Video (20) Phương Pháp Tu Tập Thiền Minh Sát – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

Video (20) Phương Pháp Tu Tập Thiền Minh Sát – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

 

 

PHƯƠNG PHÁP TU TẬP THIỀN MINH SÁT 

Ngày 25 tháng 5 năm 2007 tại Như Lai Thiền Viện California giảng về Trình pháp
(bản text do đạo hữu Doãn Thị Đông gõ, chưa kiểm duyệt chính tả)

Trình pháp là dịp hành giả trình với Thiền sư về kinh nghiệm thiền tập của mình. Để việc trình pháp có hiệu quả hành giả phải biết cách trình pháp đúng cách. Ngoài ra, giờ thảo luận về giáo pháp cũng là dịp giúp cho hành giả hiểu rõ về thiền tập.

Đức Phật dạy về nơi chốn và oai nghi thích hợp cho việc hành thiền: có 3 nơi chốn thích hợp cho việc hành thiền. Đối với các hành giả đã hiểu về phương pháp thiền tập thì đây là cơ hội nghe lại, đối với các hành giả đã biết phương pháp hành thiền nhưng không nắm vững thì đây là cơ hội để hành giả cải thiện sự tu tập, đối với các hành giả chưa biết thì đây là cơ hội cho hành giả hiểu về phương pháp hành thiền.

Hôm nay sư sẽ giảng về phương pháp tu, cũng như là các trình pháp. Đối với loại hành giả dùng Thiền Minh Sát làm cỗ xe chính đi đến Niết Bàn, hành giả quán sát các hiện tượng Danh Sắc sinh khởi, nơi Thân. Các hiện tượng Danh Sắc này liên hệ nhau qua Nhân Quả. Các hiện tượng Danh Sắc sinh diệt liên tục, áp chế hành giả và tự các hiện tượng này thay đổi theo đường lối riêng, không thể kiểm soát. Hành giả hiểu đặc tướng Vô thường, Khổ và Vô ngã của các hiện tượng Danh Sắc sinh diệt. Khi thấy sự sinh diệt hành giả có cảm giác bị áp chế bởi sự sinh diệt không ngừng và thấy các hiện tượng diễn ra theo đường lối riêng không thể kiểm soát. Sự hiểu biết về Vô thường, Khổ, Vô ngã là Minh Sát Suệ. Minh Sát Tuệ phát triển qua nhiều giai đoạn, muốn phát triển Minh sát tuệ cần phải tu tập thiền Tứ niệm xứ, hành giả đến đây tu tập với mục đích phát triển Minh Sát Tuệ hay Thánh Tuệ.

Minh Sát Tuệ không thể phát triển ngay trong giai đoạn đầu của sự tu tập, bắt đầu bằng sự gieo hạt Minh Sát Tuệ nuôi dưỡng, và săn sóc để cây phát triển. Có 5 yếu tố bảo vệ cho sự vun trồng cây Minh Sát Tuệ. Thứ nhất giữ Giới, Giới là yếu tố bảo vệ căn bản Sila lúc ca hit tát. Yếu tố thứ hai nghe hướng dẫn cách hành thiền, nghe Pháp tìm hiểu giáo pháp là xúc ca luc ca hít ca.

Yếu tố thứ 3 trình pháp: hành giả trình kinh nghiệm hành thiền và thảo luận với thiền sư Xa cát cha lu ca hit ta. Yếu tố thứ 4 giữ cho tâm được yên ổn khỏi các chướng ngại tâm Sa ma tha luc ca hí ca và yếu tố thứ 5 phát triển Thiền Minh Sát Vipassana luc ca hít ca. Nếu áp dụng được đầy đủ 5 yếu tố bảo vệ cho việc vun trồng cây Minh Sát Tuệ thì cây sẽ phát triển cho ra hoa, trái đó là Thánh Đạo Quả. Để cho dễ hiểu Sư Cả nói về cách trồng cây xoài. Việc trồng cây xoài là không phải chuyện dễ hiểu đối với người bản xứ nhưng đa số hành giả ở đây là người Á Châu nên dễ hiểu vấn đề này. Đối với những hành giả sinh trưởng ở xứ Mỹ thì đây là dịp để cho hành giả hiểu biết thêm. Trồng xoài không phải là chỉ có việc gieo hạt xuống đất là đủ, sau khi gieo hạt bắt đầu có cây con.

Người trồng phải làm nhiều việc khác. Trước nhất phải làm hàng rào bao bọc che chở cho cây xoài con nếu không cây sẽ chết vì bị người đạp hay thú đến ăn mất do đó phải làm rào để bao bọc bảo vệ cây non. Cùng thế ấy trong việc trồng cây Minh Sát Tuệ trước nhất hành giả phải bảo vệ bằng cách giữ giới, cư sĩ giữ ít nhất 5 giới, chư tăng giữ theo giới bộ pātimokkha . Kế đến là phải tưới nước, khi trời quá nắng đất bị khô nếu thiếu nước cây xoài không thể hút các chất bổ từ đất cây sẽ chết, cần phải tưới đủ nước để nuôi cây. Cùng thế ấy hành giả tưới nước cho cây Minh Sát Tuệ bằng cách nghe hướng dẫn cách hành thiền đặt câu hỏi nếu không hiểu rõ cách tu tập và nghe pháp thoại hành giả nghe một cách cẩn thận và ghi nhớ trong tâm để khỏi quên.

Hành giả được chỉ dẫn phải niệm như thế nào hành giả nên nghe và ghi nhớ trong tâm sao cho không quên. Bước kế đến là sau khi nghe rồi hành giả bắt đầu thực hành, hành giả biết Danh Sắc xuất hiện liên tục với liên hệ nhân quả các hiện tượng Danh Sắc liên tục sinh diệt với đặc tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã. Hành giả phải biết đặc tướng riêng sabhava lakkhaṇa và đặc tướng chung samañña lakkhaṇa của các hiện tượng Danh Sắc. Hành giả phải ghi nhận các hiện tượng một cách hiệu quả các hiện tượng Danh Sắc tiếp tục sinh mới luôn, hành giả phải biết cách niệm sao cho có kết quả. Sư sẽ giảng về việc niệm với các thiền chi. Tâm ghi nhận phải cùng lúc với đề mục thì việc niệm mới hiệu quả. Làm thế nào để chọn nơi thích hợp cho việc hành thiền.

Có 3 yếu tố thích hợp cho việc hành thiền: thứ nhất rừng, thứ hai dưới cội cây hay gần cội cây, thứ 3 nơi yên tĩnh thanh vắng xa các tiếng động do người làm ra. Ngoài ra theo kinh điển còn chỉ dẫn tùy theo tâm tính mỗi người mà có nơi chốn thích nghi khác nhau. Tuy nhiên Sư Cả không đề cập đến đề tài này. Tại trung tâm này có cây cối giống như ở rừng, sư không nói hành giả phải ngồi dưới gốc cây hay gần gốc cây.

Thiền viện ở đây yên tĩnh thanh vắng xa tiếng xe cộ và ít người qua lại do đó thiền viện này là nơi thích nghi cho việc hành thiền vì có các điều kiện giống như Đức Phật chỉ dẫn. Hành giả giữ giới để bảo vệ cây Minh Sát Tuệ giống như làm đầu dậu để bảo vệ cây xoài, hành giả phải học cách hành thiền đúng đắn, biết đặt câu hỏi nếu không hiểu. Hành giả nên nghe pháp thoại và nhớ lại để thực hành. Đức phật còn dạy oai nghi thích hợp cho việc hành thiền: hành giả ngồi xếp bằng hay bỏ 2 chân không chồng lên nhau, ngồi thoải mái lưng giữ thẳng hành giả hãy nhìn tượng Phật để thấy thế nào là lưng giữ thẳng, có nghĩa giữ lưng 90 độ so với mặt đất . Hành giả hướng tâm đến đề mục, theo cách hành thiền của cố hòa thượng Mahasi[1] thì hành giả phải hướng tâm đền sự phồng xẹp là đề mục chính của bụng, hành giả thở bình thường chú tâm vào theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Hành giả vun bồi cây Minh Sát Tuệ bằng cách nghe sự hướng dẫn cách hành thiền, đồng thời đem sự hiểu biết từ lý thuyết vào sự tu tập.

Trong sự nắm bắt đề mục hành giả phải hướng tâm đến nơi mà đề mục sinh khởi, tâm phải chào đón đề mục ở ngay nơi đề mục xuất hiện đây là điều rất quan trọng. Ví dụ như khi tiếp đón khách phải biết giờ giấc và nơi chốn khách sắp đến. Trong thiền tập cũng vậy, muốn nắm bắt đề mục hành giả hướng tâm lúc đề mục sinh khởi, hành giả chú tâm vào hơi thở ra vào ở mũi . Nếu muốn biết cảm giác sinh khởi trong lúc thở ra hít vào hành giả phải chú tâm nơi cửa mũi, nơi mà hơi thở vô ra chạm vào, nếu là người có mũi lớn hành giả chú tâm vào cửa mũi, nếu là người có mũi nhỏ hành giả chú tâm vào nhân trung tức là nơi nằm giữa miệng và cửa mũi.

Khi thiền hành, hành giả chú tâm vào chuyển động của chân trong khi giở, bước, đạp; hành giả thấy có sự đẩy-đưa-nặng-nhẹ-cứng-mềm ảnh hưởng trong lúc giở, bước, đạp hành giả phải chú tâm vào chuyển động của chân, chứ đừng chú tâm vào chuyển động của không khí. Nếu chú tâm vào không khí sẽ không có kinh nghiệm gì hết. Đây là ý nghĩa của lời Phật dạy: hãy chú tâm vào nơi sự vật phát sinh . Do đó hành giả phải chú tâm ở chân nơi sự giở, bước, đạp đang diễn ra, có người nói rằng họ tu theo pháp niệm tâm citta-nūpassana, họ nên biết họ chú tâm nơi đâu. Họ nói niệm tâm nhưng không biết tâm nằm ở đâu họ nên so sánh với những gì phật dạy nên thấy cái gì là phù hợp hay không phù hợp với lời dạy của đức phật trong kinh Tứ niệm xứ có 4 đề mục phải được ghi nhận.

Thứ nhất: đề mục nổi bật nhất là Thân (kāya) là nhóm vật chất. Thứ hai là Thọ. Thọ gồm thọ lạc, thọ khổ và thọ trung tính sinh khởi trong thân và tâm, thứ 3 là Tâm, thứ tư là Pháp. Trong 4 xứ thì niệm Thân (kāya-nūpassana) được nói đến trước nhất vì Thân nổi bật nhất 4 xứ vì Thân (kāya) nổi bật nên được Phật nói đến trước nhất . Do đó trong pháp tu Tứ Niệm Xứ, hành giả nên bắt đầu với đề mục nổi bật nhất hành giả phải ưu tiên niệm vào đề mục xuất hiện rõ nhất . Giữa Danh và Sắc thì Sắc quan trong hơn do đó hành giả nên niệm vào đề mục thuộc Sắc hay vật chất trong nhóm vật chất có 2 nhóm, nhóm Tứ đại (mahābhūta) và nhóm phụ (upādā) thì nhóm Tứ Đại nổi bật hơn nhóm vật chất phụ. Trong Tứ đại thì yếu tố Gió nổi bật nhất biểu hiện qua sự căng, giảm, chuyển động đó là tại sao hành giả niệm vào yếu tố Gió vì Gió là yếu tố nổi bật nhất yếu tố Gió nổi bật trong khi thở cũng như trong khi giở, bước, đạp. Trong Thanh Tịnh Đạo cũng nói đến yếu tố gió nổi bật trong khi thở cũng như trong khi giở bước đạp.

Trong Thiền Minh Sát hành giả phải niệm vào đề mục xuất hiện nổi bật nhất để thấy Như Là Vậy. Do đó trong 2 nhóm Tâm và vật chất thì nhóm vật chất nổi bật nhất rõ ràng nhất và trong nhóm vật chất Tứ Đại nổi bật nhất và trong Tứ Đại thì yếu tố Gió (vayodhātu) rõ nhất biểu hiện qua các đặc tính căng giãn chuyển động vì vậy hành giả phải đặt ưu tiên niệm vào đề mục nổi bật nhất là yếu tố Gió vốn là yếu tố vật chất nổi bật nhất trong Tứ Đại. Sư lấy thí dụ về việc dạy học cho trẻ chúng ta chỉ dạy ít và đơn giản nhờ vậy giúp trẻ con dễ học. Cùng thế ấy, đối với hành giả sơ cơ chỉ nên niệm vào những gì xuất hiện rõ nhất dễ thấy nhất, nếu niệm vào những gì thấy không rõ khó nhận biết chỉ gây cho hành giả thấy phân vân và những nhầm lẫn phân vân này sẽ theo hành giả suốt đời.

Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật dạy quán sát hơi thở ra vô (ānāpāna) cũng như thiền hành theo pháp thiền được dạy bởi ngài hòa thượng Mahasi, hành giả quán sát đề mục chính là sự phồng xẹp ở bụng. Có người hỏi sự phồng-xẹp của bụng có được dạy bởi Đức Phật hay không. Đức phật đề cấp đến vật chất (rūpa) phải được niệm, sự phồng xẹp ở bụng cũng thuộc về vật chất.

Sự phồng xẹp thuộc Sắc Uẩn và phồng xẹp cũng thuộc căn (āyatana) và yếu tố hai Đại (dhātu) do đó sự phồng xẹp thuộc Sắc uẩn gồm căn và Đại nên được xem thuộc Diệu Đế thứ nhất hay Khổ Đế. Sự phồng xẹp không được đề cập trực tiếp trong Kinh điển nhưng sự phồng xẹp kết nối với sự thở ra vô, hễ có thở vô thở ra là có phồng có xẹp, biểu hiện một cách rõ ràng thở vô bụng phồng thở ra bụng xẹp do đó phồng xẹp có liên hệ đến hơi thở khi thở vô bụng phồng, khi thở ra bụng xẹp.

Khi thở ra không phải gió hoàn toàn thoát hết ra ngoài vẫn còn có gió bên trong thân nhưng rất nhẹ vì thế hơi thở có thể thô hay nhẹ khi thở ra. Yếu tố Gió có 6 loại gồm có gió trong bụng hay ngoài ruột gió trong ruột, gió chạy trong tứ chi giúp tứ chi cử động, gió hướng lên, gió hướng xuống và hơi thở ra vào gió biểu hiện trong sự phồng xẹp thuộc loại gió trong bụng là Sắc Uẩn thuộc Diệu Đế thứ nhất.

Do đó yếu tố Gió là đề mục Chân Đế được nhận thấy qua sự quán sát chuyển động phồng xẹp ở bụng, đó là tại sao sự phồng xẹp đươc chọn làm đề mục quán sát trong sự thực hành Thiền Minh Sát . Trong sự phồng xẹp có sự căng giảm và chuyển động sự phồng xẹp có liên hệ đến sự thở ra vào. Hành giả thở một cách bình thường khi thở vào bụng phồng khi thở ra bụng xẹp hãy theo dõi phồng xẹp một cách khít khao chú tâm theo dõi bằng sự vận dụng khi thiền tầm thực sự hướng tâm cùng với nỗ lực tinh cần sao cho sự ghi nhận theo sát được sự phồng xẹp do đó nỗ lực tinh cần rất là quan trọng có nghĩa hành giả phải có sự hay biết đề mục một cách trọn vẹn hành giả phải có sự ghi nhận từ đầu phồng đến cuối phồng cũng như ghi nhận từ đầu xẹp tới cuối xẹp.

Do đó nếu hành giả theo dõi chọn vẹn từ đầu phồng đến cuối phồng và từ đầu xẹp tới cuối xẹp hành giả được xem là quán sát trọn vẹn đề mục. Quán sát từ đầu xẹp tới cuối xẹp không có nghĩa là quán sát đoạn đầu đoạn giữa và đoạn cuối. Hành giả được dạy niệm vào phồng xẹp để thấy bản chất và đặc tướng biểu hiện trong sự phồng hành giả phải có sự chú tâm nơi có phồng xẹp đang xảy ra và theo dõi trọn vẹn sự phồng và sự xẹp, tuy nhiên vài hành giả hiểu lầm là quán sát đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối của sự phồng xẹp hành giả chỉ cần giữ sự hay biết từ đầu phồng đến cuối phồng và từ đầu xẹp đến cuối xẹp.

Đầu, giữa, cuối chỉ là khái niệm hay Tục Đế, hành giả chỉ để tâm quán sát từ đầu phồng đến cuối phồng, từ đầu xẹp tới cuối xẹp sao cho hành giả thấy được sự căng giảm chuyển động vv.. Lúc mới hành thiền vật chất là đề mục rõ nhất, hành giả quán sát được đề mục diễn tiến từ đầu đến cuối. Hành giả hay biết toàn thể sự phồng và toàn thể sự xẹp (Sabbakāyapaṭisaṃvedī) có nghĩa hành giả nhận biết toàn thân hành giả có thể chú tâm quán sát từ đầu đến cuối hiện tượng vật chất nhưng đối với Tâm làm sao quán sát Tâm từ đầu đến cuối.

Ngày mai Sư Cả sẽ giảng tiếp

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật

 

BỘ VIDEOS 39 BÀI GIẢNG | THIỀN SƯ U PAṆḌITĀ | KHÓA THIỀN MÙA XUÂN 2007

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app