Người Bán Củi

Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019

1. Đức Thế Tôn ở trường hợp này vì thấy căn cơ của người bán củi là cơ hội dẫn đến điều Ngài muốn dạy nên mới đặt câu đặc biệt hỏi với ông ta như thế.

2. Người bán củi rất hoan hỷ hào hứng thưa là ông ta có bố thí cho các vị tỳ kheo đầu đà đang hành trì, các bậc A La Hán, những vị đang trên dường tu hành để đắc chứng tạo quả. Đây là một lối trả lời rất thông thường mà chúng phàm phu vẫn trả lời như thế. Bố thí làm phước v.v. …

3. Đức Phật dạy rằng: Trong đời sống và với trình độ tâm linh, nhận thức của một người cư sĩ làm sao ông thể dám nói rằng một vị nào đó là A La Hán, hay là đang trên con đường tu hành đi đền quả vị A La hán? Thực đây là điều rất là khó nói. Với con mắt và suy nghĩ của một cư sĩ phàm phu chúng ta không thể nào quyết đoán được một cách mau chóng, đơn giản, dễ dàng, sơ sài về nhận xét người nào đó qua khía cạnh hình thức. Đây là một điều rất đỗi không nên làm. Mình dầu có quý có mến ai bằng trời đi nữa phải nên nhớ rằng ở đời thì thường là thấy vậy mà thật sự không phải vậy.

Một ngưởi có thể có một sở hành hay đời sống không ra gì nhưng có thể họ có một đời sống tâm linh. Tôi xin lấy ví dụ như trong giới văn nghệ sĩ trí thức ở VN, nếu ai mà thấy các ông Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng ở ngoài đời cũng khó mà tưởng tượng được đây là những gương mặt tiêu biểu cho nền văn hóa, văn nghệ, trí thức của VN. Ông Trịnh Công Sơn ngưởi nhỏ thó, thuốc lá, rượu chè trông có vẻ bê bối bề bộn. Còn ông Bùi Giáng thì khỏi nói tới rồi. Những người bề ngoài có vẻ không ra gì nhưng bên trong nội dung của họ lại có thể nói là xuất sắc trong lãnh vực của họ. Nhưng ngược lại, có những người trong đời sống thường nhật họ có vẻ chỉnh chu tinh tươm mà bên trong lại trống rỗng.

Trong bộ Puggalapannatti (phần 4 A Tỳ Đàm) Phật dạy rằng có những trường hợp có những trái xoài khi nhìn bên ngoài thì thấy có vẻ ngon, nhưng bên trong thì lại không ra gì hết và ngược lại có những trái xoài khi nhìn bên ngoài thì thấy không ra gì hết, nhưng bên trong thì lại rất là ngon. Ở đây ví dụ trái xoài nhưng mình phải hiểu bao nhiếu các thứ khác trên đời cũng vậy. Thấy vậy mà chưa chắc bên trong nó là vậy. Bài kinh này sâu là sâu chỗ đó. Chúng ta chỉ mới nói về thân nghiệp thôi. Có những người thân nghiệp rất là tốt nhưng ý nghiệp không ra gì. Có những người thân nghiệp không mấy xuất sắc nhưng ý nghiệp thì lại rất xuất sắc. Có những người khẩu nghiệp không ra gì, nói năng không chừng mực, hớ hên, nhưng mà họ lại có một đời sống nội tâm. Có những người ăn nói chặt chẽ chừng mực nhưng bên trong lại rỗng, không có gì hết. Về ý nghiệp, có những người nếu mình có thể biết tâm họ là tâm người lành – suốt ngày chỉ biết làm phước, tụng kinh niệm Phật, nhưng họ chỉ tới đó thôi, và không thể đi lên nữa. Trong khi có những người ý nghiệp thường nhật của họ thanh tịnh sạch sẽ nhưng họ có khả năng vượt khỏi ý nghiệp thường nhật đó khi họ muốn. Thí dụ, trong kinh có nói đến những người chứng thiền chẳng hạn. Bình thường họ cũng có thể sống y như mình vậy, đói ăn, khát uống, mệt thì nằm nghỉ nhưng khi họ cần, họ có thể nhập định, một ngày, hai ngày, hoặc năm bảy ngày – chuyện đó đối với họ là bình thường. Các bậc thánh, A La Hán cũng vậy, bình thường họ cũng có thể đi đứng, ăn uống, nói năng, sinh họat như chúng ta vậy, nhưng bất cứ lúc các ngài cần thì các ngài có thể nhập hai thứ thiền: thiền quả hay thiền định.

Thiền định (samatha) là dành cho các ngài có đắc và thiền quả chỉ có thánh nhân mới nhập được (khi đã an trú vào thánh tâm, thánh trí). Cho nên, để nhận xét, để đánh giá, để cho điểm một người thì rất là khó – cũng như ở một bài kinh khác mà chúng ta đã học rồi. Vua Pasenadi đang ngồi hầu Phật thì có 7 du sĩ ngoại đạo đi ngang qua. Vua liền đứng dậy chấp tay hướng về họ và cúi chào rất là thành kính. Khi họ đi khuất rồi thì Vua ngồi xuống và thưa: “Bạch Thế Tôn, con nghĩ đó là các vị A La Hán, con tôn kính họ như những vị A La Hán vì con nghĩ họ là A La Hán”.

Chữ A La Hán ở đây, cho tôi nói thêm chúng ta là người Việt, chúng ta biết được chữ A La Hán là do hoc hỏi từ Phật giáo. Nhưng đối với người Ấn Độ thời xưa, trước khi Phật ra đời thì chữ A La Hán đã có rồi. Trước khi Phật ra đời, thì chữ Phật cũng đã có rồi (trong kinh Vệ Đà có nhắc đến chữ Phật và chữ A La Hán). Từ A La Hán thời đó được hiểu nôm na là những người đã thoát qua một tục lụy nào đó, hiểu một cách đại khái, dân gian, đời thường như vậy; chứ không phải hiểu theo chuyên môn Phật giáo A La Hán là những vị đã tu tập Ba La Mật toàn đủ viên mãn, đã diệt trừ tất cả phiền não. Nếu không học giáo lý mình sẽ không biết cái đó.

Lúc đó Đức Phật dạy rằng: “Để biết được đức hạnh của một người con phải sống lâu bên cạnh họ nhiều ngày nhiều tháng, một thời gian dài. Để biết được trí tuệ của một người ta phải ngồi lại trao đổi đàm luận với họ thì mới biệt họ ra sao.” Bài kinh đó rất là ăn khớp với bài kinh này. Ở đới phải cẩn thận khi nhận xét mọi sự. Nhiều khi thấy vậy mà không phải vậy.

Và chuyện đó không phải chỉ ở người khác mà ở cả bản thân chúng ta. Mình ngồi thiền, mình nghĩ như vậy là mình hay lắm, mấy ngày nay mình thanh tịnh lắm, mình cao siêu lắm. Nhưng thực ra cái đó mới chỉ là phần vỏ thôi. Vỏ có nhiều lớp lắm quý vị. Lớp vỏ ngoài là cái người ta có thể thấy bằng mắt. Cái lớp vỏ tiếp theo bên trong là những cái gì mà bản thân mình có thể tự lừa dối hay tự hiểu nhầm. Cái lớp vỏ thứ ba là cái đằng sau, dưới cái lớp vỏ tự dối hay hiểu nhầm, chính là nó là cái gì, là cái ruột của nó, cái nội dung của nó, cái bản chất của nó, cái cốt lõi của nó là cái gì. Đó mới là cái quan trọng. Tôi xin nhắc lại. Bài kinh này dạy cho mình nhiều điều rất là quan trọng. Thứ nhất là không thể nhìn qua cái hình thức cái vỏ bên ngoài của một cái sự vật nào đó mà mình đánh giá một cách vội vã hấp tấp. Đó là chuyện không nên. Cái vẻ ngoài nó có nhiều lớp. Tôi bây giờ quay lại cái đời sống nội tâm của quý vị. Một là qúy vị ăn mặc đi đứng nói năng chừng mực có kiểm soát – đó mới là lớp vỏ ngoài, cái mà thiên hạ có thể nhìn thấy. Riêng các vị thì còn một lớp thứ hai nữa. Đó là mấy ngày nay quý vị sinh hoạt ra sao. Đó cũng chỉ là lớp vỏ thôi, thưa quý vị, những sinh hoạt mấy ngày nay ra sao cũng chỉ là lớp vỏ thôi, và là những gì mà quý vị có thể tưởng lầm về chính mình. Lớp vỏ thứ ba mới ghê. Đó là bản chất thật sự của mình là ra sao. Đây là lý do vì đâu mà tất cả các vị chư Phật chánh đẳng chánh giác bà đời mười phương đều có sáu Như lai biệt trí.

Tức là cái trí riêng không có ở hàng độc giác và thinh văn. Trong 6 cái trí ấy có 2 cái trí đặc biệt gọi là (Pali). Cái trí thứ nhất là biết cái chúng sanh này, cái khuynh hướng tấm lý của họ nặng về cái gì trong bất thiện: tham nhiều, sân nhiều, si nhiều, tà kiến nhiều, tật đố, ganh tị, bỏn xẻn … cái nào nhiều. Cái đó phải biết, biết để các ngài mới có thể thuyết pháp cho họ một cách chính xác được. Một câu là ngay chóc, chích xác còn hơn là Lục Mach Thần Kiến Nhât Dương Chỉ nữa. Nhìn thấy và chỉ ngón tay một cái là ngay chóc, ngay cái huyệt luôn. Cái trí tiếp theo là cái trí biết cái thiện pháp của họ, biết người này là cái gì mạnh – khác với cái trí kia là biết cái phiền não nào mạnh (tham sân si ái mạn kiến nghi họ nặng về cái gì). Còn cái trí tiếp theo là tín tấn niệm định tuệ tàm quý – cái chánh niệmm thiền định của họ cái nào mạnh. Họ xuất sắc, sắc xảo, chuyên nghiệp về cái gì. Thì về cái khoảng này thì ngay đến cả một vị đại trí như là ngài Xá Lợi Phất vẫn không sao bì được với Đức Thế Tôn. Ngài xá Lợi Phất nhiều lắm thì ngài biết được người này là thông minh, người này có huệ căn … Nhưng người này hạp với cái gì thỉ cũng vẫn nằm ở trong cái vòng suy đoán thôi. Mặc dù khả năng suy đoán của ngài Xá Lợi Phất so với các vị khác cái tỷ lệ chính xác cao hơn họ rất là nhiều. Vì ngài bẩm sinh đã thông minh, ngài là bậc thông tuệ, ngài lại có thần thông nữa mà, nhiều uyên thâm trong kinh nghiệm sống nhiều đời nữa. Nhưng so với vị Chánh đẳng giác thì ngài Xá Lợi phất chỉ nằm trong cái vòng suy đoán thôi. Riêng Chánh đẳng giác thì không có suy đoán. Chánh đẳng giác biết rõ. Bởi vậy vì đâu mà tôi nói mỗi người có tới mấy lớp là như vậy đó. Lớp ngoài là người ta có thể thấy mình, quan sát mình. Lớp thứ hai là bản thân mình có thể mò đoán suy ra được. Nhưng mà đàng sau cái lớp thứ hai này là bắt đầu mình đuối rồi. Vì sau cái lớp thứ hai này thì phải nhờ dến các vị có thần thộng, có thiền chỉ.

Thì các vị đó có tam thông thì mới biết rằng là cái ông này nè, trong cái tuần lễ này nè, là ổng OK đó. Nhưng mà tuần sau, sau nữa, tháng sau, năm sau ông sẽ không có được như vậy là vì bản chất của ông là blah blah blah. Nhớ nhe. Vị đó có được cái túc mạng minh và sanh tử minh cộng với tha tâm minh, ba cái minh đó hợp lại thì vị đó có thể thấu suốt được một con người ở một cái chừng mực nhất định nào đó. Túc mạng minh là nhớ được cái quả luân hồi. Nhớ biết kiếp nào đó mà người này sanh ra, ở đâu, làm gì, làm cái loài nào, ăn uống, hưởng thọ ra sao, hình sáng ra sao, sinh hoạt ra sao. Đó là nhớ cái quả luân hồi. Còn nhớ được cái nhân luân hồi là nhớ được cái người này kiếp trước làm trâu làm ngựa là do cái nghiệp gì, kiếp trước làm vua làm ăn mày là do cái nghiệp gì. Đó là nhớ cái nhân luân hồi. Còn cái tha tâm minh là biết rõ hiện giờ nhân vật này đang nghĩ cái gì. Tổng hợp ba cái minh này lại thì một người phàm sẽ có khả năng suy đoán 1 cách tương đối là chính xác, vì người này đã có thể xuyên qua hai cái lớp vỏ ngoài. Lớp ngoàii cùng là cái gì mà thiên hạ có thể lấy mắt lấy tai để quan sát nhận xét mình. Rồi cái lớp thư hai là cái gì mà bản thân đương sự hiểu được mình, cái này dĩ nhiên mắt người khác đâu có thể thấy được. Cái lớp thứ ba là chỉ có các vị có chứng đắc thiền định. Và lớp thứ tư là phải đến các bậc thánh nhân có thiền định. Và trong cái lớp thư tư này lại chia ra nhiều cấp. Chánh đẳng giác không giống độc giác. Độc giác không giống trí thượng thinh văn. Trí thượng thinh văn không giống đại thinh văn. Đại thinh văn không giống những vị thinh văn thường. (Thường có nghĩa là thời gian tu tập không có cố định). Vị A la hán tu nhiều kiếp thì mạnh hơn vị A la hán tu ít kiếp. A la hán thì hơn A na hàm. Rồi A na hàm tu nhiều kiếp thì mạnh hơn vị A na hàm tu ít kiếp. Cứ như vậy mà mình hiểu nhe. Cho nên ở cái lớp thư tư này là mình thấy rối rồi. Do đó, quý vị phải hiểu là để hiểu 1 con người chúng ta phải xuyên qua 4 lớp như vậy. Quý vị nghĩ đi, 4 lớp, nhe. Thì quý vị tưởng tượng là hôm nay mà chúng ta đánh giá 1 người mà chỉ thông qua cái lớp vỏ ngoài thì trời ơi làm sao mà trúng được? Thấy vậy mà không phải vậy. Nhưng mà chuyện nó quan trọng như thế này. Xin cho tôi nói hơi bất vệ sinh một chút. Mỗi con người nó giống như một cái khu đất vậy đó. Ở trong đó thì có chỗ có hoa, cỏ, có chỗ thì có 1 đống rác, thậm chí 1 đống phân, 1 xác thú chết, có 1 cụm hoa, thậm chí có 1 chiếc nhẫn kim cương nằm trên đất, thỉ dụ như vậy. Thì tùy minh, mình đặt chân lên cái miếng đất đó mình coi coi cái gì mà mình xài được. Thí dụ mình cúi xuống mà thấy cái nhẫn kim cương là lượm bỏ túi liền. Thứ hai là thấy có đống phân là tránh qua 1 bên liền, thấy có hoa là hái liền, thấy có đống rác là quẹo qua 1 bên liền. Quý vị nghe kịp không ta? Tức là mình đặt chân lên 1 vùng đất mà mình thấy nhẫn kim cương là mình lượm bỏ túi, hái cái hoa nhưng mà nhớ tránh cái đống phân dưới đất nè, nhờ đừng có đứng gần cái đống rác. Mỗi con người nó y chang như vậy.

Chứ còn quý vị không phải thắc mắc là “Trời ơi, nói khó như vậy, tới mấy lớp như vậy, thì làm sao mà tui sống ở đời đây?” Dạ thưa chúng ta cứ làm y chang như là tôi nói về cái khu đất vậy. Đừng có thắc mắc gì hết. Mình dốt tới trời đi nữa thì mĩnh có thể quan sát được cái này cái kia mà. Dĩ nhiên khả năng quan sát của người này không bằng của người kia. Của phàm sao bằng được của thánh. Của người không thiền sao bằng được với người có thiền định nhe. Nhưng mà tùy khả năng của mình thôi. Mình thấy cái gì là ngọc, lượm bỏ túi. Thấy cái gì là hoa, ngắt cài lên tóc. Còn mà thấy cái gì là rác, là phân, là xác thú, là 1 bãi nước bọt, thì mình tránh qua 1 bên. Vậy đó, nhe. Cho nên cái bài kinh này sâu là sâu chỗ đó. Bài kinh này đề nghị mình 1 chuyện cực kỳ quan trọng. Đó là chúng ta sống trong đời này bằng cả 6 căn. Mắt tai mũi lưỡi thân và ý. Những cái mình thấy bằng mắt nó chưa phải là toàn bộ vũ trụ. Những cái mình nghe bằng lỗ tai nó chưa phải là toàn bộ vũ trụ. Những cái mình ngửi thấy bằng mũi, nếm thấy bằng lưỡi, chạm bằng xúc giác hay mình suy tư bằng cái đầu của mình nó cũng không phải là toàn bộ vũ trụ. Là vì sao? Cái biết của mắt, tai mũi, lưỡi, của thân thì dễ hiểu rồi. Nhưng riêng cái biết của ý thức nó gồm có ba trường hợp:

1 là cái biết của thức, tức là cái biết đơn giản liên hệ của 5 căn.

2 là cái biết của tưởng, có nghĩa là cái biết thông qua kinh nghiệm, nhớ nhe. Hồi nhỏ, khi còn đi lủm đủm thì má tôi, bà ngoại tôi gọi cái đó là cái tô. Khi tôi 90 tuổi, tôi gặp cái đó tôi cũng kêu nó là cái tô, bởi vì từ ngày nhỏ xíu xìu xiu khi tôi còn chập chững tôi đã nghe người lớn dạy cho tôi cái đó là cái tô. Từ hồi bé người lớn đã dạy cho tôi cái đó là màu tím, cái đó là màu hồng, màu vàng, người lớn đã dạy cho tôi cái đó là vuông tròn dài ngắn, từ nhỏ người lớn đã dạy cho tôi cái đó là chua, cay, mặn, ngọt, đắng, bùi, chát. Từ hồi nhỏ tôi đã biết cái đó. Thì cả đời tôi sống trong cái biết đó, trong từ chuyên môn gọi là tưởng – ngoài đời thì gọi là kinh nghiệm. Còn từ của Đức Phật dạy, không phải từ của tôi, đó là wohara – chữ này có rất nhiều nghĩa, nhưng ở đây nó có nghĩa là mặc định hay là mặc tướng. Thí dụ, đối với người Nhật họ mói mặc như vậy là đẹp, đối với người Đại Hàn họ mói mặc như vậy là đẹp, đối với người Việt Nam họ mói mặc như vậy là đẹp. Mà cho tối nói ngoài lề 1 chút. Cái y phục truyền thống của Việt Nam tôi thấy tôi mê lắm. Cái áo dài của nam hay của nữ tôi thấy nó đẹp và có duyên lạ lắm. Thậm chí 1 nhà fashion designer của Mỹ ổng có nói 1 câu thế này: cái áo dài Việt Nam coi như là kín đáo mà lại hở hang bậc thầy. Nó tuy kín đáo nhưng là thầy hở hang. mà hở hang 1 cách thông minh và gợi cảm. Trong khi đó mình thấy cái đồ truyền thống của Đại hàn trời đất ơi nó xấu không có tả được. Korean Traditional Clothing. Trời ơi, nó xấu không có tưởng tượng được. Nó phình ra như cái áo bà bầu vậy đó. Có thể nhốt một đám con nít ở trong cái vày đó cũng được nữa. Nó to đùng như vậy nè. Nhưng mà dối với người Đại Hàn thì họ mặc định đó là đẹp. Rồi thì có những người họ nói cái đó là cái mùi thơm trong khi có những người họ lại nói cái đó là cái mùi hôi. Cái đó gọi là mặc định.

Hay là mặc tướng thôi. Tức là cái biết thông qua tưởng, nhe. Cái biết bằng thức là cái biết thông qua 6 giác quan; còn cái biết bằng tưởng là cái biết thông qua cái kinh nghiệm. Cái biết của thức là cái biết trực quan, thí dụ như tui thấy cái đó, tui nghe cái đó mà tui chưa có nhận ra nó là cái gì. Cái biết lúc mà chụp hình lần đầu tiên thì gọi là cái biết trực quan. Cái thứ hai là cái biết của tưởng (sanna) là cái biết qua kiến thức và kinh nghiệm, nhe. Cái thư ba là cái biết của trí là qua khả năng nhận thức sinh động và trung thực. Vấn đề ra sao thì thấy như vậy. Đó là cái biết của trí. Còn cái biết mà hồi đó giờ mình tưởng mình biết thí dụ, trời ơi ổng giỏi lắm, cái gì ổng cũng biết. Xin thưa quý vị đó toàn là biết do kinh nghiệm không thôi. Tui nhắc lại nhe. Người Việt mình hay có cái câu đó: trời ơi, ổng uyên thâm lắm, ổng thông thái lắm, cái gì ổng cũng biết hết. Mình tưởng đó là hay nhưng mà toàn bộ chỉ là cái biết của tưởng thôi. Còn cái biết sinh động sáng tạo của trí lại khác. Thí dụ như, nghe người ta nói cái gì đó mình hiểu mà cái hiểu đó là cái hiểu gọi là xuyên qua cái nhận thức, qua cái sự cân đong đo đếm, chứ không phải bằng cái vốn liếng cũ. Nhớ nhe. Không có hiểu bằng cái vốn liếng cũ mà nó có cộng thêm cái yếu tố mới trong đó nữa.

Cái gì mình làm mà mình thấy không nên. Thí dụ chuyện gì mình sắp làm mình nghĩ cái này là hại mình, hại người và cái việc mà hồi nhỏ bố mê mình chỉ dạy là không có được làm cho người ta khóc, không có được làm cho người ta chảy máu, không có được đâm heo, thuốc chó, không có được đào tường khoét vách, không được phá gia can, không được làm người ta tan nhà nát cửa. Mình chỉ học được tới đó thôi. Nhưng mà lớn lên thì với trí tuệ của người học đạo, của người có kiến thúc nhiều, thì trên nền tảng kiến thức, tuy là tưởng đó, nhưng mà mình lại có những cái biết riêng. Cái biết đó nó sinh động và sáng tạo. Thí dư như mình làm những việc mà xưa giờ mình chưa từng làm, mình hiểu được những việc mà xưa giờ mình chưa từng hiểu. Vậy đó. Thí dụ như từ nhỏ lớn, mình hiểu cái chữ thiện là gì. Thiện có nghĩa là cái gì lành, cái gì tốt, cái gì mà đạo đức, cái gì mà xã hội khen gợi tán dương. Thì mình hiểu đó là thiện. Nhưng mà hôm nay khi mình học đạo, mình có trí văn, trí tư, trí tu, mình hiểu chữ thiện nó rộng hơn. và ngày xưa mình chưa học đạo, mình chỉ nghĩ rằng ớ đời nó có cái tốt với cái xấu, cái bậy và cái không bậy thôi. Nhưng mà theo trong Phật pháp còn có cái thứ ba, mà phải là người trí họ mới thấy được – đó là; tất cả việc ác dẫn ta đi xuống đường đọa; tất cả thiện pháp đưa ta đi đường siêu, dầu siêu hay đọa đều là 3 cõi 6 đường sanh tử trầm luân, niên viễn không ngừng. Các vị nghe hiểu không ta? Thì hễ nhận thức được cái điều thứ ba này các vị sẽ có trí tuệ; chứ còn mà chỉ đơn giản dùng cái kiến thức, dùng cái kinh nghiệm thì quý vị khó mà chấp nhận được rất nhiều điều trong Phật pháp. Rất là khó. Bởi vì cái kinh nghiệm của mình là từ đâu ra? Từ học đường, từ trường lớp, từ xã hội, từ gia đình, từ truyền thống tâm linh của dân tộc, thì phải nói những cái mà tôi vừa nói không có cái nào cò đủ sức để làm nền tảng cho cái nhận thức mà tôi vừa nói. Nghĩa là:

Hạng 1: thích gì làm nấy, bất kể thiện ác.

Hạng 2: lánh ác, hành thiện để trốn khổ tìm vui

Hạng 3: tiếp tục lánh ác hành thiện nhưng mà để không còn thiện ác buồn vui

Để hiểu việc được như hạng thứ 3 này nè, thì cái đó phải có trí tuệ.

Quý vị nghe kịp không? Và chưa hết đâu quý vị, chưa hết đâu – nó còn nữa.

Người mà không có trí tuệ là không biết phân biệt nên và không nên. Nhưng mà đến cái hạng thứ 2 thì họ vẫn còn sống trong mặc định. Thí dụ họ thấy rằng ai cũng khen người có giới, ai cũng khen người bố thí, ai cũng khen người tu thiền. Tui là người có giới nè, tui tháng nào cũng có mấy ngày bát quang, tui ngày nào cũng có 4 tiếng ngồi thiền, tui coi như chủ nhật cuối tuần nào cũng đi chùa làm phước, chủ nhật nào tui cũng đi giúp cho mấy cái viện dưỡng lão, viện mồ côi, trại cùi, trại ung thư … đó! Nhưng mà còn có cái hạng thứ 3 hơi khó. Cái bước 3 hơi khó. Hạng thứ 3 này sẽ thấy rằng những việc thiện tôi làm chỉ nhằm có mấy ý nghĩa sau đây: 1. cầu quá giải thoát: tôi làm việc thiện bây giờ xin chuyển tất cả vào cái tài khoản niết bàn hết! chỉ rót vào tài khoản niết bàn, nhe. Đầu tư trong cái cứu cánh giải thoát. Cái này tui nói tui biết sẽ có người nhảy nhổm lên nói tu là buông mà sao lại có cái chữ đầu tư ở đây? Tui chỉ dùng cái chữ cho bà con hiểu thôi. Chứ làm ơn đừng có dốt là nhảy lên mà cãi chữ, mệt lắm – tui không có quởn, nhe. Tui nó riết, ngày xưa người ta có tu đà quờn, ngày nay mình có tu đà quởn! Có nghĩa là nó tu rồi nó quởn rồi nó làm những cái tào lao đó, nghe. Cái khó là cái thứ 3 này nè. Cái tứ nhất là không biết thiệm ác. cái thứ hai là biết tránh ác hành thiện. Nhưng mà cái thứ 3 là biết mình làm thiện là chỉ nhằm 3 ý nghĩa : 1. cầu quả giải thoát, 2. để trang nghiêm nội tâm và 3. là vì lòng đại bi với đời, thấy người ta khổ không cam lòng được, nhe. Thì cái người mà hiểu đạo thì họ chỉ làm phước chỉ vì 3 cái lý tưởng này thôi.

Tôi nhắc lại: 1 là cho quả cầu giả thoát cho mai sau, 2 là ngay hiện tại trang nghiêm cái nội tâm, 3 là nhắm đến đối tượng, giúp người khổ ngay trước mặt. Đây chính là 3 cái đối tượng, 3 cái lý do để người hành đạo mà có trí họ hành thiện. Còn thông thường chúng ta không có tới được cấp 3 này, chỉ được tới cấp thứ hai thôi. Nghĩa là biết hành thiện, lánh ác. Để làm gì? Để trốn khổ tìm vui, để kiếp sau đừng khổ, đừng đói, đừng nghèo, đừng xấu, đừng bịnh, nhe, đừng bị vô duyên trong tình cảm, đừng bị thua thiệt trên con đường hoạn lộ, quan chức, đi đâu cũng ngồi trên đầu người ta, ăn ngon mặc đẹp, vợ đẹp con ngoan, chồng dễ thương, blah blah blah … Tức là tu thiện chỉ để cầu quả nhân thiên, như vậy mới là bước thứ hai thôi. Nhắc lại, bước 1 là không biết gì hết, bước 2 là tu để cầu quả an lạc, nhân thiên, bước 3 là để giải thoát sanh tử. Đó là nói về quả báo. Còn nói về ý nghĩa của mỗi việc thiện mà người biết đạo thì chỉ có 3 cái dối tượng tôi đã nói trên đây.

1 là cho quả cầu giả thoát cho mai sau, 2 là ngay hiện tại trang nghiêm cái nội tâm, 3 là nhắm đến đối tượng, giúp người khổ ngay trước mặt. Thí dụ cúng dường chư tăng, giúp đỡ người nghèo khổ, trẻ em cơ nhỡ, người già quạnh hiu, người bịnh không ai chăm sóc, cần thuốc men, … thí dụ như vậy. Nhớ nhe. Thì phải hiểu mấy cái này mình mới nhận ra con người thiệt của mình đó, ít nhiều nó ra làm sao. Chứ mà hiểu cho đến nơi đến chốn thì chỉ có chánh đẳng chánh giác, dưới ngài là các vị Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, 22 ngài ca diếp. Chứ cỡ như mình vào với nhau, đánh giá nhau thì trớt quớt. Cho nên nguyên bài kinh này mình thấy cũng hơi dài dài đó. Tôi nói có nhanh lắm không ta? Cái Youtube này hay nè. Chỉ có cái là hôm đầu tiên nên bà con có lẽ hơi chậm, hơi bị lọng cọng. Và chính tui ngày đầu tiên nói pháp mà chường cái mặt tui lên đây cũng hơi ngại. Nhưng mà riết nó quen rồi thì cũng OK, nhe.

Như vậy thì bài kinh người đốn củi nó có nội dung như thế nào? Nó có nội dung là: hãy cẩn thận đừng vội vã, hấp tấp khi phán đoán, nhận xét, đánh giá bất cứ, người hay vật hoặc sự kiện nào chỉ vì cái lớp vỏ ngoài hời hợt của nó. Nhớ nhe. Tui nói mà không biết bà con có nghe kịp không? Rồi cái nội dung cuối cùng này mới ghê nè. Tại sao mà Đức Thế Tôn khi gặp ông bàn củi ngài lại hỏi cái câu đó, thưa quý vị? Đọc trong kinh mình mới thấy khiếp, mới thấy hoan hỷ. Là tại sao người khác ngài không hỏi câu đó, mà gặp cái ông này ngài lại hỏi? Là bởi vì ngài biết trước 1 cái duyên sự cũng khá là quan trọng, không phải chỉ cho lúc đó mà cho ngàn đời sau, trong đó có chúng ta hôm nay, tại đây và bây giờ. Ngài biết trước được ông này là 1 cữ sĩ phải nói là tính tâm toàn vẹn, thương kính tam bảo chư tăng. Ngài không muốn ông này sẽ bị sốc sau này, ngài biết trước những sự kiện sẽ xảy ra cho ổng, cho nên ngài mới hỏi ổng câu hỏi đó, để mà có được câu trả lời của ổng rồi dựa trên câu trả lời ấy mà ngài mới dạy những điều mà nãy giờ mình nghe, nghe giảng đó, nhe. Thì ổng tiếp tục ổng nói qua những gì mà Đức Thế Tôn đã dạy từ rày về sau thì con sẽ tiếp tục cúng dường bố thí nhưng mà bằng cái sự cẩn trọng, bằng cái trí tuệ. Các vị nghe kịp không? Và tại sao có cái phần kinh này? Là bởi vì trong kinh nói cái ông này ổng hộ trì chư tăng đông lắm, có tới 500 vị tỳ kheo thường xuyên nhận sự hỗ trợ, hộ độ cúng dường của ổng. Rồi có 1 ngày kia, 1 ngày xấu trời đáng buồn kia coi như là cả 500 trăm vị đó lần lượt rủ nhau hoàn tục sạch bách! Nhưng mà sao? Tuy 500 vị tỳ kheo rủ nhau hoàn tục sách bách nhưng ông ta không hề có mảy may bị giao động. Bởi vì ổng đã nghe rồi. Ổng đã nghe Đức Phật giảng cách đây cũng đã lâu rồi. Ngài đã dặn dò trước. Bây giờ ổng mới nhớ lại là “À thì ra, ngày ấy Thế Tôn đã biết được lòng ta đối với chúng tăng. Ngày ấy Thế Tôn đã biết ta sẽ gặp chuyện gì, và ngày ấy Thế Tôn đã dạy ta điều gì. Hôm này thì chuyện này cũng rất đỗi bình thường thôi.” các vị nghe kịp không? Cái điểm đặc biệt là chỗ đó! Nhớ nghe.

Chứ còn rất nhiều bà con hôm nay mà tôi nhìn họ mà ào ạt vậy thì tôi ngán dữ lắm. Tôi ngán là khi họ ào ào như vậy là thế nào cũng sẽ có bữa trong nhà họ có chuyện xào xáo, rắc rối, bởi vì ông chồng làm phước nhiều quá bà vợ không đồng ý, bà vợ mạnh tay quá ông chồng không đồng ý, con cái làm mạnh tay quá bố mẹ không đồng ý, bố mẹ mạnh tay quá con cái không đồng ý, nhà mình mạnh tay quá bà con dòng họ bạn bè họ cũng nhắc nhở. Cái thứ nhất là như vậy. Tôi nghĩ thế nào họ cũng có ngày bị dẫm đá thôi. Hay bị đá rớt trúng chân. Cái thứ hai nữa là tôi không biết mai này lỡ thị phi nó đổ ập lên đầu họ, họ có chịu nổi không? Ngay cả 1 vị Chánh Đẳng Chánh Giác mà cón bị thị phi má quý vị, thì không biết hôm nay 1 cá nhân hay 1 đoàn thể phàm tăng thì làm sao mà tránh được thị phi. Thử hỏi 1 người mà đã bỏ ra quá nhiều thời gian công sức tiền bạc tâm tư, lòng quý kính, thần tượng thờ phụng 1 đỗi rồi bây giờ đùng 1 cái nó tanh bành té bẹ, chó chê, mèo mửa tanh tưởi ngửi không vào … thì thử hỏi các vị làm sao mà mình chịu nỗi đây? Cho nên tui thấy mấy người mà ào ạc tu hành làm phước tui cũng hơi run. Tui run là run giùm họ chứ mắc mới gì đến tui. Tui run là tui thấy chết rồi, gia đình họ có để yên hay không, bạn bè họ có để yên hay không, bà con dòng tộc có để họ yên hay không, vì họ làm bạo quá mà. Cái thứ hai là thị phi tiếng đời nó có tha họ hay không. Rồi cái thứ ba là có 1 ngày mà đột nhiên nửa đêm vắng mà họ vác chân lên trán mà họ nghĩ ra cái điều gì đó mà nó đi ngược lại cái cách suy nghĩ của họ xưa giờ thì làm sao? Cho nên cái thứ nhất là những người thân tộc, thứ hai là tiếng đời thị phi, cái thứ ba là bản thân chính mình. Các vị biết không? Khổ dữ lắm!

Cho nên Đức Phật thấy trước cái điều này, và thấy cái ông này không xong. Và không biết bà con còn nhớ cái chuyện ngài Sivali ngài có người mẹ, quý vị còn nhớ không? Mang thai 7 năm 7 tháng 7 ngày. 7 năm 7 tháng rồi mà bị kẹt ở trảng môn 7 ngày nữa, nghĩa là sanh khó, mà đỉnh của khó chứ không phải khó thường. Rồi gia đình và ông chồng mới vào lạy Phật. Rồi Phật mới chú nguyện cho bà Suppavasa được mẹ tròn con vuông. Thì ngay khi Đức Thế Tôn vừa dứt lời thì ở nhà bà coi như thanh thản nhẹ nhàng sanh con mà không hề đau đớn tí ti. Sau đó gia đình hoan hỷ quá đi gia đình mới xin thỉnh thế tôn và chư tăng về để cúng dường. Có cái kẹt là ngày mai của cái ngày mà gia đình ngài Sivali muốn thỉnh thì đã có thí chủ rồi, mà thí chủ đó lại là đệ tử của ngài Mục Kiền Liên. Cho nên khi gia đình của ông hoàng vào thỉnh Đức Phật thì Đức Phật mới nói là ngày mai đã có người khác thỉnh rồi, người đó là đệ tử của ngài Mục Kiền Liên. Nếu ông muốn thỉnh thì ông nên tới thương lượng với ngài Mục Kiền Liên xem sao. Thì ngài Mục Kiền Liên nghe vậy thì ngài rất lấy làm hoan hỷ. Ngài nói vậy thì quá tốt, dịp này quá tốt, không có việc gì không nên. Nhưng mà hãy để cho ta đền thương lượng với người đệ tử của ta xem họ có đồng ý hay không. Thì người đệ tử của ngài Mục Kiền Liên kính thầy, quý thầy lắm, quý Phật, thương Phật lắm, cho nên chỉ cần sư phụ của họ lên tiếng, nếu kêu họ mà dời nhà trong ba phút là họ dời liền, họ quý lắm như vậy. Trong kinh nói 1 cái vị thánh nhân cư sĩ thời Đức Phật nếu có phải chết vì Tam Bảo họ vẫn nhăn răng ra cười đủ 3 nụ rồi thì họ mới chết.

Thậm chí ở trong Trung Bộ Kinh, kinh Bhaddali, Phật có xác định: một tỳ kheo chứng sớ quả nếu mà Như lai có đề nghị họ nằm xuống để ta dẵm lên họ thỉ họ vẫn vui. Phải viết chứ không thôi bà con nghĩ tui bịa. Trong quý vị có nhiều thành phần. Nhiều người kinh thì không chịu đọc, mà nghe cái gì ngộ ngộ là bắt đầu nghi ổng bịa. Trời ơ, thời này là thời Google, mình tự mình lấy cái đầu của con người, chứ đứng lấy cái đầu của con khác, mình vô Google mình search, mình kiếm. Mình tạo cái keywords, trong nước kêu là từ khóa, mà tìm, mà search. Còn là cứ không coi kinh, không search internet, mà lại xem toàn cái tầm bậy. Xong rồi hoang mang nghi hoặc, nghe người nào nói mà không giống cái đầu tào lao của mình là nghi, nhe. Thì giờ vô bài kinh trung bộ mà xem coi có đúng vậy không, nhe. Thì khi mà ngài Mục Kiên Liên ngài đề nghị với người đệ tử như vậy, thì người đệ tử nói “Thầy dạy là con làm liền, con không có 1 chút gọi là khó chịu hết. Nhưng mà con chỉ xin thầy bảo đảm với con 3 chuyện thì con hứa con nhường cho họ ngay”. Thì ngài Mục Kiên Liên trả lời “Cứ nói đi, ta sd4 tùy sức mà ta bảo đảm”. Ông kia nói “Điều thứ nhứt là sư phụ có bảo đảm là con sống đủ tuổi thọ, con có đủ thời gian để con làm phước hay không.” Thì ngài Mục Kiền Liên trong một phần tỉ của giây là ngài thấy ngay. Ngài nói “Ta thấy. Ta biết ngươi trăm tuổi chứ không có đi sớm.” Thì tiếp theo ông kia nói là “Xin ngài hứa bảo đảm với con là sau khi con nhường cho họ xong thì tài sản con không bị cháy nhà, không bị cướp, không bị vua tịch thu, không bị mất mát gì hết”. Cũng trong một phần tỉ của giây, ngài Mục Kiền Liên thấy ngay là chuyện đó không thể xảy ra, và ông này càng ngày càng giàu chứ không thể nghèo được. Ngài nói “Ta hứa. Hứa thứ nhứt là ngươi sống trăm tuổi chứ không có đi sớm, cho nên thời gian của ngươi nó dài và nó dư. Thứ hai là tài sản của ngươi không có vần đề, không bị đe dọa gì hết, và ngươi sẽ càng ngày càng giàu. Mai này ngươi sẽ chết trên một đống vàng. Không có cái gì phải lo”. Nhưng đến điều thứ ba, ông kia nói “Xin ngài hứa bảo đàm với con là cái đạo tâm của con không có bị vần đề.”. Ngài Mục Kiền Liên nói. :Không. Cái gì ta cũng hứa, nhưng cái khoảng này ngươi phải tự hứa, tự xét, tự liệu. Ta không có hứa giùm.” Câu trả lời này chỉ có vị thánh mới trả lời như vậy. Chứ còn phàm phu mà có đắc thiền thần thông cũng không có trả lời hay như thánh. Có những trường hợp éo le, lắc léo như thế này thì mình mới thấy những khác biệt cực kỳ lớn giữa vị phàm và bậc thành. nhe. Trong khi đó, đối với 1 vị phàm phu đắc thiền, thì vị đó nhìn về tương lai chỉ biết liền là ông này 2 chục, 3 chục năm nữa có tiếp tục làm phật tử hay không. Phật tử kiểu gì, loại nào, cỡ nào, tầm nào, là thấy ngay chứ là sao không thấy. Thế là phán ngay. Đó là phàm. Chứ còn ngài Mục Kiền Liên thì không. Ngay trong cái lúc mà ngài vừa nghe ông kia đề nghị cái mục thứ ba thì ngài muốn nhân cái đề nghị này, ngài gởi về trước mắt là cho ổng, và ngài còn gởi về hang ngàn phật tử mai sau một bài học. Làm ơn ghi giùm tui cái này: Không phải ngài dạy riêng cho ổng, không phải ngài mượn cái dịp này để ngài dạy, mà ngài muốn gởi về cho hàng ngàn thế hệ phật tử mai sau, của lịch sử Phật Giáo 5000 năm, rằng là: “Không ai có thể bảo đảm cái lòng thiện tâm của con bằng chính con.” Chưa đắc Tu Đà Huờn thì không nên quá tin cái tâm của mình. Nhớ nhe. Và cần cái cơ hội nào để gởi bài học đó cho hậu thế? Dạ thưa đây là 1 trong những cơ hội bằng kim cương. Chứ bây giờ có dịp nào mà gởi bài học đó cho cái đám hậu lai, hậu tấn, hậu học đây? Đây là cái dịp bằng vàng bằng kim cương. Và chỉ có cái tốc trí mà nhanh hơn 3 ngàn lần ánh sáng của 1 bậc đại thánh như tôn giả Mục Kiền Liên mới có thể kịp thời nghĩ ra câu trả lời lạ lùng như vậy.

Khi mà người đệ tự đề nghị ngài bảo đảm cho diều thứ ba, thì với cái trí Ngài hiểu rất nhanh đây là cơ hội bằng vàng bằng kim cương. Ngài dạy liền: “Không, Ta không bảo đảm. Chuyện đó ngươi phải tự bảo đảm.” Đọc cái đó nếu bằng cái đầu hời hợt thì dỏm lắm. Mình thấy ngài hình như hơi dở, Ngài thua xa mấy cái vị phàm đã đắc thần thông. Nhưng mà không. Quý vị mà coi kinh tới chỗ này quý vị thấy quý vị run bắn người té ghế chỉ vì các vị thấy 1 câu trả lời hay đến mức không thể hay hơn. Đây là 1 câu trả lời của 1 bậc đại thánh, hoàn hảo, kiện toàn trí tuệ, nhe. Ngài nói “Tuổi thọ tài sản của ngươi ta bảo đảm. Nhưng cái khoảng thứ ba này ngươi phải tự liệu.” Rất xuất sắc. Thì không ngờ thấy nào trò nấy. Người đệ tử vừa nghe xong liền nói: “Bạch Ngài. Con xem ngài là sư phụ thì con trình như vậy chứ về cái khoảng thứ ba này ngay trước mặt sư phu con xin tự bảo đảm”. Đọc cái đó mới thấy run. Thấy như vậy thì trò cũng phải cỡ cái tầm đó.

Mình mới run, nhe. Trình là trình như vậy nhưng mà cái khoảng thứ ba này thì “con xin tự bảo đảm.” Cái mạng này có thể mất nhưng mà cái tính tâm không thể mất được. Đặc biệt như vậy. Nhớ cái đó.

Bài kinh này nãy giờ tôi cứ hơi lo là, trời ơi, bài kinh này nếu mà không nghe giảng, mà cứ liếc con mắt sơ qua trên mặt giấy thì uổng cho bài kinh này lắm. Uổng lắm.

Mà cho tôi hỏi bà con thêm 1 câu này nữa. Nãy giờ tôi giảng tui nhắm mắt và giống như là tôi đang lên đồng. Thì mấy cái tôi giảng đây bà con con ghi âm lại không? Dạ. Cảm ơn cô Giọt Mưa Cuối Mùa, Cô là giọt mưa đầu mùa và cả mùa luôn. Vì tôi không có thể có thời giờ lập lại các câu giảng này. Tuổi già sức yếu. Mà không phải lúc nào cũng có giờ linh để mà lên đồng. Khi mà cậu đi rồi là tôi không có lên được, không phài muốn lên là lên nhe.

Rồi, vậy là mình vừa học xong bài kinh gọi là kinh người đốn củi, mà tôi cho rằng không hề đơn giản tí nào.

Tiếp theo là kinh Hatthisāriputta. Cái kinh này nó lạ một chỗ, hỏng phải lạ đâu, các vị kiết tập đã chọn ra những cái bài kinh mà có nội dung mà coi như khiều khiều, móc móc, có máng máng vào nhau nhẹ nhẹ thì các vị mới cho xếp gần nhau, chớ còn thời điểm thực tế mà những bài kinh này ra đời thì đương nhiên làm sao mà gần nhau được. Có nhiều bài kinh cách nhau năm bảy năm về thời gian và có thể trăm dặm, nàn dặm về không gian nhưng mà khi kết tập các Ngài gom gom nó gần gần nhau, lùa lùa cho nó gần gần vậy đó.

Bài kinh này là bài kinh Hatthisāriputta, có nghĩa là thời Đức Phật cái chữ Sāriputta không phải chỉ có một người, nha. Cái vị này kêu là Upatthisa(?) Sāriputta, còn cái vị này là Hatthisāriputta, một cái tên khác.

Cái bài kinh này nói cái gì? Thưa với các vị, bài kinh này có nội dung như thế này, bà con trong room còn nghe phải không? Trước hết phải nói cho bà con biết một chuyện, cái vị tôn giả mà Mahākoṭṭhita ở đây đó chính là đệ nhất về patisampida, có nghĩa là Ngài đắc A la hán xong là trí tuệ̣ của Ngài luân chuyển ở trong cái pháp, trong giáo lý (mình gọi cái từ bây giờ là pháp học) suốt đời. Còn mình bây giờ là mình không chịu học giáo lý hoặc học ba mớ rồi bắt đầu chửi giáo lý như người ta chửi chó, nha. Tu là không cần học, tu là chỉ có thiền thôi, mà tôi biết thiền ở đâu ra tôi hỏng biết. Tôi nói thiệt tôi hỏng biết thiền đó ở đâu ra nếu không có giáo lý. Tu là mình chỉ giới, có niệm và có thiền thôi. Như vậy thì suốt mấy chục năm Đức Phật để lại Tam tạng kinh điển cái đó để xin lỗi để mình đi nhóm lửa à? Mà ngộ lắm hàng ngàn người Việt nam hè nhau cắm đầu, gục mặt mà tin cái lời tuyên truyền mà vô cùng phải nói là tội lỗi đó, nha.

Thì là Ngài Mahākoṭṭhita là vị đệ nhất về trí vô ngại hoặc là vô ngại giải. Bửa đó Đức Phật có đông đảo chư tăng thì các vị trưởng lão đang nói chuyện với nhau về Abhidham (về A tỳ đàm) thì lúc đó Ngài Hatthisāriputta Ngài có lên tiếng Ngài góp ý. Thì ở đây chúng tôi cũng xin nói thêm là Ngài Hatthisāriputta là một nhân vật rất là đặc biệt. Ngài đi xuất gia không có bao lâu mà Ngài đã nhanh chóng thuộc lòng Tam tạng và chú giải của A tỳ đàm.

Tôi nói tới đây thế nào trong room cũng có người nhảy dựng lên nói hồi đó làm gì có chú giải. Đó là cái bệnh của người Việt nam không có đọc sách, mà cứ ăn rồi cứ một là ngồi tưởng tượng, còn hai là quơ đại ông sư phụ nào đẹp trai, mặt hiền hiền, giọng nói truyền cảm, cắm đầu, gục mặt tin theo.

Làm sao không có chú giải? Tôi hỏi các vị chú giải chúng ta đang học đây là ở đâu? Xin thưa, nó từ 3 nguồn:

Nguồn 1: Là đệ tử của Ngài Xá lợi phất, Ngài Mục kiền liên, Anan, Ca diếp v v… Nghe thầy nói cái gì, hoặc nghe Phật giảng cái gì mà họ không hiểu thì họ bèn hỏi lại. Thì cái phần hỏi lại này được gọi là chú giải. Các vị có hiểu không ta? Là họ hỏi ngay cái người vừa dạy cho họ, thì cái phần giải thích đó được gọi là chú giải và họ cũng học thuộc lòng luôn, hoặc họ nghe Ngài Xá lợi phất nói mà họ đi hỏi Ngài Mục Kiền Liên, họ nghe Ngài Mục Kiền Liên họ đi hỏi ngược lại Đức Phật, họ nghe Đức Phật họ đi kiếm Ngài Anan họ hỏi. Còn hỏi tại sao họ không hỏi thẳng thì nhiều ký do lắm, nhiều khi vì lòng tôn kính họ sợ họ không có hỏi, hoặc lúc đó họ thấy vị kia đang bận không có thời gian, vị kia cần nghĩ ngơi hoặc bản thân họ lúc đó họ không có nghĩ ra cái chỗ để hỏi. Các vị có hiểu cái này không ta? Không nghĩ ra cái chỗ để hỏi, mai nó về nó ngấm, mưa lâu thấm đất, bắt đầu họ mới nghĩ ra, Ồ cái chỗ này mình nghĩ chưa có thông.

Thế là chú giải có ba nguồn, nguồn 1 là họ hỏi trực tiếp Đức Phật hoặc các vị thánh thời Đức Phật. Rồi cái phần chú giải này khi kết tập, các vị thánh họ không có kết tập bởi vì phần này nó quá rời rạc, mà tại sao không có kết tập là bởi vì nó có vấn đề lớn thế này: Chỉ trùng thuật những gì chính Đức Phật thuyết giảng hoặc được Đức Phật ấn khả xác định, xác nhận. Còn cái phần chú giải này trong đó nó rất là tạp, có những cái phần của Ngài Xá lợi phất, Anan, Ca diếp, đúng, nhưng có những phần là do phàm phu hoặc là do tam quả, sơ quả, nhị quả.

Thì tôi hỏi bây giờ trong buổi kết tập làm gì có thời gian mà lập ra, thưa các bố, thế là, các vị thời xưa thì trong kinh ghi rõ thời đó đắc chứng đạo quả rất dễ mà đồng thời cái cường trí, trí nhớ thời đó phải nói là cực kỳ kinh dị. Thì các vị đó ráng nhớ, thì vị nào nhớ được bao nhiêu thì nhớ, có vị sở trường về trung bộ, trường bộ, tăng chi, tương ưng, tiểu bộ. Cho nên đây là lý do vì đâu mà trong kỳ kết tập 1, sau khi kết tập xong trung bộ kinh thì chư tăng đồng thuận phần này giao cho đệ tử của ai, giao cho các vị trưởng lão mà trong đó nó gồm có Ngài Xá lợi phất, Ngài Anan, Ngài Kassapa và Ngài Anurudha. Họ giao cho các vị đó, nhớ nha. Giao đây có nghĩa là chẳng những thuộc chánh kinh mà làm ơn nhớ luôn chú giải để đệ tử có hỏi thì làm ơn giải thích dùm. Nhưng mà kết tập thì vẫn cứ chép kết tập phần chánh tạng thôi, nhớ nha. Cái chỗ này phải nhớ, chớ không thôi đơ đơ ra mai mốt bắt đầu bị cái bệnh học giả là một, mà vô học là hai. Học giả tức là đọc một hai cuốn gì đó rồi cho là đủ.

Tây có một câu hay lắm: “Người không đọc sách đáng sợ mà người đọc có một cuốn còn đáng sợ hơn”, quí vị nhớ. Trên đời tôi rung nhất là 2 cái loại này: một là không đọc sách, nói chuyện với nó như nói chuyện với đầu gối vậy, còn hai nữa là nó chỉ đọc có một cuốn là mệt lắm nha. Cả đời nó lấy cây thước 8 tấc nó đi đâu nó cũng lấy cây thước đó nó đo. Hể cái nào mà dưới 8 tấc thì nó kêu là ngắn, còn cái nào hơn 8 tấc thì nó kêu là quá dài. Tôi sợ nhất là cái loại tâm thần trí thức, nha.

Cái nguồn 1 là trực tiếp từ các bậc thánh, từ Đức Phật.

Cái nguồn 2 là đời sau, cái chú giải đời 1 nói là chú giải mà thật ra có nhiều cái điểm phải nói là không được nhắc tới. Cho nên đời 2 là các vị đời sau họ phải y cứ trên toàn bộ Tam tạng để mà họ chú thích những cái chỗ mà chưa được nói tới trong chú giải, đó là nguồn 2.

Nguồn 3, các vị nghe cái chỗ nguồn 3 này mới run nè, trong cái quyển Tâm thức gió lùa tức là Chuyện phiếm 2, chúng tôi sẽ nó tuốt tuồn tuột, tất tần tật mấy cái vụ này, bà con đón đọc. Thì nguồn 3 này, tôi biết tôi nó trong room này nhiều người vừa đập máy, văng tục chửi thề văng nước bọt bỏ đi tôi vẫn nói. Bởi người Việt nam mình 4 ngàn năm văn hiến mà là như vậy. Bởi vì chạm vô cái dốt, cái ngu của mình là mình chịu hỏng nổi. Cái nguồn 3 này mới là ghê nè.

Tôi nhắc lại, nguồn 1 là trực tiếp học từ Đức Phật và các bậc thánh đương thời Ngài. Nguồn 2 là các vị tổng hợp đối chiếu với những gì mà trong chánh tạng và chú giải nguồn 1 họ mới tạo ra chú giải nguồn 2.

Cái nguồn 3 này tại sao tôi phải giới thiệu dài dòng bởi vì nguồn 3 này nó hơi nặng, là sự vay mượn từ văn hóa, triết học , tư tưởng, thậm chí ngôn ngữ và khoa học đương thời. Là đương thời nào?

Vào thế kỷ thứ 8, có một vị trưởng lão viết cái quyển luận thư mà nó bàn về Trung bộ kinh thì lúc đó các vị đó đã đưa vào ở trong Trung bộ kinh những cái điều mà kiến thức đương thời của vị đó. Thí dụ như cái thời đó là họ biết xài xe lửa hơi nước, thời đó là họ bắt đầu là có ca nô, thời đó họ biết xài xuồng hơi, tôi ví dụ nha. Thì khi mà viết chú giải, vị đó đưa cái đó vào, rồi chưa hết vị đó đem vào những tác phẩm mà vị đó đọc được.

Thí dụ như thời này, cái vị viết chú giải không ngần ngại đưa vào trong đó một hai câu hay hay của nhà thơ, nhà văn bây giờ. Chẳng hạn có một câu mà tôi tâm đắc vô cùng, của Nguyên Sa đó là:

Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc,

Áo nàng xanh anh mến lá sân trường.

Hể mình thích cái gì là mình sẽ lấy cái thích đó mình trùm lên bao nhiêu thứ khác.

Có một câu của Vũ Quần Phương mà mới hôm giảng bên Mỹ tôi có nhắc:

Anh đợi nhau bên cầu.

Đứng một ngày đất lạ thành quen.

Ta đợi nhau trên cầu.

Đợi một đời đất quen thành lạ.

Cái câu này rất là hay, rất là Phật Pháp. Tại sao mà ta đợi nhau một ngày mà đất lạ thành quen? Là khi buổi đầu mình thương nhau quá, thì tất cả những gì thuộc về người thương của mình, mình đều thấy nó của mình, nó thuộc về mình, mình thấy nó cả đường đi lối về của cả bao nhiêu tâm tư, tình cảm của mình, bao nhiêu buồn vui của mình đều gắn trọn lên con người ấy.

Cho nên: Ta đợi nhau một ngày, đất lạ thành quen. Nhưng ta đợi nhau một đời, đất quen thành lạ. Khi ta ở với nhau lâu quá nó mới lòi ra, mình thấy tụi mình thì ra hai đứa hai cõi quạnh hiu, rất mực riêng tư. Cái chuyện đồng sàng dị mộng là chuyện đương nhiên. Lúc mới quen nhau thấy: Ta đợi nhau một ngày, đất lạ thành quen, nhưng mà, Khi ta đợi nhau một đời, đất quen thành lạ, là ở chỗ đó. Ta mới hiểu nhau, ta tưởng quen nhau là tri âm tri kỷ, tri âm tiền kiếp, bây giờ trùng phùng tái ngộ ở cõi này để làm nên cái nợ ba sinh, nhưng mà không có hề hiểu nhau. Rồi thì chúng ta mới nhận ra một chuyện động trời: Thì ra hai đứa là hai con đường riêng, you đi đường you mà tôi đi đường tôi, you go your sugar, I go my sugar. Có nghĩa là càng hiểu nhau để càng thấy mình là lạ với nhau lắm lắm, mình không có thuộc về nhau. Bản thân tôi, tôi còn không hiểu làm sao tôi hiểu you. Yeah.

Thì những cái vị viết chú giải họ thấy cái câu đó hay, họ không ngần ngại bỏ vào. Hoặc là như ông Cung Trầm Tưởng: Ta ôm em hôm nay mà nhớ em ngày sau. Rất là hay. Là bởi vì trong mỗi sát na em không còn ồn tại nữa.

Hoặc là Du Tử Lê có một câu: Vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai, câu đó quá hay luôn. Cái vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai, bị cắn hôm tháng chạp mà qua tháng hai nó mới bầm. Bửa nay người ta nói mình câu gì đó mình hỏng có đau, nhưng mai này, một ngày nào đó mình nhớ lại mình đau quá. Rõ ràng là Vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai. Hoặc là mình nghe cái câu đó mình hỏng thấy gì hết, nhưng mà một ngày nào đó mình chia tay rồi, mình về mình nhớ mình thương. Ồ, thì ra người ta nói câu đó người ta có ý mà sao lúc đó mình ngu dữ vậy ta? Trời ơi, sao mình khờ, tại sao mình cô phụ một tấm lòng vậy ta?

Như vậy thì một lúc khi Vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai, là nhiều khi cái chuyện nó cũ sì rồi mình mới bắt đầu mình giận, để cho tâm sân nó đến muộn hoặc có lúc mình để cho tâm tham nó đến muộn. Lẽ ra mình đã thương người ta ngay từ ánh mắt ban đầu lưu luyến ấy rồi, nhưng mà để về sau một tháng, hai tháng, một năm, hai năm mình nhớ lại mình bắt đầu ngậm ngùi, tiếc thương. Thì như vậy là mình đã để cho tâm tham nó đến muộn. Như vậy, tôi quá thích cái câu đó, cái câu đó quá hay: Vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai, thì những câu đó ở trong room này nhiều cái người gọi là cái dân mà đoan chính, thục nữ nghe nó nổi điên, tại sao mà giảng kinh đem mấy cái này vào? Tại cái não trạng của các vị đó có vấn đề, cái đầu chỉ để đội nón, để trang điểm, nha. Chớ lẽ ra thì tùy cái nhận thức của mình mà mình nhìn đâu cũng thấy Phật Pháp dầy đặc hết trơn á.

Đó, thì mấy cái vị mà viết chú giải cũng vậy đó. Khi mà họ viết, họ không ngại đưa vào trong đó cái này cái kia. Cho nên, tôi nói thẳng luôn đó là trong Thanh Tịnh Đạo, chẳng hạn như cái phần giải về Phật, trong đó Ngài Buddhaghosa giảng về chữ Bhavaga (Thế Tôn) có 6 ý nghĩa. Mà 6 ý nghĩa đó chúng ta lại bắt gặp ở trong bộ Yoga Sutra của Patanjali được viết bằng tiếng Sankrit. Và tôi cũng chưa hề thấy một tác giả Phật giáo nào nhắc tới điểm này. Tôi không dám nói rằng tôi là người pháp hiện ra điểm này, nhưng, và tôi cũng không dám nhận tôi biết chữ Sankrit, tôi biết rất là đại khái mơ hồ. Tôi biết qua bản tiếng Anh thôi, mà tôi đọc tôi giật mình. Tức là cái quyển đó, bản dịch của Yoga Sutra không hề nhắc tới Phật giáo, nhưng mà tôi đọc tôi giật mình, tôi: Ồ! thì ra 6 cái này được nhắc đến trong đây mà Yoga Sutra là một trong những tác phẩm kinh điển của Ấn giáo. Mà bây giờ nó nhắc tới như vậy đó thì sao? Mà Patanjali cũng là một nhân vật lớn bên Ấn giáo nói chung.

Thì bây giờ xin hỏi bà con trong room, bố mẹ ở đây ai mượn của ai? Tôi không nói là Ngài Buddhaghosa mượn của Ấn giáo, tôi cũng không có hồ đồ mà tôi nói Ấn giáo mượn của Ngài Buddhaghosa. Mà tôi chỉ hỏi bà con như vậy. Và chuyện nữa, bà con làm ơn, bà con nào mà đọc cái Ngàn lẽ một đêm và Kinh bổn sanh của Phật giáo mình, nó có nhiều cái kinh nó giống nhau gọi là tàn canh gió lạnh, giống nhau chỉ có nước là khóc thôi. Chưa hết, cái huyền thoại mà coi như Âu cơ mà đẻ trăm trứng, dạ xin thưa, đã có trong Kinh bổn sanh của Phật giáo rồi. Và hôm nay chúng ta biết rằng huyền thoại trăm trứng không phải chỉ có trong Việt sử, mà nó có trong truyền thuyết của rất là nhiều nước, đặc biệt là những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ.

Cho nên bà con nhớ thế này, nước nào cũng bắt đầu, dân tộc nào cũng bắt đầu bằng những huyền thoại cả, và những huyền thoại đó đôi khi nó xuất phát từ cái môi trường sinh hoạt, cái bối cảnh trước mắt, nhưng đôi khi nó được vay mượn từ một dòng chảy giao thoa nào đó giữa các nền văn hóa, văn minh mà bây giờ nó đã mất dấu rồi.

Cho nên hôm nay chúng ta có 3 nguồn chú giải:

Nguồn 1 là trực tiếp từ thời Đức Phật.

Nguồn 2 là sự đối chiếu so sánh, kết hợp, tổng hợp từ nguồn 1.

Nguồn 3 là sự vay mượn các nguồn của đời sau. Đặc biệt là ở những vùng đất mà bộ sách đó được viết và ở bản thân cái người viết.

Cho nên báo trước bà con đọc chú giải đừng có sốc. Sốc là thấy nó nhiều cái chỗ kỳ quá. Thí dụ như chỗ nói về vũ trụ quan, Đức Thế Tôn khi nói về vũ trụ quan, Ngài nói đến sự hiện hữu của vô lượng vũ trụ, Ngài nói rất là gọn và cách nói của Đức Thế Tôn hôm nay khoa học chỉ có cuối đầu thôi. Trong khi đó, vũ trụ quan mà được nói tới trong Thanh Tịnh Đạo, được nói trong chú giải là chỉ có kêu trời thôi, mình ráp không được với cái nền văn minh hôm nay, cho bà con biết như vậy. Mà tôi phải nói huỵch toẹt ra không phải là vì cái lòng báng bổ mà vì tôi quá yêu đạo Phật, tôi qua kính thờ Đức Phật, bắt buộc tôi phải nói ra chuyện đó, để bà con làm ơn mai này có bất mãn thì bất mãn ai đó, đừng bất mãn Thế Tôn vì Thế Tôn có nói thế bao giờ.

Mình thương ông già mình thì mình phải làm rào mình bọc bảo vệ ông già mình trước chứ, rồi ngoài ra ai muốn làm gì đó thì làm. Chứ còn đằng này mình để luôn tuồn như vậy thì hỏng được.

Nãy giờ tôi đánh một vòng chỉ riêng cái kinh tôi nói về Ngài Hatthisāriputta mà tôi đánh một vòng như vậy là vì tiện đâu nói đó, không thôi mai mốt lớn tuổi tôi quên. Bây giờ tôi quên dữ lắm các vị biết không? Tôi quên sạch bách, tôi quên nhiều lắm. Coi như bây giờ là tôi chỉ thuyết pháp bằng cách lên đồng thôi, cứ thắp hương là:

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phiếm này,

Trông ra ngọn cỏ gió cây,

Thấy hiu hiu gió, là hay chị về.

Tôi không ngờ mấy câu đó của Kiều mà dặn em Thúy Vân mà nó lại ứng, lại vận vào đời tôi bây giờ. Bây giờ tôi thuyết pháp toàn là bằng cách lên đồng thôi. Thì Ngài Hatthisāriputta tu có thời gian rất là ngắn nhưng mà Ngài đã thuộc lòng nguyên tạng A tỳ đàm và chú giải. Rồi thì sao? Rồi thì trong buổi nói chuyện về A tỳ đàm với các vị trưởng lão thì Ngài Hatthisāriputta mới có góp ý. Lúc đó Ngài Mahākotthita Ngài mới có lời nhắc nhở. Ngài nói: “Ở đây các vị tôn túc đang nói, Sư là tân thọ đừng có chen vào”. Ngài nói như vậy không phải là Ngài chèn ép đàn em, hỏng có phải. Là vì 2 lý do:

1/ Là những vị mà đang nói chuyện lúc đó toàn là cao thủ võ lâm, toàn là những bậc đại thánh, đại hiền, đại trí, những vị đó mà trao đổi thì coi như sẽ để lại những bài học lớn cho hậu tấn. Trong khi vị này còn là phàm, mới là con vẹt chùa thôi. Thì góp ý trong thế giới của chúng ta bây giờ thì nếu một vị như vậy dầu còn phàm, mà tinh thông như vậy thì phải nói là thạc đức, thạc học, là đỉnh cao trí tuệ cho tăng già hôm nay. Nhưng mà vào thời buổi Đức Phật thì một vị như thế này lên tiếng chỉ làm mất phần cho hậu thế thôi. Mất phần là sao? Lẽ ra là các bậc đại thánh nói chuyện với nhau là để lại cho đời những bài học xuất sắc hơn. Còn đằng này người phàm chen vào chỉ làm mất thời gian thôi. Đó là lý do thứ nhất Ngài Mahākotthita không muốn gián đoạn buổi trao đổi, đàm luận giữa các vị tôn túc.

2/ Là Ngài thấy rõ căn tánh của Ngài Hatthisāriputta không phải tay vừa cho nên Ngài kềm lại để giúp cho vị này. Ngài nói rằng: “Sư đệ, đừng có chen vào khi các vị tôn túc nói chuyện như vậy.”

Cái câu chuyện đó đến rồi, bắt đầu các vị thấy không, theo chánh kinh, Ngài nói như vậy xong rồi Ngài mới nhắc lại cái nội dung y chang như là cái bài Kinh Người đốn củi mà chúng ta vừa học. Ngài nói rằng không có phải ai mà mở miệng làm két chùa, nói đạo, nói pháp đều có một cái nội hàm tu tập hết, kể cả những vị mà sống bên cạnh thầy, bạn, những vị thuộc lòng kinh điển, thậm chí là những vị có đắc thiền thì cũng vẫn còn có nhiều chuyện phải làm chứ không phải là ở gần thầy, gần bạn là coi như đạo nghiệp hoàn tất, hoặc thuộc lòng giỏi giang kinh điển là đạo nghiệp hoàn tất, hoặc đắc ba mớ thiền định ngồi lim dim, hít thở vậy là đạo nghiệp hoàn tất. Mà mình còn nhiều chuyện phải làm, cho đến bao giờ phiền não kết thúc, sanh tử chấm dứt, thì lúc đó là yên tâm để mà nằm xuôi tay. Chớ còn ba cái chuyện mà thầy, bạn, kiến thức, thiền định, đắc chứng, phù phép thì Ngài nói không nên dựa vào đó để mà mất thời gian cho mình và cho người. Các vị nhớ nha.

Nguyên cái bài dài sọc chỉ có nội dung như vậy. Một người dầu có thầy, có bạn bên cạnh, một người dầu có tinh thông kinh điển, một người dầu có đắc thiền, đắc định nhưng mà hể đạo nghiệp giải thoát chưa hoàn tất thì không nên làm mất thời giờ của mình và của người. Đại khái như vậy.

Các vị có biết không, lời nhắn nhủ này không phải chỉ riêng cho Ngài Hatthisāriputta mà nó còn đồng vọng đến ngàn sau. Bao nhiêu thế hệ chư tăng đã đến rồi đi trong giáo pháp này, đã biết bao nhiêu người, hàng ngàn người, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người đã chiêm nghiệm, thấm thía, gậm nhấm, tiêu hóa bài kinh này. Và có một điều là sau buổi nói chuyện này không lâu thì tôn giả Hatthisāriputta đã hoàn tục. Trong chánh kinh nói không có nhiều, chỉ nói đại khái là hoàn tục thôi. Nhưng mà trong chú giải nói rằng vị này tổng thời gian trước sau trong đời tu là hoàn tục 7 lần. Mà thời gian của mỗi lần không cách nhau bao xa. Vô rồi ra, vô rồi ra, vô rồi ra, cứ đi ra: Ta đi, ta về lại nhớ trăng treo. Có nghĩa đi thì nhớ ở nhà. Ta về thì nhớ vầng trăng ở viễn phương, cái dạng Ngài vậy đó. Ngài cứ về nhà thì Ngài thấy Ngài sống trong một cái chỗ hôi hám, chật chội, bụi bặm, Ngài đã lìa bỏ một cõi tu giải thoát, thanh tịnh, có Phật, có thánh chúng, có thầy, có bạn. Mà khi Ngài vào rồi thì lòng hỏng có yên, Ngài thấy làm như mình có cái gì đó nó ray rứt, bồn chồn, áy náy thì phải đi ra, mà tổng thời gian là 7 lần như vậy. Trong chú giải có ghi rõ rằng đây là do tiền nghiệp quá khứ.

Và sẵn ở đây tôi nhắc lại một chuyện trước khi tôi quên. Đức Phật Ngài dạy rằng:

– Cho rằng cái gì cũng là nghiệp quá khứ, đây là một cực đoan.

– Cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có, đây cũng là cực đoan.

– Cho rằng do một đấng khuất mày, khuất mặt, cao siêu nào đó an bài, cũng là cực đoan.

Nhớ cái đó. Mà trong khi đó 2 điều sau là đúng rồi, cho rằng ngẫu nhiên là sai, do đấng nào đó bài ra là sai. Nhưng riêng cái điều đầu tiên, Ngài dạy rằng nếu mà mọi thứ mà do tiền nghiệp hết vậy chứ bây giờ mình tu làm cái gì? Mình cứ ngồi ở đây mình chờ nghiệp cũ, giờ khỏi tu. Hôm nay là ngày 12 mà mình cứ chờ cái quả của ngày 13 nó trổ, cho nên ngày 12 mình hỏng có tu, đúng không? Tại hôm nay là ngày 13, mình cứ chờ cái quả của ngày 12, cho nên mình hỏng có tu hành gì hết. Như vậy tới ngày 14 thì sao? Các vị có hiểu không?

Cho nên mỗi ngày là phải gieo nhân lành hiện tại, hể còn là phàm dầu muốn dầu không, tôi nói bằng mực đỏ nha, “dầu muốn dầu không”, miễn là chưa chứng La hán “dầu muốn dầu không” trong từng giây ta đều tạo nghiệp hết. Nhưng có một điều là, hồi nãy tôi nói tạo nghiệp có 2:

1/ Tạo nghiệp để cầu quả sanh tử hoặc tạo nghiệp trong cái sự thiếu kiểm soát.

2/ Tạo nghiệp trong sự kiểm soát và chỉ hướng đến quả giải thoát.

Tạo nghiệp không kiểm soát là muốn làm gì thì làm, thất niệm, thất định, phóng dật. Cái thứ hai là gieo nhân sanh tử có nghĩa là làm lành, làm phước mà còn cầu quả nhân thiên. Còn trường hợp thứ ba là mình là thường xuyên sống chánh niệm, tôi nói không biết bao nhiêu lần cái bài học vô cùng quan trọng này, học giáo lý và sống chánh niệm bao nhiêu nó đủ rồi. Nhiều người nghe như vậy họ tưởng thiếu, không, tôi bảo đảm bằng cái mạng cùi của tôi, nha. Chỉ học giáo lý căn bản rồi sống chánh niệm là không thiếu gì hết. Là tại sao? Bởi vì khi anh có giáo lý căn bản và anh sống chánh niệm thì anh không hề bỏ qua cơ hội bố thí, không hề bỏ qua cơ hội nghe pháp, phục vụ, hồi hướng, tin tôi đi. Chỉ cần anh có giáo lý và có chánh niệm thì anh không hề bỏ sót một cơ hội làm phước nào hết, đồng thời anh sẽ làm phước bằng sự kiểm soát của hành giả “làm gì biết nấy”. Và công đức của người hành giả như vậy, hành giả mà có giáo lý, có chánh niệm thì công đức đó mình mới hy vọng hợp trí vô trợ thọ hỷ.

Tại sao tôi dám nói người có giáo lý thì làm phước dễ được cái tâm hợp trí, là vì sao? Là vì hợp trí có 3: văn, tư, tu. Một người mà có giáo lý nếu mà khi họ làm phước cái tư nó chưa kịp tới thì tối thiểu nó cũng có trí văn. Tối thiểu bởi vì họ có giáo lý mà, cái đó nó nằm trong người họ chớ đi đâu? Cho nên người có giáo lý khi họ làm công đức gì, chuyện đầu tiên phải là hợp trí, đương nhiên là hợp trí, vì dầu gì họ làm bằng cái nhận thức của người có hiểu biết.

Họ cũng có ly trí chớ nhưng mà nó hiếm, miễn là chỉ cần mình có giáo lý thì mình khó bề mà làm cái gì mà ly trí. Tôi ví dụ nha, như một dược sĩ, bác sĩ hoặc một y tá có biết về thuốc, về y, về dược, có nhiều lúc họ quên mất cái bằng cấp của họ, nhưng mà khi họ nấu ăn, khi mà họ chọn rau, chọn trái để họ mua, lúc đó làm gì thì làm, họ quên mất cái bằng của họ rồi, nhưng mà ngộ lắm, đa phần trong đời sống họ vẫn ăn, vẫn nấu, vẫn mua sắm, vẫn sinh hoạt theo cái kiến thức của một người có biết về y, về dược, tôi bảo đảm cái đó. Nó ngộ lắm, lúc đó họ không có nhớ tới cái nghề nhưng ngộ lắm, họ vừa đưa tay họ bóc cái chôm chôm là họ nhớ, Ủa, Châu Âu làm gì có chôm chôm trời? Trái này nhập từ Châu Á, mà hể nhập từ Châu Á thế nào cũng có phân, cũng có thuốc sâu. Họ vừa đưa tay cầm trái bưởi lên, họ thấy chữ China, hỏng phải họ ghét Tàu, hỏng phải họ ghét trên quan điểm chính trị, mà trên cái góc độ khoa học, họ vừa cầm trái bưởi, họ thấy chữ China, là họ đặt xuống. Cầm trái thanh long, thèm lắm, nhưng chực nhớ Ủa xứ này đâu có thanh long trời, vậy là đồ nhập, nhập từ Châu Á rồi là hỏng xong, để xuống. Nó ngộ lắm, tại vì tôi có từng đi chợ với mấy người đó, họ ngộ, họ bén lắm. Củ tỏi họ cầm lên, họ thấy China, họ để cái cụp xuống liền, họ phải mua tỏi Peru, tỏi của Nam Mỹ, tỏi của Turkey, Thổ Nhĩ Kỳ, tại vì sao? Là vì họ quên mất bằng cấp học vị, họ quên mất chuyên môn nhưng mà cái biết đó đã là cái basement, là cái background, là cái nền của họ.

Cho nên người có kiến thức giáo lý họ làm phước rất dễ có tâm đại thiện hợp trí là chỗ đó. Nhớ cái chỗ này. Cho nên hôm nay Ngài Hatthisāriputta hoàn tục 7 lần là vì sao? Là vì cái nghiệp nhưng mà đừng có nghe như vậy rồi mai mốt các vị cứ hoàn tục hoài, ra vô, ra vô, coi cái chùa như cái chợ, “Tại cái nghiệp của em như thế thì em phải chịu”. Sai bét. Không phải lúc nào cũng móc cái nghiệp ra, bởi vì chính Đức Phật đã dạy “Mọi sự đổ hết cho nghiệp đó cũng là một ngộ nhận”.

Chẳng hạn như bửa hổm bên Houston tôi giảng ở bển, có cô phật tử cổ than “Trời ơi, cái số của con thầy ơi, con phải khổ vầy vầy…”, nhưng mà cổ hỏi tôi làm sao. Tôi giải thích cho cổ xong, cổ nói “Nhưng mà con nghĩ đó là cái nghiệp mà con phải trả”. Tôi nổi điên, tôi nói “Cô ơi, hồi nãy giờ tôi nghe là tôi thấy do cái tâm của cô nhiều hơn là do hoàn cảnh. Nếu mà cô đừng có kể sai. Mọi sự mà cô kể đúng, thì theo tôi nhận xét, cái chuyện nãy giờ cô than phiền về gia đình của cô toàn là do cái tâm của cô”. Cổ nói “Không, nhưng mà đó cũng là cái nghiệp. Tôi hỏi: “Cô ơi, nếu mà cô nói như vậy tôi hỏi cô nha”, mà tôi hỏi giữa đám đông, bửa đó chắc cũng không dưới 50 người. Tôi hỏi: “Vậy chứ tôi hỏi quí vị nè, bây giờ tôi về Houston, tôi không có về chùa, tôi không có về một cái chỗ ở mà nghiêm túc, sạch sẽ, minh bạch, mà tôi đi về nhà một cô gái nào đó, rồi tôi ở một mình tôi với cổ trong căn nhà đó.Rồi mỗi ngày cổ đưa đón tôi lại đây dạy học, rồi tối cổ đưa tôi về nhà, đóng cửa có hai người trong nhà thôi, thì các vị có chịu nổi không? Thì tôi thấy một rừng người lắc đầu nguầy nguậy. Thì lúc đó tôi mới nói, tôi sẽ giải thích thế này, tôi nói: “Quí vị ơi, tại cái số của tôi, cái nghiệp nó khiến, bây giờ cái nghiệp của tôi là cái nghiệp phải chịu tai tiếng. Cho nên khi tôi vừa xuống máy bay là cô này cổ tới cổ rước tôi. Cái chuyện mà cổ đẹp là do cái nghiệp của cổ, còn cái chuyện mà tôi thương cổ cũng là cái nghiệp của tôi, thì hai cái nghiệp tụi tôi cộng lại với nhau, tui tôi về cùng sống trong bến mộng cũng là cái nghiệp luôn, thôi thì tới giờ, tôi tới đây tôi dạy xong tôi trở về cái bến mộng của tôi, bởi vì cái nghiệp mà. Cái nghiệp khiến cho cổ đẹp mà cái nghiệp nó khiến cho tôi mê cổ. Như vậy các vị có chịu nổi đó là nghiệp hay không? Thì tôi lại thấy lắc đầu nữa, coi đã hôn, lại lắc một lần nữa.

Ở đây cũng vậy, không phải cái gì mình cũng đổ cho nghiệp hết, mà chỉ hỏi như vậy họ mới lắc cái đầu. Cái gì cũng đổ cho nghiệp, khi mà tôi đưa cái trường hợp đó ra là họ nhảy nhỏm liền. Mà trong lớp bửa đó có một cô ngó cũng được lắm, tôi mới chỉ cô đó, tôi nói: “Nếu quí vị nói đó là nghiệp thì một lát tôi đi trả nghiệp nha. Một lát tôi theo cô này về tôi trả nghiệp à, tôi hỏng ở nhà cái cô ba đó, cô ba già khằn, tôi hỏng ở nữa, tôi về cái cô này”. Mà ai cũng biết cái mặt của cổ cũng được, mà tôi biết cổ gật đầu cái rẹt, nhất là nghe nói giúp ông thầy trả nghiệp là bả giúp liền hà, giúp để trả nghiệp.

Nhưng mà vấn đề nó không phải là vậy, cho nên ở đây trong trường hợp này Ngài Hatthisāriputta đúng là do nghiệp, nhưng mà đừng có dựa bài kinh này mai mốt muốn làm gì thì làm rồi đổ thừa cho nghiệp thì cái vụ đó hình như nó hơi bị sai, nha. Bài kinh này nó sâu là sâu chỗ đó, cái sâu thứ nhất: nội dung nhắc lại bài kinh trước, đó là “Đừng đánh giá vấn đề qua hình thức, coi chừng thấy vậy mà không phải vậy, kể cả một tỳ kheo có thầy, bạn bảo vệ, một tỳ kheo có giáo lý, có kinh điển tinh thông Phật Pháp, một tỳ kheo có đắc chứng thiền định ngon lành, thì tất cả chỉ là thấy vậy thì biết vậy thôi, đường tiếp theo khó nói lắm.

Tôi hỏi các vị một câu thôi, tôi là tu sĩ, tôi nhớ cái gì tôi nói cái đó, nhưng mà tu sĩ mà xài cái thí dụ này thì khó. Tôi hỏi các vị, “Cũng con cá mà tại sao có con mình ngâm nước nó rã, mà tại sao con cá nó lội cả đời mà nó hỏng có rã là sao?” Trong room có hiểu được cái này không? Con khô mà các vị liệng trong nước, các vị thả trong nước cho nó bồng bềnh trong một tháng là nó rã bèn, con khô hoặc con mắm mà mình thả nó vô trong nước một tháng là nó rã bèn. Nhưng mà tại sao con cá nó bơi cả năm, hai năm, ba năm trong nước mà nó không bị rã? Tại sao vậy? Trong room có hiểu không? Đó, bây giờ hiểu chưa?

Như vậy thì bài kinh này muốn nói cái gì? Là có những người tuy là họ có đắc chứng thiền định, họ tinh thông giáo lý nhưng về Phật Pháp họ chỉ là con khô thôi. Đó, cho nên họ rất dễ bị thử thách, khi mà dòng đời cuốn trôi họ rồi họ rất dễ bị rã.

Tôi đã gặp những loại hành giả thuộc về khô này tôi gặp hoài. Coi như đi tu thiền là cũng đi chậm chậm làm như mới xuất viện vậy đó, rồi lim dim lim dim như mới mổ mắt vậy đó, mà ăn nói cẩn thận chừng mực, rồi mở miệng ra thì thôi thưa bẩm lịch sự lễ phép thiền lắm, nghe không khí chánh niệm nó phảng phất chung quanh nghe thơm lừng vậy đó. Trời đất ơi, ít bửa nó tan hàng nó về rồi là nó y như là cái bà tám, bà tám double, bà tám triple vậy đó. Vì sao? Vì cái đạo căn của họ giống như là con khô, con mắm vậy đó.

Họ phải là người sống ở trong pháp, thì cái đó chỉ có thánh thôi. Trường hợp thứ hai phải là bậc Á thánh, là như trường hợp Ngài Hatthisāriputta là Á thanh. Là vì sao? Vì căn cơ của họ đã chín muồi, bây giờ chỉ cần chờ ngày thích hợp là họ chứng, chỉ trừ trường hợp đó. Mà hai cái bậc này thì mình đừng có rớ tới, bởi vì mình hỏng có nằm ở trong đó đâu.

Cũng giống như mình phải học hành, phải làm lụng mới có tiền chớ mình đừng có lôi mấy ông tỷ phú hoặc mấy cái ông trúng số ra mình làm mẫu là bậy, nha. Đời này mình chỉ nhìn ông Bill Gates để mà mình học cái gương lập nghiệp của ổng thôi. Chớ đừng có thấy ổng giàu, thấy ổng tà tà mà ổng giàu rồi bắt chước, rồi cũng bày đặt tà tà mà giàu thì cái đó tôi hỏng hứa, nha. Cho nên ở đây mình có nhiều trường hợp lấy thánh làm gương, là gương chuyện gì chớ hỏng phải là làm gương cho tất cả mọi chuyện.

Thì trong đây mình cứ nhớ thế này, mình tâm niệm bài giảng này: “Trong Phật Pháp, tôi sẽ là con cá hay là con khô.” Bởi có những người họ bơi lội trong Phật Pháp này thời gian họ bị rã, mà trong khi đó có những người mà họ càng bơi họ càng lớn, càng mạnh, càng to, càng đẹp, càng khỏe. Còn mình là con khô, con mắm đem ngâm nước một thời gian nó rã, ngâm trong đaọ rã, mà đem ra ngoài đời cũng rã luôn. Còn Ngài Hatthisāriputta lúc Ngài hoàn tục 7 lần giống như 7 lần mà Ngài bị mắc cạn vậy đó, có nghĩa là Ngài có văng lên bờ một chút, có bị ngộp ngộp chút nhưng sau đó Ngài rớt trở lại dưới nước, thí dụ như vậy. Và Ngài có ngâm trong nước bao lâu Ngài cũng hỏng có hư.

Rồi như vậy là mình học xong. Khoan, hồi nãy quí vị hỏi nghiệp gì? Quên.

Đời Phật Ca Diếp, Ngài Hatthisāriputta là một tỳ kheo cũng có một ông sư bạn tu chung, mà cái ông này ổng do cái phước riêng ổng có một ít y bát rồi mấy cái đồ dùng cá nhân, hỏng có nhiều nhưng mà cũng đồ tốt, thí dụ như vậy. Thì vị đó có ý hoàn tục, thì Ngài suy nghĩ nhanh lắm, nghĩ thoáng qua thôi, Ngài nghĩ: “Ông này bây giờ có giữ ổng lại cũng đâu có được mà bây giờ ổng ra, mấy cái này ổng để lại cho mình chứ ai”. Bởi vậy cho nên là Ngài có cái ý, Ngài nói: “Ờ thì thôi, tôi thấy ở hỏng được thì ra chớ ở đây làm gì, lỡ chợ lỡ quê, lỡ thầy lỡ thợ.” Nhưng mà ngay sau đó Ngài hối hận. Có hối hận. Ngài nói: “Không, không, không. Hôm qua tôi thấy ông muốn quá nên tôi nói vậy thôi, chứ ông tưởng tượng mình từ dưới sình mình đã leo lên bờ, tắm rửa sạch sẽ rồi, bây giờ mình nhảy xuống sình nữa hay sao? Thôi thôi, tôi can, tôi can. I can you, I can you, nha.” Có chuộc lỗi, có nói sửa lại, có. Nhưng mà hồi đầu có cái ý hơi ác, là thôi, nói cũng có lý lắm: “Lỡ thầy lỡ thợ, lỡ chợ lỡ quê, thôi bây giờ ra đi cho thoải mái, làm cư sĩ tốt còn hơn làm ông sư xấu.” Quất cho thằng nhỏ một thời moral vậy, cuối cùng thấy kỳ kỳ mới chỉnh lại, may là chỉnh kịp. Cho nên bây giờ mới ra có 7 lần thôi, nếu mà hỏng chỉnh là nó quất 14 lần luôn, nha.

Cho nên là mình học cái bài kinh này nó sâu dữ lắm. Là mình thấy chỉ một câu nói nhẹ nhàng xúi dại người ta để lại cái nghiệp không có tả được. Ngài Chulapanthaka cũng thời Phật Ca Diếp, Ngài cũng là vị tỳ kheo thấy vị sư già học kinh mà chậm, Ngài cũng nói một hai câu mà giống như dè bỉu, châm chọc, hỏng có nhiều, có một câu, hai câu, giỡn giỡn vậy đó. Giống như hồi đó tôi nhớ ở Việt nam, hồi tôi còn nhỏ, có chú tiểu đó học chậm lắm, học ngoài trường đời, học chậm rồi ở lại lớp, lưu ban một hai năm gì đó, rồi ông sư trong chùa ổng nói đùa, ổng nói: “Thấy người ta học thấy ham, người ta một năm ba lớp, còn cái chú này một lớp làm ba năm”. Thì nói đùa cho cả đám cười cho vui vậy thôi. Nhưng mà nếu chú đó mà là một vị đại căn bồ tát mà mình trêu chọc kiểu đó là cũng mệt mỏi lắm chớ hỏng phải không. Mệt mỏi à, bởi vì mình không biết cái người mà mình đang đùa giỡn đây, mình đang tấn công đây, họ là cái loại nào, cái cỡ nào, cái tầm nào mình không có biết. Con chó, con heo trước mặt mình nó cũng hoàn toàn có thể là bồ tát nhằm cái lúc mắc đọa, nha. Đâu có chắc được, con chó, con heo mình đâu có chắc.

Rồi bây giờ Việt nam mình họ nói có nhiều câu mà họ không có hiểu là “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” đó là nói hẹp. Còn nói rộng bất cứ cái nghề gì mà có thể xâm phạm đời sống chỗ ở, sự thoải mái, an lạc của chúng sanh khác đều rất nguy hiểm, rất tổn đức. Bởi trong cái nghề đánh lưới, bắt cá, săn bắn, đốn cây của mình, mình đã không biết mình xâm phạm biết bao nhiêu cái quyền lợi, lợi ích của các loài mà mình thấy được và không thấy được. Trong ngôn ngữ bình thường cũng vậy, mình xâm phạm, mình tấn công cho nó đã nư, đã tức, hoặc nhiều khi chỉ là mua lấy một trận cười của anh em mà mình gieo một cái nghiệp mình không có lường được.

Cho nên cũng xin nói riêng với bà con, có giận ai thì giận nhiều lắm hãy để nằm trong cái ý nghiệp thôi, chớ đừng có đưa nó ra thân nghiệp và khẩu nghiệp cũng phiền. Bởi mai này, người chịu cái đó là mình chớ có ai. Mà có cái vụ này hơi mệt, ở trong đạo mình, mình mà đụng cái người mà họ không có ý ác với mình thì tội nó nặng lắm quí vị biết không?

Trong Kinh Pháp Cú ghi rất rõ, ai mà dùng cái tâm ác mà tấn công người không có ý ác thì cái tội đó nó trổ ra rất là nặng. Nó trổ ra những cái tội, thí dụ như là sẽ bị hình phạt, tù tội, nó khiến chớ hỏng ai tố mình hết, hoặc là sẽ bị trọng bịnh và chết bị mê loạn, hoảng hốt rồi sa đọa. Dùng tâm ác mà tấn công người lành sẽ bị cái đó, mà trong đó có cái ớn là khi mà chết tâm hoảng loạn, và đặc biệt trong hiện tại rất dễ bị mắc trọng bịnh. Nhiều khi mình hỏng có ngờ ở đâu mà có cái bịnh đó, bịnh đó không phải là tiền nghiệp xa xôi mà nhiều khi nó chỉ là nghiệp ngay trong đời này thôi. Khi mà có tâm ác như vậy, giống như Kokàlika học trò của Đề bà đạt đa, mà ổng có tâm ác với Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên thì có người tới khuyên ổng ba lần ổng không nghe, thì ngay sau đó một hai ngày là cả người ổng nổi lên những mụt nhọt. Lúc đầu nó nhỏ như mụn bọc, trong kinh tả bằng hột mè, lên tới hột đậu, đậu xanh rồi lên tới đậu phộng, bắt đầu nó bể ra, vỡ ra, cả người ổng tanh hôi, đau đớn, rên xiết, ổng chết đọa địa ngục, là do dùng tâm ác tấn công người khác. Trường hợp đó quá tệ.

Còn trường hợp nhẹ hơn là nhiều khi chỉ là cái nghiệp trong lúc vui đùa, hoặc như Ngài Hatthisāriputta chỉ là cái nghiệp trong lúc Ngài có ý thích thích nhẹ nhẹ thôi, thích một hai món đồ của ông kia xài đồ tốt, lúc mình nghĩ nhanh, mình nghĩ hơi ác một chút, mình nghĩ “ổng ra rồi cái này của mình chớ của ai”. Nhưng ngay sau đó là Ngài hối hận liền tức thì trong ba nốt nhạc là hối hận rồi. Mà vậy đó, các vị coi cái quả nó trổ ra hoàn tục 7 lần. Phiền lắm, nha.

Bây giờ đã là 3 giờ rưởi, như vậy thì mình còn thời gian để giảng tiếp bài kinh Con đường đến bờ kia.

Ở đây có nhiều chuyện để bà con để ý, trong kinh bà con thấy nè: “Chư Hiền, Thế Tôn đã nói như sau trong “Con đường đến bờ bên kia”… “, cái chuyện này là biết kiếp nào mình mới học cái này. Con đường đến bờ bên kia đây có nghĩa là bài kinh Parayana Sutta trong Tiểu bộ kinh. Đây là một bài kinh rất dài gồm 16 phần vấn đáp giữa Thế Tôn và 16 vị Bà la môn học giả. Đặc biệt bài kinh này được xem là một trong không nhiều những bài kinh mà được chú giải riêng, được đích thân Ngài Xá Lợi Phất chú giải riêng. Xin xem hai bộ Niddesa, khiếp như vậy đó, ai biết tiếng Anh cứ vô đánh Mahaniddesa và Cullaniddesa, biết tiếng Anh, tiếng Đức là có dịch hai cái này. Ngộ há, ngôn ngữ Âu Mỹ chỉ có hai tiếng Anh, tiếng Đức thôi, lạ thiệt chứ, Thanh tịnh đạo gì đó là chỉ có tiếng Anh, tiếng Đức thôi. Còn mấy thứ tiếng kia sau này lai rai, thí dụ như tôi biết có tiếng Ý nè, có tiếng Tây Ban Nha mà họ dịch đứt khúc, Nga có dịch nhưng mà cũng lai rai lóm đóm. Đúng rồi Nga, Ý, Tây Ban Nha họ có dịch, sau này có Bắc Âu họ cũng có nhưng mà cũng lai rai lai rai chớ họ không có dịch toàn bộ như người Anh và người Đức.

Bài kinh này nó có cái duyên sự rất là đặc biệt đó là có một ông Bà la môn sống 120 tuổi, uyên thâm bác học, chuyện dài lắm, tôi nhớ tôi có giải thích rồi, khổ quá, giải thích rồi. Rồi ổng mới nghe danh Đức Phật, chuyện tôi kể vắn tắt thôi, nó có một vài chi tiết phong thần tôi bỏ hết. Ổng nghe danh Đức Phật, ổng có 160.000 đệ tử, ổng chỉ cử ra 16 đệ tử thôi, có nghĩa là cứ 100(?) người ổng lấy ra 1 người, là 16 đệ tử lớn đi đến gặp Đức Phật. Và ổng dặn thế này: “Ta được biết Ngài là một vị Phật, tại vì nghe mô tả là vì Ngài có những hảo tướng của một vị Phật, cho nên các con đến đừng có hỏi gì hết, tới chào hỏi rồi ngồi yên như vậy, rồi mỗi người tự đặt câu hỏi trong bụng của mình, thì coi coi Ngài sẽ làm sao?

Thì đúng như vậy khi mà 16 ông này tới gặp Phật, mấy ổng chào Ngài xong mấy ổng ngồi yên quan sát. Mà quan sát mấy ổng thấy Ngài có đủ 30 tướng tốt mà còn thiếu 2 tướng nữa mới đủ 32, thì lúc đó Ngài biết như vậy, Ngài đang thuyết pháp cho người ta, Ngài mới dùng thần thông cho mấy ổng thấy 2 tướng còn lại, tức là tướng lưỡi và tướng sinh thực khí. Thì họ đã tin hết 80% đây là Phật rồi, bây giờ cái chuyện 20% còn lại là họ mới đặt câu hỏi về những thắc mắc về triết học, về tư tưởng chứ họ làm gì mà biết Phật Pháp. Họ chỉ thắc mắc về con đường tu hành mà theo quan điểm tín ngưỡng, triết học, tư tưởng của thời đó. Lần lượt Đức Thế Tôn đọc được tư tưởng của từng người và Ngài trả lời cho từng người, thì cái pháp thoại đó làm người ta sửng sốt là bởi vì người ta thấy lạ một chỗ là cách nói của Đức Thế Tôn rỏ ràng không phải là ngẫu hứng, không phải tự nhiên mà nói. Mà họ thấy hình như cách này là đang trả lời cho ai đó. Bởi vì câu trả lời trước, câu trả lời sau nó không mắc mớ gì với nhau hết. Mà lạ một chỗ là từ lúc có 16 ông này vô ngồi thì Ngài mới có cách thuyết pháp lạ như vậy. Họ không hề biết rằng là Đức Thế Tôn đang dĩ tâm truyền tâm, dĩ ngôn mà truyền tâm cho mấy người này. Khiếp như vậy đó. Mấy người đó là dĩ tâm truyền ngôn, dùng tâm họ để họ trình với Ngài. Ngài trả lời cho họ tổng cộng là 16 câu vấn đáp rất là đáng để đọc, rất là đáng, nha.

Mà phật tử Việt nam mình ta nói trời ơi sợ kinh cắn, coi như cứ ăn rồi là cứ chờ mấy ông sư ban cho bao nhiêu thì được nhiêu. Cứ năm nào cứ vu lan, rồi nghe báo hiếu, rồi Phật đản nghe kể tích Phật, cứ dâng y thì nghe nói quả báu dâng y. Mà cả năm nghe tới nghe lui làm phật tử 40 năm mà có đời nào mà đụng tới mấy cuốn kinh tạng, đụng tới là nó ngáp rách miệng rồi than là không hiểu. Mà tại sao không chịu đi tìm hiểu chớ thử thời bây giờ mà đó là mấy cái đó bài thuốc tiểu đường, cao máu, ung thư mà khó đọc cở nào cũng ráng mà đọc chứ. Còn đằng này mình coi đời sống tâm linh nó hỏng có đáng, coi Phật Pháp hỏng ra gì hết á, thì biết được thì tốt, hỏng biết thì thôi có chết thằng tây nào đâu.

Cho nên là kệ nó, kệ nó, tùy mấy thầy ban cho cái gì thì nhận cái đó. Mà trong khi tôi nói hoài, tôi nói ông già mình chết để lại một núi kim cương, một kho tàng cao ngất trời mà mình bị sốt bại liệt, cho nên mỗi ngày mình cứ lết qua cái ông hàng xóm nhờ ổng lấy được cái gì trong đó ra ổng cho mà thường là ổng cho mì gói không hà. Mà trong khi ông già mình để lại nguyên một tòa lâu đài đựng toàn kim cương mà tới nóc nó chạm mây, nha, nóc chạm mây kim cương trong đó hàng ngàn, hàng triệu tấn. Mà cứ mỗi ngày mình lết qua trước nhà nhờ cái ông gác cổng, ổng vô ổng lấy cho mình cái gì đó mình xài, mà ổng cứ đem ra bửa thì chai nước suối, khi gói mì tôm vậy đó. Mà mấy chục năm trời vậy đó, ông già mình có cái gì mà mình không có biết, kim cương ta nói dầy đặc trong đó, mà cứ ngày nào cũng chai nước suối với gói mì tôm. Có bửa ổng làm biếng, ổng hứng nước phông tên ở ngoài sân, rồi ổng lấy cái miễng dùa ổng múc cho miếng nước phông tên, rồi ổng cho gói mì chuột gặm đem ra cũng ráng mà trợn trạo mà nuốt, rồi cám ơn thấy bà luôn, quì lạy cái ông mà gác cổng đó, nha. Cho nên đó chính là bức tranh vẽ về mình, đau lắm, đau lắm. Cha mình giàu quá mà, giàu vậy đó mà mình cứ mỗi ngày mình tới mình xin gói mì với gáo nước phông tên vậy, nha.

Thì bài kinh này được đích thân Ngài Xá Lợi Phất Ngài chú giải ra và phần chú giải này chính là phần chú giải được kể vào ở trong chánh tạng luôn.

Có một vị tỳ kheo nghe được kinh này, thấy trong đó có điểm thắc mắc mới đem hỏi, ở đây có chữ … Rất tiếc là trong cái room này để tôi hy vọng Cô Giọt Mưa hoặc là trong room này nè; tôi xin thông báo bà con trong room này, ai mà tự thấy mình có thể giúp được về technic thì xin liên lạc với Cô Giọt Mưa giúp dùm là bởi vì tôi đang cần chuyện này. Tôi cần bà con post dùm tôi mấy đoạn Pali của kinh này. Thí dụ như trong đây có câu thế này:

Này chư hiền, Thế Tôn đã nói như sau trong “Con đường đến bờ bên kia” trong câu nói của Metteyya, Metteyya ở đây là một trong 16 ông đại đệ tử đó:

Ai biết hai cực đoan,

Giữa bậc trí không nhiễm,

Ta gọi bậc đại nhân,

Ðây, vượt người dệt vải.

Trời đất ơi, quí vị ơi, tôi rầu quá, cái này bà con mà không đọc chánh kinh thì làm sao mà bà “con em còn nhỏ” làm sao mà hiểu được, “nợ áo cơm làm bủn rủn … kiếm Pali cho nó sang chớ. Người ta là Cấp cô độc có người để là Cốc cô độc, ác thiệt.

Đây, bài kinh đó như thế này:

Yo ubhonte viditvāna, majjhe mantā na lippati;

Taṃ brūmi mahāpurisoti, sodha sibbini maccagā

* ubhonte là ubho cộng với ante.

Bây giờ dịch theo Ngài Minh Châu nè:

Ai biết hai cực đoan,

Giữa bậc trí không nhiễm,

Ta gọi bậc đại nhân,

Ðây, vượt người dệt vải(sibbini).

Bà con coi có động trời không? … Nếu mà lòng trời còn tựa nhà Hán thì Lưu Bị mới qua được cái vụ này, in kinh mà … Thì quí vị tưởng tượng cái tâm trạng của tôi như vậy đó …

Cái chỗ này bản dịch này hơi ngộ ngộ mình phải bàn chứ.

Trong chú giải ghi rõ thế này, “hai cực đoan” là cái gì? Bây giờ mình đọc ở dưới nè, thì Ngài mới giải thích:

– Thưa Hiền giả, thế nào là một cực đoan? Thế nào là cực đoan thứ hai? Thế nào là chặng giữa? Thế nào là người dệt vải?

Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo nói với một tỳ kheo trưởng lão:

– Thưa chư Hiền, xúc là một cực đoan. Xúc tập khởi là một cực đoan. Xúc diệt là chặng giữa.

… Theo trong đây nói thế này, cái chữ “cực đoan” dựa theo bản chú giải mà nói thì ở trong đó giải thích chữ “anta” ở đây là kotthāsa là một phần riêng biệt. Cho nên làm ơn dịch lại:

* anta ở đây là một phần riêng biệt.

* sibbini ở đây là điểm kết nối, ám chỉ tham ái.

Bài kinh này nó sâu là sâu chỗ này nè, tức là đối với vị A la hán hoàn cảnh, môi trường chung quanh không là cái gì với nội tâm của các Ngài hết. Đối với Ngài, Ngài nghe cái gì thì Ngài để cái nghe nó nằm ở chỗ đó, Ngài nghe Ngài biết là nghe. Ngài thấy cái gì Ngài biết là thấy, Ngài để mọi sự ở đó chứ hỏng phải như mình.

Mình là mình nghe tiếng hát mình nghĩ ra người hát, rồi mình nghĩ đến bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, thương hận tình thù trong quá khứ v v… Mình nhìn thấy một đóa hoa, một lá cỏ héo úa, một cái hoa héo, một cọng cỏ úa mình cũng nghĩ về bao nhiêu chuyện. Mình nhìn một sợi tóc, một lá me, nhìn một giọt sương thôi thì mình trôi dạt về bao nhiêu phương trời hoang tưởng của mình.

Nhưng mà riêng vị thánh thì không, thấy cái gì biết cái đó, đi biết là đi, hết. Không có thêm nữa. Đang đi nghe nó đau nhói trong bụng, biết là đau. Rồi thôi. Tiếp theo thí dụ như Ngài thấy cần phải chửa bịnh thì Ngài đi chửa bịnh, nhưng mà Ngài làm gì biết nấy, từng phần, từng phần. Ngài coi cái thân của Ngài nó giống như một nắm cát vậy đó, hoặc giống như một toa tàu vậy đó, phần nào, toa nào trên toa đó.

Còn mình thì mình gom lại thành một mối, cho nên khi mình bị bịnh thì mình ráp lại, thay vì thân mình bị bịnh, tâm mình là phần tinh thần, là một cái riêng; nhưng mà bây giờ mình ráp lại tôi bị bịnh, căn bịnh này là căn bịnh của tôi, trong cơ thể của tôi, tôi đang bị khó chịu, tôi đang bị đau đớn. Mà lẽ ra mình phải hiểu mấy cái đó nó riêng, nó rời rạc nhau như là từng hạt cát trong một đống cát vậy.

Chữ ekam kotthasam như vậy đó, phải hiểu như vậy. Chớ ở đây không phải là cực đoan hiểu theo cái nghĩa tiếng Việt nam mình là hỏng được. Chữ này là chữ “anta” trong chú giải ekam kotthasam là một phần riêng biệt, hãy nhớ như vậy.

Vị tỳ kheo đang bị đau đớn thì ghi nhận rằng cơn đau đang có mặt, khi vị đó có sợ hải hay khó chịu thì vị đó ghi nhận rằng tâm sân đang có mặt, trong room có nghe kịp cái đó không ta? Ghi nhận từng phần như vậy, tâm sân đang có mặt, cơn đau đang có mặt, sự sợ hải đang có mặt, sự dễ chịu đang có mặt, sự khó chịu đang có mặt, biết rõ như vậy.

Chứ còn mình, mình quất nguyên một nùi, mình không có chịu thấy rằng từng phần riêng biệt mà mình thấy rằng: tôi đang bị đau, tôi đang được dễ chịu, tôi đang được hạnh phúc, tôi đang bị xúc phạm, tôi đang bị tấn công. Đó, mình gom nguyên một nùi cái tôi của mình trong đó gồm có thân và tâm, rồi bao nhiêu sĩ diện, bao nhiêu những giá trị mặc ước, mặc định của xã hội. Bởi vì tôi là tổng giám đốc, tôi là người có chức vụ, tôi là thầy, là xếp, tôi là người lớn nhứt ở đây mà bây giờ họ xúc phạm tôi v v….Nói chung là mình đem thân, tâm và thân phận, rồi bao nhiêu giá trị mặc định, mặc ước khác mình làm cho một nùi thành ra cái gọi là tôi. Tôi là bác sĩ mà nó dám ăn nói với tôi như vậy, chữ tôi đó nó làm cho một nùi.

Mà trong đây dạy rất rõ, làm ơn thấy rằng mỗi cá nhân chỉ là cộng ghép bởi từng phần riêng biệt và ai, cái gì là điểm kết nối cho việc đó, dạ thưa chính là sibbini, có nghĩa là tham ái.

Sibbini ở đây có nghĩa là người dệt vải là nghĩa đen, nhưng mà chỗ này phải hiểu ngầm là sự kết nối, điểm kết nối.

Mà cái gì là điểm kết nối? Ở đây ghi rõ đó là tham ái. Chính vì còn tham ái cho nên chúng ta mới cộng ghép cái này cái kia lại thành một khối. Từ đó nó mới ra chuyện: tôi bị tấn công, tôi bị xúc phạm, tôi được thần tượng, tôi được tôn thờ, tôi được ngưỡng mộ, tôi đang bị đau đớn, tôi đang được dễ chịu. Coi như bất cứ cái gì trong cuộc đời này cũng được mình gom lại thành một đống to đùng thì hỏi làm sao mà mình được giải thoát? Nếu mà mình xé rời nó ra thì nó êm, êm đềm vô cùng.

Các vị nhớ không, có hai cách để giải quyết vấn đề:

Cách 1: là bạch hóa, có nghĩa là không có một góc tối nào mà không được soi rọi, không có một góc tối nào tồn tại.

Cách 2: là xé nhỏ vấn đề ra để giải quyết.

Tôi tin rằng không có cách giải quyết thứ ba. Chỉ có hai cách đó thôi.

Một là bạch hóa vấn đề có nghĩa là phải rọi coi cái trục trặc nó nằm ở đâu, khi mà chúng ta bạch hóa có nghĩa là không có một góc khuất, mà không có một góc khuất có nghĩa là cái chỗ nào cũng được mình nhìn thấu, đây là con đường một, step một.

Step hai, để giải quyết vấn đề là xé nhỏ vấn đề ra đừng có để nó lây lan. Thí dụ, đa phần các gia đình Việt nam trãi qua bi kịch nhân gian là chỗ này. Con nó hư, hai vợ chồng lấy cớ gây nhau. Bậy, bậy, cái đó là bậy cực kỳ. Nó đi học về trễ, la cà, đá banh, tắm sông với bạn, đó là chuyện của nó. Lát sau nó về là chỉ hai vợ chồng tập trung giải quyết, mình khoanh cái vụ đó thôi. Tại sao con đi về trễ? Đằng này là ông chồng phang bà vợ: “Bà không dạy nó, nó hư là tại bà đó”. Rồi tới phiên bả đâu có nhịn, bả phang ngược trở lại. Cuối cùng là tan nhà nát cửa chỉ vì thằng nhỏ nó không được giải quyết như là một vấn đề riêng biệt. Trong room có hiểu cái này không?

Rồi ngay cả cái răng mình cũng vậy, mình đi nhổ răng, chuyện đầu tiên là nha sĩ phải bạch hóa là you bị cái răng số 8 ở trên phải không? Rồi, đó là bạch hóa. Bước thứ hai, you đau cái răng nào thì tôi chích thuốc tê riêng cái răng đó, tôi giải quyết cái răng đó thôi. Còn Châu Á mình thì sao? Mình chỉ có một cách giải quyết bằng cách là ngậm nguyên một họng thuốc nam đó, thí dụ như tôi nhớ cái vỏ cây so đũa, nó nhức thấy bà nội luôn, bắt ngậm cái vỏ nó chát le lưỡi, ngậm để cho rớt con sâu đó ra, Việt nam tôi nghe có vụ đó, có con sâu. Nhức răng là do có con sâu bây giờ mình ngậm cho nó rớt ra, mà cái vỏ so đũa ngâm với phèn bắt nguyên cái họng nó phải chịu, khổ quá. Cái đó là cái vấn đề của thuốc nam, vấn đề của thuốc bắc. Còn bên tây y họ không giống đông y, họ giải quyết họ khoanh vùng vấn đề ra. Còn thuốc bắc có cái hay mà nó có cái dở. Các vị có biết không, từng cái cọng thuốc, từng lá thuốc, từng củ rễ trong đó chưa có được người ta extract, nó là dạng chưa được extract, mà nó trong cái dạng nguyên thủy, extract là chiết xuất, còn đằng này là để nguyên. Thí dụ như đỗ trọng, thục địa, xuyên khung, hàn thủ ô, hoài sơn, táo tàu, linh chi vậy đó là mình cứ để nguyên vậy mình nấu. Đồng ý đỗ trọng, xuyên khung, thục địa nó chữa bịnh đau lưng, đúng, nhưng mà bây giờ anh uống nó vô, nó gây bao nhiêu cái side effect cho bao nhiêu cái bộ phận cơ thể khác thì anh không màng, anh cứ đè cái bịnh đau lưng ra anh chữa không hà. Thấy chưa, coi như anh không biết tách vấn đề nó ra. Còn bên Âu Mỹ thì không. Bị cái nào nó chữa ngay chóc cái đó thôi. Hoặc là tôi thấy vụ mà châm cứu tôi thích, bởi vì bị ở đâu chửa ngay chóc đó, chớ hỏng có mà bắt cơ thể phải gánh toàn bộ cái gánh nặng. Bắt cả một dân tộc mà chia nhau gánh nặng nào là bên quốc phòng, rồi ngoại giao, rồi kinh tế, rồi giáo dục, rồi xã hội làm chi vậy. Khâu nào tính khâu đó. Giáo dục mà nó tào lao thì dẹp bỏ nhưng mà bên khâu kinh tế, ngoại giao phải nguyên vẹn chớ không có đất nước nào mà ngu xuẩn mà bắt cả một dân tộc nó gánh toàn bộ cái trách nhiệm mà tào lao của chánh phủ là hỏng được. Khâu nào chỉ gánh khâu đó. Mà tôi biết một chuyện là thời đệ nhị thế chiến, chiến hạm của Nhật có cái điểm độc đáo là Mỹ dội bom, bom dội trúng phần nào là nó rớt, nó tách ra phần đó. Chiến hạm Mỹ bị trúng bom là chìm, nhưng mà chiến hạm lớn của Nhật khi nó bị trúng bom nó có thể tách làm hai, làm ba nó vẫn hoạt động tiếp tục. Là vì nó đã tính đến cái chuyện gọi là chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết. Rất là thông minh, nha.

Ở đây cũng vậy, bài kinh này mình thấy rỏ ràng là nếu hiểu ra nó sáng trưng. Ở đây người tu giải thoát không riêng tỳ kheo, cư sĩ mà gom chung cả tăng tục. Giải thoát theo con đường sanh tử nó nằm ở cái chỗ là anh có biết chia nhỏ vấn đề ra anh giải quyết hay không. Sáu trần là sáu trần, kệ bố nó, khi nó đến thì biết nó tới đủ rồi. Đang đi nghe một cái đùng biết rằng giựt mình hoặc đây là nghe là đủ rồi, đừng có suy diễn thêm.

Cái người mà họ chứng đạo đó, đúng là người giải quyết vấn đề bằng cách khoanh vùng và bằng cách bạch hóa, bạch hóa có nghĩa là họ không có gì họ mù mờ về con người của họ hết.

Toàn bộ tứ niệm xứ chỉ có hai chữ, chữ How và chữ What. How là cái activity của mình đang ra sao? Tôi đang đi biết là đang đi, đang ngồi biết là đang ngồi, đó là How. Còn What là gì? Là những cái gì nó đang có mặt, nó đang xảy ra, nó là cái gì ta? Tôi đang đi tôi biết tôi đang đi, đó là activity. Nhưng mà lúc tôi đang khó chịu tôi biết đây là tâm sân, đây là tâm tham, đây là ái mạn kiến nghi.

Khi biết rõ How và What, mình chia nhỏ nó ra, đang đi nghe một cái đùng, một, mình ghi nhận là nghe; hai là ghi nhận giựt mình hoặc là bực mình; giựt mình hoặc bực mình là tùy mình. Nếu cái sợ nhiều thì ghi nhận giựt mình nè. Nếu giận “mình đang tu bộ nó đui sao nó không thấy sao nó hỏng thấy nó làm om sòm” thì mình niệm bực mình nha, đang bực à, đang sân nha, mình chỉ tới đó thôi chớ đừng đi xa nữa. Còn người không có tu thiền thì bắt đầu họ diễn ra “cái thứ mà nó đui, nó mù, cái thứ mà tâm thần bẩm sinh hay sao, nó thấy mình đi kinh hành rõ ràng nó thấy mình đi chậm chậm, bộ nó hỏng thấy mình kinh hành mình thiền định, mình tu hành giải thoát hay sao mà nó làm việc nó bất cẩn, nó thiếu ý tứ, cái thứ mà nó mất nết, cái thứ hư thân, cái thứ mà không có ý tứ, nó làm om sòm thì ai mà tu hành được, thứ này là càng ở chùa là càng bị đọa”, mình ngồi mình diễn một hồi như vậy đó, mà trong khi người ta chỉ lỡ tay làm rớt một cái nồi thôi, mà mình diễn như vậy đó. Được gọi là anh đi quá xa, trong nhạc khúc Việt nam là Anh đi quá xa.

Thì ở đây cũng vậy, giải quyết từng phần là chia nhỏ nó ra, mình chia nhỏ nó ra, trong kinh này nói rất rõ. Mình chia nhỏ nó ra: Xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là một phần riêng biệt. Rồi các Ngài mới nói: Quá khứ là một phần riêng biệt, tương lai là một phần riêng biệt; mà quá khứ là cái đã qua, tương lai là cái chưa đến, hiện tại là cái đang có mặt. Chúng ta không nên để cái đã qua nó làm khổ mình, nó làm mình phải bận tâm một cách không cần thiết. Quá khứ nó chỉ có giá trị khi nó hỗ trợ cho hiện tại, nó có ý nghĩa cho hiện tại, chớ còn nếu nó không có ý nghĩa tích cực thì quá khứ nó chỉ là một vết thương, nó chỉ là vết sẹo thôi.

Còn tương lai nó chưa đến, nó chỉ có ý nghĩa khi mà nó là một phần trong chương trình hiện tại, cái project hiện tại, thì tương lai lúc đó được. Nhưng nếu tương lai nó chỉ là cái điểm mình hoài vọng, mình tơ tưởng rồi sống hoang tưởng, hoang đường thì cái tương lai đó không nên nhớ tới.

Tôi nhắc lại, mình chỉ nghĩ về quá khứ khi cần thiết, nhớ tới tương lai khi nó thật sự cần thiết, còn ngoài ra hãy liệng bỏ nó đi bởi vì quá khứ là cái đã qua, tương lai là cái chưa tới, hiện tại là cái mà mình đang sống trong đó. Phải chia nhỏ nó ra đừng có mà nhập nhòa, đừng có mà trộn chung lại để thêm khổ.

Đời ta khổ là vì sao? Nhớ một mớ chuyện cũ, toan tính một mớ chuyện mới, chuyện hiện trước mắt thì dở dở ương ương, từ đó nó mới ra khổ. Chớ nếu mà anh sống đúng như lời Phật:

Quá khứ không truy tìm,

Tương lai không ước vọng.

Vì sao? Vì:

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại,

Tuệ quán chính ở đây.

Hôm nay nhiệt tâm làm

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi nhứt dạ hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

Sống trong cái tinh thần đó, trong cái nhận thức đó thì nó khỏe quá rồi, đằng này mình cứ gom, mình lùa nó vô trong một lũ, tự nhiên nó vật mình là trào máu, chuyện đó hỏng có gì lạ hết. Và chính vì mình lùa nó như vậy nó mới dẫn đến thân kiến. Đấy! Sắc của tôi, thọ của tôi, tưởng của tôi.

Và bây giờ tôi đã đến giờ, nói cho đã xong, cuối cùng là bây giờ là thời gian của tôi. Tôi phải nghĩ, ngày mai gặp bà con tiếp. Đúng giờ là phải nghĩ, tôi mệt lắm rồi.

Chúc các vị một ngày vui, một đêm an lành, nhiều mộng đẹp.

 

—————————–

Bài viết được trích từ Bài Giảng Sư Toại Khanh – Youtube 2019, tác giả Tỳ Khưu Giác Nguyên 

Link  Bài Giảng Sư Toại Khanh – Youtube 2019
Link  tải sách ebook Bài Giảng Sư Toại Khanh – Youtube 2019
Link  video Bài Giảng Sư Toại Khanh – Youtube 2019
Link  audio Bài Giảng Sư Toại Khanh – Youtube 2019
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu Giác Nguyên 
Link  thư mục ebook Tỳ Khưu Giác Nguyên 
Link  giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Giác Nguyên 
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

 

 

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng trên Youtube năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app