An Tịnh Thù Thắng Đạo: Pháp Thoại Xv- Những Từ Ngữ Trí Tuệ Luôn Được Thuyết Giảng Do Bởi Ngài Đại Trưởng Lão Webu

DISCOURSE XV: WORDS OF WISDOM ALWAYS SPOKEN BY VENERABLE WEBU SAYADAW – PHÁP THOẠI XV: NHỮNG TỪ NGỮ TRÍ TUỆ LUÔN ĐƯỢC THUYẾT GIẢNG DO BỞI NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO WEBU

After you taken the vow of Sìla (Morality), fulfil it. Once you have fulfilled it, all your wishes will be fulfilled. It will bring happiness to you now and also in the future. There is nothing besides the words of the Buddha that will bring peace and happiness to one in the present existence as well as in future lives in Samsàra. The words of the Buddha are embodied in the Tipitaka, the three baskets of knowledge. The Tipitaka is voluminous, so we must take the essence of it. The essence of the Tipitaka is the Thirty – Seven Factors of the Bodhi – pakkhiya – dhammà (The Requisites of Awakening). The essence of the Bodhi – pakkhiya – dhammà is the Noble Eightfold Path. The essence of the Noble Eightfold Path is the three Sikkhas (trainings), and the essence of the three Sikkhas is Eko Dhammo or the One and Only Dhamma.

The three Sikkhas are: Adhisìla (higher morality), Adhicitta (higher mentality), and Adhipannà (higher wisdom).

When one is mindful of Rùpa and Nàma (mind and matter), there will be no physical and mental violence. This is called Adhisìla (higher morality).

When Adhisìla develops, the mind becomes concentrated and tranquil. This is called Adhicitta (higher mentality, higher concentration).

When Adhicitta (concentration [Samàdhi]) develops, one gains insight into the real nature of Rùpa and Nàma. In a flash of lightning, Nàma – Rùpa undergoes incessant change billions of times. This ever – changing process is beyond the control of any Deva or Brahmà. One who knows by insight the process of becoming and cessation achieves Adhipannà (higher wisdom).

The most obvious thing to one and all is the breathing process. The nose is a prominent part of the body. The out – breath and the in – breath are always touching the nostrils.

The nostrils are the sensitive part of the nose which the out – breaths and  the in – breaths touch as they come out or go in. In other words, the wind element or element of motion comes into contact with the nostrils, producing a sensation. Both the wind element and the nostrils are Rùpa, and it is Nàma that knows the contact or sensation. Ask no one what Rùpa and Nàma are. Be mindful of the nostrils. One knows the sensation of breathing in. One knows the sensation of breathing out. Keep on knowing the in – breath and the out – breath and there will be no chance for Lobha, Dosa, and Moha (greed, hatred, and ignorance) to arise. The fires of Lobha, Dosa, and Moha remain extinguished and the result is calm and peace of mind.

One cannot know the sensation before contact is made. One can no longer know the sensation when the contact has disappeared. One must take notice of the actual contact. This is called the immediate present.

Be mindful of the present continuously. If you can keep on knowing the present for twenty – four hours at a stretch, the good results will be evident. If you cannot be mindful of what is taking place at every moment continuously, you will fail to notice what happens in a flash of lightning and find yourself on the debit side. If you are mindful of the contact of the breath on the nostrils, you will realize that there is only Rùpa and Nàma. Besides Rùpa and Nàma, there is no such thing as I, he, or you; there is no self, no man, no woman. You will know for yourself that the Buddha’s Teaching is the truth, only the truth, nothing but the truth. You will not need to ask anyone about it. Awareness of the contact between the wind element and the tip of the nose produces there and then the knowledge that there is no such things as Attà: ego or soul.

At these moments of awareness, one’s Nàna (Comprehension or Insight) is clear. That is called Sammàditthi: Right Understanding or Right View. There is nothing else besides Nàma and Rùpa. This is called Nàma Rùpa Pariccheda Nàna, Analytical Knowledge of Mind and Body.

The continuous practise of this contemplation eliminates the notion of Attà or Self, and produces a clear vision or knowledge. This benefit is the result of momentary contemplation. Do not think it is not much. Do not think that nothing is known, that no benefit accrues during meditation. Such benefits can be gained only during the Buddha Sàsana. While meditating, forget about food and other necessities. Strive with diligence for progress in gaining the insight that will end in the realization of knowledge of the path (Magga Nàna), knowledge of the fruition state (Phala Nàna), and Nibbàna.

Sau khi các con đã phát nguyện tuân thủ về Giới Luật (Đạo Đức), hãy hoàn thành viên mãn nó. Một khi các con đã hoàn thành viên mãn nó, thì tất cả các điều mong ước của các con sẽ được hoàn thành viên mãn. Nó sẽ mang lại niềm hạnh phúc đến cho các con ngay bây giờ và cũng như là trong thời vị lai.

Không có điều chi ngoài ra những huấn từ của Đức Phật mà sẽ mang lại điều an lành và niềm hạnh phúc đến cho người ta trong kiếp sống hiện tại cũng như là trong những kiếp sống vị lai ở trong Vòng Luân Hồi. Những huấn từ của Đức  Phật đã được hiện thân ở trong Tam Tạng, ba giỏ của kiến thức. Tam Tạng thì có khối lượng lớn, vì vậy chúng ta cần phải nắm bắt tinh hoa của nó. Tinh hoa của Tam Tạng là Ba Mươi Bảy Yếu Tố của Những Pháp Giác Chi Phần (Những Yếu Tố Cần Thiết cho Sự Giác Ngộ). Tinh hoa của Những Pháp Giác Chi Phần là Bát Thánh Đạo. Tinh hoa của Bát Thánh Đạo là ba Điều Học (những huấn dụ), và tinh hoa của ba Điều Học Nhất Chi Pháp hay là Pháp Một Chi và Chỉ Có Một.

Ba Điều Học là: Giới Chí Thượng (đức hạnh cao quý), Tâm Chí Thượng (tâm linh cao thượng), và Tuệ Chí Thượng (trí tuệ cao minh).

Khi một người chú niệm vào Sắc Danh (tâm thức và thể chất), thì sẽ không có bị sự bạo lực thể chất và tinh thần. Điều nầy được gọi là Giới Chí Thượng (đức hạnh cao quý).

Khi Giới Chí Thượng phát triển, tâm thức trở nên được tập trung và an tịnh.

Điều nầy được gọi là Tâm Chí Thượng (tâm linh cao thượng, định thức cao độ).

Khi Tâm Chí Thượng (sự định thức [Định]) phát triển, người ta đạt được tuệ tri vào trong thực tính của Sắc Danh. Trong một tia chớp của ánh sáng, Danh – Sắc trải qua liên tục hàng tỷ lần sự thay đổi.  Quá trình luôn thay đổi nầy  là ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ một Chư Thiên và Phạm Thiên. Một người mà nhận thức được bởi tuệ tri quá trình của sự trở thành và sự đình chỉ thì đạt được Tuệ Chí Thượng (trí tuệ cao minh).

Điều cụ thể hơn hết cho một người và cho tất cả là quá trình của hơi thở.

Mũi là một phần đáng chú ý của cơ thể. Hơi thở vô và hơi thở ra thì thường luôn xúc chạm những lỗ mũi.

Các lỗ mũi là phần nhậy cảm của mũi mà các hơi thở vô và các hơi thở ra xúc chạm trong khi chúng ra khỏi hay là đi vào. Nói cách khác, yếu tố gió (Phong Đại Hiển) hay là yếu tố của sự chuyển động đi vào tiếp xúc với những lỗ mũi, tạo ra một cảm giác. Cả hai, yếu tố gió và các lỗ mũi là Sắc, và phần Danh là nhận thức sự tiếp chạm hay là sự cảm giác. Không cần phải vấn hỏi một ai về những điều chi là Sắc Danh cả. Phải chú niệm vào các lỗ mũi. Người ta nhận thức được sự cảm giác của hơi thở vô. Người ta nhận thức được sự cảm giác của hơi  thở ra. Duy trì sự nhận thức vào hơi thở vô và hơi thở ra và sẽ không có cơ hội cho Tham, Sân Si (sự tham lam, lòng căm thù, và sự không hiểu biết) khởi sinh. Những ngọn lửa của Tham, Sân, Si cứ mãi được dập tắt và kết quả là sự an tịnh và điều an lành của tâm thức.

Người ta không thể nào nhận thức được sự cảm giác trước khi sự tiếp chạm đã được thực hiện. Người ta có thể không nhận thức được sự cảm giác kéo dài được bao lâu khi sự tiếp xúc đã bị biến mất.  Người ta cần phải chú tâm để ý đến  sự tiếp xúc hiện thực. Điều nầy được gọi là trực giác ngay thời hiện tại.

Phải chú niệm vào thời hiện tại một cách liên tục. Nếu như các con có thể duy trì sự nhận thức vào thời hiện tại liền một mạch trọn hai mươi bốn giờ đồng hồ, thì những kết quả tốt đẹp sẽ là hiển nhiên. Nếu như các con không thể nào chú niệm vào những gì đang diễn ra ở từng mọi khoảnh khắc một cách liên tục, thì các con sẽ không nhận thấy được những gì đang xẩy ra trong một tia chớp của ánh sáng và tìm thấy chính mình ở phần thiếu hụt.

Nếu như các con chú niệm vào sự tiếp xúc của hơi thở ở ngay những lỗ mũi, các con sẽ liễu tri được rằng đó chỉ là Sắc Danh. Bên cạnh Sắc Danh, không có điều như thực là Tôi, anh ấy, hay là bạn; không có tự ngã, không người nam, không người nữ. Tự bản thân các con sẽ nhận thức được rằng Giáo Lý của Đức Phật quả là đúng thực, chỉ là sự thực, không có gì ngoài ra sự thực. Các con sẽ không cần phải vấn hỏi bất cứ một ai về vấn đề đó. Tỉnh giác vào sự tiếp xúc giữa yếu tố gió và ở đầu mũi tạo ra thì ngay lập tức tri thức biết được rằng không có điều như thực là Thực Ngã: bản ngã hay là linh hồn.

Vào những khoảnh khắc của sự tỉnh giác, Trí Tuệ của người ta (sự liễu tri hay là tuệ giác) thì được rõ ràng. Điều đó được gọi là Chánh Kiến: Chánh Tri  Kiến hay là sự thấy đúng đắn. Không có điều nào khác ngoài ra Danh Sắc.  Điều nầy được gọi là Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, Tri Thức Phân Tích về Tâm Thức và Thể Xác.

Việc tu tập liên tục của sự thẩm sát nầy loại trừ được quan niệm về Thực Ngã hay là tự ngã, và làm nẩy sinh ra một cái nhìn rõ ràng hay là tri kiến thanh tịnh. Niềm phúc lợi nầy là kết quả của sự thẩm sát nhất thời.  Đừng có nghĩ rằng  nó là chẳng đáng bao nhiêu. Đừng có nghĩ rằng là chẳng có biết chi cả, rằng chẳng có tích lũy sự phúc lợi trong quá trình thiền định.  Duy nhất những phúc lợi như  thế là chỉ có ở trong Phật Giáo mới có thể có được. Trong khi đang thiền định, hãy quên đi về thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác. Hãy phấn đấu với sự tinh cần cho sự tiến hóa trong việc thành đạt tuệ giác để mà sẽ được kết thúc trong sự liễu tri về Đạo Tuệ (Liễu tri về Đạo), Quả Tuệ (Liễu tri về Thành Quả), và Níp Bàn.

 

Một số videos về Ngài Webu Sayadaw

 

Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo

5Antinhthuthangdao

 


Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app