Lạc Hỷ

Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019

Kinh 77 là kinh Thượng nhân pháp, thì Đức phật dạy rằng là 6 pháp này không thể nào tiếp tục tồn tại nếu mà chúng ta muốn tu chứng giải thoát, điều đặc biệt vậy đó. Tôi nói rất là nhiều lần, đó là phiền não hay trở ngại cho con đường tu học nó có nhiều lắm, nó có nhiều cách nói, thì tùy chỗ, tùy đối tượng mà Đức Thế Tôn Ngài có cách trình bày khác nhau. Thì ở đây trong bài kinh 77 này Ngài dạy rằng có 6 trở ngại cho đạo quả giải thoát.

Trở ngại thứ nhất là sống thất niệm. Thất niệm đây có nghĩa là sống không có tỉnh thức, chữ tỉnh thức cũng hơi mơ hồ há? Thường thì chữ chánh niệm được định nghĩa là tỉnh thức, nhưng mà thất niệm đây có nghĩa là mình không có biết rõ mình đang hoạt động, đang sống ra sao thì đó gọi là thất niệm. Thí dụ như hít thở trong sự thất niệm, nghĩa là mình không có biết rằng mình đang thở ra, đang thở vào; rồi xa hơn tí nữa là mình không biết rằng mình đang thở ra, thở vào với cái cảm giác gì, với tâm trạng gì, đó gọi là thất niệm ở trong hơi thở. Thất niệm trong tư thế sinh hoạt nghĩa là mình đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, nhai, nuốt, tắm rửa, co duỗi mà mình không biết, tức là tay làm việc này nhưng cái đầu lại nghĩ chuyện khác, đó gọi là thất niệm, không có chánh niệm. Chánh niệm đây có nghĩa là mình làm cái gì mình biết cái nấy một cách cẩn trọng, chính xác và trong sự nhận biết.

Cái chữ sati: niệm, tôi thích dịch là nhận biết hơn, nhận biết, chứ còn chữ tỉnh thức nghe rất là mơ hồ, còn chữ nhận biết là luôn luôn có sự nhận biết đầy đủ, chính xác về những gì mà đang diễn ra trong thân và tâm của mình. Tùy, nếu mà mình tu tập thọ quán niệm xứ là mình biết rõ cái cảm giác gì nó đang có mặt ở thân hay là trong tâm của mình. Còn tâm quán niệm xứ là mình biết rất rõ là mình đang sống trong tâm trạng nào? Tham hay sân hay là bủn xỉn, hay là ganh tỵ, tật đố, mình biết rất là rõ. Còn thất niệm ở đây là không được như vậy, có nghĩa là mọi hoạt động của thân và của tâm không được nhận biết một cách chính xác, một cách đầy đủ. Tôi có thể ví dụ như thế này, quí vị đi cái chân trần, chân không có giày dép đó, quí vị đi chân trần lên trên một con đường đất, hay trên một bờ cỏ mà mình có lòng nghi ngại không biết có cái gì ở dưới: miểng chai, kẽm gai, hay côn trùng, hay rắn rít gì đó; thì khi mình đặt cái bàn chân trần của mình lên bờ cỏ đó, mình đặt lên với tất cả sự cẩn trọng như thế nào thì cái chánh niệm mình cũng hiểu nó đại khái như vậy, có nghĩa luôn luôn làm việc trong sự nhận biết đầy đủ. Hoặc là ban đêm mình đưa tay mình mò tìm một cái vật gì đó, mình đưa tay đi trong sự nhận biết, chính xác là mình đang làm cái gì, thì đó gọi là chánh niệm. Thất niệm là thua, thất niệm coi như là tất cả thiện pháp cuốn theo sự thất niệm ấy. Nhớ cái đó, cái đó rất là quan trọng.

Nhiều lần và rất nhiều lần tôi nói pháp môn Tứ niệm xứ, bắt đầu pháp môn Tứ niệm xứ chỉ là sống chánh niệm thôi, không có quán chiếu danh sắc gì hết, chỉ sống chánh niệm, nhưng mà trước khi bắt tay vào công phu niệm xứ, làm ơn học giáo lý dùm cái, giáo lý căn bản nha. Phải học giáo lý, chứ còn mà nói sống chánh niệm mà hỏng có giáo lý là hỏng được, phải có học giáo lý, biết thế nào là 5 uẩn, biết thế nào là các thọ, thế nào là 12 xứ, 6 căn, 6 trần là cái gì? Phải nắm cái đó, biết 14 cái phiền não là gì? Biết 25 cái thiện pháp là cái gì?

Cấu tạo của tâm bất thiện là gì? Là thức, tức là cái biết đơn giản, cộng với 13 tâm sở trung tính không thiện ác cộng với 14 tâm sở tiêu cực. Tâm sở đây là thành tố tâm lý. Như vậy thì để cấu tạo nên một tâm thiện thì nó gồm có cái biết đơn giản, cái biết của tâm, bản chất của tâm nó không thiện ác gì hết.

Cái biết của tâm cộng với 13 tâm sở trung tính, tức là 13 tâm tố bắt buộc phải có trong tất cả tâm thiện ác rồi cộng với 14 tâm sở bất thiện, tức là 14 tâm sở tiêu cực. Thì 1+13+14 nó thành ra là tâm ác.

Còn cái cấu trúc của tâm thiện là tâm, là cái biết thôi cộng với 13 tâm sở trung tính cộng với 25 tâm sở tích cực thì nó thành ra tâm thiện.

Đại khái học giáo lý là học cái đó, là học cấu trúc của tâm thiện, tâm ác. Rồi mới biết rằng trong mỗi tâm thiện tâm ác nó có bao nhiêu thành tố tâm lý, có nghĩa là một tâm vậy có bao nhiêu tâm sở. Còn nói theo ngôn ngữ ngoài đời tức là trong mỗi một cái biết của ý thức nó có bao nhiêu thành tố tâm lý đi cùng, cái đó rất là quan trọng. Cũng giống như mình biết đại khái cái chén nước mà mình uống vào nó có hại cho bao tử hay không? Vì sao? Trong đó nó có gì? Trong đó nó có đường, nó có muối, nó có chất chua hay sao đó, đại khái mình phải biết, chứ còn mình cứ nhắm mắt nhắm mũi đói là cứ dọng vô, khát là cứ dọng vô là hỏng được. Thí dụ như một người có tí hiểu biết, họ sợ uống coke, coca lắm, họ sợ lắm, bởi vì họ biết trong đó nó có nhiều độc tố hại cho cơ thể, uống thì rất là ngon và rất là dễ gây nghiện, nhưng mà coca cola nó độc kinh khủng lắm quí vị có biết không? Thí dụ như những cái chum, lọ mà nó bị đóng lâu ngày cái này cái kia, quí vị bỏ vô ngâm nó ra. Và các vị có biết một chuyện nghe rất là ê chề đó là cái bồn cầu mình đi đại tiện mỗi ngày, bồn cầu đó nếu mà nó đóng cái này cái kia, đóng vàng chùi hỏng có ra, các vị cứ khui cái lon coca các vị đổ vô trong đó ngâm một lát, chừng một tiếng đồng hồ là quí vị rửa chùi là đã lắm. Thì mình thấy rõ ràng là trong cái lon coca nó độc dữ lắm, chính vì mình biết như vậy đó cho nên mình mới có thể kiêng không tiếp tục uống coca nữa. Và chưa hết, mấy cái loại nước có gas nó không có tốt cho cơ thể, trước mắt là nó có hại cho răng, cho bao tử. Uống nước đá là có hại cho răng, cho bao tử; còn uống nước có chất gas là nó hại tùm lum trong cơ thể mình, có thể hại cho xương nữa.

Cho nên khi mình biết được cái cơ cấu, cái nội dung, cái phẩm chất của mọi sự thì cái đời sống mình sẽ an toàn hơn, đại khái vậy thôi, chỉ vậy thôi. Mình biết rõ cái cơ cấu của tâm thức, biết cái đó là bất thiện, cái đó là thiện trong những gì mình phát biểu; trong những gì mình hành động cũng vậy, mình cũng biết cái này nè nó có hại, cái kia nó có hại. Biết như vậy thì mình được sống an toàn, mà an toàn nó kéo theo an lạc, có an toàn mới có an lạc. Cái an lạc mà nó không được an toàn thì an lạc đó nó vừa không bền mà nó vừa nguy hiểm. Cho nên thất niệm nó lớn chuyện lắm.

07:16

Tiếp theo đó là không tỉnh giác. Thất niệm ở đây là không có khả năng chánh niệm liên tục, còn tỉnh giác là khả năng sinh hoạt trong chánh niệm. Các vị xem ở trong kinh Tứ niệm xứ thì mình thấy rõ ràng có trường hợp như kinh này nè:

* chánh niệm chỉ cho sự tỉnh thức, nhận biết trong tâm;

** còn tỉnh giác ở đây là sự nhận biết trong từng sinh hoạt vật lý, nha. Thất niệm là vậy, không tỉnh giác là vậy đó.

Xem kinh Sa môn quả của Trường bộ là một, xem thêm kinh Đại niệm xứ ở trong Trung bộ và trong Trường bộ là hai, nha, coi hai bài niệm xứ đó, thì trong đó định nghĩa như vậy đó.

* Thì thất niệm ở đây được hiểu là sự nhận biết ở trong tâm thức, mặc dù khi mà chữ thất niệm đi một mình nó chỉ cho cả sinh hoạt thân và tâm. Nhưng trong bài kinh này nè, cái thất niệm chỉ cho sự thiếu nhận biết trong tâm pháp.

** Còn cái tỉnh giác ở đây là sự thất niệm ở trong sinh hoạt của tay chân, của đời sống sinh lý. Thí dụ như mình đi, đứng, nằm, ngồi mà có nhận biết, trong trường hợp đó chánh niệm tỉnh giác được tách đôi nó ra.

09:07

Cái thứ ba là không phòng hộ các căn cũng như vậy. Thật ra không phòng hộ các căn nó là một cách nói khác của chánh niệm và tỉnh giác. Tôi nhắc lại, thật ra cái thu thúc lục căn hoặc là ở đây kêu là phòng hộ, cái guttadvārata ở đây nó cũng vẫn là đời sống của chánh niệm tỉnh giác, nhưng Ngài muốn cho mình rõ hơn thì Ngài nói hết, bởi vì sao? Vì đây là những thuật ngữ mà Ngài thường nói đi nói lại rất là nhiều lần.

* Thì cái thất niệm ở đây mình phải hiểu nó là sự vắng mặt của chánh niệm, sự vắng mặt của khả năng nhận biết trong sinh hoạt của tâm thức. Biết đây là thiện, đây là bất thiện, đây là giác chi, đây là thiền cái, thì nó được gọi là niệm.

** Còn cái tỉnh giác ở đây phải hiểu nó là sự tỉnh thức ở trong các tư thế sinh hoạt như là đi, đứng, nằm, ngồi, nhưng mà nó tựu chung là chánh niệm.

*** Còn cái số ba nữa là phòng hộ các căn cũng y chang như vậy nhưng mà ở trong cái kia, trong chánh niệm tỉnh giác thì các tư thế sinh hoạt nói rộng không có hạn chế; thí dụ như là đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, nhai nuốt, cầm lên, để xuống, liếc nhìn, lắng tai, v v…Còn riêng cái thu thúc lục căn, phòng hộ các căn thì nó gọn hơn, chỉ có 6 cửa thôi, chỉ tập trung 6 cửa thôi: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy tư thì biết rõ; chỉ thu gọn trong 6 cái này, nghe nói là 6 nhưng mà thật ra nó gom đủ không sót bất cứ một sinh hoạt lớn bé nào trong thân và tâm.

Ở đây có một chuyện rất là quan trọng, có thể nói là cốt lõi của bài kinh này mà cũng là cốt lõi của giáo pháp, đó là: Tại sao mà cái thất niệm, tại sao không có tỉnh giác, tại sao không thu thúc lục căn mà lại cản trở đạo quả giải thoát, cản trở khả năng chứng đạo, tại sao vậy? Rất là đơn giản, trong vô số kiếp sanh tử luân hồi, tôi nói rất là nhiều lần, trong vô số kiếp sanh tử luân hồi chúng ta là những cái xác chết. Chúng ta không có biết rõ mình là cái gì? Mình được cấu tạo ra sao? Và mình đang hoạt động như thế nào? Nha. Mình không hề biết hai cái này: Mình không biết mình được cấu tạo bởi cái gì, mình được hình thành ra sao? Từ nhân duyên nào mà mình có mặt ở đời này? Là cái không biết thứ nhất. Cái không biết thứ hai là mình không biết hiện giờ nè, thân và tâm mình đang trong cái tình trạng nào?

Trong vô số kiếp luân hồi, chúng ta đã sống như vậy, sống trong sự bất tri đối với hai chữ là chữ What và chữ How. What ở đây có nghĩa là chúng ta không biết mình được cấu tạo ra sao, cái gọi là bản thân mình ông A, bà B được tựu thành, được kết nối, được lắp ráp bởi cái gì, bản chất mình là cái gì hỏng biết, đó là chữ What?

Thứ hai, hỏng biết How, hỏng biết cái chữ How đây là không biết mình đang hoạt động ra sao? Như thế nào? Hỏng biết. Đi, đứng, nằm, ngồi, khóc, cười, buồn, vui mình hỏng biết. Mình đang ra sao? Mình hỏng biết. Và đã vậy mình cũng không biết cái buồn vui bản chất nó thật sự là gì? Cho nên nhiều lần tôi nói: Nội dung cốt lõi của giáo pháp chính là Tứ niệm xứ. Mà nội dung của Tứ niệm xứ chỉ gói gọn trong hai cái chữ How và What, chớ không có gì hơn nữa hết, chỉ có hai chữ đó thôi. Mình biết rõ rằng mình đang ra sao và mình đang sống với tâm trạng, đang sống với tư thế sinh hoạt như thế nào? Và cái tâm trạng ấy, tư thế sinh hoạt ấy nói cho rốt ráo nó là cái gì? Nha, chỉ chừng này thôi, mà thiếu những cái này, thiếu mấy cái khả năng này thôi thì coi như là mình đã tự chận đứng cái khả năng giác ngộ giải thoát.

Thánh nhân khác mình ở chỗ nào? Tôi đang nói là thánh nhân nhân loại đó, thánh nhân vẫn đói ăn, khát uống y như mình vậy đó. Nhưng mà thứ nhất, thánh nhân làm cái gì biết cái nấy.

Thứ hai, thánh nhân không hề có mê lầm, không hề có ngộ nhận “Tôi là”, “Tôi là” thế này, “Tôi là” thế kia, cái đó là “Tôi”, cái đó là “của Tôi”, cái đó là “thuộc về Tôi”, cái đó là “chống đối Tôi”, cái đó “làm tổn thương Tôi”, cái đó là “thích hợp với Tôi”, cái đó là “thuận ứng với Tôi”, cái đó là “hỗ trợ cho Tôi”, cái đó là “một phe với Tôi”, cho nên “Tôi thích cái đó”. Cái gì “nghịch lại Tôi”, “chống lại Tôi” nó không có ăn khớp với “quyền lợi của Tôi” thì “Tôi bất mãn” cái đó. Thánh nhân không có cái vụ “Tôi”, “Tôi” một đống như vậy, nha.

Thánh nhân chỉ biết đơn giản thôi, thấy chỉ đơn giản thấy, nghe là nghe; đi, đứng, nằm, ngồi thánh nhân biết rõ; thánh nhân không có thêu dệt, thánh nhân không có vẽ vời bất cứ ý tưởng, ý niệm, ngã chấp nào vào ở trong lục trần mà mình đang biết hết. Cái đó rất là quan trọng. Mình luân hồi là bởi vì mình đặt vấn đề, mình tự mình đưa ra một cái giá trị ảo; mình gắn lên trên những cái gì mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng.

Giá trị ở đây có hai, giá trị tiêu cực và tích cực. Giá trị tiêu cực là gì? Đó là mình nói cái đó thấy ghê nè, cái đó là dơ, cái đó là xấu, cái đó là thù, cái đó là ghét, cái đó là cái mà mình không có ưa, v v…Mình dán lên đó một đống nhãn hiệu, thế là mình bất mãn trước một số trần cảnh.

Rồi tiếp theo mình dán một số cái nhãn hiệu tích cực lên đó, thí dụ như mình nói cái đó đẹp, cái đó ngon, cái đó thơm, cái đó mịn, cái đó láng, cái đó ấm áp, cái đó mát mẻ, cái đó là của Tôi, cái đó là của người thân của Tôi, cái đó là có lợi cho bản thân Tôi, cái đó làm cho Tôi vui, cái đó làm cho Tôi hạnh phúc. Mình dán lên đó một đống nhãn hiệu cho nên mình mới có thích và ghét, nha.

Còn ở đây khi một người sống có chánh niệm, sống có thu thúc lục căn, sống có tỉnh giác thì họ không có chạy theo cái đó, không có chạy theo những cái nhãn hiệu. Bởi vì tôi nói rất là nhiều lần, chúng ta có hai cách để nhìn về thế giới, cách một là nhìn trên lớp vỏ hiện tượng; hai là chúng ta nhìn trên nội dung bản chất. Thì tất cả phàm phu đều sống trên cái lớp vỏ hiện tượng; cái hiện tượng đó là chế định, là tục đế, là thi thiết, là biến kế. Chính vì chúng ta sống dựa trên những nhãn hiệu đó cho nên mới có thích và có ghét. Thích ở đâu thì ghét ở đó, tôi nói hoài hà, hễ mình thích ấm thì mình ghét lạnh, mình thích mát thì mình ghét nực, mình thích trắng thì mình ghét đen, thí dụ như vậy đó.

Cho nên chỉ 3 cái đầu tiên là mình thấy mệt rồi đó: thất niệm, không tỉnh giác và không thu thúc lục căn. Vì toàn bộ đời sống của chúng ta chỉ là một chuỗi dài hoạt động của 6 căn thôi quí vị. Quí vị có là con chó, con heo, hay là giáo hoàng, thủ tướng, tổng thống, chủ tịch thì tất cả sinh hoạt của từng người trong chúng ta chỉ là một chuỗi dài của những hoạt động 6 căn, nha. Cho nên thu thúc 6 căn ở đây có nghĩa là chúng ta không có tiếp tục mê lầm, ngộ nhận trong từng hoạt động của 6 căn nữa. Mê lầm trong hoạt động có nghĩa là sao? Thấy chỉ là thấy không thêu dệt gì thêm để thích và ghét, nghe chỉ là nghe không thêu dệt gì thêm để thích và ghét.

16:05

Cái thứ tư là tiết độ trong ăn uống. Tiết độ đây là sự chừng mực. Cái này nếu mới đọc qua mình hiểu tiết độ là không ăn quá no, hỏng phải. Tiết độ đây có nghĩa là biết rõ cái gì nó là nhu cầu vật chất tôi yếu, tối cần của cơ thể thì đó gọi là tiết độ trong đó gồm có ăn uống. Cái đó quan trọng lắm bởi vì trong đời sống của một tỳ kheo vốn dĩ là thiếu thốn trăm bề, cho nên nhiều khi có được cái gì mà nó vừa miệng, cái gì mà nó ngon, nó bổ thì dễ có tâm dính mắc. Chúng ta không có từng ở tù, chúng ta không có từng ở trong lính, chúng ta không từng là sinh viên nghèo trong ký túc xá, chúng ta không từng là thầy tu ở trong điều kiện khó khăn thì chúng ta không có lường, không có ngờ được là trong đời tu nó có những cái thèm khát vật chất lạ lắm, rồi nó có những cái dính mắc mà người ngoài họ có thể họ không biết. Các vị có vợ, có chồng, có con có cái, có nhà có cửa, có sự sản và sự nghiệp thì các vị khó mà hình dung: “Miếng ăn sao nó lớn vậy ta?”. Ở tù mới biết, cái người từng ở tù mới biết.

Còn đời sống Sa môn, tôi nói lại, đời sống Sa môn ở đây là đời sống Sa môn nguyên thủy nha, chứ còn ngày nay thì trong chùa có người nấu bếp, rồi có tiền chợ, phật tử cúng dường nguyệt liễm, mỗi tháng có bao nhiêu người, rồi mỗi ngày họ cúng bao nhiêu rồi nhà bếp đi chợ. Khi mà chúng ta lấy đời sống đó của chư tăng hôm nay để mà hiểu mấy bài kinh này mình hiểu hỏng nổi, nhưng mà nếu quí vị hiểu rằng ngày xưa chư tăng không có được như vậy, không có cái vụ trong chùa có nhà bếp, có người nấu cơm, ngày xưa hỏng có. Ngày xưa từ Đức Phật xuống đến vị sa di 7 tuổi đúng giờ là ôm bình bát đi khất thực. Đúng giờ, thí dụ như là 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ gì đó là các vị ôm bình bát đi. Mà trong buổi khất thực đó chúng ta phải hiểu ngầm, trong kinh không có nói rõ, nhưng mình phải hiểu ngầm là trong 10 ngày đi khất thực thì chỉ có nhiều lắm là 1 hoặc 2 ngày là có được bửa ăn đàng hoàng như ý, tại vì đi xin mà. Bây giờ thì mình cũng khó nói lắm, bây giờ hỏng có so với ngày xưa được. Bây giờ thì trong điều kiện kinh tế, xã hội bây giờ nó khác ngày xưa. Bây giờ các vị về Thái Lan các vị thấy một nhà sư đi bát có thể nuôi được 10 người, nhưng mà thời Đức Phật làm gì có. Thời Đức Phật làm gì có cái chuyện mà đi bát mà đeo cái túi kế bên, thấy đầy rồi tuồn vô cái túi đó đi tiếp. Còn chưa kể mình bên đây bây giờ mình còn có cái vụ bát hội, nghĩa là mình ôm bát mình đi vậy đó, phía sau có đệ tử vác nguyên cái bao chỉ xanh đi theo; bao nhiêu bánh, kẹo, mì gói, tiền bạc, trái cây là mình cứ dọng hết vô cái bao đó đi tiếp. Kết thúc một cái buổi bát hội là một vị trung bình được một bao đầy vậy đó. Thì khi mà mình lấy cái sinh hoạt của mình hôm nay để mình hiểu mấy cái bài kinh này mình hiểu hỏng nổi, nha.

Cho nên cái tiết độ trong vật thực đây có nghĩa là chẳng những không có nhận dư vì theo luật không có giữ thức ăn qua đêm, chẳng những không có nhận dư đã đành rồi mà còn phải dừng lại trước khi no, trong kinh ghi rất rõ như vậy. Còn vài miếng nữa thì no thì tỳ kheo phải dừng lại. Vì nhiều lý do lắm, thứ nhất là dừng lại như vậy để mình uống nước vào là vừa. Thứ hai khi mình ăn tới mức mà cán mức, thì lúc mình đứng dậy rời khỏi bửa ăn mình vẫn rất là nhẹ nhàng. Cái đáng ngại nữa là mình ăn xong, cái bụng mình nó cứng ngắc, bước đi nó hơi khó, đứng lên cũng không dễ dàng. Cái đó là hỏng có tốt, bởi nó sẽ sanh buồn ngủ, sanh ra bệnh hoạn tùm lum hết. Cho nên trong kinh ghi rõ còn ba bốn miếng nữa thì no, thì tỳ kheo phải biết dừng lại. Và đồng thời khi mà tỳ kheo thọ dụng thực phẩm, tỳ kheo phải luôn luôn ghi nhớ là mỗi mỗi miếng ăn như thế này là chỉ có một ý nghĩa duy nhất là hỗ trợ cho đời sống phạm hạnh. Mỗi một miếng ăn mà đưa vào miệng nó chỉ có một ý nghĩa duy nhất là hỗ trợ cho đời sống phạm hạnh, bằng cách nào? Bằng cách là nó dàn xếp cái cơ thể đang đói, đang thiếu chất thì dọng cái này vô đặng cho nó được dàn xếp ổn thỏa, những nhu cầu đòi hỏi của cơ thể được giải quyết, chỉ vậy thôi. Và mục đích của sự dàn xếp đó là gì? Là đời sống tu hành.

Cho nên mỗi một miếng ăn, được tỳ kheo ghi nhận là miếng ăn này, thứ nhất nó không có dơ, mà nó chạm vào cơ thể mình rồi nó sẽ dơ, đây là trong mấy bài quán tưởng của ông sư: “Thức ăn này, thức ăn nào mà ta đã dùng trong ngày nay rồi mà ta chưa quán tưởng, thức ăn ấy chỉ để nuôi thân mạng này để hành phạm hạnh, ta ăn vào không có vì bất cứ một mục đích nào như là người thế tục”. Cái đó được gọi là tiết độ về ăn uống. Khi một vị tỳ kheo mà ăn uống trong tâm niệm như vậy thì khi đó sẽ rất là chừng mực, người ấy biết rõ rằng cái ngon miệng nó chỉ là cái hiểu lầm thôi, mình đói thì mình thấy nó ngon, chớ còn khi mình no thì thịt rồng nó cũng không ngon. Những nhận thức đó rất là quan trọng, nghĩ làm sao để mà tiết độ, nghĩ làm sao để chừng mục trong chuyện tiêu thụ.

21:14

Rồi cái tiếp theo nữa là ngụy trá từ cái chữ Phạn là kuhana. Kuhana đây có nghĩa là gian dối, sống bằng hình thức khuất lấp. Trong kinh nói Chư Phật có 3 cái đức lớn, đức thứ nhất là bi đức, ai Ngài cũng thương hết không có phân biệt những người ghét Ngài hay là thương Ngài, Ngài cũng đều đại bi như nhau hết, thương hết gọi là bi đức của Phật. Cái thứ hai là trí đức của Phật, là trí tuệ của Phật không có bị ngăn trở bởi bất cứ một vấn đề khó khăn nào. Đại bi: ai Phật cũng thương, còn đại trí là cái gì Phật cũng biết. Cái thứ ba là tịnh đức có nghĩa là Phật có tất cả các đức lành, chưa hết, còn cái nữa là trước mặt một ngàn người hay là lúc chỉ còn lại một mình Ngài thì Thế Tôn không có hai cách sống, nói chung luôn luôn chỉ có một cách sống.

Trong khi phàm phu mình đạo mạo cách mấy đi nữa nhưng mà khi mình lui về với một mình mình, thì nó không giống như khi trước mặt một người khác. Mà người khác ở đây nó gồm có nhiều trường hợp: người khác ở đây là người quen, người khác ở đây là người lạ, người khác ở đây là người ghét mình, người khác ở đây là người mến mình, người khác là người thờ phụng thần tượng mình; thì ở mỗi một đối tượng như vậy là chúng ta có thể có nhiều mặt khác nhau.

Chúng ta là người muôn mặt nhưng riêng Thế Tôn thì không. Thế Tôn nói riêng và Chư hiền thánh nói chung thì trước mặt một trăm, một ngàn người như thế nào thì sau lưng lui về có một mình thì các Ngài sống y hệt như vậy.

Mà khi mình sống có ngụy trang, tiếng Phạn là kuhana, coi như là gian dối. Khi mình không được thanh tịnh mà mình cố ý mong người ta nghĩ mình thanh tịnh, cái này là chỉ có trời biết, ai có ý mong thì biết, nha. Thí dụ như một ông sư, dầu muốn dầu không phải y áo trang nghiêm, cái đó tôi không nghĩ là gian dối, bởi vì cái đó là cái đại thể, mình giữ cái đại thể cho đạo, cho Chư tăng; nhưng mà khi mình chóm có cái ý mong người ta nghĩ mình trong sạch thanh tịnh thì cái đó mới là bậy.

Chớ còn mà nếu nói không rõ, thì các vị nghĩ: “Ồ như vậy ông sư sinh hoạt thoải mái, bây giờ nếu sinh hoạt trang nghiêm thành ra giả dối? Hỏng phải. Mình trang nghiêm chỉ vì cái lý do là mình giữ gìn cái mặt mũi, cái sĩ diện cho đạo, cho Tăng già, cho đại chúng, thì cái đó hỏng phải là giả dối. Còn đàng này, mình trang nghiêm, tề chỉnh, đạo mạo, khả kính để với mục đích là mong người ta nghĩ mình là hiền thánh, tu hành ngon lành, thì cái ý đó được gọi là kuhana: giả dối.

23:53

Cái cuối cùng là hư đàm, ở đây là dịch theo cái bản Hán. Hư đàm ở đây mình nghe như có cái mùi của đông y, của thuốc bắc. Thật ra cái hư đàm ở đây nó từ tiếng Pali nó sáng trưng hà, là lapana, là talkie, ở đây bà con có ai biết chữ talkie không ta? Lapananti lābhatthikatāya, ở đây chữ này có 2 nghĩa, cái chữ lapana cái nghĩa đen nó đen thui hà, nghĩa thường dùng có nghĩa là nói nhiều. Nhưng mà ở trong chú giải nói rằng cái chỗ này thì chữ lapana nó có nghĩa còn sâu hơn nói nhiều nữa, mà nó là lābhatthikatāya nghĩa là khoác lác, có nghĩa là nói về mình nhiều hơn là cái mình có với cái mục đích cầu lợi lộc, lābhatthikatāya là vậy đó; ukkhipitvā avakkhipitvā vā lapanaṃ có nghĩa là nói làm sao mà thổi phồng, mà khoác lác về con người của mình cho nó nhiều hơn cái nội dung mà mình thật có để cầu danh, cầu lợi gọi là lābhatthikatāya là vậy đó. Tức là với mục đích cầu lợi cầu danh mà mình khoác lác, mình nói quá nhiều so với cái mà mình thật có thì trường hợp đó gọi là lapana. Còn lapana hiểu theo cái nghĩa thường dùng trong đại chúng trong đời sống sinh hoạt xã hội thì lapana có nghĩa là đa ngôn, là nói nhiều, là talkie thôi, “talkie man” là người nói nhiều, nhưng mà ở đây có nghĩa là khoác lác, tức là thổi phồng chính mình.

Thì một người cầu đạo giải thoát, thứ nhất là không có thời gian, không có tâm tư, tâm trí nào mà nghĩ đến chuyện mà lừa dối người khác; cái thứ hai nữa, cái việc đó chỉ làm, nếu vị đó có mắc phải cái lỗi đó thì cái lỗi đó chỉ làm cho vị này cảm thấy khó chịu thôi. Có ai đi chuốc lấy cái khó chịu cho mình bao giờ? Chỉ có cái người có cái não trạng như thế nào đó họ mới vui với cái khoác lác. Tôi chỉ ví dụ một chuyện thôi, một người mà có nội hàm ngon lành họ sợ một cái bằng giả lắm, là tại vì trên đời không có gì dại dột cho bằng để cho người ta nghĩ mình là trí thức, là chuyên gia trong lãnh vực nào đó thông qua một cái tờ giấy treo tường mà người đời gọi là bằng cấp, mà trong khi bản thân mình không sở hữu được cái đó, mà mình mong người ta nghĩ rằng mình sỡ hữu được cái kiến thức đó, đó là một cái rất là bậy. Mà trong khi đó không ít người trong cuộc đời này họ rất khoái bằng giả, thậm chí họ biết những người thân, những người gần gũi họ biết họ đâu có học hành cái gì đâu, nhất là cái bằng tiến sĩ, cái bằng đó khó lấy lắm.

Cái bản luận văn, bản thân nó phải có một cái nội dung của một sự phát hiện, của công trình mang tính phát hiện đột phá. Cái nội dung của luận án, dầu chúng ta có thể tham khảo, có thể nghiên cứu ở rất là nhiều tài liệu của người khác, nhưng mà bản thân cái luận án đó nó đòi hỏi một cái nội dung mang tính sáng tạo và đột phá, phát hiện, phát kiến của bất cứ luận án về lãnh vực nào. Thứ hai, là bản thân của người có cái bằng đó phải có một cái trình độ chuyên môn về một lãnh vực nào đó, trước hết là nội dung của cái luận án phải là cái gì đó mang tính phát hiện, sáng tạo, đột phá mà hồi đó giờ hỏng có. Tôi nói rõ luôn, nói huỵch toẹt, thí dụ như tôi viết một luận án về Truyện Kiều chẳng hạn, thì nghe nói Truyện Kiều ai cũng biết hết; nhưng mà mình khai thác những khía cạnh nào đó trong Truyện Kiều mà hồi đó giờ người ta không có để ý tới, cái nội dung như vậy nó mới đủ để cho một luận án tiến sĩ về Truyện Kiều. Còn đàng này mình cứ lấy của ông này một mớ, lấy của ông kia một mớ, lấy của ông nọ một mớ, cắt bài báo này, cắt cuốn sách kia trám vô, người ta chỉ liếc mắt sơ là người ta thấy không có gì để đọc hết. Theo chỗ tôi được biết, cái đó chưa đủ để gọi là một luận án tiến sĩ, thứ hai là bản thân cái người mà viết cái luận án ấy có một kiến thức chuyên môn về lãnh vực nào đó, chớ hỏng thể nào mà y chang như người ta hỏng có gì đặc biệt hết mà tự nhiên vác nguyên một cái rừng bằng tiến sĩ về treo trên vách thì hỏng được. Người phải có một sự tự trọng tối thiểu, phải có sự tôn nghiêm sau cùng để chính mình không có khinh mình và mình cũng không để đời nó khinh mình.

Mình tu hành mình không có cầu danh, cầu lợi, mình không có cần người ta nể, nhưng mà đừng có làm gì để cho người ta khinh. Không biết trong room các vị có hiểu cái này không? Người tu hành không có ý mong được người ta nể, người tu hành thứ thiệt không có lòng được người ta nể mình, nhưng mà không làm gì để người khác phải khinh mình. Đây là cái chuyện phải lưu ý. Cho nên cái chữ lapana nó có nghĩa là vậy đó, có nghĩa là không có khoác lác, không có thổi phồng về bản thân mình vì mục đích cầu lợi.

Thì một vị tỳ kheo nói riêng và người cầu đạo giải thoát nói chung, nếu mà mắc vào 6 cái lỗi này thì không có cách chi mà thành đạo giải thoát được hết.

29:13

Bây giờ qua bài kinh 78, Ngài dạy rằng một vị tỳ kheo cần đến các điều kiện sau đây để trở thành một bậc giác ngộ và một người chứng đạo, đó là ưa thích pháp, ưa thích tu tập.

Pháp ở đây là gì? Pháp ở đây có nghĩa là lý thuyết và hành trì. Vậy thì có không ít người nói là thờ Phật nhưng mà nghe nói đến giáo lý họ không có sự thích thú, mà nghe nói đến hành trì họ cũng không có thích thú, trường hợp đó nhiều lắm. Cũng nói là tu Phật, cũng nói là thờ Phật, cũng nói là tin Phật, thậm chí có nói là học Phật, hiểu Phật, tùm lum hết, nhưng mà hễ nghe nói tới giáo lý là họ xách dép họ chạy, họ sợ. Thì trong room mình tự mình, mình coi kỹ mình phải loại đó không, chớ tôi gặp loại đó hơi nhiều.

Nói là Phật tử mấy chục năm, mà đệ tử của các bậc cao tăng, danh tăng, vậy chứ còn bản thân mình mà nghe nói tới giáo lý là mình chịu hỏng nổi, mình buồn ngủ, mình sợ lắm. Chưa kể, nhiều người tự nhát ma nữa, tức là họ cứ nghĩ tới giáo lý đây là cái tủ Đại Tạng gồm toàn những cái điều mà nói trên mây không hà, học mất thời giờ mà hỏng hiểu gì hết, mà học để làm cái gì? Đó nói về giáo lý.

Cái thứ hai, nói về hành trì thì coi như còn xa vời nữa. Họ không tìm ra được bất cứ một lý do nào để mà có được niềm vui trong cái chuyện hành trì, từ cái giới cho tới bố thí, cho cái phục vụ, cho cái thiền định, và nhất là cái thiền định. Họ không có thể nào họ hình dung được cái chuyện mà sống tỉnh thức chánh niệm trong từng tư thế sinh hoạt lớn bé, họ không có thể nào hình dung được cái đó, họ không tưởng tượng được là tại sao mình phải sống như vậy và sống như vậy là được an lạc. Họ không có hình dung được, giáo lý họ không học mà hành trì họ cũng không hành trì, họ không có tin, họ không có tài nào họ tưởng tượng được là tại sao đời sống chánh niệm là an lạc, là an toàn. Rồi đến một ngày mà gặp chuyện, họ mới biết thế nào là nổi điên, thế nào là sợ hải, thế nào là phiền não, lúc đó là nó muộn rồi, lúc đó già, có tuổi rồi, lúc đó cận tử rồi, sắp chết rồi.

Cái trường hợp đầu tiên là tỳ kheo phải thích pháp, có nghĩa là nói đến hành trì là hoan hỷ, nói đến giáo lý là người ta hoan hỷ.

Thứ hai là thích tu tập. Thích tu tập ở đây có nghĩa là sao? Tu tập ở đây có nghĩa là Bhāvanā, có nghĩa là phát triển những điều lành đang có, đã có. Có nghĩa là luôn luôn đặt chân của mình lên cái hành trình hướng về phía trước, cái đó được gọi là thích tu tập, là vậy đó. Chữ Bhāvanā có nghĩa là phát triển, có nghĩa là hai bàn chân luôn luôn trên đường đi về phía trước. Tại sao phải nói rõ như vậy? Bởi vì rất là nhiều người cũng nói là học Phật, tin Phật, một là thụt lùi hai là dậm chân tại chỗ, họ không có nghĩ tới cái chuyện là hướng tới cái gì cao hơn, tốt hơn, xa hơn họ không nghĩ. Đối với họ xa hơn, tốt hơn, cao hơn là cái gì đó rất là xa vời không cần thiết, nhàm chán, tẻ nhạt, vô ích.

Ở đây vị tỳ kheo nói riêng và người cầu đạo giải thoát nói chung, đôi chân phải luôn luôn đặt trên đường để đi về phía trước, đôi chân luôn luôn đặt trên cái thang để leo lên cao, lên cao mới khá được. Còn đàng này là cả đời, năm tháng trôi qua, tờ lịch trên tường cứ rơi xuống từng tấm, từng tấm, từng tấm mà họ không có nghĩ ra được cái gì ở họ mà cần được phát triển, cần được nâng cấp. Lịch thì xé mỗi ngày, đồng hồ thì cứ thay pin đều đặn, cứ lên dây đều đặn. Lên dây, thay pin đều đặn, lịch thì cứ xé, thời gian nó cứ trôi; tuổi già nó xồng xộc, xồng xộc, lừng lững, sừng sững nó tiến tới; tóc trên đầu thì bạc dần nhưng họ không có hình dung được cái gì ở bản thân mình cần được nâng cấp, cần được nâng cao, cần được phát triển, họ không nghĩ ra được cái đó. Đây là một chuyện rất là đáng buồn các vị biết không?

Dầu trong đạo hay ngoài đời, sống mà không có hướng tới tầm cao, không có hướng tới tầm xa mới, sống buồn lắm. Sống đời sống đó là đi trước, dầu muốn dầu không chúng ta ngày một già đi, ngày một tiến dần tới cái chết, dầu muốn dầu không thì chúng ta càng lúc càng tiến gần tới hành trình kiếp sau. Kiếp sau của mình có thể là ngày mai, ấy vậy mà rất là nhiều người họ thiếu cái khả năng mà Đức Phật Ngài gọi là paralokabhayadassāvi tức là cái khả năng ưu tư khi nghĩ đến chuyện ngày sau, cái khả năng đó tiếng Pali gọi là paralokabhayadassāvi, rất là quan trọng, cái đó lớn chuyện lắm quí vị.

Có rất là nhiều người mà tôi được biết họ hoàn toàn không có khả năng này, nghe họ nói thì rất là hay: “Ô! Con là sống tới đâu hay tới đó, con hỏng lo gì hết. Tại sao con hỏng sợ chết nha. Thì mình già mình chết chớ có gì đâu làm lớn chuyện, làm sao lấy làm đề mục quán niệm mỗi ngày, suy tưởng mỗi ngày, hỏng hiểu cái đó. Trên đời có biết bao nhiêu người họ biết Phật đâu, thì họ cũng sống như ý mình thích vậy, rồi tới tám, chín chục tuổi thì như đèn nó hết dầu, lăn đùng ra nó chết chớ có cái gì đâu mà làm lớn chuyện. Sao thấy cái đó hỏng có gì phải lo.” Nhưng mà họ quên một chuyện rất là căn bản, đó là hôm nay mà họ được cái gì về sức khỏe, về kiến thức, về tiền bạc, về tình cảm, về tài sản, thì tất cả cái đó nó đều do một nỗ lực nào đó trong quá khứ, nó do một phước lành, công đức nào đó trong quá khứ. Vấn đề đó họ không biết, họ không biết chuyện đó, họ không tin cái chuyện đó, cho nên bây giờ họ không có màng đến cái chuyện đời sau kiếp khác, họ không biết ưu tư khi nghĩ đến chuyện ngày sau là như vậy.

Chớ nếu họ nhớ ngược lại tại sao mà trên đời này có rất là nhiều người không có dược học hành như mình, không được cái khả năng vật chất như mình, không có được sức khỏe, không có được nhan sắc; không có được đời sống tình cảm, hôn nhân, gia đình, tử tức, thê noa như mình. Tại sao vậy? Mình phải hiểu cái đó, mình là trong số những người may mắn, mà những may mắn đó không phải trên trời rớt xuống, không phải là ngẫu nhiên, không phải do một đấng nào đó ban cho, mà tất cả những cái đó là hoàn toàn do chính mình đã dày công tích lũy, huân tập, tu tập nhiều đời mới có, nha.

Họ không có biết chuyện đó cho nên họ thấy bây giờ mà nghĩ tới đời sống tâm linh tinh thần thấy mệt lắm, nha.

Cho nên ở đây, cái thích tu tập tức là thích phát triển. Phát triển đây là thích đi về phía trước, đi lên trên, hướng đến những tầm xa và những chiều cao mới. Đó chính là thích tu tập.

36:34

Cái thứ ba nữa là thích đoạn trừ, trong chú giải có ghi thích đoạn trừ tức là thích lìa bỏ. Thích lìa bỏ là sao? Đã lìa bỏ tại sao lại có thích lìa bỏ? Tôi nói cái này chắc các vị đồng ý, tôi nói rằng là mỗi lần mình đi chợ, đi shopping về là mình có hai cái vui: Cái vui thứ nhất là mình mua được nhiều cái mình thích; cái vui thứ hai là sau khi mình leo một đoạn dốc, tay cầm, vai vác nặng nề, về đến nhà liệng hết mọi thứ xuống đất nó khỏe dữ lắm, nó đã lắm. Thì như vậy, mình thấy rằng cái chuyện mua được cái mình thích nó cũng là cái sướng, mà liệng bỏ cái mình thích cũng là cái sướng. Trong đời người đàn ông, có hai ngày trọng đại đó là cái ngày lấy vợ và cái ngày xa vợ vĩnh viễn. Cái ngày xa vợ vĩnh viễn là cái ngày vợ chết hoặc là ngày mình ly dị; nó hạnh phúc lạ lắm bởi từ đây về sau mình không cần phải trách nhiệm, bổn phận, mình có thể đi sớm về khuya thoải mái; không có ai mà chận đầu đón ngõ hỏi han, sách mé, hỏi đon hỏi ren, mệt lắm.

Như vậy tôi nói rất là nhiều lần đó là hạnh phúc trên đời nó có hai nguồn: do có cái gì đó và do không có cái gì đó. Và đau khổ nó cũng có hai nguồn: do có cái gì đó và do không có cái gì đó mà mình mới đau khổ. Cho nên cái hạnh phúc ở kẻ phàm phu là họ nghĩ đến chuyện sở hữu cái gì đó, được sống sở hữu, được sống hưởng thụ là hạnh phúc, nhưng mà họ quên mất một chuyện trên đời không có hạt cơm miễn phí. Hỏng có. Cái gì ở đời cũng phải có cái giá để trả, người tu hành và các bậc hiền thánh chính vì thấy rõ chỗ này, thấy rằng mọi thứ đều có cái giá phải trả.

Để có được một bữa cơm tối bên vợ chồng con cái, các vị phải trả một cái giá đắc lắm các vị có biết không? Đắc lắm. Tôi ở Mỹ tôi biết có những cái nhà bạc triệu, một là pay off trả hết thì hai vợ chồng cũng đâu có ở nhà; nói gì cái nhà down payment mỗi tháng trả bao nhiêu, bao nhiêu đó; mua cái nhà cho bự, cho bằng chị, bằng em; rồi tưởng sao, sáng hai vợ chồng đi biền biệt tới tối mịt mới về, riết quên mất cái nhà nó màu gì, không nhớ. Cái giá để trả cho việc sở hữu một căn nhà nó mệt như vậy đó quí vị. Đi đâu mà muốn được thiên hạ cúi đầu biết tên tuổi, báo chí truyền thanh, truyền hình mà nó biết tới mình, để có cái đó nó mệt lắm quí vị biết, mệt lắm. Và sau cùng để có được tấm thân này, chúng ta phải làm bao nhiêu chuyện để có thể duy trì nó, để kéo dài cái tuổi thọ cho nó, là mệt lắm. Ai từng đi bệnh viện, bác sĩ, từng mổ xẻ, từng uống thuốc, từng chích thuốc, từng trị liệu một cái gì đó mới biết.

Nói chung là có mặt trên đời này là khổ, còn gồng gánh phiền não, thích cái này ghét cái kia là khổ. Cho nên ở đây một trong những đặc điểm của người tu hành là: Thấy buông hết là an lạc. Nó khác ở ngoài đời. Ngoài đời là tay cầm, tay xách, nách mang cái gì đó mới thấy đã. Tay xách, nách mang, vai vác, đầu đội; ngoài đời nó bốn cái: tay xách, nách mang, vai thì vác, đầu thì đội nó mới sướng.

Nhưng mà người học đạo, hiểu đạo thì biết rằng trên đời không có gì miễn phí. Để có được một cái mà đời gọi là niềm vui gì ấy, chúng ta phải trả một cái giá không rẻ, không hề rẻ, không hề nhẹ. Cho nên cái đặc điểm của người tu là tìm vui trong sự buông bỏ, tìm vui trong sự giã từ, tìm vui trong sự chia tay, tìm vui trong những bến bờ xa lạ, tìm vui trên những bến giang đầu, trên những bến đò, trên những đầu cầu, chớ không phải như phàm phu.

Phàm phu tìm vui trên những mái hiên hẹn hò, tìm vui trong những mái ấm gia đình, trên những bữa ăn tối, nó khổ như vậy. Còn người xuất gia là tìm vui trên những bến bờ viễn xứ, trong những lần chia tay, trong những lần buông bỏ cả vật chất lẫn tinh thần, nó khác nhau nhiều lắm quí vị.

Cho nên ở đây, một trong những đặc điểm của người tu hành, đặc điểm mà cũng là điều kiện để mà tu hành giải thoát là trong đó có thích buông bỏ.

40:35

Rồi tiếp theo là pavivekarāmo có nghĩa là thích thú, hoan hỷ ở trong sự viễn ly. Viễn ly đây nó gồm có ba là đời sống viễn ly, viễn ly phiền não và viễn ly sanh tử.

* Đời sống viễn ly đây có nghĩa là ở một mình 6 căn được thanh thản nhẹ nhàng, không phải thấy những cái mình không muốn thấy, không phải nghe những cái mình không muốn nghe, không có phải để tâm mình phải khổ khi mà chạy theo cái mình thích, trốn cái mình ghét, mệt lắm. Một đời sống chỉ an lạc với cái gì xảy ra tại đây và bây giờ thôi.

Viễn ly trong đời sống nghĩa là bối cảnh, môi trường, điều kiện vật lý, đó là một cái hạnh phúc; cái manh áo tu hành của người xuất gia đó là một điều kiện rất là tốt để cho người ta có thể lìa bỏ thế giới, để có thể được sống một mình. Nhưng đó mới là vỏ ngoài thôi, bởi vì người tu có hai chuyện phải thực hiện cho bằng được, một là yên thân, hai là an tâm. Cạo đầu đắp y sống chung với tăng chúng mới là yên thân. Còn cái an tâm là tâm nó sao đó, không có bị khổ bởi thích và ghét. “Yên thân không chưa đủ, còn phải an tâm”, cái câu này đáng để bà con xâm lên người đó nha.

Nhiều khi mình vào trong thiền viện, mặc cái xà rông, mặc cái longyi Miến Điện; rồi đi đứng từ từ, không còn lo chuyện gia đình nữa. Rồi mình cứ tưởng là cái đó là xong rồi. Nhưng mà không đâu, ít bửa mà nó buông hết mọi sự, trở về nhà thì mọi thứ như cũ, như cái viên sỏi mà liệng xuống ao bèo vậy đó. Cho nên cái chuyện đầu tiên, cái đời sống, cái môi trường nó quan trọng lắm. Có nghĩa là ngày nào rời khỏi thiền viện rồi là mình đâu có được cái môi trường, cái bối cảnh đó nữa.

** Viễn ly thứ hai là viễn ly về phiền não.

Chúng ta biết là có ba thứ viễn ly, tôi nói đến ba cái viễn ly khác cũng trong kinh nói, đó là trường hợp thân viễn ly mà tâm không viễn ly, có nghĩa là thân ở cái chỗ xa vắng, quạnh hiu và tâm thì còn đầy tục lụy, còn nằm ở phố chợ, nằm ở cõi nhân gian. Trường hợp thứ hai là tâm viễn ly mà thân không viễn ly có nghĩa là cư trần bất nhiễm, có nghĩa là thân sống ở phố chợ, sống ở mái ấm gia đình có vợ chồng, con cái, cha mẹ, thân quyến, bè bạn nhưng cái lòng nó ở cõi ngoài, bản thân đã là người phương ngoại. Hạng thứ ba là thân tâm đều viễn ly có nghĩa là sống ở chỗ xa vắng, quạnh hiu, độc cư, nhàn tịnh mà nội tâm cũng được xa lánh hẳn chuyện đời tục sự.

Thì ở đây mình thấy ba thứ viễn ly trong trường hợp này viễn ly trong đời sống sinh hoạt, viễn ly thứ hai là viễn ly đối với phiền não.

*** Cái thứ ba là viễn ly sanh tử có nghĩa là sẽ có một ngày mình không còn dây dưa trong bất cứ ngũ thú lục đạo nữa. Ngũ thú đây là thiện thú trời, người cộng với bốn ác thú. Còn lục đạo đây có nghĩa là bốn ác đạo là ngạ quỹ, a tu la, địa ngục, vạn sanh cộng với thiên đạo và nhân đạo. Ngày nào mình không còn lai vãng, lui tới, không còn tiếp tục hiện hữu có mặt trong ngũ thú lục đạo nữa đó mới thật sự viễn ly thật sự, đó mới thật sự là nhàn tịnh.

Cho nên ở đây vị tỳ kheo thích thú, hoan hỷ trong đời sống nhàn tịnh cũng là một điều kiện.

44:21

Cái tiếp theo đó là abyāpajjhārāmo có nghĩa là hoan hỷ trong đời sống không bất mãn. Cái đó không phải dễ, các vị tưởng tượng đi, tôi nói không biết là bao nhiêu lần, do cái tâm bất thiện của mình nó nhiều quá đi, trong một ngày, mình biết đạo, mình tu rồi đó, do cái tâm bất thiện của mình nó nhiều lắm, nên hễ mình sanh ra đời là cái cảnh bất toại lúc nào nó cũng nhiều hơn như ý hết, đó là cái thứ nhất. Do cái nghiệp bất thiện luôn nhiều hơn nghiệp thiện nên khi ta sanh ra đời ta luôn gặp cảnh bất toại nhiều hơn cảnh như ý, đây là lý do thứ nhất mà ta rất dễ sống bất mãn với thế giới.

Thứ hai, do lòng tham con người là không có đáy, chúng ta luôn muốn, muốn và muốn suốt cuộc đời, khao khát, thiết tha cái này cái nọ. Quí vị biết rồi, mình muốn tới một tỷ, mình muốn nhiều quá, thí dụ mình muốn một vài ba thì may ra mình còn toại nguyện; còn mình muốn nhiều quá lòng tham không có đáy thì một do nghiệp bất thiện nhiều quá thì làm sao được toại nguyện. Thứ hai, lòng tham mình không có đáy cho nên làm sao mà mình toại nguyện đây? Cho nên đời sống này chỉ cần không có tu tập là chúng ta rất dễ chìm sâu ở trong tâm thái bất mãn. Đời người mà cứ bất mãn người, bất mãn vật, bất mãn sự kiện; bất mãn ba cái đó làm sao mà sống trời? Cho nên vị tỳ kheo hoan hỷ với một cái nếp sống không có bất mãn, vui với chính mình vì thấy mình không có cái gì để phiền trách, phàn nàn đời sống hết. Vui là vì mình không có gì để phàn nàn, bản thân cái đó cũng là cái vui. Vui vì không thấy mình thích cái gì, vui vì không thấy mình có gì để phàn nàn hết, đời sống làm sao cũng được. Cái người giàu nhất không phải là người cái gì cũng có mà là cái người có cái gì cũng ok. Cái đó mới là ngon, sống không có bất mãn, sống không có hy cầu, sống không có chờ đợi, không có trông chờ quá nhiều từ cuộc đời, từ những gì bên ngoài. Người giàu nhất không phải là người cái gì cũng có mà là có cái gì cũng thấy ok, sống không có bất mãn.

46:27

Rồi cái cuối cùng là nippapañcarāmo. Nippapañca đây chỉ cho niết bàn, tại sao vậy? Nippapañca ở đây chỉ cho phiền não, chỉ cho cõi sanh tử trầm luân, trong bản Hán dịch là hý luận, thì đây là một trong những cái lỗi cực lớn, đó là cái chữ này nó mang nghĩa hý luận trong một vài trường hợp đặc biệt nào đó, chớ cái nghĩa đó không thể dùng trong mỗi nơi, mỗi chốn. Khổ một nỗi, tôi đã nói rồi, cái kỹ thuật dịch kinh của các dịch giả Tàu là họ viết cái nghĩa mà họ cho là phổ biến của những chữ Phạn, xong rồi họ chất, họ treo đầy, khi mà họ gặp cái chữ đó thì họ cứ lấy chữ kia ra họ dịch, khỏi đắn đo, khỏi suy tư, khỏi chọn lựa, khỏi kiếm tìm. Mà chính vì dịch cái kiểu máy móc như vậy cho nên có rất là nhiều trường hợp mà cái nghĩa nó rất là kỳ.

Tôi nhớ cái này tôi nói hoài, có người họ mới nói là những cái chỗ mà tôi nói là mang cái ý chỉ trích; đúng ra tôi nói bằng thiện chí, nói trên khía cạnh học thuật, nói trên khía cạnh khoa học, nghiêm túc, không có ác ý, không có tư ý riêng tư; nhưng mà họ thì cố ý, họ muốn gom cái đó lại thành một cuốn để mà cả thiên hạ đè tôi ra… Ở đây về mặt học thuật mình phải nói thiệt, cái chữ papañca dịch là hý luận rất là kẹt, cái chữ papañca, cái chữ hý luận nghĩa đó chỉ dùng trong một số trường hợp. Nhưng mà ở đây chữ papañca nó có nghĩa là cái gì mà nó vừa vớ vẫn, mà nó cũng có nghĩa là trở ngại, nó giống như là cỏ dại vậy đó, mình hiểu như cỏ dại bên đường, ý nghĩa nó nôm na giống như cỏ dại bên đường gọi là papañca. Đã vừa vớ vẫn, vừa vô ích, vô duyên, không cần thiết, lại làm phiền người ta thì gọi là papañca.

Thì tất cả các pháp thế gian đều là papañca hết, bất cứ niềm vui, nổi buồn nào của chúng ta, giọt lệ hay nụ cười, nó đều là những cái không thật sự cần thiết, và nó đều là cội nguồn phiền não, trực hay là gián tiếp mà thôi. Các vị không có tin, nhưng mà một ngày nào đó hiểu đạo hoặc đặc biệt khi liễu đạo, quí vị sẽ tin chuyện đó.

Tất cả cái gì trong cuộc đời này, sơ xẩy một chút thôi, nó đều là cái nguồn khổ, nó đều là cái cớ sự, là nguồn cơn của bao nhiêu cái phiền phức và những cái hệ lụy. Niết bàn là nằm ngoài những phiền phức, hệ lụy ấy, cho nên niết bàn được gọi là nippapañca. Cho nên nippapañcarāmo có nghĩa là vị tỳ kheo nói riêng và người cầu đạo giải thoát nói chung hướng tâm về cứu cánh niết bàn. Ở đó không có sự hiện hữu của phiền não, ở đó không có sự hiện hữu của thân tâm, của danh sắc, của 5 uẩn, của xứ, của giới, ở đó không có. Khi nào mình thấy sanh tử là một gánh nặng, khi mình thấy cái sự hiện hữu của thân tâm này là một gánh nặng, đó là một nhà giam, thì khi đó mình mới thấy cái sự chấm dứt triệt để mọi hiện hữu là hạnh phúc.

Nhiều người họ chịu không nổi với cái cứu cánh niết bàn. Khi họ được giải thích về cứu cánh niết bàn, thứ nhất niết bàn không phải là cõi là họ chán rồi, đó chỉ là một trạng thái trừu tượng và trạng thái ấy chỉ có bậc thánh họ mới hiểu, họ có thể nhận thức một cách rốt ráo.

Còn phàm phu mình chỉ cần biết đại khái thế này: còn phiền não là còn khổ, hết phiền não mới yên. Hết phiền não gọi là phiền não niết bàn. Còn thân này là còn khổ, thân tâm này kết thúc vĩnh viễn thì lúc đó gọi là ngũ uẩn niết bàn. Thì phiền não niết bàn, ngũ uẩn niết bàn thật sự là an lạc.

Và để thấy được sự vắng mặt triệt để của thân tâm này là an lạc, để thấy được điều đó, để chấp nhận chuyện đó, chuyện đầu tiên là quí vị phải sống chánh niệm và trí tuệ một cách liên tục. Các vị thấy rằng mình đang bị giam hãm trong cái nhà tù mấy chục ký này, và từ cái nhà tù này chúng ta lại tiếp tục tạo ra hàng triệu, hàng tỷ nhà tù khác. Tắt thở rồi chúng ta lại đi đến những hình hài, những thân phận khác, những kiếp số khác để chịu cái sự giam hãm y như kiếp này.

Tôi biết tôi nói tới đây nhiều người trong room rất là ngạc nhiên, các vị nói: “Cái thân này tại sao gọi là nhà tù?”. Tôi khẳng định lần nữa, nói chính xác không có nói lộn, cái tấm thân này nó là nhà tù, là vì sao? Vì khi mang cái thân này chúng ta bị một tỷ cái giới hạn, các vị biết không? Nhiều cái giới hạn lắm, thí dụ ba ngày không thể không tắm, ba ngày không thể không ăn, một ngày không thể không uống. Không thể nào không tắm rửa, ăn uống, tiểu tiện; chúng ta bị giam nhốt trong cái nóng, cái lạnh, cái buồn, cái vui. Còn về vật lý chúng ta bị giam nhốt trong bao nhiêu thứ khác, nặng nề nè, cực nhọc nè, tê mỏi nè, nóng lạnh nè, rồi chúng ta bị chi phối bởi hấp lực của trái đất, bị té, bị trượt, trèo cao nguy hiểm nè, chúng ta lên núi cao nhìn xuống vực sâu chúng ta thấy chúng ta bị hạn chế. Con chim nó muốn đi đâu nó đi còn mình thì không. Trong cái hình hài này, mình đâu thể đi đâu mình đi, và có nhiều lúc mình muốn cái này, muốn cái nọ dữ lắm mà đâu có được, vì có cái hình hài này chúng ta mới có đủ thứ nhu cầu, nhớ nha. Vì có hình hài này chúng ta có nhiều nhu cầu lắm. Mà khổ thay có bao nhiêu phần trăm của những nhu cầu ấy được chúng ta thỏa mãn? Như vậy rõ ràng tấm thân này nó là một cái nhà ngục, mà khi anh thấy nó là một cái nhà ngục, nó là cái chỗ giam cầm thì anh thấy rằng ra khỏi nó mới là an lạc.

Đó là lý do vì đâu mà ở đây Đức Phật dạy vị tỳ kheo phải cần đến 6 cái điều kiện tâm lý để có thể chứng đạo giải thoát, thì trong đó điều thứ 6 là hướng tâm về cảnh giới lý tưởng niết bàn là vậy đó. Tôi nhắc lại, Phật tử Nam tông không nguyện sanh về thiên đàng, không sanh về Tây phương, nhưng mà nói riêng về cứu cánh niết bàn mình e ngại lắm, mình hỏng muốn nhắc tới, mình thấy nó làm sao á. Tại trong kinh nói vậy thì mình cũng bắt chước nói theo chứ trong lòng nó có cái gì đó nó hỏng có yên, hỏng có cam tâm, hỏng có đành lòng. Tưởng sao, tu là phải về cõi nào đó, đàng này tu gì đâu kết thúc cái tắt luôn như cái đèn hết dầu vậy, tim nó bị lụn vậy đó, nản lắm. Nhưng mà sở dĩ mình thấy mình nản là tại vì mình chưa có thấy sợ, chứ các vị tưởng tượng bây giờ các vị tắt thở một cái, cái đường đọa là coi như chắc ăn rồi đó, đường đọa là 90%, đường lên cõi nhân thiên có 10%. Nghĩ bao nhiêu đó là đủ run rồi, chưa nói tới con rùa mù, chỉ riêng cái khoảng phần trăm của cái khả năng siêu và đọa thôi, xác suất của nó là đủ làm cho mình thấy oải rồi.

Thứ hai nữa, bây giờ các vị thử tưởng tượng đi, các vị quay trở lại thân người, các vị phải nằm ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày không biết cái gì hết; rồi mới chun ra sống dật dờ, dật dưỡng như là một con chó suốt mấy năm đầu đời đâu có biết gì đâu, như một con gấu. Sau đó bao nhiêu tai ương tật bệnh, những sự cố, sự kiện, bao nhiêu điều bất trắc khó lường nó dồn dập, nó xảy đến, vấn đề ở chỗ đó đó quí vị.

Tại sao đời là bể khổ? Tôi thích cái định nghĩa này nhất, tại sao đời là bể khổ? Chỉ một định nghĩa là đủ rồi: “Đời là bể khổ bởi vì hầu hết 99,9% con người đều e ngại khi phải quay lại 100% những gì mình đã trải qua”. Trong room có hiểu cái này không ta?

Đời là bể khổ vì hầu hết chúng ta đều e ngại phải quay lại để sống lại 100% những gì mà mình đã trải qua. Ngại lắm quí vị. Chẳng qua hôm nay mình thấy mình lớn tuổi mình sợ chết, mình nói: “Thôi kệ nó, bây giờ trở lại 20 cũng được, miễn sao mình sống thêm được mấy chục năm nữa, chứ giờ mình 60, 70, giờ mình gần chết rồi thôi kệ, cứ quay lại”. Miệng nói như vậy, chẳng qua vì sợ chết, chứ còn ai cũng phải e ngại cái quãng đường mà mình đã vượt qua, đó chính là lý do đời là biển khổ.

Tôi không biết đời quí vị sao chớ, đời của tôi năm nay 50 rồi, ngay bon 50, chính xác 50, bây giờ kêu tôi quay lại 100% tôi ớn dữ lắm, ngán lắm, rất là ngán, ngán ngẫm lắm. Mà trong vòng sanh tử luân hồi thì có bao nhiêu lần chúng ta quay trở lại kiểu đó? Quay lại thân người đó nha! Còn mà quay lại làm con trùn, con dế, làm con hào, nghêu, sò, ốc, hến, tôi ớn quá đi. Sáng nay tôi đi ra ngoài vườn, tôi đang ở bên Đức, tôi nhìn thấy mấy con ốc sên tôi oải lắm, trời ơi bây giờ tắt thở một cái mà chun vô đây làm con ốc sên là ngàn đời, ngàn đời luôn, nha. Vô trong đó rồi là coi như vô phương.

Cho nên, chính vì thấy cái đó đó cho nên vị tỳ kheo ngán sợ sanh tử và hướng tâm đến cứu cánh niết bàn. Như vậy thì rõ ràng các vị thấy không, cái điều thứ 6 là ưa thích không hý luận, nếu mà không có chú giải là mình chết rồi, mình chết ngắt rồi, ưa thích không hý luận đây có nghĩa là hướng tâm đến niết bàn. Bốn chữ “không có hý luận” này phải hiểu là “niết bàn”.

Như vậy thì “ưa thích không hý luận” có nghĩa là “hoan hỷ trong cứu cánh niết bàn”, nha.

55:31

Qua tới kinh 79, cái kinh này nếu mà không có chú giải là chỉ có chết thôi. Đây cái kinh Pali: “Katamehi chahi? Idha, bhikkhave, bhikkhu na āyakusalo ca hoti, na apāyakusalo ca hoti, na upāyakusalo ca hoti, anadhigatānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ adhigamāya na chandaṃ janeti, adhigate kusale dhamme na ārakkhati…”

Trong bản Tiếng Việt thì như thế này: “Tỳ kheo không thiện xảo khi đi vào, không thiện xảo khi đi ra, không thiện xảo khi đến gần…”. Tại sao có chữ “đến gần” ta? A, đây là cái sự hiểu lầm, bởi vì aya là đến, aya là đi đến (từ chữ eti là đến), upa là gần. Rồi họ mới dịch upāya là đến gần, coi có phải ác hôn? Dịch là đến gần, dịch như vầy là cũng hơi kẹt nha. Upāya đây có nghĩa là mean là phương tiện, là condition là điều kiện, mình không thể tách ra là upa cộng với aya thành upāya là hỏng có được, nha.

Như vậy thì sao? Ở đây, đó là āyakusalo không phải là đi vào, rồi apāyakusalo đi ra, hỏng phải. Mà tỳ kheo biết rõ:

* āyakusalo: biết rõ con đường đi lên, biết làm sao để tiến bộ, làm sao mà tới được, đến được cái chỗ mà mình muốn.

** apāyakusalo: biết rõ làm thế nào mà một người bị thụt lùi, biết rõ cái con đường nào, cái lộ trình nào mà dẫn đến thối đọa, đến sự lui sụt.

*** upāyakusalo: biết rõ cái gì là phương tiện hỗ trợ hữu hiệu, đắc lực cho công phu tu tập của mình.

Biết rõ. Bây giờ đừng nói tu hành, nói ngoài đời đi, mình biết rõ kiểu sinh hoạt nào, cách ăn uống nào, cách sử dụng thuốc men như thế nào mà nó có lợi hay có hại cho sức khỏe của mình, biết được như vậy thì quí vị ok. Có cái nguy hiểm nhất là mình không biết mình ăn uống, sinh hoạt như thế nào mà có lợi hay có hại, cái không biết đó rất là nguy hiểm, các vị biết không? Bây giờ tôi là người có thể nói có tư cách để nói cái đó, bởi vì ở cái tuổi này, bắt đầu là cơ thể nó bắt đầu nó kiếm chuyện rồi, các vị có biết chỉ cần mà mình ăn lố một chút xíu đồ ngọt là vô đo máu là bắt đầu đường nó lên liền, nó dễ lắm. Mà tôi đã nói rồi, đường nó lên mà mình không có kiểm soát lượng đường nó kéo dài một thời gian nó hại thận, mà nó hại thận mà chuyển qua lọc thận thì coi như là chỉ có chết thôi. Cho nên mình phải biết rõ kiểu sinh hoạt thường nhật của mình, người tiểu đường là kỵ thức đêm, thức đêm nó có nhiều cái bậy lắm, bởi vì cơ thể nó cần nghĩ ngơi để mà nó thải độc. Chưa kể khi mà mình ăn trễ, mình tiêu thụ chất ngọt, ở đây không cần ăn mà chỉ cần uống thôi, tiêu thụ chất ngọt mà trễ quá rồi mình đâu có vận động, mình leo vô giường nằm thì cái cơ thể mình nó lãnh đủ, nha. Chẳng hạn như mấy xứ Miến Điện, Thái Lan, chiều mà chư tăng dùng một ly sữa, hoặc tôi qua bên Miến, bên Thái, tôi thấy mấy vị rất là khoái cái lon bò húc, buồn buồn làm một lon, đói bụng làm một lon, vui vui làm một lon; vui một lon, buồn một lon, đói bụng một lon, tổng cộng là ba lon, thì các vị tưởng tượng đi cứ chiều chiều nào cũng như vậy hết là chết, mà nhất là đêm hôm nữa. Khi mà mình biết rõ như vậy đó, thì tự nhiên mình phải kiểm soát cái sinh hoạt, cái chuyện ăn uống tiêu thụ thực phẩm của mình ngay.

Đời tu y chang như vậy, biết rõ cái gì, cái con đường nào, hoặc là cái gì mà nó giúp cho mình tu tập được đi lên. Biết rõ cái gì, cái con đường nào mà làm cho cái tâm tư của mình, cái sự tu tập của mình đi xuống. Thì làm ơn, cái này tôi biết tới đâu tôi nói tới đó chớ tôi hỏng có ý gì. Ở trong quyển Kinh nghiệm tuệ quán 2, trong đó nói rất rõ là cái con đường mà phát triển Thất giác chi chính là con đường đi lên. Năm lý do mà kích thích cho 5 triền cái phát triển chính là con đường đi xuống. Triền cái nói chung là phiền não chớ hỏng có cái gì cao siêu hết, nhưng tại kêu triền cái là nói trong trường hợp mà trở ngại cho thiền định, tuệ quán nói chung thì kêu triền cái chớ thật ra 5 ông thầy đó chính là 5 phiền não chớ có gì đâu.

* Như vậy thì vị tỳ kheo biết rõ bằng cách nào mà các giác chi được phát triển, được tăng trưởng thì đó là biết cái đường đi lên.

** Rồi biết rõ bằng cái con đường nào mà 5 triền cái nó phát triển thì biết rõ đó là con đường đi xuống, chỉ vậy thôi.

*** Cái thứ ba nữa là biết rõ cái gì là phương tiện hỗ trợ cho cái chuyện chận đi xuống mà giúp đi lên.

Bởi vì chúng ta biết vạn hữu trong đời này tồn tại đều là do duyên. Trong room có nghe kịp không? Vạn hữu trong đời nó tồn tại đều do các duyên, mà duyên ở đây nó gồm có hai: một là janakapaccaya là duyên hay điều kiện trợ sinh, thứ hai là upatthambhakapaccaya là duyên hay điều kiện trợ lực. Vạn hữu ở đời này không có cái gì mà không cần đến các duyên hỗ trợ, mà các duyên ở đay gom gọn còn có hai duyên thôi. Đó là điều kiện trợ sinh janakapaccaya và duyên trợ lực là upatthambhakapaccaya.

Người tu hành biết rất rõ cái gì là cái điều kiện hỗ trợ bằng cách là trợ sinh hay là trợ lực cho cái thiện pháp hoặc cho cái ác pháp, phải biết rất rõ, phải biết rõ cái đó.

1:04:18

Tôi thí dụ bốn cái pháp sampajañña:

1/ Hành giả biết rõ việc mình làm là lợi hay hại cho công phu tu tập, cái đó gọi là satthaka sampajañña.

2/ Cái thứ hai là sappaya sampajañña là biết rõ cách nào hỗ trợ cho việc tu tập thuận lợi hơn.

3/ Cái thứ ba là gocara sampajañña là biết rõ môi trường sinh hoạt nào thích hợp cho việc tu tập.

4/ Cái thứ bốn là asammoha sampajañña là luôn tu tập với nhận thức vô ngã: Không ai đang tu tập tuệ quán chỉ có chánh niệm và trí tuệ đang làm việc mà thôi.

Tôi nói lại, một hành giả tu tập tuệ quán cần phải có bốn cái pháp sampajañña, tức là bốn pháp lương tri.

1/ Thứ nhất gọi là satthaka sampajañña, nghĩa là trước khi làm cái gì phải biết rõ cái việc này nó có lợi hay hại cho công phu của mình. Thí dụ như mình đang đi kinh hành, đang ngồi thiền ngon lành, tự nhiên có người rủ đi nghe pháp, rủ đi đảnh lễ bảo tháp; rủ đi chợ mua cái này, mua cái kia: “Hôm qua anh nói với tôi đi chợ mua dầu gió, bây giờ anh có đi hay không thì anh đi với tôi”. Nhưng mình suy nghĩ: “Nếu mà nếu bây giờ mình đi thì sáng giờ chánh niệm nó đang quá ok nè, hồi sáng giờ mình đang quá an lạc, bây giờ mình bỏ mình đi cái là nó bị gián đoạn. Có nên hay không? Có cần hay không?” Đó là cái thứ nhất.

2/ Cái thứ hai nữa là sappaya, có nghĩa là mình thấy cái cách nào mà nó hỗ trợ cho mình một cách thuận lợi, dễ dàng. Thí dụ như ban đêm vậy, có người rủ mình: “Tối nay đừng ngủ trong phòng nữa, bây giờ tối nay hai đứa mình sống bụi đi. Mình giăng cái lều ở ngoài gốc cây mình tu cho nó giống đầu đà, cho rốt ráo một chút”. Thì mình suy nghĩ coi cái chuyện mà đêm nay mình ra ngoài trời như vậy nó có thuận lợi, nó có dễ dàng cho cái chuyện tu tập hay không? Hoặc nếu mình là nhà sư, bạn bè mình rủ đi bát đổi đường từ xóm A qua xóm B, mình phải suy nghĩ coi cái đó có thuận lợi không; hay là mình đi xong dọc đường, đường xá xa xôi, trèo đèo vượt suối, mình mắc mưa rồi nó tùm lum chuyện ra.

Cho nên, thứ nhất nói đến lợi hại.

Thứ hai, nói đến chuyện khó dễ, có thuận lợi hay không.

3/ Cái thứ ba là gocara sampajañña, là vị hành giả phải luôn luôn nhận thức đầy đủ rằng cái bối cảnh, cái môi trường sinh hoạt nó có an toàn cho mình hay không? Thí dụ như mình thấy ngồi thiền ở trong thiền đường hình như nó không có tốt bằng ngồi thiền ở ngoài gốc cây hoặc trong phòng riêng. Cái gocara nghĩa đen nghĩa là mục trường, là cái chỗ chăn thả của mấy người nuôi gia súc, còn nghĩa bóng là chỗ làm việc. Thí dụ cái chỗ mà tỳ kheo đi khất thực là gocara; cái chỗ mà hành giả ngồi tu thiền gọi là gocara có nghĩa là mục trường, là chỗ chăn thả đó. Thì mình coi chỗ đó có an toàn cho mình hay không, bởi vì không phải hành giả nào lên ngồi trên thiền đường chung với mọi người cũng tốt, tôi khẳng định như vậy, không phải vậy, bởi vì có nhiều hành giả họ tu ở dưới tốt hơn. Hoặc có những hành giả họ tu một mình họ, đi kinh hành một mình họ ở ngoài rừng, thỉnh thoảng họ chạy vô gặp thầy bạn một chút thì được, chứ còn mà nhét họ chung với tập thể thì không có tốt bằng, thí dụ như vậy. Hoặc có những hành giả họ đi chợ hỏng sao hết, nhưng có những hành giả đi chợ về tâm nó bị động, thì trong trường hợp đó gọi là gocara. Gocara sampajañña là biết rõ cái cảnh giới hay môi trường sinh hoạt của mình có thích hợp hay không.

4/ Cái cuối cùng mới ghê, asammoha sampajañña nghĩa là hành giả luôn luôn tu tập trong cái nhận thức vô ngã về bản thân. Hành giả không bao giờ thấy mình hay, ta giỏi, ta có chánh niệm ngon lành, ta có trí tuệ ngon lành, ta có niềm tin ngon lành, ta có thiện pháp ngon lành, ta được tiến bộ, ta được thế này, ta được thế kia. Mà hành giả phải luôn luôn nhớ rằng ác pháp đang có mặt, thiện pháp đang có mặt. Còn trong cái chuyện tu tập, hành giả chỉ biết đơn giản rằng chánh niệm, trí tuệ đang làm việc. Hết. Ở đây không có ai tu tập hết. Ngay cả bốn đế cũng vậy: Chỉ có cái khổ chứ không có người bị khổ. Chỉ có nguyên nhân sanh khổ chớ không có ai tạo ra khổ. Chỉ có cứu cánh thoát khổ chớ không có người nào thoát khổ. Chỉ có con đường hành trì thoát khổ chớ không có ai hành trì con đường thoát khổ.

Nhớ nha, bởi vì khi mà mình không khéo thì mình sẽ rơi vào cái hoàn cảnh mà tôi kể đó, là có thằng say rượu mà xách cái búa vô trong cái phòng nó đập tan tành hết, nó nổi điên lên nó đập banh hết, nhưng có một cái món nó đập không được đó là cái búa. Thì mình cũng vậy, mình vô tu tuệ quán là mình cầm cái búa mình đập banh chành hết, không danh, không lợi, không tình cảm, ba cõi sáu đường đều là mù sương, vô ngã, vô thường. Mình đập banh chành hết rốt cuộc còn lại cái búa đó không có đập được, đó chính là cái thằng đang tu, thằng tôi mà nó đang tu mình đập không được. Bởi vì cái gì mình cũng chê hết, mình nói cái này là vô ngã vô thường, cái kia là phù du sương khói, mình chê đã cuối cùng hồi mình lọt vô cái cạm bẫy sau cùng mình hỏng ngờ. Đó là cái thằng tôi của mình nó cực kỳ thông tuệ, cái thằng tôi của mình nó có ba la mật sâu dầy, cái thằng tôi của mình nó có chánh niệm, cái thằng tôi của mình nó có trí tuệ, cái thằng tôi của mình nó có duyên lành vậy đó, cái thằng tôi của mình ngon nhất trong cái thiền đường này. Chết rồi, đập banh chành cuối cùng mình lại chết ở ngay trong chính cái cạm bẫy, trong chính cái nhà ngục mà mình tự tay xây cất. Các vị nghe kịp không?

Cho nên chuyện đầu tiên là vị tỳ kheo phải biết rõ cái con đường nào là đi lên để mà tiếp tục theo đó mà đi, thứ hai biết rõ cái hành trình nào đi xuống để mà tránh, thứ ba biết rõ cái gì là phương tiện hữu hiệu để mà mình tận dụng. Tôi nhắc lại, cái cách nào phát triển bảy giác chi để theo đó mà đi, biết rõ cái cách nào mà để cho năm triền cái nó phát triển để mà tránh, và biết rõ cái nào là điều kiện thuận lợi để mà mình tận dụng.

Điều kiện thuận lợi ở đây nãy tôi nói rồi: Vạn hữu ở đời do duyên mà có. Duyên ở đây gom gọn có hai thứ đó là duyên trợ sinh và duyên trợ lực. Duyên trợ sinh là những điều kiện nó giúp cho cái gì đó từ không thành có. Duyên trợ lực là nó thêm sức, tiếp sức cho những cái đã có được phát triển. Tỳ kheo phải biết rõ cái gì là điều kiện là chỗ đó. Để giải thích cái đó tôi đã đem ra bốn cái pháp sampajañña, nghĩa là trong từng sinh hoạt lớn nhỏ hành giả phải để ý qua các khía cạnh đó, phải biết cái nào là điều kiện trợ sinh, cái nào là điều kiện trợ lực giúp cho công phu tu tập của mình.

Trong đây dịch là “thiện xảo khi đi vào, thiện xảo khi đi ra, thiện xảo khi đến gần”. Ở đây phải dịch lại: “biết rõ con đường nào là con đường đi lên, biết rõ con đường nào là con đường thụt lùi, biết rõ cái gì là điều kiện, là phương tiện hỗ trợ đắc lực”.

1:12:39

Tức là thứ nhất, vị tỳ kheo khi mà không biết rõ con đường nào để đi lên, không biết rõ con đường nào đi xuống, không có biết tận dụng những điều kiện hỗ trợ, và cái tiếp theo là anadhigatānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ adhigamāya na chandaṃ janeti, là không có thiết tha hướng tới những thành tựu mà mình chưa có được.

Tôi ghét nhất là mấy người học ba mớ, tới chỗ này cái bắt đầu nói: “Tu hành là hỏng có mong, là vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở…”. Hỏng phải. Làm gì làm, làm ơn nhớ trên từ ngữ thì nói nghe sang lắm, nhưng mà thật ra là phải nhớ thế này: Làm sao mà không có chỗ cầu được, phải có chứ! Vua Pasenadi hỏi Ngài Ananda: “Con nghe nói Thế Tôn dạy rằng các khổ đi ra từ dục và tu hành cũng để hết dục. Như vậy thì cái lòng mà mong cầu giải thoát có phải là dục không?” Ngài Anan trả lời thế này: “Trước khi đến khu vườn này, Đại vương có muốn không? Vua nói: “Có”, thì Ngài hỏi: “Khi Đại vương đã đến đây rồi, ngồi đây trước mặt tôi rồi, Đại vương còn muốn đến khu vườn này không?” Vua: “Không, tới rồi” Còn cái chuyện mai mốt thì mai mốt tính, nhưng bây giờ thì đã tới rồi còn muốn đi đâu nữa?”.

Giống như cách đây mới mấy hôm, báo đăng có một cô gái người Tàu, cổ bắt trúng thăm của một công ty được đi chơi 7 ngày, cổ mừng lắm, được bao du lịch trọn gói, mà tới hồi cổ coi kỹ lại là du lịch ngay trên quê hương của cổ, các vị nghe kịp không? Các vị đang là người Saigon mà các vị lại nhận được một cái giải thưởng là du lịch Saigon trong thời gian 8 ngày, các vị có nổi điên không? Ít ra mình phải nhận được cái vé bay đi Singapore, Thái Lan, còn không là Hà Giang, cao nguyên đá Đồng Văn, hoặc trên Đà Lạt, Sapa, Bà Nà, chứ còn tự nhiên mình là dân Saigon giờ được cái giải thưởng du lịch Saigon 8 ngày, quí vị có nổi dịch không? Nhất là mình đang ở Quận 1, mà nó cho mình đi chơi trong Quận 1 thì đi làm cái gì? Mình đang ở đó còn muốn đi đâu nữa. Vấn đề nó nằm chỗ đó.

Ở đây cũng vậy, người tu là không có cầu, ngay cả nhiều lần tôi nói cái kỵ của người tu là mong đắc, đang tu Tứ niệm xứ, chánh niệm thì không giữ mà cứ chực chờ đắc cái này, đắc cái kia, cái đó hỏng có nên, cái đó là chuyện khác. Nhưng mà mình cũng phải có một mục tiêu để mình đặt ra phía trước, khi đặt mục tiêu ra rồi thì mình cứ cắm đầu cúi mặt để mình thực hiện cái hành trình cần thiết, nhưng mà trước hết phải treo cái mục tiêu đằng trước cái đã.

Đây cũng vậy, vị tỳ kheo phải biết rõ cái con đường nào đi lên, đường nào đi xuống, biết rõ cái gì là điều kiện tốt cho cái hành trình mình đi. Và cái thứ tư là phải có sự thiết tha hướng tới cái gì mà tốt đẹp, cái gì cần thiết mà mình chưa có thành tựu được, phải có cái đó. Sống phải có cái lý tưởng, phải có cái chỗ vươn tới. Cái đáng ngại nhất là sống mà không có chỗ để hướng về, trên đầu không biết tôn kính ai, mà bên dưới không biết bao dung, thương yêu ai, ở giữa không biết chia xẻ cho ai thì cái đó rất là sợ. Sống phải có lý tưởng, phải có chỗ hướng tới, phải có chỗ yêu thương, phải có chỗ để mình bảo bọc. Đời sống phải vậy nó mới trọn vẹn.

Con người là loài động vật duy nhất mà hiểu rất rõ thế nào là 360 độ, chỉ có con người mới hiểu rõ các chiều không gian vì con người trong cấu trúc sinh học với cột sống dựng thẳng, ngay ở trong cái thân xác sinh lý con người của mình đã cho phép mình cái chuyện về nhận thức 360 độ, chưa kể đến đầu óc của con người. Con người có thể nhận biết rất là nhiều điều mà muông thú không hiểu được, vấn đề nó nằm ở chỗ đó. Còn cái tầm nhìn của mình nó bị hạn chế thì ước vọng nó mới hạn chế. Còn khi mà mình có cái nhìn rộng rãi thì nó khác chứ!

Thì ở đây cũng vậy đó, vị tỳ kheo để mục đích đằng trước, và cứ vậy cắm cúi mà đi. Không có lòng thiết tha, sống không có lý tưởng thì mình biết hướng tới cái gì bây giờ? Nhớ mấy cái đó. Cho nên ở đây có lòng thiết tha hướng tới những cứu cánh tốt đẹp, cái kusalānaṃ dhammānaṃ mà mình chưa có chứng đạt.

1:17:11

Cái tiếp theo là adhigate kusale dhamme na ārakkhati, bên cạnh cái chuyện hướng tới những thành tựu chưa đạt được, thì mình cũng phải có khả năng giữ lại những thành tựu đã đạt được đừng để cho nó mất.

Chúng ta thấy có một chuyện là Thái tử Tất Đạt 7 tuổi, đắc thiền dễ như là mình trở bàn tay, nhưng mà sau đó chính Ngài bỏ quên Ngài không màng tới nó nữa. Nhiều, và rất nhiều người khác giống như Ngài vậy đó, có nghĩa là cũng đắc cái này đắc cái kia được một thời gian rồi bỏ quên, trong thời Đức Phật có rất là nhiều vị thuộc lòng Tam tạng, thậm chí đắc thiền rồi sau đó đi những con đường không có giống ai hết.

Thí dụ như Ngài Hatthisariputta mới vô tu có mấy tháng thuộc lòng Tạng A tỳ đàm mà Ngài hoàn tục 7 lần, may mắn là Ngài có duyên lành giải thoát mà lại gặp Đức Phật và Chư đại hiền, đại thánh tăng, đại thanh văn hỗ trợ cho Ngài, chứ nếu không thì cũng mệt à. Đó! Một người thuộc lòng kinh điển như Ngài Hatthisariputta. Rồi một người nữa là ông Đề bà đạt đa ổng đắc thiền đó, ổng buông xuôi rồi cuối cùng không giữ được cái ổng đã có. Mà nhiều người lắm quí vị, nhiều lắm. Các vị biết, phải căn cơ sâu dầy lắm thì mình mới sống với thành tựu tu hành mà mình có, còn không nó dễ buông lắm.

Thí dụ như hồi xưa mình mới tu mình thiết tha Phật Pháp, mình thích ghi chép, thích học hỏi, thích ghi nhớ, mình mê mấy cuốn sách quí, hâm mộ những vị cao tăng, thạc đức, thạc học, mình quí, mình trọng. Nay mai có được cái chùa, có được mớ đệ tử đại gia lui tới chăm sóc cúng dường, ăn uống dâng tận nơi, rồi yến, rồi sâm, tùm lum hết. Đi đâu kẻ đưa, người đón, rồi bái lạy tung hô, rồi riết quên mất lý tưởng ban đầu, dần dần không còn thiết tha Phật Pháp nữa. Đi ngang nhìn cuốn kinh giống như con ma mà nhìn thấy lá bùa lỗ ban vậy, nó ớn lắm, ngán lắm. Rồi hỏi chớ cái giáo lý, cái pháp học nó không thiết tha thì pháp hành làm sao mà nó thiết tha? Lúc đó đệ tử nó hầu nó hạ như ông của nó thì mình đâu có quỡn mình nghĩ tới tuổi già, đâu nghĩ tới cái chết, đang đã quá mà, ngu gì nghĩ tới mấy cái chuyện buồn đó làm chi. Cứ như vậy cho nên buông xuôi những gì mà mình đã có một thời.

Cho tôi xin cúi đầu quì lạy trước khi tôi nói câu này, đó là tôi có được tiếp xúc với một vài vị gọi là Tam tạng ở Miến Điện, vô trong phòng sao tôi thấy đồ đạc nhiều quá, rồi tôi thấy cầm cái cục a lô mà a lô hoài hà, rồi tôi gặp phật tử đi ra vô nườm nượp cứ người cúng một mâm, mâm, tôi thấy cũng oải chè đậu quá. Bởi vì tôi thấy ngày xưa, nhập thất, bế môn, chuyên sâu kinh điển lên tới thuộc lòng Tam tạng mà. Rồi bây giờ tôi thấy gì đâu mà cầm cái cục a lô mà a lô hoài hà , mình mới ghé vô đó một tiếng đồng hồ mình gặp a lô, rồi gặp phật tử đi ra đi vô, đi vô đi ra cúng dường, bái lạy. Vị này giờ sao thấy trắng trẻo, mập mạp. Dĩ nhiên họ bày dữ lắm, họ hỏng phải Âu Mỹ họ bày dữ lắm, họ đồ đạc nhiều, họ tiện nghi nhiều nhưng mà không có tiện dụng, nhưng ít ra mình nhìn thấy mệt. Mà tôi cũng e, tôi e là với sức tiến của khoa học, của đời sống vật chất lâu ngày chắc có lẽ banh chành quá, bởi vì tôi cứ lo là sau này … Trước đây người ngoại quốc tại Miến Điện muốn sở hữu một cái selfphone cầm tay phải mất không dưới 5 ngàn đô la, khiếp như vậy. Còn bây giờ đó thì 3 đồng 4 cắc là đã có một cái selfphone mát trời đất luôn. Bây giờ mình bước ra đường là thấy nhà nhà, người người Miến Điện nghèo vậy đó mà cũng có cái phone cầm tay a lô, không biết a lô cái gì. Còn trong chùa tăng ni là mỗi người một cái, nghèo banh xác mà mỗi người vẫn có một cái phone, phone cùi bắp cũng phải có một cái a lô a lô. Thì từ từ từ từ họ đánh rơi cái lý tưởng ban đầu, tôi nói hồi nãy tôi quì tôi lạy các vị, trước tôi quí các vị lắm tôi mới về bên đó tôi làm cái Kalama, đúng, mà tôi cứ lo, nếu mà cái tình trạng này nó kéo dài vậy đó thì sẽ có một ngày nó tan hoang sự nghiệp hết.

1:21:22

1:20:22

cell phone cầm tay phải mất không dưới 5 ngàn đô la, khiếp như vậy. Còn bây giờ đó thì 3 đồng 4 cắc là đã có một cái cell phone mát trời đất luôn. Bây giờ mình bước ra đường là thấy nhà nhà, người người Miến Điện nghèo vậy đó mà cũng có cái phone cầm tay a lô, không biết a lô cái gì. Còn trong chùa tăng ni là mỗi người một cái, nghèo banh xác mà mỗi người vẫn có một cái phone, phone cùi bắp cũng phải có một cái a lô a lô. Thì từ từ từ từ họ đánh rơi cái lý tưởng ban đầu, tôi nói hồi nãy tôi quì tôi lạy các vị, trước tôi quí các vị lắm tôi mới về bên đó tôi làm cái Kalama, đúng, mà tôi cứ lo, nếu mà cái tình trạng này nó kéo dài vậy đó thì sẽ có một ngày nó tan hoang sự nghiệp hết.

1:21:22

Rồi cái tiếp theo là sātaccakiriyāya na sampādeti, là không có hành trì một cách nghiêm túc; sātaccakiri là hành trì một cách nghiêm túc, đúng mức. Tôi ví dụ hoài, ví dụ như mình nói hạnh khất thực, hạnh đi bát. Tại sao có cái hạnh đi bát? Vì 800 lý do, thứ nhất là người xuất gia không có tài sản, bây giờ không đi xin lấy cái gì mà ăn? Đó là cái điều thứ nhất. Thứ hai, khi mà anh sống bằng cái hạnh khất thực như vậy, làm sao anh có thể chất chứa được đây? Mỗi ngày người ta cho anh có một bát một, anh lấy cái gì mà anh chất? Còn cái vụ đi bát bên Thái Lan đi bằng bao thì tôi không có ý kiến. Tôi đang nói nguyên thủy đó, đi bát gia tài chỉ có một cái bát thì anh chất cái gì? Mà nếu anh không bát, anh lấy cái gì anh ăn? Đó là hai. Cái thứ ba, khi anh đi bát như vậy đó, anh mới biết thế nào là tủi nhục; anh mới thấy thế nào là vô ngã, vô thường; thế nào là cái sự chà đạp, cái sự ghẻ lạnh khinh bỉ của người đời, nha. Đâu phải lúc nào anh cũng gặp được phật tử đâu? Nhiều lý do lắm, rồi khi anh đi bát vậy, anh đã gieo duyên cho rất là nhiều người mà họ không có điều kiện tới chùa, tới gặp mình. Tôi hỏi các vị, nhà ở trong xóm sâu trong núi, gia tài có trái bắp hà, mà bây giờ cầm trái bắp đi băng rừng lội suối vô mà cúng chùa, biết cúng cho ai? Chùa cả trăm ông, cả 50 ông, 70 ông biết cúng cho vị nào, có trái bắp sao đi chùa trời? Nhưng mà nhờ có mấy vị đi khất thực, cho nên mình có trái chuối, củ khoai, trái bắp mình ra mình để bát cho mấy ổng, nhờ vậy mình cũng được công đức, mình gieo duyên giải thoát.

Đó! Cho nên có nhiều lý do để một vị tỳ kheo đi bát. Ấy vậy mà có những vị do có phước riêng được phật tử họ hộ trì, hỗ trợ, họ không muốn thầy đi xa, không muốn thầy đi cực vô vùng sâu vùng xa để hóa duyên, thế là, như tôi được biết tại Saigon trước đây, tôi được biết đó là một vị cũng trì hạnh đầu đà trong ba tháng hạ mà sướng lắm. Đi bát trong kinh gọi là asātaccakari là không có đúng mức. Là sao? Cũng trì hạnh đầu đà mà có mấy đệ tử chận đường, đón ngõ đằng trước, tức là từ trong chùa đi có bửa đi bộ có một đỗi là đệ tử nhào ra rước cái bát nó đem vô nhà, tụng kinh, ăn xong nó lấy xe nó chở về chùa, tức là chỉ có chịu khó ôm bát đi bộ từ trong chùa ra thôi. Cách hai nữa là nó lấy xe hơi nó lên chùa nó rước, rước chở thẳng về nhà, cũng đem bình bát theo, tới nhà thì mọi khi nó dọn mâm, bửa nay nó dọn trong bát, để trong bát. Cũng nhận xong, cũng tụng cho đã đời xong xuôi rồi cái đổ ra ăn. Thì cái trường họp khất thực như vậy được gọi là asātaccakari, tức là cũng khất thực nhưng mà không có nghiêm túc, không có đúng mức, không có giữ lại được cái tinh thần cần có của cái hạnh hóa duyên. Trong khi nãy tôi nói rồi, hạnh hóa duyên là nó tới 800 ý nghĩa hay dữ lắm, một là cơ hội gọi là để đọc rõ cái bản tâm đầy ắp vị kỷ của mình, đi để bị đời nó chửi, để học khôn với đời, đi để chịu nhục; thứ hai đi để gieo duyên; thứ ba nữa là không đi vậy lấy cái gì ăn, sao mà sống? Nó nhiều cái hay dữ lắm, nhưng mà bây giờ mình đi bát mình đi cái kiểu đại gia đưa đón vậy là asātaccakari. Hoặc là có trường hợp lạ lắm, là trong luật cấm là tỳ kheo không được bất trảm thảo là không đốn cây, nhổ cỏ, tỳ kheo không có được nhóm lửa, tỳ kheo không được đào đất. Bây giờ thôi, cái này tôi nói thiệt, ở hoàn cảnh nhiều khi mình cứ thiệt tình, bây giờ hoàn cảnh nó bí quá thôi mình cũng phải nhóm lửa, mình cũng phải nấu ăn, cũng phải đào đất, thí dụ như vậy. Còn đằng này tôi ghét nhất là bày, tôi oải cái này nè, tự nhiên nói tỳ kheo ăn trái cây là phải có người kappiya, kappiya là sao? Là lấy cái hột ra, thì mình thấy nó hơi ngộ ngộ rồi, rồi bây giờ nguyên một trái thanh long vậy đó, cái nó lấy dao nó gọt ngang vậy gọi là kappiya, mà thanh long lấy hột ra cho chết à? Cũng ăn, cũng bày, kêu đệ tử gọt cái cuống ở trên kêu là kappiya, gọi là tắt tịnh, rồi trái chôm chôm thì cũng cắt ngang vậy để giữ giới; còn tiền thì đưa hỏng có lấy, chỉ qua kế bên thầy hỏng có nhận tiền, con đưa cho kappiya của thầy đi, cái nó đếm xong nó vô nó báo dạ bửa nay cúng được 18250 đồng là mình nhét vô túi. Thì mình bày làm chi mà kappiya nó mệt quá đi, khổ, đi đâu máy bay người ta phải rước, phải trả thêm cho kappiya là sao? Tưởng sao mình phải hiểu rằng tiền không phải là trái lựu đạn, tiền không phải là đống phân để mà mình sợ, mà lý do tại sao Ngài cấm không cho mình giữ tiền là bởi vì Ngài không muốn mình giữ tài sản. Còn đằng này mình lại hiểu sai, mình không nhận tiền để mình không phạm luật, tưởng sao mình dắt kappiya theo để giữ để cho người ta tốn thêm tiền vé cho nó nữa, tưởng sao nó đếm xong nó đưa cho mình nhét vô túi, các vị nghĩ có động trời không? Thì trường hợp đó gọi là asātaccakari là như vậy, nghĩa là không làm đúng mức, bày ra cho nó tốn cơm thôi hà.

Tất cả tổng cộng là 6 điều, mà nếu mắc phải 6 điều này thì không có cách chi mà chứng quả được hết, nó hỏng có đúng mức. Rồi bà con cho tôi nghĩ, chúc các vị một ngày vui, hẹn các vị vào ngày mai.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng trên Youtube năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app