Vị Bất Lai

Bài Giảng Sư Toại Khanh Youtube 2019

Thưa quí vị, hôm trước cái đuôi bài kinh Sư tử hống nó có một cái chuyện tôi muốn nói mà tôi quên mất tiêu, nếu quí vị mà tin mắt thấy cái lúc tôi giảng gần hết mà tôi có chút gì đó hơi chần chừ, hơi do dự tôi muốn nói một chuyện mà tôi quên mất tiêu hỏng biết chuyện đó là chuyện gì. Bửa nay bắt buộc mình phải quay lại chuyện đó, quay lại hai đoạn số 12 và 14 của kinh Sư tử hống, lưu ý chữ sự sanh diệt của chúng sanh. Thưa với bà con, đây là một sự nhầm lẫn, xin phân biệt hai từ sinh diệt và sinh tử.

Sinh tử ở đây là cutūpapāta.

Sinh diệt có nhiều chữ phổ biến lắm nhưng ở đây là udayabhaya.

Sinh tử là nói trên hiện tượng, là sự biến mất của hình hài, thân phận hay là cái kiếp số. Còn sinh diệt là nói trên khía cạnh bản chất, nói đến sự xuất hiện và biến mất của từng đơn vị pháp giới nhỏ nhất là sát na. Sinh tử là nói trên phương diện vĩ mô. Còn sinh diệt là nói trên phương diện micro, là vi mô.

Viết lại dùm tôi, xin phân biệt hai cái từ sinh diệt và sinh tử. Ở đây là một sự nhầm lẫn, cái trí sanh tử minh ở đây là nói về cái sự sống chết, sinh tử trong mỗi kiếp sống. Còn sinh diệt là trong mỗi sát na, mỗi khoảnh khắc. Trong room có hiểu được không ta?

Thí dụ như trong Tiếng Việt có chữ thay thế hay dẹp bỏ thì mình có thể dùng trong tình huống bình thường nhất, mình dùng trong tình huống nào cũng được, thí dụ trong một ngăn kéo có những cái món mà mình phải đem dẹp, mình bỏ; hoặc là thay thế ở trong cái radio nó có chỗ nào hư, trong cái đồng hồ reo nó có chỗ nào nhỏ nhỏ nó hư đi mình mới đem mình thay thế. Như vậy dẹp bỏ hay thay thế là cái từ mà mình có thể dùng trong mọi tình huống lớn, bé đều được; riêng cái chữ lật đổ và đảo chánh thì không được. Cái chữ lật đổ và đảo chánh mình phải nói đến một sự cố sự kiện mang cái tầm vĩ mô. Trong room có nghe kịp không ta? Lật đổ và đảo chánh thì nó cũng là dẹp bỏ, cũng là thay thế thôi chớ hỏng có gì hết, nhưng mà nó đòi hỏi phải có một hoàn cảnh mà mang cái tính sự cố, sự kiện. Còn cái chữ dẹp bỏ hay thay thế tuy cái nghĩa nó cũng từa tựa như đảo chánh hay lật đổ nhưng nó đòi hỏi một cái bối cảnh đặc biệt.

Ở đây cũng vậy, sinh tử là nói đến cái trường hợp biến mất của một hình hài, của một thân phận, của một kiếp số chúng sinh. Thí dụ như từ một con chó nó chết nó sanh làm con khác hoặc là nó chết nó sanh lại một con chó khác, hoặc làm một con thú khác, được sanh làm trời, làm người, thì trường hợp đó gọi là sanh tử.

Còn sanh diệt thì nó không có lớn chuyện như vậy, nó là những gì xảy ra trong tích tắc, trong từng khoảnh khắc, trong từng sát na thì gọi là sanh diệt.

Như vậy thì sanh tử trí ở đây không phải là nhớ đến cái chuyện sanh diệt mà nhớ đến sanh tử, nhớ đến cái sự biến mất và hình thành của từng thân phận, của từng hình hài, của từng kiếp số chúng sinh, làm ơn nhớ dùm cái đó, nhớ cái đoạn 12 và 14 của kinh Sư tử hống.

04:53

Rồi hôm qua chúng ta đã học xong cái kinh 65. Hôm nay chúng ta học kinh 66. Thưa với bà con một chuyện đó là tôi nói cái chuyện này không biết là bao nhiêu lần rồi, Đức Thế Tôn có vô lượng phương tiện để mà Ngài diễn bày chánh pháp, thí dụ như nói đến con đường giải thoát thì có lúc Ngài chỉ nói đến một chữ thôi đó là “không dễ ngươi”, xong.

Không dễ ngươi là sao ta? Không dễ ngươi có nghĩa là không coi thường điều ác nhỏ mà làm, không coi thường điều thiện nhỏ rồi không làm, không coi thường cái chuyện sanh tử dầu sự có mặt tế vi của một vị trời phi tưởng phi phi tưởng hay của một con trùn, con dế, thì hễ mà tái sanh đều là chuyện hết.

Cái không dễ ngươi đây phải hội đủ ba nghĩa, một là không coi thường điều ác nhỏ rồi làm, thứ hai là không coi thường điều lành nhỏ rồi không làm, thứ ba là không coi thường chuyện tái sinh. Chuyện tái sinh dễ sợ lắm, người mà hành thiền đó, người tu Tứ niệm xứ mà nhớ được ba cái ý nghĩa của cái chữ không dễ ngươi này là họ tu đã luôn.

Mà nó đau một chỗ đó, đi chùa mấy chục năm nghe cái gì mình hỏng biết mà mấy cái này hỏng được nghe, cái chỗ định nghĩa về 4 đế hỏng được nghe, cứ nghe phớt phớt không hà, rồi định nghĩa về cái chữ không dễ duôi, không dễ ngươi cũng không được nghe. Chỉ cần các vị nhớ dùm tôi cái chuyện này: Không dễ ngươi có nghĩa là không chê điều ác nhỏ rồi làm, không chê điều lành nhỏ rồi không làm, không quan tâm đến cái chuyện sanh tử, luân hồi. Thì ba cái này cộng lại gọi là không dễ ngươi.

Không chê điều ác nhỏ mà làm thì quí vị hiểu rồi, không có điều ác nào mà nhỏ hết tại mình tưởng tượng thôi chớ không có ác nào nhỏ hết, thí dụ đập con ruồi, đập con muỗi, mình thấy nó nhỏ, nhưng mà các vị tưởng tượng con voi nó nhìn mình bao lớn? Rồi các vị tưởng tượng một cái đoạn núi nó bị sạt lở mấy trăm tấn, mấy ngàn tấn so với cái ký lô của mình là có mấy chục ký, trong khi cái chuyện sạt núi, lở núi nó là hiện tượng thiên nhiên hoành tráng, qui mô mấy ngàn, mấy trăm tấn, còn chúng ta có mấy chục ký; như vậy thì tôi có thể nói cái chết của các vị là không đáng kể có chịu không? Tôi nghe nói bị sạt lở ở đâu bị chết, tôi nói “Ôi, một bên là mấy ngàn tấn đá đất, còn một bên có cái mạng mấy chục ký làm cái gì dữ vậy”. Các vị có chịu nổi không? Các vị nghĩ các vị có chịu nổi không? Hoặc là bây giờ có người nào nó đè quí vị ra nó chặt một lóng tay đó thì tôi hỏi các vị chuyện đó chuyện lớn hay chuyện nhỏ? Mấy chục ký lô mà mất có lóng tay làm gì dữ vậy? Đâu có bao nhiêu. Tôi móc con mắt ra vụt, một con mắt vậy đâu có gì đâu, quí vị là cái gì trong trời đất này hả? Móc con mắt vụt, tôi thấy chuyện đó bình thường có gì đâu đáng kể, và nếu mà tôi nói như vậy các vị có chịu nổi không? Tôi nói “Ôi, con mắt của các vị đâu có đáng kể gì đâu?”. Điều đó cho thấy rằng điều ác hay điều thiện cái qui mô nó khó nói lắm, mình đừng có nói cái đó nó nhỏ hay lớn, vấn đề là cái tâm của anh đó khi thực hiện việc ác, việc lành nó ra sao, chớ anh đừng có nói với tôi là việc nào lớn. Vì không có việc gì lớn, việc gì nhỏ chỉ có tâm của anh nó như thế nào, cái đó mới quan trọng nha, nhớ cái chỗ đó.

Cho nên cái không dễ ngươi là vậy đó, thấy cái chuyện gì cũng đáng để mình lưu tâm hết, nhớ cái đó, quan trọng lắm. Các vị đừng có nói với tôi là một muỗng cơm mà để bát không có nghĩa lý, sai bét. Ai nói một muỗng cơm không quan trọng? Có ai đi Miến Điện chưa? Người Miến Điện họ cúng cái gì, họ để bát cái gì? Nó nghèo le lưỡi nó cúng cái gì? Nó cúng có muỗng cơm hà, có muỗng cơm thôi. Mà 100 cái muỗng vậy đó là nó thành được cái bát rồi. Mà hễ đầy rồi là mấy ổng đổ ra cái đồ đựng là mấy ổng đi bát tiếp, mà thêm 100 muỗng nữa là được một bát nữa. Một ông đi đem về hai bát cơm, thì các vị tưởng tượng đi 200 ông sư đem về 400 bát cơm ăn được 500 người, các vị nghĩ chưa, thấy lớn chuyện chưa? Chỉ có một muỗng cơm thôi mà 500 người trong thiền viện ăn le lưỡi, ăn cái bụng lặt lè không hết, các vị nghĩ cái muỗng cơm nó nhỏ hay lớn?

Yah, cho nên đừng có nói cái chuyện mà tôi kêu gọi bà con, mai mốt về Miến Điện nghèo quá cứ mỗi ngày móc ra mấy chục ngàn Việt Nam, hoặc nói theo tiền Mỹ móc ra chừng đồng bạc thôi nha, chị em, anh em, cư sĩ, hành giả cứ mỗi người móc ra đồng bạc liệng ra đó nấu cho nồi cơm. Đó! Rồi mấy chư tăng, hành giả đi ngang mình làm cho mỗi vị một muỗng thôi, thì mình tưởng tượng ra mỗi ông một muỗng, mà mấy ổng đi hai bát là coi như là 200 ông là nuôi được 500 người, vì một bát cơm như vậy ăn hơn hai người. Một bát vậy ăn hơn hai người, 400 bát cơm là ăn được 500 người cái chuyện đó là chuyện đương nhiên dễ hiểu thôi. Các vị có ngờ được bữa ăn của 500 người ấy nếu qui ra tiền Mỹ, tiền Euro, tiền Úc nó lớn đến bao nhiêu. Nhưng mà các vị đâu có biết những cái đó ở Châu Á phật tử Miến Điện nghèo xơ xác họ vẫn làm được.

Cho nên cái chữ không dễ ngươi là gì? Là không thấy cái gì là nhỏ hết, nha. Một việc thiện mà được làm bằng cái tấm lòng, một cái tâm lớn thì là đại nghiệp, là trọng nghiệp. Một cái việc mà mình thấy nó nhỏ nhỏ nhưng mà mình làm với cái tâm cùng hung cực ác thì cái quả vẫn là trọng nghiệp, là đại nghiệp nha.

10:26

Các vị biết cái tật thích nói xấu người ta, cứ thấy đông đông là bắt đầu xáp vô “Ê, có biết cái vụ bà Tám ở đường Đồng Khởi không, cái bà thí chủ chùa Kỳ Viên đó…”, “Ờ, tệ lắm, kỳ rồi tôi đi lễ với bả trên Phước Sơn á, trời ơi, bà đó xài hỏng có được…”. Là mình đang gieo nghiệp đó, mình đang gieo đó; rồi bắt đầu cái tên kia ảnh nhào vô ăn ké, đánh hôi, trong room biết chữ đánh hôi không ta? Đánh hôi có nghĩa là thằng kia nó chủ xị nó đánh trước rồi mình nhào vô mình ké hai, ba đạp, vài ba đấm. Đó rồi mình bắt đầu nhào vô mình ké, mà mình tưởng là thằng kia nó đề xướng rồi mình ké mình hỏng có tội, nhưng mà chưa biết à, chưa biết cái tội đứa nào nhiều hơn đứa nào, nha.

Cho nên nhiều khi nói tới chuyện tu hành, Đức Phật chỉ nói một chữ thôi, đó là không dễ ngươi.

Nhưng có chỗ Ngài nói có hai thôi là chỉ và quán, không hề nói tới giới, tại sao? Là bởi vì trường hợp Ngài nói như vậy đương sự họ nghe họ phải hiểu ngầm, không có giới thì làm gì có hai cái kia, đó là cái thứ nhất; thứ hai với cái người cầu đạo giải thoát thì cái chuyện giữ giới là chuyện rất là đơn giản. Cho nên có trường hợp Ngài nói có hai: chỉ và quán thôi, trong Tăng chi chớ không ở đâu hết, ớn cái dân mình đọc sách thì không dám đọc mà cứ nghe ai nói cái gì mà nó khác khác với cái đầu của nó bắt đầu nó chấp, bắt cả họ ra nó chửi đổng vậy đó, nha. Có lúc Ngài nói đạo giải thoát có hai thôi đó: chỉ và quán.

Có lúc Ngài nói ba, đó là tam học giới, định, tuệ̣.

Có lúc Ngài nói có bốn thôi là lộ trình bốn đế, có, cái đó có à, bốn Ngài nói nhiều lắm, Ngài nói tứ chánh cần, có lúc Ngài nói là bốn niệm xứ, có lúc Ngài nói bốn như ý túc, có lúc Ngài nói lộ trình tứ diệu đế đó là tu. Tại sao ta? Hiểu được cái khổ, trừ được cái tập, chứng được cái diệt và hành được cái đạo. Thôi bây giờ cái diệt nó xa quá thôi bây giờ mình làm ba cái thôi, đó là khổ, tập và đạo; nhưng mà thôi cái đạo cũng xa quá thôi dẹp luôn, chỉ còn khổ và tập thôi. Anh làm ơn mà anh đi, đứng mà anh sống chánh niệm dùm tôi, để anh thấy lúc nào có thích, có đam mê là tập, ngoài cái thích, cái đam mê ra là anh khổ hết, anh cứ quán khổ đế cho tôi hết: khổ đế, khổ đế, khổ đế.

Cứ là anh thấy thích: đây là tập đế. Lúc nào không có tập là anh cứ phang cho tôi là: khổ đế đang có mặt, khổ đế đang có mặt. Xong rồi đi tiếp, đi biết là đi, anh ngồi biết là ngồi, muốn ngồi biết là muốn ngồi, ngồi xuống biết là ngồi xuống, muốn nằm biết là muốn nằm, nằm xuống biết là nằm xuống. Rồi bắt đầu theo dõi hơi thở trở lại: ra vô, ra vô.

Đang theo dõi như vậy mà có một cái thích thú nào xuất hiện biết đây là tập đế, nguồn của khổ. Mà hễ cơn đau hay bất cứ cái gì ngoài ra cái tâm tham thì quán chiếu đây là khổ đế, nha.

Vậy đó, đó cũng là tu. Chỉ, quán là chỗ đó. Rồi giới định tuệ.

Rồi bây giờ qua tới lộ trình bốn đế, nãy mới vừa giảng xong, lộ trình bốn đế là vậy.

13:19

Rồi thứ năm, có lúc Ngài kể có năm là 5 quyền, 5 lực, 5 căn đó.

Rồi có lúc Ngài nói sáu, nghĩa là thu thúc 6 căn.

Có lúc Ngài nói bảy, đó là Thất giác chi.

Tám là bát chánh đạo. Đại khái như vậy.

Thì cứ bao nhiêu đó thôi, tùy cái chỗ mà Ngài giải thích. Đó là nói pháp tu.

Bây giờ nói qua cái phiền não. Phiền não Ngài cũng có nhiều cách kể. Phiền não có một chỗ Ngài kể là sự dễ duôi, xong. Phiền não Ngài kể một cái hà: dễ duôi, xong. Dễ duôi là sao? Dễ duôi tức là dễ ngươi, là coi thường điều thiện nhỏ rồi không làm, coi thường điều ác nhỏ rồi làm, không màng chuyện tái sanh luân hồi thì ba cái này cộng lại gọi là dễ duôi, dễ ngươi, nha.

Có lúc phiền não Ngài kể có hai thôi, đó là đam mê trong thân, đam mê trong tâm; đam mê trong danh, đam mê trong sắc; hoặc là Ngài kể vô minh, tham ái, xong. Rất nhiều chỗ Ngài kể có hai thôi: vô minh, tham ái. Hoặc là Ngài kể tham và ưu. Ở đây có nhiều người thế nào cũng có người nói “Ủa kinh nào vậy ta, kinh nào phiền não kể hai?”. Dạ thưa, kinh Tứ niệm xứ: “Ở đây vị tỳ kheo tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm quán thân trên thân diệt trừ tham ưu ở đời”. Có đúng không, phiền não ở đây Ngài kể có hai phải không ta? Trong kinh Tứ niệm xứ chớ không phải là tôi, không phải là tôi chế, khổ quá, trong kinh ghi đó “diệt trừ tham ưu ở đời”, tham ưu là gì? Là thích ghét. Tham là thích thú, đam mê; còn ưu là bất mãn, trốn chạy, tống khứ. Đó! gom gọn có bao nhiêu đó thôi, nha.

Còn có khi thì kể thành ba, đó là tham, sân, si.

Có khi kể thành bốn: tứ phược, tứ phối, tứ lậu, tứ bộc, tứ kết.

Rồi có lúc Ngài kể thành năm là 5 triền cái. Nhiều người học A tỳ đàm ba mớ, học giáo lý ba mớ họ cứ tưởng là chắc 5 triền cái là 5 cái trở ngại của thiền. Dạ thưa, khi nào nói đến khía cạnh thiền định thì nó là 5 cái trở ngại, đúng; nhưng mà bản thân 5 cái ông đó là toàn bộ phiền não không hề sai. Muốn đắc thiền thì anh phải tối thiểu trấn áp, đè nén, giải quyết tạm thời 5 cái anh đó anh mới đắc thiền được.

Năm cái triền cái đó tức là dục tham là bất mãn trong dục; sân tâm là bất mãn trong 5 dục; hôn thụy tức là buồn ngủ, lười biếng; trạo hối là ăn năn, ray rứt, phóng dật; hoài nghi là hoang mang, nghi hoặc. Năm cái này rất nhiều người họ nghe tôi giảng họ nói “Ủa, tưởng 5 cái đó là trở ngại cho thiền định.” Nó là trở ngại cho thiền định nhưng mà nó cũng là đại diện cho tất cả phiền não, vì sao? Vì trong đó có cái gì ta? Trong đó có những thứ phiền não mà phải lên tới A na hàm mới trừ được, đó là dục ái và sân. Và phải là A la hán mới dứt được, đó chính là hôn thụy. Phải nhớ cái đó. Cho nên khi mà 5 triền cái cũng là một cách kể phiền não.

Phiền não kể có 6 là gì? Đó chính là phiền não xuất hiện khi 6 căn làm việc với 6 trần.

Còn phiền não kể có 7 là gì? Đó là 7 cái tiềm miên, đại khái như vậy.

Còn phiền não kể có 8 là gì? Đó chính là cái sự buông lung quên mình chạy theo 8 ngọn gió đời, thì trong room có lẽ các vị chưa nghe phiền não có 8. Rồi bây giờ các vị nghe định nghĩa như vậy các vị nói “Ủa phải không ta?”. Khi mà các vị hoang mang như vậy, điều đó có nghĩa là các vị chẳng biết gì về bát phong hết, tức là tám ngọn gió đời. Là gì ta?

Khổ, lạc: gặp khổ thì sân, gặp sướng thì tham

Được khen thì tham, bị chê thì sân

Mất mát, thất bại thì sân; thành tựu, có được cái này cái kia là tham.

Như vậy khổ, lạc, khen, chê, được danh, mất danh, được lợi, mất lợi tổng cộng là 8. Phiền não mình kể tham, sân, si cũng được; kể có 8 cũng được, có nghĩa là cái trạng thái tâm của mình mà nó bệnh hoạn trước 8 ngọn gió đời, nó tiêu cực trước 8 ngọn bát phong đó thì được gọi là phiền não. Các vị nghĩ coi có phiền não nào ngoài 8 cái này không? Không có. Cứ quẩn quanh, quẩn quanh được thiền thích trong thiền, được dục thích trong dục, được khen thích trong khen, bị chê khổ trong chê; hạnh phúc khi được danh, được lợi; đau khổ khi mất danh, mất lợi.

Như vậy thì tôi đánh một cái vòng rất là rộng để cho bà con thấy rằng “Ồ! Tại sao ở đây bài kinh này phiền não được Đức Phật kể có 6” là vậy đó nha. Tùy trường hợp cái đối tượng trước mặt là ai, quá khứ nhiều đời nó đã học cái gì, nó đã tu cái gì và nó tâm đắc cái gì. Cái đó mới là cái khó nha. Ngài biết rõ là cái tên này nè, nó đã tu cái gì, nó đã học cái gì, và nó đã tâm đắc cái gì. Và Ngài biết rõ khuynh hướng tâm lý của cái tay này là gì? Trong các phiền não, anh nặng nhất phiền não nào và các thiện pháp, anh chuyên về thiện pháp nào. Ngài thấy rõ những khía cạnh này ở cái đối tượng đột xuất, thế là Ngài thuyết pháp Ngài nói một câu là nó trúng tới óc luôn, chớ hỏng có màn mà cà rờ cà rờ cà mò cà rà là hỏng có. Ngài thấy hết, Ngài phán ra một cái bảo đảm y như là tiểu lý phi đao. Rồi các vị nghe chưa, bây giờ mình học nè.

19:03

“Do không đoạn tận sáu pháp này, một người không thể nào chứng La hán: hôn trầm, thụy miên, trạo cử, hối quá, bất tín, phóng dật.”

Hôn trầm là gì ta? Hôn trầm, thụy miên gom chung. Hôn trầm là lười biếng, thụy miên là buồn ngủ. Hôn trầm, thụy miên là một cặp. Bỏn xẻn, ganh tỵ là một cặp. Dục ái và sân là một cặp.

Dục ái là đam mê trong 5 trần vật chất, tức là sắc thinh khi vị xúc. Còn sân có nghĩa là bất mãn trong 5 trần vật chất. Thì hôn thụy là một cặp. Ganh tỵ và bỏn xẻn là một cặp. Buồn vui là một cặp. Hỷ ưu là một cặp. Khổ lạc là một cặp. Sanh với diệt là một cặp. Thiện ác là một cặp. Nhớ nha. Thì chính vì vậy cho nên cái dễ hiểu nhất ở đây là trong 6 thứ phiền não thì đầu tiên là cái cặp hôn trầm, thụy miên.

Tôi nhắc lại, hôn trầm là nó lười biếng, nó mệt mỏi, nó dã dượi. Còn cái thụy miên là nó buồn ngủ, nó muốn kiếm cái chỗ nó ngã cái lưng để nó an dưỡng. Các vị trong room thế nào cũng có người ngạc nhiên, nhất là có cái đầu khoa học nửa vời, các vị nghe vậy các vị tức lắm, các vị nói “Ủa tôi có cái tấm thân này thì tôi phải có đói, có khát, đúng không? Mà khi tôi đói thì tôi mệt, nếu không có gì trong thời gian dài tôi đói không có gì ăn tôi kiệt sức tôi buồn ngủ, hoặc tôi ăn no quá tôi buồn ngủ, hoặc là trời lạnh mà được đắp mền ấm tôi ngủ, trời nóng mà được mát mẻ tôi ngủ chuyện đó chuyện bình thường, cái đòi hỏi tự nhiên mang tính sinh học của cơ thể này, có gì đâu gọi là phiền não. Dạ thưa, mình hiểu lầm rồi. Vị A la hán có mệt mỏi, vị La hán có nghĩ ngơi, đúng; nhưng mà Ngài nghĩ ngơi thuần túy là cái nhu cầu sinh học, còn mình thì mình kéo theo đó cả cái yếu tố tâm lý. Tin tôi đi, cái làm biếng của mình, cái buồn ngủ của mình nó không chỉ gói gọn ở trong cái nhu cầu sinh học mà nó còn kéo theo đó cả cái vấn đề của tâm lý, cái tâm lý gì ta? Cái tâm thức lý thích an dưỡng, tâm lý không có muốn động tay động chân, tâm lý muốn được nằm yên và nhất là bây giờ có ba cái smart phone, có ipad muốn nằm yên vậy để chat, để lướt web, riết lâu ngày nó quen, nó chây lười, nó ươn, nó nhớt cái lưng, lâu ngày nó quen đi. Sáng vậy, mình biết bửa nay mình hỏng có đi làm cái gì, hỏng có đi đâu làm cái gì mà thức sớm, cứ nằm nướng, nướng cho nó giòn thì thôi, nha. Còn mà thiền thì hồi cao hứng làm cũng dữ lắm, mua sắm tọa cụ rồi trang trí bàn Phật nhìn đã lắm, có, tôi có thấy, rồi sen, rồi lan, đào, cúc, trúc, phần lo kiếm tượng đẹp, một là đi mua cái tủ đồ cổ, hai là đặt thợ special order đặc biệt lắm, trang bị cái phòng ngồi thiền tưởng sao ngồi vài bữa cũng…chuyện đó có rồi, tôi đã gặp rồi. Rồi nghe người ta đi Miến Điện tùm lum hết, cũng khí thế đi theo, qua bển cũng hùn hạp làm phước cuối cùng về mới phát hiện ra là mình chỉ có khả năng tới đó, chỉ có khả năng là đi kiếm mấy ông sư nghèo rồi làm phước, mấy ông sư nhỏ nhỏ đầu ghẻ ốm đói suy dinh dưỡng tội nghiệp, rồi ứa nước mắt chụp hình quay phim đem lên facebook chia xẻ kêu gọi được mấy bửa rồi quên hết. Chớ còn ba cái thiền là đứa nào đứa nấy lạnh xương sống, nổi da gà hết.

Cho nên cái hôn thụy đây là gì? Hôn thụy đây không chỉ đơn giản là cái trạng thái tâm lý muốn an dưỡng, mà nó là một cái tâm trạng buông bỏ cái trách nhiệm đối với bản thân, đối với cuộc sống, đối với con người. Cái hôn thụy nó là cái thứ tâm trạng chỉ thường thấy ở cái người mà không có sức sống, không có lý tưởng; chứ người mà có sức sống, có lý tưởng họ chỉ ngủ khi nào họ kiệt sức, họ ngủ thuần túy là do nhu cầu sinh học, và khi mà nó đủ rồi, họ bật dậy như là một cái lò xo. Các vị để ý coi tôi nói đúng không? Mấy cái người mà họ siêng năng, cần mẫn, chí thú họ tạo dựng sự nghiệp, tôi không nói chuyện trong chùa, tôi nói ngoài đời khi họ chuẩn bị tiền để mua nhà, để lập gia đình, để lo cho con, lo cho ba má là nó chịu cực, chịu khổ hay lắm. Nó không có cái vụ dật dờ, dật dờ là hỏng có, cái dân dật dờ là phải hiểu ngầm một là nó có vấn đề về sinh học, hai là nó có vấn đề rất là nặng về tâm lý, tôi thề như vậy không có lý do thứ ba, tin tôi đi. Cái dân mà gà mờ, dật dờ vất vưởng giống như con nghiện chưa tới cái cơn đã, chưa tới cái cơn phê vậy đó, nó đang thiếu thuốc, cứ dật dờ vất vưởng vậy đó. Cái tên đó bảo đảm quí vị cái hôn thụy này chỉ có ở hai trường hợp, một là sinh lý của nó có vấn đề có nghĩa là nó bị bệnh gì đó, tiểu đường ăn no buồn ngủ, thí dụ như vậy. Trường hợp thứ hai đó là trạng thái tâm lý của cái người bỏ cuộc, không có chí lớn, không có lý tưởng, không có một cái cứu cánh, không có mục đích để hướng tới nó mới nẩy ra cái tình trạng mà gọi là hôn trầm, thụy miên nha. Đó là một cặp phiền não mà Ngài dạy là không thể nào để nó tồn tại mà chứng thánh được.

24:41

Tiếp theo là … Tại sao mà tách cái này ra? Quí vị chờ một chút, đây là những khi mà quí vị thấy tôi dừng lại như thế này quí vị không có nên nóng ruột, mà phải vui ở chỗ là mình đang được nghe với tất cả sự cẩn trọng, các vị hiểu không? Tôi thắc mắc hoài, không biết người ta giảng kinh tạng người ta không có đọc chú giải thì giảng bằng cái gì tôi không hình dung ra được, không có tưởng tượng ra được, các vị hiểu không?…Bửa hổm có người họ đăng mấy cái mục họ cắt mấy cái chỗ mà tôi nói bản dịch của Ngài Minh Châu có vấn đề, không biết họ nghĩ làm sao? Cái chuyện đó tôi làm bằng thiện chí và tôi chịu trách nhiệm trước bàn dân thiên hạ, trước Tam bảo ba đời mười phương, trước long thần hộ pháp. Nhưng mà khi họ cắt cái đó ra họ đã có ác ý rồi, bởi vì đa phần bà con phật tử mình lười suy nghĩ, chậm suy tư cứ thấy mà tôi chống báng tiền bối thì coi như quí vị nổi điên lên. Nó xui một chỗ là tại sao các vị không chịu cầm cuốn kinh lên, các vị vô internet, các vị vô google các vị kiếm, các vị coi người ta nói cái gì, có rất là nhiều lần tôi chống tôi nói giảng kinh mà không có đọc bản Pali là một, không có đọc chú giải là hai thì giảng cái gì? Quí vị biết không cái gì cái chữ vedanā là thọ, có chỗ dịch là giác, tại cái chữ vedanā từ cái căn (?) là biết. Tại sao tôi đem cái đó ra tôi nói là vì cái bản dịch tiếng Hán nó thay đổi gọi là xoành xoạch, xoành xoạch vậy đó. Ở mỗi một thế hệ từ đời nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh thời nào cũng có những dịch giả viết sách và dịch sách hết á.

Cho nên ở đây các vị đọc bản Pali trời ơi nó sướng quá luôn, 6 cái pháp trước nhất hôn thụy là một cặp.

Tiếp theo là phóng dật, trạo hối, bất tín, dễ ngươi. Bây giờ ác cái chỗ là cái chữ phóng dật ở đây trong bản Hán được dùng chung cho cả hai trường hợp, các vị nghĩ coi có chết người ta không? Một là pamāda, thứ hai là uddhacca, khổ như vậy đó. Mà mình nói cái bản dịch chỗ này có vấn đề thì cả đám nhảy dựng lên như đỉa phải vôi, mà tại sao không hiểu cái chuyện nó có vấn đề, dầu là ông cố nội mình mình cũng phải nhận có vấn đề. Đống phân của ông cố mình thì mình phải nhìn nhận nó là đống phân chớ hỏng thể nào mà mình nói “Không, cái đó của ông cố đó là vàng ngọc, là châu báu, là kim cương của ông cố mình, không được nói là đống phân mà nói là châu báu”. Tôi không đồng ý cái đó, của ai đi nữa mà hễ là đống phân thì mình phải gọi đó là đóng phân. Của kẻ thù đi nữa mà đó là chiếc nhẫn kim cương thì mình phải nói đó là nhẫn kim cương. Chớ mình không thể nói là nhẫn kim cương của kẻ thù là đóng phân; mà đống phân của ông cố nội mình là nhẫn kim cương. Thì tôi thấy hình như cái đó nó hơi có vấn đề nha, đó không phải là thái độ khoa học. Đây cũng vậy, thành ra tôi đọc tôi thấy lạ, kỳ vậy ta?

Như vậy 6 phiền não, cặp đầu tiên hôn thụy tôi giải thích rồi. Cái thứ hai là phóng tâm, uddhacca là vikkhepa là không có định, là loạn động. Bởi vì khi bị phóng dật nghĩa là sẽ không có định và do đã không có định nên bây giờ bị phóng tâm nên phóng tâm cũng là một thứ phiền não, bây giờ trong room hiểu chưa ta? Do phóng tâm nên SẼ không có định, do đã không có định nên bây giờ bị phóng tâm. Đây là lý do vì đâu mà phóng tâm cũng là một thứ phiền não, là chỗ đó đó, do hồi nãy mình không có định cho nên mình mới bị phóng tâm. Mà chính vì cái phóng tâm bây giờ nó mới dẫn đến cái chuyện lát nữa mình thiếu định, vì đàng sau cái phóng tâm là không có định nên mình phải dẹp nó mới có được cái định.

Như vậy 6 thứ phiền não này một người mà còn giữ nó lại thì không cách nào mà chứng thánh được. Mới đọc sơ qua mình thấy bài kinh này đâu có gì đâu sâu. Sâu chứ. Cứ nhớ thế này, mỗi lần mình có buồn ngủ, mình lười biếng muốn buông xuôi công việc, mình cứ nhớ “Khi ta sống bằng cái tâm trạng buông xuôi, muốn an dưỡng thì tất cả thiện pháp đều đội nón ra đi”. Nhớ nha, nhớ cái câu đầu tiên, bài kinh này nó sâu chỗ đó. Mỗi ngày khi biết ta có ý mà móng, muốn, tâm móng, tâm vọng mà nó muốn nghĩ ngơi, nó muốn buông xuôi gánh nặng tinh tấn, thì hãy nhớ rằng “Khi ta có cái lòng lười biếng, có lòng muốn ngủ nghĩ, muốn an dưỡng thì khi đó tất cả thiện pháp đều đội nón ra đi hết” chớ không phải đơn giản là hôn thụy không đâu, mà nó lớn chuyện như vậy. Khi ta có lòng an dưỡng, nghĩ ngơi, khi ta có lòng lười biếng thì lúc đó tất cả thiện pháp đều đội nón ra đi, có nghĩa là hỏng có đứa nào ở lại với mình hết. Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai nữa là tại sao anh không có bỏ được cơn làm biếng, không có bỏ được cơn buồn ngủ? Lý do rất là đơn giản bởi vì trong cái đầu của anh, anh không có một lý tưởng nào mà nó đủ sức thôi thúc cái đạo tâm của anh; nó không có một lý tưởng, mục đích, ý nghĩa sống nào nó đủ mạnh để mà nó thúc đẩy cái tâm can, cái cảm xúc của anh hết. Anh nhớ cái đó anh mới khiếp, chớ còn mà mình cứ đi tra tự điển Phật học: hôn trầm thụy miên là trạng thái dã dượi, buồn ngủ, muốn ngủ nghĩ. Yếu quá. Mà phải hiểu sâu như vầy, phải hiểu rằng chính vì mình không có một lý tưởng sống đủ mạnh để mà hướng tới.

Chớ mà hồi nãy tôi nói rồi, ngày xưa đó ở trong nước, trong chùa tôi ở Long Thành có một anh phật tử, ảnh là một ông sư hoàn tục, ảnh chỉ có một tâm nguyện đơn giản thôi là ảnh đi làm đủ thứ việc lặt vặt để mà ảnh mua, thời đó kinh tế khó khăn lắm. Ảnh đi mua từng cái đùm, sên, căm, líp, vỏ, ruột, sườn, pedal, ghi đông, bọc ba ga, từng món, từng món. Cứ mua một món ảnh mừng lắm, có lúc mua được đồ Pháp, có lúc mua được đồ Nhật, có lúc mua được đồ Ý, sên Ý, đùm Nhật, ghi đông Pháp gì đó. Ảnh lượm được mấy cái đồ tốt tốt vậy đó, giá rẻ, ảnh mua về ảnh chất mà ảnh tinh tấn, ảnh siêng lắm, suốt ngày thấy ảnh đem ra ảnh lau chùi bởi cái mộng ước đời ảnh là gì? Ảnh chỉ mong có được chiếc xe đạp cho thiệt là ngon để đi đường dốc, đi đường xa. Tại thời đó đi xe đò nó khó, đi xe đò cái loại xe than đó, chạy dọc đường cái than nó rớt dưới lộ, thời đó đó. Còn không nó lên nó nhồi nó nhét ngồi chung với mấy bà bán cá, bán khô, bán mắm, trời nó hôi ta nói chết luôn. Không có gì hạnh phúc cho bằng được ngồi xe đạp, nhẹ đạp, đạp phải thêm chữ “nhẹ đạp” đi lên dốc 47, đi về Long Thành, đi ra ngoài Bà Rịa, đi trên một chiếc xe muốn ngừng thì ngừng, muốn chạy thì chạy, xe nhẹ nhàng thanh thản, thậm chí mấy cái xe đạp đó từ Long Thành về Saigon 50 cây số, nếu mà xe đạp ngon thì vận tốc nó là 15 cây số một giờ thì đạp trong vòng 3 tiếng cũng về tới Saigon. Mộng ước ảnh chỉ mong có bấy nhiêu đó thôi. Chỉ vì để có được chiếc xe đạp đó, ảnh lấy nó làm động lực, lấy nó làm sự thúc đẩy, mà ảnh tinh tấn, ảnh siêng năng biết bao nhiêu.

Thì trong đạo Phật, về đạo nghiệp tinh thần cũng như vậy quí vị, nếu mà quí vị không có bị ám ảnh bởi tuổi già, cái chết, cái bệnh, không bị ám ảnh bởi sự sa đọa, bởi sự sanh tử trầm luân thì mình có nhiều cơ hội để mình làm biếng, mình buông xuôi lắm. Trong kinh Đức Phật Ngài gọi cái trường hợp đó là paralokabhayadassāvi là người biết ưu tư khi nghĩ về cái chuyện của đời sau kiếp khác, chớ mình không phải đơn giản là mình cứ sống sung sướng, ăn mặc như ý rồi mình chờ tắt hơi để nó đi đâu thì nó đi. Đó là kiểu sống rất là thiếu trách nhiệm đối với bản thân, quí vị hiểu không? Cho nên riêng cái chữ hôn trầm thụy miên nó lớn chuyện lắm nha.

34:33

Tiếp theo nữa là phóng dật, hồi nãy tôi có nói là trạng thái không có tập trung tinh thần. Tại sao chúng ta không có khả năng tập trung tinh thần? Có hai lý do, một là do nhiều đời chúng ta không tu tập thiền định, lâu lắm rồi, trước hồi xửa xừa xưa thì có, không có ai chưa từng là phạm thiên, không có ai chưa từng đắc thiền, không có ai chưa từng nhập định; nhưng trường hợp này thì có: lâu quá, quá lâu. Cách đây một ngàn, hai ngàn, ba ngàn, tám ngàn, mười lăm ngàn kiếp mình không có đắc thiền mà mình cũng không có thiết tha; cho nên bây giờ cái tâm định mình nó yếu lắm, từ đó mình bị thường xuyên phóng dật, nhớ nha. Trường hợp thứ nhất là thói quen nhiều đời, nói chung là thói quen nhiều kiếp trở lại đây mình không chuyên tu tập thiền định. Nhưng mà nó cũng có trường hợp thứ hai là do hiện tại nỗ lực không đủ.

Nhớ nha, có hai trường hợp kiến tạo phóng tâm, một do thiếu túc duyên (túc là xưa) thiền định, hai là do trong hiện tại thiếu nỗ lực, do thiếu lý tưởng sống. Đó! Do hiện tại thiếu nỗ lực, và sợ không hiểu cho nên tôi thêm cái nữa là thiếu lý tưởng sống. Có nghĩa là phải thiết tha. Bây giờ tôi thấy tôi ngồi sao nó lăng xăng quá vậy ta? Mà hỏng được, bằng mọi giá tôi phải ngồi, bởi vì cơ hội làm người rất là khó, cơ hội biết được Phật Pháp rất là khó, cơ hội mà mình có đủ điều kiện tâm sinh lý tài chánh để mà tu tập rất là khó.

Tôi nhắc lại: cơ hội được làm người là rất khó, cơ hội gặp được chánh pháp là rất khó, cơ hội mà có đủ điều kiện tâm sinh lý để mà tu tập cũng rất khó. Nay ta đã có đủ ba điều ấy, mà tại sao cái tâm ta nó lăng xăng như vậy thì rõ ràng là tại vì ta chưa nỗ lực đúng mức. Phải có lý tưởng sống quí vị, phải có lý tưởng sống thì quí vị dẹp được nhiều thứ phiền não lắm, dẹp được nhiều lắm.

Lý tưởng sống đó chính là cái gì ta? Đó chính là dục trưởng hoặc là dục như ý túc và như lý tác ý. Chính cái đó, hai cái dục trưởng và dục như ý túc kể chung là dục (dục cộng với như ý túc), nếu nói theo từ chuyên môn là dục trưởng và thẩm trưởng, tức là cái lòng thiết tha phải lên tới mức cùng cực, cộng với trí tuệ vạch ra đường hướng. Chính dục trưởng và thẩm trưởng nó mới cho phép mình nỗ lực mới có cái cần trưởng, mới có được cái gọi là tâm trưởng, tâm như ý túc. Nhớ nha. Trước khi làm cái gì phải có như lý tác ý cái đó quan trọng lắm, phải khéo tác ý, phải biết suy tư bằng trí tuệ, nhớ há.

Khi mà không có mấy cái này, khi không có dục như ý túc thì coi như mình không có tài nào mà làm được cái gì hết, lòng nó hỏng có thiết tha. Mà nó xui ở chỗ nếu có lòng thiết tha mà thiếu trí tuệ thì nó sẽ thiết tha trong cái chuyện tầm bậy, biết hôn? Có rất là nhiều người bỏ ra mấy chục năm theo đuổi một cái pháp môn tu hành không ra gì hết, rất là vô lý, rất là nông cạn, rất là thiển cận, rất là mù quáng, rất là cuồng tín, một pháp môn mà không có nội dung và chỉ vì họ thiếu trí, họ chỉ có niềm tin thôi, nha. Cho nên mất mấy chục năm mà gọi là “Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài. Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây”.

Trong cái chuyện nam nữ lứa đôi ngoài đời, theo đuổi nhầm người là nó đã đau như bò đá rồi, nói chi là trong đạo nghiệp của cõi tinh thần. Mình cứ đem bán rẻ niềm tin của mình, giao phó cho một cái thứ tầm bậy tầm bạ, cha căng chú kiết, ông bia bà bia không ra gì. Rồi một ngày mình bừng con mắt dậy thấy mình tay không. Cho nên phải sống có lý tưởng nhưng lý tưởng ấy phải được chỉ đạo bởi trí tuệ, nha.

Cho nên mình học 6 pháp này, mình đọc phớt qua mình thấy “Ủa cái đó đâu có gì đâu ta?”. Nhưng mà lớn chuyện lắm à.

38:40

Chuyện đầu tiên hai cái hôn thụy là gì? Là trạng thái sống dã dượi, tiêu cực, thích an dưỡng, hai cái đó nó có nghĩa chung là vậy. Hôn trầm là lười biếng. Thụy miên là buồn ngủ. Hai cái đó đi một cặp.

Tiếp theo là phóng tâm, có nghĩa là không có khả năng tập trung tinh thần, là do thiếu định. Mà có hai lý do thiếu định, một là thiếu túc duyên thiền định kiếp trước. Hai là do hiện tại nỗ lực chưa đủ. Mà tại sao nỗ lực chưa đủ? Là vì chúng ta sống không có lý tưởng. Người sống có lý tưởng chuyện khó bằng trời cũng làm được, nếu không làm được mười thì cũng làm được tám, bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai, một. Tin tôi đi, nha. Còn anh mà sống không có lý tưởng thì anh sống như một con thú, sống như một linh hồn, sống như cái tượng đá vậy. Có nghĩa là chờ ngày nó bị gãy, bị bể, không có ý kiến, em không có ý kiến, em chờ ngày em rã mục, em trở về đất như là một loài cỏ dại không tên bên lề đường của trần thế.

Cho nên ở đây sống phải có lý tưởng. Tây Ban Nha có một câu rất là hay đó là “Ruồi không có đậu nồi nước sôi”, còn Mỹ có một câu tương đương “Rêu không có bám vô hòn đá lăn”. Mấy hòn đá ngoài biển, sóng đánh “bành bành bành” nó lăn hoài, rêu không đóng được trên hòn đá lăn; còn cái câu thứ hai là ruồi không có đậu trên nồi nước sôi. Một cái nội tâm mà hừng hực nhiệt huyết thì ba cái tào lao nó không có chen vô được.

Tại sao các vị thích bà tám, thích ngồi lê đôi mách buôn dưa lê, tại sao vậy? Vì cái đầu của các vị nó rỗng quá chứa toàn là sình, rác, phân người trong đó không quí vị mới quỡn quí vị bàn cái chuyện của người ta. Các vị nghĩ dùm tôi một chuyện đi, thứ nhất cái chuyện của người ta nó có mắc gì mình mà mình ăn rồi mình đi mình bàn; thứ hai cái chuyện đó có hay không mà mình bàn như vậy mình hại người ta, mình biết không? Mình đâu có biết, mình đâu có biết mình bàn như vậy mình hại người ta. Rồi bây giờ cái thứ ba mình tưởng có cái thằng nào đó nó đem mình ra nó bêu riếu như vậy có phải là đời mình tàn không?

Tại sao mình không hiểu cái đó? Một là cái đầu mình rác quá mình hỏng có chuyện gì để mình nghĩ, thứ hai là mình làm như vậy mình hại người ta, mình biết không? Mình bêu riếu vậy mình hại người ta chớ hỏng lợi ích gì hết. Cái thứ ba, mình nghĩ làm sao nếu mà có cái tên nào cũng đem mình ra nó bêu riếu thì mình nghĩ làm sao? Cái thứ tư, thân người khó được, mà có được thân người phải sống cho giống con người chớ hỏng ai mà đem thời gian mà đốt như vậy hết trơn.

Các vị nhìn con chó, con heo nó đốt thời gian, nó đốt đồng hồ, tại vì nó không biết gì hết, tối ngày nó cứ nằm cụp đuôi, nó ngoe ngoải đuôi, nó cụp tai, nó nằm ngoài sân nghe ngóng. Nó không cần biết là xuân hạ thu đông của vũ trụ đang từng bước trôi đi, nó không biết rằng thời gian một kiếp sống càng lúc càng ngắn đi, nó không biết rằng cơ thể của nó đang ngày một xuống dốc để mà chờ chết, để mà lên bàn nhậu, nó đâu có biết.

Cho nên sống không có lý tưởng, không có trí tuệ giống như là một bầu trời đen không tinh tú, quí vị hiểu không? Như vậy được gọi là sống không có lý tưởng, từ đó nó mới dẫn tới hôn thụy, dẫn tới phóng tâm, gớm lắm chớ hỏng phải không. Anh mà anh sống với nhiệt huyết, có lý tưởng đàng hoàng thì anh không có bị mấy cái vụ đó, nhớ nha.

41:44

Rồi tiếp theo phóng dật là tới trạo hối. Trạo hối nghĩa là cái lòng ray rức, áy náy, bất an với những gì mình đã làm hoặc chưa làm. Cái này tôi nhớ tôi giảng rồi, trạo hối ở đây là ray rức, áy náy, bất an với những gì mình đã làm hoặc chưa làm. Trời ơi tại sao cái chuyện đó tôi làm được vậy hả ta? Tại sao tôi lại nói cái câu đó trời? Tại sao cái chuyện đó mà tôi có thể nghĩ ra cái chuyện tầm bậy tôi nghi oan người ta? Tại sao tôi có thể nói xấu như vậy? Tại sao tôi nói bậy như vậy? Trời ơi tại sao tôi hành động như vậy? Thì đó được gọi là áy náy, ray rức, bất an với những gì mình đã làm.

Rồi cái trường hợp hai là áy náy, ray rức, bất an với những gì mình không làm. Trời ơi câu nói đó có xá gì, chỉ mất có hai nốt nhạc mà tại sao mình không nói? Trời ơi chỉ tốn có mấy đồng bạc tại sao mình không làm? Trời ơi chỉ có mười lăm phút thôi tại sao mình thiếu kiên nhẫn vậy hả trời? Trời ơi cái chuyện có đáng gì đâu tại sao mình không nhịn mà mình lại…? Đó là hối hận vì tại sao mình đã không làm, tại sao cái tâm mình nó như vậy, tại sao cái miệng mình nó như vậy, tại sao cái thân mình nó làm như vậy. Đó là ray rức, áy náy, bất an.

Tôi nói lại một lần nữa, mình làm chuyện bậy là mình phải có khả năng phản tỉnh, nhìn lại vì mình là con người, chỉ có con thú mới không có khả năng. Con người phải có khả năng phản tỉnh, nhìn lại. Con thú không có khả năng soi gương, chỉ có con người mới có khả năng soi gương.

Soi gương có hai, một là soi gương vật lý, đó là mirror là tấm thủy tinh tráng thủy hoặc là miếng đồng đánh bóng. Đó là soi gương trên mặt vật chất. Cái thứ hai là soi gương trên tinh thần là biết nhìn lại mình để mà chỉnh sửa, rút kinh nghiệm sâu sắc. Thứ hai là phải biết nhìn ra đời để mà học hỏi, để mà tiếp thu. Cho nên làm bậy là phải biết nhìn lại, nhưng cái nhìn lại để rút kinh nghiệm nó không hề giống với cái chuyện ray rức, bất an. Nhiều người họ hiểu lầm họ tưởng là cái thằng đó nó làm bậy vậy đó mà nó hỏng biết cắn rứt. Bậc thánh có tự trọng nhưng không có tự ái, còn người phàm mình thì tự trọng thì ít mà tự ái thì nhiều.

Người phàm mình là không có khả năng nhìn lại để sửa mà chỉ có khả năng ngó lui để mà tưởng tiếc; ngó lui để mà ray rức, áy náy, bất an. Hai cái này nó khác nhau, khác nhau nhiều lắm. Thí dụ bây giờ quí vị lỡ chửi tôi,..thay vì bả chửi tôi nhiều quá, bây giờ bả cứ ngồi bả khóc thầm, bả ray rứt, bả gởi email bả xin lỗi, tại sao bả không chịu làm một cái gì đó tích cực? Bả mở băng ra bả nghe, ghi chép cho có bài học, bả đi bả ghi danh bả ngồi thiền, bả lên chùa bả nghe pháp, bả quét dọn, bả chùi cầu, bả rửa chén, bả quên đi cái chuyện bả chửi tôi; phải hay hơn không? Còn đằng này, không, bả cứ buồn, mắt đỏ đỏ, mắt buồn buồn như mất sổ gạo ngồi buồn, là cái đó sai, nha.

Ở đây Ngài nói trường hợp trạo hối là như vậy, mình biết mình làm bậy, mình ghi nhận rằng đó là chuyện không nên làm, và ta đã lỡ làm thì sao này ta sẽ không làm, và ngay bây giờ ta phải đi về phía trước thực hiện các hạnh lành. Đó là thái độ của người tu học.

Ghi nhận chuyện ta vừa làm là chuyện bậy, chuyện đó không nên tái phạm nữa, ghi nhận như vậy, rút kinh nghiệm sâu sắc như vậy, rồi đứng lên với tất cả sức mạnh, với tất cả nhiệt huyết, với tất cả lòng thành, với tất cả thiện chí, lao mình về phía trước, xăn áo xăn quần nhảy vào tất cả những công việc gian khó nhất để một là gieo trồng hạnh lành, hai là tìm quên chuyện xấu cũ. Quá hay. Còn đằng này, cứ ngồi ray rứt, ray rứt, cái đó là bậy, cái đó hỏng phải là tốt mà nhiều người hiểu lầm cứ tưởng là phải ray rứt mới tốt. Không, anh chỉ cần anh rút kinh nghiệm sâu sắc, rút kinh nghiệm sâu sắc, nhớ cái đó.

45:55

Assaddhiyaṃ là bất tín. Bất tín là gì? Bất tín ở đây là thiếu niềm tin. Hồi nãy tôi có nói, có rất là nhiều người trên đời này họ sống như là một chiếc lá trên dòng, tức là gió và nước đẩy họ về đâu thì cũng được, họ sống không có suy tư. Đối với họ, họ sống không có cần niềm tin, họ sống không có suy tư, họ nghĩ rằng “Kệ nó, hễ dói ăn, khát uống”. Nhưng mà theo tinh thần Phật Pháp mà nói, không ai có thể đi về phía trước, đi lên hướng trên mà có thể thiếu niềm tin được hết.

Niềm tin đây là chánh tín là niềm tin dựa trên cơ sở trí tuệ. Anh phải tin vào điều thiện ở đời, anh phải tin là mình có thể tốt hơn, anh phải tin là mình có thể giúp cho người khác được vui, bớt khổ; anh phải tin là đời sống mình hoàn toàn có thể có ý nghĩa hơn chớ không phải mà vô nghĩa, vô ích, vô duyên, tầm bậy tầm bạ như bây giờ.

Đó là những niềm tin mà anh phải có, anh phải tin là mọi sự ở đời là vô ngã, vô thường, phù du, mong manh; anh phải tin là ở đời này chỉ có hành thiện mới vui mình vui người; anh phải tin rằng làm ác là buồn mình buồn người; anh phải tin rằng ta chịu trách nhiệm hoàn toàn những gì ta đã làm, nói và suy tư. Những cái đó là những cái anh phải tin để mà anh sống đời.

Còn đằng này hỏi cái gì cũng cà lơ cà lơ hết thì cái khoảng cách giữa anh với con thú không có xa, nha. Có nhiều người họ nói “Tui dễ lắm, tui hỏng có đạo nhưng mà làm lành lánh dữ được rồi”. Nghe thì nó hay hay đó, nghe coi bộ nó có mùi văn minh, có mùi khoa học, nhưng mà thấy hình như cái tôn giáo nó kỵ khoa học. Mà mình là thời đại gì? Mình là người thời đại này, thôi mình cứ phăng cái câu đó ra cho người ta ớn. Chưa kể là trong nước chỉ cần mà để chữ “Không tôn giáo” là thấy sĩ đồ thênh thang, hoạn lộ bát ngát.

Cho nên nhiều người cứ tưởng “Ôi! Đâu có cần niềm tin”. Có chứ! Muốn đi toilet quí vị phải có niềm tin, có niềm tin là mình sẽ làm được cái việc gì đó trong toilet mình mới đi vô trong đó, tay cầm một cọc giấy, tay thì cầm cái phone đi vô toilet ngồi xuống. Đi cầu mà phải có niềm tin chớ đừng có nói tới đạo nghiệp quan trọng, nha.

Bây giờ mình bước ra sân để mình quét lá thì mình phải tin là mình quét được mình mới đi ra sân chứ. Gió mưa tầm tả thì làm sao mà mình quét đây? Mình đã muốn ra sân quét thì phải tin là quét được. Chuyện quét sân cũng phải có niềm tin nữa. Niềm tin sẽ cho mình lý tưởng sống, không có niềm tin là không có làm ăn gì được hết. Người không có niềm tin đó là một dấu chỉ cho thấy cái tay này nhiều đời quá khứ sống không có mục đích, sống không có lý tưởng, lớn chuyện vậy đó. Không có niềm tin là không có tất cả.

48:36

Và cuối cùng là pamāda là dễ ngươi, nãy tôi định nghĩa rồi. Dễ ngươi đây nó gồm có ba, một là cái lòng khinh xuất, coi nhẹ những cái chuyện mà lẽ ra mình phải coi trọng, đó được gọi là khinh xuất, được gọi là dễ ngươi.

Cái chữ pamāda phải dịch vậy đó, là khinh xuất, là dễ ngươi, nha, cái này quan trọng lắm. Không coi thường điều thiện nhỏ rồi không làm, không coi thường điều ác nhỏ rồi làm và không nên thờ ơ trong chuyện sinh tử. Bởi vì hễ ngày nào mà ta còn có mặt trong cái cõi đời này dầu ở cảnh giới nào thì cái nguy cơ đau khổ luôn lớn hơn cái cơ hội hạnh phúc triệu lần.

Thí dụ các vị nói “Về phạm thiên sướng quá, phạm thiên đâu có khổ”. Đúng. Nhưng mà cái vấn đề là trong Tăng chi Đức Phật đã dạy “Này các tỳ kheo, có một điểm khác biệt rất là lớn giữa đệ tử Như Lai và những người không có niềm tin nơi Như Lai nằm ở điểm là đệ tử Như Lai khi mà hưởng dục, họ sống trong dục họ hưởng dục trong cái ý thức”. Như những người cư sĩ họ vẫn có vợ, có chồng, có con có cái nhưng mà họ sống trong ý thức; khi họ tu thiền, họ tu thiền trong ý thức; hưởng dục trong ý thức buông bỏ và tu thiền cũng trong ý thức buông bỏ. Đó là cái điểm khác biệt giữa đệ tử Như Lai và người không phải đệ tử Như Lai. Một bên thì hưởng dục trong sự kiểm soát, trong ý thức buông bỏ; tu thiền trong sự kiểm soát và trong ý thức buông bỏ.

Riêng những người không phải đệ tử Như Lai thì họ mắc vào ba trường hợp sau đây: một, cắm đầu chạy theo cái mình thích bất kể thiện ác; thứ hai là hưởng dục bằng cái ý thức dính chặt, họ không thể buông bỏ; và cái thứ ba, nếu một ngày nào đó họ may mắn mà họ chán dục, họ muốn nghiêng về đời sống tâm linh thiền định thì họ vẫn tu tập bằng cái ý niệm của người sanh tử trầm luân.

Cho nên đệ tử Như Lai khi mà sống trong các dục, đệ tử Như Lai khi tu tập thiền định, đệ tử Như Lai có một thành tựu sở chứng nào dầu là thế nghiệp hay đạo nghiệp, thì đệ tử Như Lai luôn có cái đường để đi lên. Còn riêng về những người không có tin vào Chư Phật thì dầu họ tội lỗi hay họ làm thiện, họ hưởng dục hay là họ đắc thiền, thì luôn luôn trong cái ý thức gọi là sanh tử, nha. Chuyện này rất là lớn. Cho nên chữ pamāda phải hiểu như vậy.

Vừa rồi tôi vừa giảng xong 6 cái phiền não, tức là 6 thứ tâm thức tật nguyền, 6 thứ tâm lý tiêu cực mà nếu chúng ta không có vượt qua được thì cái cơ hội chứng thánh là con số không. Và ở đây cũng phải nói thêm, đọc kinh phải đọc bằng cái não trạng của một người trên 18 tuổi, chúng ta không thể đọc kinh bằng cái não trạng của một đứa bé biết đọc biết viết. Là vì sao? Vì rõ ràng trong kinh là Ngài dạy rằng không bỏ được 6 pháp này nè thì không thể chứng La hán. Nhưng mà mình phải hiểu ngầm là tại sao Ngài lại nhắc tới 6 pháp này? Vì khi không bỏ được 6 pháp này dầu không chứng La hán, đành rằng không chứng rồi đó, nhưng mà đời sống chúng ta sẽ gắn đầy những hệ lụy. Còn nếu mình có bỏ được 6 pháp này, cho dầu mình không có chứng thánh thì mình cũng được an lạc vô cùng, vô cùng an lạc, nhớ nha.

Chớ hỏng phải nói “Quả vị A la hán cách tôi xa lắm, cái này chắc Ngài nói cho mấy người cao siêu chớ mắc mớ gì tôi?” Sai, sai bét, hỏng phải như vậy. Ngài nói là mấy cái này là cản trở, là chướng duyên cho quả vị La hán. Đúng, nhưng mà không chỉ riêng cho vị La hán mà là trong đời sống của chúng ta. Một người mà bị dây dưa sống quá nhiều, quá nặng với 6 thứ phiền não này thì người đó không tài nào mà được an lạc. Và sống không an lạc thì làm sao có một cái chết ngoạn mục, cái chết ngon lành? Mà không có cái chết ngon lành thì làm sao mà có thể xác định được cái chốn về trong tương lai của mình, thưa quí vị?

Trong room thế nào cũng có người thắc mắc nói “Ủa, chết ngon lành là sao? Chết ngon lành tức là cái chết của một người ra đi trong ý thức tỉnh táo. Cái thứ hai, cái chết ngon lành là cái chết của một người mà đã có hành trang, đã có tư lương chuẩn bị cho đời sau kiếp khác nếu còn có một kiếp sau, nếu không có thì thôi không còn chuyện gì để nói hết. Nhưng mà nếu còn có một kiếp sau thì cái tay nào mà nó sống thiện thì cái khả năng mà nó được an lạc, được gọi là thoải mái nó cao hơn là sống gian ác. Tin tôi đi.

52:56

Rồi tiếp theo là cái kinh… Có một lần Ngài Anan vào bạch Phật “Bạch Thế Tôn con nghĩ rằng đời tu rất cần bạn bè, rất cần đến sự hỗ trợ của bạn bè. Thậm chí con còn nghĩ một nữa đời tu là cần đến bạn bè, liên hệ tới bạn bè, trên nền tảng giúp đỡ của bạn bè”. Thì Đức Phật dạy “Này Ananda, ta nói rằng không phải một nửa mà toàn bộ đời sống phạm hạnh này được thiết lập trên tình bạn”. Một người mà đọc không kỹ hoặc là đầu óc lười suy tư họ sẽ rất ngạc nhiên, họ nói “Ủa tại sao mình tu, mình ở một mình mình, mà tại sao ở đây chính Đức Thế Tôn Ngài xác nhận là toàn bộ đời tu chớ hỏng phải một nửa, mà toàn bộ đời tu được thiết lập trên tình bạn”. Xin thưa, cái chữ bạn phải hiểu nhiều nghĩa như sau:

Thứ nhất, bạn ở đây không chỉ riêng là những hình hài có hai tay, hai chân và một cái đầu; mà bạn ở đây là những gì mà chúng ta thường xuyên gặp gỡ, thường xuyên tiếp xúc, va chạm, sống cùng với nó; thì cái đó là bạn. Thí dụ như những cái loại sách báo nào, những trang web nào mà tôi thường xuyên tìm đến để mà đọc, những loại người nào mà tôi thường xuyên tiếp xúc đã đành, mà kể cả những người mà tôi thường xuyên text chat, tôi thường xuyên email, thường xuyên điện thoại, thường xuyên viber, thường xuyên WhatsApp, thì cái đó là những người bạn. Mà trong đó bao gồm những thứ không phải là tay chân, nó hỏng có cần tới tay chân, chưa kể những thứ tâm trạng nào mà tôi thường sống với nó thì nó cũng là bạn của tôi. Như Đức Phật đã từng có dùng cái chữ tanhā dutiāka(?) cái từ dùng cho những người sống nhiều với tham ái, lấy tham ái làm bạn; nghĩa là lên giường ngủ mà cũng thích này thích kia, thức dậy bỏ chân xuống giường bước đi bắt đầu một ngày mới thì cũng sống trong cảm giác thích cái này thích cái kia, đó, nhớ nha.

Như vậy bạn ở đây có nghĩa là người, vật hoặc là một trạng thái tâm lý, một cái trạng thái tinh thần, một cảm xúc nào đó mà mình thường xuyên cọ chạm, gặp gỡ, tiếp xúc, gần gũi nó thì những cái đó được gọi là bạn, nhớ nha. Đây là lý do vì đâu mà Phật dạy rằng toàn bộ đời sống phạm hạnh được thiết lập trên tình bạn, nghĩa là cái đầu mình thường nghĩ nhiều về cái gì, có nghĩa là mình đang sống với cái người bạn đó, người bạn tâm linh, tinh thần đó, nhớ nha. Cái này lớn chuyện lắm, thứ nhất là mình hiểu sai chữ bạn.

Thứ hai là mình đâu có ngờ là những cái chuyện mà mình thường xuyên nghĩ nó quan trọng như vậy. Bởi vì “Tui thì tui có chồng, tui có con, tui có vợ, đúng, nhưng một ngày tui rãnh tui cũng ngồi sáng được một tiếng, chiều một tiếng vậy thôi chứ. Có ai? Có ai cư sĩ được như tui không? Vừa lo chồng nè, lo vợ, lo con, lo cha, lo mẹ, đi làm công sở về là cứ sáng sáng một tiếng, chiều một tiếng các vị có không? Đâu có ai bằng?” Tuy nhiên, làm ơn nhớ dùm ngày 24 tiếng, ngoài 2 giờ ngồi thiền đó ra anh sống bằng cái đầu của anh, anh sống bằng cái tâm trạng gì? Anh nghĩ nhiều về cái gì? Thì cái đó chính là bạn của anh; chớ hỏng phải là mấy cái tay mà hai tay, hai chân, một cái đầu mới gọi là bạn. Không, bạn là những gì mà anh tiếp xúc, gần gũi, cọ xát, va chạm, gặp gỡ, tương phùng thường xuyên, nhớ nha.

Cho nên trong bài kinh 67 Ngài dạy rất rõ, là khi mà chơi với bạn xấu đó dầu đó là người hay là gì, khi thường xuyên chơi với bạn xấu, khi thường xuyên làm nghiệp xấu, thường xuyên suy nghĩ chuyện xấu, đó, thì không cách nào mà thành tựu được cái đạo nghiệp giải thoát, chuyện đó không bao giờ có. Bài kinh này nếu mà các vị đọc một mình thì thấy nó hỏng có gì ghê, nhưng mà bài kinh này nếu mà được nghe ai gợi ý, các vị sẽ nhận ra nhiều chuyện lớn. Bây giờ bài kinh này nếu cần, mình làm cái outline bài kinh như thế này: Toàn bộ đạo nghiệp hôm nay của ta, toàn bộ đạo nghiệp mai này của ta, toàn bộ đời sống hiện tại của ta, toàn bộ đường đi lối về của ta mai này nó đều nằm gọn trong những gì ta lưu tâm, ta nặng lòng với nó trong từng phút giây hiện tại, lớn chuyện vậy đó. Ta nghĩ nhiều về cái gì, ta thường cọ xát, gặp gỡ với cái gì thì đó chính là cái đường đi lối về cho mai sau của ta. Chớ còn bài kinh này hỏng phải đơn giản như mình nghĩ, mình liếc qua mình thấy, nói sơ sơ, sơ sơ.

Cho nên tôi nói hoài, tôi nói để ý trong mỗi ngày mình thích cái gì, mình ghét cái gì, cái đó nó quan trọng lắm, bởi chính những cái thích cái ghét đó nếu sớm phát hiện kịp thời thì mình sẽ có những thay đổi rất là ngoạn mục trong đời sống của mình. Bởi vì các vị biết không, có những cái thích mà mình chìu nó là mình hư, và có những cái mà mình không có ghét mà lo chống trả nó, lo đối kháng nó, lo tống khứ, lo giải trừ nó là mình cũng hư. Thí dụ như mình sợ cực, hay là mình muốn trốn lánh một cái gì đó, một cái trách nhiệm gì đó, chẳng hạn như vậy, khi mà mình vì chạy trốn cái này cái kia, vì thích, vì theo đuổi cái này cái kia thì chuyện xấu gì mình cũng làm hết các vị biết không?

Cho nên, nên thường xuyên kiểm soát coi ta thích cái gì và ghét cái gì, thường khi trong đời sống của phàm phu chính vì để giải quyết cái thích và cái ghét chuyện gì ta cũng làm. Chính vì vậy, chính vì cái điều mà tôi nói thích và ghét nó quan trọng như vậy là bởi vì sao? Là bởi vì thích và ghét nó chính là những người bạn mà ta phải sống với nó rất là thường.

Tôi nói lại bạn ở đây hiểu trên cả hai nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là những cá thể động vật có một đầu, hai tay, hai chân, có quốc tịch, có ngôn ngữ thì cái đó được gọi là người, hiểu chưa? Nhưng mà ở đây ngoài cá thể động vật ra, nó còn có một chuyện nữa, nó là những gì mà chúng ta thường xuyên cọ xát, va chạm, gặp gỡ, tương phùng, tương ngộ.

59:27

Tiếp theo là kinh 68. Có vấn đề như thế này, có nhiều cái câu mình nghe nói hay lắm quí vị nhưng mà nếu mình hiểu sai thì coi như là hết xài mà nó còn nguy hiểm nữa. Khi nó bị hiểu sai thì nó chỉ có hại mình thôi, cái câu “Buôn có bạn, bán có phường” làm cái gì cũng có bạn, ở trên mình mới vừa học xong đó. Thứ hai “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”, nãy giờ mình mới vừa giảng bài kinh bạn xong rồi bây giờ mình thấy có bài kinh Hội chúng.

Vị tỳ kheo nào thích hội chúng làm ơn nhớ dùm cái này, thích hội chúng nó khác, mà sống có thầy có bạn nó khác. Trong room có phân biệt được cái này không? Sống có bạn nó khác, thí dụ như sống có bạn là gì? Sống có bạn mình hiểu nôm na là mình thích những loại cây đẹp, những loại cây quí nó khác. Còn người thích hội chúng là gì? Là người thích lăn mình ở trong cỏ dại. Hai cái khác nhau, phải ghi cái này nha.

Có thầy, bạn tốt nghĩa là quan hệ có chọn lọc, còn thích thú đám đông là tâm thái quên mình vì ham vui, hai cái khác nhau chớ đừng có đem cộng thành một. Một vị tỳ kheo nên có thầy, bạn xứng đáng; nhưng mà một tỳ kheo thích hội chúng, thích đám đông là thất bại.

Nó có tới một ngàn lẻ một lý do để một người tu lìa xa đám đông; một, khi mình xáp vô đám đông mình được cái gì? Phần mất thì có, phần được thì không. Tin tôi đi, tôi không có thần thông; tôi không phải là một vị chơn tu đạo cao đức trọng, huệ căn sâu dầy gì hết. Tôi chỉ dựa vào kinh sách và đặc biệt dựa vào kinh nghiệm của tuổi đời 50, tôi có thấy cái này: Bất kỳ một cá nhân tăng, tục; nghĩa là tăng ni và phật tử nào, bất kỳ nha, anyone, anybody mà không có khả năng sống một mình; mà cứ đi rề rà rề rà, la cà, lân la tìm tới để mà nương dựa người khác. Mỗi ngày phải kiếm người để mà tâm sự, trao trút một người, hai người, ba người, năm người, mười người; có nghĩa là thích quần tụ, thích đám đông, thích bầy đàn. Theo tôi người đó không có khá, đối với tôi người đó là con số không, vì sao? Vì ở ngoài đời một thằng học sinh, một thằng sinh viên mà nó hiếu học nó đã không có thì giờ để mà xáp vô cái đám bạn rẻ tiền. Ngoài đời đó, nói chi là một người biết đạo, hiểu biết giáo pháp giải thoát thì làm sao mà mình có khả năng tâm lý để mà mình theo đuổi rồi dây dưa, rồi la cà với thiên hạ được quí vị?

Khi nào bản thân quí vị không tự mình làm điểm tựa cho chính mình, tự mình không có khả năng đem lại niềm an lạc cho mình thì mình mới hướng ngoại, mình mới đi tìm đến kẻ khác, mình nương đổ, tựa nương kẻ khác để mà tìm lấy một sức sống, một niềm vui. Chứ còn nếu các vị có học giáo lý, các vị có tu tập thiền định, các vị sẽ thấy rằng thời gian để mà các vị suy tư giáo lý, thời gian để tu tập thiền định đã còn không có, thì làm gì mà có thời gian để mà dây dưa, rề rà với thiên hạ?

Các vị tin tôi đi, thiên hạ tôi không biết là bao nhiêu người, năm người, mười người, trăm người, ngàn người xáp vô là chỉ có phiền não thôi, trừ phi các vị là thánh hoặc cái đám đông đó toàn là thánh. Còn không khó lắm, nếu không muốn nói là không thể. Cứ ăn rồi xáp vô đám đông, đám đông có hai: đám đông ngoài đời và đám đông online. Đám đông ngoài đời là bạn bè có thể lái xe tới gặp nhau. Đám đông online là phải vô facebook, phải email, phải text chat, phải điện thoại đầu này đầu kia.

Tôi nhắc lại, có một lý tưởng sống ngon lành thì họ dứt khoát không có thời gian để mà tìm tới đám đông đâu quí vị. Kẻ nào mà còn thiết tha với đám đông là kẻ đó không có lý tưởng sống, không có cái khả năng sống một mình đem lại sự an lạc cho riêng mình. Không có khả năng đó, họ phải nương đổ vào quần chúng, nhớ nha.

1:04:14

. . . . . . . .

1:08:34

Đó là một người còn chìm đắm trong đám đông thì không có tài nào có khả năng an lạc với riêng mình. Mà chúng ta nên nhớ rằng chúng ta vốn dĩ cô đơn từ vô thủy luân hồi, mỗi người có một hạnh nghiệp riêng quí vị, dầu chúng ta có là cha, là mẹ, là chồng, là vợ, là con, là cái, là anh, là chị, là em, là cháu với nhau trong đời này thì chắc gì đời sau chúng ta gặp lại? Đó là chuyện thứ nhất. Thứ hai, cơ hội mang thân trời người, nhân thiên rất là khó; cơ hội đó đã khó, cơ hội được gặp nhau càng khó hơn.

Cho nên, chúng ta vốn dĩ là cô đơn, mà nói như vậy chúng ta cô đơn đã quen rồi, chúng ta quen khổ một mình, quen vui một mình, quen ác một mình, quen thiện một mình. Chẳng qua vì ảo giác, chúng ta thấy rằng một chiều mưa biên giới, ngồi một mình hiu quạnh cô độc quá chúng ta thèm một bàn tay, một mái tóc, một ánh mắt, một tia nhìn để sởi ấm lòng mình cho nó bớt cô quạnh, mình tưởng đó là tri âm tri kỷ. Không có dám đâu, nó chỉ góp phần chen lấn thôi, chứ niềm cô đơn của chúng ta vẫn muôn đời nằm đó không ai chia xẻ được cho mình đâu. Tôi xin quí vị tin như vậy đi.

Cho nên một người tu hành mà còn tìm đến đám đông là người này không có khả năng quán chiếu, không có khả năng nội tĩnh. Không có khả năng nội tĩnh, không có khả năng quán chiếu, anh tu cái gì? Khi anh không hiểu rằng công việc mà để anh làm nó đã vốn không có thời gian rồi, anh đi biết đi, ngồi biết ngồi, đứng biết đứng, vui biết vui, buồn biết buồn, thở ra thở vào biết rõ, thiện ác buồn vui biết rõ. Chỉ riêng chừng đó việc, anh đã không có đủ thời gian cho anh, thì anh làm gì mà anh có thời gian cho đám đông khác?

Đừng có nói với tôi là chư Phật, chư thánh ngày xưa đi hoằng pháp người ta rần rần đó thì sao? Tôi xin các vị nhớ, người ta là Phật đó, các vị có phải Phật chưa? Đừng có đem so Ngài với mình nha, mình có bằng cái hạt bụi dưới chân Ngài không mà cứ đem thánh hiền ra so hoài, mệt quá nha. Ngài đi hoằng pháp chớ hỏng phải là Ngài xáp vô đám đông.

Còn mình, mình cứ xáp vô đám đông, mình nhân danh từ thiện nè, mình nhân danh học viện, nhân danh thiền viện, nhân danh hoằng pháp, nhân danh xã hội, nhân danh trách nhiệm, nhân danh bổn phận, nhân danh đủ thứ. Chúng ta đứng dưới tên của nhiều cái gọi là mỹ từ, núp dưới mỹ từ để rồi chúng ta cả đời không có khả năng sống một mình, trong khi việc mà mình phải làm với mình nó tới một tỷ lận. Cho nên Đức có một câu rất là hay: “Cái người mạnh nhất là người có khả năng sống một mình”, còn Đại Hàn thì nói thế này: “Không phải đứa mạnh nhất mà sống, mà đứa sống được mới là đứa mạnh nhất”

Chúng ta thấy là chính Đức Phật đã kêu gọi tinh thần độc cư, không phải đạo Phật là đạo bi quan, bắt mình ăn rồi cứ nghĩ ba cái chuyện bất tịnh, rồi niệm chết, rồi sa đọa, đã vậy bắt sống một mình. Cái đạo gì buồn dữ trời, nhưng mà không, cái đạo này là đạo dành cho người trưởng thành, cái đạo này là đạo dành cho mấy người dám nhìn vào sự thật. Vì hôm nay anh có thấy được sự thật thì mai này anh có đối diện với nó, anh mới có thể tiếp tục ngon lành, bảnh bao. Còn bình thường lúc vô sự mà anh không có bản lãnh để thấy ra sự thật, thấy nó mà anh chưa có khả năng anh thấy thì mai này nó ập vô mặt anh, anh làm sao anh chịu nổi?

Không có khả năng sống một mình bây giờ, thì mai này anh vào bệnh viện anh sống một mình, anh nằm với ai? Anh nằm với con người của anh, anh ở đó trên giường chết, anh hấp hối với ai? Hấp hối với anh. Anh tắt thở rồi, anh đi về một phương trời miên viễn chiêm bao nào đó, thì anh đi với ai? Anh đi một mình anh nha. Anh đừng có nói với tôi là anh có vợ, có chồng, có con có cái, có bạn có bè, có tri kỷ, tri âm, tôi van anh đừng có nghĩ dại như thế nha. Anh mãi hoài trước sau chỉ có một mình anh. Anh đã luân hồi vô số kiếp, một mình anh, anh có nghiệp thiện nghiệp ác của một mình anh, anh đi vào các cõi một mình anh.

Có một điều trong cái cõi nào đó, anh vô thấy chung quanh, nhìn những người gần gũi anh về quan điểm, về không gian, về địa dư, anh cho đó là bầy đàn, là đoàn thể, là cộng đồng, là dân tộc, là xã hội, là đất nước, là quê hương, là cố quận của anh; chớ thật ra hỏng có, anh vẫn một mình, anh chỉ là một chiếc lá giữa rừng lá thôi, anh hiểu không?

Anh chỉ là một giọt nước trong một cái dòng nước, mà nói vậy thì mình cũng không thấy sự lẻ loi của nó. Nhưng mai này mà có ai đó lấy một giọt nước đem lên bờ mới thấy nó lẻ loi biết chừng nào! Khi một giọt nước rời khỏi dòng nước, những giọt nước còn lại có đứa nào buồn, có đứa nào kêu réo, nhớ thương không? Không có. Ngày nào anh còn ở với tôi thì anh là một phần của cái cộng đoàn mà chúng ta đang có mặt, mai này duyên đến đẩy anh đi thì anh đi phần của anh, chúng tôi tiếp tục ở lại. Đó là chuyện đời nó bạc như vậy đó.

Tôi nói không biết là bao nhiêu lần, thương nhau cho lắm, yêu nhau cho lắm, nhớ cho lắm, đám tang khóc nhiều cho lắm, một thất, hai thất, bảy cái thất, 49 ngày là finish, là fertig, là finire, không còn gì hết, tin tôi đi. Nhiều lắm mỗi năm đến ngày giỗ có nhắc lại một chút. Ừ, nói mới nhớ còn tháng nữa giỗ thượng tọa Thiện Minh của mình Chùa Bửu Quang. Hồi mới mất thôi ta nói um sùm bát nhã, bát nháo rồi sau đó mất tiêu, bây giờ còn một tháng nữa sắp giỗ nè, giỗ giáp năm, mà tôi ngồi tôi coi có ai nhắc nhở gì không, tôi cũng tính muốn viết cái gì đó, hỏng lẽ bây giờ, thứ nhất viết hoài cũng dở, thứ hai nữa có một mình mình làm cũng kỳ, người ta nghi ngờ hỏng biết có chuyện gì không, tại sao có mình ông này ổng lên tiếng. Nhưng mà tự nhiên nó chạnh lòng, nó nghĩ “Ờ sao hỏng ai nhắc gì Sư Thiện Minh hết”. Nhớ nha, nó qua rồi thôi.

Hòa thượng Hộ Giác ngày xưa đương thời của Ngài từ 1958 cho tới 1975, đặc biệt trong thời pháp nạn, theo chúng tôi được biết, bên Thiên Chúa thì có Cha Nguyễn Văn Vàng, bên mình thì có Pháp sư Giác Đức, có Hòa thượng Hộ Giác thuyết pháp là kẹt xe, kẹt xe từng đoạn, từng đoạn. Rồi thì sao? Cuối cùng rồi thì về già, mấy năm cuối đời gần tịch quạnh hiu, có ai biết gì đâu, có lúc khoảng chừng tuần lễ, nửa tháng sắp tịch có mấy người đệ tử ở tiểu bang xa bay về xẹt xẹt xẹt hai, ba bữa rồi cũng biến mất. Họ cũng có việc của họ chứ, họ có vợ, chồng, con cái rồi họ đi về họ lo chuyện của họ. Một thời lừng lẫy tiếng tăm rồi sau đó chìm vào lãng quên. Tôi không có nói chuyện đó quí vị không có thấy sự bạc bẻo của đám đông.

Ngày nào nó rần rần, rần rần như vậy đó, bây giờ có một thân một mình như vậy thôi, “Còn duyên ăn nhãn, ăn hồng. Hết duyên bán mít cho chồng, con xơi”, “Còn duyên kẻ đón, người đưa. Hết duyên đi sớm về trưa một mình”. Cái chuyện đó hỏng có gì lạ hết quí vị. Hoa hậu, diễn viên, ca sĩ một thời nức tiếng, lúc đương thời thôi quí vị, tới hồi mà nó lụi rồi đó, các vị biết Hùng Cường chết kiểu gì không? các vị biết Minh Phụng chết kiểu gì không? Các vị vào trong Chùa Nghệ sĩ ở Saigon các vị coi mồ mả của các nghệ sĩ tiền bối nằm ở đó, các vị coi những nghệ sĩ già tuổi xế chiều cái nghiệp diễn nó hết rồi, duyên diễn nó hết, bây giờ họ sống lây lất trong đó, họ sống ra làm sao?

Tôi nói không có lạc đề đâu, tôi đang nói cái đám đông nó bạc cỡ nào, nó vô ích cỡ nào, nó tào lao cỡ nào, mặc dù chính đám đông đã hỗ trợ cho sự nghiệp của chúng ta. Chúng ta sống không thể thiếu đám đông, nhưng mà nhớ đám đông là nước. Có nước thuyền mới đi, nhưng mà khi thuyền nó chìm rồi thì xong. Đừng có đòi hỏi nước: “Tại sao ngày xưa anh nâng tôi bây giờ anh không nâng tôi nữa? Tại sao ngày xưa anh đưa tôi đi đến biết bao nhiêu bến bờ viễn xứ, bây giờ tôi chìm xuống anh không có một động thái nào để kéo tôi lên, để đưa tôi trở về cái vàng son quá khứ?” Không, nước sẽ trả lời “Không, ngày nào anh còn nổi thì tôi đưa anh đi, anh vẫn đi bằng cái mái chèo của anh, tôi chỉ trợ lực, tôi chỉ giúp sức cho anh thôi. Chớ còn anh không thể trông cậy, nương đổ vào tôi 100%.”

Đám đông cũng vậy, anh còn gượng được chúng tôi hỗ trợ anh, nhưng mà anh nhớ luật của trời đất “Thiên hạ phù thịnh bất phù suy”, anh còn đi được, còn gượng được thì chúng tôi còn hà hơi, tiếp sức giúp anh. Anh đã sụm bà chè thì anh đi ch đi vì thiên hạ phù thịnh bất phù suy, chỉ giúp người đang đăng quang chớ không ai giúp người ngã ngựa hết. Đó là cái sự bạc bẽo, sự bẽ bàng của cái gọi là đám đông.

Một vị tỳ kheo không hiểu ra điều đó, ăn rồi cứ cắm đầu gục mặt ở trong đám đông thì coi như tàn đời. Cho nên Ngài nói rằng một vị tỳ kheo mà còn chìm đắm trong đám đông, còn tin cậy, còn nương đổ vào đám đông thì cái đạo nghiệp vị đó là zero.

1:17:43

Tiếp theo chúng ta còn một bài nữa là bài 69 kinh Thiên nhân. Đêm kia có một vị trời xuống hầu Phật, vị này thưa với Phật cái điều tâm đắc của mình về giáo pháp mà mình đã được nghe, đã được học.

Người đến với Phật gồm có chư thiên và loài người, và cái việc họ đến gồm có nhiều lý do. Một, họ đến để họ hỏi cái điều họ chưa biết. Hai là họ thưa với Ngài cái điều họ tâm đắc. Ba, họ đến họ nhìn Ngài như là nhìn cái tượng đài chánh pháp, họ đảnh lễ rồi họ đi. Trường hợp đó thương lắm, các vị đó nhớ Ngài, xuống nhìn Ngài giống như nhìn tượng đài chánh pháp.

Tại vì tượng đài chánh pháp là trừu tượng, là siêu hình, là vô tướng, bây giờ muốn nhìn chánh pháp thì nhìn ở đâu? Chỉ có hai chỗ nhìn, một là mình nhìn vô cái bản tâm tu hành của mình; còn hai là mình nhìn vào người khác, nhìn người mà có thiện pháp, có chánh pháp ở trong lòng họ thì họ chính là tượng đài chánh pháp.

Chánh pháp chỉ có hai chỗ để mình nhìn, một là nhìn ở mình, hai là nhìn ở người khác, mà Đức Phật chính là tượng đài đẹp nhất trong tất cả các tượng đài biểu tượng cho chánh pháp. Cho nên có nhiều vị xuống gặp Phật chỉ để nhìn Ngài thôi, họ đảnh lễ Ngài rồi họ đi một vòng rồi biến mất. Có nhiều vị hỏi Ngài cái điều họ thắc mắc, có nhiều vị tới để mà trình thưa với Ngài cái điều họ tâm đắc rồi họ đi mất.

Đấy! Thì bài kinh này là trường hợp hai, tức là họ xuống họ thưa với Ngài cái điều họ tâm đắc, họ thưa rằng “Bạch Thế Tôn, theo con được biết một vị tỳ kheo mà có được 6 cái điều kiện này thì đạo nghiệp mới có hy vọng đi lên. Nếu mà không có được 6 cái này, hoặc bị 6 cái ngược lại thì đời tu vị đó chỉ có đi xuống, chỉ có thối đọa thôi, không có hy vọng”.

Sáu cái điều đó là gì? Tôi xin thưa với bà con, bà con đừng có bao giờ mà hiền lương, mà dại dột, mà nghĩ rằng mấy cái này là trời nói cho Phật nghe, Phật dạy cho chư tăng, chư thánh nghe rồi mắc mớ gì mình, chuyện trên mây. Sai, sai bét, hỏng có mây, mấy cái này là chuyện sát nách mình không hà. Kể cả ở đây ông trời này ổng xuống thưa với Đức Phật, cái chuyện mà ổng nhắc tới chư tỳ kheo mình nghĩ là xa với mình. Không. Chuyện của mình đó, của từng người mình đó.

Cái đầu tiên là gì? Chuyện đầu tiên là tôn kính đạo sư. Tôi nói không biết bao nhiêu lần, tôn kính ở đây không có phải đi kiếm một bức tranh, một cái pho tượng về quì lạy xì xụp thâu đêm suốt sáng thì gọi là tôn kính. Mà tôn kính ở đây là phải hiểu lời Phật. Cái này phải ghi, ta học Phật nhiều ta mới hiểu Phật được nhiều. Thứ hai, có hiểu được thì mình mới có hành được, và có hành được thì mình mới thành tựu được cái mà Ngài đã muốn mình thành tựu.

Và cái niềm tin của mình đối với Đức Phật cũng có ba cấp. Cấp một là thông qua trí văn, thông qua những gì mình đọc, mình nghe. Thứ hai là thông qua những gì mình gậm nhấm, suy tư, thấm thía, tiêu hóa với riêng mình. Thứ ba là thông qua cái kinh nghiệm thực chứng tu trì. Cái kinh nghiệm ở đây chưa chắc là có đắc, chưa chắc mình phải là người đắc, ngay lúc còn phàm đó, tôi nói thiệt là chậm, anh phải học giáo lý, có học giáo lý căn bản cái đã.

Sắp tới đây tôi có một cái lớp giáo lý trong 10 ngày cho phật tử tại Thụy Sĩ nè, thì tôi mong là thông qua cái lớp 10 ngày đó, người này vô duyên, vô phước là coi như thằng chổng chết trôi tôi không nhắc tới nữa, nhưng mà nếu hữu duyên hữu phước thì ít nhất người này cũng biết tự tu, nha. Và mai này trôi dạt ở phương trời quên lãng nào đi nữa thì người này cũng có thể tự mình xoay sở về vấn đề giáo lý. Chỉ mất 10 ngày thôi.

Tôi nói rồi, bây giờ các vị học giáo lý, các vị tin Phật ở một cái level, ở một cái mức độ khác, chỉ học suông thôi rồi sau đó ngày dài tháng rộng, các vị mới suy tư, thấm thía, tiêu hóa trên những cái mình học. Lúc bấy giờ mình hiểu về Ngài khác một chút, và cuối cùng các vị phải hành trì, nói cụ thể là các vị sống chánh niệm.

Thông qua đời sống chánh niệm các vị ngộ ra nhiều cái điều mà các vị không có tin được, thí dụ như hồi đó giờ cái miệng mình như con két vậy đó, mình nói là vô ngã, vô thường; không có ai thấm thía vô ngã, vô thường bằng cái người sống chánh niệm hết. Hồi đó giờ mình nói là nhân quả báo ứng, nhân thiện thì cho hỷ lạc, nhân ác thì cho khổ ưu, cũng chỉ là con két.

Chỉ có hành giả tứ niệm xứ sống chánh niệm mới hiểu được tại sao mà cái nhân thiện mà nó cho cái quả hỷ lạc, mà nhân ác cho quả khổ ưu. Người tu chánh niệm họ mới hiểu cái đó, họ mới có dịp họ thấy cái đó, tại vì sao? Là vì cái nhân ác hồi đó giờ nếu mình không học giáo lý là mình phải đợi khi nào nó trổ cái quả nặng nề mình mới hiểu. Mà cũng chưa chắc nữa, mình bị khổ có chắc gì mình chịu nhớ rằng cái ác này nó từ cái nhân nào ra? Làm sao mà mình nghĩ ra được cái đó?

Trong khi đó người tu tứ niệm xứ lại khác, ngay trong lúc tâm tham có mặc là họ đã thấy họ đang khổ vì tâm tham. Trong lúc tâm sân đang có mặt, họ đã thấy rõ ràng họ đang khổ vì tâm sân. Khi mà cái lòng sợ hãi, ghen tỵ, bỏn xẻn, tiếc nuối, ray rứt mà nó có mặt thì hành giả tứ niệm xứ bằng chánh niệm của mình thấy rất rõ rằng từng thứ phiền não này xuất hiện rõ ràng nó làm mình khổ. Bất thiện là nhân khổ, lúc đó hành giả mới thấy, chứ còn mà mình chỉ học giáo lý mà qua chữ nghĩa từ chương thì mấy cái đó mình hỏng có hiểu.

Cho nên tôn kính đạo sư là gì? Tôn kính đạo sư là anh phải học giáo lý, anh phải suy tư và anh phải hành trì, lúc bấy giờ anh hiểu về Phật khác đi nhiều lắm, nhớ cái này nha. Tôn kính đạo sư là như vậy đó.

Và trong cái đêm cuối sắp nhập niết bàn, Đức Phật đã dạy cho Ngài Anan và chư tăng “Này các tỳ kheo, cách tốt nhất, cao quí nhất, ý nghĩa nhất, linh thiêng nhất để mà cúng dường Như Lai đó là hành trì lời dạy của Như Lai”, cái này hình như là có, có bài kinh này, các vị vô lục dùm tôi đoạn cuối của kinh Đại bát niết bàn có cái đoạn này, Ngài nói cách cúng dường tốt nhất. Ngày xưa đó, tôi đọc cái này tôi thấy chắc tại vì Ngài là Phật thì Ngài nói như vậy thôi, Ngài muốn cho mình tu chớ Ngài đâu có thích mình bái lạy Ngài, mình có lạy Ngài thì Ngài có biết đâu, Ngài tịch rồi; thứ hai, Ngài đâu có được cái gì đâu dầu Ngài còn tại thế thì mình lạy Ngài, bây giờ cả rừng nó quì nó lạy Ngài, Ngài có được cái gì đâu? Nhưng mà không, hiểu như vậy cạn lắm, thứ nhất mình nghĩ Ngài là thánh Ngài không có thích gì hết; cái thứ hai, Ngài đâu có mập béo gì đâu; thứ ba Ngài vì lòng đại bi Ngài kêu mình tu, mình đừng có xì xụp vậy phước nó nhỏ lắm, hiểu như vậy.

Nhưng mà không, càng lớn tôi mới thấy, nếu mà thiệt dốc lòng kính Phật, trên đời này không có người nào mà kính Phật hơn người hành lời Phật, tin tôi đi. Anh học bằng trời đi nữa, nếu mà anh không có sống chánh niệm, anh không có sống trí tuệ, anh không có sống thiền định thì cái lòng kính Phật của anh không thể nào rốt ráo được. Tin tôi đi, bởi vì chỉ có cái tay nào mà sống chánh niệm mới hiểu được giá trị của lời Phật sâu sắc, thực tế đến mức nào. Phải tin tôn kính đạo sư là như vậy đó, thưa quí vị.

Giống như hôm nay, tự nhiên các vị tới đưa tôi hình cái bà lạ hoắc nói hình má của sư đó, nhỏ lớn tôi mồ côi đâu biết má tôi là ai, tự nhiên giờ đưa tôi cái hình nói má tôi thì khổ quá, không tin thì không được, mà tin thì tin làm sao đây? Nhất là cái người đưa lại là người tôi thương, tôi quí nữa đó là ba tôi, đó là ông nội tôi đưa, bây giờ tôi biết nghĩ làm sao đây? Nó gượng lắm quí vị, nhưng mà cái này tôi biết có nè, là từ cái thuở ba, bốn tuổi tôi biết cái cảnh mà nhà dột, cột xiêu; rồi má tôi phải buôn gánh bán bưng, những đêm mưa gió mà má gánh cái gánh chè, má đi má rao bán trên những khoảng đường vắng, đêm hôm về má nấu chè nấu cháo má làm nhẹ tay má sợ mình giựt mình thức giấc. Rồi những lần mình bị ấm đầu nóng lạnh má thức đêm má canh, có khi nhà nghèo hỏng có tiền mua thuốc, má đỏ mắt má khóc thầm; rồi má đi má vay gạo, vay tiền để về mua thuốc cho mình. Đó! Cái đó tôi biết má tôi rành như vậy đó, thì mai mốt mà nói tới má một cái là một lít nước mắt nó trào ra, mà khóc bằng máu được tôi cũng khóc bởi vì tôi quá thương má tôi, tôi hiểu má tôi rành lắm. Còn tự nhiên đưa một cái hình một cái bà lạ hoắc rồi nói là má đó thì tôi gượng lắm.

Ở đây cũng vậy, mình biết về Phật ít quá thì cung kính là cung kính cái gì? Mình cung kính cái gì? Nghe đồn Ngài đẹp trai 32 tướng tốt, nghe nói Ngài phù phép giỏi thần thông, Ngài trí tuệ, Ngài minh triết. Thì mình nghe mình cũng quì lạy, nhưng mà cái đầu nó hoang mang dữ lắm. Rồi bây giờ dầu kinh điển mình biết nhiều bằng trời nhưng mà không có đời sống chánh niệm, nghe chậm chỗ này, khi mình không có thu hoạch lợi ích từ lời dạy của Ngài thì cái lòng tôn kính của mình đối với Ngài chưa được tới nơi tới chốn. Tôi nói thiệt là chậm nha, khi mình chưa có thu hoạch được cái lợi lạc từ lời dạy của Ngài thì mình kính là kính chỗ nào? Mình mang ơn là mang ơn chỗ nào? Nói vậy hiểu không ta?

Phải có thu hoạch được lợi ích từ lời dạy của Ngài thì cái ơn đó nó mới lớn. Tôi nhớ hoài cái chuyện mà lần đầu tiên tôi ăn cái phô mai của Thụy Sĩ. Sáng điểm tâm người ta đưa tôi khúc bánh mì nóng, giòn ngon lắm thì mình cảm kích. Còn đằng này đưa cho mình cái miếng bánh mì mềm èo lạnh ngắt hà, rồi một cục phô mai ta nói nó meo mốc không, tôi nói “Trời đất ơi! Sao họ bạc đãi mình dữ vậy ta?” Nhưng mà sao đó mình biết họ cưng mình như má của họ, là tại sao? Cái ổ bánh mì đó tại sao nó mềm, tại sao nó lạnh? Tại nó được lấy từ trong tủ lạnh ra mà. Trên đời này không có cái bánh mì nào mà nó giòn cho bằng cái bánh mì nướng tại chỗ. Và chính vì vậy cho nên họ phải lấy cái bánh mì ở trong tủ lạnh ra để chi ta? Họ cho mình nướng tại chỗ mà mình ngu quá, mình nhà quê, mình hai lúa, mình út nếp không có biết cái đó. Cho nên khi họ mời điểm tâm, mình thấy họ dọn ra mà họ chưa kịp nói, vì họ đang bận cái gì bên kia, là mình nhìn mình hởi ôi, mình để cái bàn tay mình lên trên cái dĩa “Trời ơi sao nó lạnh ngát vậy trời?”. Liếc qua phô mai gì mà nó một ổ giống như bánh bao mà bị người ta đạp lên vậy, nó chèm bẹp mà mốc không hà. Sau này mình mới biết đó là một loại phô mai cực ngon, ngon vô cùng. Họ chỉ mua cái đó cho bà cố của họ ăn thôi, mà họ cho mình ăn, rất là ngon, mà meo mốc không. Ai mai này đi về Pháp, về Thụy Sĩ làm ơn nhớ dùm nhiều cái món đồ nguội, mà nhất là phô mai mà thấy meo mốc vậy đó, làm ơn đừng có nghĩ nó hư rồi đem liệng nha. Tôi đã bị một vị sư bạn hại tôi, kỳ đó tôi đi bên Majorca với ông sư bạn, thầy Tuệ Dũng, thầy gặp mấy cái hộp nấm đông cô mà nó bị có chút xíu gì đó mà thầy tưởng là mốc thầy đem liệng hết, mấy người phật tử đi chung tới hồi họ nấu họ hỏi nấm đâu thầy nói thầy liệng mất rồi tại thầy tưởng nó hư. Đấy! Cái vấn đề nó nằm ở chỗ đó.

Tôi nhắc lại thế này, khi mà mình có được lợi ích từ lời của Phật thì phải nói là cảm kích, giống như hồi nãy khi tôi hiểu được “À! cái bánh mì nó lạnh ngắt là bởi vì người ta muốn mình đem đi nướng để mình được ăn bánh mì giòn nhất, mới nhất trên hành tinh. Thứ hai, cái loại phô mai này nó phải có cái vỏ mốc mốc meo meo như vậy mới đúng là nó. Loại Camembert de riz của Pháp là trong cái hộp mà mốc như vậy đó, phải mốc như vậy.

Thì ở đây lời Phật cũng vậy, nếu mà mình chỉ học trong kinh, mình đọc phớt phớt phớt qua mình thấy nó giống như một miếng bánh mì nguội lạnh ngắt, mình thấy một miếng phô mai bị meo mốc, rồi bây giờ kêu mình cảm kích cái người mà cho mình miếng bánh mì, kêu mình cảm kích cái người mà cho mình miếng phô mai, mình cảm kích cái gì? Nhưng mà kể từ lúc tôi biết được, tôi biết được vì sao có hai miếng bánh mì đó, vì sao có miếng phô mai mốc đó, tôi cảm kích cái người đó vô cùng. Hôm nay nhắc lại tôi vẫn còn thương, thương ở chỗ là họ đã kiên nhẫn giải thích cho tôi nghe, họ đã lựa cái ngon nhất trên đời này cho tôi ăn.

Về Phật y chang như vậy, thưa quí vị. Các vị phải thu hoạch cái lợi ích từ lời Phật thì các vị mới có thể thương Phật tới nơi tới chốn, chớ không thì nhìn Ngài cũng như lời dạy của Ngài giống như miếng bánh mì nguội vậy.

1:29:58

Rồi tiếp theo là tôn kính pháp, y chang như vậy. Đúng ra tôn kính Phật, tôn kính pháp và tôn kính tăng là một; nhưng vì căn cơ của phàm phu thì đành phải chia ba mà nói chứ trong kinh Đức Phật Ngài chỉ nói có một. Thế nào trong room cũng có người nhảy dựng lên “kinh nào, kinh nào, kinh nào?”, kinh này mình học rồi. Khi mà Ngài mới thành Phật, Ngài mới suy nghĩ như sau “Ta có cần đến sống bên cạnh một người thầy, một người bạn nào đó hay không? Ai trên đời này cũng có cha, có mẹ, có thầy, có bạn; riêng ta, ta có cần đến một người thầy, một người bạn trên ta hoặc bằng ta hay không?” Ngài vừa suy nghĩ vậy xong, Ngài lập tức biết ngay rằng bằng Ngài còn không có nói gì có hơn Ngài. Thì Ngài mới suy nghĩ tiếp theo Chư Phật ba đời đã sống ra sao? Có thần tượng, có tôn kính cái gì hay không hay là chỉ biết một mình mình? Thì Ngài biết rằng Chư Phật ba đời luôn thờ kính chánh pháp bởi vì chính chánh pháp đã kiến lập nên cái Phật quả, Phật trí. Chính Phật quả, Phật trí, chính cái sở chứng, sở đắc, cái đạo nghiệp của một vị Phật chính là chánh pháp. Chính chánh pháp được biểu hiện qua Chư Phật. Thế là Đức Như Lai mới suy nghĩ Chư Phật ba đời sống tôn kính pháp, nay ta cũng vậy, không phải bây giờ mà đời sau sau nữa, ai muốn thành đại nhân phải biết tôn kính pháp. Đấy! Tôn kính pháp ở đây là vậy.

Cho nên ở đây pháp với Phật với tăng là một. Phật là người hiểu được pháp, hiểu được pháp sống thể hiện toàn vẹn chánh pháp, rồi đem chánh pháp ấy dạy cho người khác. Tôi nói thiệt là chậm: Phật là người chứng ngộ chánh pháp, sống thể hiện trọn vẹn tinh thần chánh pháp và đem ra dạy dỗ chánh pháp ấy cho người khác. Còn chánh pháp là những gì Phật chứng ngộ và Phật đem ra giảng dạy.

Còn tăng bảo là những người mà hành trì theo lời dạy ấy thành tựu được cái lý tưởng chánh pháp nhưng không có thể hiện trọn vẹn chánh pháp như là một vị Phật. Thí dụ trí tuệ thinh văn làm sao bì; từ tâm, trí tuệ, thiền định của bậc thinh văn không thể bì với vị chánh đẳng chánh giác. Cho nên vị thinh văn nếu mà nói về mặt thể hiện thì vị thinh văn có hiểu 4 đế, 12 duyên khởi, đúng, nhưng mà gọi là sống thể hiện tinh thần chánh pháp thì chỉ có vị Phật chánh đẳng chánh giác mới có thể chứng đắc trọn vẹn, sống thể hiện trọn vẹn. Nhớ tôi xài chữ chỗ này, chữ “thể hiện” đó.

Chớ còn như vậy thì tăng là gì? Tăng là cái vùng nước phản chiếu ánh trăng. Đấy! Một vùng nước có nghĩa là nhìn lên (tôi kêu là cái vùng chớ tôi không kêu là vũng nha, vũng là bất kính) một cái vùng nước phản chiếu ánh trăng, ánh trăng đây là chánh pháp. Đó! Tức là muốn biết chánh pháp ra sao thì một là nhìn vào Phật, mà Phật không còn nữa thì mình vào tăng mà tăng ở đây là thánh tăng đó nha.

Cho nên tôn kính Phật, tôn kính pháp, tôn kính tăng là sao? Là hiểu được Phật đã đắc cái gì, Phật dạy cái gì. Hiểu được chưa đủ, học phải hiểu và hiểu để hành. Khi anh có hành trì thì anh mới thấy Phật là đáng kính dường nào, và chánh pháp là thiêng liêng dường nào, và chúng tăng là phước điền như thế nào. Đó là tôn kính tăng.

Chúng ta phải nhớ chữ tăng ở đây có hai trường hợp, một là tăng hành chánh, hai là tăng bản thể. Tăng hành chánh tức là tăng hiện tượng, tức là tăng ở trong tạng luật, là gồm các vị gọi là không tóc, đắp y, mang bát gọi là tăng tạng luật, tăng tạng kinh. Nhưng mà tăng bản thể là tăng A tỳ đàm, tăng rốt ráo, tăng nội dung thì chính là những vị từ sơ quả trở lên.

Trong room có nhiều người nổi điên lên nói “Trong kinh ghi là tăng gồm phàm tăng và thánh tăng”. Dạ thưa, tôi mới vừa nói đó tăng có hai nhưng mà tăng rốt ráo chỉ kể bậc thánh. Các vị không tin? Cũng trong cái quyển Kinh nhật tụng đó có một đoạn có thấy không ta? Suppatipanno đó, trong đó có ghi “Tăng nếu đếm đôi thì có 4, tăng nếu đếm chiếc thì có 8”, các vị có thấy cái đó không ta? Mà cái người viết bài chửi tôi thì nó xui một chỗ là họ không có thấy cái đó. Cho nên tăng bản thể nó khác mà tăng hành chánh, tăng hiện tượng nó khác. Khổ vậy đó!

Cũng giống như mình nói cái chữ “trí thức” nó có nhiều trường hợp. Có nhiều trường hợp cái chữ trí thức ở đây là cái người gọi là cở tú tài trở lên hoặc là được vài năm đại học thì mình kể là trí thức. Nhưng mà có trường hợp trí thức ở đây mình phải hiểu ngầm là cái trình độ thực tế của đương sự. Thí dụ như nói ổng là thành phần trí thức trong xã hội thì phải hiểu ngầm ổng là bác sĩ, ổng là giáo sư trở lên. Nhưng mà chữ trí thức có một trường hợp nào đó nó không có qui định vấn đề bằng cấp. Có trường hợp bắt buộc phải có bằng cấp, có trường hợp người ta không nói tới bằng cấp.

Không chỉ riêng chữ trí thức, ở Việt Nam mình chữ “tiền” nó có hai nghĩa, một là money, mà cũng có trường hợp tiền là rich là giàu. Các vị có đồng ý cái này không ta? Thí dụ như các vị và tôi đi chung với nhau tới một cây xăng, đổ xăng xong tôi vô cây xăng tôi muốn mua một chai nước. Các vị mò vô bóp không có thì tôi đứng kế bên tôi nói “Không có sao đâu anh, tôi có tiền nè, anh muốn mua cái gì anh mua đi tôi trả”. Thì anh phật tử ảnh mới thò tay ảnh lấy hai chai nước. Các vị nhớ nha, anh phật tử chở tôi vô cây xăng, ảnh mua nước mà ảnh quên cái bóp, tôi nói “Anh lấy gì anh lấy tôi có tiền nè”. Mười lăm phút sau, đi ngang một cái miếng đất quá là lý tưởng, quá đẹp, có một căn nhà cất sẵn trên đó thì anh phật tử nói với tôi “Sư, sư mua cái này sư làm Kalama đi sư”. Tôi mới nói là “Người ta có tiền chứ tôi làm gì có tiền mà tôi mua anh ơi?” Các vị hiểu không? Bây giờ hiểu chưa ta? Hồi nãy cách đó mười lăm phút, trong cây xăng tôi nói anh muốn lấy gì anh lấy đi tôi có tiền mà, chữ tiền lúc bấy giờ có nghĩa là money; nhưng mà một lát sau khi mà ảnh kêu mua miếng đất làm thiền viện, tôi nói anh ơi người ta có tiền người ta mua chớ tôi làm gì có tiền mà tôi mua. Thì ở đây cũng vậy, chữ tiền mình hiểu tùy chỗ, trong trường hợp nào, chữ tiền tới đó được gọi là tiền, nhưng có trường hợp mức nào mới gọi là tiền.

Như vậy thì tôn kính Phật, tôn kính pháp và tôn kính tăng cũng theo cách đó mà hiểu. Thí dụ như mình nói là “Nghe pháp,trời ơi, chỉ vô nghe ổng giảng ba cái vụ vu lan mà cũng gọi là pháp, nghe đã hôn? Nghe pháp, mà thật ra ổng vô ổng nói ba cái đạo hiếu”. Thật ra chữ hiếu không phải là tôi chê, nhưng mà nếu mình đem chữ hiếu mình nâng nó lên thành “Hạnh hiếu là hạnh Phật” gì tùm lum hết, rồi mỗi năm mình làm một cái ngày lễ riêng để vinh danh, thổi phồng tinh thần hiếu, mình quên chuyện khác.

Thật ra hiếu nó chỉ là một phần nhỏ trong cái gọi là giáo lý nhà Phật thôi, bởi vì hiếu nó là lòng tri ơn. Yah, hiếu là lòng tri ơn, tri ơn đối với những gì, với những người, những vật nào mà đã có đem lại lợi lạc cho mình thì mình đều có lòng tri ơn, trong đó có cha mẹ, người đã đem mình vào đời. Đúng, cha mẹ là hai người ơn lớn trong đời của mình, nhưng mà tại sao mình quên chuyện khác, đó là trong đời mình còn nhiều người ơn khác, cái người mà giúp mình thay đổi quan điểm sống, thay đổi quan điểm suy nghĩ, giúp mình đến được với chánh pháp, giúp mình hiểu được đạo giác ngộ đó cũng là người ơn. Cái người tạo điều kiện cho mình tu học cũng là người ơn. Cái người dạy cho mình cái điều mình không biết cũng là người ơn. Nhiều người ơn lắm. Nhưng mà vì chúng ta cái bản chất bạc bẻo, rất là bạc bẻo, chúng ta chỉ biết có tiền không hà.

Tôi nói thiệt, trong room này cho tiền quí vị mang ơn chớ còn nghe pháp thì quí vị nói “Ồ! Cái này ổng nói hỏng biết có đúng không nữa”. Nói chung là vừa vong ơn mà vừa … Thì như vậy các vị tưởng tượng chữ pháp đây ái nghĩa nó rộng lắm, quí vị biết không, chữ pháp nghĩa nó rộng lắm, mà mình xài nghĩa rất là nghèo. Thí dụ mình ngồi mình nghe một ông sư giảng “Đừng có om sòm để tôi nghe pháp”. Đấy! Rồi bây giờ đó là mình đi ngồi thiền mình nghe nó mát lạnh mình đi khoe với người ta là tôi đang có pháp. Rồi mình nói về Đức Phật, mình nói Đức Phật là người đã chứng được pháp và đem dạy pháp cho người khác thì chữ pháp tùy chỗ có nghĩa khác nhau.

Và ở đây tôi nói tùy vào cái trình độ của mỗi người mà chúng ta hiểu Phật tới đâu, ta hiểu chữ Pháp tới đâu. Và khi mà chúng ta hiểu Pháp tới đâu thì chúng ta mới hiểu Phật tới đâu và Tăng tới đâu. Còn nếu mà học giáo lý, không hành trì Phật Pháp thì mình hiểu Phật rất là hời hợt, rất là sơ sài, rất là nông cạn, rất là thiển cận, rất là phiếm diện, rất là một chiều. Mà nếu đối với Phật mình hiểu lơ mơ, sơ sài kiểu đó thì đối với Tăng cũng vậy nha.

Tôi nhắc lại một lần nữa, các vị có bất mãn chư tăng thời nay bằng trời các vị hãy nhớ thế này “Chúng ta không thể lấy một cái đám ruộng hư để làm biểu tượng cho toàn bộ cái nền nông nghiệp trên thế giới”. Câu này có hiểu không ta? Chúng ta không thể lấy một mảnh ruộng bị sâu rầy làm biểu tượng, làm đại diện cho toàn bộ nền nông nghiệp trên thế giới. Người đó là người bị bệnh, bệnh tâm thần cực nặng, bất trị. Mình bất mãn một cá nhân, một đoàn thể nào đó, hãy nhớ họ chỉ là một mảnh ruộng hư, một mảnh ruộng bị sâu rầy; bị chuột bọ, cua, còng cắn phá. Chớ còn bao nhiêu mảnh ruộng khác trên đời nó vẫn tiếp tục tại chỗ để mình gieo trồng.

Bậy bạ nhất là hồi tin thì chó mèo gì mình cũng tin, cắm đầu mà tin. Tới hồi bất mãn thì là báu châu, ngọc ngà gì mình cũng đem liệng. Thái độ rất là bệnh hoạn, mà khổ thay tôi gặp cái kiểu này hơi bị nhiều. Hồi tin thì tin tầm bậy tầm bạ, cở nào cũng tin, cái đầu với cái mông hỏng có phân biệt. Tới hồi mà bất mãn thì chửi bới không còn nước non nào hết. Cho nên cái lòng tôn kính Phật, tôn kính Pháp không chỉ đơn giản nó rẻ tiền đến như vậy đâu quí vị. Đó là tôn kính Phật, Pháp, Tăng.

1:40:27

1:40:55

Tôn kính học pháp là sao? Ở đây là tôn kính tam học đó. Ở đây thế nào cũng có người ngạc nhiên nói “Ủa sao pháp mà tách riêng tam học”. Hỏng phải. Ở đây là nói trên khía cạnh hành trì. Bây giờ hỏi người cư sĩ có tôn kính pháp không? Có. Nhưng mà qua tới tôn kính tam học thì người cư sĩ không bì được với người xuất gia, là vì sao? Là vì cái giới học, định học và tuệ học ở người cư sĩ vô cùng hiếm, hiếm khi có cơ hội mà có thể sánh bằng người xuất gia, tôi đang nói người xuất gia đàng hoàng.

Cho nên trong trường hợp này phải hiểu rằng tôn kính pháp tức là một cái niềm tin chung về những gì Thế Tôn đã giác ngộ, đã dạy cho chúng ta. Nhưng mà qua tới tôn kính tam học ở đây tức là tôn kính con đường hành trì của mình, thì về điểm này mình thấy tôn kính pháp thì tăng, tục có thể giống nhau nhưng mà tôn kính điều học thì khác nhau, là vì sao? Vì người cư sĩ họ có thể coi nhẹ cái giới học, coi nhẹ cái định học, coi nhẹ cái tuệ học. Bởi vì nếu mà họ coi nặng là đã cạo đầu lâu lắm rồi.

Cho nên tôn trọng tam học đây có nghĩa là vị ấy trân quí từng cái học giới, trân quí từng cái khoảnh khắc thiền định, trân quí từng cái khoảnh khắc quán chiếu tứ niệm xứ, không có dám lơ là dễ ngươi, không có dám coi nhẹ một phút một giây thời gian. Vị đó hiểu rằng cơ hội làm người rất khó, cơ hội sa đoạ rất dễ, cơ hội gặp chánh pháp lại càng khó hơn, vị ấy hiểu như vậy đó.

Có nhiều cái câu mà đáng để chúng ta đọc làm thần chú: “Khó thay được thân người, khó thay gặp Phật Pháp, khó thay có điều kiện học và tu đúng lời Phật”. Chớ đừng có tưởng là được thân người rồi gặp chánh pháp là ngon, nó còn hai cái sau nữa: được học chánh pháp và có cơ hội hành trì chánh pháp.

Tôi hỏi các vị một câu nhẹ nhàng không có ý bậy bạ ở đây, bây giờ các vị trong room này tôi nghĩ chắc nhiều vị cũng giàu tới mức nào tôi không biết nhưng mà ít nhất cũng dư ăn, dư mặc, trong room tôi nghĩ có. Vậy chứ bây giờ các vị tìm dùm cái chỗ nào mà các vị có thể an dưỡng tinh thần, sống buông hết để mà tu tập thiền định trong ba tháng, trong một điều kiện tương đối thoải mái về thức ăn, về nhiệt độ, về phòng ốc, về vệ sinh, các vị tìm ra không? Không phải dễ đâu. Nói thì dễ chứ nó khó lắm, chứ bây giờ ở đâu? Ở đây ai mách dùm tôi được không? Mách dùm đi, tôi đã nhiều lần có cái ý tôi tìm cái chỗ mà như vậy đó, ước gì có cái chỗ nào mát mẻ một chút, sạch một chút, rồi ăn uống cũng hơi dễ nuốt một chút, ăn uống đồ Việt Nam, ở đâu có? Cho nên mang thân người là khó, được gặp chánh pháp là khó, học được chánh pháp là khó và cái thứ tư đó là có cái cơ hội, cái điều kiện để sống theo chánh pháp, khó vô cùng. Đấy! Có hiểu như vậy mới được gọi là biết tôn kính học pháp là chỗ đó. Học đây là tam học đó quí vị, khó lắm.

1:43:25

Nói thì nghe đã lắm, họ chống báng mình …, nhưng mà mai này tôi cầu nguyện cho những người đó … đừng có bao giờ đặt chân tới Những phường bất nghĩa xin đừng đến,

Hãy để thềm ta xanh sắc rêu.

(Hãy hãy hãy của Nguyễn Bính)

Thà để rêu nó mọc nhưng mà xin các vị đừng có mà đại giá quan lâm mà làm rối loạn lòng tôi. Cái chỗ đó là cái chỗ mát mẽ, ăn đồ Việt Nam, người ta còn chửi tôi là cái resort. Cái chữ resort là tôi nói để cho các vị hình dung thôi chứ tiền đâu mà làm resort? … Cái chữ resort đây có nghĩa là bà con giác trưa ra ngồi bà con ngồi bà con nhìn thấy nước, thấy sỏi, thấy một tí sen, một tí súng của quê hương trong cái thiền viện đó nên gọi đó là cái resort. Chứ sort gì đó mà sort, một năm tôi về đó tối đa chỉ có ba tháng thôi, đó là thời gian đầu, rồi từ từ tôi mới về nhiều chứ. Chín tháng kia là quí vị ở đó dầm dề chứ đâu phải tôi, mà tôi đâu có chức quyền gì ở đó. Quên, bửa nay tôi cũng nói trước, một cái điều nội qui bằng vàng được khắc bằng máu, nội qui đầu tiên treo ở cổng vào Kalama là tất cả chư tăng vào đây không có nhận tiền bên trong Kalama. Quí vị mà lén lút mà chèn, mà nhét là các vị đang phá hoại, các vị là quỉ phá đàng trai, các vị là ma vương, nha. Cái chỗ đó không phải là cái chỗ để mà ông sư nhận tiền của cư sĩ. Muốn cái gì thì nhận ở chỗ khác, hẹn nhau ở ngoài chợ á, bởi vì cái chỗ đó , nếu mà Kalama là cái chỗ các vị đem bao thơ vào trong đó có nhiều cái bậy lắm. Thứ nhất, những người đặt chân vào đó chưa gì hết họ sẽ có cảm giác rằng mình phải tốn tiền để cúng dường mà mình thì hỏng có tiền. Đó là cái đáng thương nhất, nhiều người họ ngại lắm, ở Mỹ mà quí vị biết có nhiều trường hợp đau lòng lắm, người ta không có tiền cash, họ không có tiền tươi, họ không có tiền mặt, cho nên họ đi chùa họ khổ lắm, có nhiều người họ làm gì họ có? Họ đi làm tiền lương nó chuyển hết vào trong nhà băng của họ, bây giờ mỗi lần đi chùa, mỗi lần đi gặp ông sư họ phải chạy đi nhà băng họ rút tiền hay sao? Tội nghiệp lắm. Nên thứ nhất là vì lòng đại bi đối với người nghèo. Thứ hai, là đối với người có tiền, khi mà họ nghĩ rằng ông sư đang trông đợi mình móc túi cúng cái bao thơ đó, nó mất cái đẹp đi. Các vị mà nhà giàu nghĩ rằng ông sư chắc dòm mình để trông đợi mình cho bao thơ, một suy nghĩ rất là bậy, rất là phạm thượng. Cho nên đối với tên nhà giàu mình ngừa cái suy nghĩ trịch thượng đó. Còn đối với người nhà nghèo thì mình cũng ngừa cái mặc cảm của họ. Cho nên để dàn xếp đẹp nhất là tất cả tăng ni nào có mặt ở trong cái thiền viện không có nhận tiền và các vị cũng làm ơn không có móc tiền tươi, tiền cash mà bỏ bao thơ cúng cho bất cứ tăng ni nào trong đó. Mình phải làm sạch cái chỗ này, thì có như vậy, mình nhìn nhau mình mới trọng nhau được. Trọng hai phía, quí vị nhìn tôi quí vị cũng trọng, tôi nhìn quí vị tôi cũng trọng, trọng qua trọng lại. Còn đằng này tôi nghĩ các vị đang coi thường tôi và tôi cũng ngược lại, tôi cũng nghĩ các vị háo danh, háo cái gì đó các vị mới đem cho tiền tôi, có trường hợp đó nữa, họ không có cho lén mà họ lựa trước đám đông họ cho không hà, háo danh đó.

Cho nên tốt nhất là một cái điều nội qui được viết bằng máu treo trước Kalama là bà con vào đây không có cúng tiền mặt cho bất có tăng ni nào ở đây và tăng ni ở đây cũng không có quyền nhận trong thời gian ở tại đây để tránh mấy cái trường hợp mà người già nghĩ rằng mấy vị tăng ni đang trông đợi mình, còn nhà nghèo thì họ cảm, tội nghiệp. Cho nên tốt nhất là phải như vậy, đó là cái điều nội qui đầu tiên bằng vàng, bằng máu được ghi ở trước Kalama, còn lý do tôi đã giải thích rồi. Khi mà cái chỗ đó là cái chỗ như bao nhiêu nơi khác, cứ gặp là móc tiền ra nó không có đẹp nữa mà cũng dở lắm. Mình có lòng thương quí nhau dễ ẹc hà, quí vị cho tiền điện đi, cho tiền maintenant, tiền bảo trì các điều kiện vận hành hoạt động của thiền viện là các vị đã bở hơi tai rồi. Bây giờ các vị chỉ trả tiền cho người ta chăm sóc vườn, tức là dầu có hành giả về hay không thì vẫn có một số năm ba người Miến Điện thường xuyên vào đó chăm sóc vườn, làm cỏ, tỉa hoa, thay nước, quét dọn. Đó! có ngon thì cúng cái đó, rồi tiền điện, tiền nước, có ngon thì giúp cái đó. Rồi cái hàng rào Kalama thì tôi phải nói rõ bây giờ mình chỉ có khả năng chạy một góc, một cạnh tường. Bốn cạnh tường mà chúng tôi chỉ chạy được có một cạnh là khu dân cư thôi, chứ còn hai cạnh mà giáp rẫy và một cạnh giáp đường chịu thua. Đó! Giờ có ngon nhào vô làm cái đó, chớ đừng có bao giờ tiền đó thì không chịu cho, mai mốt mà gặp tăng ni cứ đè móc ra cho mà trong khi cái chánh, cái lớn thì không chịu làm. Mình bốn ngàn năm văn hiến mình lưu lạc tới bây giờ vẫn còn lưu lạc. Qua mấy lần vượt biên năm 1954, năm 1975 tới bây giờ mà mình vẫn thua dân Do Thái. Dân Do Thái hai ngàn năm lưu lạc mà cái đầu của họ nó đẹp quá đi, có ai biết đất nước Do Thái nó nhỏ như cái móng tay vậy mà nó nằm ở trong top những nước siêu cường. Năm 1973, nếu mà các cường quốc như Anh, Mỹ, Nga mà không có can thiệp thì đã xảy ra cuộc đại chiến nguyên tử trên cái bán đảo Á Rập. Mà lúc đó, các vị biết không, nguyên cái lực lượng Á Rập nó đông như quân Nguyên mà Do Thái nó chỉ như một con kiến giữa một bầy voi mà tại sao nó dám kênh cái đám kia? Nó có bom nguyên tử, năm 1973 mà nó dám rồi đó, dám xử đó, khiếp chưa?

Cho nên mình phải thấy rằng ở đây cái mạnh cái yếu nó nằm ở tinh thần, nằm ở cái khả năng suy tư. Còn mình cứ ăn rồi lèn èn cái ba cái chuyện nhỏ không làm sao mình khôn lớn nổi. Khổ quá, mà ai nói tới nó thù, tôi biết bửa nay lên facebook nó đè ra nó chửi, tôi biết cái kiểu người mình nó như vậy. Hễ nói thiệt nó đè ra nó chửi, một là nịnh, hai là nói xạo, ba là gian trá thì nó khoái, thì nó thờ, nó lạy, nó liếm gót, cái dân mình như vậy.

1:49:25

Rồi tiếp theo là tôn kính thiện ngôn. Ở đây là sovacassatā có nghĩa là dễ dạy. Không phải là tôn kính thiện ngôn mà là dễ dạy. Dễ dạy đây có nghĩa là không phải nhẹ dạ cả tin mà dễ dạy đây có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận cái điều hay lẽ phải mà người khác đã bằng thiện chí hướng dẫn mình, định nghĩa đầy đủ là như vậy. Dễ dạy đây là luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng đón nhận điều hay lẽ phải mà người khác đã dùng thiện chí để chia xẻ, góp ý xây dựng cho mình, cái dó gọi là sovacassatā, nhớ cái đó. Dễ dạy đây là như vậy đó, nhớ nha.

Thì mình nói mình học đạo chớ thật ra cái tánh này khó có lắm quí vị, khó lắm. Bởi vì tôi đã nói một tỷ lần rồi, chúng ta có hai cách nhận thức vấn đề, một là mình nhận thức vấn đề như nó là, tức là nó làm sao mình thấy như vậy. Cách hai là mình nhận thức vấn đề như mình muốn.

Đấy! Cho nên mình tưởng mình học đạo mấy cái thiện pháp này mình có mà, nhưng mà không, cái dễ dạy nó khó lắm là bởi vì người ta nói cái gì mà nó thuận ý mình mình nghe, người ta nói vuốt mình, người ta nói nịnh mình, người ta nói ngọt mình thì mình nghe. Chớ còn người mà nó nói cái gì mà nó hơi chỏi mình, nó nói cái gì mà mình có cảm giác nó đang xúc phạm, nó đang tổn thương, nó đang chọt, nó đang chĩa, đang xỉa, đang xói mình, mình chịu nổi không? Không, chịu không nổi, cho nên không phải là người dễ dạy.

Người dễ dạy đây là gì? Nói cho dễ hiểu, người dễ dạy là một bệnh nhân ngoan ngoãn trước bác sĩ mà mình đã chọn, thì đó gọi là dễ dạy. Dễ dạy đây có nghĩa là tâm trạng của một bệnh nhân ngoan ngoãn trước một bác sĩ mà mình đã chọn, có cái “đã chọn” nữa. Nói như vậy không phải tôi kêu các vị làm con chuột bạch để cho người ta muốn làm gì thì làm, hỏng phải.

Phải lựa chọn đàng hoàng và khi đã xác định, xác minh, tin được thì mình chấp nhận cái đắng cay. Đắng cay nghĩa là nhiều khi họ nói những cái hơi sốc nhưng phải nghe, bởi vì sao? Vì có những sự thật cũng hơi khó nghe, không phải có những mà là hầu hết sự thật là rất khó nghe, vì sao? Vì từ bao nhiêu đời kiếp mình sống toàn là bất thiện không hà.

Cho nên bất cứ cái gì mà nó mang cái nội dung đã phá bất thiện thì nó đều có cái hơi hướng là chĩa chống lại mình hết. Nếu như mình là thằng ăn trộm, bất cứ một lời rao giảng đạo đức xã hội nào đi nữa mình cũng đều cảm thấy nó chĩa vô người tại vì mình là thằng ăn trộm. Khi mà là thằng ăn trộm thì bây giờ mình cứ nghe cái gì mà liên hệ tới giáo dục, đạo đức, tôn giáo, tâm linh gì đó mình đều nhột dữ lắm. Còn nếu mình không phải là thằng ăn trộm, mình là một người ngon lành, sạch sẽ, đạo đức thì họ càng nói về đạo đức mình càng sướng vì mình nghĩ rằng họ đang vinh danh mình, nha.

Cho nên để trở thành người dễ dạy thì bản thân anh phải có một cái nội hàm như thế nào anh mới có thể dễ dạy được. Một cái cơ thể ok thì nó mới có thể tiếp nhận được thuốc bổ, tiếp nhận được tất cả các liệu pháp, liệu trình. Biết tôi nói trong room có hiểu không ta? Các vị có nghe kịp không?

Một cơ thể ok thì nó mới có cái khả năng gọi là dễ dàng đón nhận mọi liệu pháp, mọi liệu trình thuốc men. Còn cái cơ thể mà trục trặc là sao? Phản ứng thuốc, đưa cái gì vô cũng sốc, đưa cái gì vô cũng phản ứng, đưa cái gì vô miệng ăn nó cũng ói ra là vô phương. Còn một cơ thể khỏe mạnh là sao ta? Thứ nhất là nó không có nhiều vấn đề. Thứ hai, vấn đề nào cũng được giải quyết rốt ráo, rất là đơn giản. Một là không có vấn đề, hai là nó giải quyết vấn đề rất là đơn giản, là vì sao? Vì nó có khả năng tiếp nhận tất cả các giải pháp một cách rất là đơn giản, dễ dạy là có khả năng tiếp nhận tất cả các giải pháp cho vấn đề của mình. Tôi e rằng không có vị nào có cái định nghĩa quái đản như vậy hết, nhưng mà tôi định nghĩa vậy các vị hiểu không ta? Các vị có hiểu cái này không?

Dễ dạy là có khả năng tiếp nhận các giải pháp cho vấn đề của mình, tôi e rằng đây là một định nghĩa mà đáng để học thuộc lòng, chứ còn nói lơ mơ thành ra là dễ dụ khị thì hỏng được. Dễ dạy không phải là dễ dụ khị mà là khả năng tiếp nhận các giải pháp cho vấn đề của mình.

Đấy! Thí dụ như bây giờ mình ra ngoài nha sĩ họ nói cái răng này phải nhổ là mình nghe nói nhổ là mình đã sốc rồi nhưng mà phải chấp nhận. Và cái thứ hai, muốn nhổ là phải chích thuốc tê, mà chích thuốc tê là phải bị đau. Tất cả cái đó là mình thấy chỉ cần là mình xét thấy hợp lý, nó là chuyện phải làm, nên làm thì “bùm” làm liền. Cho nên là ở đây bà con nhớ vậy đó.

1:54:07

Cuối cùng là tôn kính bằng hữu. Đây, bằng hữu đây là quan trọng. Khi mà anh có lòng tôn kính Phật, Pháp, Tăng như là tôi đã giải thích, có nghĩa là anh phải có một cái nội hàm như thế nào đó anh phải hiểu và anh phải hành lời Phật như thế nào đó thì lúc bấy giờ anh mới có cơ hội thấy Phật, Pháp, Tăng là một khối, tin tôi đi.

Tôi nói một lần nữa nha, có học pháp và hành pháp đến mức độ nào đó thì anh sẽ thấy Phật, Pháp, Tăng là một khối. Mà nếu là một khối thì dầu đó là cái vai của bức tượng hay là đầu gối của bức tượng hay là bàn chân của bức tượng hay là cái đỉnh tóc của bức tượng đều đáng kính hết, là vì sao? Vì tất cả những bộ phận ấy đều là một phần trên một khối thống nhất, trong room có hiểu cái đó không ta?

Khi mà mình hiểu mái tóc, bờ vai, bàn tay và gót chân là một phần của bức tượng thì tự nhiên cái phần nào mình cũng quì lạy được hết á, nha.

Thì ở đây cũng vậy khi mà mình thấy Phật, Pháp, Tăng là một khối thống nhất thì tự nhiên kính Phật, kính Pháp và kính Tăng. Tăng ở đây tôi nhắc lại là những bậc Thánh, nha. Nhiều người họ có cái ngu vầy, thứ nhất họ không chịu nghiên cứu kinh điển họ không biết cái định nghĩa Tăng ở đây là Thánh bắt tôi phải nhét cái phàm Tăng vô, đó là cái bậy thứ nhất. Cái bậy thứ hai, trong kinh rất cẩn thận khi mà định nghĩa Tăng phải là Thánh dầu là người có tóc vẫn được gọi là Tăng.

Khi mà Tăng được định nghĩa như vậy đó thì niềm tin của mình đối với Tăng đời đời bất diệt, “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng niềm tin ấy không bao giờ thay đổi”, là vì sao? Vì bậc thánh không có hai mặt. Còn nhét phàm tăng vô thì dĩ nhiên ok, trong tạng luật, trong tạng kinh thì chữ Tăng là chỉ cho các tỳ kheo, đúng, nhưng mà Tăng nói ở Tăng bản thể, Tăng rốt ráo là chỉ tính Thánh nhân, là vì sao?

Vì một vị Tăng phàm phu có thể hoàn tục, vị Tăng phàm phu có thể lên cơn điên loạn và tự phủ nhận cái giá trị bản thân, vị Tăng phàm phu có thể mất sạch mọi thứ khi mà từ trần, khi bị tâm thần hoặc bản thân người ấy tự ý gọi là phá nát mọi thứ. Nhưng mà riêng một vị Thánh Tu đà hườn không thể nào mắc vào một trong ba trường hợp đó, vị Thánh Tu đà hườn dầu có chết cũng không có mất sạch, vị Thánh Tu đà hườn không có thể bị tâm thần, vị Thánh Tu đà hườn không có tự mình phá hủy những gì, những pháp hạnh nào mà mình đã có, nhớ nha.

Người phàm có à, người phàm đổi đạo, người phàm nổi điên, người phàm mê gái, người phàm mê tiền, người phàm mê danh có thể hủy sạch giới luật, phá tang hoang hết. Có, người phàm có, hoặc là người phàm chết rồi làm con heo, con chó là xong, người phàm bị tâm thần, xong. Nhưng riêng bậc Thánh không có ba vụ này, vị Thánh chết rồi không phải là mất sạch, thứ hai bậc Thánh không có bị tâm thần, thứ ba bậc Thánh không có cái vụ tự mình phá hủy những cái mình có.

Chính vì hiểu được Phật, Pháp, Tăng là một khối cho nên mới có cái thứ sáu đó là vị tỳ kheo nói riêng và người tu Phật nói chung rất trân quí thầy bạn, cái thứ sáu trân quí đồng phạm hạnh đó. Tại sao vậy? Bởi vì khi tôn trọng kính Phật, Pháp, Tăng thì mình cũng phải hiểu rằng đồng phạm hạnh chính là những người mà đại diện cho Phật, Pháp, Tăng trong chỗ này, trong thời điểm này, nghe kịp không?

Khi mà mình có lòng quí Phật, quí Pháp, quí Tăng thì mình gặp ai mà có cái dấu hiệu tu học là mình quí vô cùng vì mình đã thấy ở đó có bóng dáng lấp lánh ánh sáng lung linh của châu báu, mình thấy ở họ là một vũng nước phản chiếu ánh trăng, mình có thể mình quì mình lạy được nếu mình yêu trăng.

Đấy! Trong khi đó nếu Phật Pháp hiểu không tới nơi thì Phật mình kính không nổi, Tăng mình kính không nổi, và nếu Tam bảo mình kính không nổi thì tam học mình kính không nổi. Mà nếu tam học mình kính không nổi thì khả năng tiếp nhận của mình ở đâu mà có? Và khi anh không có khả năng tiếp nhận thì sao ta? Anh coi thầy bạn như rác vậy đó, anh hiểu không? Khi mà anh không có những cái đó thì anh coi thầy bạn như rác mà trong khi đó nếu mà anh có một nội hàm tu dưỡng ngon lành, anh có một kiến giải Phật học ngon lành, anh có cái lòng kính tin Tam bảo ngon lành thì tự nhiên anh sẽ rất tôn quí thầy bạn, anh thấy thầy bạn là những vũng nước phản chiếu ánh trăng.

Thầy bạn là những tấm gương mà xuyên qua đó, thông qua đó anh thấy cái bóng dáng của Chư Phật, của Chư Thánh ba đời mười phương, anh thấy trong đó cái bóng dáng của đạo giải thoát, của con đường giác ngộ, anh thấy ở đó một điểm tựa cho mình khi cần thiết, những khi mình sa cơ yếu lòng nha.

Hẹn gặp lại bà con ngày chủ nhật. Chúc bà con một ngày vui.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng trên Youtube năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app