Videos 5. Quán Thân – 32 Phần Ô Trượt | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2015

 

 

Quán Thân – 32 Phần Ô Trượt

(Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2015)

Hôm này là ngày thứ 5 trong khóa thiền 14 ngày được tổ chức tại Thiền viện Phước Sơn. Chúng ta đã nghe qua phương pháp thực hành quán thân trong kinh Đại Niệm Xứ, gồm có quán hơi thở lúc ngồi thiền, trong phần Anapana, đi kinh hành và những hoạt động hằng ngày trong phần (Pali, 0:18).

Hôm nay thiền sư muốn giới thiệu cách quán 32 phần dơ bẩn, ô trượt của cơ thể trong phần (Pali, 0:27). (Pali,0:30) là ô trượt, dơ bẩn, gớm ghiếc, và (Pali, 0:35) là sự quán tưởng đúng đắn. Như vậy (Pali,0:38) có nghĩa là quán tưởng đúng đắn về cơ thể này, để thấy được bản chất dơ bẩn, ô trượt của nó. 

Đức Phật dạy quán thân bằng nhiều cách khác nhau, không chỉ phồng xẹp hay hơi thở vào ra. Khi biết phương pháp quán thân, ta có thể quan sát thân của mình và từ đó hiểu thân người khác cũng như vậy. 

(Pali, 1:03) “lại nữa này các tỳ khưu, tỳ khưu quán thân cặn kẽ từ bàn chân trở lên, từ đỉnh đầu trở xuống, quán tưởng thân này được bao bọc bởi da và giãi đầy ô trược dơ bẩn, quán tưởng rằng trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cắt mô, lá lách, phổi, ruột, cơ thành ruột, thức ăn trong bao tử, phân, óc, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, dầu da, nước miếng, nước mũi, chất nhờn khớp xương và nước tiểu. Dù là trẻ hay già, nổi tiếng hay không nổi tiếng, đàn ông hay đàn bà, là Tăng Ni hay Phật tử, thân thể của tất cả chúng ta có 32 phần dơ bẩn. Khi quan sát ta nhận ra thân này dơ bẩn biết bao, cái đẹp chỉ ở bên ngoài, trong bộ quần áo lụa là, khi ta chăm chút ăn mặc đẹp, thì thân này đẹp đẽ, nhưng bản chất của nó là dơ bẩn, gớm giếc. 

Và Đức Phật dạy tiếp (Pali, 3:04) “như một cái túi có 2 miệng cột lại, bên trong chứa đầy các loại hạt, hạt lúa, hạt đậu đỏ, hạt đậu xanh, hạt mè, v.v…tương tự như vậy, này các tỳ khưu, tỳ khưu quán thân cặn cẽ từ bàn chân trở lên, từ đỉnh đầu trở xuống, quán tưởng thân này được bao bọc bởi da và giãi đầy ô trược dơ bẩn. Quán rằng trong thân này có tóc, lông móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cắt mô, lá lách, phổi, ruột, cơ thành ruột, thức ăn trong bao tử, phân, óc, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, dầu da, nước miếng, nước mũi, chất nhờn khớp xương và nước tiểu. Khi quán thân, khi chia chẻ thân làm 32 phần và lấy ra quan sát từng phần một, thì ta không thấy mình ở nơi đâu, tôi ở nơi đâu, không thấy có đàn ông hay đàn bà gì, mà chúng ta chỉ thấy những nhơ nhớp trong thân này, và nhờ đó mà thiền sinh không còn yêu thích, cưng quý cái thân này nữa. 

(Pali, 5:44) vị ấy thiết lập chánh niệm chặt chẽ trên sắc uẩn của chính mình như thế, và hiểu rằng sắc uẩn của người khác cũng tương tự như vậy. Vì thế nên nói rằng vị ấy cũng chánh niệm trên sắc uẩn nơi người, vị ấy chánh niệm trên sắc uẩn nơi mình và nơi người. Khi định càng lớn mạnh, vị ấy cũng hiểu được nguyên nhân và sự sinh khởi của sắc uẩn nơi thân mình, nguyên nhân và sự diệt tận của sắc uẩn nơi thân mình, vị ấy hiểu được nguyên nhân cùng với sự sinh và diệt của sắc uẩn nơi thân, để rồi vị tỳ khưu chánh niệm hay biết rằng chỉ có sắc uẩn mà không có một linh hồn hay bản ngã nào. Loại hiểu biết này chỉ có được khi chánh niệm lớn mạnh và các tầng tuệ minh sát tăng trưởng, từ đó vị tỳ khưu một mực xa rời tham ái và tà kiến, không còn bám níu vào ngũ uẩn thủ, này các tỳ khưu, vị tỳ khưu sống quán thân trong thân như thế”. 

Thiền sư dạy rằng, để quán thân ô trược dơ bẩn, thiền sinh có thể quan sát 32 phần của cơ thể hay chỉ vài phần trong cơ thể như tóc, lông, móng, răng, da, thiền sinh có thể quán tưởng bằng tiếng Pali hay tiếng Việt. Diệu Pháp mở ngoặc giải thích rằng quán tưởng 32 phần dơ bẩn của cơ thể là việc hành thiền định, và nhờ nó mà tâm của chúng ta định tĩnh và dịu xuống. Thiền sư nói rằng khi chúng ta quán 32 thể trượt như vậy, thì tâm của chúng ta trở nên định tĩnh, và chúng ta bắt đầu có thể hay biết những gì sinh khởi trong thân, và như vậy khi chúng ta hay biết những gì sinh khởi trong thân như là phồng, xẹp, nóng, lạnh, nặng, nhẹ, v.v…là chúng ta đang hành thiền minh sát. Khi thiền minh sát thiền sinh thấy rằng có sự nóng, lạnh, nặng, nhẹ, sự tĩnh lặng, an lạc, hay sự khó chịu, sự suy nghĩ, thiền sinh thấy có những thay đổi liên tục như là tự nặng đến nhẹ, nóng rồi hết nóng, từ đau ít đến đau nhiều rồi hết, tâm ồn ào trở nên yên tĩnh hay tâm yên tĩnh trở nên ồn ào. Quán tưởng những gì sinh khởi trong thân và tâm này như vậy, thiền sinh nhận ra đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của thân tâm này. 

Thiền sư nói rằng thiền sinh có thể quán 32 phần nhơ nhớp của thân ở bất kì nơi đâu, ở trạm xe buýt, ở nhà, v.v…và liên tưởng rằng thân người khác dù có vẻ đẹp đẽ và quyến rũ nhưng nó dơ bẩn, gớm giếc như vậy cho nên tham ái sẽ không có cơ hội sinh khởi. Tại đây trong khóa thiền này, nếu thiền sinh không thể quán sát phồng xẹp ngay lúc ngồi thiền thì thiền sinh có thể quán 32 thể ô trượt và khi tâm trở nên định tĩnh, thì thiền sinh quán phồng xẹp. Nếu thiền sinh có thể quan sát phồng xẹp ngay mà không bị phóng tâm thì thiền sinh có thể quan sát phồng xẹp chứ không cần quán 32 phần ô trượt này.

Nếu thiền sinh hành quá nhiều phương pháp trước kia như phương pháp Mahasi, Pauk, pháp niệm tâm, pháp Goenka, v.v…và thiền sinh không quen quan sát phồng xẹp thì tâm sẽ trở nên vọng động, rối rắm, khó quan sát phồng xẹp, cho nên vào lúc đó thiền sinh nên quán 32 thể ô trượt này, và khi tâm trở nên yên tĩnh, thì thiền sinh bắt đầu quan sát phồng xẹp. Nếu thiền sinh gặp khó khăn, rối rắm trong khi hành thiền, lại tìm kiếm cách thức tu tập nào khác thì thiền sinh lại càng bị rối rắm hơn, như vậy hãy quan sát 32 thể ô trượt để có được sự định tâm rồi quan sát phồng xẹp. 

Sau khi quan sát 32 thể ô trược hay chỉ vài phần trong 32 phần ô trược này, rồi quan sát phồng xẹp, thì thiền sinh đừng ngừng quan sát phồng xẹp để quay trở lại quán 32 thể ô trược nữa, mà cứ tiếp tục quan sát phồng xẹp cho đến hết giờ ngồi. 

Đến đây thiền sư chấm dứt phần quán 32 thể ô trược, bây giờ ngài dạy về phần quán tứ đại, trong (Pali,10:45). 

Đức Phật dạy (Pali,10:59) lại nữa này các tỳ khưu, tỳ khưu quán tưởng trên thân này, dù ở tư thế nào, dù được đặt để nơi đâu, thân này là do 4 yếu tố tạo thành, nơi thân này chỉ có yếu tố đất, yếu tố nước, yếu tố lửa và yếu tố gió mà thôi. Thiền sư giải thích rằng tứ đại hay bốn yếu tố đất nước gió lửa là 4 yếu tố chính tạo nên thân này, không có 4 yếu tố này thì sẽ không có thân, và không có những chuyển động nặng, nhẹ, cứng, mềm, ấm, dính trong thân. Thiền sinh cần quan sát 4 yếu tố đất, nước, lửa, gió sinh khởi trong thân khi quan sát phồng xẹp, khi đứng, khi đi, khi đi tắm, v.v… Ở đây Diệu Pháp muốn mở ngoặc giải thích là nói về 4 yếu tố đất, nước, gió, lửa trong thân thì yếu tố đất không phải là cục đất ở đâu đó trong thân này, mà yếu tố đất biểu hiện qua sự cứng, mềm, nặng, nhẹ, dãn, nở khi thiền sinh ngồi quan sát thân này, và yếu tố nước là sự dính hút trong thân này, giống như khi chúng ta sờ vào một khối sương sa hay là khối thạch mềm, yếu tố lửa là nhiệt độ trong thân như là nóng, lạnh, ấm và yếu tố gió là sự di chuyển, chuyển động trong thân này. Thiền sư nói rằng yếu tố đất biểu hiện rõ, ta có thể thấy rõ trong tóc, lông, móng, răng, yếu tố nước ở trong nước mắt, nước miếng chẳng hạn, yếu tố lửa là nhiệt độ dùng tiêu hóa thức ăn, yếu tố gió là hơi thở vào ra, và yếu tố gió cũng đẩy thân đi làm cho thân di chuyển, làm cho tay co, tay duỗi, làm cho ta có thể xoay người. Diệu Pháp xin mở ngoặc nói rằng ở đây có nhiều loại gió và loại lửa trong thân, nhưng ngài chỉ nói vài loại nơi đây cho thiền sinh nghe mà thôi. Như vậy trong thân này có 4 yếu tố đất, nước, gió, lửa. 

(Pali,13:50) Đức Phật dạy, ví như người đồ tể thiện nghệ hay đồ đệ của ông ta giết một con bò và xẻ ra thành nhiều phần, và ngồi tại ngã 4 đường, vị tỳ khưu quan sát và quán tưởng rằng dù ở tư thế nào, dù được đặt để nơi đâu thân này là do 4 yếu tố tạo thành, nơi thân này chỉ có yếu tố đất, yếu tố nước, yếu tố lửa và yếu tố gió mà thôi. Ở đây Diệu Pháp xin được giải thích để quý vị hiểu được ý nghĩa trong đoạn này, là ta thấy có một con bò nhưng khi người ta xẻ nó ra làm nhiều phần, thì chỉ có những phần nhỏ chứ không có cái gì gọi là con bò nữa. Tương tự như vậy khi quan sát trong thân này, chúng ta thấy chỉ có 4 yếu tố vận hành, khi cứng, mềm, nặng, nhẹ, lúc dính hút, lúc lắc, khi nóng, ấm, lạnh, mát, lúc co đẩy, chuyển động chứ chúng ta không thấy có cái gì gọi là thân cả. 

Đức Phật dạy tiếp (Pali, 15:32) vị ấy thiết lập chánh niệm chặt chẽ trên sắc uẩn của chính mình như thế và hiểu rằng sắc uẩn của người khác cũng tương tự như vậy, vì thế nên nói rằng vị ấy cũng chánh niệm trên sắc uẩn nơi người, vị ấy chánh niệm trên sắc uẩn nơi mình và nơi người. Vị ấy cũng hiểu được nguyên nhân và sự sinh khởi của sắc uẩn nơi thân mình, nguyên nhân và sự diệt tận của sắc uẩn nơi thân mình, vị ấy hiểu được nguyên nhân cùng với sự sinh và diệt của sắc uẩn nơi thân, từ đó vị tỳ khưu chánh niệm hay biết rằng chỉ có sắc uẩn mà không có một linh hồn hay bản ngã nào, loại hiểu biết này chỉ có được khi chánh niệm lớn mạnh và các tầng tuệ minh sát tăng trưởng, để rồi vị tỳ khưu một mực xa rời tham ái và tà kiến, không còn bám níu vào ngũ uẩn, này các tỳ khưu, vị tỳ khưu sống quán thân trong thân như thế.

Vậy khi quan sát thân, chúng ta thấy các yếu tố sinh rồi diệt, ngoài ra không còn gì khác, không có ai ở đó. Từ đó, chúng ta không còn tham ái nơi thân mình, không còn yêu thích thân mình như trước. Khi quán sát tứ đại, thiền sinh nhắm mắt quán tưởng rằng thân này chỉ có 4 yếu tố đất, nước, lửa, gió mà thôi, và chúng ta nên biết rằng đây là thiền định. Vào lúc đầu khi thực hành quán sát tứ đại thì thiền sinh chỉ có thể đọc tên bốn yếu tố này, chứ không hình dung ra được, nhưng về sau thiền sinh bắt đầu thấy có khi sự nóng sinh khởi trong thân, và nó trở nên nóng rát toàn thân, dù thời tiết bên ngoài là lạnh, vào lúc này thiền sinh kinh nghiệm được yếu tố lửa, và có khi thiền sinh đổ mồ hôi ướt đẫm dù thời tiết lạnh, có khi nước mắt trào ra, nước miếng trào ra, như vậy đây là yếu tố nước. Khi thiền sinh thấy được sự chuyển động, sự di chuyển đẩy lên đẩy xuống, thân lắc lư ở bụng, ở đầu, ở tay là thiền sinh đang kinh nghiệm yếu tố gió. Khi kinh nghiệm sự cứng, căng, dãn duỗi là thiền sinh kinh nghiệm yếu tố đất, vậy chúng ta không nên lo lắng rằng tại sao nước mắt trào ra dù mình không buồn, tại sao thân lắc lư, thân nghiêng, tại sao nóng quá, v.v…chẳng có gì là sai trái, đó chỉ là những biểu hiện của 4 yếu tố này mà thôi, nên thiền sinh hãy tiếp tục ghi nhận. 

Thiền sinh đừng lo sợ vì kinh nghiệm những yếu tố này, rằng mình phải uống thuốc, mình phải đi gặp bác sĩ, nếu chúng ta cứ lo lắng phân vân sợ hãi thì ta không thể nào tiến bộ trong việc hành thiền. Như vậy thiền sinh có sự hiểu biết về 4 yếu tố trong thân thì sẽ không còn sợ hãi khi có những kinh nghiệm như trên, và có hiểu biết về 4 yếu tố, thiền sinh sẽ yên tâm và tự tin trong việc hành thiền nên có nhiều tiến bộ. 

Hằng ngày thân này hoạt động là do 4 yếu tố liên tục phát sinh trong thân, và khi 4 yếu tố này không điều hòa, không quân bình thì ta kinh nghiệm cái gọi là bệnh, ta không ăn được, ta bị táo bón, ta mệt, v.v… Từ đó thiền sinh hiểu rằng chẳng có ai trong cái gọi là thân này, mà chỉ có 4 yếu tố này vận hành, hiểu như vậy thì dù có bệnh, dù không đi đứng được thì ta vẫn có thể chấp nhận rằng chỉ là sự vận hành của 4 yếu tố đó mà ta không thể điều khiển được, do vậy ta không buồn rầu đau khổ. Làm được như vậy ta có thể buông bỏ không còn tham ái, thoát khỏi tham ái nơi thân này. 

Đến đây chúng ta xong phần quán tứ đại. (Pali, 20:15) 

(Bản text do Đinh Huế đánh máy)

BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA 2015 – THIỀN SƯ U JATILA

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app