Video (9) 2 Loại Sinh Tố Tinh Thần Cho Tâm – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

Video (9) 2 Loại Sinh Tố Tinh Thần Cho Tâm – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

 

 

2 Loại Sinh Tố Tinh Thần Cho Tâm – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

(Ngày 14/05/2007 tại Như Lai thiền viện California)

Mấy ngày trước, Sư Cả giải thích về bố thí, trì giới và tham thiền. Hành thiền để giữ tâm trong sạch và phát triển trí tuệ vốn là nguyên nhân cho sự thành đạt hạnh phúc. Tu thiền bhāvanā là một thiện nghiệp tạo phước báu puññakriyā-vatthu. Ngoài ra Sư Cả còn giảng về 2 loại hạnh phúc, hạnh phúc ngũ dục và hạnh phúc phi ngũ dục. Hạnh phúc ngũ dục hay dục lạc kāma-sukha là loại hạnh phúc không trong sạch, đây là loại hạnh phúc được thỏa thích hưởng thụ bởi phàm nhân là người có si mê dày đặc. Loại hạnh phúc này tuy có tốt nhưng nguy hiểm, vì nó pha trộn với phiền não tham – sân – si, do vậy loại hạnh phúc này không bảo đảm. Nếu cá nhân hiểu được sự hiểm nguy của lửa phiền não, thì sẽ tìm cách lánh xa loại hạnh phúc này. Chả hạn, khi lối xóm xung quanh nhà cửa bị hỏa hoạn, thì một người sẽ tìm cách lánh nạn đến nơi an toàn, cùng thế ấy, nếu một người thấy mình bị lửa phiền não đốt cháy do hưởng thụ hạnh phúc dục lạc, người này sẽ tìm cách từ bỏ hạnh phúc thế tục, đi tìm nơi lánh nạn. Và tìm được loại hạnh phúc khác, tức hạnh phúc do sự từ khước phiền não. 

Các hành giả từ bỏ hạnh phúc thế tục sau lưng để đến thiền viện hành thiền và hưởng được loại hạnh phúc do khước từ phiền não. Hạnh phúc khước từ phiền não hay loại hạnh phúc giải thoát phiền não nekkhamma-sukha là loại hạnh phúc có được do sự từ bỏ hạnh phúc thế tục hay từ bỏ thế giới phiền não. 

Tuy rằng trong lúc hành giả đang ở thiền viện, hành giả không bị lửa phiền não đốt cháy, nhưng khi rời thiền viện trở về với đời sống hằng ngày, hành giả sẽ bị lửa phiền não thiêu đốt trở lại. Do vậy, hành giả hãy cố gắng tu tập để tâm có khả năng chống lại lửa phiền não, bảo vệ được hành giả không bị lửa phiền não thiêu đốt. Nekkhamma có nghĩa thay thế nghiệp bất thiện bằng nghiệp thiện. Các hành giả đang tu tập ở đây là tu tập thiền Tứ niệm xứ, là làm nghiệp thiện, hành giả tu tập để phát triển chánh niệm là một việc làm thiện lành. 

Trước đây, Sư Cả có giảng về hành động tạo nên phước thiện puññakriyā-vatthu gồm 3 chữ puñña, kriyā và vatthu. Luồng tâm vật chất (4:20) santāna luôn luôn không ngừng sinh diệt, con người luôn luôn thay đổi từ đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, nhìn, nghe, ngửi… Trong đó con người không ý thức, bị dính mắc, bị si mê, bị tà kiến với kết quả là tạo điều kiện cho các thiện tâm và các bất thiện tâm luôn luôn sinh diệt. Luồng danh sắc tuôn chảy không ngừng này còn gọi là vòng quả (5:05 pali) vipākavatta , hết kiếp này sang kiếp sau, vòng quả tiếp tục lăn tròn do kết quả thiện và bất thiện nghiêp, tạo từ các kiếp trước. Nghiệp thiện làm cho tâm trong sạch gọi là phước puñña, phước giúp cho đời người được trong sạch, thiện lành. Do đó phước là điều nên làm. Nếu cá nhân tạo được phước cho chính mình thì sẽ được thỏa mãn những điều mong ước. Điều mong ước này có thể là được làm người hay chư thiên, hay hưởng thụ hạnh phúc ở cõi người hay cõi chư thiên. Phước có khả năng làm thành tựu điều mong ước của người tạo phước. Đa số chúng sinh đều thích hưởng thụ loại hạnh phúc không đảm bảo tạo nên do kết quả của phước. Phước Puñña có 2 định nghĩa, thứ nhất: phước có khả năng làm cho cá nhân được trong sạch; thứ hai: phước làm thành tựu điều mong ước. Đó là tại sao, phước là nghiệp thiện có quả báu là làm cho cá nhân được trong sạch và thành tựu được điều mong muốn, do vậy phước là điều nên làm. Phước do sự bố thí đem lại cho cá nhân hưởng thụ cuộc sống đầy đủ vật chất. Phước của sự trì giới đem lại cho cá nhân sự tái sinh vào cõi người hay chư thiên, phước của sự hành thiền đem lại sự phát triển cho tâm và thành đạt trí tuệ. 

Phước báu của sự hành thiền làm cho tâm trong sạch và phát triển trí tuệ theo nhiều giai đoạn. Bhāvanā-puñña phước của sự hành thiền vượt trội hơn hết cả 2 phước trì giới và phước bố thí, đó là tại sao nghiệp thiện tạo từ sự hành thiền được gọi là (7:53) adhikusala  nghiệp thiện đặc biệt. Phước của bố thí và trì giới không làm cho tâm phát triển và mở mang trí tuệ. Vì lẽ đó, hành thiền là 1 nghiệp thiện nên làm. Thiền tập giúp cho tâm có 2 sức mạnh paṭisaṅkhāna bala sức mạnh do suy tư, sức mạnh thứ 2 bhāvanā bala sức mạnh do tâm thiền. Trước khi làm điều gì, cá nhân suy nghĩ về sự lợi ích, sự thích nghi hay có sự suy xét có nên suy nghĩ, nói hay làm không, trước khi nói hay làm điều gì cá nhân có sự suy xét về lợi ích hay sự thích nghi. Nếu thấy có lợi ích thì cá nhân nên suy nghĩ, nên nói, nên làm, hoặc nếu thấy có thích nghi thì cá nhân nên suy nghĩ, nên nói, nên làm. Sự suy xét trước khi suy nghĩ, nói, hay làm là gọi sức mạnh tư duy paṭisaṅkhāna bala hay còn gọi là trí tuệ biết phân biệt điều gì nên làm, không nên làm, biết phân biệt trái phải pārihāriya paññā hay còn gọi là sự tỉnh giác, hay ý thức sáng suốt sampajañña. Thấy được có lợi hay không có lợi, thích nghi hay không thích nghi còn gọi là sự hiểu biết chín chắn, trưởng thành nepakka paññā. Nếu có sự suy tư thường xuyên sẽ làm tâm phát triển từ non yếu thành lớn mạnh, từ ương yếu trở thành cứng cáp, giúp cá nhân có sự hiểu biết chính chắn. Khả năng suy tư chân chánh, hay hiểu biết đúng đắn này giúp ích cho cả 2 đời sống thế tục và đời sống tu hành. Với khả năng suy tư chân chánh giúp cho cá nhân thăng tiến nhờ biết phân biệt lợi lạc, không lợi lạc, và thích nghi, không thích nghi. Cũng cho sự suy tư chân chánh, các hành giả hiểu được lợi lạc của thiền Tứ niệm xứ nên hành giả đến đây tham dự khóa thiền. Sức mạnh thứ 2 đem lại từ sự thiền tập Bhāvanā bala là làm cho tâm an tịnh, trong sáng, thấy được chân lý theo từng giai đoạn tu tập, loại bỏ được si mê. Muốn có sức mạnh này hành giả cần phải có sự tinh tấn. Ai cũng có khả năng tu luyện được tâm mình, tâm không được tu luyện sẽ yếu ớt, thấp kém. Dù thân xác có lớn, tuổi tác có cao nhưng nếu không tu luyện tâm thì dù tuổi có trọng, nhưng tâm vẫn non nớt. Thân trưởng thành nhưng tâm không trưởng thành, dù cá nhân 50, 70, 80 tuổi nhưng nếu không tu luyện tâm, thì tâm người này vẫn còn ương yếu non nớt. Cũng giống như 1 người yếu không thể đánh thắng nổi người mạnh, người mạnh luôn luôn đánh bại người yếu. Tương tự, nếu tâm non yếu không đủ khả năng chịu đựng được những thăng trầm trong cuộc đời khi gặp chuyện tốt xấu, tâm phản ứng lại một cách nhanh chóng bằng tham – sân – si. Do đó, nếu muốn cho tâm khỏe mạnh, trưởng thành, có khả năng chịu đựng phải tu tập thiền minh sát. 

Thiền minh sát giúp mở mang trí tuệ theo từng giai đoạn, giúp tâm từ ương yếu trở nên trưởng thành, có khả năng chống chọi, chịu đựng các thăng trầm trong cuộc đời. Tương tự như loại cây non yếu, không thể chịu đựng được nắng mưa, người có tâm non yếu không có khả năng chịu đựng trước những thăng trầm trong đời sống. Tâm họ nhạy cảm, dễ phản ứng lại bằng tham – sân – si. Khi ưa thích, tâm trở nên tham lam, khi không thích, tâm trở nên sân hận. Thế nên, muốn cho tâm có khả năng chống chọi lại được những thăng trầm trong đời sống, hành giả cần phải hành thiền Tứ niệm xứ để tu luyện cho tâm trưởng thành. Những ai biểu lộ tham – sân – si khi đối diện với những sự vật ưa thích, chứng tỏ tâm người này không được tu luyện bằng thiền minh sát. Đó là tại sao tâm người này yếu ớt, không chịu đựng được những thăng trầm trong cuộc đời. Do đó, điều cần thiết cho mọi người là phải tu tập thiền Tứ niệm xứ để giúp cho tâm trưởng thành và phát triển trí tuệ. Nhờ hành thiền Minh sát sẽ giúp phát triển trí tuệ tuần tự, làm cho hành giả trưởng thành. Khi hành giả có tâm cứng cáp, trí tuệ trưởng thành, hành giả có khả năng chịu đựng được những thăng trầm trong cuộc sống. Do đó việc tu thiền để phát triển sức mạnh cho tâm Bhāvanā bala là cần thiết. Nếu hành giả thiếu sức mạnh tinh thần, hành giả không thể chống lại phiền não. Hành giả sẽ phản ứng rất mau chóng và hành giả sẽ bị căng thẳng, lo âu, xuống tinh thần. Do đó, giống như sinh tố và các chất khoáng giúp cho cơ thể có khả năng chống bệnh. Cùng thế ấy, tâm cần loại sinh tố tinh thần và các chất khoáng tinh thần để giúp tâm có sức mạnh chống lại phiền não. 

Sư Cả sẽ giảng tiếp vào ngày mai. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

BỘ VIDEOS 39 BÀI GIẢNG | THIỀN SƯ U PAṆḌITĀ | KHÓA THIỀN MÙA XUÂN 2007

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app