SUMEDHĀ – NGƯỜI HỌC TRÒ XUẤT SẮC
Kế tiếp, liên quan đến câu hỏi “Ai là người học trò trí tuệ có khả năng xuất chúng?” “ko Sumedho”, Đức Thế Tôn đã đưa ra câu trả lời sau “Sumedhoti kho bhikkhu sekhasattam bhikkhuno ādhivacanam” nghĩa là, “Sumedha là tên của người học trò xuất chúng và học cao hiểu rộng.” Câu này ngụ ý muốn nói đến vị Tỳ kheo hành giả có giới (sīla), và định (samādhi) và hiện đang hành tăng thượng giới hay tăng thượng tâm học. Một người có “Sikkhā” là một người có khả năng trong lĩnh vực giới học và đang nỗ lực hành thiền để có được Giới, Định và Tuệ. Liên quan đến điều này, từ “sekkhā’” hay bậc Hữu Học là người đang hành thiền minh sát để có được tuệ giác. Hơn nữa, nó còn có nghĩa là ‘một người học trò xuất chúng’, tên “Sumedhā”. Lý do thân vật chất gọi là gò mối lớn vốn do tứ đại tạo thành này không thể đưa vào xét nghiệm sau khi chết đơn giản bằng việc thành tựu giới và định theo cách bình thường, hay nói cách khác, chỉ với những công cụ giới và định thì không thể khảo sát (minh sát) thân vật chất này được. Nó chỉ có thể được mổ xẻ sau khi đã chứng đắc các tuệ minh sát. Ở một đoạn sau, bạn sẽ hiểu được rằng tại sao nó phải được đào bằng cái xẻng của minh sát trí (vipassanā- ñāṇa). Theo bài kinh này thì chỉ khi thực hành thiền minh sát một người mới có thể trở thành bậc thánh hữu học (sekkhā). Và chỉ các bậc thánh hữu học này mới được xem như một người có khả năng xuất chúng. Trước khi thiền minh sát được thực hành, những phẩm chất của giới phải được hoàn tất. Định và tuệ minh sát khi ấy sẽ tự động xảy ra. Chính vì vậy, bậc hữu học (sekkhā) là bậc đang nỗi lực thực hành để thành tựu giới, định và tuệ. Vị ấy không ai khác hơn là người học trò xuất chúng vậy.
Tóm lại, “Gò Mối” có nghĩa là thân hay rūpa (sắc) này; “khói” là dự định hay hình dung (một việc gì đó sẽ làm). “bắn ra lửa” là hành động bằng thân hay lời nói. “Vị Thầy” ở đây muốn nói đến Đức Phật. “Người Học Trò Xuất Sắc” tiêu biểu cho vị hành giả đang hành thiền.