như là không rớt một cọng tóc, một cọng rau nào hết. Có nghĩa là họ bê nguyên một tủ đại tạng từ Ấn Độ về là từ một cọng rau trong đại tạng rớt ra họ cũng đè xuống họ dịch cho được, không dám bỏ sót. Tới lúc mà nó buồn  quá không biết dịch cái gì thì dịch cái tên người ta luôn. Ví dụ như chữ sariputa dịch là Thu Tử. Ác không. Cái giống gì cũng dịch hết. Trong khi cái tên người ta. Ở bên Mỹ có cái tên của một nhà thơ White head. White là màu trắng, head là cái đầu. Chẳng lẽ bây giờ cái tên người ta mình đi dịch bạch đầu lão nhân hay gì, nghe nó kỳ quá nhé. Nếu mà cái tên của ông White head mà không dịch thì tại sao sariputa dịch là cái gì. Nhưng mà bên Tàu các dịch giả ngày xưa có khuynh hướng là dịch tuốt tuồn tuột, tất tần tật, ló ra là dịch, hở ra là dịch, dích hết. Cho nên sẵn đây tôi nói cái này bà con có mướn du đảng chém tôi tôi cũng không nói. Đó là kinh Phật mà đọc trong mỗi một ngôn ngữ nó sẽ cho mình một cảm thức khác nhau. Yes. Cái trình độ văn hoá chữ nghĩa của quý vị là môt. Rồi khả năng ngôn ngữ, trình độ văn hoá là riêng. Các vị có biết về toán lý hoá văn sử địa, quý vị có biết nghệ thuật văn hoá âm nhạc hội hoạ. Người kiến thức càng nhiều khi họ đọc kinh Phật cái đầu họ hiểu khác. Nó hơi khác người khiêm tốn chữ nghĩa. Tin tôi đi. Có, có. Tên mà nó giỏi nó đọc một cái vấn đề nó đọc khác một tí. Tôi nói toẹt ra giống như bài vọng cổ, mình cho là nhà quê, một tên tiếng sĩ văn học nó nghe bài vọng cổ nó có mức thấm thía riêng tiêu hoá riêng. Còn anh nhà quê không biết chữ móc cũ co củ súng họ nghe bài vọng cổ có ý nghĩa khác. Quý vị nghe nó khác là nó khác cái gì. Tức là cái cách cảm. Đó là cái tào lao nhất.

Cho nên chuyện đầu tiên là nền tảng nhận thức của anh ít hay nhiều, kiến thức bách khoa của anh ít hay nhiều nó có góp phần trong cái chuyện anh nhận thức Đức y. Mặc dù trong tất cả bài kinh đều có chú giải. Như mấy năm qua quý vị thấy không. Bà nội tôi làm sao tôi dám giải thích kinh trời.

37:35

Nhưng tôi phải liếc vào bộ chú giải bằng tiếng phạn đó, tôi coi nó giảng cái gì tôi mới dám giảng. Cho nên chuyện đầu tiên là anh đọc bản lĩnh Phật bằng tiếng gì. Tôi dốt như chó vậy đó nhưng mà tôi khẳng định thế này, tam tạng mà mình đọc bằng tiếng Thái là cho các vị một cảm giác không giống như đọc bản tiếng Anh. Tôi nói thẳng luôn bài kinh mình học đây mà quý vị đọc bằng tiếng Anh, tiếng Đức nó không hề giống bản tiếng Thái. Tôi đang nói ví dụ cái thứ mà tôi biết đó. Như tôi đọc bản thái bản anh, các vị đọc được bản anh quý vị sẽ thấy nó không giống bản pali. Đọc kinh bằng tâm tình của tiếng pali chúng ta sẽ có một tâm tình khác. Ví dụ như chữ dị thục nếu quý vị thấy trong bản pali (chữ pali) nó sướng bằng trời. Nhưng khi mình liếc vào bản tiếng Việt thì nó hơi mệt. Chưa kể trong room của mình cứ là từ điển tiếng Việt Nguyễn Lân là cái giống giải gì, cũng đè ngữ văn ra tra. Nguyễn Lân nói về tiếng Việt đã có vấn đề trong đó trùng điệp rồi. Tiếng Việt Việt Nam là phải từ điển của Lê Ngọc Trụ, Lê Văn Đức đó mới là tiếng Việt. Nhưng mà hôm nay cái đầu của quý vị nó banh ta lông rồi, mấy chục năm trời rác không, tôi nói quý vị thù tôi tôi cũng nói nữa. Tiếng Việt của các vị banh ta lông rồi, hết xài rồi cho nên các vị không có biết Lê Ngọc Trụ, Lê Văn Đức là ai hết. Tối ngày cứ Nguyên Lân thôi. Cho nên ở đây chữ dị thục là gì. Dị thục là quả cũ, cái sự chín muồi của nghiệp cũ gọi là quả. Tiếng Pali gọi là (pali), Tàu dịch là dị thục. Chỉ riêng chữ dị thục thôi đó mà tôi nói nó bao la như vậy. Mà tôi thấy chúng nó chửi: giảng kinh mà nói chi cho nó xa. Thì oK. Quý vị không thích nghe quý vị đi về ngủ, quý vị kiếm những bực minh sư thiện hữu khác mà nghe chứ mấy cái này mà bắt tôi im tôi im không nổi. Tôi im cái chỗ này, giảng mà bó rọ giống như ngựa bị che hai bên vậy đó. Kiếm thầy khác chứ đừng vô đây mà chửi bới người khác nhé. Đi chết đi.

Nghiệp chướng có nghĩa là mình mắc vào năm tội đại nghịch; phiền não chướng là mắc vào tà kiến cố định; còn quả chướng ở đây mới mệt nề. Quả chướng là ta đầu thai bằng tâm ly trí, tâm đầu thai ly trí. Nhớ nhé, tâm đầu thai ly trí ở đây nói rõ luôn là tâm quan sát vô nhân đương nhiên là quả bất thiện. Tâm quan sát quả bất thiện vô nhân. Cái thứ hai nữa đó là tâm quan sát quả thiện. Người không học a tỳ đàm nghe chỗ này chắc điếc con ráy luôn. Một cái là bất thiện một cái là quả thiện. Tôi đành cắn răng mà giải thích một tí tị. Một tí tị thôi, chứ còn giải rõ chỗ này thì tới đây chắc tôi chết. Nghĩa là mỗi lần bà con có một thiện niệm hay ác niệm nào mà nó xuất hiện trong đầu phải không, tức là một cái tâm lành hay tâm ác thì ngay lúc đó nó sẽ tạo ra hai thứ quả báo. Quả thứ nhất là quả tái sinh, quả thứ hai là quả bình sinh. Quả tái sinh chính là tâm đầu thai. Mỗi lần có tâm thiện tâm ác chính cái tâm đó nó tạo ra cái tâm đầu thai cho kiếp sau mình đi tới đâu. Đó là quả tái sinh. Nhưng còn quả thứ hai là quả bình sinh có nghĩa là những gì xảy ra sau giây phút đầu đời cho đến khi chết, thì cái khoảng giữa ấy ta gọi là quả bình sinh. Tiếng pali gọi là (pali). Nhớ nhé. Nếu mà các vị làm ác suy nghĩ ác thì các vị sẽ kín đáo âm thầm tạo ra một cái tâm gọi là đầu thai cõi khổ nôm na, tâm đầu thai cõi khổ. Còn gọi theo từ chuyên môn a tỳ đàm là tâm quan sát thọ xả quả bất thiện vô nhân. Còn khi các vị làm việc lành, tôi không nói đến chuyện tu thiền nghe, làm việc thiện bằng tâm thiện dục giới. Tâm thiện nó có nhiều, tâm thiện dục giới, tâm thiện sắc giới, tâm thiện vô sắc giới. Thiện sắc và thiện vô sắc để dành cho người tu thiền. Còn mình thì một ngàn kiếp nữa cũng chưa đụng tới đó đâu. Dẹp đi nhé. Giờ nói tâm thiện dục giới thôi. Khi các vị có một tâm thiện dục giới, có nghĩa là tâm thiện mà nó khiến cho quý vị làm việc lành liên hệ với năm dục, ví dụ như mắt tai mũi lưỡi thân đó thì việc thiện đó được gọi là thiện dục giới. Còn thiện sắc giới là thuần túy gắn kết với chuyện tu thiền sắc giới. Thiện vô sắc nó chỉ thuần túy gắn kết với tâm thiền vô sắc giới. Cái đó chỉ trên mây thôi chứ không phải ở dưới đất. Tâm thiện dục giới là tâm mà có mặt để cho ta làm những việc liên quan đến tâm dục. Nói nôm na như vậy, năm trần đó.

43:29

Cái quả báo cũng có liên hệ đến năm trần, đó là tâm thiện dục giới nó liên hệ gián hay là trực tiếp. Tâm thiện dục giới, bản thân nó y cứ trên cái gọi là, một là cõi dục, hai là y cứ cảnh dục, ba là quả của nó ít nhiều có liên quan mà đó là nói một cách tương đối thôi, chứ người học a tỳ đàm sẽ hiểu thêm nhé. Khi mình có một tâm ác thì chính cái tâm ấy nó tạo ra cái tâm đầu thai, tâm đầu thai cõi khổ. Khi mình có cái tâm thiện thì nó sẽ tạo ra cái tâm đầu thai cõi vui. Nhưng cái đầu thai ở cõi vui có 2 trường hợp, xin lỗi có 3 trường hợp.

Một là ngày xưa chúng ta làm phước bằng cái tâm thiện có trí tuệ đi cùng thì bây giờ chúng ta sẽ đi đầu thai bằng cái tâm đầu thai có trí tuệ đi cùng. Cho nên sanh ra làm người có khả năng đắc đạo đắc thiền. Đắc đạo quả thiền định thần thông đó gọi là tâm thiện, ngày xưa mình làm thiện bằng cái tâm lành có trí đi cùng thì bây giờ sanh ra mình cũng đầu thai bằng tâm có trí đi cùng.

Hạng thứ hai là ngày xưa mình làm phước cũng dữ dội lắm nhưng mà có điều là không có trí đi cùng, thì bây giờ sanh ra cũng làm bác sĩ kỷ sư mà đụng tới vấn đề tinh thần tâm linh coi như là cái chuyện đế vi huyền nhiệm trên trời trên mây, trừu tượng thì mình chịu chết. Làm bác sĩ kỷ sư kê toán lý hoá sử địa cũng ra làm rót rót rót nhưng mà đụng tới cõi tâm linh là nó đơ cái đầu liền, tới chỗ đó nó thót, nó chạm đến cái trần liền nhé. Đó là hạng thứ hai.

Còn hạng thứ ba là cũng do làm các việc lành nhưng đối tượng hạn chế, với cái tâm của mình cũng quá hạn chế nhé. Có nhiều thuyết cho rằng đó là quả dư sót của một tâm thiện lớn. Có trường hợp cho rằng đó là trường hợp đối tượng, bản thân việc phước, việc công đức mà mình làm nó quá nhỏ mà đối tượng cũng quá tầm thường, cái tâm mình thì cũng, cái việc mình làm quá nhỏ mà cái tâm mình cũng quá nhẹ và đối tượng cũng không ra gì. Tôi tạm ví dụ, như là mình đứng bên cái bờ cái miệng cống mình thấy có một miếng bánh mì khô nằm ở đó, thấy có một con chuột nó bò ở dưới, mình lấy chân hất xuống đá xuống cho nó ăn, tiện cái chân đúng ra nó không có động từ nào hết mà là nó tiện cái chân. Thấy miếng bánh mì nằm ở đây dơ dơ tiện chân mình đá cái, sẵn cho nó ăn luôn. Thì con chuột không phải là đối tượng gì ghê gớm, miếng bánh mì dư rớt, chuyện đó cũng không phải là một tặng phẩm ghê gớm, và cái tấm lòng lúc mà mình đá miếng bánh mì cũng không phải là tấm lòng ghê gớm hào sảng đáng quý cao siêu mầu nhiệm gì hết. Thì ba cái tầm thường đó: đối tượng tầm thường, tâm trạng tầm thường, hành động tầm thường sẽ cho ra một cái quả không đáng kể. Cho nên tôi nói quả lành nó có ba, cõi lành dục giới có ba:

1. Sanh ra làm người có trí tuệ đủ đắc đạo chứng quả thiền định

2. Làm người học hành thông minh nhưng không chạm vào cảnh giới cao siêu được.

Hạng thứ nhất gọi là hạng tam, thứ hai gọi là hạng nhị.

3. Thứ ba gọi là hạng vô nhân. Có nghĩa là những người sinh ra tàn tật bẩm sinh, ví dụ như bị bệnh tâm thần, trong nước gọi là tâm thần đồng ảnh, Mỹ gọi là Down syndrome.

47:10.

Tâm người một mặt, không biết quý vị trong room có biết bịnh đó không ta. Hello. Các vị có biết người dow syndrome không (bịnh đao). Một trăm người cái mặt đều giống nhau, đơ đơ vậy đó. Những loại tâm thần bẩm sinh, loại mà:

Hôm nay ngửa mặt lên trời

Nghe ta hư ảo nghe đời phù du.

Cái loại đó đó. Ăn rồi cứ cười cười vậy đó.

Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không biết vì sao tôi buồn.

Đại khái như vậy.

Nó còn tệ hơn hạng nhị nhân. Hạng tam nhân có thể đắc được đạo quả , cái đầu nó có thể làm được những đề tài sâu kín tế nhị trừu tượng. Hạng thứ hai nó chỉ giỏi được trong sinh hoạt thường nhật của xã hội loài người. Hạng thứ ba gọi là hạng phế liệu đồng nát, mang thân người cho vui vậy thôi chứ hạng phế liệu đồng nát ve chai. Có nghĩa là đầu thai bằng cái tâm ve chai. Tâm đầu thai ve chai nhớ nhé. Tâm ve chai phế liệu có nghĩa là cũng làm người nhưng cả đường đời lẫn đường đạo đềt not… không có làm được gì hết. Đường đạo là không hiểu cái gốc sâu kín của chánh pháp không thể chứng đắc thiền định đạo quả. Còn đường đời là ba cái khoa học thuật cũng âu luôn cũng khỏi biết luôn. Chỉ còn lại cái thứ ba là hình dáng giống con người, biết ăn kiểu con người, biết cầm đũa, nước miếng chảy thì biết lau lau vậy đó, ghèn thì biết lau lau trét trét bậy bạ vậy đó. Khá khá hơn con khỉ. Thí dụ như gặp má gặp ba thì kêu mum mum ma ma chứ con khỉ làm gì biết kêu. Khác chút vậy thôi chứ coi như là trớt qướt luôn. Thì chính mình đi đầu thai bằng cái tâm nào thì cho ra cái quả như thế. Nếu là tâm cao cấp thì cho ra quả ngon. Còn tối thiểu phải là cái tâm của người nhị nhân. Có nghĩa là không đắc được nhưng họ chỉ thua bậc tam nhân không chứng được đạo quả thiền định thôi chứ cái chi họ cũng làm được hết. Học đạo cũng thông suốt, ngoài đời làm bác sĩ kỹ sư rồi kiến trúc sư, luật sư họ làm tuốt tuồn tuột. Nhưng họ không chạm được đắc chứng đạo quả thiền định thôi nhé.

Còn hạng thứ ba hôm nay nói rõ thì cái quả chướng ở đây chỉ cho hạng đầu thai bằng cái tâm tàn tật, cái tâm của mấy người này là tâm thần bẩm sinh. Tâm thần bẩm sinh nhớ nhé, đó là quả chướng.

50:35

Như vậy đây là 6 trở ngại:

1. Nghiệp chướng

2. Phiền não chướng

3. Dị thục chướng (quả chướng). Quả chướng là đầu thai bằng cái tâm của người tâm thần, tâm của người gọi là tự bế bẩm sinh, người tâm thần bẩm sinh.

4. Không có niềm tin: ở đây phải hiểu là không có chánh tín, nghĩa là sao? Tức là họ không có tin được, họ không biết và từ đó họ không tin có chánh pháp ở đời. Họ không tin bốn chuyện sau đây:

4.1. Họ không tin mọi thứ ở đời là khổ, dầu làm vua làm trời làm thiên đế thích, thái thượng lão quân, vương trì dương mẫu đi nữa thì tất thảy đều là khổ. Họ không tin điều đó, họ chỉ biết ăn ngon ngủ yên vậy là khoẻ rồi như cái con gì vậy đó.

4.2. Họ không tin rằng khi mọi thứ là khổ thì mình thích thứ gì cũng đều là thích trong khổ

4.3. Muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa

4.4. Họ không tin trên đời này có đạo giải thoát, giúp cho mình hết khổ.

Đó là một cách phân tích.

Cách phân tích thứ hai. Họ không muốn tin vào những chuyện sau đây.

1. Họ không tin mọi sự ở đời do duyên mà có, có rồi sẽ mất.

2. Họ không tin rằng mình phải chịu trách nhiệm 100% về những gì mình nói, làm, suy nghĩ.

3. Họ không tin hạnh phúc khổ đau ở đời đều do ảo giác mà ra

4. Họ không tin rằng đời sống chánh niệm và trí tuệ là đời sống an lạc đời này và cứu cánh giải thoát cho đời sau.

Họ không tin bốn điều này thì cái đó gọi là thiếu niềm tin. Còn các vị có tin ông nọ bà kia (nghe k rõ….. )  Nhưng mà  tình hình ở đây là tui tin như vậy. Tôi xin dám chắc một điều, bà con có được một trong bốn điều tôi nói thì cuộc đời nó khác đi nhiều lắm. Khác nhiều lắm nghe. Bởi vì tôi nói lại một lần nữa. Tôi hoặc các vị giảng sư mà các vị thường nghe dù có là ai đi nữa theo tôi không quan trọng bằng các vị nghe được cái gì cái đó mới là quan trọng. Thì nếu mà vấn đề giáo lý quẩn trọng quý vị nghe được hiểu được thì tôi tin chắc chắn nó giúp quý vị thay đổi được đời sống rất nhiều. Chẳng hạn như quý vị tin điều này: mọi sự ở đời là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ, muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa, sống bằng ba nhận thức ấy chính là con đường thoát khổ. Với niềm tin sắc son vào bốn sự thật ấy, chắc chắn đương nhiên cố nhiên mặc nhiên dĩ nhiên tất nhiên là đời sống của quý vị sẽ rất thay đổi rất rất lớn, dù quý vị vẫn tiếp tục nghèo hèn, mỗi ngày vẫn phải cầm cục vé số  trên tay và coi như tối về ăn mì gói, khuya đói bụng dậy mở nước máy ra uống cầm hơi rồi đi ngủ tiếp, sáng dậy  bất chấp nắng mưa đi bán vé số tiếp. Nhưng cái tâm tư của người đó lúc bây giờ nó an lạc lắm. Xuôi cái là quý vị không đủ phước duyên ba la mật các vị không tin chuyện đó. Các vị tu bằng cách nương đỗ nhờ cậy người khác. Có nghĩa là phải kiếm thầy bà tăng ni chùa miễu quỳ lạy khấn vái xì xụp tùm lum hết mới yên chứ. Quý vị không tin đời sống chánh niệm và trí tuệ là đời sống an lạc bậc nhất. Sống gọi là (tiếng anh) không cần dây. Chúng ta là đứa bé, chúng ta cắt dây rốn rồi biết được chánh pháp, biết được đường tu thì chúng ta là đứa bé đã cắt dây rốn. Lúc đầu nhờ mẹ đút cơm cho bú nhưng về sau sẽ có một ngày tự mình đi bằng đôi chân của mình. Tự ăn bằng cái miệng của mình và tự mình kiếm sống bằng đôi bàn tay của mình. Thì người học đạo y chang như vây.

Buổi đầu sơ cơ thì nhờ thầy bà tăng ni chùa miễu chuông tượng các cái, nhưng phải có một ngày bà con phải tự đi bằng đôi chân của mình. Vì Đức Như Lai chỉ là người dẫn đường mà thôi. Người cầm đuốc phải là mình hoặc là mình phải nương theo ngọn đuốc của Ngài nhưng phải đi bằng đôi chân của mình nhé. Chứ không thầy bà nào cõng mình được hết trơn. Nếu mà cõng được thì các ngài đã cõng sạch không còn sót một mạng nào trên hành tinh này hết. Nhưng khổ cái là cõng không nổi. Mẹ có thể cõng con bà có thể cõng cháu nhưng bất hạnh là không thể cõng phàm phu lên cảnh giới giải thoát được hết. Nhớ nhé! Cho nên, niềm tin ở đây phải là niềm tin chánh tín, niềm tin phải đi đôi với trí tuệ, chớ cái thứ  mà tin tào lao bí đao, cái thứ đó thì thôi thua. Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần mà các vị đơ đơ cái mặt ra đó. Đó là ngay cả cái chuyện bậy nhất vũ trụ đó là chuyện nam nữ mà mình đến với nhau dễ quá, mình lấy nhau dễ quá thì mai này mình cũng xa nhau rất dễ. Đối với niềm tin tôn giáo cũng vậy. Ta đến với Phật một cách rất là đơn giản có người rủ mình đi chùa, mình cũng sáp vô khấn khứa cầu lạy xì xụp rồi móc mớ bạc cắc nhét vào thùng công đức rồi khấn vái, tới chùa cho mình xin xăm xin ghi tên thẻ cầu an cầu siêu vậy là xong. Nếu quý vị tin Phật pháp đơn giản như vậy thì mai này quý vị bỏ đạo Phật cũng dễ như búng móng tay vậy đó nhé. Đằng này mình đến với đạo mình phải có nghiên cứu, mình phải có tìm hiểu, mình phải có lắng nghe, mình phải có tiêu hoá, mình phải có thấm thía cái nền tảng thì mai này trời có sập xuống mình có bị đốt ra tro đi nữa thì mình vẫn là người Phật tử đúng nghĩa. Và tôi nhắc lại một lần nữa, ở đây đức Phật không hề có ý muốn thu nạp đệ tử, Ngài không có ý muốn dụ dỗ ai theo Ngài hết, ngay lúc còn sống Ngài đã không thèm rồi, bây giờ Ngài tịch rồi thì làm sao có chuyện đó. Nhưng có một điều đó là tin vào Phật không phải là tin vào một cá nhân, một con người, một ông hoàng Ấn Độ đi tu 26 thế kỷ trước mà tin Phật là tin vào cái lẽ thiện ở đời mà Ngài là người đưa ra những đề nghị sống thiện. Nhớ nhé! Chớ còn tin Phật theo cái kiểu tin vào một cá nhân là chết rồi. Thí dụ như hôm nay mình tin ông (……) Cha đẻ của cái (….) của Mỹ, hay là ông (….) thì mình thương kính họ không phải là thương kính cá nhân bằng xương bằng thịt mà mình thương kính sự nghiệp tinh thần tâm linh những đóng góp về công nghệ những đóng góp về khoa học của họ để lại cho mình chứ còn cái thân xác họ có còn đâu. Ở đây cũng vậy, tin Phật thờ Phật là tin vào cái lẽ thiện ở đời mà Ngài là người, Đức Phật không phải là người tạo ra các nguyên tắc sống thiện mà Ngài là người phát hiện, bởi vì trước Phật và sau Phật không ai làm được chuyện đó hết. Nghĩa là ngài mở ra cho mình thấy con từ đâu đến con sẽ đi về đâu con là ai, bây giờ con phải làm gì.

58:00

Tôi dốt như con thú vậy đó nhưng mà tôi có đọc một ít về những tôn giáo lớn như (….) của Do Thái, tôi có đọc Lão giáo kiểu như Liệt tử, Nam tử, Nam Hoa Đạo Đức tôi có đọc hết, thánh kinh của Cơ Đốc, tôi có đọc kinh Coran của hồi giáo. Rồi ba cái sách giảng của đức Huỳnh giáo chủ như ba cái mà thi văn giảng bút của Cao Đài, tôi đọc tuốt tuồn tuột. Còn kinh điển của Ấn giáo thì tôi không phải nói chắc rằng trong mấy người tôi quen kể cả tăng ni Phật tử biết mặt không ai có đủ bằng tôi. Ấn giáo tôi có một lốc như tam tạng vậy đó nhiều lắm. Đọc để làm cái gì, thay vì đọc cái tào lao thì lúc giải trí tôi đọc cái đó coi họ nói cái gì. Tôi thấy không có cái gì qua kinh Phật được hết, con đường giải thoát. Chuyện đầu tiên trong kinh Phật, đức Phật đưa ra một cương lãnh đầu tiên là gì. Xác định mọi thứ đều vô thường vô ngã. Mọi thứ do lắp ráp nên vô ngã, mọi thứ không bền nên gọi là vô thường. Cái đó là tiêu ngữ đầu tiên của đạo Phật. Tiêu ngữ đầu tiên là hai chữ vô ngã và vô thường. Điều thứ hai Ngài dạy là con sống tỉnh thức chánh niệm thì con mới biết cái gì đang xảy ra. Cái gì nó đang xảy ra nó cũng giống hệt như những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra. Nhớ nhé! Chánh niệm nó ghê lắm. Chánh niệm và tỉnh thức trong hiện tại  nhưng khi ta biết rõ cái gì đang xảy ra thì ta cũng hiểu ngầm là mọi sự đã xảy ra và sẽ xảy ra cũng giống y chang như vậy. Đồng thời ta như thế nào thì người khác cũng như vậy. Cho nên trong bài vô ngã Ngài nói:

Này các tỳ kheo! Phàm tất cả những sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, quá khứ, hiện tại, vị lai, xa gần, thô tế, thắng liệt tất thảy đều vô thường. Cái gì vô thường thì cái đó khổ.

Này các tỳ kheo! Cái gì khổ cái đó vô ngã. Này các tỳ kheo! Nếu năm uẩn là của các ngươi thì các ngươi sẽ điều động sai sử, nguyện ước cho chúng hãy như thế này đừng như thế kia. Đừng bị già, bị đau, bị chết, muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần. Nhưng chuyện ấy không bao giờ xảy ra. Khi nhân duyên hội đủ thì sanh, hễ có sanh thì có già có bịnh có chết. Hễ có thân thì phải bị muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần. Đó là quy luật đương nhiên. Nhớ nhé! Cái đó gọi là vô ngã. Đó, thì một người mà coi như hiểu được điều đó, thành tựu được trí tuệ như vậy thì an lạc hơn nhiều lắm quý vị. Niềm tin đó mới gọi là chánh tín. Người mà thiếu niềm tin thì coi như là mắc vào một trở ngại rất lớn, không thể phát triển thiện pháp được.

Tiếp theo là không có ước muốn. Bên bắc tông có cái từ gọi là (pali) tức là nhất xiển đề, có nghĩa là người hết hy vọng trong con đường thiện. Nó từ cái chữ (pali) là hy vọng, (pali) là kết thúc. (Pali) cộng với (pali) có nghĩa là hết hy vọng. Vô phương, tiếng Việt Nam là vô phương, người vô phương. Ở đây có từ không có ước muốn là sao?  Cái kia là người hết hy vọng, còn đây là (acchatika) có nghĩa khác. Có nghĩa là người còn hy vọng còn có lòng mong đợi ở trong thiện pháp, trong sự tiến bộ trên con đường giải thoát giác ngộ. Nhớ nhé! Thì gọi là chatika. Acchatika là người không mong gì tới chuyện đó. Nhiều người trong room này học ba mớ, đọc sách ba mớ nghe tưởng cao siêu lắm, ờ tui sống tui thấy cái chuyện còn còn cầu giải thoát là cái chuyện còn tham. Tu là phải buông hết. Thì nếu người đó ngồi trước mặt tôi mà nói như thế tôi sẽ hỏi ngược lại. Nếu nói tu mà còn cần cầu giải thoát, mấy cái cầu đó là tầm thường là chuyện không nên thì tôi hỏi thiệt ông, như vậy theo ông thì giới định tuệ không cần, đúng không. Bởi vì nói tu là không cần cầu mà, phải không. Rồi thì ông tưởng tượng nếu ông là một ông sư, một cư sĩ Phật tử mà ông phát biểu như vậy thì có nên không. Nếu ông là một cư sĩ phật tử mà ông phán như vậy thì ông là Phật tử cái gì. Còn không ông nói ông không phải là Phật tử thì ông đừng nên lên tiếng. Ông lên tiếng giống như ông đại tiện trong sân chùa vậy đó. Ông hiểu không? Nếu ông phủ nhận ông là Phật tử mà ông đi phán như vậy đó là ông là người đi đại tiện trong sân chùa thôi. Nếu ông là một người tu một sa môn một người Phật tử mà ông phán như vậy thì ông đang tu theo cái gì nhé.

1:04:41

Tôi dốt như con thú vậy đó nhưng mà tôi có đọc một ít về những tôn giáo lớn như (….) của Do Thái, tôi có đọc Lão giáo kiểu như Liệt tử, Nam tử, Nam Hoa Đạo Đức tôi có đọc hết, thánh kinh của Cơ Đốc, tôi có đọc kinh Coran của hồi giáo. Rồi ba cái sách giảng của đức Huỳnh giáo chủ như ba cái mà thi văn giảng bút của Cao Đài, tôi đọc tuốt tuồn tuột. Còn kinh điển của Ấn giáo thì tôi không phải nói chắc rằng trong mấy người tôi quen kể cả tăng ni Phật tử biết mặt không ai có đủ bằng tôi. Ấn giáo tôi có một lốc như tam tạng vậy đó nhiều lắm. Đọc để làm cái gì, thay vì đọc cái tào lao thì lúc giải trí tôi đọc cái đó coi họ nói cái gì. Tôi thấy không có cái gì qua kinh Phật được hết, con đường giải thoát. Chuyện đầu tiên trong kinh Phật, đức Phật đưa ra một cương lãnh đầu tiên là gì. Xác định mọi thứ đều vô thường vô ngã. Mọi thứ do lắp ráp nên vô ngã, mọi thứ không bền nên gọi là vô thường. Cái đó là tiêu ngữ đầu tiên của đạo Phật. Tiêu ngữ đầu tiên là hai chữ vô ngã và vô thường. Điều thứ hai Ngài dạy là con sống tỉnh thức chánh niệm thì con mới biết cái gì đang xảy ra. Cái gì nó đang xảy ra nó cũng giống hệt như những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra. Nhớ nhé! Chánh niệm nó ghê lắm. Chánh niệm và tỉnh thức trong hiện tại  nhưng khi ta biết rõ cái gì đang xảy ra thì ta cũng hiểu ngầm là mọi sự đã xảy ra và sẽ xảy ra cũng giống y chang như vậy. Đồng thời ta như thế nào thì người khác cũng như vậy. Cho nên trong bài vô ngã Ngài nói:

Này các tỳ kheo! Phàm tất cả những sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, quá khứ, hiện tại, vị lai, xa gần, thô tế, thắng liệt tất thảy đều vô thường. Cái gì vô thường thì cái đó khổ.

Này các tỳ kheo! Cái gì khổ cái đó vô ngã. Này các tỳ kheo! Nếu năm uẩn là của các ngươi thì các ngươi sẽ điều động sai sử, nguyện ước cho chúng hãy như thế này đừng như thế kia. Đừng bị già, bị đau, bị chết, muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần. Nhưng chuyện ấy không bao giờ xảy ra. Khi nhân duyên hội đủ thì sanh, hễ có sanh thì có già có bịnh có chết. Hễ có thân thì phải bị muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần. Đó là quy luật đương nhiên. Nhớ nhé! Cái đó gọi là vô ngã. Đó, thì một người mà coi như hiểu được điều đó, thành tựu được trí tuệ như vậy thì an lạc hơn nhiều lắm quý vị. Niềm tin đó mới gọi là chánh tín. Người mà thiếu niềm tin thì coi như là mắc vào một trở ngại rất lớn, không thể phát triển thiện pháp được.

Tiếp theo là không có ước muốn. Bên bắc tông có cái từ gọi là (pali) tức là nhất xiển đề, có nghĩa là người hết hy vọng trong con đường thiện. Nó từ cái chữ (pali) là hy vọng, (pali) là kết thúc. (Pali) cộng với (pali) có nghĩa là hết hy vọng. Vô phương, tiếng Việt Nam là vô phương, người vô phương. Ở đây có từ không có ước muốn là sao?  Cái kia là người hết hy vọng, còn đây là (acchatika) có nghĩa khác. Có nghĩa là người còn hy vọng còn có lòng mong đợi ở trong thiện pháp, trong sự tiến bộ trên con đường giải thoát giác ngộ. Nhớ nhé! Thì gọi là chatika. Acchatika là người không mong gì tới chuyện đó. Nhiều người trong room này học ba mớ, đọc sách ba mớ nghe tưởng cao siêu lắm, ờ tui sống tui thấy cái chuyện còn còn cầu giải thoát là cái chuyện còn tham. Tu là phải buông hết. Thì nếu người đó ngồi trước mặt tôi mà nói như thế tôi sẽ hỏi ngược lại. Nếu nói tu mà còn cần cầu giải thoát, mấy cái cầu đó là tầm thường là chuyện không nên thì tôi hỏi thiệt ông, như vậy theo ông thì giới định tuệ không cần, đúng không. Bởi vì nói tu là không cần cầu mà, phải không. Rồi thì ông tưởng tượng nếu ông là một ông sư, một cư sĩ Phật tử mà ông phát biểu như vậy thì có nên không. Nếu ông là một cư sĩ phật tử mà ông phán như vậy thì ông là Phật tử cái gì. Còn không ông nói ông không phải là Phật tử thì ông đừng nên lên tiếng. Ông lên tiếng giống như ông đại tiện trong sân chùa vậy đó. Ông hiểu không? Nếu ông phủ nhận ông là Phật tử mà ông đi phán như vậy đó là ông là người đi đại tiện trong sân chùa thôi. Nếu ông là một người tu một sa môn một người Phật tử mà ông phán như vậy thì ông đang tu theo cái gì nhé.

1:04:41

Cho nên sở dĩ bữa nay tui vạch cái này ra là vì có nhiều người đọc ba mớ, đọc ba cái (mặcti,……), đọc ba cái thiền tông đốn ngộ, ngữ lục bên bắc phái của tàu. Mà nhất là mấy cái đó pha lại làm thằng nhỏ thúi hoắc. Tức là (ít san mặc ti…..), ba cái trường phái (nanda hippy, henry miu lơ) Bùi Giáng, Phạm Công Thiện đồ vậy đó, pha vô hồi cái thằng nhỏ mách luôn, nói chuyện giống như trên mây vậy đó. Tui rầu mấy cái thứ đó lắm. Nói ra thì nó nặng chứ tui nhìn cái đống phân mà còn hay hơn nhìn cái mặt họ, bởi vì họ phá không hà. Nhớ nhé. Ráng hiểu dùm cái đó. Cho nên (chatika) ở đây nó cũng là một vấn đề lớn. Có nghĩa là mình sống ở đời mà mình không có hy vọng thì tui khuyên đi chết đi làm trùn làm dế, bởi vì làm người phải có lý tưởng. Cho nên (chatika) ở đây mình dịch là có lý tưởng nhé, có lý tưởng hướng tới. Còn cái kiểu mà khư khư chấp chặc lại là chuyện khác. Nhưng mà nói sống không có lý tưởng cũng là sai với trung đạo, không có khư khư chấp chặt phải vậy phải vậy nhưng nói tất cả đều không cũng là cực đoan, mộtncais cực đoan một cái (tiếng anh). Mình tu là mình phải ung dung ngay chính giữa mà đi nhé.  Phải có lý tưởng là sao? Phải biết rõ mình cần sữa cái gì, mình cần thêm cái gì, cái gì là cái mình phải đạt tới, cái gì là cái mình cần phải vượt qua. Trong room có nghe kịp không ta. Biết rõ cái gì cần thêm cần bớt cần chỉnh sửa, cái gì cần đạt đến, cái gì cần vượt qua. Đó, thì cái đó được gọi là tu có lý tưởng nhé. Chớ còn không có mong cái gì hết đó là tà. Quý vị tưởng tượng quý vị đẻ ra một thằng con mà nó không biết thiết tha cái gì hết. Nó ăn rồi nó cứ nằm đó thở dài thường thượt, nó mệt nó ngủ, ngủ xong dậy móc tờ báo ra đọc, rồi từ trên giường lê cái mông quạ xa lông, rồi từ xa lông lê qua võng, từ võng lê qua sapa, má có gì ăn chưa đói bụng, nó quất một bụng xong khỏi rửa chén, lê qua giường ngậm cây tăm đọc báo, rồi mở máy ra chơi game, rồi coi ti vi, ngồi ngáy như con heo nọc vậy đó. Xong rồi bắt đầu ngủ một giấc dậy má có gì ăn không. Quý vị tưởng tượng quý vị đẻ ra thằng con như vậy thì quý vị nghĩ sao, đó là kết quả của mấy người cao siêu đó. Tu là chẳng hy cầu, tu là phải phóng hạ không chấp, đã lắm. Cái hạng đó nó đẻ ra cái loại như thế. Nó ăn rồi nó từ bên đây nó lết quá bên kia, từ bên kia nó lết sang bên nọ. Lúc đó mới đã, vì đẻ ra một nhục thân bồ tát trong thời mạt pháp. Cái bậc đó đó, tức là nó ngậm cây tăm nó lết từ bên đây qua bên kia, nó không có chấp, lòng nó không có hy vọng gì hết, vì hy vọng là chấp mà nên nó không có mong cái gì hết. Nếu mà tiếp tục giữ cái suy nghĩ đó hả, thì tui cầu nguyện quý vị quất cho chừng 5 thằng như vậy đó hả, quý vị biết cái nhục thân bồ tát nó đã cỡ nào nhé. Sống là phải có lý tưởng hướng tới nhé.

Cái cuối cùng là phải có trí tuệ. Mà sáu cái trở ngại này là gì ta, trong đó cái thứ sáu là không có trí tuệ.  Trí tuệ là gì? Trí tuệ là khả năng biện biệt, biết cái gì nên cái gì không nên, biết tiến, biết thoái, biết dừng. Cái này nên nề, cái này không nên nề. Biết tiến là sao. Biết cái gì có thể dẫn đi tới, biết cái gì có thể đẩy thụt lùi. Rồi biết lúc nào là lúc nên dừng lại, biết lúc nào là lúc cần phải bước đi. Biết rõ mấy điều đó: biết đi, biết dừng, biết tiến, biết thoái, biết nên không nên. Biết tiến thoái đi dừng nên không nên sáu cái đó mà biết rõ gọi là trí tuệ nhé. Như bữa hổm tui nói kinh Song Tâm, tức là trước lúc giác ngộ, bồ tát Tất Đạt ngồi trong rừng sâu khổ hạnh lâm Ngài suy nghĩ, con người gồm có hai phần thân và tâm. Thân dẹp qua bên không có gì để nghĩ. Còn tâm, trong tâm nó chỉ có hai thứ thôi đó là thiện và ác. Kể từ bây giờ ta sống với cái thiện hễ phát hiện cái gì bất thiện là bỏ. Suy nghĩ đó là trí tuệ. Là trách pháp, trạch là chọn lựa (quách tá ná) lựa chọn đó. Cái gốc tu rất là đơn giản kể từ bấy giờ cái gì ác ta không giữ nó lại, chỉ vậy thôi, ta chỉ phát triển cái thiện cái đẹp, không có làm thêm việc thứ ba. Nghĩa là biết ác thì không sống với nó nữa, còn cái gì thiện thì ta phát triển thêm nữa. Chỉ vậy thôi. Đó gọi là trí tuệ là trách pháp giác chi. Các hành giả tu thiền chỉ thiền quán gì cũng vậy. Tu thiền chỉ chỉ tập trung vào hơi thở, tập trung vào đất nước lửa gió xanh vàng đỏ trắng hư không ánh sáng, nhưng phải có trí tuệ biết bấy giờ mình đang trong tình trạng nào. Đấy! Hành giả tu thiền quán tứ niệm xứ cũng vậy, phải biết cái này nên cái này không nên, lúc nào nên đi lúc nào dừng lại, lúc nào tiến lúc nào thoái, biết.

Tôi nói vắng tắt trí tuệ là vậy đó.

Trí tuệ nó có ba nguồn văn, tư, tu.

1. Văn có nghĩa là học hỏi lắng nghe, đọc từ người khác.

2. Tư nghĩa là thấm thía gặm nhấm tiêu hoá với riêng mình

3. Tu nghĩa là khả năng trí tuệ có được do tu samatha và vipassana.

Cái biết từ samatha và vipassana nó hoàn toàn không giống với cái biết do mình học hỏi hay do suy tư lý luận suy diễn. Cái biết của một người đắc thiền định thần thông, hoặc cái biết của một người đắc định đắc đạo quả thì cảnh giới của họ cao vời vượt khỏi tầm nhìn lý luận của những người cấp thấp.

Nếu mình không mắc vào sáu cái trở ngại này:

1. Nghiệp chướng

2. Phiền não chướng

3. Quả chướng

4. Thiếu niềm tin

5. Thiếu lý tưởng

6. Thiếu trí tuệ.

Nhớ cái đó nhé.

Kinh 87.

Kinh 87 nội dung cũng chỉ là nói gom gọn lại kinh 86. Ở đây Đức Phật ngài dạy một người mắc vào năm tội đại nghịch, rồi cái gì nữa ta, năm rồi phải không, cái thứ 6 là thiếu trí tuệ. Trí tuệ thì tôi đã giải thích rồi.

Kinh 88.

Kinh Không Ưa Nghe.

Ngài nói rằng, người mắc vào những điều sau đây, thì dầu Như Lai có ra đời dầu chánh pháp có được thuyết giảng ở đời thì người này cũng không thu hoạch được lợi ích gì hết. Đừng có nói là ân triêm lợi lạc, chỉ riêng một chút lợi ích cũng không có. Là vì sao? Vì khi Đức Như Lai ra đời, khi chánh pháp được thuyết giảng ở thế gian mà trong khi mình không thích nghe không lắng tai, không tìm hiểu.

Không thích nghe là sao? Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, chúng ta sinh ra đời, chúng ta có mặt ở đời này bằng cái vốn liếng hành trang bằng cái nền tảng mà mình đã mang theo từ nhiều kiếp. Các vị đừng nói với tôi lỗ tai của tôi tôi thích nghe thì tôi nghe. Sài bét, đừng có nói về đạo pháp đừng có nói về chuyện tâm linh tinh thần cao siêu, nói việc ngoài đời đi. Các vị nhà quê các vị đâu có nghe ba cái (…), ba cái (…) các vị đâu có nghe hoạ tấu giao hưởng đâu, đúng không. Các vị chỉ có cải lương tài tử, mái nhì mái đẩy, hát chậm, ba cái hát xẩm chầu văn tứ phủ gì đó thôi. Chứ các vị làm sao nghe nổi giao hưởng, opara đồ nghe hổng nổi. Nhớ cái đó, nói gì là trong Phật pháp. Bằng cái nền tảng nào mà các vị thích nghe về chánh pháp. Lát nữa phần dưới có cái lạnh xương sống lắm, tôi sẽ dành nói nhiều về chỗ đó. Không phải tai mơ nào cũng nghe cũng nghe được chánh pháp. Chưa kể thứ nhất mình không thích nghe về chánh pháp. Thứ hai, cái thứ hai này mới đuối nề, chúng ta có hai cách tìm đến với chân lý:

1. Mình thích hiểu vấn đề như nó là, hiểu đúng sự thật.

2. Mình hiểu vấn đề như là mình muốn.

Tôi nói một tỷ lần hai cái công thức này mà quý vị cứ đơ đơ ra đó. Quý vị còn nhớ không. Chúng ta ở đời có hai cách để đến với chân lý:

1. Hiểu vấn đề như nó là, nó sao thấy vậy.

2. Hiểu vấn đề như là mình muốn.

Cho nên khi nói đến chuyện lắng nghe chánh pháp nó cũng liên quan đến hai cái đó. Thứ nhất khi Phật thuyết pháp ở đời chúng ta có thích nghe hay không, bởi vì chúng ta nghe cái mình thích, chúng ta thường có khuynh hướng tìm đến cái mình thích hơn là những cái mình cần. Tin tôi đi. Có! Thường chúng ta có khuynh hướng tìm đến cái mình thích. Đấy, cho nên chúng ta không có một cái nền tảng cơ sở tâm linh tâm lý tinh thần để có thể nghe được những cái cao hơn tầm với của mình, cao hơn tầm mắt của mình, cao hơn tầm nhảy của mình, cao hơn cái trần bay của mình. Trong room có hiểu cái trần bay không ta. Khổ quá cái từ trong nước tui xài mà không biết quý vị có hiểu cái trần bay không. Thí dụ chiếc máy bay nó bay khả năng tối đa một khắc trung bình nó bay 12 km cộng với độ cao khi bay, người ta gọi đó là trần bay. Mình có thể suy nghĩ nói ra cái đó hay không đó là do khả năng năng lực của mình. Cho nên chuyện đầu tiên là mình không thích nghe chánh pháp bởi vì mình chạy theo cái mình thích chứ mình không có nhu cầu hơn cái mình thích hết. Trong khi con người thật ra nó có hai thứ nhu cầu:

Thứ nhất cái mình thích cũng là nhu cầu. Thứ hai cái mình cần cũng là nhu cầu. Tin tôi đi, chỗ này phải tin tôi. Con người có hai cái nhu cầu, nhu cầu thứ nhất là cái mình thích, nhu cầu thứ hai là cái mình cần. Tôi ví dụ, nếu trong room này ai mà đơ quá thì tôi nói cho nghe về hai nhu cầu đó. Như ăn ngon đó là nhu cầu, nhưng bây giờ các vị bị bịnh phải uống thuốc thì uống thuốc cũng là nhu cầu. Như vậy nhu cầu có hai, cái mình thích nhu cầu đã đành, cái mình cần cũng là nhu cầu. Vấn đề là cái đầu của anh nó ra làm sao.

Cho nên, khi Đức Như Lai ra đời chúng ta có chịu nghe hay không, có thích nghe hay không. Bởi vì chúng ta là những đứa bé chỉ thích kẹo ngọt, bình sữa, thích vòng tay của mẹ, thích vòng tay của bà, chỉ biết bao nhiêu đó thôi. Chúng ta không thể ra khỏi được cái cảnh giới be be bê bê đó được.

Thứ hai là, một là không thích nghe, hai là không lắng tai nghe, có dịp ai mà đẩy mình vào trong pháp hội thì mình cũng ráng ngồi đó nhưng mà cứ móc cái cái máy ra bấm bấm, con mắt lơ đễnh nhìn trời xanh mây trắng rồi nghĩ về ông bà ông vải cái mặt ngu như con thú vậy đó. Cái đó là không lắng tai nghe.

Thứ ba là không chú tâm liễu giải, có nghĩa là sao? Có nghĩa là không chịu để tâm tìm hiểu. Ổng nói cái đó ngộ ngộ há, cái này tui chưa nghe, rồi thôi bỏ qua. Ổng nói cái gì kỳ vậy ta thôi kệ đi, nghĩ hư não lắm hại não lắm bỏ qua. Cái đó gọi là không chú tâm liễu giải.

Tiếp theo là không nắm giữ những điều lợi ích. Trong bản chú giải có nói rõ cái này, biết được cái gì có thể giúp cho mình tiến bộ, cái đó đó. Nắm giữ điều không lợi ích, bỏ qua điều lợi ích. Có nghĩa là  không quan tâm đến những cái gì có thể giúp cho mình tiến bộ, thăng tiến trong cõi tâm linh mà lại chú ý đến những cái mà nó hại mình. Ví dụ như tôi kể chuyện tôi dạy học bên Mỹ có cái bà đó trời ơi lúc tui giảng, bã nghe chăm chú rồi bã ghi ghi chép chép, ghi ghi chép chép ai cũng tưởng bã là học viên ưu tú, gương mẫu để người khác học đòi bắt chước noi theo.  Nhưng mà tới hồi (…) bã đi về nhà bã không trở lại người ngồi ở đó họ mới lượm nguyên cái xấp giấy bã ghi từ hôm qua tới giờ, bã ghi toàn mấy câu chuyện ma mấy câu chuyện cười mà tôi kể không hà. Bởi vì cái não trạng của bã nó tới đó đó. Bã không biết cái gì là, tôi kể chuyện nhiều khi thuyết pháp có lúc tui chen vô để minh hoạ, mượn câu chuyện để tôi minh hoạ cái gì đó, mà có nhiều khi ngẫu nhiên tình cờ nhớ câu chuyện đó nó không mắc mớ đến nội dung nhưng mà cái chỗ đó kể được để bà con đừng buồn ngủ. Thì quý vị biết, mình giảng sư còn buồn ngủ, bà con dưới buồn ngủ thì nó kéo nhau cả chùa buồn ngủ thì còn cái nước non gì nữa, phải không. Cho nên nhiều khi thấy bà con dật dờ quá tôi kiếm chuyện gì đó để pha loãng không khí chút xíu cho bà con bật dậy cho tỉnh tỉnh rồi mình nói tiếp cho nó xong cho rồi. Vậy đó mà nó đem nó ghi toàn chuyện ma chuyện cười không là sao. Đó, như cái room này nề, cái mặt đơ đơ ra cười cười, nhăng răng ra. Bỏ qua cái điều lợi ích, làm lơ cái điều lợi ích.

Cuối cùng thứ năm là không có tùy thuận nhẫn nhục, (pali), có nghĩa là gì?

1:19:20

(pali)có nghĩa là gì? Chỗ này mà không có chú giải thì cắn lưỡi mà chết, các vị biết không. Tùy thuận nhẫn nhục là cái gì? (Pali) có nghĩa là có khả năng nghe được những điều mình không thích. Cái chữ này (pali) là nghe chánh pháp bằng tâm thái của người uống thuốc, bằng tâm trạng của một người bịnh đang uống thuốc, bằng tâm trạng của một người học trò siêng năng. Người bịnh đang uống thuốc là sao? Là nó đắng nó hôi nó cay nó nồng nó chua nó mặn, nó khó uống cỡ nào chỉ cần biết nó có lợi cho cái bịnh của mình là mình bèn uống. Thời của tui là cái gì chứ thuốc mà khó uống tui làm tuốt. Tui từng nằm mấy tiếng đồng hồ để vô nước biển, họ còn lụi vô đó một hai ống thuốc, tui từng uống mấy trăm thang thuốc bắc thuốc tán thuốc tễ thuốc gì tui cũng uống hết. Cho nên tui rành cái đó lắm. Tui đâu có thích uống ba cái đó, nhưng bây giờ không uống chết thì sao, cho nên phải uống. Hoặc là một người học trò giỏi, có nhiều môn mình không thích lắm nhưng mình phải học, vì không học làm sao đủ điểm mà lên lớp. Như toán lý hoá văn sử địa, trước năm 75 là ban a, ban b ban c, ban toán ban văn tùm lum. Thì nhiều khi mình giỏi văn dốt toán, giỏi toán dốt văn nhưng cũng phải nghe cho biết hết. Ở đâu cũng vậy, ở trong giáo pháp có nhiều vấn đề, có nhiều đề tài, có nhiều bài kinh mà mình cảm giác như nguyên ca nước lạnh tạc vô mặt mình vậy đó. Nhưng mà phải đọc, vì sao? Vì mình là một con bịnh cực kỳ nặng giai đoạn cuối mà. Cho nên có nhiều bài kinh mình cảm giác Ngài nói Ngài chửi mình, nhưng mình phải đọc. Bởi vì mình đang được châm cứu, mình đang được giải phẫu, mình đang được theo giỏi bằng một liệu trình nghiêm khắc bậc nhất. Cho nên gọi là (pali). Chúng ta đủ can đảm, đủ lòng hiếu học hiếu tu để có thể cam tâm chấp nhận nghe được những giáo pháp gây xốc cho mình. Không phải là chuyện dễ, phải có pháp nhục, đủ niềm thiết tha đạo để theo đuổi. Thí dụ như cái này kỵ nề, trong ba tạng mình ghét tạng a tỳ đàm là mình nói tùm lum hết. Tạng đó là giảng cho chư thiên, loài người học sao hiểu. Ví dụ như vậy. Hay là mình đọc được một vài kinh tạng mình hiểu được mấy bài, còn mấy bài mình không hiểu mình bôi bát, mình cắm lịch. Đâu có cần học chi cho nhiều, học vài bài rồi hành trì cho tới nơi là được rồi. Câu đó không phải là sai, nhưng phải biết anh không có tư cách nói. Người có tư cách nói là bậc uyên thâm thạc học. Còn anh dốt như con thú mà nói trên mây, nào là không cần học nhiều, học ít hành trì cho tới là được. Anh nói sai bét anh hiểu không. Câu nói trên mây đó chỉ dành cho người trên mây thôi. Nói tu không cần học nhiều, chỉ cần học năm, ba bài kinh mà hành trì cho nghiêm túc đắc đạo là được rồi. Câu đó dầu mình có nghĩ đi nữa cũng làm ơn câm cái mồm dùm nghe, đừng có nói cái đó hại người khác xúi mấy đứa ngu mấy đứa lười biếng nó nghe vậy nó tin theo là thấy bà nội nó luôn nhé. Cho nên rất bậy, để ý cái đó.

Ở đây, năm lý do khiến cho một người không nhận được một tí ti lợi lạc, không thu hoạch được một cái lợi ích gì ngay cả khi Đức Như Lai xuất thế, chánh pháp được thuyết giảng ở đời mà mình vẫn bơ bơ cái mặt đần của mình, bởi vì mình mắc vào mấy cái thứ này.

1. Không thích nghe chánh pháp vì não trạng của mình không cho phép.

2. Có dịp nghe được cũng không chịu lắng tai giống như con trâu nghe nhạc vậy đó.

3. Nghe mà không có lòng tin hiểu

4. Không biết cái gì để bỏ cái gì để thêm khi mà chánh pháp được giảng rõ ràng cho mình mà mình không biết nương vào đó để mà thêm gì bớt gì.

5. Pali có nghĩa là không kham được với những đề mục giáo lý mà mình không thích.

Tui nói rồi trong đời có nhiều cái mình thích mà nó không cần, có nhiều cái cần mà không thích, kẹt vậy đó. Có cái mình vừa thích mà nó vừa cần thì khỏi nói rồi. Nhưng mà đặc biệt trên đời này có nhiều cái mình thích quá mà nó không có lợi ích gì hết. Nhưng nhiều cái nó có lợi ích mà mình cần thì bắt buộc mình phải nhận, phải có khả năng đó. Bởi vì mình không phải con thú. Con thú nó thể đến với những gì nó thích thôi. Con người có thể chấp nhận những thứ vượt khỏi nhu cầu thông thường. Thí dụ như con thú chỉ giỏi lắm là nó không ăn đồ hại đồ độc đồ dơ hại nó thôi. Chỉ biết cái đó thôi, còn không nó chỉ đi tìm đồ ngon, đồ nào chủng lọi dòng họ nó thích ăn chứ nó không thể đi xa hơn.

1:25:16

Chỉ biết cái đó thôi, còn không nó chỉ đi kiếm cái đồ ngon, cái đồ nào chủng loại dòng họ nó đã ăn bao nhiêu đời qua, chứ nó không thể đi xa hơn như con người được. Con người ngoài nhu cầu ăn mặt ở ra mình còn có nhu cầu tâm linh tinh thần nữa quý vị, mình còn có nhu cầu đi vào thư viện để làm con mọt sách ngày này qua ngày khác. Chúng ta còn mài quần ở trong giảng đường đại học, chúng ta còn có nhu cầu vào nghe thuyết giảng tôn giáo tâm linh tinh thần. Chúng ta còn có nhu cầu ngồi một mình ở chỗ vắng để chiêm nghiệm tầm tư, quán sát bản thân. Đó, cái đó gọi là con người, còn không thì thua rồi. Bởi vì chúng ta không có nhu cầu đó, mà khi chúng ta sống giống con gì thì khi chết ta sẽ về cộng sinh cộng trú với cái loài đó. Tin tôi đi. Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, nếu có một kiếp sau thì cái kiểu sống hiện tại của chúng ta giống loài nào nhất chủng loại nào nhất thì ta sẽ về với chúng. Thí dụ như mình thấy ngoài nhu cầu đói ăn khát uống nam nữ và phản vệ, ngoài bốn nhu cầu này ra con người phải có nhu cầy khác mới gọi là con người. Đói ăn khát uống con thú có, nhu cầu nam nữ đực cái trống mái con thú có, rồi con thú nó cũng có nhu cầu phản vệ, có nghĩa là phản ứng và tự vệ. Như vậy con người phải có nhu cầu thứ 5, thứ 6. Có nghĩa là khả năng suy tư, khả năng chọn lọc, khả năng cân nhắc. Phải có khả năng đó nữa, chứ còn không thì bốn cái kia không thì mình với con thú giống y chang nhau. Tôi đã nói nhiều lần, có những giống cây nó chỉ mọc ở dưới nước sình xấp xấp nửa nước nửa đất, có những giống cây mọc ở hẳn dưới nước, có những giống cây nó mọc ở trên bờ, có những giống cây nó thích nước mặn, có những giống cây nó thích nước ngọt, có những giống cây nó thích nước lợ, có những giống cây hợp với xứ nóng, có những giống cây hợp với xứ lạnh, có những giống cây hợp với xứ ôn đới v.v… nó hợp với vùng đất nào thì nó chỉ sinh sôi ở vùng đất đó. Con người cũng vậy, chúng ta sống bằng tâm thức nào, sống bằng tâm tình của loài nào thì mai này chúng ta sẽ về cộng sinh cộng trú với loài ấy, chuyện đó rất khoa học. Đừng nói với tôi anh là người có học thức, dân có bằng cấp có nhà lầu xe hơi, anh là người sống một đời sống đạt chuẩn của con người. Chưa chắc, anh chỉ quẩn quanh với bốn nhu cầu đói ăn, khát uống, nam nữ và phản vệ thì hết kiếp này, khi tuổi thọ đã mãn rồi anh đi về đâu chỉ có trời mới biết. Nhớ cái đó rất là quan trọng. Cho nên muốn được lợi ích từ chánh pháp thì mình đừng có như vậy, đừng có là người không có khả năng lắng tai, đừng có là người chỉ biết chạy theo cái mình thích. Nặng lắm, tôi biết thời pháp này tôi nói rất nặng, nặng lắm, tôi xin gọi là chịu trách nhiệm trước bàn dân thiên hạ vì tôi có cách nói không được từ bi lắm nhưng không thể nói khác được. Bởi vì chúng ta là những người bịnh chúng ta phải chích thuốc thôi quý vị, có đâu bây giờ chích mà sợ đau là sao. Vô nước biển là phải đau, chích tĩnh mạch là phải đau. Bịnh thì phải uống thuốc, thuốc thì phải đắng, thuốc mà ngọt thì không có nhiều lắm đâu, đa phần là thuốc đắng. Bởi với tôi đắng ngọt không quan trọng, cái chuyện là mỗi ngày mình uống mấy viên, uống mấy lần. Tôi uống thuốc tiểu đường mỗi ngày tôi uống 2 táp 2 táp vậy đó. Ngán muốn chết luôn vậy đó mà phải uống.

Kinh 89:

1:30

Kinh 89:

Đức Phật dạy rằng một người bị kẹt trong sáu cái trở ngại này thì không thể đắc quả tu đà hườn được, tại sao Ngài không nói quả khác mà lại nói quả tu đà hườn. Vì tùy căn cơ trình độ của người đối diện họ nghe cái đó nó mềm họ thích cách nói như vậy đó. Nó thích hợp bởi có nhiều người họ nghe cái đó không có cái gì hơn được. , Hợp, gần gũi với họ. Ví dụ như có người nói với mình thế này: tui bảo đảm với ông, ông sửa miếng ruộng này thành vườn cam là ông giàu luôn đó. Đó là một cách nói. Cách nói thứ hai, tui bảo đảm với ông cái đám ruộng này thu hoạch không bao nhiêu, đất phèn đất gò này ông sữa nó lại thành vườn cam sống được, tui hứa với ông là sống được. Có người nói ông sữa miếng ruộng thành vườn cam ông giàu, có người nghe họ khoáy. Nhưng có người nghe như thế họ thấy xa vời quá. Nhưng họ nghe câu sau họ khoáy hơn, tui bảo đảm với ông là sống được. Mà đúng, xưa giờ với cái mảnh ruộng đó vừa đất phèn vừa đất gò mà lại nhỏ xíu không làm gì đủ sống hết, bây giờ nghe đến chữ sống được thôi là họ thấy hạnh phúc rồi.

Ở đây, nhiều người căn cơ của họ mà quất một phát tới a la hán là họ run lắm, nhưng cứ nói tới đó thôi, thành tựu tri kiến mặc dù người học giáo lý họ hiểu thành tựu tri kiến họ hiểu khác, mình đọc giữa hai hàng chữ lại hiểu khác. Là sao ta. Bài kinh này thứ nhất Ngài nói không từ bỏ sáu cái này thì không thể nào đắc tu đà hoàn được. Nhưng cách nói đó còn có cách hiểu thứ hai nữa.

1. Không từ bỏ sáu cái này thì không thể nào đắc tu đà hoàn được.

2. Bậc tu đà hoàn là người đã bỏ được sáu cái này.

Câu thứ nhất muốn đắc tu đà hoàn phải bỏ sáu cái này. Bài học thứ hai đã là tu đà hoàn thì sáu cái này phải được dứt bỏ. Nhớ cái đó. Bài học thứ ba mình phải hiểu, vấn đề là tại sao Ngài ngắc sáu cái này. Bởi vì. Cái room này tui thèm một tri âm tri kỷ ở trong đây ghê lắm. Tức là nghe tui nói họ đoán ra được họ ghi nốt tui nói cái gì. Từ ngày tui giảng bằng vidio thấy mặt kiểu này số người đó chết dần chết mòn hết, tuệt chủng tiệt nọc hết. Lẽ ra cái này là phải có người ghi nốt hết mà tại sao bây giờ tìm em như thể tìm chim, chim bay biển bắc tôi tìm biển đông, tôi tìm không có ra, người đó chết hết rồi uổng ghê, phải có người như thế.

Điều tôi nói, tại sao sáu cái này được Đức Phật nhắc ở đây là nhiều lý do.

• Không bỏ sáu cái này thì không thể đắc tu đà hoàn

• Vị tu đà hoàn phải dứt trừ sáu cái này

• Sáu cái này là đặc điểm của phàm phu. Là sao, là nét đặc trưng là cái (tiếng anh).

1. Thân kiến: chấp thân này là của tui, buồn vui thiện ác này là của tui, nhân quả này là của tui, khổ lạc này là của tui, danh lợi nhan sắc học vị tình cảm này là của tui. Đến lúc học đạo rôi thì giới hạnh này là của tui, thiền định này là của tui, giáo lý này là của tui, công đức này là của tui, phước lành này là của tui, ba la mật này là của tui, trí tuệ chánh niệm thiền định này là của tui. Đây gọi là thân kiến, chấp năm uẩn là ra là của ta. Ở ngoài đời chấp kiểu ngoài đời, vào đạo chấp kiểu trong đạo.

Chấp năm uẩn này là của tôi: có một thằng tôi năm uẩn thiện ác, có một thằng tôi sướng khổ, có một thằng tôi đang tu tập chánh niệm, có một thằng tôi đang có trí tuệ, có hiểu biết giáo lý. Ngày nào cũng thấy như vậy đó là thân kiến

2. Hoài nghi: 1:34:52

1:34:35

2. Hoài nghi: Cái này Thân kiến với Hoài nghi là một cặp, nó giống như là Tàm Úy, giống như Dục ái và Sân. Thì cái Thân kiến với Hoài nghi nó là một cặp. Hoài nghi là cái gì? Khi mà mình thấy thân này là của mình, mình thấy thiện ác buồn vui này là của mình, thì mình nghĩ về ba đời sanh tử theo một cách hiểu, theo một cách nghĩ mà trong kinh Đức Phật gọi là vicikicchā có nghĩa là nghi hoặc.

Nghi hoặc ở đây là sao? Là thắc mắc, hoang mang những cái điều liên hệ đến thân kiến. Thí dụ như: Kiếp xưa tôi là ai? Từ đâu tôi tới đây? Tôi sẽ đi về đâu? Tôi là ai giữa cuộc đời này? Tôi từ đâu tới? Tôi sẽ đi về đâu? Cái thắc mắc đó gắn liền với cái TÔI đó thì cái thắc mắc đó được gọi là hoài nghi. Rồi từ đó nó mới dẫn tới cái chuyện, không biết đạo thì chúng ta chỉ thắc mắc tới đó thôi, còn nếu chúng ta biết Phật Pháp lai rai chúng ta bắt đầu xoay qua thêm cái nữa chuyên môn hơn: Phật có thiệt không ta? Phật có đúng là người đã giải thoát không? Cái người mà đúng như trong kinh giải thích có thiệt không hay là do mấy ông chép kinh bịa ra? Còn giáo pháp thấy ngộ quá không biết kinh điển có phải đúng là lời Phật hay không? Đó có phải là con đường giải thoát hay không? Khi mà hoài nghi về Phật, về Pháp thì Tăng mình đâu có tha, mình làm luôn. Khi mà mình không có niềm tin nơi Phật, nơi Pháp, mình nghĩ trên đời này Tăng là gì? Chắc là mấy ông, mình hiểu theo kiểu của mình, mấy ông thầy chùa kiểu vá áo túi cơm hoặc mấy ông thất tình, sa cơ, lở vận rồi nương gá cửa thiền, rồi ăn mày ăn lộc Phật vậy đó. Đại khái là mình ngồi mình nghĩ rất là bệnh hoạn về cái gọi là Tăng bảo.

Khi mình hoang mang, nghi hoặc về bản thân mình, về 3 đời sanh tử, về Tam bảo, về đường lối tu hành như vậy đó thì được gọi là Hoài nghi.

3. Giới cấm thủ: Khi mà chúng ta có thân kiến, có hoài nghi thì nó lòi ra cái thứ ba là giới cấm thủ. Giới cấm thủ có nghĩa là mình chấp nhận một đường lối hành trì mà nó không hướng tới cứu cánh niết bàn và nó cũng không đúng với tinh thần của bát chánh đạo, tức là không hướng đến diệt đế và cũng không đúng với đạo đế. Chúng ta dễ dàng chấp nhận những cái kiểu pháp môn hành trì mà tào lao. Thí dụ như tự nhiên đốt một ngọn lửa rồi sợ nó tắt giữ nó cho nó cháy hoài gọi là trường minh đăng, thí dụ như vậy. Cứ chăm dầu vô hoài vậy đó rồi bao nhiêu tiền bạc là mua bơ, mua dầu, mua bao nhiêu nhiên liệu về để đó thờ ngọn lửa rồi giữ ngọn lửa cho nó cháy hoài từ đời này sang đời khác. Nó mà tắt một cái coi như là chỉ có lấy chết mà đền bù, gớm như vậy. Rồi có người theo đạo thờ con bò, con chó, con heo. Rồi có đạo đi thờ cái đấng cao siêu huyền nhiệm nào ở trên cõi cao xanh xa lắc, xa lơ bắn tám lần hỏa tiễn lên hỏng tới. Có người thì thờ mẫu, thờ mẹ, thờ sông núi, ghềnh thác, thờ lạy các hiện tượng thiên nhiên, sấm sét, mặt trời, mặt trăng v v… Rồi từ đó mới nghĩ ra những cái pháp môn quái đản, ăn kiêng một cách quái đản thiếu thông minh. Rồi cách bái lạy, tụng niệm, cầu khấn cũng quái gở không giống ai, không có nền tảng trí tuệ. Thì cái đó được gọi là giới cấm thủ, tức là hành trì mơ hồ hỏng biết vì sao mình phải làm như vậy. Và cái lợi ích rốt ráo mà phương pháp này dẫn tới thật ra nó là cái gì chính mình cũng mơ hồ nữa. Đấy! Đó gọi là giới cấm thủ.

4.5.6. Rồi tới 3 cái tiếp theo là tham dẫn đến đọa xứ, sân dẫn đến đọa xứ và si dẫn đến đọa xứ.

Tham dẫn đến đọa xứ là sao? Bởi vì tham nó có hai. Phiền não nó có hai loại, loại một gọi là apāyagamanīya là đủ mạnh để dẫn đến sa đọa và loại hai là anapāyagamanīya là không đủ dẫn đến sa đọa.

Đủ mạnh để dẫn đến sa đọa là sao? Có nghĩa là tham, sân, si đủ để cho mình vi phạm 5 giới và mắc vào 62 thứ tà thứ kiến (trong kinh Phạm võng Trường bộ). Thì cái đó được gọi là apāyagamanīya.

Và tại sao chỉ nhắc tới 5 giới là sao? Trong khi cái ác, cái tội lỗi trên đời này thiếu gì mà tại sao chỉ nhắc có 5 giới. Dạ thưa, đừng coi thường 5 giới đó. Khi mà anh giữ được 5 giới này thì cơ hội để trở thành cái người ác ôn, cái người không có tin cậy được sẽ không còn nữa. Thí dụ:

1/ Đầu tiên là anh không có thể sát sanh nữa, cái lòng của anh không đủ để giết con muỗi, con ruồi nữa, đừng nói chi cái loài lớn hơn. Thì cái chuyện đầu tiên là anh thấy một con người mà không có khả năng sát sanh là anh thấy đáng nể rồi.

2/ Cái thứ hai, không có ý sang đoạt tài sản sở hữu của người khác dầu ít hay nhiều, dầu ít hay nhiều nha, công khai hay lén lút. Người không thể làm cái chuyện đó là mình thấy nhân cách người đó kinh dị lắm. Thứ nhất, người đó không có đủ nhẫn tâm để giết ruồi, muỗi, kiến, bọ là thấy đặc biệt rồi. Thứ hai, người đó không có đủ điều kiện tâm lý để mà chiếm hữu một thứ vật chất chưa được cho phép, chưa được chủ đồng ý. Mình gần con người như vậy thì mình thấy yên tâm dữ lắm.

3/ Cái thứ ba là vị đó không có những quan hệ tình dục ngoài luồng có nghĩa là chỉ đến với người mà xã hội cho phép, xã hội ok, chứ không đến những đối tượng mà xã hội, pháp luật lên án, vi phạm đạo đức loài người.

4/ Cái thứ tư là cái người không có đủ điều kiện tâm lý để nói dối, có nghĩa là thà đem ra bắn một cái “bùm” vô đầu nó chứ còn nó không có nói dóc được.

5/ Và cái thứ năm là không sử dụng các thứ chất kích thích gây say, gây nghiện làm ảnh hưởng đến nhân tính, khả năng tỉnh thức, tỉnh táo của một con người như là xì ke, ma túy, các chất gây nghiện, các chất kích thích, các chất thuốc lắc mà làm cho mình mất đi khả năng tự chủ về tinh thần.

Thì như vậy các vị thấy 5 giới nó rất là thường, nhưng mà không, không có thường đâu, nó là nền tảng nhân cách của một con người, nó là nền tảng đạo đức của một con người, và trên hết 5 giới nó là đặc điểm characteristic của nhân thiên so với con thú, nha, so với con thú thì đây là 5 cái đặc điểm của nhân thiên. Đấy! Đừng có coi thường.

Cũng giống như giới luật tỳ kheo là 227 giới mà trong kinh ghi rất rõ, 227 nhưng một tỳ kheo mà giữ được 17 thôi tức là 4 đại trọng giới và 13 trọng giới thì cũng có thể kể là trong sạch. Thậm chí một vị tỳ kheo trong 227 giới chỉ giữ được 4 cái đại trọng giới mà lớn nhất thì cũng xứng đáng để thiên hạ quì mọp dưới chân thờ cúng như ông cố nội, quì mọp dưới chân thờ kính như ông cố nội. Mình nghe nó rất là thường như mà thật ra 4 điều đó là 4 điều rất đỗi căn bản trong đạo đức, trong cõi tâm thức, tâm linh của một người tu:

1/ Điều thứ nhất là không có đủ điều kiện tâm lý để sát nhân, dầu xúi dục người ta phá thai, gợi ý cho người ta tự tử thì theo trong luật vẫn kể là tội sát nhân, đừng có nói chi là trực tiếp ra tay.

2/ Cái thứ hai là quan hệ tình dục nam nữ dầu với người đồng giới hay người khác phái, dầu với người hay là với thú thì mắc vào đó cũng là mắc đại trọng giới.

3/ Cái thứ ba là vị đó không có khả năng sang đoạt, chiếm hữu công khai hoặc lén lút, trực tiếp hay gián tiếp một thứ vật chất hay tài sản nào mà chưa được chủ nhân cho phép.

4/ Cái thứ tư là mạo nhận hiền thánh bằng cách trực tiếp hay gián tiếp cố ý hướng dẫn sai lạc nhận thức và niềm tin của người khác để cho người ta nghĩ mình là một người đã đắc thiền, đắc đạo.

Tổng cộng 4 điều, một là sát nhân, hai là tính giao, ba là trộm đạo và bốn là mạo nhận hiền thánh. Nghe nó rất là bình thường nhưng phải nói trong đó, trong 227 giới tỳ kheo, đây là điều không dễ hành trì đâu, không dễ đâu. Và nếu một vị tỳ kheo phạm tanh bành té bẹ hết, phạm nát như tương tàu, nhưng nếu giữ được 4 cái này vẫn đáng cho thiên hạ quì lạy dưới chân như là ông cố nội.

Thì ở đây 5 giới cũng vậy. Còn 62 tà kiến là cái gì? Hồi nãy tôi có nói:

Người không có giới giống như người què không có chân để đi.

Người không có kiến thức giáo lý giống như người mù, không biết đường mà hành trì.

Nhưng mà thê thảm nhất là người tà kiến. Người tà kiến giống như người mất trí. Mù khác, mất trí khác, không biết trong room có phân biệt cái mù với cái mất trí không ta? Mù là nó đui, nó không có thấy đường, nha. Còn mất trí là nó tửng tửng nó hỏng biết cái gì hết. Cái room gì đâu mà giải thích từng chữ mệt quá đi.

Như vậy thì gọi là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ giải thích rồi. Còn 3 cái sau là tham, sân, si. Ba với ba là sáu.

Tham, sân, si ở đây có tên gọi đặc biệt là cái tham, sân, si mà “có thể dẫn đến sa đọa” chứ không phải tham, sân, si bình thường. Vì sao? Vì trong A tỳ đàm, trong Tam tạng nói chung ghi rõ vị Tu Đà Huờn, Tư đà Hàm và A La Hán vẫn còn phiền não nhưng cái phiền não của bậc Thánh thấp không đủ để dẫn tới sa đọa: anapāyagamanīya kilesa, có nghĩa là phiền não không đủ dẫn đến cõi sa đọa. Không đủ dẫn tới, vì sao? Vì phiền não tham, sân, si của họ, thí dụ cái tham của họ đi, họ thấy trăng thanh gió mát họ có thích một chút, họ thấy ghềnh bãi nắng sớm mưa chiều họ thích một chút rồi thôi, nhưng mà đó là 2 tầng Thánh thấp.

Chứ lên tới tầng Tam quả là không còn thích cái gì liên hệ tới 5 trần nữa, họ thích thiền định thôi, mỗi lần nhập vô nó nhẹ nhàng, nó đã, nó sướng, họ chỉ thích cái đó thôi. Chứ còn cái gì mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc, thinh, khí, vị, xúc là họ không màng tới nữa. Đó là hàng tam quả.

Còn hai cái hạng đầu tiên là họ cũng có thể nhẹ nhẹ, trời đang nóng tự nhiên có gió mát đi ngang họ cũng cảm thấy thích, có ai quạt dùm họ thấy thích, mỏi lưng mà được ngả lưng lên cái chỗ nó êm, nó ấm, nó mềm họ cũng có thích, nhưng mà rất là nhẹ. Chứ còn cái tham cái sân của họ, cái thích cái ghét của họ không đủ để hại mình, hại người mà đặc biệt là không có khả năng vi phạm 5 giới.

Cho nên khi đắc Tu Đà Huờn rồi thì 5 giới là điều cố nhiên, tự nhiên, đương nhiên, mặc nhiên, dĩ nhiên và tất nhiên.

Còn đắc Tam quả A Na Hàm rồi thì bát giới là đương nhiên, cố nhiên, dĩ nhiên, mặc nhiên và tất nhiên. Vì sao? Vì đã đắc A Na Hàm rồi họ không còn dục ái nữa, họ không còn dục ái nữa thì họ lấy cái gì mà họ phạm bát giới đây? Tu Đà Huờn là không phạm 5 giới nhưng mà vẫn có thể có con, có chồng, có vợ được. Nhưng mà A Na Hàm thì chịu chết là bởi vì A Na Hàm dứt khoát 5 giới đầu tiên là họ không phạm rồi.

Còn 3 cái giới sau là:

6/ Không ăn phi thời là bởi vì họ chỉ ăn đúng cái nhu cầu cơ thể một lần trong một ngày, họ thấy rằng họ không có thời gian để họ rửa cái chén, họ không có thời gian để họ nhai, họ nuốt bất cứ cái gì sau cái giờ đã định và đặc biệt là họ không có thích thú nữa.

Mình ăn nhiều khi không phải đói mà vì mình thích cái món đó nó đã quá mình nhịn hỏng nổi. Còn cái vị A Na Hàm họ không còn thích nữa và họ hiểu rất rõ khi hỏng thích thì lấy cái lý do gì mà mình dọng vô họng, vô mồm, vô cái mỏ của mình? Đó là không ăn sái giờ.

7/ Rồi không có thưởng thức ca, vũ, nhạc, kịch. Họ không còn dục ái thì họ lấy điều kiện tâm lý nào để mà họ thưởng thức mấy cái này? Và họ cũng không sử dụng các loại hương liệu, mỹ phẩm, trang sức.

8/ Không sử dụng các thứ giường cao, chiếu rộng, sang trọng, đắc tiền, lộng lẫy, kiêu sa, chảnh chọe. Họ không có điều kiện tâm lý để họ dùng nữa.

Cho nên Tu Đà Huờn là đương nhiên có 5 giới ngay khi chứng quả Tu Đà Huờn. Còn bát giới là điều bắt buộc của một vị Tam quả, đắc A Na Hàm rồi thì họ không còn khả năng vi phạm bát giới nữa. Nhớ nha.

Đó! Cho nên mình vừa học xong mà bây giờ cái giờ nó cũng vừa khít, thêm một kinh nữa thì cũng không có đủ. Chúc các vị một ngày vui. Hôm nay là ngày thứ hai thì chúng ta sẽ có thứ ba, thứ tư, thứ năm. Có nghĩa là tuần này chúng ta vẫn tiếp tục đủ 4 bài giảng.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng trên Youtube năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app