Nội Dung Chính
DISCOURSE III KEEP YOUR MIND ON THE SPOT – PHÁP THOẠI III: HÃY GIỮ TÂM CỦA MÌNH VÀO ĐIỂM CHẠM
Webu Sayadaw: You have undertaken to keep sìla. Having taken up the training in sìla, practise it to the utmost. Only if you really practise morality will the aspirations you treasure in your heart be fulfilled completely.
Once you are established in moral conduct, the skilful actions you undertake will result in the fulfillment of your noble aspirations. You believe in the benefits accruing to you from giving charity, and you respect the receiver of your gift. So, straighten your mind and give to the Dhamma which has no peer. Prepare your donations yourselves and prepare them well, without employing others for the purpose.
Giving your gift, you ought to aspire to awakening by saying: “I desire to attain Nibbàna” (Idam me punnam nibbànassa paccayo hotu). The noble ones who attained Nibbàna according to their aspirations are so numerous that they cannot be counted in numbers.
Đại Trưởng Lão Webu: Các con đã đang đảm trách thọ trì Giới Luật. Hãy tiếp tục huân tập trong Giới Luật, hãy trau giồi giới luật đến mức cùng tột. Chỉ khi nào các con thực sự trau giồi giới đức thì những sở nguyện cầu mà các con ấp ủ ở trong lòng sẽ được hoàn thành viên mãn một cách trọn vẹn.
Một khi các con đã an trú trong phẩm hạnh đạo đức, những hành động khôn khéo mà các con đảm trách sẽ cho kết quả trong việc hoàn thành viên mãn các nguyện vọng thánh thiện của mình. Các con có niềm tin trong những phúc lợi đang gia bội đến các con từ các việc xả thí thiện, và các con tôn trọng người thọ thí các tặng phẩm của mình. Như thế, hãy uốn nắn tâm thức của các con và truyền bá Giáo Pháp mà chẳng có bạn đồng hành. Hãy tự mình chuẩn bị các việc xả thí và chuẩn bị chúng một cách tốt đẹp, chẳng cậy nhờ một ai khác cho mục đích nầy.
Trong khi xả thí tặng phẩm của mình, các con nên phát nguyện trong sự tĩnh giác với lời nói rằng “Con ước nguyện thành đạt Níp Bàn” (Do quả phước báu hiện tại nầy xin làm duyên cho con đạt Níp Bàn). Các bậc Thánh nhân mà đã được thành đạt Níp Bàn là do nương vào vô số lượng lời phát nguyện mà các Ngài không thể nào đếm thành những con số.
The reality one realizes and knows for oneself after penetrating the Four Noble Truths is called bodhi. There are different types of bodhi: sammàsambodhi (the supreme self awakening of a Teaching Buddha), pacceka – bodhi (the self – awakening of a non – teaching Buddha), and sàvaka – bodhi (the awakening of a disciple of a Teaching Buddha). The sàvaka – bodhi is divided into three levels: agga – sàvaka – bodhi (attained by the two Chief – disciples), mahà – sàvaka – bodhi (attained by the eighty Leading Disciples) and pakati – sàvaka – bodhi (attained by all other Arahats). All of us have to aspire to Nibbàna, the highest blessing. Why can you bring your aspirations to Nibbàna to fulfillment now ? Because the time is right, your form of existence (*) is right, and because of the fact that all virtuous people who put forth effort can fulfil their aspirations.
[(*): The Dhamma, the Buddhas Teachings, can be practiced only in some of the thirty – one planes of existence. In the ones below the human plane, beings in the hells suffer too intensely to be able to practise the Teachings (even morality), those in the animal world do not possess the intelligence required to understand the Teachings, while in some of the highest Brahmà planes it is impossible to have contact with the lower planes and therefore it is impossible to receive the teachings. Buddhas always arise in the human plane.]
Sự thực là, một người tự nhận thức và tự liễu tri cho chính mình sau việc thấu triệt Tứ Thánh Đế được gọi là Giác Ngộ. Có nhiều thể loại sai biệt về Giác Ngộ: Chánh Đẳng Giác (sự tự giác ngộ tối thượng của một vị Phật đi giảng dạy), Độc Giác (sự tự giác ngộ của một vị Phật không đi giảng dạy), và Thinh Văn Giác (sự giác ngộ của một môn đệ của một vị Phật đi giảng dạy). Thinh Văn Giác được chia ra làm ba cấp bậc: Chí Thượng Thinh Văn (thành đạt do bởi hai vị Đệ Tử Trưởng), Đại Thinh Văn Giác (thành đạt do bởi tám mươi Đệ Tử Hàng Đầu), và Thinh Văn Giác Thông Thường (thành đạt do bởi tất cả bậc Vô Sinh khác). Tất cả chúng ta phải ước nguyện đến Níp Bàn, điều phúc lành tối thượng. Lý do tại sao ngay lúc nầy các con có thể hoàn thành viên mãn đạt được các sở nguyện cầu đến Níp Bàn ? Vì lẽ thời gian là thích hợp, hình tướng của chúng hữu sinh (*) của các con là thích hợp, và vì thực tế là, tất cả các bậc đạo đức là người gắng sức nỗ lực để có thể hoàn thành viên mãn những sở nguyện cầu.
[(*): Giáo Pháp, Giáo Lý của Đức Phật, chỉ có thể thực hành trong một số cõi của ba mươi mốt cõi của chúng sanh. Trong các cõi ở phía dưới cõi Nhân Loại, những chúng sanh ở trong địa ngục thọ hình khổ đau một cách mãnh liệt, cũng có thể thực hành Giáo Lý (ngay cả đạo đức), các chúng sanh ở trong cõi động vật không sở hữu đủ trí thông minh cần phải có để liễu tri được Giáo Lý, trong khi có một số cõi Phạm Thiên không có thể tiếp xúc với các cõi giới thấp kém, và do đó, không có thể tiếp nhận Giáo Lý. Chư Phật thường luôn xuất hiện ở trong cõi nhân loại.]
The right time is the time when a Buddha arises and the time during which his Teachings are available. All those who are born in the human plane or in a celestial plane are said to have the right birth. Now you have to fulfil your aspirations through your effort.
Look to it that you bring your work to a conclusion in the way so many before you have done. Once they reached their goal they were truly happy not only for a short time, or for one lifetime, but for all the remaining lives (#).
[(#): Ariyas, people who have experienced Nibbàna, have only a limited number of lives to live until they reach the end of all suffering. (See, Introduction, Pàli terms.]
Thời gian thích hợp là thời gian khi một vị Phật xuất hiện và thời gian khi mà Giáo Lý của Ngài đang còn hiệu lực. Tất cả chúng sinh được sinh ra ở trong cõi nhân loại hoặc ở trong cõi Chư Thiên được cho là sanh hợp thời. Bây giờ, các con phải hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu thông qua sự nỗ lực của mình.
Nhìn vào sự việc đó mà các con đem việc tu tập của mình đi đến một sự kết luận theo rất nhiều phương hướng trước khi các con được thực hiện. Một khi người ta đã đạt tới mục tiêu của mình, thì người ta thực sự hạnh phúc không chỉ trong một thời gian ngắn, hoặc chỉ cho một đời người, mà cho tất cả những kiếp sống còn lại (#).
[(#): Chư Thánh nhân, là các bậc đã trải qua kinh nghiệm Níp Bàn, chỉ còn có một số giới hạn của cuộc sống để sống cho tới khi họ đạt đến sự chấm dứt tất cả sự khổ đau. (Xin xem, Lời giới thiệu, Pàli thuật ngữ.)]
Now that you do have this aspiration for Nibbàna, do not think that you can’t attain to such happiness or, that you can’t fulfil such a high aspiration. Establish energy and effort to such a degree that they are sufficiently strong for you to reach the goal. If you do so, you will beyond all doubt realize your aspiration at the right time.
What will you know once you have done the work that has to be done ? At the time of the Buddha, Men, Devas and Brahmàs went to him to pay their respects. But no human being, Deva or Brahmà was satisfied just by being in the presence of the Buddha and by paying homage to him. So, the Buddha out of compassion wanted to teach them what he had discovered and understood for himself. This communicating of his knowledge we call preaching. When the Buddha preached, in one split second many men, devas and Brahmàs attained what they had been aspiring to.
Vào lúc nầy, các con có sở nguyện cầu về Níp Bàn nầy đây, đừng nghĩ rằng các con không đạt được hạnh phúc như thế, hoặc là các con không thể nào hoàn thành viên mãn một sở nguyện cầu cao xa như thế. Hãy thiết lập nghị lực và sự tinh cần đến một mức độ mà nó có đủ năng lực mạnh mẽ để cho các con đạt đến mục tiêu. Nếu các con làm được như thế, các con sẽ vượt qua mọi sự nghi ngại để thực hiện sở nguyện cầu vào đúng thời điểm.
Điều chi các con sẽ được biết một khi các con đã hoàn thành công việc mà đã được thực hiện ? Vào thời gian của Đức Phật, Nhân Loại, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã đi đến với Ngài để bầy tỏ lòng tôn kính của mình. Tuy nhiên không có người nào, Chư Thiên hoặc Phạm Thiên đã được hài lòng chỉ qua sự hiện diện của Đức Phật và qua việc tôn kính đến với Ngài. Như thế, Đức Phật vì lòng
bi mẫn muốn dạy cho chúng sanh điều mà chính tự Ngài đã tìm ra và đã tự liễu tri cho chính mình. Việc truyền đạt kiến thức của Ngài, chúng ta gọi là việc thuyết giảng. Khi Đức Phật đã thuyết giảng, trong một khoảng giây khắc, có rất nhiều con người, Chư Thiên và Chư Phạm Thiên đã thành đạt được điều mà họ đã đang có ước nguyện đến.
Knowing that this is the right time and the right form of existence, we should establish awareness as the wise people did before us and thus we can experience the fulfillment of our aspirations.
What are the Teachings of the Buddha ? The monks and the wise people have passed on the Teachings of the Buddha to you out of great compassion. Every time you were instructed, you understood some of it, according to your capability to understand. You know that the Teachings are enshrined in the Tipitaka, the Three Baskets. You know: “This is from the Suttanta – Pitaka. This is from the Vinaya – Pitaka. This is from the Abhidhamma – Pitaka.” All of you know a lot about the Teachings.
The holy scriptures are very extensive. Even though the wise read, and teach these scriptures without interruption, they are too extensive for one person to study and understand them completely. It is impossible for one person to master the whole of the scriptures because these contain all the Teachings of Buddha. They are complete, wanting in nothing. They represent what the Buddha has penetrated and understood for himself. The Teachings contained in the three Pitaka are the only way of escape from suffering, and the monks, having understood this for themselves, out of determination and not to let your mind wander, you said it did stay with the breath, didn’t you ?
Disciple: No sir, this is impossible.
Nên hiểu biết rằng đây là thời gian thích hợp và hình tướng thích hợp của kiếp hữu sinh, chúng ta hãy nên thiết lập sự tỉnh giác như các bậc trí tuệ đã làm trước chúng ta, và như thế, chúng ta có thể trải nghiệm việc hoàn thành viên mãn các sở nguyện cầu.
Giáo Lý của Đức Phật là chi ? Vì lòng đại bi, những vị tu sĩ và các bậc trí tuệ đã lưu truyền Giáo Lý của Đức Phật cho đến các con. Mỗi khi các con đã được hướng dẫn, các con được hiểu biết thêm một ít về Giáo Lý, tùy thuận theo khả năng hiểu biết của mình. Các con biết rằng Giáo Lý đã được lưu trữ ở trong Ba Giỏ Tam Tạng. Các con biết rằng: “Đây là từ nơi Tạng Kinh. Đây là từ nơi Tạng Luật. Đây là từ nơi Tạng Vô Tỷ Pháp.” Tất cả các con hiểu biết rất nhiều về Giáo Lý.
Thánh điển quả là thậm đại. Cho dù là bậc trí tuệ đọc, nghiên cứu và giảng dạy các kinh điển nầy không có sự gián đoạn, kinh điển quả là thậm đại cho một người nghiên cứu và hiểu biết được chúng một cách trọn vẹn. Không thể nào có một người thông thạo toàn bộ kinh điển, vì lẽ chúng chứa đựng tất cả Giáo Lý của Đức Phật. Chúng quả là toàn hảo và chẳng có chi là vô ích. Chúng tiêu biểu cho điều mà Đức Phật đã tự thấu triệt và tự liễu tri cho chính mình. Giáo Lý đã được chứa đựng ở trong Tam Tạng, là con đường duy nhất để thoát khỏi sự khổ đau, và các vị tu sĩ, đã tự bản thân liễu tri được điều nầy, với lòng bi mẫn đã chỉ vẽ điều nầy cho chúng ta không biết bao nhiêu lần. Tuy nhiên có thể nào bậc trí tuệ trình bầy chi tiết hết tất cả các kinh điển thiêng liêng đến với các con, cho đến nỗi không bỏ sót một khía cạnh nào ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, không thể nào có điều nầy.
Sayadaw: How long would it take to expound all the Teachings of the Noble Ones ? How many days would you have to sit and talk in order to cover all the Teachings of the Noble Ones that are remembered ?
The purpose of all these Teachings is to show the path to the end of suffering. You know quite enough of the Teachings of Buddha. In all these manifold aspects of the Teachings you have to take up one and study it with perseverance. If you focus your mind on one single object as the wise of old did, does it not stay with that object ?
D: It does, sir.
S: Các bậc Thánh Nhân sẽ phải mất bao nhiêu lâu để trình bầy chi tiết tất cả Giáo Lý ? Phải mất bao nhiêu ngày các con sẽ ngồi và nói chuyện để trang trải tất cả Giáo Lý mà các bậc Thánh Nhân đã có được ghi nhớ ?
Mục đích của tất cả Giáo Lý nầy đây, là để hiển thị con đường dẫn đến chấm dứt sự khổ đau. Các con hiểu biết khá đầy đủ về Giáo Lý của Đức Phật. Trong tất cả các khía cạnh đa dạng của Giáo Lý, các con phải nắm bắt lấy một Pháp và tu học nó với sự kiên trì. Nếu các con tập trung tâm thức của mình vào một đối tượng duy nhất như các bậc trí tuệ của thời cổ xưa đã làm, thì nó không có an trú vào đối tượng đó phải không ?
D: Nó an trú, kính bạch Ngài.
S: So, select one instruction for meditation out of the many different ones the Buddha gave, and work with it, being aware always. Work with as much effort and determination as the disciples of the Buddha did in the past. If you focus your mind on one object, it will give up its habit of wandering off to objects it desires. When you are thus capable of keeping your mind on one single object, can there still be greed which is the cause of unhappiness ?
D: When the mind is stable, there is no greed, sir.
S: Is there aversion ?
D: No, sir.
S: If there is no liking, disliking, and delusion, can there be fear, worry, and agitation ?
D: No, sir.
S: If there is no fear, worry, and agitation, will you be happy or unhappy ?
D: There will be happiness, sir.
S: If you choose an object of meditation given by the Buddha and practise with strong effort, will the Viriya – Iddhipàda factor (*) hesitate to arise in you ?
D: It will not fail to come, sir.
[(*): Iddhipàda: The root or basis of attaining completion or perfection. Viriya (Effort): A person with viriya is infused with the thought that the aim can be attained by energy and effort. He is not discouraged even though it is said to him that he must undergo great hardships. He is not discouraged even though he actually has to undergo great hardships. He is not discouraged even though it is said to him that he must put forth effort for many days, months and years. He is not discouraged even though he actually has to put forth effort for such long periods. (Ledi Sayadaw, The Manuals of Buddhism, pp. 190f.).]
S: As soon as you establish yourselves in effort, the Viriya – Iddhipàda factor will arise. But we are good at talking about the Teachings. Let us instead put forth effort right away. The Viriya – Iddhipàda factor will arise immediately. This is called Akàliko, the immediate result that arises here and now. It doesn’t arise because we think or know about it, but only because of practice. So then, focus your entire attention at the spot below the nose above the upper lip. Feel your in – breath and your out – breath, and feel how it touches at the spot below the nose and above the upper lip.
I think you had your mind’s attention focused on the spot even before I finished giving the instructions ?
D: I don’t think all were able to do that, sir.
S: Vì vậy, hãy chọn lấy một sự huấn thị về thiền định được rút ra từ rất nhiều Pháp môn khác biệt nhau mà Đức Phật đã chỉ dạy, và hãy thường luôn tu tập với nó một cách tỉnh giác. Hãy tu tập với nhiều nỗ lực và sự quyết tâm như các môn đệ của Đức Phật đã làm trong thời quá khứ. Nếu các con tập trung tâm thức của mình trên một đối tượng, thì nó sẽ từ bỏ được thói quen của nó đi lang thang đến các đối tượng mà nó ưa thích. Khi các con có khả năng giữ được tâm thức của mình trên một đối tượng như thế, thì có thể nào vẫn còn có tham là nguyên nhân của sự bất hạnh ?
D: Khi tâm thức được ổn định, thì không có tham, kính bạch Ngài.
S: Có sự ác cảm không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Có thể bị si mê không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Nếu không có sự ưa thích, sự ghét bỏ, và sự si mê, có thể có sự sợ hãi, sự lo lắng và sự kích động không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Nếu không có sự sợ hãi, sự lo lắng và sự kích động, các con sẽ được hạnh phúc hay là bất hạnh ?
D: Thì sẽ được hạnh phúc, kính bạch Ngài.
S: Nếu các con đã chọn được một đối tượng của thiền định mà Đức Phật đã trao truyền và thực hành với sự nỗ lực mãnh liệt, thì yếu tố Cần Như Ý Túc (*) sẽ bất định khởi sinh đến các con ?
D: Nhất định nó sẽ đến, kính bạch Ngài.
[(*): Như Ý Túc: Căn nguyên hoặc nền tảng của sự thành đạt sự hoàn thành hoặc sự toàn thiện. Tinh Tấn (Nỗ Lực): Một người với sự Tinh Tấn đã được truyền trao với sự suy nghĩ rằng mục đích có thể được thành đạt là do bởi nghị lực và sự tinh cần. Vị ấy đã không ngã lòng cho dù là người ta nói với vị ấy rằng ông phải trải qua muôn vàn gian khổ. Vị ấy đã không ngã lòng cho dù thật sự là ông ta đã trải qua muôn vàn gian khổ. Vị ấy đã không ngã lòng cho dù là người ta nói với vị ấy rằng ông phải gắng sức nỗ lực trong nhiều ngày, nhiều tháng và nhiều năm. Vị ấy đã không ngã lòng cho dù thật sự là ông ta đã gắng sức nỗ lực trong thời gian dài như vậy (Đại Trưởng Lão Ledi, Giáo Khoa Thư Phật Giáo, trang 190f.)]
S: Ngay sau khi tự bản thân các con thiết lập trong sự nỗ lực, yếu tố Cần Như Ý Túc sẽ khởi sinh. Tuy nhiên chúng ta đang giỏi nói về Giáo Lý. Thay vì đó, ngay bây giờ chúng ta hãy ra sức nỗ lực. Yếu tố Cần Như Ý Túc tức thì sẽ khởi sinh. Điều nầy được gọi là Bất Đoạn Thời, kết quả hiện tiền được khởi sinh tại đây và ngay tức thời. Nó không khởi sinh bởi do chúng ta nghĩ suy hoặc hiểu biết về nó, mà duy nhất là chỉ do sự thực hành. Như thế thì, hãy tập trung toàn bộ sự chú ý của các con vào ngay vị trí bên dưới mũi và ở trên môi trên. Hãy cảm giác về hơi thở vô và hơi thở ra của mình, và cảm giác như thế nào khi nó xúc chạm vào ngay vị trí bên dưới mũi và ở trên môi trên.
Sư nghĩ các con đã có tập trung sự chú tâm của mình vào vị trí ngay cả trước khi Sư kết thúc sự hướng dẫn ?
D: Con không nghĩ tất cả đã có thể làm được điều đó, kính bạch Ngài.
S: Well, all understood what I said.
D: Some don’t know yet how they have to practise, sir.
S: Oh my dear … you all have learned so much in the past. The monks taught you with great compassion time and time again, and you have grasped their instruction intelligently. When I told you to concentrate on the spot with strong determination and not to let your mind wander, you said it did stay with the breath, didn’t you ?
D: Those who had focused their mind on the spot answered. “It does stay, sir,”“but there are young people in the audience who have never heard the Dhamma before”.
S: Did I say anything you haven’t heard before ? All of you are great lay – disciples and have come so many times. All of you are capable of preaching the Dhamma yourselves.
D: Not all are, sir. Some don’t know anything yet.
S: Can you others accept what he just told me ?
D: Sir, I’m not talking about those people over there, I’m talking about some people not known to me.
S: Tốt lắm, tất cả đã hiểu biết được điều mà Sư đã nói.
D: Một vài người vẫn chưa hiểu biết họ phải thực hành như thế nào, kính bạch Ngài.
S: Ồ các thân thương của tôi ơi … tất cả các con đã được học rất nhiều trong quá khứ. Các vị tu sĩ, với tấm lòng bi mẫn, đã giảng dạy cho các con không biết bao nhiêu lần, và các con đã thấu hiểu những sự hướng dẫn của họ một cách thông minh. Khi Sư đã nói với các con tập trung vào điểm chạm với sự quyết tâm mãnh liệt và không để cho cái tâm của mình phóng dật, các con đã nói là nó đã an trú vào hơi thở, có phải không ?
D: Đó là những người đã tập trung được tâm thức của họ vào điểm chạm, mới trả lời rằng “Nó được an trú, kính bạch Ngài”, “tuy nhiên có những người trẻ tuổi trong hàng thính chúng là những người, từ trước tới giờ, chưa bao giờ được nghe Giáo Pháp”.
S: Có phải Sư đã nói bất luận điều gì các con chưa được nghe trước đây ? Tất cả các con đều là những môn đệ cư sĩ tuyệt vời và đã có đến rất nhiều lần. Tất cả các con đều có khả năng tự thuyết giảng Giáo Pháp.
D: Không phải là tất cả, kính bạch Ngài. Một số người vẫn chưa hiểu biết bất luận một điều nào cả.
S: Nầy những người kia, các con có thể đồng ý với điều mà ông ta vừa mới nói với Sư không ?
D: Kính bạch Ngài, con không có nói về những người đang ở nơi đó, mà con đang nói về một số người chưa biết đến con.
S: In what I tell you there is nothing I have found out myself. I am only repeating to you what the Buddha preached. What the Buddha taught is without exception perfect, complete. What I preach is not complete. What the Buddha preached includes everything. His Teachings are wanting in nothing, but what I am able to convey may be lacking in many aspects. Would I able to give you all the Teachings in their completeness ?
D: No sir, you can’t tell us everything.
S: Well, all of you understand what the Suttas are, what the Vinaya is, and what the Abhidhamma is. Because your teachers have instructed you out of great compassion, you also understand the short and the more extensive explanation of Samatha (*) and Vipassanà. But whether you know all this or not, all of you breathe, big and small, men and women. One may know all about the Pàli scriptures, but nothing about his own breath. Don’t all of you breathe in and out ? [(*): Samatha (Calm) is a synonym for Samàdhi. (See Dhammasanganì, I, 54.]
D: We do breathe, sir.
S: When do you start breathing in and out ?
D: When we are born, sir.
S: Do you breathe when you sit ?
D: Yes, sir.
S: Do you breathe in and out when you stand upright ?
D: Yes, sir.
S: When you are walking ?
D: We breathe in and out then also, sir.
S: Do you breathe when you are eating, drinking, and working to make a living ?
D: Yes, sir.
S: Do you breathe when you go to sleep ?
D: Yes, sir.
S: Are there times when you are so busy that you have to say “Sorry, I have no time to breathe now, I’m too busy”?
D: There insn’t anybody who can live without breathing, sir.
S: Trong các điều mà Sư nói với các con, không có điều chi là Sư đã tự mình khám phá ra cả. Sư chỉ đang lặp lại với các con điều mà Đức Phật đã thuyết giảng. Điều mà Đức Phật đã giảng dạy là toàn thiện và hoàn hảo bất khả khiếm khuyết. Điều mà Sư thuyết giảng thì không hoàn hảo. Điều mà Đức Phật đã thuyết giảng bao hàm hết tất cả. Giáo Lý của Ngài là chẳng có chi là vô ích, tuy nhiên điều mà Sư có khả năng truyền đạt thì có thể là khiếm khuyết trong rất nhiều khía cạnh. Sư sẽ có khả năng trao cho các con tất cả Giáo Lý trong sự hoàn hảo của chúng ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, Ngài không thể nào nói cho chúng con biết tất cả mọi việc.
S: Tốt lắm, tất cả các con hiểu biết những gì thuộc về Tạng Kinh, điều gì thuộc về Tạng Luật, và những chi thuộc về Tạng Vô Tỷ Pháp. Vì lẽ các vị giáo thọ của các con đã hướng dẫn với tấm lòng đại bi, các con cũng hiểu biết về sự giải thích ngắn gọn và rộng lớn của Thiền Chỉ (*) và Thiền Minh Sát. Tuy nhiên cho dù các con có hiểu biết tất cả điều nầy hay không, tất cả các con đang hít thở, lớn và nhỏ, người nam và người nữ. Một người có thể hiểu biết tất cả về những kinh điển Pàli, tuy nhiên chẳng hiểu chi cả về chính hơi thở của mình. Có phải tất cả các con đang thở vô và thở ra hay không ?
[(*): Thiền Chỉ (Tĩnh Lặng) là một từ đồng nghĩa với Thiền Định. (Xin xem,
Pháp Tụ, I, trang 54.]
D: Chúng con đang hít thở, kính bạch Ngài.
S: Cảc con bắt đầu thở vô và thở ra vào lúc nào ?
D: Khi chúng con đã được sinh ra, kính bạch Ngài.
S: Các con có hít thở khi các con ngồi ?
D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.
S: Các con có thở vô và thở ra khi các con đứng thẳng lưng ?
D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.
S: Khi các con đang đi ?
D: Trong trường hợp đó, các con cũng thở vô và thở ra, kính bạch Ngài.
S: Các con có hít thở khi các con đang ăn, đang uống và đang làm việc cho mưu sinh ?
D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.
S: Các con có hít thở khi các con đi ngủ ?
D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.
S: Có những thời điểm khi mà các con quá bận rộn, các con có nói rằng “Xin lỗi, Tôi hiện giờ không có thời gian để thở, Tôi quá bận rộn” ?
D: Không có bất cứ một ai có thể sống mà chẳng có hít thở, kính bạch Ngài.
S: In that case all of you can afford to breathe in and out. If you pay close attention, can you feel where the breath touches when you breathe ? Can you feel where the air touches when it comes out of the nostrils ?
D: I can feel where it touches, sir.
S: And when the air enters, can’t you feel at which point this feeble stream of air touches ?
D: I can, sir.
S: Now, try to find out for yourselves at which spot the air touches gently when it goes in and when it comes out. Where does it touch ?
D: It touches at a small spot at the entrance of the nostrils when it enters, sir.
S: Does the air touch there when it comes out also ?
D: Yes sir, it touches at the same spot when it comes out.
S: Trong trường hợp đó, tất cả các con có đủ khả năng để thở vô và thở ra.
Nếu các con chú ý một cách cẩn trọng, các con có thể có cảm nhận ở nơi mà hơi thở xúc chạm khi các con hít thở không ? Các con có thể có cảm nhận ở nơi mà không khí xúc chạm khi nó đi ra khỏi lỗ mũi không ?
D: Con có thể có cảm nhận ở nơi nó xúc chạm, kính bạch Ngài.
S: Và khi không khí đi vào bên trong, các con có thể có cảm nhận ở vào điểm chạm mà luồng không khí nhè nhẹ nầy xúc chạm hay không ?
D: Con có thể, kính bạch Ngài.
S: Bây giờ, hãy tự các con khám phá ra vào điểm chạm mà không khí xúc chạm một cách nhẹ nhàng khi nó đi vào và khi nó đi ra. Nó xúc chạm ở nơi đâu ?
D: Nó xúc chạm vào một điểm chạm nhỏ ở ngay lối đi vào của lỗ mũi khi nó đi vào, kính bạch Ngài.
S: Có phải không khí cũng xúc chạm ở nơi đó khi nó đi ra ?
D: Dạ thưa phải, kính bạch Ngài, nó xúc chạm cùng một điểm chạm khi nó đi ra.
S: Wise people of the past have practised this awareness of the breath as the Buddha instructed them, and because they passed on the Teachings, you too have understood now.
If you were to put your finger on the small spot under the nose, could you then feel that spot ?
D: Yes sir, I can feel it.
S: You can actually feel it when you touch it. Do you still have to talk about it ?
D: No, sir, we can feel it even without talking about it.
S: As you can feel the spot when you touch it with your finger, you can also feel it when the breath touches there when it enters and leaves the nostrils. If you can feel it for yourselves, do you still have to talk about it ?
D: No sir, we don’t have to.
S: If you put your finger on the spot, do you feel the touch sensation with interruptions or continuously ?
D: It is a constinously touch, sir.
S: Is the stream of air entering or leaving ever interrupted ?
D: No, sir.
S: As the air streams in and out we know its continuous flow and the constinuous touch resulting from it. Don’t follow the air to that side.
D: What do you mean by that, sir ?
S: Don’t let go of the sensation produced by the breath touching the skin. Remain with the awareness of touch. Don’t follow the stream of air inside or outside. And why ? If you do that, you won’t be able to feel the touch sensation. So, let’s stay with the awareness of the spot without a break. one?
D: Do we have to be aware of the touch of air in both nostrils or just in
S: Feel only one. If you try to feel two places your attention will be split. Put your undivided attention on one spot. Does your mind stay at the spot ?
D: Most of the time it does, sir.
S: But not all the time ?
D: Most of the time it stays, but at times the sound of coughing interrupts the continuity.
S: Is it your own coughing or is it someone else’s ?
D: It’s someone else coughing, sir.
S: Does this disturb you because you put in too little effort or too much effort ? Is the person who coughts to be blamed ?
D: Well, sir, to be honest, I get a little bit angry.
S: Các bậc trí tuệ ở trong quá khứ đã có tu tập sự tĩnh giác về hơi thở là vì Đức Phật đã hướng dẫn họ, và bởi do họ đã truyền thụ lại Giáo Lý, mà bây giờ các con mới có được liễu tri.
Nếu các con đã đặt ngón tay của mình trên cái điểm chạm nhỏ ở dưới cái mũi, thế thì các con có cảm nhận về điểm chạm đó không ?
D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, con có thể cảm nhận về nó.
S: Các con có thể thực sự có cảm nhận về nó khi các con xúc chạm vào nó.
Các con vẫn có diễn cảm về nó không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chẳng có diễn cảm về nó ngay cả chúng con có thể cảm nhận về nó.
S: Trong khi các con có thể cảm nhận về điểm chạm khi các con xúc chạm vào nó với ngón tay của mình, thì các con cũng có thể cảm nhận về nó khi hơi thở xúc chạm vào nơi đó khi nó đi vào và rời khỏi lỗ mũi. Nếu tự bản thân các con có thể cảm nhận về nó, các con có diễn cảm về nó không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, chúng con không có điều đó.
S: Nếu các con đặt ngón tay của mình trên điểm chạm, các con cảm nhận về xúc giác với sự gián đoạn hay là một cách liên tục ?
D: Đó là một sự xúc chạm liên tục, kính bạch Ngài.
S: Có phải luồng không khí đi vào hoặc đi ra là luôn mãi gián đoạn ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Vì không khí vô và ra, chúng ta liễu tri nó liên tục trôi chảy và dẫn đến kết quả sự xúc chạm liên tục từ nơi đó. Đừng dõi theo không khí về khía cạnh đó.
D: Bằng cách ấy, Ngài muốn nói điều chi, kính bạch Ngài ?
S: Đừng để phóng thích vào cái cảm giác được sản sinh ra bởi do hơi thở đang xúc chạm vào da. Vẫn giữ sự tỉnh giác vào sự xúc chạm. Và vì sao vậy ? Nếu các con làm điều đó, các con sẽ không thể nào cảm nhận được cái xúc giác. Vì vậy, chúng ta hãy an trú với sự tỉnh giác vào cái điểm chạm không ngừng nghỉ.
D: Các con phải tĩnh giác vào sự xúc chạm của không khí trong cả hai lỗ mũi hay chỉ trong một ?
S: Hãy cảm nhận chỉ có một. Nếu các con cố gắng cảm nhận vào hai vị trí thì sự chú ý của các con sẽ bị chia tách ra. Hãy đặt trọn vẹn sự chú ý trên một điểm. Tâm của các con có an trú vào điểm chạm không ?
D: Hầu hết thời gian là nó có, kính bạch Ngài.
S: Nhưng không phải là thường xuyên ?
D: Hầu hết thời gian là nó an trú, tuy nhiên vào thời điểm âm thanh của cơn ho làm gián đoạn sự liên tục.
S: Đó là tiếng ho của chính mình hay đó là của một người nào khác ?
D: Đó là tiếng ho của một người nào khác, kính bạch Ngài.
S: Điều quấy rầy các con đây, là do các con tu tập quá ít hay là quá nhiều sự nỗ lực ? Người mà ho đó có bị đáng bị khiển trách không ?
D: Phải đấy, kính bạch Ngài, thành thật mà nói, con có một chút ít tức giận.
S: Let’s have a look at this. You have come to the Buddha to escape from suffering. Having received his Teachings you begin to practise. Then someone coughs and you are upset. But of course, if you meditate, as you are doing now, people will consider you to be a good person and they will praise you. But tell me, if this good person becomes angry just before he dies, where he be reborn ?
D: He will fall into the four lower planes.
S: Yes, you should not allow this to happen. You shouldn’t be impatient and short tempered. You are practising in order to escape from suffering. Hea – ring this coughing you should be happy. You should say “Thank you”. After all, the person who is coughing shows you that effort isn’t firm enough. If you want to escape from suffering, you have to do better than this. With this type of effort, you won’t make it.
We should immediately put in more effort. If we work with more determination, will we still hear this coughing ?
D: No sir, not with good effort.
S: And if there any many people, all talking loudly, will we still hear them ?
D: If our effort is not of the right type, we will, sir.
S: Should we become angry at them if we hear them ?
D: Most times I do get angry, sir.
S: You should not allow this to happen. You should not be short tempered. You should think of the people who disturb you as being your friends. “They are concerned with my welfare, I should thak them. I don’t want everyone to know that my effort is so weak. I will meditate and improve myself and if they begin to talk still louder. I have to put in even more effort, “If we improve ourselves until we are equal in effort to the wise who have practised before us, we will attain the goal to which we aspired.
If you don’t hear any sounds at all, you become filled with pride, thingking that your effort is perfect. That is why we should be very happy if someone disturb us. If we go to another place, there may be disturbances again. If we change from one place to another, we just lose time. But if we establish our mindfulness frimly, do we still have to change place or complain to others ?
D: No sir.
S: Is it not proper to say “Thank You” to those who disturb us ? They help us to learn how to overcome out wishes and desires, and we have to thank all who are our friends. It our effort becomes as strong as that of our teachers, we will not hear anything any more. We will be aware of one thing only: this small spot and the touch sensation. Once we have gained good awareness of this, we will apply our attention fully to this awareness.
If we attain to the happiness to which we aspire through this practice, are the contents of the three Pitaka, the ten Pàramis, the threefold training, the aggregates, the sense bases, and the relative and the ultimate truths not all contained in this awareness ?
D: Yes, sir, in the awareness of this touch sensation all the Buddha taught is contained.
S: Chúng ta hãy nhìn vào sự việc nầy. Các con đi đến với Đức Phật để thoát khỏi sự khổ đau. Sau khi đã được tín thọ Giáo Lý của Ngài, các con bắt đầu thực hành. Thế rồi, một người nào đó ho và các con lấy làm khó chịu. Tuy nhiên về quá trình diễn biến, nếu các con hành thiền, như là các con đang làm hiện tại đây, mọi người sẽ coi các con như là một thiện nam tử và họ sẽ khen ngợi các con.
Tuy nhiên hãy nói cho Sư biết, nếu thiện nam tử nầy giận dữ ngay trước khi vị ấy mệnh chung, thì ông ta sẽ đi tục sinh ở nơi đâu ?
D: Ông ta sẽ rơi vào bốn cõi thấp kém.
S: Đúng vậy, các con không nên cho phép sự việc nầy xảy ra. Các con không nên mất đi sự kiên nhẫn và phát cáu tiết lên. Các con đang thực hành nhằm để thoát khỏi sự khổ đau. Các con hãy nên rất là hạnh phúc ngay khi đang nghe tiếng ho nầy. Các con nên nói tiếng “Cảm Ơn”. Cuối cùng thì, người mà đang ho chỉ cho các con được thấy rằng sự nỗ lực của các con chưa đủ vững chắc. Nếu các con mong muốn thoát khỏi sự khổ đau, các con phải nên thực hiện tốt hơn sự việc nầy. Các con sẽ nhất định không thực hiện với thể loại của sự nỗ lực như vầy.
Các con phải tức thì tu tập hạnh tinh tấn nhiều hơn nữa. Nếu các con tu tập với nhiều sự quyết tâm hơn nữa, thì các con sẽ vẫn còn nghe tiếng ho nầy không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, sẽ không có với sự nỗ lực tốt đẹp.
S: Và nếu có nhiều người, tất cả đang nói chuyện lớn tiếng, chúng ta sẽ vẫn còn nghe họ ?
D: Nếu sự nỗ lực của chúng ta chẳng phải thuộc thể loại đúng đắn, thì chúng ta sẽ vẫn còn phải nghe, kính bạch Ngài.
S: Chúng ta có nên nổi giận lên với họ nếu chúng ta nghe họ nói ?
D: Hầu hết thời gian là con nổi giận lên, kính bạch Ngài.
S: Các con không nên cho phép sự việc nầy xảy ra. Các con không nên phát cáu tiết lên. Các con nên nghĩ suy về những người mà quấy rầy các con như là các bạn hữu của mình. “Họ đã quan tâm đến sự phúc lợi của mình, Tôi nên tri ân họ. Tôi không muốn mọi người biết rằng sự nỗ lực của mình quả là quá non kém. Tôi sẽ thiền định và tự cải thiện bản thân mình và nếu họ bắt đầu nói chuyện vẫn còn to tiếng hơn, Tôi lại càng tu tập tinh tấn nhiều hơn nữa.” Nếu chúng ta tự cải thiện bản thân mình cho đến khi chúng ta ngang bằng về hạnh tinh tấn đối với các bậc trí tuệ đã tu tập trước chúng ta, thì chúng ta sẽ thành đạt mục đích mà chúng ta đã có ước nguyện.
Nếu các con không có nghe bất kỳ một âm thanh nào cả, các con trở nên được thỏa mãn với lòng kiêu mạn, nghĩ rằng sự nỗ lực của mình đã hoàn hảo. Đó là lý do tại sao chúng ta nên rất là hoan hỷ nếu một người nào đó quấy rầy mình. Nếu chúng ta đi tới một nơi khác, có thể lại có sự quấy rầy tiếp nữa. Nếu chúng ta chuyển đổi từ nơi nầy đến nơi khác, chúng ta chỉ bỏ mất thời gian thôi. Nhưng nếu chúng ta thiết lập chánh niệm của mình một cách kiên định, chúng ta vẫn còn phải thay đổi địa điểm hoặc là than phiền với người khác không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Điều đó quả là không thích đáng để nói tiếng “Cảm Ơn” đến những người mà quấy rầy chúng ta sao ? Họ đã giúp chúng ta để tìm hiểu làm thế nào để chiến thắng những ước nguyện và các mong cầu của mình, và chúng ta phải tri ân tất cả những bạn hữu của mình. Nếu những sự nỗ lực của chúng ta trở nên vững mạnh y như là các vị giáo thọ của mình, chúng ta sẽ không còn nghe bất luận một điều nào nữa. Chúng ta sẽ tỉnh giác duy nhất vào một điều: cái điểm chạm nhỏ nầy và sự xúc giác. Một khi chúng ta đã thành đạt sự tỉnh giác tốt đẹp vào sự việc nầy, chúng ta sẽ dốc tâm với sự chú ý của mình một cách trọn vẹn vào sự tỉnh giác nầy.
Nếu chúng ta đạt đến sự hạnh phúc mà chúng ta ước nguyện thông qua sự thực hành nầy đây, đó là nội dung của Tam Tạng, mười Pháp Toàn Thiện, ba điều huấn dụ (Tam Học), các Uẩn, các Xứ, và mối Liên Quan Tột Cùng của Chân Đế (Tứ Thánh Đế) là chẳng phải tất cả đã được chứa đựng trong sự tỉnh giác nầy hay sao ?
D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, trong sự tỉnh giác vào sự xúc giác nầy đây, đã chứa đựng tất cả những điều Đức Phật đã dạy.
S: You have been talking about the three Pitaka, about the Four Noble Truths, about mind and matter, and other technical terms. But do you actually know how to distinguish between mind and matter ? Is the small spot under your nose mind and matter ?
D: It is matter, sir.
S: And what is the awareness of the spot ?
D: That is mind, sir.
S: And if you are as clearly aware of this spot under your nose as when you touch it with your finger ?
D: Then we are aware of mind and matter, sir.
S: Is it good or bad to be aware of mind and matter simultaneously ?
D: It is good, sir.
S: Is this called understanding or ignorance ?
D: It is understanding, sir.
S: And what if we don’t have this awareness ?
D: Then we live in ignorance, sir.
S: Which is more powerful, knowledge or ignorance ?
D: Knowledge has more power, sir.
S: Yes, it is understanding that has power. The whole of the cycle of birth and death is full of ignorance, but now that you have received the Teachings of the Buddha, be aware. Skillful people gain awareness because they are able to accept the Teachings of the Buddha and direct their attention here only. As they gain awareness, knowledge comes to them. When you are aware in this way, what happens to ignorance ?
D: It is cut out and disappears, sir.
S: Where can we find it, if we look out for it ?
D: It is gone, sir.
S: Các con đã được nói về Tam Tạng, về Tứ Thánh Đế, về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc), và những thuật ngữ kỹ thuật khác. Tuy nhiên, các con có thực sự hiểu biết làm thế nào để phân biệt được giữa Danh và Sắc ? Cái điểm chạm nhỏ ở dưới mũi của các con là Danh hay là Sắc ?
D: Nó là Sắc, kính bạch Ngài.
S: Và sự tỉnh giác vào cái điểm chạm là chi ?
D: Đó là Danh, kính bạch Ngài.
S: Và nếu các con tỉnh giác một cách rõ ràng vào điểm chạm nầy ở dưới cái mũi của mình cũng như là khi các con đụng vào nó với cái ngón tay của mình ?
D: Thế thì, chúng con tỉnh giác được Danh và Sắc, kính bạch Ngài.
S: Điều đó là tốt hay là xấu khi tỉnh giác cùng một lúc vào Danh và Sắc ?
D: Điều đó là tốt, kính bạch Ngài.
S: Điều nầy được gọi là sự hiểu biết (Minh) hay là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) ?
D: Điều đó là sự hiểu biết, kính bạch Ngài.
S: Và điều chi nếu chúng ta không có sự tỉnh giác nầy ?
D: Như thế, chúng ta sống trong sự thiếu hiểu biết (Vô Minh), kính bạch
Ngài.
S: Điều chi thì có nhiều mãnh lực hơn, sự hiểu biết (Minh) hay là sự thiếu
hiểu biết (Vô Minh) ?
D: Sự hiểu biết thì có nhiều mãnh lực hơn, kính bạch Ngài.
S: Đúng vậy, sự hiểu biết quả là có mãnh lực. Toàn bộ vòng tuần hoàn của sanh và tử quả là trọn vẹn của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh), tuy nhiên ngay bây giờ là các con đã được lãnh thâu Giáo Lý của Đức Phật, thì hãy tỉnh giác. Người khôn khéo đạt được sự tỉnh giác là do bởi họ có khả năng tiếp thâu được Giáo Lý của Đức Phật và duy nhất, chỉ hướng sự chú ý của mình vào nơi đây. Vì họ đạt được sự tỉnh giác, sự hiểu biết (Minh) phát sinh đến với họ. Khi các con có được tỉnh giác trong phương thức nầy, điều chi xẩy ra với sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) ?
D: Nó bị chặt đứt và biến mất, kính bạch Ngài.
S: Chúng ta có thể tìm thấy nó ở đâu, nếu chúng ta tìm kiếm lấy nó ?
D: Nó đã biến mất rồi, kính bạch Ngài.
S: Though ignorance has had so much power over you in the past of Samsàra, when you receive the Teachings of the Buddha and achieve understanding, you don’t even know where your ignorance has gone. So, really, understanding has much more power than ignorance, and still you complain that ignorance has such a strong hold over your minds.
D: But, sir, we have been associated with ignorance for so long that we are reluctant to let go of it.
S: Still, if you apply the Teachings of the Buddha, ignorance will disappear.
Which of the two is more agreeable to you ?
D: For us, ignorance is more agreeable.
S: Would you like to sustain a state of understanding ?
D: Yes, sir, but we can’t let go of ignorance.
S: Does ignorance force its way into your mind ?
D: We call it into our minds by force, sir.
S: All of you have had an education, and you know many things about the Teachings of the Buddha, and you can talk about them, and you practise them. You meditate and keep up your awareness all the time. But tell me, what preparations do you have to make in order to meditate ?
D: We have to take a cushion and a mat to lie down, sir.
S: If you have all these things, will your meditation be good as a matter or course ?
D: We have to stay away from other people too, sir.
S: What happens if you are negligent ?
D: We fall asleep, sir.
S: Dẫu sao thì sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) đã có rất nhiều mãnh lực đối với các con trong thời quá khứ của vòng luân hồi, khi các con lãnh thâu Giáo Lý của Đức Phật và đạt được sự hiểu biết, các con vẫn không biết được sự thiếu hiểu biết của mình đã biến mất ở nơi đâu. Như thế, quả thật là, sự hiểu biết (Minh) quả có rất nhiều mãnh lực hơn là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh), và tuy vậy các con vẫn còn than phiền rằng sự thiếu hiểu biết đã là một vật thể lưu tồn mạnh mẽ của tâm thức mình.
D: Nhưng mà, kính bạch Ngài, các con đã kết chặt với sự thiếu hiểu biết rất lâu dài đến nỗi chúng con khó mà buông bỏ nó được.
S: Tuy vậy, nếu các con áp dụng Giáo Lý của Đức Phật, thì sự thiếu hiểu biết sẽ biến mất. Trong cả hai, thì điều nào là thích hợp hơn đối với các con ?
D: Đối với các con, kính bạch Ngài, sự thiếu hiểu biết quả là thích hợp hơn.
S: Các con có muốn duy trì một trạng thái của sự hiểu biết không ?
D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, nhưng mà chúng con không thể nào buông bỏ sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) được.
S: Sự thiếu hiểu biết dùng vũ lực để xâm nhập tâm thức của các con?
D: Chúng con gọi nó xâm nhập tâm thức của chúng con bằng vũ lực, kính bạch Ngài.
S: Tất cả các con đã có một trình độ học vấn, và các con biết nhiều điều về Giáo Lý của Đức Phật, và các con có thể bàn thảo về chúng, và các con thực hành chúng. Các con hành thiền và thường xuyên giữ vững sự tỉnh giác của mình. Tuy nhiên hãy nói cho Sư biết, các con chuẩn bị những điều chi để hành thiền ?
D: Chúng con phải có một tấm đệm và một tấm thảm để nằm xuống, kính bạch Ngài.
S: Nếu các con có tất cả những điều nầy, thì việc hành thiền của các con sẽ tốt đẹp như là một việc đương nhiên không ?
D: Các con cũng phải tránh xa những người khác nữa, kính bạch Ngài.
S: Điều gì xẩy ra nếu các con xao lãng ?
D: Chúng con ngủ thiếp đi, kính bạch Ngài.
S: You are disciples of the Buddha. You know that ignorance is your enemy. And though you know that, you start meditating only after preparing a bed for yourself. After meditating for some time you will become bored, and sloth and torpor will creep in. What will you do then ?
D: We will endure them.
S: And if sloth and sleepiness are very strong, will you still resist ?
D: No, sir, we will say to them, “Now only you come !”
S: Yes, that’s just like you ! “Now only do you come ! I have had the bed ready for a long time.” That’s what you are going to think, aren’t you ?
D: Yes, sir.
S: When will you wake up again after going to sleep ?
D: We will get up when it is day and time for breakfast, sir.
S: Your speaking in this way will have the effect that the dangers of ignorance will never be overcome. You don’t praise understanding and wisdom, but ignorance. If you work like this, will you ever obtain the happiness to which you have aspired ?
D: No, sir.
S: Các con là những môn đệ của Đức Phật. Các con biết rằng sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) là kẻ thù của các con. Và mặc dù các con biết điều đó, các con bắt đầu hành thiền chỉ sau khi đã chuẩn bị một chiếc giường cho chính mình. Sau khi hành thiền trong một thời gian, các con sẽ phát sinh chán nản, và hôn trầm cùng với thụy miên sẽ len lỏi vào. Các con sẽ làm gì sau đó ?
D: Chúng con sẽ chịu đựng chúng.
S: Và nếu hôn trầm và thụy miên rất là mãnh liệt, thì các con sẽ vẫn còn kháng cự lại chúng ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, các con sẽ nói với chúng “Cuối cùng rồi các ngươi đã đến !”
S: Đúng vậy, điều đó quả giống y như các con “Cuối cùng rồi các ngươi đã đến ! Tôi đã có cái giường để sẵn sàng từ lâu rồi.” Đó là điều mà các con đang nghĩ suy, phải không ?
D: Dạ đúng vậy, kính bạch Ngài.
S: Khi nào thì các con sẽ lại thức dậy sau khi đã đi ngủ ?
D: Các con sẽ ngủ dậy khi đó là ban ngày và thời gian cho bữa điểm tâm, kính bạch Ngài.
S: Lời phát biểu của các con trong phương thức nầy sẽ có tác dụng đến những hiểm nguy của sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) sẽ không bao giờ được khắc phục. Các con không tán dương sự hiểu biết (Minh) và trí tuệ, mà lại là sự thiếu hiểu biết (Vô Minh). Nếu các con tu tập như thế nầy, thì mãi đến bao giờ các con sẽ có được niềm hạnh phúc mà các con đã khao khát để có được ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Will you just pretend to work then ?
D: If we just pretend, we won’t get anywhere, sir.
S: So, if you can’t achieve your goal, what will you do ?
D: I think, we will have to continue with this practice until we reach the goal, sir.
S: Good. Yes, you know the difference between understanding and ignorance. Knowing what to do to achieve understanding, focus your attention on the spot and then keep it there. If you live with this awareness, do you still have to fear and be worried about the moment of death ?
D: No, sir.
S: Tell me, what happens if you die without this awareness ?
D: I will be reborn in one of the four lower planes.
S: Do you want this to happen ?
D: No, sir.
S: Thế thì, các con sẽ chỉ giả vờ để tu ?
D: Nếu chúng con chỉ giả vờ, chúng con sẽ không đến được bất cứ nơi nào, kính bạch Ngài.
S: Như thế, các con sẽ làm gì, nếu các con không thể nào đạt được mục tiêu của mình ?
D: Con nghĩ rằng, chúng con sẽ phải tiếp tục với việc tu tập nầy cho đến khi các con đạt được mục tiêu, kính bạch Ngài.
S: Tốt lắm. Đúng vậy, các con liễu tri sự khác biệt giữa sự hiểu biết (Minh) và sự thiếu hiểu biết (Vô Minh). Hãy liễu tri điều chi phải làm để đạt được sự hiểu biết, tập trung sự chú ý của mình ở ngay tại điểm chạm và sau đó duy trì nó ở tại nơi đó. Nếu các con sống với sự tỉnh giác nầy, các con vẫn còn sợ hãi và phải còn lo lắng về khoảnh khắc của sự mệnh chung không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Hãy nói cho Sư biết, điều chỉ sẽ xẩy ra nếu các con mệnh chung mà không có sự tỉnh giác nầy ?
D: Con sẽ bị tục sinh vào một trong bốn cõi giới thấp kém.
S: Các con có muốn điều nầy xẩy ra ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Do you really not want to go, or are you telling me a lie ?
D: You are right, sir, I have fallen into telling lies. I am walking on the path that leads straight to the lower worlds. I am saying only empty words when I say that I don’t want to go to hell and am still staying on the broad highway leading downwards.
S: Very good. You have understood. If you know for yourself whether you have got some understanding or not, then you are on the right path. If you know when you don’t understand, you have understood. But if you think you have understood, though you haven’t understood a thing, then there is not the slightest hope for you to acquire any understanding.
You see, he knows that he is lazy when he is lazy; he knows that he is useless, when he is useless. If you can see yourself in the correct light, then you will achieve understanding, because you are able to correct yourselves.
“I don’t want to go to the lower worlds. Well, with all the meditation I’m doing I’ll be alright. After all it doesn’t take that much.” Do you still think in this way, assuming that you needn’t work much anymore, when really you do ?
D: No, sir, I don’t take what is wrong to be right and what is right to be wrong ?
S: If you firmly fix your attention on the spot and are aware of mind and matter, you practise understanding. If you have no awareness, you are living in ignorance. If you die with your mind steeped in ignorance, you will go down, even if you are observing the Uposatha precepts. Tell me, where would you be reborn if you happened to be at a pagoda (#) or under a Bodhi tree (*) when you die ?
[(#): Pagoda, dome –shaped religious monument. It usually contains either relics of a Buddha or a highly respected monk, or a Buddha statue, the holy scriptures or other holy objects. Most pagodas are solid structures and cannot be entered. They are symbols of the Buddha.]
[(*): Ficus religiosa, the tree under which the Buddha attained Awakening.]
D: Wherever I am, if I can’t concentrate my mind when I die, I will go down, sir.
S: Các con có quả thực là không muốn đi, hay là các con đang nói với Sư một lời nói dối ?
D: Quả là Ngài đúng thật, kính bạch Ngài. Con đã rơi vào sự việc nói dối. Con đang bước đi trên con đường để mà dắt dẫn thẳng tới các cõi giới thấp kém. Con đang nói chỉ toàn là những ngôn từ sáo rỗng khi con nói rằng con không muốn đi tới địa ngục, và con đang đứng trên một xa lộ rộng lớn đang dẫn dắt đến nơi đọa thú.
S: Rất tốt. Các con đã có được liễu tri. Nếu các con tự bản thân mình hiểu biết là các con đã có được một số hiểu biết hay là không, là như thế các con đang bước trên con đường chân chánh. Nếu các con biết khi mà các con bất liễu tri, là các con đã có được liễu tri. Nhưng nếu các con nghĩ rằng các con đã có được liễu tri, dù cho các con chẳng có liễu tri được một điều, là như thế không có một chút hy vọng nào cho các con để có được bất kỳ một sự hiểu biết.
Các con thấy đấy, ông ấy biết rằng ông ta là lười biếng khi mà ông là lười biếng, ông ấy biết rằng ông ta là vô dụng khi mà ông là vô dụng. Nếu các con có thể tự bản thân soi thấy mình trong ánh sáng chỉnh lý, là như thế các con sẽ đạt được sự hiểu biết, vì lẽ các con có khả năng để tự tu sửa cho chính mình.
“Tôi không muốn đi đến những cõi giới thấp kém. Đấy, với tất cả việc hành thiền mà Tôi đang làm đây, thì Tôi cũng sẽ ổn thôi. Tóm lại, là chẳng cần chi cho lắm.” Có thực sự là các con vẫn nghĩ suy trong phương thức nầy, khi giả định rằng các con không cần phải làm chi thêm nữa ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, con không lấy cái sai lầm cho là đúng, và cái đúng cho là sai lầm.
S: Nếu các con gắn chặt sự chú ý của mình một cách kiên định ngay tại điểm chạm và tĩnh giác về tâm thức (Danh) và thể chất (Sắc), là các con tu tập sự hiểu biết (Minh). Nếu các con không có sự tỉnh giác, là các con đang sống trong sự thiếu hiểu biết (Vô Minh). Nếu các con mệnh chung với tâm thức của mình chìm đắm vào trong sự thiếu hiểu biết (Vô Minh), là các con sẽ đi xuống, cho dù là các con đang thọ trì các điều học Thanh Tịnh Giới (Bát Quan Trai Giới). Hãy nói cho Sư biết, là các con sẽ tục sinh ở nơi đâu nếu sự việc xẩy ra khi con mệnh chung ở tại một ngôi chùa (#) hay là ở dưới một cội cây Bồ Đề (*)?
[(#): Ngôi chùa, điện đài tôn giáo với hình thức mái vòm. Nó thường chứa đựng hoặc là những ngọc xá lợi của một vị Phật hay là một vị tu sĩ cao hạnh tôn kính, hoặc là một tượng Phật, những thánh điển hay là các thánh vật khác. Hầu hết các ngôi chùa có công trình kiến trúc vững chắc và không thể nào bước vào trong được. Đó là những biểu trưng của Đức Phật.]
[(*): Cây đa tín ngưỡng: ở dưới cội cây mà Đức Phật thành đạt Sự Giác Ngộ.]
D: Bất cứ là con ở nơi đâu, nếu con không thể tập trung được tâm thức của con khi con mệnh chung, thì con sẽ đi xuống, kính bạch Ngài.
S: What about monks ? If I think, “Ha, my stock of merit is quite great, much greater than the one of those lay people,” and then I wander about here and there with smiles on my face. If I were to die, where would I be reborn ?
D: We don’t dare to say anything about monks, sir.
S: You needn’t say anything about monks, just take me as an example.
D: Sir, we would dare even less say anything about you.
S: I’m assuming that my mind wouldn’t stay with any object and I had to die, what would happen, my disciple ?
D: Sir, I don’t think there is a time at which you are not aware of this spot.
S: But if I were to die without this awareness ?
D: If it were me, I would fall into the lower planes.
S: Whoever it is, if there is no awareness at the moment of death, the result will be rebirth in hell. Therefore, establish your mindfulness so that you never forget this small spot. If I were to wish to be reborn in hell after having reached complete understanding due to this awareness, would there be a possibility of my going to hell ?
D: Such a wish couldn’t come true, sir.
S: Các con nghĩ sao về các vị tu sĩ ? Nếu Sư nghĩ rằng “Ha, lượng dự trữ phước báu của Sư quả thực là vĩ đại, to lớn hơn nhiều so với một trong những vị tại gia cư sĩ.” Và thế rồi Sư để tâm hoang du phóng dật đó đây, với những nụ cười ở trên gương mặt của Sư. Nếu Sư đã bị mệnh chung, thì Sư sẽ tục sinh ở nơi đâu ?
D: Chúng con không dám nói bất luận điều chi về các vị tu sĩ, kính bạch Ngài.
S: Các con không cần phải nói bất luận điều chi về các vị tu sĩ, mà chỉ cần
lấy Sư như là một ví dụ.
D: Kính bạch Ngài, chúng con sẽ càng không dám nói bất luận một điều nhỏ nào về Ngài.
S: Sư giả định rằng tâm trí của Sư sẽ không an trú vào bất luận một đối tượng nào, và Sư đã phải mệnh chung, thì điều chi sẽ xẩy ra, nầy các môn đệ của Sư ?
D: Kính bạch Ngài, con không nghĩ rằng có thời gian nào mà Ngài không có tĩnh giác vào cái điểm chạm nầy.
S: Nhưng nếu Sư đã bị mệnh chung mà không có sự tĩnh giác nầy ?
D: Nếu đó đã là con, thì con sẽ rơi xuống những cõi giới thấp kém.
S: Bất cứ điều đó là ai, nếu không có sự tỉnh giác ở ngay khoảnh khắc của sự tử vong, thì kết quả sẽ là tục sinh trong địa ngục. Do vậy, các con hãy thiết lập chánh niệm của mình để cho không bao giờ quên cái điểm chạm nhỏ nầy. Nếu Sư đã có ước muốn là tục sinh trong địa ngục sau khi đã thành đạt sự hiểu biết (Minh) một cách tròn đủ do bởi sự tĩnh giác nầy, là như thế sẽ có khả năng đưa Sư đi đến địa ngục không ?
D: Quả thật điều ước muốn không thể nào trở thành hiện thực được, kính bạch Ngài.
S: If we don’t understand what should be understood, and then start praying for Nibbàna, will we get it ?
D: No, sir. However long we pray for Nibbàna, we will go donw.
S: Ignorance leads to the four lower worlds. But if you take up this training of awareness of in – breath and out – breath, you wll gradually develop towards the attainment of Nibbàna to which you have aspired. So, place your attention at this small spot steadfastly so that it doesn’t budge.
Isn’t it possible for you to fix your mind to this small spot while you are sitting in front of me ?
D: It is, sir.
S: Can it be done while standing and walking ?
D: Yes, sir.
S: Can you practise while eating, drinking or working ?
D: It is possible, sir.
S: Can you practise Ànàpàna when you are alone ?
D: Yes, sir.
S: Or when you are in a crowd ?
D: Even then it is possible to keep up the awareness, sir.
S: Do you get tired if you keep your attention at the spot all the time ?
D: No, sir, it is not tiresome.
S: Does it cost you anything ?
D: No, sir, it doesn’t cost anything.
S: Is your work interrupted or disturbed ?
D: No, sir, it isn’t.
S: Are you efficient in your work if you let your mind wander here and there or if you keep your attention focused on the spot ?
D: It takes the same amount of time, sir.
S: Who is more efficient, the one with a wandering mind or the one keeps his mind under control ?
D: The one who keeps his attention at the spot does his job, and at the same time he is working for the attainment of Nibbàna.
S: Nếu chúng ta bất liễu tri điều mà cần phải được liễu tri, và thế rồi bắt đầu cầu nguyện cho Níp Bàn, thì chúng ta sẽ được điều đó không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài. Dù cho chúng ta có cầu nguyện Níp Bàn cho đến bao lâu, chúng ta sẽ đi xuống.
S: Sự thiếu hiểu biết (Vô Minh) dắt dẫn đi đến bốn cõi giới thấp kém. Tuy nhiên nếu các con nắm bắt sự huân tập nầy về sự tỉnh giác vào hơi thở vô và hơi thở ra, thì các con sẽ dần dần tiến hóa hướng đến sự thành đạt Níp Bàn mà các con đã có sở nguyện cầu. Thế thì, hãy đặt sự chú ý của các con vào điểm chạm nhỏ nầy một cách kiên định để nó không có dao động.
Các con có thể thực hiện việc khắn khít tâm thức của mình vào cái điểm chạm nhỏ nầy trong khi các con đang ngồi trước mặt Sư hay không ?
D: Có thể được, kính bạch Ngài.
S: Nó có thể được thực hiện trong khi đang đứng và đang đi không ?
D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài.
S: Các con có thể tu tập trong khi đang ăn, đang uống hoặc là đang làm việc không ?
D: Có thể được, kính bạch Ngài.
S: Các con có thể tu tập Sổ Tức khi các con chỉ có một mình không ?
D: Dạ thưa được, kính bạch Ngài.
S: Hay là khi các con ở trong một đám đông ?
D: Dù cho thế nào cũng có thể thực hiện việc duy trì sự tỉnh giác, kính bạch
Ngài.
S: Các con có cảm thấy mệt mỏi nếu các con thường luôn duy trì sự chú ý
của mình vào ngay điểm chạm ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, điều đó không có gì mệt mỏi.
S: Liệu nó có đòi hỏi các con điều gì không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó không có đòi hỏi bất luận điều gì.
S: Việc làm của các con có bị gián đoạn hoặc bị xáo trộn không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, nó không có làm.
S: Các con có thêm năng lực hơn trong việc làm của mình nếu các con để cho tâm thức của mình đi hoang du đó đây, hay là nếu các con gìn giữ sự chú ý của mình đã được tập trung vào ngay điểm chạm ?
D: Nó chiếm lấy cùng một lượng thời gian, kính bạch Ngài.
S: Ai là có hiệu quả hơn, với một người có tâm thức đang đi hoang du hay là với một người gìn giữ được tâm thức trong sự kiểm soát ?
D: Với người làm nhiệm vụ của mình là gìn giữ sự chú ý của vị ấy vào ngay điểm chạm, và cùng một lúc vị ấy đang làm việc cho sự thành đạt Níp Bàn.
S: One may earn hundred thousand, but the one who works and practices awareness at the same time earns twice as much. From now on you will earn tww hundred thousand. But, tell me, when we make out mind firm and tranquil, will our reward be only this much ?
D: No, sir, when the mind is clear it becomes stable, firm, and strong.
S: The housewives here are surely all experienced in cooking. You have to cook at times though you are very tired.
D: Yes, sir, at times we just stare into the fire and nod from fatigue. Then the rice is burned sometimes, sir.
S: Why does this happen ?
D: Because our mind is not on the job, sir. Just yesterday I was thinking of some scene I had seen in a show and I burned the rice, sir. If my mind didn’t wander, I would be able to do my work more quickly, and I wouldn’t burn the food.
S: What happens if you eat rice that isn’t properly cooked ?
D: Some people get an upset stomach, sir.
S: Một người có thể kiếm được một trăm ngàn, tuy nhiên một người làm việc và tu tập sự tỉnh giác trong cùng một thời gian thì kiếm được hai lần nhiều hơn. Từ bây giờ trở đi, các con sẽ kiếm được hai trăm ngàn. Tuy nhiên, hãy nói cho Sư biết, khi chúng ta thực hiện tâm thức của mình được kiên định và tĩnh lặng, thì phần thưởng của chúng ta chỉ là bấy nhiêu đây thôi sao ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài, khi tâm thức được thanh tịnh, nó trở nên vững vàng, kiên định và mạnh mẽ.
S: Tất cả các cô nội trợ ở nơi đây chắc chắn là đã có kinh nghiệm trong việc nấu ăn. Các con có nấu ăn vào những thời điểm dẫu rằng các con rất là mệt mỏi.
D: Dạ thưa có, kính bạch Ngài, vào những thời điểm chúng con chỉ nhìn chăm chúi vào ngọn lửa và ngủ gà ngủ gật vì sự mệt mỏi. Thế rồi, đôi khi gạo cũng bị cháy khét, kính bạch Ngài.
S: Vì sao sự việc nầy lại xẩy ra ?
D: Vì lẽ tâm thức của chúng con không có làm việc, kính bạch Ngài. Chỉ mới ngày hôm qua, ngay khi con đang nghĩ suy về một vài cảnh tượng mà con đã có được xem trong một chương trình và con đã làm cơm cháy khét, kính bạch
Ngài. Nếu tâm thức của con đã không có đi hoang du, thì con sẽ có thể làm công việc của mình một cách nhanh chóng hơn, và con sẽ không làm cháy khét thức ăn.
S: Điều gì xẩy ra nếu các con ăn cơm mà không được nấu chín một cách đàng hoàng ?
D: Một số người bị rối loạn bao tử, kính bạch Ngài.
S: If you cook in a haphazard manner, you are slow, you get tired easily, and the food isn’t good. The fire burns down, and you have to kindle it anew. The water for the rice cools down, and you have to bring it to the boil again. Nothing is improved by not being attentive. When we improve our awareness, so many other things improve. I am only telling you what the Buddha taught, but of course I can’t tell you all he taught. There are many more advantages resulting from this practice. The Buddha’s Teachings are complete and without a flaw. It is impossible to teach every aspect of the Dhamma. But if you keep your attention focused on the spot and are aware from moment to moment, then you will reach your goal. The Buddha did teach this, and the wise people of old did reach their goal by this practice, and yet, there are many things the Buddha realized that are not contained in this. But you can reach your goal if you keep knowing in – and out – breath at the spot. You will become really happy.
I am talking only about this little spot. You know all the theories about meditation for tranquility (Samatha) and insight meditation (Vipassanà) and how they come about. Yes, there is Samatha and there is Vipassanà, but the Buddha did say that you have to establish yourselves well in one practice:
If you practise one, you accomplish one. If you practise one, you accomplish two. If you practise one, you accomplish three.
But there are mere words. We have to practise with effort equal to the effort of the wise people of old.
When we teach the Dhamma, we have to distinguish between Sutta, Abhidhamma, and Vinaya according to the established order, but only after having practiced meditation to the same extent and with the same effort as the noble disciples of the Buddha will you really be able to explain the Teachings.
Though I have explained the technique to you in the proper way, some of you may remain closed to it and without understanding. If I ask you about the house in which you are living, you will describe it to me accurately. If I were to think and ponder about your house, would I be able to visualize how it really is ?
D: No. sir.
S: Nếu các con nấu nướng trong một cách thức cẩu thả, các con làm chậm, các con sẽ mệt mỏi một cách dễ dàng, và thức ăn không được ngon. Ngọn lửa bị lụn tàn, và các con phải nhóm lửa lại một lần nữa. Nước cho cơm gạo bị nguội đi, và các con phải mang nó đi đun sôi một lần nữa. Chẳng có chi được cải tiến mà không có lưu tâm cẩn ý. Khi chúng ta cải tiến được sự tỉnh giác của chúng ta, thì có nhiều sự việc khác được cải tiến. Sư chỉ muốn nói cho các con biết điều mà Đức Phật đã dạy, nhưng lẽ tất nhiên Sư không thể nào nói cho các con biết tất cả những gì Ngài đã dạy. Có nhiều điều lợi lạc hơn thế nữa đem lại kết quả qua việc tu tập nầy. Giáo Lý của Đức Phật là hoàn hảo và chẳng có sự khiếm khuyết. Không thể nào giảng dạy cho mọi khía cạnh của Giáo Pháp. Tuy nhiên nếu các con gìn giữ sự chú ý của mình được tập trung vào ngay điểm chạm và tĩnh giác trong từng mỗi khoảnh khắc, thế thì các con sẽ đạt được mục tiêu của mình. Đức Phật đã dạy điều nầy, và các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa đã đạt được mục tiêu của họ do bởi việc tu tập nầy, tuy nhiên, có rất nhiều điều Đức Phật đã chứng tri mà đã không có bao hàm ở trong sự việc nầy. Nhưng các con có thể đạt được mục tiêu của mình nếu các con giữ được sự liễu tri về hơi thở vô và ra ở ngay điểm chạm. Các con sẽ trở nên thực sự hạnh phúc.
Sư chỉ đang nói về cái điểm chạm nhỏ nầy. Các con liễu tri tất cả các lý thuyết về thiền tĩnh lặng (Thiền Chỉ) và thiền tuệ giác (Thiền Minh Sát) và chúng diễn tiến ra sao. Đúng vậy, có Thiền Chỉ và có Thiền Minh Sát, tuy nhiên Đức Phật đã nói rằng các con phải tự bản thân thiết lập một cách tốt đẹp trong một sự tu tập:
Nếu các con tu tập một, các con thành tựu một, Nếu các con tu tập một, các con thành tựu hai, Nếu các con tu tập một, các con thành tựu ba.
Tuy nhiên các điều nầy thuần túy là những ngôn từ. Chúng ta phải tu tập với sự nỗ lực ngang bằng với sự nỗ lực của các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa.
Khi chúng ta giảng dạy Giáo Pháp, chúng ta phải phân biệt giữa Tạng Kinh, Tạng Vô Tỷ Pháp và Tạng Luật căn cứ theo trình tự đã được thành lập, nhưng chỉ sau khi đã có được tu tập thiền định đến cùng một mức độ và với cùng sự nỗ lực như các vị Thánh đệ tử của Đức Phật thì các con thực sự sẽ có khả năng giải thích được Giáo Lý.
Cho dù Sư đã có giải thích về kỹ thuật trong một phương thức thích hợp, có một số ở các con có thể vẫn còn đóng cửa với nó và không có sự hiểu biết. Nếu Sư vấn hỏi các con về căn nhà mà các con đang sinh sống, thì các con sẽ diễn tả nó cho Sư một cách chính xác. Nếu Sư đã nghĩ suy và suy đoán về căn nhà của các con, thì Sư sẽ có khả năng hình dung về nó thực sự như thế nào không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: If I were to think and ponder all day and all night without even sleeping, would I find out about your house ?
D: No, sir.
S: Tell me then, how can I find out for myself what your house looks like ?
D: If you come to my house yourself, you will immediately know all about it even if no one says a word to you.
S: So, you too should proceed in such a way that you reach your goal. When you get there you will know, “Ah, this is it.” Will you continue to put off practicing ? No, of course not. You can attain the Dhamma here and now.
Understanding all this, practise, make effort. You told me just now that meditation doesn’t tire you. You said that it didn’t cost anything, it didn’t disrupt your work, and that you were able to practise it while alone and while you are with your family. Can you still find excuses for not practising, or are you going to go on living in the same way as you have been, without even trying to find excuses ?
D: Most of the time we just carry on as usual, sir.
S: Those who take up this practice will receive the answers to their questions. So, keep your mind focused and your cooking will be done quickly; the rice is not going to be burned, and no wood is wasted. Your whole life will improve, and the time will simply fly.
There is right conduct, and there is understanding. Both are important. Right conduct is the fulfillment of your manifold duties and your giving of the requisites for the support and furthering of the Buddha’s Teachings. The control over your mind gives you understanding.
There are these two elements of training, and you have to train yourselves in both simultaneously. Is it not possible to be aware of the breath while you are preparing and giving the four requisites for the community of monks ?
D: It is possible, sir.
S: Nếu Sư đã nghĩ suy và suy đoán về căn nhà của các con trọn cả ngày và suốt cả đêm, luôn cả chẳng ngủ nghỉ, thì Sư sẽ tìm ra được về căn nhà của các con không ?
D: Dạ thưa không, kính bạch Ngài.
S: Thế thì hãy nói cho Sư biết, làm thế nào Sư có thể tự bản thân tìm ra được căn nhà của các con trông giống cái chi ?
D: Nếu chính tự bản thân Ngài đi đến nhà của con, thì ngay lập tức Ngài sẽ biết tất cả về nó cho dù không có một ai nói một lời nào đến Ngài.
S: Như thế, các con cũng nên tiến hành theo phương thức như vậy để mà các con đạt được mục tiêu của mình. Khi các con đạt đến đó thì các con sẽ biết được “Ah, nó là như vậy đây”. Thì các con sẽ còn tiếp tục trì hoãn việc tu tập không ? Không, lẽ tất nhiên là không. Các con có thể thành đạt Giáo Pháp ngay hiện tại nầy.
Liễu tri được tất cả điều nầy, hãy tu tập, cố gắng lên. Các con vừa mới nói với Sư rằng thiền định không làm cho các con mệt mỏi. Các con đã nói rằng nó đã không đòi hỏi bất luận điều chi, nó đã không làm gián đoạn việc làm của các con, và rằng các con có khả năng tu tập nó trong khi chỉ có một mình và trong khi các con ở với gia đình mình. Có thể các con vẫn còn tìm kiếm những lời biện giải để mà không tu tập, hay là các con vẫn đang tiếp tục sống trong cùng một phương thức mà các con đã có, thậm chí cũng chẳng cần tìm kiếm những lời biện giải ?
D: Hầu hết thời gian là chúng con vẫn tiếp tục như thường lệ, kính bạch Ngài.
S: Với những người tiếp tục việc tu tập nầy thì sẽ đón nhận được các câu
trả lời từ những câu hỏi của họ. Như thế, hãy gìn giữ tâm thức của mình đã được tập trung và việc nấu nướng của các con sẽ được thực hiện một cách mau lẹ, cơm gạo không bị cháy khét, và củi gỗ không bị lãng phí. Trọn cả cuộc đời của các con sẽ được cải tiến, và thời gian sẽ bình lặng trôi đi.
Đó là chánh hạnh, và đó là sự hiểu biết. Cả hai đều là quan trọng. Chánh hạnh là việc hoàn thành viên mãn rất nhiều nhiệm vụ đa dạng của các con và việc cúng dường tứ vật dụng của các con nhằm để hỗ trợ và phát huy Giáo Lý của Đức Phật. Việc luôn kiểm soát tâm thức của mình đem lại cho các con sự hiểu biết.
Đây là hai yếu tố để huân tập, và các con phải tự bản thân huân tập trong cả hai cùng một lúc. Thật không thể nào tỉnh giác được vào hơi thở trong khi các con đang chuẩn bị và đang cúng dường tứ vật dụng cho đến hội chúng tu sĩ ?
D: Có thể được, kính bạch Ngài.
S: Under which of the two disciplines does sweeping fall ?
D: Sweeping is part of right conduct.
S: Can’t you keep your attention at the spot while you are sweeping ?
D: We can, sir.
S: Under which of the two trainings does serving your parents fall, to whom you are deeply indebted for the love, compassion, and support they have given you ?
D: That is right conduct, sir.
S: What do you accomplish if you keep your attention focused at the spot while you are serving and helping your parents ?
D: We develop our understanding, sir.
S: So you can train yourselves both in right conduct and understanding at the same time. Sometimes you may say that you can’t meditate, though you would like to, because you can’t ignore your old father and mother. Does this happen to you ?
D: Young people often think in this way and put meditation off, sir.
S: What about older people ?
D: They often say they can’t meditate because they have to look after their children, sir.
S: To fulfil our duties is part of moral conduct. If you don’t fulfil your duties, your conduct is not perfect. At the same time that you fulfil your duties, admonishing your children, for example, you can train yourself in the awareness of the spot. Isn’t this wonderful ? Now you have the time to train yourselves in both moral conduct and understanding.
Venerate and respect your benefactors – your parents, your teachers, and the community of monks – without ever resting. From now on work without ever resting, with firm effort, as the wise of old did before you. Your aspirations will be 149at u149ng as were the aspirations of the wise disciples of the Buddha.
S: Rơi vào điều học nào của hai điều quy luật về việc quét dọn ?
D: Việc quét dọn là một phần của chánh hạnh.
S: Các con không thể nào gìn giữ sự chú ý vào điểm chạm trong khi các đang quét dọn ?
D: Chúng con có thể, kính bạch Ngài.
S: Rơi vào điều học nào của hai việc huân tập về việc phục vụ Mẹ Cha, là các bậc mà các con đã cảm thụ trọng ân về tình thương, tấm lòng bi mẫn và sự ân cần giúp đỡ mà họ đã ban tặng cho các con ?
D: Điều đó là chánh hạnh, kính bạch Ngài.
S: Các con thành tựu điều chi nếu các con gìn giữ sự chú ý của mình đã được tập trung vào điểm chạm trong khi các con đang phục vụ và giúp đỡ Mẹ Cha của mình ?
D: Chúng con tăng tiến sự hiểu biết của mình, kính bạch Ngài.
S: Như thế, các con có thể tự bản thân huân tập cả hai điều về chánh hạnh và sự hiểu biểt trong cùng một thời gian. Đôi khi các con có thể nói rằng các con không thể hành thiền, cho dù các con ưa thích làm, vì lẽ các con không thể nào làm ngơ với Mẹ Cha già yếu của mình. Việc nầy có xẩy ra với các con không ?
D: Các người trẻ tuổi thường nghĩ suy trong phương thức nầy và thoái thác việc hành thiền.
S: Các con nghĩ sao về các vị cao niên ?
D: Họ thường nói rằng họ không thể hành thiền được, vì lẽ họ phải trông nom con cháu của họ, kính bạch Ngài.
S: Hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình là một phần của phẩm hạnh đạo đức. Nếu các con không hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình, thì hạnh kỉêm của các con không được hoàn bị. Vào cùng một thời gian mà các con hoàn thành viên mãn các nhiệm vụ của mình, chẳng hạn như là, việc khiển trách các con của mình, thì các con có thể tự bản thân huân tập trong sự tĩnh giác vào điểm chạm. Việc nầy chẳng phải tuyệt vời hay sao ? Bây giờ các con có thời gian để tự bản thân huân tập trong cả hai, phẩm hạnh đạo đức và sự hiểu biết.
Tôn kính và kính trọng các bậc ân nhân của mình – Mẹ Cha của các con, các vị Giáo Thọ của các con, và hội chúng các vị tu sĩ – mà chẳng bao giờ ngơi nghỉ. Từ bây giờ trở đi hãy làm việc chẳng bao giờ ngơi nghỉ, với sự nỗ lực kiên định, như các bậc trí tuệ ở thời cổ xưa đã làm trước các con. Các sở nguyện cầu của các con sẽ được chứng tri y như các sở nguyện cầu của các đệ tử trí tuệ của Đức Phật.
Một số videos về Ngài Webu Sayadaw
Đọc sách eBooks tại đây: An Tịnh Thù Thắng Đạo
5Antinhthuthangdao