THOÁT KHỎI KHỔ

“Người nào diệt trừ được hỷ ưu như vậy sẽ thoát khỏi sanh, già, và chết,” Đức Phật nói.

Những gì đức Phật muốn nói ở đây là nếu một người không để cho những cảm xúc của mình bột phát khi được mất xảy đến, họ có thể cống hiến thời gian của mình cho việc ghi nhận bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của các hiện tượng tâm vật lý (danh và sắc), và cuối cùng người như vậy sẽ đạt đến Niết-Bàn, hoàn toàn thoát khỏi sanh, già và chết. Nếu vị ấy đắc nhập lưu thánh đạo trí (sotapanna magga đā|a), vị ấy sẽ trải qua không hơn bảy kiếp tái sanh nữa trước khi vị ấy đạt đến trạng thái Niết-Bàn tối hậu, chấm dứt luân hồi, không còn tái sanh lại nữa. đối với bậc thánh nhất lai (sakadāgami), tối đa chỉ còn hai lần tái sanh, và đối với bậc thánh bất lai (anāgāmi) chỉ một lần hiện hữu nữa trước khi đắc Niết Bàn tối hậu. Nếu một người trở thành bậc A-la-hán trong kiếp hiện tại, vị ấy không còn tái sanh lại nữa.

Người giữ được tâm bất động trước được mất, khen chê sẽ thoát khỏi sầu, ưu, và đau khổ; thực sự vị ấy sẽ thoát khỏi mọi loại khổ. “Ta nói điều đó là chắc chắn,” đức Phật nói. Giải thoát khỏi mọi loại khổ sẽ mang lại sự bình yên tâm hồn ngay cả trong kiếp hiện tại này. Nhờ suy tư trên bản chất vô thường của những gì bạn được hoặc mất, bạn sẽ không bị kích động đến phải buồn khổ, và như vậy sẽ có sự bình yên tâm hồn. Chắc chắn, sự bình yên tâm hồn có thể đạt được ngay trong kiếp hiện tại này nếu bạn không bị lay động bởi các pháp thế gian.

CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ GIŨ SẠCH LO LẮNG

Đức Phật nói, “Cách để giũ sạch mọi lo lắng, sầu muộn, chán nản và than tiếc là thực hành Tứ Niệm Xứ. đó là con đường độc nhất để diệt trừ khổ ưu. 

Tứ Niệm xứ được xem như cách loại trừ khổ tốt nhất bởi vì nó là con đường độc nhất để đạt đến quả vị Ala-hán, nhờ vậy có được sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi loại khổ đau. đó là lời bảo đảm của đức Phật. 

Từ trước đến đây chúng ta mới chỉ bàn về cặp pháp thế gian thứ nhất, đó là được lợi và mất lợi. Những kết quả của việc thực hành tứ niệm xứ đối với ba cặp pháp thế gian còn lại cũng tương tự như vậy. Vì thế tôi sẽ chỉ nói tóm tắt về chúng.

ĐƯỢC DANH VÀ MẤT DANH 

(Có hay không có người tuỳ tùng)

Đối với một đệ tử Phật được nghe và hiểu biết pháp, khi có thêm bạn đồng hành hay người phục vụ, họ luôn luôn suy xét đến tình trạng ấy với sự hiểu biết về bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng. Họ biết rằng không phải lúc nào họ cũng có được đông đủ quyến thuộc như vậy, và rằng sẽ luôn luôn có những lo lắng về vấn đề gia đình, người phục vụ và tùy tùng. Vì lý do này hay lý do khác những quyến thuộc này có thể sẽ chia tay họ. Nếu một người thường xuyên suy xét đến bản chất vô thường của mọi hiện tượng như vậy họ sẽ không bị khổ khi những cuộc chia ly thực sự xảy ra. Trong mọi trường hợp, họ có thể kềm chế được tâm mình và nhờ vậy cảm thấy nhẹ lòng. Họ sẽ nhận ra rằng tốt hơn nên sống một mình bởi vì chỉ lúc đó một người mới thoát khỏi những trách nhiệm và gánh nặng. Như vậy khi bị bỏ rơi một mình, họ sẽ không cảm thấy hối tiếc mà, ngược lại, họ thậm chí còn cảm thấy hạnh phúc hơn; họ sẽ không bị tác động bởi những sự mất mát, vốn là quy luật của thế gian. Khi một người không còn bị sầu khổ áp đảo, họ sẽ có thời gian dành cho việc hành thiền và thành tựu mục đích giải thoát khỏi mọi khổ đau của mình.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app