Videos 14. Nguyên Nhân Của Khổ | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2015

 

 

Nguyên Nhân Của Khổ

Hôm nay là ngày thứ 14 trong khóa thiền 14 ngày được tổ chức tại Thiền viện Phước Sơn và bài giảng tối hôm nay là Tập đế, tức là nguyên nhân của sự khổ, được đức Phật giảng trong bài kinh Đại niệm xứ. 

Đức Phật dạy rất là chi tiết về việc tham ái sinh khởi ra sao và tham ái biến mất như thế nào, bị loại trừ như thế nào, nhưng chúng ta không có còn nhiều thời gian nữa. Cho nên tối nay thiền sư sẽ phải cố gắng giảng dạy hết ba sự thật còn lại tức là Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. 

Đức Phật dạy rằng (Pali, 0:42) “này chư tỳ khưu thế nào là chân lý cao thượng về nguồn gốc của sự khổ, hay nói một cách khác thế nào là nguồn gốc nguyên nhân của sự khổ”. 

(Pali,1:02) “nguồn gốc của sự khổ chính là tham ái, tham ái sinh khởi nhiều lần, thỏa thích, vui thích với đối tượng này hay đối tượng khác, đây là tham ái với dục trần, tham ái muốn được tái sinh và tham ái muốn không phải tái sinh”. 

Như vậy, phần tham ái đầu tiên là tham ái với dục trần, thiền sư giải thích là loại tham ái này liên quan với cuộc đời của chúng ta, chẳng hạn như là chúng ta tham thích xe cộ, quần áo hay là tham thích về vấn đề ái dục, người nam người nữ cũng nằm trong này và loại tham ái thứ nhì là tham ái muốn tái sinh, tức là chúng ta sợ chết chúng ta muốn được sinh ra lần nữa và loại tham ái thứ ba là không muốn tái sinh người này chán chường cuộc sống này cho nên là không muốn nữa. 

(Pali, 2:12) “nhưng tham ái do đâu mà phát triển và sinh khởi ở nơi đâu, ở chỗ nào, từ nơi thế giới này, từ nơi thân tâm này nơi đâu mà có sự đẹp đẽ phát sinh thì nơi đó có tham ái sinh khởi”. 

(Pali, 2:47) “trong thế giới này, tức là thế giới thân tâm này cái gì đem đến sự thích thú? Mắt này lôi cuốn và đem đến sự thích thú, và tại mắt tham ái sinh khởi, phát triển; tai này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại tai tham ái sinh khởi, phát triển; mũi này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại mũi tham ái sinh khởi, phát triển; lưỡi này lôi cuốn và đem đến thích thú và tại lưỡi tham ái sinh khởi, phát triển; thân này lôi cuốn và đem đến thích thú và tại thân tham ái sinh khởi, phát triển; ý căn này lôi cuốn và đem đến thích thú và tại ý căn tham ái sinh khởi, phát triển. Như vậy, tham ái phát triển ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý vì có mắt, tai ,mũi, lưỡi, thân và ý mà tham ái sinh khởi. 

(Pali, 4:11) “cảm thấy lôi cuốn và đem đến thích thú và tại đây tham ái sinh khởi, âm thanh lôi cuốn và đem đến thích thú và tại đây tham ái sinh khởi, mùi lôi cuốn và đem đến thích thú và tại đây tham ái sinh khởi, vị nếm lôi cuốn và đem đến thích thú và tại đây tham ái sinh khởi, sự xúc chạm qua thân lôi cuốn và đem đến thích thú và tại đây tham ái sinh khởi, ý tưởng suy nghĩ phát sinh lôi cuốn đem đến thích thú và tại đây tham ái sinh khởi”. 

(Pali, 5:02) “nơi đây tâm thấy, tâm nghe, tâm ngửi, tâm nếm, tâm hay biết sự xúc chạm qua thân và ý căn lôi cuốn, đem đến sự thích thú và tại đây tham ái sinh khởi, phát triển”. 

(Pali, 5:45) “nơi thân tâm này, sự tiếp xúc nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý căn lôi cuốn, đem đến sự thích thú và tại đây tham ái sinh khởi và phát triển”. 

(Pali,6:23) “nơi thân tâm này, sự tiếp xúc nơi mắt, nơi tai, nơi mũi, nơi lưỡi, nơi thân và ý căn lôi cuốn đem đến sự thích thú và tại đây tham ái sinh khởi và phát triển, nơi thân tâm này các cảm thọ sinh khởi khi có sự tiếp xúc nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân  và ý căn lôi cuốn đem đến sự thích thú và tại đây tham ái sinh khởi và phát triển”. 

Cho đến đây thì chúng ta thấy tham ái sinh khởi vì các căn bên trong như mắt, tai vì các cảnh bên ngoài như hình ảnh, âm thanh, vì có tâm thấy, tâm nghe,v.v…vì có sự tiếp xúc nơi mắt, tai,v.v… và các cảm thọ nơi đó, từ đó mà tham ái phát sinh.

(Pali,7:36) “tưởng uẩn sinh khởi trước hình ảnh, âm thanh, mùi, vị nếm, sự xúc chạm và suy nghĩ lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại đây tham ái sinh khởi, phát triển”. Như vậy tưởng uẩn có nghĩa là nhớ lại những đối tượng mà chúng ta đã thấy qua, đã nghe qua, đã ngửi qua, đã nếm qua và đã có sự tiếp xúc hồi nhớ lại và vì những cái tưởng uẩn này mà tham ái thích thú về những điều mà mình đã kinh nghiệm qua. 

(Pali,8:30) “tác ý sinh khởi trước hình ảnh âm thanh, mùi, vị nếm, sự xúc chạm và suy nghĩ lôi cuốn đem đến sự thích thú và tại đây tham ái sinh khởi, phát triển”.

(Pali,9:10) “tham ái sinh khởi trước hình ảnh, âm thanh, mùi, vị nếm, sự xúc chạm và suy nghĩ, nó lôi cuốn, đem đến thích thú và do vậy mà tham ái sinh khởi phát triển”. 

Và rồi Đức Phật còn nói thêm, (Pali,9:50) “khi tâm nghĩ về, hướng về hình ảnh, âm thanh, mùi, vị nếm sự xúc chạm và những suy nghĩ lôi cuốn thích thú thì tham ái phát sinh.

Và cuối cùng là (Pali,10:28) “suy tưởng miên man (Pali,10:54), ở đây suy nghĩ miên man đến hình ảnh, âm thanh, mùi, vị nếm, sự xúc chạm và suy nghĩ lôi cuốn thích thú và do vậy mà tham ái sinh khởi, phát triển. 

Như vậy, sư giải thích rằng ở phần trên chúng ta có chữ (Pali,11:10) có nghĩa là chúng ta hướng tâm, chúng ta nghĩ về đối tượng như là hình ảnh, âm thanh, v.v… nhưng ở phần thứ nhì thì chúng ta có (Pali,11:19) tức là không những nghĩ về mà suy nghĩ liên tục, suy nghĩ miên man về hình ảnh, âm thanh, v.v…mà mình đã tiếp xúc và do vậy tham ái sinh khởi. 

Thiền sư muốn giải thích phần tham ái này liên quan đến tiến trình thấy, khi có mắt thì tham ái sẽ sinh khởi nơi mắt này, có khi chúng ta cho là mắt của tôi thấy rõ và đẹp, và khi có hình ảnh đẹp thì tham ái sinh khởi và rồi khi có tâm thấy tham ái cũng sinh khởi nghĩ rằng tôi thấy cái này cái nọ và khi có sự tiếp xúc của mắt, của hình ảnh và của tâm thấy thì sự tiếp xúc này làm cho tham ái phát sinh, như vậy vì có mắt, có hình ảnh và có tâm thấy mà tham ái mới phát sinh và rồi khi trong tiến trình thấy có các cảm thọ, vì hình ảnh đẹp đẽ cho nên ta thích, ta có thọ hỉ, ta thích do vậy cho nên tham ái phát sinh. Như vậy, vì có nội căn là mắt, ngoại cảnh, hình ảnh, vì có tâm thấy và tâm nghe, v.v…và vì có sự tiếp xúc các yếu tố này và cảm thọ sinh khởi cho nên tham ái mới phát sinh. 

Sư lấy một ví dụ là chúng ta có đôi mắt và chúng ta thấy hình ảnh của một người nào đó, vì chúng ta có đôi mắt, chúng ta có tâm thấy hay gọi là nhãn thức và chúng ta thấy hình ảnh của người đó cho nên là thọ hỉ phát sinh, sự thích phát sinh và vì có hình ảnh của người đó, vì có mắt và vì có tâm thấy của mình cho nên là cảm thọ hỉ, sự thích phát sinh và tham ái sinh khởi làm cho chúng ta thích nhìn ngắm người đó và khi nhìn ngắm người đó thì tưởng uẩn ghi lại hình ảnh của người này và rồi khi đi về thì tham ái làm cho chúng ta nhớ về người đó, đây là hoạt động của tưởng uẩn trước hình ảnh. Rồi chúng ta có các ý nghĩ về người đó, đây là các hoạt động của tác ý, rồi tham ái sinh khởi khi nghĩ về hình ảnh của người đó và rồi ta có sự hướng tâm về người đó tức là cái tâm nó nghĩ đến người đó, hướng về người đó và rồi cuối cùng thì suy nghĩ miên man về người đó.

Như vậy, rõ ràng là tham ái phát sinh bởi vì chúng ta có đôi mắt, chúng ta có tâm thấy và vì hình ảnh đập vào mắt của chúng ta và vì cảm thọ phát sinh vào lúc thấy và vì tất cả những điều này tưởng uẩn làm, tưởng uẩn ghi lại các hình ảnh đó do vậy cho nên khi trở về thì ta nhớ ta nghĩ về người đó, suy nghĩ miên man về người đó, do vậy đây là một tiến trình tham ái sinh khởi trong khi chúng ta thấy đối tượng. 

(Pali,14:31) Và bây giờ thiền sư giảng về Diệt đế, tức là sự chấm dứt khổ. 

Đức Phật nói rằng (Pali,15:01) “này chư tỳ khưu, thế nào là Diệt đế sự chấm dứt khổ.

Đức Phật nói rằng (Pali,15:18) “sự tham ái được loại trừ không còn sinh khởi, sự chấm dứt của tham ái gọi là sự thật về sự chấm dứt khổ”. 

Và Đức Phật nói rằng (Pali,15:44) “và này các tỳ khưu thế nào là sự chấm dứt khổ, sự tận diệt khổ”. 

(Pali,15:59) “khi tham ái chấm dứt, khi tham ái không còn sinh khởi thì nguồn gốc về sự chấm dứt khổ phát sinh”. 

(Pali,16:28) “này chư tỳ khưu, tại mắt này tham ái sinh khởi, khi chánh niệm quan sát vào lúc thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm thì nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tham ái sẽ không còn. 

(Pali,17:15) khi chúng ta nhìn thấy hình ảnh, nghe âm thanh, ngửi mùi, nếm vị, kinh nghiệm sự xúc chạm qua thân hay những suy nghĩ mà chúng ta hay biết đối tượng này đang sinh khởi, chúng ta hay biết khi đối tượng này đang sinh khởi thì lúc đó tham ái bị loại trừ.

Và Đức Phật dạy (Pali,17:58) “ như vậy vào lúc mà chúng ta chánh niệm hay biết khi tâm thấy sinh khởi, khi tâm nghe, tâm ngửi, tâm nếm, tâm hay biết sự xúc chạm, v.v… sinh khởi. Vào lúc chúng ta chánh niệm hay biết khi có sự tiếp xúc nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, vào lúc chúng ta chánh niệm hay biết khi các cảm thọ sinh khởi, khi tưởng uẩn sinh khởi trước đối tượng, khi tác ý sinh khởi trước đối tượng, khi tham ái sinh khởi trước đối tượng, khi có sự hướng tâm và suy nghĩ miên man về đối tượng thì vào lúc đó tham ái không còn sinh khởi nữa, tham ái bị loại trừ. Như vậy, khi mà chúng ta không chánh niệm hay biết thì tham ái sinh khởi ở những nơi này và khi chúng ta chánh niệm hay biết thì tham ái sẽ bị loại trừ, nó không thể sinh khởi ở những nơi này. 

Như vậy, nếu chúng ta không biết cách quan sát ghi nhận vào lúc thấy thì tham ái sẽ sinh khởi nhưng nếu chúng ta biết cách quan sát ghi nhận vào lúc thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, v.v… thì tham ái không thể nào sinh khởi, do vậy thiền sinh được nhắc nhở vào lúc thấy ta phải niệm ngay là thấy thấy thấy, khi niệm như vậy với chánh niệm thì tham ái không thể sinh khởi cho nên chúng ta không còn ham thích hay nhớ tưởng về đối tượng này, rằng đối tượng này quyến rũ, v.v…nữa. 

Vậy khi tiếp xúc với ai, khi tiếp xúc với hình ảnh nào chúng ta cần phải có chánh niệm và đây là cách thức để  làm cho tham ái không sinh khởi, hành thiền bằng cách này dù là khi chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hay khi suy nghĩ thì chúng ta sẽ không còn nhớ nghĩ về đối tượng, cho nên chúng ta sẽ không bị đau khổ. 

Và rồi đức Phật giảng giải về cách thức, về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ (Pali,21:14)

(Pali,21:14) “này chư tỳ kheo thế nào là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ, thế nào là sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đó là Bát chánh đạo”.

 (Pali,21:40) “Bát chánh đạo bao gồm có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. 

Và đức Phật dạy về chánh kiến, chánh kiến là gì, chánh kiến là hiểu rằng 5 uẩn này là khổ, hiểu rằng tham ái phát sinh nơi 5 uẩn này là nguồn gốc của sự khổ, hiểu rằng sự chấm dứt ngừng nghiệp của tham ái là sự chấm dứt khổ và hiểu rằng con đường đưa đến sự chấm dứt tham ái là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ, như vậy có được sự hiểu biết như vậy là chúng ta có chánh kiến. 

Và Đức Phật giảng giải chánh tư duy là suy nghĩ về thiện nghiệp, tâm hành thượng tưởng đến thiện nghiệp như là bố thí và giữ giới, có tâm từ và giúp đỡ người khác.

Và Ngài giảng giải chánh ngữ là không nói dối, không nói lời chia rẽ, không nói lời thô lỗ cọc cằn và không nói lời vô ích. 

Chánh nghiệp và không sát sinh, không ăn cắp hay là không lấy của không cho và không tà dâm.

Và chánh mạng là chúng ta tránh không có kiếm tiền bằng những phương tiện làm cho người khác đau khổ

Và chánh tinh tấn là sự tinh tấn cố gắng loại trừ những bất thiện đã sinh khởi, loại tinh tấn ngăn ngừa những bất thiện chưa sinh khởi, loại tinh tấn làm phát triển những thiện nghiệp chưa sinh khởi và loại tinh tấn duy trì những thiện nghiệp đã sinh khởi.

Và chánh niệm là thực hành quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp để tham sân không sinh khởi. 

Và chánh định là khi chúng ta hành thiền định và phát triển được nhất thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Và khi chúng ta làm được như vậy thì có nghĩa là chúng ta đang quan sát Tứ diệu đế nhưng mà sư giải thích rằng thực ra chúng ta chỉ có thể thấy được cái khổ đế và nguyên nhân của khổ tức là tập đế mà thôi, và khi chúng ta quan sát thấy là chúng sinh và chúng diệt như vậy thì ta không có còn tham ái dính mắc gì trong đời nữa. 

Những ai hay là những tỳ khưu nào thực hành tứ niệm xứ này trong 7 năm người này có thể trở thành A La Hán, nếu không thể trở thành A La Hán người này cũng có thể trở thành bậc A-Na-Hàm. Tỳ khưu, những ai thực hành tứ niệm xứ trong 7 năm người này người này có thể trở thành một bậc A La Hán, nếu không thể trở thành A La Hán người này cũng có thể trở thành bậc A-na-hàm. 

“Này chư tỳ khưu không cần đến 7 năm, nếu như ai thực hành được 4 niệm sứ này trong 6 năm, 5 năm, 4 năm, 3 năm, 2 năm hay 1 năm người này đã có thể trở thành bậc A La Hán, nếu không thể trở thành A La Hán người này cũng có thể trở thành bậc A-na-hàm. 

Này chư tỳ khưu không cần đến 1 năm, nếu những ai thực hành 4 niệm xứ này trong 6 tháng một cách nghiêm mật người này cũng có khả năng cũng có khả năng trở thành bậc A La Hán, nếu không thể trở thành A La Hán người này cũng có thể trở thành một bậc A-na-hàm. 

Này chư tỳ khưu không cần phải hành thiền đến 6 tháng, những ai những ai thực hành 4 niệm xứ này trong 5 tháng, 4 tháng, 3 tháng, 2 tháng hay 1 tháng một cách tích cực người này cũng có khả năng trở thành bậc A La Hán, nếu không thể trở thành A La Hán người này cũng có thể trở thành một bậc A-na-hàm. 

Này chư tỳ khưu không cần phải hành thiền trong thời gian đến 1 tháng, những ai hành thiền tứ niệm xứ này một hai tuần, người này cũng có khả năng trở thành bậc A La Hán, nếu không thể trở thành A La Hán người này cũng có thể trở thành một bậc A Na Hàm.

Và này chư tỳ khưu không cần phải hành thiền bốn niệm xứ đến hai tuần những ai hành thiền bốn niệm sứ này một cách nghiêm mật trong 7 ngày người này cũng có khả năng trở thành bậc A La Hán, nếu không đạt được quả vị A La Hán người này cũng có thể trở thành một bậc A Na Hàm”. 

Do vậy cho nên Đức Phật nói trong bài kinh đại niệm Xứ rằng (Pali, 26:31) “này các tỳ khưu đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sanh, để loại khổ, để loại bỏ những buồn bã khóc than, để loại trừ khổ thân, khổ tâm, để thành tựu thánh đạo và chứng ngộ Niết bàn, đây là bốn niệm xứ. Ngài thiền sư nói rằng thường thì Ngài phải giảng bài kinh này trong vòng 24 ngày nhưng mà vì thời gian ở đây có hạn nên hôm nay chúng ta đã học xong bài kinh này trong vòng 2 tuần và dù chúng ta chỉ có một thời gian rất là ngắn nhưng mà Ngài hy vọng là thiền sinh biết cách thực hành chánh niệm và có được lợi lạc cho mình. Thiền sinh đã học qua cách thực hành chánh niệm nên khi quán sát hơi thở hay là phồng xẹp, khi tỉnh giác trong những oai nghi của mình, khi quán tưởng tứ đại,v.v…khi quán thọ, quán tâm và quán pháp. 

Như vậy để kinh nghiệm được Tứ diệu đế hay là bốn sự thật cao thượng này thì chúng ta cần phải thực hành chánh niệm một cách liên tục vào lúc thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ, khi chánh niệm liên tục như vậy thì ô nhiễm sẽ không có xuất hiện trong tâm. 

Nếu thiền sinh biết cách hành thiền như vậy thì dù ở nơi đâu, ở Việt Nam hay ở Miến, ở thiền viện của sư hay bất cứ nơi nào chúng ta vẫn có thể tự hành thiền và khi chúng ta tự hành thiền phát triển chánh niệm như vậy thì chánh niệm ngày càng lớn mạnh, chánh niệm càng lớn mạnh thì ô nhiễm càng suy giảm và khi ô nhiễm suy giảm thì khổ ít đi và vui nhiều hơn. Do vậy nó giúp chúng ta loại trừ những đau khổ và rồi loại trừ mọi đau khổ trong đời. 

Do vậy Đức Phật nói rằng quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp hay nói một cách khác là thực hành bốn niệm xứ này là con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng ta và để làm cho chúng ta an vui hạnh phúc. Như vậy, khi chúng ta biết cách hành thiền chánh niệm như vậy rồi thì Ngài thiền sư hy vọng là chúng ta tiếp tục thực hành chánh niệm trọn đời và đạt được những lợi lạc cao thượng. Ngài kết thúc bài pháp thoại hôm nay ở đây.

(Bản text do Trân Phan đánh máy)

BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA 2015 – THIỀN SƯ U JATILA

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app