Bậc Ðạo Sư

Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019

Thưa quí vị hôm nay có cái chuyện vầy, là chúng ta lại tiếp tục chạm vào cái ổ kiến lửa nữa. Ổ kiến lửa đây có nghĩa là chúng ta đang, nói theo lời của một số người, chúng tôi đang chạm tay và chạm cái bàn tay phàm tục vào lâu đài tôn nghiêm của cái bản dịch tiếng Việt kinh tạng. Nhưng mà chúng ta không thể nào không chạm tay khi ở đây có một số vấn đề mà tôi cho là rất là quan trọng.

Trước hết mình gợi ý bà con một chuyện thôi, đó là bà con thấy hai cái chữ này nó khác hay là giống nhau: Nibbida và Nibbana? Vậy đó mà trong bản dịch tiếng Việt đã có một cái nhầm lẫn này. Cũng giống như không ít học giả Việt nam và những người Việt nam nghiên cứu Phật học, thì họ đã nhầm lẫn hai cái tên này, đó là Nagasena và Nagarjuna, một cái là Na Tiên, một cái là Long Thọ. Mà rất là nhiều người Việt Nam đã nhầm lẫn hai cái tên này: Nagasena và Nagarjuna. Cho nên đó là cái chuyện mà chúng ta có thể nói rằng là nếu đọc những văn bản ngoại ngữ thì hầu như là không thấy, nếu có là một tí ti hiếm hoi nào đó thôi. OK.

Bây giờ mình trở lại cái bài kinh của hôm nay, gọi là bài kinh Bậc đạo sư, có 6 chuyện này không thể xảy ra. Và tôi cũng nói rõ là kể từ cái bài kinh 92 này trở về sau, trong suốt hai phẩm liên tục, chúng tôi sẽ đưa cái nội dung này vào ở trong cái quyển Thiền môn nhật tụng Kalama, bởi vì đây là cái cốt lõi, cái tinh hoa của Phật Pháp mà được gom gọn lại trong một chỗ. Kinh nào cũng là châu ngọc, kinh nào cũng là tinh hoa Phật Pháp nhưng có một điều là tập trung nhiều vấn đề lớn như thế này ở một nơi như thế này thì rất là đáng để chúng ta lưu ý quan tâm.

Ở đây, chúng ta thấy bài kinh 92 có nói đến 6 cái chuyện mà không thể xảy ra:

1. Người đầy đủ tri kiến không thể nào mà không tôn kính bậc đạo sư, không tôn kính Đức Phật một cách đúng mức.

Người đầy đủ tri kiến ở đây là ai? Là vị Tu đà huờn, vị sơ quả đó.

Tôi đã nói rất là nhiều lần, đó là chúng ta có thể đi chùa có pháp danh, có thọ giới qui y, chúng ta có cái áo lam, chúng ta có cái giới điệp, giấy chứng nhận qui y v v…, nhưng mà để gọi là phật tử thì rất khó. Và tôi đã nói cứ 100 người phật tử Việt nam thì đối với tôi chỉ có một người là phật tử thôi. Là vì sao? Có 3 điều mà chúng ta có thể thấy là chúng ta không thể tự nhận là phật tử. Thứ nhứt, chúng ta đến với Phật Pháp vì cái lý do nào? Đến để mà cầu cái đạo giải thoát vì chán sợ sanh tử trầm luân, không còn muốn tiếp tục lăn trôi 3 cõi 6 đường nữa, thì cái đó mới gọi là lý tưởng đúng đắn. Còn nếu mà đến chùa chỉ vì những lý do như là để cầu phúc, để cầu an, cầu siêu, đi chùa là vì bạn bè rủ rê, đi lâu ngày thành quen, vắng chùa thì nhớ, thí dụ như vậy, đi chùa thì vui, vắng chùa thì nhớ. Lâu ngày có một lúc nào đó mình cứ tưởng mình là phật tử mà trong khi đó cái lý tưởng thật sự của một người tu Phật, học Phật thì mình hỏng có. Có nghĩa là mình chưa có thật sự chán sợ sanh tử, mình không thấy được 4 sự thật mà tôi nói hoài đó, nghĩa là:

1/ Không thấy mọi sự ở đời là khổ.

2/ Không thấy rằng mình thích cái gì cũng là thích trong khổ, thích trong khổ có nghĩa là đầu tư trong khổ.

3/ Muốn hết khổ thì không có thích trong khổ, tức là không có thích cái gì nữa hết.

4/ Và sống trong 3 nhận thức đó chính là con đường thoát khổ.

Khi mà mình không có những nhận thức cơ bản này thì mình lấy cái gì để mà mình đi chùa đây? Thì chỉ lọt vô mấy trường hợp mà tôi vừa nêu: Một, đi vì ai đó rủ rê, đi riết lâu ngày nó thành quen, vắng chùa thì nhớ, đến chùa thì nó vui. Trường hợp thứ hai là đến chùa để cầu phúc, thí dụ như rằm, ngươn, sóc vọng, mình tới cũng cầu nguyện, có những cái chùa họ cho mình rút xăm, rồi cúng sao giải hạn. Hoặc là mình đi chùa lúc đầu chỉ vì lý do nào đó, thí dụ như để gởi hủ cốt hay là theo bạn đến chùa nhưng mà tới lúc mình gặp tăng ni mình tiếp xúc mình thấy mình thích, suy nghĩ họ hợp với mình, thế là từ đó về sau cứ rảnh rảnh buồn buồn chạy lên chùa, lâu ngày mình tưởng mình là phật tử.

Thì khi mà chúng ta đến với Phật Pháp bằng cái kiểu như vậy thì chưa được gọi là tôn kính bậc đạo sư một cách đúng mức. Vì sao?

Tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần, từ bé cho tới năm 50 tuổi mình xa mẹ mình, không có một kỷ niệm nào về mẹ, mình cũng chẳng biết gì về mẹ. Chẳng biết đã đành mà cũng không có một kỷ niệm nào về mẹ, trong 50 năm mình tưởng mình là cô nhi. Thì tự nhiên ngày kia, có người họ đẩy cho mình một bà cụ nào đó, nói đó là má mình đó, má ruột mình đó. Các vị nghĩ làm sao? Thì ok, các vị là những người ăn học, những người có tiền, những người có đầu óc, những người của thế kỷ hôm nay, thì chắc chắn các vị có nhiều cách để thử DNA, ABN, thử xem đây phải má mình hôn. Được, hôm nay khoa học làm chuyện đó được, đi sao lục giấy tờ, hồ sơ, bản thảo này nọ, tìm kiếm nhân chứng, vật chứng gì đó, cuối cùng thì có thể xác định đó là mẹ của mình. Nhưng, kêu mà thương thì có lẽ cũng hơi khó, tại vì 50 tuổi mình cũng đâu có còn nhỏ nữa, rồi tự nhiên chấp nhận một cái bà lạ hoắc làm má khó lắm, rất là khó.

Ở đây cũng vậy, mình không hiểu gì về Phật hết thì làm sao mà mình có thể thương kính Đức Phật như là một người mà học hiểu giáo lý, khó lắm quí vị, thờ Phật như kiểu thờ thần vậy. Trong khi đó vị Tu đà huờn lại khác, cái người đầy đủ tri kiến là chỉ cho vị Tu đà huờn, tầng thánh đầu tiên, người ta hiểu rất rõ, lát nữa mình sẽ học tới cái phần đó, hiểu rất rõ là kể từ bây dòng sanh tử của mình đã bị chận đứng, mình chỉ còn tái sanh nhiều lắm là vài kiếp nữa thôi, chắc chắn là mình phải chấm dứt sanh tử luân hồi. Nghĩ tới cái chỗ đó, nghĩ tới cái nổi khổ trong 3 cõi 6 đường, ngũ thú lục đạo, lúc đó họ mới thấy cái ơn của Phật đối với họ lớn cỡ nào, nhờ con người ấy mà mình bây giờ mình không còn sợ hải trong cái chuyện sa đọa, không có sợ hải trong cái chuyện sanh tử trầm luân nữa. Ơn đó không có bút mực, trời biển nào mà tả hết, không bút mực nào ghi cho hết, không có trời biển nào chứa cho hết, không có không gian nào có thể sánh được cái lòng tri ơn vô bờ vô hạn ấy. Mình phải hiểu tới nơi tới chốn như vậy đó, vị Tu đà huờn là người hiểu tới nơi tới chốn và họ tin Phật còn một điều nữa là Tu đà huờn thành tựu 4 dự lưu phần.

Bốn dự lưu phần là gì? 3 cái đầu là niềm tin bất động nơi Tam bảo, bất động, bất thối, có nghĩa là trời có thể sập xuống, thân xác của họ có thể tan nát thành tro bụi, nhưng mà niềm tin của họ đối với Phật Pháp Tăng(Thánh Tăng) không thay đổi, không thay đổi được, đó là 3 dự lưu phần đầu tiên. Cái dự lưu phần cuối cùng là giới nào mà họ đã nhận, thì họ không có cách nào họ phạm được dầu là phải chết, vị Tu đà huờn dầu là chết không bao giờ phạm giới mình đã nhận. Thí dụ như họ nhận giữ ngũ giới, hoặc là bát giới, hoặc là thập giới, sa di giới, tỳ kheo giới, một khi họ đã nhận rồi thì họ không có cách chi mà phạm những giới mà mình đã thọ hết. Chính vì cái lẽ đó cho nên vị Tu đà huờn đối với Đức Phật bằng niềm kính tin tuyệt đối.

Còn mình thì sao? Mình không có hiểu nhiều về Phật, mình đến với Phật bằng một lý tưởng, một ý nghĩa, một lý do rất là mơ hồ; cho nên cái chuyện mà mình bỏ Phật để theo ông tư, bà tám, nước lạnh, nước sôi rất là dễ, dễ ẹc hà. Tại vì mình có hiểu Phật Pháp cái gì đâu, mình đến với Phật Pháp quá dễ dàng, quá đơn giản, không có cần tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu, thẩm tra, suy tư, tư duy gì hết. Cứ xáp vô là có cái áo tràng, cứ xáp vô là có cái pháp danh, quăng tiền ra cúng ba mớ là đương nhiên được mọi người gọi là phật tử. Cái kiểu phật tử đó, cái người như vậy đó, thờ Phật kiểu đó, tin Phật kiểu đó thì xa Phật trong vòng ba giây là xa Phật ngay. Bất mãn ai đó là cũng bỏ chùa, bị ai đó quyến rủ cũng bỏ chùa, bỏ Phật mà đi.

Còn vị Tu đà huờn thì không, vị Tu đà huờn thành tựu niềm tin nơi Đức Phật bằng trí tuệ giác ngộ, họ thấy rồi họ mới tin. Họ thấy cái gì? Họ thấy được những điều mà phàm phu không có thấy, đó là họ thấy rằng, học thấy chắc chắn rằng mọi sự ở đời là khổ, mọi hiện hữu là khổ trong bất cứ hình thức nào, nhân thiên hay cõi đọa đều là khổ, nụ cười hay nước mắt đều là khổ. Thứ hai nữa là họ thấy thích cái gì cũng là thích trong khổ. Muốn hết khổ thì phải hết thích. Và sống trong 3 nhận thức ấy chính là con đường thoát khổ. Và chính Đức Phật là người đã ban cho mình nhận thức này. Họ chỉ nghĩ tới đó là có thể chết vì Ngài mặc dù Ngài hỏng có cần, Ngài hỏng có cần ai chết cho Ngài. Nhưng mà cách nói về tấm lòng của vị Tu đà huờn chết 3 ngàn lần cho Phật họ vẫn vui vẻ, tự nguyện, không có thắc mắc, không có do dự, không có phân vân, không có toan tính.

Thì thế nào trong room này cũng có những người sợ kinh như sợ ma, không có dám đọc, đã ngu, đã dốt mà lười, mà cư nghe ai nói cái gì nó khác với cái ngu của mình là bắt đầu vùng lên, nông dân nổi dậy, anh hùng áo vải, chống đối tùm lum, nha. Thì cái điều nào, kinh nào nói là Tu đà huờn không có tiếc mạng cho Đức Phật, kinh nào? Kinh Bhaddali Trung bộ nói như vậy đó. Đó là một vị Tu đà huờn khi đã hiểu pháp, liễu đạo cỡ cái tầm của Tu đà huờn thôi, không có cần cao hơn, cỡ Tu đà huờn thì có phải chết cho Thế Tôn họ cũng nhăn răng ra họ cười một cách tự nguyện, hoàn toàn vui vẻ, không có phân vân, hoang mang, nghi hoặc, toan tính, âu lo.

Còn mình mình nói tùm lum, vậy chứ bây giờ thử cái mạng mình đổi Phật Pháp mình đổi hôn? Đâu có đổi, ngu gì đổi, phải sống, sống u mê, sống ô nhục, sống đau khổ, sống sợ hải, sống tăm tối, sống mơ hồ, mờ ám, sống không rõ mình sẽ đi về đâu, cũng phải giữ cái mạng cùi này để mà sống. Vị Tu đà huờn thì không, nếu cần thì phải chết cho Tam bảo là phải chết một cách ngon lành.

Cho nên ở đây, người thành tựu tri kiến đó là vị Tu đà huờn, thành tựu được lòng tôn kính tuyệt đối và đúng mức đối với bậc đạo sư, tức là đối với Phật bảo.

12:48

2. Khi mà họ đã tin Phật bảo mà tới nơi tới chốn như vậy đó, thì họ đương nhiên, cố nhiên, dĩ nhiên và tất nhiên họ cũng thờ kính Pháp bảo, tức là lời dạy của Phật, họ thờ kính trong lòng họ thôi, nhưng mà mình có thể mình thấy, theo trong tạng kinh, biểu hiện là gì?

Biểu hiện lòng tôn kính pháp là gì? Họ nghe pháp một cách tôn kính, nghe pháp một cách cẩn thận, suy tư một cách cẩn thận, thực hành một cách cẩn thận, chính là lòng tôn kính pháp. Mình nói vậy thôi, chứ còn nghe thì hỏng chịu hiểu mà cứ nghe cái châm bẩm hà. Mình nghe đúng ra thời này nè, nói ra quí vị nổi điên quí vị cắn phá tùm lum, chứ đúng ra thời này mình hỏng nghe pháp mà mình nghe người. Có nghĩa là mình đánh giá thời pháp thông qua cái con người đó, con người đó mình thấy ok thì mình tin, dĩ nhiên tôi cũng đồng ý với quí vị chuyện đó nhưng mà đừng có nên lấy đó làm thước đo tuyệt đối, lỡ xui gặp cái ông nào mình ghét hoặc là thị phi cái gì đó là mình dội ra, như vậy là hỏng được. Niềm tin thật sự đối với Tam bảo là phải thuần túy xuất phát từ lòng kính tin nơi Pháp bảo trước cái đã, chấp nhận Pháp bảo không có nghĩ ngợi gì xa hơn hết. Còn đằng này coi như là mình đến với Phật Pháp toàn là bằng tình cảm, toàn là bằng tin đồn, toàn là bằng thị phi, các vị nghĩ sao với cái đầu đó, với cái não trạng đó mà quí vị lọt vô cái mê trận quảng cáo là chết, các vị hiểu không? Hiểu không? Làm ơn khôn dùm một chút, nha. Quí vị tưởng tượng, nếu mà cái não trạng sao tối ngày ăn rồi mà gục đầu cắm mặt vô trong thị phi, mà mai này mà lo vô trong cái bẫy của quảng cáo thì các vị nghĩ, quí vị đi theo ai? Các vị biết bao nhiêu người Việt Nam ở hải ngoại cắm đầu vô cái mê trận quí vị chết. Nó kiếm một cái resort cho thiệt sang, một vị thầy nói vài ba thứ tiếng cộng với vài ba assistants mấy cái người trợ lý cho ngon lành, đẹp trai, đẹp gái, trí thức, mặt mũi sáng sủa, một cái resort bao ăn, bao ở, xe cộ đưa đón tới nơi tận phi trường, thức ăn, thức uống, chỗ ngủ, chỗ nghĩ tuyệt hảo, vô đó nghe những bài giảng mà họ đã sắp xếp rồi.

3. Mà khi mà có niềm kính tin nơi Phật Bảo, kính tin nơi Giáo Pháp thì đương nhiên kính tin nơi Chư Thánh Tăng. Bởi vì Thánh Tăng chính là mặt nước phản chiếu ánh trăng Chánh Pháp, ánh trăng Phật Đà. Nghĩa là nhìn Tăng chúng Thánh nhân mà thấy qua đó cái bóng dáng Thế Tôn, thấy qua đó bóng dáng của Chánh Pháp. Thì cái người mà như vậy đủ được gọi là cái mặt hồ, mặt gương phản chiếu bóng dáng, ánh sáng của Chánh Pháp, của Phật. Vị Tu đà huờn là đương nhiên, sau khi mà tôn kính Đạo Sư đúng mức, tôn kính Chánh Pháp đúng mức thì đương nhiên, cố nhiên cũng tôn kính Tăng chúng.

4. Và với một người tôn kính Tăng chúng, tôn kính Tam bảo như vậy thì họ cũng tôn kính con đường hành trì. Tôn kính con đường hành trì là sao? Đây gọi là Tam học đó. Phật Pháp thì bao la mênh mông bát ngát nhưng gom gọn lại cho dễ nhớ chính là hành định học và tuệ học. Giới học giúp mình bao gồm cả niệm trong đó, phải hiểu ngầm như vậy. Trong thiền chỉ thì niệm hỗ trợ cho định và trong thiền quán định hỗ trợ cho niệm. Niệm định không rời nhau, hội tụ sức nóng mặt trời để mà có thể đủ nóng đốt cháy một cái gì đó, không tu tập thì tâm bị khuếch tán nhiệt lượng hỏng làm được gì hết. Nhưng với thiền định thì chúng ta có thể tận dụng được sức nóng của ánh nắng mặt trời, nắng đó, gió đó, nước đó, tâm mình nó được kiên cố, vững chãi, vững chắc, nhờ vậy làm được nhiều chuyện, chuyện này rất là đơn giản thôi.

Tôi nói không biết bao nhiêu lần, ngày chúng ta chưa học Phật Pháp, ngày chúng ta chưa có hành trì thì thế giới này đối với chúng ta nó đủ thứ món hết, đủ cái để nhìn, đủ cái để nghe, ngửi, nếm, đụng, đủ cái để mình tưởng tiếc, hoài vọng, đam mê thích thú, bất mãn, chán sợ, v v…Nhưng đối với người tu định học thì Phật Pháp gom gọn lại còn định học, đối với người tu định thì toàn bộ vũ trụ và tất cả chúng sanh trong đó, đối với họ tất cả chỉ nằm trong các đề mục thôi. Tức là người tu định họ không biết cái gì ngoài ra chuyện cắm đầu vào các đề mục như là đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng. Vũ trụ này đối với họ chỉ có bây nhiêu đó, cho nên cái sức tập trung của họ nó dễ sợ lắm, họ cứ niệm đất, đất, đất, đất, phải là người ly dục mới tu được các đề mục thiền chỉ. Chứ còn mà anh còn lăng xăng trong các dục, anh đừng có hòng mà anh tu trong thiền chỉ samatha, bởi vì cái nội dung thiền chỉ là gì? Là ly dục, trú thiền. Cho nên cái định học chuyện đầu tiên là nó giúp cho người ta ly dục. Rồi cái thứ ba là tuệ học nó giúp cho người ta khai mở tri kiến, nói theo Bắc truyền là ngộ nhập tri kiến Phật, hoặc là nói theo Bắc tông là dùng mắt tuệ để bước vào biển kinh tạng, là vậy đó.

Có nghĩa là ở định học, mình chỉ tập trung tư tưởng để tận dụng được sức mạnh vô lượng vô biên của tâm thức mà xưa giờ mình cứ để nó khuếch tán. Tuệ học là gì? Là khả năng soi thấu những gì mà hồi đó giờ mình hỏng có thấy, hồi đó giờ mình chuyên môn sống hiểu lầm không hà. Hồi đó giờ mình không có thấy được mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. Hồi đó giờ mình không có thấy được rằng chỉ có đời sống chánh niệm mới là đời sống tốt nhất, an toàn nhất, an lạc nhất. An lạc ngay đời này, an toàn ngay đời này và nếu đủ duyên thì giác ngộ ngay đời này, còn không nữa thì ngay đời này an lạc và cũng gieo được hạt giống bồ đề cho đời sau. Chỉ có đời sống có chánh niệm và chánh trí tuệ thì mới có thể hoàn tất được tuệ học.

Thì với nhận thức như vậy đó, vị đó tôn kính đường lối hành trì, thờ Tam bảo là riêng nhưng mà gọi là nghiêm cẩn trong cái chuyện hành trì tam học là một chuyện khác, nhớ nha.

5. “Người đầy đủ tri kiến không thể rơi trở lại vào những vấn đề không nên trở lại”, nhưng mà tôi dịch lại là “đường xưa lối cũ bất thiện”, có nghĩa là sao? Họ không thể quay lui những cái tội, lỗi, phiền não mà họ đã đoạn trừ, họ không thể. Thí dụ như họ không còn thân kiến, họ không còn hoài nghi, họ không còn giới cấm thủ nữa thì họ không có tài nào mà họ quay lui. Còn mình thì sao? Lúc mình ngồi thiền, lúc mình nghe pháp tâm mình nó rất là tịnh, đúng, nhưng mà buông ra thì mình cũng trở lại cái tâm hồn của con chó, con heo như cũ, cũng trở lui những phiền não mà mình đã đoạn trừ. Và sau cùng khi mà đã lìa khỏi, vị Tu đà hườn không thể quay lui những vấn đề không nên trở lại là vậy đó, là không có trở lại những cái chỗ, những cái gì mà mình đã lìa bỏ.

6. Rồi cuối cùng thì cái vị Tu đà hườn không thể, trong đây ghi nguyên văn là “không thể làm cho sanh khởi hữu thứ tám”, có nghĩa là vị Tu đà hườn không thể tái sanh quá 7 kiếp.

Vị Tu đà hườn có 3 hạng:

-Hạng 1: là Ekabiji, là nhất chủng thất lai, nghĩa là chỉ tái sanh 1 lần nữa chứng la hán, niết bàn luôn.

-Hạng 2: là Kolankola là gia gia thất lai, nghĩa là tới lui trong chỗ này chỗ nọ tối đa từ 3 tới 6 kiếp là phải kết thúc. – -Hạng 3: là Sattakkhattuparamo: là tối đa tái sanh lần thứ bảy. Vị này là vị chậm nhứt. Chậm ở đây có 2 lý do, một là vì sở thích, tiếng Pali gọi là vattarata là người thích luân hồi, thí dụ nhìn ra thấy hoa hồng biết rõ hết nhưng mà có thích một chút, hai là sự yếu đuối của…

Vị Tu đà hườn có 3 hạng như vậy, tức là tối đa cũng chỉ sanh lại lần thứ 7 thôi. Thì đây là những đặc điểm của một vị Tu đà hườn, chớ còn nói đắc này đắc kia, khi mà đắc tự nhiên mình biết. Tu mà cái bằng lòng trông đợi, ngóng chờ kiểu đó, thứ nhứt là thấy phiền não trùng trùng. Cái thứ hai an lạc kinh lắm và lòng tịnh lắm, tịnh là gì? Là lòng nó hỏng có màng nữa, họ tới rồi họ không có màng cái này cái kia, khen chê như mình, họ không có náo nức, nôn nao như mình nữa. Chuyện đó hỏng có gì sống chết cũng vậy.

Khi mình đọc kỹ trong kinh mình thấy trở thành một vị Tu đà hườn không phải là chuyện dễ, rất là khó. Chỉ riêng niềm tin tùy thuận vào trí tuệ … mình nghe mình về mình thờ lạy, còn mà mình đã khinh nó rồi, đã ghét, đã hỏng tin nó rồi thì nó nói cái gì thì mặc xác. Thì nếu mà các vị đã lọt vô hoàn cảnh này thì tôi xin thiết tha có một… mắc cái chứng gì mà tới giờ mình vác xác, vác cái mặt ra đây mình nghe rồi sân si hỏng có nên nha.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng trên Youtube năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app